CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I-Khái niệm bảo hộ lao động:
1-Một số khái niệm liên quan:
1.1-Khái niệm bảo hộ lao động:
Thuật ngữ “Bảo hộ lao động” dưới góc độ khoa học được hiểu là tổng thể các biện pháp bảo đảm cho người lao động làm việc được an toàn, không nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, là yêu cầu đồng thời cũng là hướng chủ yếu nhằm hoàn thiện việc tổ chức lao động khoa học, làm cho người lao động yên tâm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Bảo hộ lao động còn được hiểu là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình lao động sản xuất. Nội dung bao gồm 3 vấn đề:
Một là, xây dựng, ban hành và giảm sát việc thực hiện hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, hệ thống các tiêu chuẩn giới hạn cho pháp luật của các yếu tố điều kiện lao động, hệ thống các quy phạm an toàn trong lao động – sản xuất và các chính sách chế độ bồi dưỡng sức khỏe, chăm sóc y tế cho những người lao động phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, kém hấp dẫn.
Hai là, bảo đảm tính đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về An toàn, vệ sinh lao động trong toàn bộ quá trình thiết kế, vận chuyển, lắp đặt, vận hành và bảo quản nhà xưởng, quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong quá trình lao động.
Ba là, không ngừng nâng cao hiểu biết và nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bằng cách tuyển chọn, tuyên truyển giáo dục, hướng dấn, đào tạo thường xuyên, luyện tập các phương pháp phòng chống các sự cố trong sản xuất.
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4752 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về bảo hộ lao động – So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thời phát hiện và xử lí các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp mà còn giúp người sử dụng lao động sắp xếp lao động phù hợp, phát huy khả năng làm việc của người lao động, tăng hiệu quả sử dụng sức lao động.
*Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Theo qui định của pháp luật, khi tuyển dụng lao động, người sử dụng lao động căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ qui định cho từng loại công việc để tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động và bố trí công việc hợp lí. Ngoài ra, trong quá trình lao động, người lao động còn được khám sức khoẻ định kì theo chế độ qui định
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc khám sức khoẻ cho người lao động, các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động của Việt Nam đã qui định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động về vấn đề này như sau:
-Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ người lao động khi tuyển dụng lao động hoặc phải yêu cầu người lao động nộp giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế nhà nước khi làm thủ tục tuyển dụng. Căn cứ vào kết quả khám sức khoẻ, người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn và sức khoẻ người lao động. Đặc biệt, đối với những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, việc khám sức khoẻ sẽ góp phần hạn chế tình trạng người lao động không đủ sức khỏe làm việc hoặc mắc một số bệnh không thể làm việc trong điều kiện lao động đó.
-Khám sức khoẻ định kì cho người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề) ít nhất 1 lần/ 1 năm, đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng/1 lần. Các cơ sở sản xuất phải có hồ sơ quản lí sức khoẻ cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp về sức khoẻ người lao động. Những người mắc các bệnh mãn tính phải được theo dõi, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng và sắp xếp công việc phù hợp. Những người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp hoặc mới chớm mắc bệnh nghề nghiệp phải được kịp thời phát hiện và có hướng dẫn điều trị phù hợp.
*Theo quy định của pháp luật Lào:
Cũng tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam, theo quy định tại Điều 43 BLLĐ Lào và Nghị định 05/CHDCND Lào ngày 16/01/2007: Đơn vị sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động cung cấp giấy khám sức khoẻ xin vào làm việc để đảm bảo người lao động không mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh truyền nhiễm khác trước khi vào làm việc tại đơn vị lao động, trong trường hợp người xin vào làm việc mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác người sử dụng lao động cũng có thể tự chối tiếp nhận vào làm việc.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải tổ chức đưa người lao động đi khám bệnh ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt là đối với lao động làm việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ như quy định trong Điều 16 của Bộ luật lao động sửa đổi. Nếu kết quả xét nghiệm chứng minh rằng người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp từ nơi làm việc thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về điều trị y tế cho người lao động theo quy định.
Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh truyền nhiễm thì người sử dụng lao động phải cho người lao động được nghỉ việc để điều trị cho đến khi khỏi và phải tiếp nhận người lao động sau khi đã điều trị khỏi vào làm việc. Mọi chi phí khám và điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm Xã hội, đối với thành viên của tổ chức này.
Ngoài ra, pháp luật của Lào còn quy định thêm: Tất cả các đơn vị lao động phải có tủ thuốc y tế. Đối với các đơn vị sử dụng lao động từ 50 người trở lên thì phải có đội ngũ nhân viên y tế thường trực phụ trách chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người lao động.
2.2.2-Chế độ bồi dưỡng hiện vật:
Mục đích của việc bồi dưỡng bằng hiện vật là thông qua việc sử dụng một số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại (như đường, sữa, trứng, hoa quả…) để bồi dưỡng sức khoẻ cho người lao động, tăng sức đề kháng của cơ thể người lao động, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc phải tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm có khả năng gây bệnh nghề nghiệp được bồi dưỡng bằng hiện vật.
-Người sử dụng lao động nếu chưa khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường làm việc, có nghĩa vụ phải thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.
-Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải đúng số lượng theo qui định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động bồi dưỡng cho người lao động ở mức cao hơn, không cho phép bồi dưỡng ở mức thấp hơn. Đây là qui định tương đối mềm dẻo, linh hoạt so với các qui định khác trong chế định bảo hộ lao động.
-Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện tại chỗ, theo ca làm việc. Mục đích của qui định này là buộc người lao động phải sử dụng ngay hiện vật bồi dưỡng giải bớt độc tố ngấm vào cơ thể trong quá trình làm việc, nâng cao sức khoẻ cho chính họ để tái sản xuất sức lao động tốt hơn, tránh việc sử dụng hiện vật này vào những mục đích khác (như bán, cho).
-Cấm trả tiên cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật. Quy trình này nhằm tránh tình trạng người lao động dùng tiền vào mục đích khác, không mua thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe. Thông thường hiện vật dùng để bồi dưỡng sẽ do doanh nghiệp quy định như đường, sữa, trứng, hoa quả… Căn cứ vào mức bồi dưỡng do nhà nước quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật, các bên có thể thỏa thuận mức bồi dưỡng bằng với quy định của Nhà nước hoặc cao hơn để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, theo pháp luật của Lào thì chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chưa được pháp luật quy định cụ thể.
2.2.3-Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Dưới góc độ bảo vệ sức khỏe người lao động, các quy định về thời giờ làm việc thuộc phạm trù bảo hộ lao động bởi thời giờ làm việc có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ sức khỏe người lao động. Được làm việc trong khoảng thời gian hợp lý, bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi là một trong các yếu tố góp phần bảo đảm sức khỏe người lao động. Kéo dài thời giờ làm việc có thể đem lại lợi nhuận cho nguời sử dụng lao động nhưng ảnh hưởng đến khả năng lao động và tái sản xuất sức lao động của công nhân.
*Thời giờ làm việc: Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 68 BLLĐ: thời giờ làm việc của người lao động “không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Tuy nhiên, thì xu hướng chung là giảm dần mức tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc tối đa từ 48 giờ/tuần xuống 40 giờ hoặc 35 giờ/tuần Với một số đối tượng, đơn vị nhất định theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/09/1999, thời giờ làm việc trong tuần được giảm xuống 40 giờ trong 5 ngày và khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chế độ giảm giờ làm cho người lao động.
, cho phép các bên thỏa thuận mức thời gian làm thêm nhưng không vượt quá giới hạn tối đa và phải đảm bảo đầy đủ chế độ cho người lao động trong thời gian làm thêm. Theo đó, số giờ làm thêm tối đa không quá 200 giờ trong một năm; trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm. (Điều 69 BLLĐ Việt Nam); và tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ, tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn quy định thời giờ làm việc rút ngắn áp dụng cho một số đối tượng cụ thể (theo Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 115; Khoản 1 Điều 122; Khoản 4 Điều 125, Khoản 2 Điều 123 BLLĐ Việt Nam); thời giờ làm việc không có tiêu chuẩn áp dụng cho một số đối tượng lao động do tính chất công việc mà không thể xác định được số thời gian làm việc cụ thể; thời giờ làm việc ban đêm được ấn định phụ thuộc vào vùng khí hậu. Thời giờ làm việc ban đêm được xác định trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng đối với khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc và từ 21 giờ đến 5 giờ sáng đối với khu vực từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào Nam.
Theo pháp luật Lào: Điều 16 Bộ luật lao động CHDCNDLào
Thời gian làm việc của người lao động trong một đơn vị lao động là 6 ngày trong một tuần, mỗi ngày 8 tiếng đồng hồ hoặc một tuần không quá 48 tiếng đồng hồ, không phân biệt hình thức nhận tiền lương, tiền công.
Thời gian làm việc của người lao động không quá 6 tiếng trong một ngày hoặc một tuần không quá 36 tiếng đồng hồ trong các môi trường làm việc sau đây:
-Người làm việc với môi trường bức xạ, bệnh chuyển nhiễm nguy hiểm.
-Người làm việc trực tiếp với mùi, hơi, khói nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
-Người làm việc trực tiếp với nguyên liệu hoá học như là: Nguyên liệu chất nổ,…
-Người làm việc dưới hầm hoặc đường ngầm dưới đất, trên mặt nước hoặc trên không.
-Người làm việc trong môi trường nhiệt độ nóng hoặc lạnh không bình thường.
-Người làm việc trực tiếp thường xuyên với thiết bị máy móc có độ rung động mạnh.
Đồng thời, pháp luật lao động của Lào cũng quy định về thời giờ làm thêm, nhưng là quy định thời giờ làm thêm tối đa trong một tháng, chứ không phải quy định theo năm như pháp luật Việt Nam: theo đó, thời giờ làm thêm “không được vượt quá 45 giờ một tháng và 3 giờ mỗi ngày, nhưng cấm làm thêm giờ liên tục mỗi ngày, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như chống thảm họa thiên nhiên hay tai nạn có thể gây ra thiệt hại lớn cho đơn vị lao động của mình.” Điều 18 Bộ luật lao động CHDCNDLào
Pháp luật lao động của Lào còn quy đinh chặt chẽ trong trường hợp nếu cần thiết làm thêm giờ hơn 45 giờ trong tháng nào đó thì người sử dụng lao động phải xin phép trước với cơ quan quản lý lao động có chức năng và được sự đồng ý từ phía công đoàn hoặc đại diện của người lao động trong đơn vị lao động của mình.
Tuy nhiên, luật lao động của Lào chưa đề cập tới thời giờ làm đêm. Mặt khác, Lào cũng chưa có chính sách rút ngắn thời giờ làm việc cho người lao động theo xu hướng chung của thế giới.
*Thời giờ nghỉ ngơi:
Cũng dưới góc độ bảo vệ sức khỏe của người lao động; thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian có ý nghĩa giúp người lao động nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe sau lao động hay để giải quyết các việc cá nhân.
Pháp luật lao động Việt Nam quy định cụ thể các loại thời giờ nghỉ ngơi như:
-Thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca: Người lao động làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ ít nhất là nửa giờ, tính vào giờ làm việc, nếu làm việc liên tục vào ban đêm thì được nghỉ ít nhất 45 phút, nếu làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
-Nghỉ hàng tuần: trong một tuần làm việc liên tục, người lao động được nghỉ ít nhất từ 1 đến 2 ngày tùy theo đối tượng lao động, điều kiện, khả năng của đơn vị.
-Nghỉ lễ, nghỉ tết
-Nghỉ hàng năm: pháp luật Việt Nam quy định cụ thể điều kiện để được nghỉ hàng năm. Đồng thời mức nghỉ hàng năm hiện nay ở Việt Nam được chia thành 3 mức: 12, 14 và 16 ngày tùy thuộc theo điều kiện môi trường, ngành nghề và đối tượng cụ thể.
-Nghỉ vì việc riêng: bản thân người lao động kết hôn được nghỉ 3 ngày; con của người lao động kết hôn thì người lao động được nghỉ 1 ngày; bố, mẹ (cả bên vợ, chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết thì người lao động được nghỉ 3 ngày.
-Nghỉ theo thỏa thuận
Còn theo quy định của pháp luật lao động Lào, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động cũng được phân ra thành các loại những ít hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam và mức nghỉ cũng có điểm khác biệt:
-Nghỉ hàng tuần và ngày lễ: người lao động được nghỉ ít nhất một ngày trong một tuần, có thể là ngày chủ nhật hoặc ngày khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
-Ngày nghỉ lễ
-Nghỉ việc do ốm đau: Người lao động được trả lương hàng tháng có quyền được nghỉ việc do ốm đau nhưng phải có chứng nhận y tế và được nhận lương hoặc tiền thù lao đầy đủ, nhưng không được quá 30 ngày/ 1 năm.
-Nghỉ hàng năm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên đã thực hiện công việc đủ một năm thì có quyền được nghỉ 15 ngày nghỉ hàng năm. Người lao động làm công việc nặng nhọc hoặc độc hại theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động của Lào thì được nghỉ 18 ngày hàng năm.
3-Chế độ bảo hộ lao động đối với lao động đặc thù:
3.1-Chế độ bảo hộ lao động đối với lao động nữ:
Xuất phát từ kết quả nguyên cứu về sức khỏe và khả năng chịu dựng của lao động nữ có nhiều điểm hạn chế hơn so với lao động nam, hơn nữa họ còn phải đảm nhiệm thiên chức cao cả là sinh nở và làm mệ nên việc sử dụng lao động nữ có nhiều điểm đặc thù hơn so với lao động nam. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nữ phải tuân thủ thêm một số quy định, trong đó có các quy định về việc đảm bảo chế độ bảo hộ lao động đối với lao động nữ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong việc thiết lập điều kiện lao động (bao gồm cả việc xác định thời giờ làm việc hợp lý, bố trí địa điểm làm việc…) người sử dụng lao động ở những doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ phải tuân thủ một số quy định để đảm bảo sức khỏe, tính mạng phù hợp với sức chịu dựng và đặc thù sinh lý riêng của lao động nữ.
-Về thời giờ làm việc: Áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày không trọn tuần, giao việc tại nhà (Điều 109 BLLĐ Việt Nam).
-Những công việc độc hại cấm sử dụng lao động nữ: người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con (Điều 113 BLLĐ Việt Nam). Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
Theo đó, Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã quy định cụ thể các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ. Trong đó, các công việc cấm sử dụng lao động nữ được chia thành hai nhóm:
+Những công việc cấm sử dụng lao động nữ ở mọi lứa tuổi (49 công việc)
+Những công việc khác cấm sử dụng lao động nữ đang trong thời kỳ có thai và cho con bú (12 tháng tuổi)
-Chế độ ưu đãi, chăm sóc và bảo vệ lao động nữ đang mang thai và nuôi con, theo đó, lao động nữ được:
Nghỉ để khám thai, trước và sau khi sinh con (cộng lại từ 4 tới 6 tháng), chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nuôi con sơ sinh vẫn được hưởng trợ cấp xã hội; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc vẫn được hưởng đủ lương. Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai tới tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương.
Lao động nữ có thai mà có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc khác phù hợp; nếu không bố trí được công việc phù hợp thì lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, để bảo vệ nhân cách của lao động nữ trong quá trình làm việc (do họ thường phải đối mặt với các nguy cơ bị lạm dụng về danh dự và nhân phẩm từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động nam giới trong cùng môi trường làm việc), pháp luật lao động cũng nhấn mạnh việc cấm mạt sát, đánh đập, xúc phạm đến danh dự nà nhân phẩm của lao động nữ trong khi làm việc. Xét ở góp độ nhất định, quy định này có thể đã vượt ra ngoài khuôn khổ của chế độ bảo hộ lao động nhưng nếu hiểu theo nghĩa là bảo vệ sự phát triển toàn diện về sức khỏe và nhân cách của lao động nữ trong quan hệ lao động, quy định này cũng có thể được coi là vấn đề của pháp luật về bảo hộ lao động.
Pháp luật của Lào cũng có quy định về bảo hộ lao động với lao động nữ trong Chương V Bộ luật Lao động của Lào nhưng chỉ tập trung vào hai vấn đề là: các công việc không được sử dụng lao động nữ và thời gian nghỉ của lao động nữ trước và sau khi sinh con; phụ cấp sau khi sinh con.
Về hệ thống các công việc không được sử dụng lao động nữ: pháp luật lao động Lào mới chỉ liệt kê một số loại (công việc nặng nhọc, mang vác nặng, công việc đòi hỏi phải đứng liên tục trong thời gian dài…), nhưng lại chưa cụ thể hóa các công việc đó.
Về thời gian nghỉ của lao động nữ trước và sau khi sinh con: theo pháp luật của Lào, thời gian nghỉ này được quy định ít nhất là 90 ngày, nhưng ít nhất phải được nghỉ 42 ngày sau khi sinh con. Thời gian nghỉ này ít hơn so với quy định theo pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, không có khả năng làm việc theo nghĩa vụ của mình đang làm và có giấy chứng nhận từ bác sỹ, người sử dụng lao động phải đổi công việc mới cho lao động nữ, phù hợp hơn, nhưng tiền lương hoặc tiền công lao động không thay đổi.
3.2-Chế độ bảo hộ lao động đối với lao động chưa thành niên:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lao động chưa thành niên là những lao động đưới 18 tuổi, bao gồm hai loại lao động là lao động dưới 15 tuổi và lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh các quy định chung, người sử dụng lao động khi sử dụng lao động vị thành niên còn phải chú ý một số vấn đề sau đây:
-Cấm sử dụng lao động vị thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, Bộ lao động-thương binh và xã hội, Bộ y tế đã ban hành Danh mục công việc cấm sử dụng lao động vị thành niên.
-Thời giờ làm việc được rút ngắn đối với các lao động vị thành niên (giảm từ 1-2h/ngày), nhằm tăng thời gian để họ học tập, nghỉ ngơi tạo sự phát triển bình thường về thể lực và trí lực;
-Không được sử dụng lao động vị thành niên làm đêm hoặc làm thêm…
Đặc biệt yếu tố thần kinh,tâm lý của người chưa thành niên và sự hình thành nhân cách của họ cần được người sử dụng lao động lưu tâm sao cho quá trình sử dụng lao động không gây ra sự phát triển lệch lạc về trí tuệ và nhân cách. Cụ thể là khi liệt kê các điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên trong Thông tư 09/TT-LB ngày 13/04/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Y tế; bên cạnh những điều kiện lao động bị cấm do có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của lao động chưa thành niên, những nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành niên và những nơi gây ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách người chưa thành niên cũng bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên, cụ thể là:
-Lao động thể lực quá sức
-Tư thế làm việc gò bó, thiếu dưỡng khí
-Trực tiếp tiếp xúc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gen, gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa tế bào, gây ung thư, gây tác hại sinh sản lâu dài (gây thiểu năng buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn), gây bệnh nghề nghiệp và các tai hại khác
-Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm
-Tiếp xúc với chất phóng xạ (kể cả các thiết bị phát tia phóng xạ)
-Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép
-Trong môi trường có độ rung ồn ào cao hơn tiêu chuẩn cho phép
-Nhiệt độ không khí nhà xưởng trên 40 độ C vào mùa hè và trên 35 độ C về mùa đông, hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao
-Nơi có áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn khí quyển
-Trong lòng đất
-Nơi cheo leo nguy hiểm
-Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành niên
-Nơi ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách
Đồng thời, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ/ 1ngày hoặc 42 giờ/ 1 tuần.
Còn theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động cuả Lào, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên từ 14 tuổi tới dưới 18 tuổi, và thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên là không được quá 8 giờ/ 1 ngày.
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động của Lào cũng có quy định danh mục các công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm cấm không được sử dụng lao động chưa thành niên, danh mục này có một số điểm khác biệt với quy định theo pháp luật Việt Nam:
-Tất cả các loại việc khai mỏ
-Hoạt động sản xuất có sử dụng hóa chất, vật liệu nổ hoặc các chất độc hại
-Làm việc liên quan tới việc xử lý xác chết của con người
-Làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá mức
-Làm việc ở những nơi phục vụ rượu hoặc cờ bạc
-Làm việc vào ban đêm từ 22 giờ cho tới 5 giờ sáng ngày hôm sau
-Công việc quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động của Lào
4.Vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động:
Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tập thể người lao động, bảo hộ lao động là hoạt động trực tiếp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động. Vì vậy, công đoàn theo quy định của cả pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào cũng đều ghi nhận vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của Lào; vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động được thể hiện thông qua các phương diện sau: Việt Nam: Luật Công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam/ Lào: Nghị quyết 10/TWLHCDL ngày 14/01/2008
-Trong lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật: Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hộ lao động.
-Tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình bảo hộ lao động quốc gia. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, triển khai đề tại nghiên cứu khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động.
-Cử đại diện tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động, phối hợp theo dõi tình hình tai nạn lao động, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp tại các xí nghiệp, nhà máy sản xuất.
-Tham gia vào việc xét thưởng và xử lý vi phạm về bảo hộ lao động.
-Thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động
-Tham gia tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn, vệ sunh lao động, pháp luật, chế độ chính sách bảo hộ lao động, quyền lợi của công tác bảo hộ lao động.
-Tổ chức phong trào quần chúng về bảo hộ lao động, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh lao động.
Ngoài ra, pháp luật lao động của Lào còn quy định cụ thể:
-Tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động:
Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tiếp tục triển khai thực hiện Bộ luật lao động, thành lập hội đồng bảo hộ lao động và chỉ đạo hướng dẫn các cấp công đoàn trong đơn vị thực hiện tiến hành việc phân công trách nhiệm giữa các thành viên của Hội đồng.
Ban chấp hành công đoàn thống nhất với người sử dụng lao động về chủ trương, cách thức tổ chức hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh lao động.
-Tổ chức kiểm tra công tác bảo hộ lao động ở cơ sở: Điều 42 luật Công đoàn của Lào và Điều 4 Bộ luật lao động của Lào
Công đoàn có trách nhiệm kiểm tra và tham gia kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động. Yêu cầu người sử dụng thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định về an toàn lao động - vệ sinh lao động, có quyền yêu cầu người sử dụng tạm ngừng hoạt động ở những nơi, những công việc có nguy cơ tai nạn lao động, sự cố,…
Về nội dung kiểm tra Công đoàn cần đi sâu vào vấn đề:
- Việc thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng lao động và người lao động.
- Việc chấp hành pháp luật bảo hộ lao động. Các quy định, các chế độ Chính sách, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, các quy định về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Việc thực hiện các cam kết về bảo hộ lao động.
Trong quá trình kiểm tra: Công đoàn cần kiểm tra và phối hợp với người sử dụng lao động kiểm tra việc thực hiện bảo hộ lao động của người lao động. Thu thập tổng hợp ý kiến của người lao động và tổ chức cho người sử dụng lao động tiếp thu các thông tin đó để đề ra phương án giải quyết và phản ánh về công tác bảo hộ lao động của cơ sở với cấp trên và cơ quan chức năng đồng thời Công đoàn tổ chức để người lao động có hình thức kiểm tra chéo giữa các bộ phận thông qua hoạt động của phong trào, mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động.
5-Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động:
5.1-Hệ thống tổ chức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ lao động:
5.1.1-Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
CHÍNH PHỦ
Hội đồng quốc gia về bảo hộ lao động
Bộ Y tế
Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bộ Khoa học và công nghệ
Các Bộ ngành chức năng
Công đoàn các cấp
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cục an toàn LĐ
Viện KH LĐ và XH
TT kiểm định KT và an toàn
Thanh tra
Thanh tra
Các Sở LĐTBXH
Các Sở Y tế
-Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất có trách nhiệm thống nhất quản lý công tác bảo hộ lao động trong phạm vi cả nước.
-Hội đồng quốc gia về bảo hộ lao động: Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động có nhiệm vụ tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực sau: Xác định phương hướng, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo hộ lao động; những biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách và Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động; làm đầu mối phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể về công tác bảo hộ lao động, để bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
-Bộ lao động - Thương binh và xã hội: có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động; là cơ quan chức năng và đầu mối trong lĩnh vực này. Trong Bộ lao động - Thương binh và xã hội có một số cơ quan chuyên trách sau:
+Cục an toàn lao động: có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn lao động, bảo hộ lao động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
+Viện khoa học lao động và xã hội: là đơn vị nghiên cứu khoa học; nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: việc làm, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động…
+Các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn tại các khu vực: Kiểm định nhà nước đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, các dịch vụ kỹ thuật an toàn, huấn luyện và dạy nghề và tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn lao động.
-Bộ Y tế: có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Và đây cũng là cơ quan đầu mối trong hoạt động bảo hộ lao động.
-Bộ khoa học công nghệ: Chịu trách nhiệm quản lý thống nhất về hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác bảo hộ lao động.
-Các bộ ngành chức năng ban hành hệ thống tiêu chuẩn an toàn – vệ sinh lao động cấp ngành trên cơ sở phối hợp với Bộ lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Y tế; hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc ngành mình trong việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động.
-Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát chính sách bảo hộ lao động trong phạm vi địa phương mình. Các cơ quan lao động thương binh và xã hội, cơ quan y tế tại địa phương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động tại địa phương.
-Thanh tra Nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra lao động, Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra vệ sinh lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động.
-Tổ chức công đoàn: tổ chức công đoàn các cấp thực hiện việc tham gia hỗ trợ triển khai và kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động cùng các cơ quan chức năng khác, triển khai công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
5.1.2-Theo quy định của pháp luật Lào:
Bộ máy quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động được tổ chức từ Trung ương xuống địa phương. Theo quy định của Chính phủ Lào, Bộ lao động - Thương binh Xã hội được giao chủ trì quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động. Ngoài ra còn có một số Bộ khác như: Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, quốc phòng,…được giao quản lý Nhà nước từng phần theo chức năng của mình.
Hội đồng quốc gia về BHLĐ
Trung ương liên hiệp CĐ Lào
Bộ Y tế
Bộ LĐ và TBXH
Chính phủ
Sở Y tế các Tỉnh
Vụ Y tế dự
phòng
TT Huấn luyện
AT
LĐ
Thanh tra
Công đoàn các
Tỉnh,
TP
Cục AT
LĐ
Cơ sở Y tế Địa phương
Sở LĐ và TBXH các Tỉnh
Viện khoa học Kỹ thuật,
BHLĐ
Công đoàn các cơ sở, xí nghiệp, địa phương
Có thể tóm tắt hệ thống tổ chức, quản lý công tác bảo hộ lao động như sau:
-Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động.
-Hội đồng quốc gia về bảo hộ lao động là cơ quan tư vấn cho Chính phủ và phối hợp chỉ đạo hoạt động có liên quan đến công tác bảo hộ lao động.
-Bộ lao động - Thương binh và xã hội và Bộ y tế là các cơ quan đầu mối được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động; trong đó có các cơ quan chuyên trách sau:
+Vụ y tế dự phòng (thuộc Bộ y tế, trong đó có bộ phận theo dõi vệ sinh lao động)
+Hệ thống thanh tra nhà nước về an toàn lao động (được tổ chức từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố) trực thuộc Bộ lao động - Thương binh và xã hội.
+Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội thuộc Bộ lao động - Thương binh và xã hội.
+Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường thuộc Bộ y tế.
+Bộ lao động - Thương binh và xã hội còn lập các trung tâm kiểm định thiết bị lao động đặc biệt.
-Các bộ ngành chức năng phối hợp quản lý và kiểm tra công tác bảo hộ lao động của các đơn vị thuộc Bộ, ngành mình.
-Ở địa phương (tỉnh, thành phố), hệ thống quản lý về bảo hộ lao động nằm trong các Sở lao động và Sở y tế hoặc trong các Sở chuyên ngành.
-Ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, tùy theo quy mô mà thành lập phòng an toàn, phòng y tế hoặc chỉ thành lập một bộ phận bảo hộ lao động nằm trong phòng tổ chức lao động, phòng kỹ thuật.
-Tổ chức công đoàn: được giao nhiệm vụ và đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo hộ lao động (như đã phân tích ở phần trên). Đặc biệt Trung ương liên hiệp công đoàn Lào còn được Nhà nước giao quản lý về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Bên cạnh đó Cục an toàn lao động được quy định đặt dưới sự quản lý của Trung ương liên hiệp công đoàn Lào.
Như vậy, qua các mô hình khái quát hóa hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào, ta thấy: hệ thống cơ quan nhà nước quản lý công tác bảo hộ lao động đều được tổ chức từ Trung ương xuống địa phương do Chính phủ thống nhất quản lý; đều thành lập Hội đồng quốc gia về bảo hộ lao động để trực tiếp giúp Chính phủ quản lý công tác bảo hộ lao động và phối hợp công tác giữa các Bộ, ngành liên quan; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Y tế đều là các cơ quan đầu mối được giao quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động…
Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ lao động giữa hai quốc gia như: Cục an toàn lao động của Lào lại thuộc Trung ương liên hiệp công đoàn Lào quản lý chứ không phải là Bộ Lao động như Việt Nam; hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cũng được giao cho Trung ương liên hiệp công đoàn Lào quản lý chứ không phải là Bộ Khoa học công nghệ như Việt Nam…
5.2-Nội dung quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động:
Nội dung quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động ở Việt Nam và Lào là tương đối thống nhất, bao gồm các nội dung sau:
-Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nơi làm việc và các tác nhân có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân.
-Ban hành và quản lý thống nhất tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; tiêu chuẩn về sức khỏe đối với các nghề, các công việc.
-Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động.
-Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
-Nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động.
-Thanh tra, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động.
-Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
-Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động.
-Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động.
-Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI LÀO VÀ KINH NGHIỆM NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LÀO VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I-Những nhân tố tác động tới thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ lao động tại Lào:
Quá trình áp dụng pháp luật tại Lào chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể tới một số yếu tố quan trọng sau:
-Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào: Đây là một trong những nhân tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động. Điều này không chỉ thể hiện ở các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành mà còn được thể hiện ở các công cụ thực thi pháp luật do Nhà nước thực hiện để đưa pháp luật vào cuộc sống. Việc thực hiện pháp luật nói chúng và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng như thế nào phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào.
-Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chủ đạo trên thế giới hiện nay mà Lào không nằm ngoài xu hướng đó. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Lào sẽ có cơ hội được tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực bảo hộ lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực chất của công tác bảo hộ lao động. Tuy nhiên, quá trình này cũng đưa lại những thách thức không nhỏ cho công tác bảo hộ lao động tại Lào, bởi những yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế khắt khe và năng lực quản lý từ phía nhà nước, ý thức của cả người lao động và người sử dụng lao động…
-Tình hình kinh tế xã hội: đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới công tác bảo hộ lao động tại Lào. Lào là một quốc gia có xuất phát điểm thấp, GDP đứng thứ 135 thế giới /10 The World Factbook 2009 – CIA
, lao động nông nghiệp chiếm tới 80% tổng số lao động, công nghiệp còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, vì vậy, điều kiện lao động của người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động chưa được thực sự quan tâm đúng mực, chính điều này ảnh hướng rất lớn và có thể coi là một trong những “rào cản” của quá trình thực hiện pháp luật bảo hộ lao động.
-Trình độ hiểu biết và ý thức của người sử dụng lao động và người lao động: Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới thực trạng thực hiện pháp luật bảo hộ lao động tại Lào. Công tác bảo hộ lao động có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác bảo hộ lao động sẽ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động; người lao động ý thức được tầm quan trọng của bảo hộ lao động đối với chính tính mạng, sức khỏe của mình sẽ tự giác thực hiện chế độ bảo hộ lao động. Tuy nhiên, hiện nay ở Lào, ý thực của cả người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực này nhìn chung là chưa cao.
II-Thực trạng thực hiện pháp luật bảo hộ lao động tại Lào:
CHDCND Lào là một quốc gia có truyền thống lịch sử, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng và các phong tục tốt đẹp từ đời xưa. Hiện nay, lực lượng lao động của Lào vào khoảng 3,5 triệu người, với cơ cấu như sau:
Lao động trong khu vực nông nghiệp: 80%
Lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ: 20%
1-Về tình hình thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh lao động Lào (với sự hỗ trợ của tổ chức JAIKA Nhật Bản), trong năm 2008, có tất cả 234 vụ tai nạn lao động trong 383 doanh nghiệp, làm bị thương 532 người và gây tử vong 7 người, tàn tật 2 người; đồng thời có 168 người bị mắc bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra vấn đề thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng chưa được triển khai hiệu quả, đặc biệt là hỗ trợ trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp, v.. v..
2-Về tình hình thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động:
-Môi trường lao động của người lao động Lào trong các nhà máy, xí nghiệp trong thời gian vừa qua chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện hoặc cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, ngoài ra cũng có một số người lao động còn coi nhẹ công tác bảo đảm an toàn lao động.
Ở hầu hết các cơ sở sản xuất, các chỉ tiêu vi khí hậu đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép, riêng yếu tố nhiệt độ thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 0,5o – 3o C, yếu tố này ở các điểm đo tại cơ sở sản xuất cũng luôn vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Ở một số nơi niệt độ cao đã trở thành yếu tố khắc nghiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lao động và sức khoẻ người lao động.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở Lào có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến việc cải thiện mặt bằng cơ sở sản xuất, bố trí kết cấu cơ sở để thuận tiện cho việc thông gió tự nhiên, trang bị hệ thống kỹ thuật vệ sinh để tạo được vi khí hậu đảm bảo vệ sinh, điều này được thể hiện ở độ chênh nhiệt độ giữa trong cơ sở và bên ngoài trời. Song việc cải thiện điều kiện lao động để tạo vi khí hậu đảm bảo vệ sinh không được quan tâm đồng đều ở các doanh nghiệp. Hơn nữa, do khả năng kinh tế còn hạn hẹp, ý thức của doanh nghiệp chưa cao, các biện pháp xử lý của Nhà nước chưa đủ mạnh, nên nhìn chung mức độ cải thiện vi khí hậu của các doanh nghiệp còn thấp so với nhu cầu.
Phần lớn các cơ sở sản xuất đều thiết kế hệ thống chiếu sáng hợp lý, kết hợp giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên được lấy vào trong cơ sở bằng nhiều cách, phổ biến nhất là nhận ánh sáng qua cửa mái, cửa sổ hoặc cả hai loại trên. Cửa sổ thường được phần bố đều ở 1 hoặc 2 phía, phù hợp với những cơ sở sản xuất cao tầng, có khẩu độ cơ sở sản xuất hẹp. Cửa mái vừa có tác dụng lấy sáng với chất lượng cao, vừa có tác dụng thông gió thích hợp cho cơ sở sản xuất một tầng, có khẩu độ rộng và nhiều nhịp. Trên thực tế để chống nóng, các doanh nghiệp thường lắp đặt trần chống nóng nên cửa mái không được sử dụng nhiều để lấy sáng ở các cơ sở sản xuất.
Tuy nhiên các cơ sở sản xuất có khẩu độ cơ sở rộng, độ cao của gian cơ sở thấp ( 3,3m – 4m ), các cửa lấy ánh sáng nhỏ, thấp nên hệ thống chiếu sáng tự nhiên hiệu quả còn thấp với hệ số độ rọi tự nhiên. Bên cạnh đó, việc bố trí chỗ ngồi, nguyên vật liệu và sản phẩm chưa hợp lý, tạo thành vật cản với việc lấy ánh sáng, cửa kính lại không được vệ sinh thường xuyên. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng tới chất lượng chiếu sáng nhân tạo là hệ thống đèn đã sử dụng lâu và không được làm vệ sinh thường xuyên, nên lớp bụi bám nhiều vào đèn làm giảm hiệu quả chiếu sáng. Như vậy, về phương diện chiếu sáng, các doanh nghiệp đã có những cố gắng nhằm cải thiện điều kiện chiếu sáng, tuy nhiên việc sử dụng phối hợp hai phương thức chiếu sáng chưa được tính toán kỹ để khai thác hết hiệu quả chiếu sáng dẫn đến tình trạng có sự chênh lệch giữa các công đoàn sản xuất.
-Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động trong các loại hình doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp Quốc doanh, điều kiện tại cơ sở sản xuất được quan tâm, đầu tư đúng mức, vì vậy trong cơ sở sản xuất tương đối thoáng mát, được trang bị hệ thống kỹ thuật vệ sinh nhằm cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, xung quanh cơ sở sản xuất được trồng cây xanh, trang bị vòi phun nước tạo nên cảnh quan tươi mát, thoáng đãng. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở sản xuất đã được xây dựng đã lâu, do vậy kết cấu của cơ sở sản xuất bị xuống cấp. Hơn nữa, trong ngành dệt may, nhiều cơ sở sản xuất được thiết kế để phục vụ cho sản xuất bằng máy đạp chân trước đây; hiện nay lại được tận dụng để lắp đặt máy may công nghiệp, trong quá trình xây dựng không đảm bảo chất lượng nên xảy ra hiện tượng lún không đều.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường được tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên cơ sở hạ tầng được chuẩn bị khá đầy đủ, cơ sở sản xuất khang trang đẹp đẽ, trang thiết bị tương đối hiện đại, môi trường bên ngoài với cây xanh, thảm cỏ xung quanh.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất do tính chất công nghệ nên thường dài, có khẩu độ lớn, kết cấu kiểu nhà công nghiệp (nhất là ở khu công nghiệp, khu chế xuất). Chính những đặc điểm này gây ra hiện tượng ô nhiễm nhiệt do diện tích của kết cấu bao che của cơ sở sản xuất tiếp xúc với bức xạ mặt trời lớn. Mặt khác, khẩu độ cơ sở sản xuất lớn hơn 18m nên việc chiếu sáng trong sản xuất chủ yếu là phải dùng hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo, thông gió cho khoảng không gian giữa cơ sở sản xuất phải dùng thông gió cục bộ bằng quạt, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường lao động.
Bên cạnh đó, trong các cơ sở sản xuất, nguyên liệu sản xuất và sản phẩm làm ra bố trí sắp xếp lộn xộn, bừa bãi do mỗi đơn vị sản xuất không có kho chứa sản phẩm hoặc nếu có thì quá nhỏ không đủ sức chứa hết. Vì vậy càng làm cho mặt bằng sản xuất thêm chật hẹp, mất vệ sinh, gây nguy cơ mất an toàn, các nguy cơ này càng ngày càng cao khi gặp sự cố bất thường.
3-Vấn đề quản lý nhà nước về bảo hộ lao động:
Trong giai đoạn 2007 – 2008, Cục An toàn vệ sinh lao động kết hợp với các Bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc quản lý và bảo vệ lao động thông qua một số hoạt động như:
-Tổ chức hội đồng cải tạo và tuyên truyền luật lao động, việc chăm sóc sức khoẻ và an toàn lao động trong các đơn vị lao động 57 lần, có 2.770 người tham gia.
-Thành lập Hội đồng đánh giá công tác tổ chức thực hiện công trình phòng chống và ngăn chặn nạn buôn bán lao động nữ và trẻ em tại Lào.
-Công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước về bảo hộ lao động: Cả nước hiện có khoảng gần 200 thanh tra viên. Với lực lượng mỏng, phương tiện kỹ thuật hạn chế, công tác thanh kiểm tra bảo hộ lao động trong thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với một số lượng lớn các đơn vị sử dụng lao động. Tuy vậy trong giai đoạn năm 2007 – 2008, hoạt động thanh kiểm tra lao động của Lào cũng cơ bản đi vào tổ chức, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, hoạt động cấp tiền trợ cấp trong đơn vị lao động ở 118 vùng, với tổng số lao động được kiểm tra là 34.547 người, trong đó có 7.193 lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, một số vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động đã được phát hiện và xử lý như:
+Làm việc quá giờ quy định trong luật lao động.
+Nhiều lao động trong các đơn vị lao động phải làm thêm quá 45 tiếng/tháng.
+Nhiều đơn vị lao động không có thỏa ước lao động tập thể.
+Có nhiều đơn vị lao động không quan tâm đến việc xây dựng quy chế lao động (trong đó có cả các biện pháp và quy định đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động) trong đơn vị lao động của mình.
-Trong năm 2007 – 2008, ILO đã đưa ra Hướng dẫn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động nhằm tạo một công cụ hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Lào, cũng như các biện pháp để không ngừng hoàn thiện việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước còn kết hợp xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức với cơ quan APHEDA, tổ chức này đã hướng dẫn cho người lao động thực hiện tốt quy chế bảo hộ lao động khi làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp.
Nhà nước còn xây dựng kế hoạch hoạt động cơ quan tổ chức lao động Quốc tế của JILAF (Japan International labour Foundation), tập huấn cho Ban an toàn vệ sinh lao động của Trung ương liên hiệp Công đoàn Lào về các chương trình đào tạo trực tiếp và hướng dẫn cho người lao động tại nơi làm việc như:
+Phương thức sử dụng máy móc thiết bị một cách an toàn;
+Bảo vệ môi trường;
+Môi trường an toàn vệ sinh lao động;
+Tạo điều kiện sinh hoạt thiêt yếu của người lao động như: Nơi nghỉ ngơi, chỗ ăn uống, nơi chơi thể dục thể thao, phòng để đồ và thay đồ, v..v.
Các hướng dẫn chi tiết được xây dựng một cách cụ thể hoá nhằm phản ánh được mục tiêu chung của tổ chức ILO và các nội dung hướng dẫn của Quốc gia, mục đích phản ánh các điều kiện và nhu cầu đặc thù của cơ sở.
III-Bài học kinh nghiệm:
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy sự tương đồng trong quy định của pháp luật lao động của Lào trong mối tương quan với pháp luật Việt Nam về bảo hộ lao động. Từ một số so sánh với pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo hộ lao động đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn tại Lào như sau:
-Cần ban hành các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động về bảo hộ lao động để kịp thời điều chỉnh các vấn đề liên quan và tạo ra cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất. Hệ thống tiêu chuẩn cho phép theo ngành của Lào còn thiếu và yếu, các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp để sớm xây dựng được các tiêu chuẩn này để tạo ra hành lang pháp lý và kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề:
+Quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động.
+Quy định rõ hơn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
+Quy định rõ về trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
+Nên quy định khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động giảm giờ làm cho người lao động.
+Cần quy định thêm thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca để đảm bảo sức khỏe của người lao động. Và nên quy định thêm thời gian nghỉ theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên , đặc biệt là cho người lao động khi họ phải giải quyết những công việc cá nhân. (như là xin nghỉ thêm thời gian so với thời gian quy định sau khi sinh con)
+Đối với lao động nữ: cần bổ sung thêm quy định bảo vệ nhân phẩm, danh dự của lao động nữ tại nơi làm việc. Cần bổ sung thêm quy định đối với lao động cao tuổi và lao động tàn tật.
-Nâng cao chất lượng hệ thống thống kê: Công tác thống kê có tầm quan trọng đặc biệt với nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo hộ lao động. Bởi có làm tốt công tác thống kê và cập nhật tình hình công tác bảo hộ lao động (số lượng vụ tai nạn lao động, số lượng người bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động…) sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được cái nhìn tổng quan về tình hình bảo hộ lao động mà từ đó đưa ra những chương trình, chủ trương, chính sách phù hợp, phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
-Nâng cao tính công khai trong hệ thống thông tin: cả thông tin về các văn bản pháp luật và thông tin thống kê. Việc công khai thông tin là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, muốn nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng, hệ thống thông tin minh bạch cũng sẽ là một công cụ hữu hiệu để đưa các chính sách, đưa pháp luật vào cuộc sống.
-Trong công tác kiểm tra, thanh tra lao động: trước thực tế lực lượng thanh tra mỏng như hiện nay, việc đảm đương khối lượng công việc lớn như vậy là không khả thi; mặt khác thanh tra lao động, đặc biệt là công tác bảo hộ lao động là một trong những nội dung cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Mặc dù có sự hỗ trợ từ các tổ chức công đoàn cơ sở, nhưng công tác thanh tra, kiểm tra vẫn phải đóng vai trò chủ đạo. Vì thế, cần phải bổ sung thêm lực lượng thanh tra lao động và có kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ này.
-Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn: các tổ chức công đoàn tại Lào được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương và xuống các đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, năng lực và hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các đơn vị sử dụng lao động chưa phát huy được hết. Vì vậy, cần mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho các cán bộ công đoàn và có mức hỗ trợ cho họ một cách phù hợp.
-Nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý bảo hộ lao động: Cần tổ chức hướng dẫn, huấn luyện cho đội ngũ cán bộ quản lý bảo hộ lao động ở cơ sở để họ nhắm vững pháp luật, nâng cao năng lực, làm tốt công tác quản lý ở cơ sở. Để làm tốt công tác quản lý bảo hộ lao động ở cơ sở, cần hết sức coi trọng việc tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực, phân định trách nhiệm của từng bộ phận trong đơn vị đối với công tác bảo hộ lao động.
-Cần tăng cường hiệu quả của hệ thống thông tin và tuyên truyền:
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, các tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác bảo hộ lao động, Nhà nước cần tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong việc triển khai huấn luyện tuyên truyền các văn bản pháp luật về lĩnh vực bảo hộ lao động một cách có hiệu quả. Đối với người quản lý sản xuất là người sử dụng lao động, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Đối với người lao động, cần phải giáo dục ý thức tự giác chấp hành một cách nghiêm chỉnh các quy định về kỹ thuật an toàn, sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, chủ động phát huy sáng kiến, cải thiện điều kiện lao động, tự bảo vệ mình và các đồng nghiệp. Nhà nước nên có chương trình đào tạo các giảng viên huấn luyện về bảo hộ lao động, thống nhất và tiêu chuẩn hoá tài liệu huấn luyện với mục đích đào tạo đội ngũ giảng viên bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, cần thành lập các trung tâm tư vấn về bảo hộ lao động để giúp đỡ người sử dụng lao động trong công tác quản lý bảo hộ lao động tại doanh nghiệp và giải quyết phần nào các tranh chấp về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp.
-Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc trao đổi và tiếp nhận thông tin về bảo hộ lao động, tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ và đào tạo huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động. Đẩy mạnh sự hợp tác cùng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực này giữa Lào và các nước có quan hệ hợp tác, liên doanh đầu tư với Lào.
THE ÈND
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về bảo hộ lao động – so sánh giữa pháp luật việt nam và pháp luật lào.doc