Pháp luật về cố ý gây thương tích thực trạng và giải pháp hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU Xuất phát từ những nhiệm vụ của công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và những hành vi phạm Pháp luật khác nhằm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn luôn là vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng hệ thống Pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo nhà nước quản lí xã hội bằng Pháp luật. Không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa. Sau nữa, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Đảm bảo mọi hành động xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo Pháp luật. Luật Hình sự là một ngành Luật độc lập trong hệ thống Pháp luật của Nhà nước quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt cần áp dụng đối với hành vi nguy hiểm đó. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được Quốc hội khóa X kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2000. Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện toàn bộ chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân và hiệu lực quản lí của Nhà nước.

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về cố ý gây thương tích thực trạng và giải pháp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A– PHẦN MỞ ĐẦU Công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhất là trong tình hình hiện nay. 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ những nhiệm vụ của công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và những hành vi phạm Pháp luật khác nhằm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn luôn là vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng hệ thống Pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo nhà nước quản lí xã hội bằng Pháp luật. Không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa. Sau nữa, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Đảm bảo mọi hành động xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo Pháp luật. Luật Hình sự là một ngành Luật độc lập trong hệ thống Pháp luật của Nhà nước quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt cần áp dụng đối với hành vi nguy hiểm đó. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được Quốc hội khóa X kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2000. Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện toàn bộ chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân và hiệu lực quản lí của Nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhà khoa học, nhiều Luật gia nghiên cứu Bộ luật Hình sự ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều Điều, Khoản khác nhau. Là một học viên khoa Luật– Trường Đại Học Khoa Học– Huế, em tập trung nghiên cứu Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 “Tội cố ý gây thương tích ”.Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân, đó là “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được luật pháp bảo hộ về tính mạng, sức khỏ , danh dự, nhân phẩm ”. Điều 71 hiếp pháp năm 1992 ghi nhận “người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng ,sức khỏe,danh dự,nhân phẩm của người khác đều bị xử lý theo Pháp luật”. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài –Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp.Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/tháng 07/2000, bên cạnh đó có Nghị quyết số 09/1998–NQCP và chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm nhằm giữ vững kỷ cương Pháp luật và xây dựng môi trường sống lành mạnh. – Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân; chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. –Khái niệm về tội phạm (Khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự): “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phảm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa”. –Tội “Cố ý gây thương tích” là hành vi cố ý tác động bằng sức mạnh vật chất lên thân thể của người khác gây tổn hại sức khỏe của người khác. –Có thể khẳng định rằng biện pháp Hình sự của Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người đang ngày càng hoàn thiện hơn. 4. Mục đích nghiên cứu –Em nghiên cứu đề tài này với mục đích đóng góp một phần nhỏ bé vào viêc xây dựng cơ sở Pháp luật,cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 chuyên sâu về điều 104 tội “Cố ý gây thương tích”. –Em hy vọng các vấn đề nêu trong Niên luận được sử dụng như các tài liệu cho tất cả những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể là Điều 104 Bộ luật Hình sự về “Tội cố ý gây thương tích ”. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng; phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu tổng hợp so sánh; phương pháp xã hội học kết hợp với tư duy lô gích để xây dựng đề tài: “Tội cố ý gâp thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế”. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH 1.1.Khái niệm cố ý gây thương tích 1.1.1.Khái quát chung Pháp luật Hình sự Việt Nam là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần đắc lực vào việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tổ chức góp phần duy trì trật tự xã hội, quản lý kinh tế đảm bảo cho mọi người được sống trong môi trường xã hội, kinh tế an toàn. Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan,tổ chức và toàn thể Nhân dân. Hiện nay chúng ta đang sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa thì con người là vốn quý cần được bảo vệ. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã dành chương V quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân mà đặc biệt là điều 71 của Hiến pháp 1992 đã quy định:“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...”.Việc quy định này đã thể hiện tầm quan trọng về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, bởi vì có sức khỏe con người mới được học tập, lao động sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có sức khỏe để tham gia xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ...Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự không những bảo vệ chế độ Xã hội Chủ Nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Quy định đó phần nào nói lên sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề con người. Trong tình hình kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay, sự gia tăng tội phạm nói chung mà đặc biệt là các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm của con người ngày càng phức tạp và đa dạng. Tội phạm này tăng cả về số lượng, tính chất nguy hiểm cao,đối tượng vi phạm đủ các thành phần xã hội:già, trẻ, trai, gái nhưng đáng chú ý nhất là lứa tuổi từ 16 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao.Có cả các em học sinh chưa đến tuổi vị thành niên cũng có những hành vi vi phạm thuộc vào nhóm tội này.Trong nhóm tội đó thì tội “Cố ý gây thương tích” là một tội có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, vì nó không những xâm phạm trực tiếp vào sức khỏe của con người mà con ảnh hưởng đến an toàn xã hội, gây mất trật tự công cộng và còn gây tâm lý hoang mang trong quần chung Nhân dân. 1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gâp thương tích (Điều 104 BLHS) Việc nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể đóng vai trò quan trọng, nó giúp chúng ta phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác để từ đó chúng ta mới đưa ra được những kết luận chính xác về tội phạm như tội đó thuộc loại tội phạm nào? Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội đó ra sao? Người thực hiện hành vi tội phạm đó có phải chịu trách nhiệm Hình sự hay không ?....Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng ta trong việc định tội đối với tội phạm cụ thể. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể được thể hiện qua 4 yếu tố cấu thành tội phạm,đó là: –Khách thể của tội phạm –Mặt khách quan của tội phạm –Mặt chủ quan của tội phạm –Chủ thể của tội phạm Do vậy, việc xác định dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm nói chung và “tội cố ý gây thương tích” hoặc “ gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” nói riêng chính là việc xác định cụ thể 4 yếu tố nói trên. 1.1.3 Khách thể của tội cố ý gây thương tích –Khách thể của tội phạm này xâm phạm vào những quyền được bảo hộ về sức khỏe của công dân. –Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở một mực nhất định. Trong Luật Hình sự Việt Nam, khách thể được bảo vệ là “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, vi phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật Xã hội Chủ nghĩa”( Khoản 1, Điều 8, Bộ Luật Hình sự). . Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hai loại tội: –Tội cố ý gây thương tích ; –Tội cố ý gay tổn hại sức khỏe của người khác; Việc quy định điều luật này trong Bộ luật Hình sự nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho mọi công dân. Như vậy, khách thể trực tiếp của tội phạm này là xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Người khác ở đây được biểu hiện là một con người cụ thể đang sống, đang tồn tại theo quy định của tự nhiên. Nếu một người mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chính mình thì không được coi là tội phạm, ở tội phạm này trừ trường hợp người đó tự gây thương tích cho chính mình để thực hiện một tội phạm khác. Ví dụ: Tự gây thương tích hặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì vi phạm vào Điều 259 Bộ luật Hình sự hoặc để trốn tránh trách nhiệm thì phạm vào Điều 326 Bộ Luật Hình sự. Đối với trường hợp một người gây thương tích cho một người khác đã chết. Nếu lầm tưởng xác chết đó đang sống hoặc đang ngủ thì là phạm tội chưa đạt. Nhưng, nếu người phạm tội cố ý phạm tội vào xác chết đó thì bị truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội “ xâm phạm thi thể ”...theo Điều 246 Bộ luật Hình sự. Khách thể là xâm phạm quyền được tôn trọng, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người, vết thương là dấu hiệu pháp lí( thiệt hại về sức khỏe là dấu hiệu bắt buộc) Điều 104 Bộ luật Hình sự. 1.1.4 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích – Hành vi của tội phạm là hành vi có khả năng gây ra thương tích. Kẻ phạm tội có thể thông qua các phương tiện dụng cụ như: dao, búa hoặc dùng cơ bắp, đấm, đá...hoặc dùng các phương tiện khác như chó, thú dữ hoặc dùng súng bắn... Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội phạm. Nếu như không có mặt khách quan thì không có tội phạm. Vì vậy, mặt khách quan của tội phạm là một trong 4 yếu tố bắt buộc của tội phạm nói chung và tội“ Cố ý gây thương tích” hoặc “ gây tổn hại sức khỏe của người khác” nói riêng. Nếu như khách thể của tội phạm là những quan hệ xâ hội được Luật Hình sự bảo vệ mà bị xâm hại tới thì mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng hành vi cụ thể tác động vào những quan hệ xã hội đó. Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài bằng giác quan mà con người có thể nhận biết được bao gồm: +Hành vi nguy hiểm cho xã hội +Hậu quả nguy hiểm cho xã hội +Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả +Phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi nguy hiểm cho Xã hội +Thời gian, không gian, nơi xảy ra hành vi nguy hiểm cho xã hội Như vậy mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích thể hiện bằng hành vi cụ thể tác động vào người khác gây ra thiệt hại đáng kể về thể chất và do tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thuộc về tội cấu thành vật chất, nên tội này có những dấu hiệu bắt buộc là: –Hành vi nguy hiểm cho Xã hội –Hậu quả nguy hiểm cho Xã hội –Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Còn những dấu hiệu khác tuy không phải là bắt buộc trong một số trường hợp cụ thể thì nó là những cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm Hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội“ Cố ý gây thương tích” trước hết thể hiện ở hành vi gây ra những thương tích hoặc gây ra tổn hại sức khỏe nhất định cho con người. Hành vi gây thương tích thông thường hay để lại thương tích, dấu tích nhất định trên cơ thể như: Vết bổng...hay mất một bộ phận trên cơ thể con người như mất một ngón tay, một ngón chân, bàn tay, bàn chân...do hành vi dùng dao chém hay dùng axít gây nên những vết tích đó. Nhưng cũng có trường hợp xâm phạm thân thể nạn nhân không để lại những thương tích, dấu tích trên thân thể nhưng đã để lại những tổn hại sức khỏe như: người thực hiện tội phạm bằng cách cho uống thuốc độc gây ra suy kiệt sức khỏe về lâu dài. Hành vi cố ý gây thương tích được thể hiện bằng hành động đó là hình thức người phạm tội trực tiếp tác động vào cơ thể người khác, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe như hành vi đâm chém, đấm đá...bằng phương tiện công cụ vũ khí đa dạng như: bắn súng, kếm, mã tấu, lưỡi lê, búa, rừu, dao,gậy, gạch đá...Ngoài ra hành vi phạm tội còn được thực hiện gián tiếp thông qua các hình thức dùng súc vật như chó, thú dữ hoặc ép người khác tự gây thương tích cho chính mình. Tiếp theo dấu hiệu hành vi là dấu hiệu hậu quả: –Hậu quả nguy hiểm cho Xã hội –Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do Hành vi tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của luật Hình sự. Hậu quả của tội này chính là những vết thương cụ thể với nạn nhân hoặc là tổn hại sức khỏe cho nạn nhân là do hành vi phạm tội gây ra. Do vậy khi có hậu quả nguy hiểm cho nạn nhân người thực hiện tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy thế nào là hậu quả nguy hiểm cho Xã hội? Theo nghị quyết 04/KĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao: “Hậu quả của những hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 11% trở lên” Theo công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 hướng dẫn một số hành vi gây thương tích:“ Nếu kết quả giám định thương tật từ 10% trở xuống vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự” (Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự). –Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng...hoặc nhiều thủ đoạn có thể gây thương tích cho nhiều người. –Gây cố tật nhẹ như chém cụt một ngón tay nạn nhân. –Phạm tội đối với nhiều người cùng một lúc. –Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc nhiều người. –Phạm tội đối với người chưa thành niên, người già, phụ nữ có thai, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được. –Phạm tội có tổ chức, phạm tội có đông người tham gia. –Phạm tội trong thời gian đang chấp hành án phạt tù, đang bị tạm giam về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo. –Phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm. –Để cản trở người thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân. Hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật Hình sự là sự biến đổi bình thường thực tế tự nhiên của con người. Tội phạm cố ý gây thương tích là tội phạm cấu thành vật chất. Việc xác định hậu quả có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt. Trong mặt khách quan của tội phạm này chúng ta cần xác định quan hệ nhân quả. Mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi khách quan trong một cấu thành tội phạm. Hậu quả được phản ánh là dấu hiệu thì quan hệ nhân quả cũng là một dấu hiệu khách quan. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm thân thể người khác gây thương tích đây là điều kiện để buộc người có hành vi xâm phạm vào thân thể của người khác gây thương tích nhất định thì phải gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Để xem xét mối quan hệ nhân quả ta phải dựa vào những tình tiết như sau: –Hành vi gây thương tích( được coi là nguyên nhân ) phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. –Hành vi gây thương tích phải xảy ra trước hậu quả gây thương tích về mặt thời gian. –Hậu quả nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích phải do chính hành vi nguy hiểm gây thương tích gây ra chứ không phải là hành vi nào khác. –Hành vi gây thương tích đó làm phát sinh hậu quả là nguyên nhân trực tiếp . Ví dụ :Trong khi ngồi đánh bạc do được hoặc thua tiền dẫn đến A và B xích mích với nhau, hôm sau B cầm dao đến nhà A và đâm A nhiều nhát, A được đưa đi cứu chữa, do bị dao đâm vào lưng và A đã bị cắt một phần lá phối. Khi giám định pháp y tỷ lệ thương tật của A là 45% vĩnh viễn. Hành vi đâm vào lưng A của B làm A bị cắt một phần lá phổi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thương tích cho A. Ngoài ra đối với một số vụ án cụ thể bên cạnh việc xem xét các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm như: công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội ..... Nguyên nhân và kết quả trong Bộ luật Hình sự chỉ có thể là một hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là một hậu quả nguy hiểm cho xã hội. –Hành vi trái Pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. –Hành vi trái Pháp luật độc lập hoặc trong một tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khả năng này là trực tiếp làm biến đổi sức khỏe của nạn nhân như gây thương tích của người có hành động dùng dao đâm vào bụng nạn nhân. –Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Ví dụ: A đâm B bị thương nặng, B đã dược đưa đi cấp cứu nhưng do không được điều trị chu đáo( bệnh viện thiếu trách nhiệm )vết thương trở nên trầm trọng hơn và B đã chết vì vết thương đó. Trong trường hợp này hành vi của A và hậu quả B chết thì hành vi và hậu quả có một quan hệ với nhau. 1.1.5 Chủ thể của tội cố ý gây thương tích –Tội phạm có thể được thực hiện bởi người nào có đủ năng lưc, trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. –Chủ thể của tội phạm là người có năng lực, trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. –Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi một con người cụ thể.Chỉ có con người cụ thể mới có thể thực hiện được một hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự và chỉ có chính con người cụ thể mới có thể chịu trách nhiệm cá nhân hay thực hiện được biện pháp cưỡng chế có tính trừng trị,giáo dục,cải tạo mà Nhà nước đã quy định. Theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam thì chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý có đủ năng lực trách nhiệm và đạt độ tuổi quy định. Như vậy, chủ thể của tội cố ý gâp thương tích phải là người có đủ năng lực, trách nhiệm Hình sự tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạm tội có khả năng nhận thức được tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi do mình gây ra và họ hoàn toàn có đủ khả năng, điều khiển được hành vi nguy hiểm đó. Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định chưa cụ thể như thế nào là người có năng lực hành vi Hình sự do đó muốn xem xét một người có đủ năng lực, trách nhiệm thì chúng ta phải căn cứ vào Điều 13 Bộ luật Hình sự:“ Người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng lực hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm Hình sự”.Qua việc quy định ở Khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự, chúng ta có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự là những người loại trừ những người ở trong tình trạng không có năng lực,trách nhiệm Hình sự. Ví dụ: A là người dùng dao đâm B gây thương tích tỷ lệ thương tật qua giám định pháp y là 13% vĩnh viễn( trong trương hợp này có kết luận của hội đồng giám định y khoa Trung ương A mắc bệnh tâm thần, A không tự mình làm chủ được hành vi ) vậy A là người không có năng lực, trách nhiệm Hình sự. Bên cạnh đó con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình .Như vậy thì năng lực,trách nhiệm Hình sự sẽ được hình thành khi con người đạt đến độ tuổi nhất định. Luật Hình sự đã quy định tuổi bắt đầu có năng lực, trách nhiệm Hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự Khoản 1:“Người có đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ” Khoản 2:“Người có đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chịu trách nhiệm Hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tôi phạm đặc biệt nghiêm trọng ”. Khi một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chưa đạt độ tuổi trong quy định của Bộ luật Hình sự thì không được coi là có tội. Từ sự phân tích ở trên cho phép chúng ta khẳng định chủ thể chủ thể của tội cố ý gây thương tích ( Điều 104 Bộ luật Hình sự ) là một người thực hiện hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác một cách trái Pháp luật, người đó có đủ năng lực, trách nhiệm Hình sự và đạt độ tuổi theo quy định. Chủ thể của tội pham mà từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi gây thương tích nặng được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 104 Bộ luật Hình sự ( vì đã phạm vào tội rất nghiêm trọng ) thì mới phải chịu trách nhiệm Hình sự. Còn chủ thể từ 16 tuổi trở lên mà gây thương tích cho người khác trên 11% mà có một trong những tình tiết đã nêu trong công văn số 03–TATC ngày 22/10/1987 của Tòa án Nhân dân Tối cao trong các trường hợp ở Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự. 1.1.6 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích Nếu mặt khách quan của tội phạm là sự biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi cố ý gây thương tích và hậu quả phát sinh từ hành vi gây thương tích gây ra. Cũng như các tội phạm khác nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng, tội phạm được thực hiên do lỗi cố ý. Dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong bao gồm: Dấu hiệu lỗi , dấu hiệu động cơ và mục đích của tội phạm . A.Lỗi: Là thái độ của con người đối với hành vi nguy hiểm do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Dấu hiệu lỗi của tội phạm được thể hiện ngay trên tội danh là: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104 Bộ luật Hình sự). Lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức vì mọi biểu hiện của con người bằng hành vi cụ thể bao giờ cũng phản ánh trạng thái tâm lý bên trong dưới sự điều khiển của lý trí, ý chí và mong muốn đạt được mục đích nhất định. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định :“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực, trách nhiệm Hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào....”. Trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi bao gồm hình thức lỗi khi thực hiện hành vi, động cơ, mục đích cần đạt được tạo thành những dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm. Trong luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc “có lỗi” được coi là một nguyên tắc cơ bản.Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người. Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm Hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích:“Không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã hội Chủ nghĩa,ngăn ngừa họ phạm tội mới....”(Điều 27 Bộ Luật Hình sự) Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chon của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Lỗi bao giờ cũng đi liền với một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi trong luật Hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của một người khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong tất cả các dấu hiệu này dấu hiệu “lỗi” là dấu hiệu không thể thiếu được bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm. Điều đó thể hiện tính thống nhất giữa ý chí và hành động của một người gắn liền giữa yếu tố bên trong là “ lỗi ” và yếu tố bên ngoài là “hành vi”. Điều 9–Bộ luật hình sự quy định: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xa hội, thấy trước hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mắc cho hậu quả xảy ra” Trong lỗi cố ý được biểu hiện dưới hai hình thức: Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp . – Lỗi cố ý trực tiếp: Là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. +Về lý trí: Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm .Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là tội phạm cấu thành vật chất. Cần xác định sự thấy trước hậu quả nguy hiểm tất yếu xảy ra của củ thể thực hiện hành vi. +Về ý chí: Người thực hiện hành vi tội phạm dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra mặc dù hậu quả đó có thể chưa xảy ra. Sự mong muốn này trùng hợp với mục đích cần đạt được khi thực hiện mục đích phạm tội. Cố ý trực tiếp trong tội cố ý gây thương tích là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cố ý gây thương tích, thấy trước hành vi là nhất định sẽ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngươi khác và người phạm tội mong muốn điều đó xảy ra. Cố ý gián tiếp: Là người có hành vi phạm tội biêt được hành vi gây án của mình có khả năng gây thương tích cho người khác, thấy trước hậu quả của hành vi này mặc dù không mong muốn nhưng cố ý để cho hậu quả xảy ra. +Về lý trí:Trong lỗi cố ý gián tiếp người thực hiện hành vi chỉ thấy trước được hậu quả có thể xảy ra ( tức là hậu quả có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra ) +Về ý chí : Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra vì một lí do nào đó nhưng người phạm tội không có ý thức ngăn cản cho hậu quả nguy hiểm đừng xảy ra mà bỏ mặc hậu quả xảy ra. Sự bỏ mặc thể hiện ở trạng thái tâm lý chấp nhận cho hậu quả xảy ra mặc dù không mong muốn. Ví dụ : Chủ nhà chăng dây kim loại trần dẫn điện xung quanh chuồng gà mục đích để bảo vệ không bị mất gà. Khi giăng dây căm điện, người chủ nhận thức được sự nguy hiểm nếu người nào sờ vào sẽ bị điện giật chết hoặc gây thương tích. Người chủ nhà mong muốn đừng ai vào lấy trộm gà nhưng vì bảo vệ gà nên người chủ vẫn chăng dây điện cho nên một người vào lấy trộm ga bị điện giật bị thương tích nặng. Trường hợp này người chủ nhà phạm tội dưới hình thức lỗi gián tiếp. Trong thực tế hầu hết các vụ án gây thương tích đều được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. B–Dấu hiệu động cơ: Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội. Động cơ phạm tội nói chung không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của một loại tội. Động cơ nói chung không phải là căn cư để phân biệt giữua tội phạm với không phải là tội phạm, giưua tội phạm này với tội phạm khác.Tuy nhiên động cơ có thể làm thay đổi mức đọ nghuy hiểm của hành vi phạm tội. Trong luật Hình sự Việt Nam động cơ phạm tội nói chung không được phản ánh trong cấu thànhh tôị phạm cơ bản là dấu hiệu định tội. Trong một số trường hợp “sử dụng trái phép tìa sản ” (Điều 142 Bộ luật Hình sự ) động cơ được phản ánh là dấu hiệu định tội. Động cơ phạm tội có thể được phản trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định chung. Ví dụ : Động cơ đê hèn là dấu hiệu định chung đuợc phản ánh trong cấu thanh tội phạm của tội giết người (Điều 93 Khoản 1).Ngoài động cơ còn có thể xem là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.Trong nhưng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm Hình sự được quy định tại Diều 46 và 48 Bộ luật Hình sự, có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội. C–Mục đích phạm tội: Mục đích phạm tội là “mốc ” trong ý thức của người phạm tội được đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt đến. Mục đích là cái cần phải đạt được và người phạm tội luôn luôn mong muốn đạt được mục đích đặt ra. Mục đíc phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt được những mục đích nhất định. Dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích có mối quan hệ châth chẽ với nhau vì có động cơ thúc đẩy thì người phạm tội mới hành động dể thực hiện mục đích và thỏa mãn động cơ. Đối với tội cố ý gây thương tích thì thông thường động cơ chủ yếu thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác. Ví dụ : Động cơ ghen tuông, ganh ty, trả thù, chống lại người thi hành công vụ... và mục đích tội này là gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.Mục đích này được đặt ra trước khi người phạm tội hành động và họ mong muốn đạt được mục đích trước khi thực hiện hành vi của mình. Mục đích phạm tội thường đi liềm với hậu quả nhưng nó không phải là hậu quả vì mục đích là cái cần đạt được của người pham tội nên mục đích có trước hành vi phạm tội cũng như hậu quả phạm tội.Mục đích được hình thành trong ý nghĩ của người phạm tội và được biểu hiện ra ngoài bằng hành vi phạm tội đến hậu quả do hành vi đó gây ra. Mặc dù dấu hiệu hành vi và dấu hiệu mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác tội danh để chúng ta khỏi bị nhầm lẫn giữa tội này với một số tội khác như tội :“Hành hạ người khác ”(Điều 110 Bộ luật Hình sự )và tội “chống người thi hành công vụ ”(Điều 257 Bộ luật Hình sự).Trong luật hình sự mục đích không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm,ở các cấu thành tội phạm vật chất hậu quả tội phạm được quy định nói chung đã thể hiện được mục đích phạm tội. Tóm lại việc nghiên cứu,phân tích xem xét các yếu tố cấu thành tôi phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng mang một ý nghĩa quan trọng và đặc biệt cần thiết bởi vì chúng là căn cứ pháp lý duy nhất để truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với người phạm tội khi họ thực hiện hành vi cố ý gây thương tích. Tộ phạm này thỏa mãn với các yếu tố cấu thành của tội phạm giúp ta định tội danh chính xác, không phải để lọt tội phạm ,không xử oan người vô tội và cũng góp phần tích cực vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung cũng như tội cố ý gây thương tích nói riêng. Chương2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 2.1 Thực trạng tình hình phát sinh tội cố ý gây thương tích ở thành phố Huế Theo quy định chung của Pháp luật và luật Hình sự Việt Nam thì người phạm tội đương nhên phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi và hậu quả do chính họ gây ra tức là tùy theo tính chất, múc độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà người phạm tội phải gánh chịu hình phạt tương xứng. Điều 104 Bộ luật hình sự đã quy định 4 khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của ngươig khác. 1.Khoản 1 điều 104 quy định:“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tại không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đén 3 năm” a.Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn nguy hại cho nhiều ngừời. b.Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người. c. Đối với trẻ em,phụ nữ có thai, người gia yéu ốm dau hoặc người không dủ khả năng tự vệ. Ví dụ : Hồi 7 giờ sáng ngày 20 tháng 11 năm 2005 do mâu thuẫn cá nhân A dùng đòn gánh đánh B. Được sự can ngăn kịp thời A trở về nhà.Đến 8 giờ sáng cùng ngày, A đang chơi trong nhà thấy B đi ngang qua A lại dùng dao chạy ra chém B nhưng B tránh được. Kết quả giám định pháp y thương tích của B là 10%. Trường hợp này A bị xử lý về hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo Điểm D điều 104 Bộ luật Hình sự:“Đối với tre em, phụ nữ đang mang thai, người già yếu ốm đau hoặc những người khác không đủ khả năng tự vệ ”. Những người này là đối tượng cần chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ vì vậy nếu người nào có hành vi cố ý gây thương tích cho họ gây tính nguy hiểm cao đối với tính mạng,sức khỏe của con người là trái với đạo đức xã hội. Ví dụ : A mâu thuẫn B, cháu C là con của B( cháu C 10 tuổi ) đi học về gặp A, A cầm gậy đánh cháu C. Kết quả giám định pháp y tỷ lệ thương tích của cháu C là 10%.A vẫn xử lý bằng Hình sự. Ví dụ : A và chị B là hai người cùng xóm do mâu thuẫn cá nhân từ trước. một hôm gặp nhau giữa đường, lời qua tiếng lại A dùng đòn gánh đánh chị B (lúc này chị B đang có thai 5 tháng). Tuy biết chị B đang có thai A vẫn dùng đòn gánh đánh vào người, vào bụng chị B. Chị B tránh được. Kết quả dám định pháp y tỉ lệ thương tật của chị B là 10%. Trường hợp này A bị truy cứu trách nhiệm Hình sự tuy tỉ lệ thương tật dưới 10% nhưng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Phạm tội đối với phụ nữ có thai. Đối với người già yếu, đau ốm hoặc người khác không có khả năng tự vệ mà gây thương tích cho họ mặc dù tỉ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi đó phải bị xử lí về trách nhiệm Hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo điểm D khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. “ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”. Đây là những người phải kính trọng, là người đã sinh ra nuôi dạy mình khôn lớn, trưởng thành. Thầy cô giáo dạy học ở trường nếu người nào cố ý gây thương tích cho họ thì không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trật tự xã hội mà còn trái với đạo đức xã hội, phong tục tập quán của địa phương. Nếu hành vi gây thương tích ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo mà tỉ lệ thương tích của họ dưới 11% thì cũng bị xử lí Hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. –Theo Điểm E Khoản 1 Điều 104: “phạm tội có tổ chức”. Đây là trường hợp đồng phạm có tổ chức. Tổ chức ở đây được hiểu là từ hai người trở lên, Hành vi gây thương tích được bàn bạc cụ thể, có kế hoạch phân công nhiệm vụ của từng người, có người chỉ huy, chuẩn bị sẵn phương tiện, công cụ để tấn công. Nếu tỉ lệ thương tích của nạn nhân dưới 11% sức khỏe thì hành vi gây thương tích có tổ chức phải được xử lí bằng Hình sự theo khoản 12 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo điểm G khoản 1 Điều 104: “Trong thời gian đang bị tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục”.Người đang bị tạm giam hoặc đưa vào cơ sở giáo dục là người đang bị các biệ pháp cưỡng chế,đẫ bị hạn chế một số quyền công dân nhue quyền tự do đ lại,thăm gặp....Nếu có hành vi cố ý gây thương tích cho nạn nhân tỷ lệ phần trăm sức khỏe dưới 11 % thì hành vi gây thương tích đó phải chịu trách nhiệ hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. –Theo Điểm H Khoản 1 Điều 104;“Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích” +Hành vi thuê gây thương tích là cố ý gián tiếp tuy người thuê không trực tiếp xâm phạm cơ thể nạn nhân nhưng đã làm mất trật tự trị an, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân.Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi thuê gây thương tích đó vận bị truy cứu trách nhiệm hình sự. +Hành vi gây thương tích là cố ý trực tiếp cho nạn nhân tuy giữa người gây thương tích và nạn nhân không có mâu thuẫn nhưng dược người khác thuê vì vậy tính chất guy hiểm cao,ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương,gây tổn hại cho sức hkỏe của nạn nhân.Nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% thì hành vi gây thương tích thuê đos vẫn bị truy cưứ trách nhiệm Hình sự. –Theo quy định tại điểm I Khoản 1 Điều 104:“Tội phạm có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm ”.Trường hợp gây thương tích có tính chất côn đồ thể hiện sự coi thường tính mạng sức khỏe của người khác.Kẻ phạm tội sẵn sàng phạm tội vì lý do rất nhỏ nhặt,phạm tội ở những nơi đông người.Còn cố ý gây thương tích trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là người phạm tội đã bị phạt tù về phạm tội nghiêm trọng,rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý như lỗi cố ý gây thương tích chưa được xóa án tích mà lại tái phạm tội.Với việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ kẻ phạm tội là một phần tử nguy hiểm,có ý thức phạm tội sâu sắc,coi thương pháp luật.Điều đó làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như phản ánh khả năng cải tạo,giáo dục của người phạm tội. Ví dụ: A là thanh niên mới ra tù được 6 tháng( trước đây,A bị phạt tù 4 năm vì tội cố ý gay thương tích).Một hôm A ngồi uống nước trong quán thì gặp một người đàn ông khoảng 40 tuổi gé vào quán để hỏi thăm địa chỉ.Ông ta đang tìm,thấy A cắt tóc đầu đinh nói năng thô lỗ.Người đàn ông quay ra,thấy vậy A quat lớn“ Mày nhìn gì tao”.Người đàn ông chưa kịp nói gì thì A xông ra đấm đá túi bụi vào người đàn ông nọ.Mọi người can ngăn thì A cang hung hãn hơn tiếp tuc đánh cho tới khi người đàn ông đó ngã gục .Kết qyả giám định sức khỏe của nạn nhân là 9 %.Qua thí dụ trên ta thấy hành vi của A mang tính côn đò vì lí do nhỏ nhặt,coi thường tính mạng sức khỏe của người khác do vậy A phải bị xử lý về Hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. –Theo quy định tại Điểm K Khoản 1 Điều 104:“Để cản trở người thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nan nhân”.Đây là trường hợp cố ý gây thương tích mà động cơ phạm tội là cản trở người thi hành công vị hoặc để trả thù người thi hành công vụ.Theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:“Người thi hành công vụ là người có chức vị quyền hạn trong cơ quan nhà nước,tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vị của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ canh gác,tuần tra.....Theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền phục vụ lợi ích chung của nhà nước,của xã hội ”.Công vụ được hiểu là những công việc mà thực hiện công việc đó đòi hỏi người thi hành phải có những quyền hành nhất định hơn đối với những công dân khác. Ví dụ : Công việc giữ gìn trật tự công cộng hay an toàn giao thông của công an,công việc giữ gìn trật tự trong rạp hát,rạp chiếu bóng của nhân viên trật tự hay công việc soát vé của vào ga của nhân viên đường sắt. +Đang thi hành công vụ là trường hợp cố ý gây thương tích cho nạn nhân đang thi hành công vụ. +Vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp cố ý gây thương tích mà động cơ gây thương tích đó gắn liền với việc thi hành công vị của nạn nhân để không cho nạn nhân thi hanh công vụ hay cố ý gây thương tích để trả thù nạn nhân đã thi hành công vụ. Tính nguy hiểm của hành vi cố ý gây thương tích này laf ở chỗ nó không chỉ xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội,ảnh hnưởng xấu đến trật tueự trị an.Do vậy người phạm tội gây ra thương tật cho nạn nhân mà tỷ lệ thương tật dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm Hình sự. Tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định:“Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngừời khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 61% nhưng thuộc một trong những quy định từ điểm A đến điểm K khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm”.Đây là tội cấu thành tăng nặng,tội phạm được phân thành tội rất nghiêm trọng. Tội phạm cố ý gâu thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác nó phản ánh tính chất,mức độ của tội phạm ngoài việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của con người nó còn làm ảnh hưởng đến trật tự trị an xã hội đòi hỏi phải có hình phạt nghiêm khắc những trường hợp áp dụng hình phạt này là: a. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác từ 61% trở lên đây là thương tích nặng hoặc cố tật như: cụt hai tay,cụt hai chân,mù cả hai mắt,mất khả năng sinh đẻ...Có trường hợp mà nạn nhân bị mất một bộ phận trên cơ thể mà chức năng đó rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của nạn nhân qua giám định pháp y tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên. Nhưng có trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 61 %chỉ từ 31% đến 60% nếu thuộc một trong các tình tiết được quy định từ điểm A điểm K Khoản 1 điều này vẫn phạm vào Khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự. b.“Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho nạn nhân dẫn đến chất người” là trường hợp cố ý gây thương tích nặng lám cho nạn nhân chất nghĩa là giữa cái chết gây ra và thương tích của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả,cái chết đó nằm trong mong muốn của người phạm tội.Đây là trường hợp mà người phạm tội có lỗi cố ý với hành vi cố ý gây thương tích nhưng vô ý với hậu quả chết người. Ví dụ: Do mâu thuẫm với người hàng xóm về mảnh đất trước của nhà A đã cầm dao sang nhà B (nhà người hàng xóm) và đâm nhiều nhát vào bụng B. Do bị mất nhiều máu nên trên đường đi cấp cứu B đã chết. Ngoài ra có trường hợp cố ý gây thương tích cho nạn nhân là thương tích nhẹ,nan nhân được đưa đi bệnh viện để dfdiều trị nhưng bác sĩ tiêm nhầm thuốc,vết thương bị nhiễm trùng,bị nhiễm vi trùng uốn ván hoặc do các bác sĩ thiếu trách nhiệm nên nạn nhân chết thì cái chết đó không phải do thương tích gây ra và không phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này ta phải phân biệt với tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự vì hậu quả của hai tội này đều có người chết,đều thực hiện bằng hành vi cố ý nhưng điểm khác đó là với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người thì cái chết nằm ngoài s muốn của người phạm tội còn tội giết người thì cía chết là mong muốn của người phạm tội. Hoặc cố ý gây thương tích gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định tại điểm A đến điểm K Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự thì cũng áp dụng Khoản 3 điều này bị phạt tù từ 5 năm đến mười năm. Trong những năm gần đây tình hình trật tự an toàn xã hội có những diễn biến phức tạp: –Số người thiếu việc làm ngày càng nhiều ở các thành phố,thị xã –Số trẻ em bỏ học ăn chơi lêu lổng ngày càng đông –Những loại hình phim ảnh nhập lậu có nội dung xấu kích động bạo lực được xâm nhập rộng rãi trong toàn xã hội ảnh hưởng xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên . –Tệ nạn xã hội như cờ bạc,nghiện hút,ma túy có chiều hướng gia tăng. Cùng với những diễn biến phức tạp về tình hình tội phạm nói chung, các tọi xâm hại sức khỏe,tính mạng, dang dự ,nhâm phẩm của con người cũng gia tăng đặc biệt là tội cố ý gây thương tích.Theo số liệu thống kê của cơ quan điều tra tội phạm trên địa bàn thành phố Huế trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 như sau: Tội danh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Tội giết người 4 6 5 7 4 5 Tội cố ý làm chết người 2 3 4 4 5 6 Tội vô ý gây thương tích 1 2 3 6 3 3 Tội cố gây thương tích 12 37 16 34 14 28 Tổng cộng 19 48 28 51 26 42 Với số liệu thồng kê như trên ta thấy chỉ trong một địa bàn một thành phố trực thuộc Tỉnh mà số vị xâm phạm tính mạng,sức khỏe,danh dự, nhân phẩm của con người mội năm một tăng đặc biệ là tội cố ý gây thương tích tăng vầ cả số vụ án, số bị can cũng như về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm gây ra. Án cố ý gây thương tích tăng liên quan đến việc sử dụng các phương tiện gây án khác nhau như: dao, Búa, côn, tuýp nước ....Trong thực tế tội phạm thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức,có sự tham gia góp sức của nhiều đồng phạm nên thương gây thương tích nặng cho nạn nhân. Chủ thể tội phạm rất đa dạng như:học sinh, sinh viên,công nhân, người tất nghiệp, người chưa thành niên ....Mà những nghuyên nhân phát sinh tội cố ý gây thương tích là do: –Nhiều người dânchưa hiểu biết pháp luật nhất là bộ luật Hình sự,có người hiểu biết pháp luật nhưng tỏ ra coi thương pháp luật cũng như tính mạng sức khỏe của người khác. –Bản chất của những tên lưu manh côn đồ thương hung hãn,tráng trợn,manh động ra tay một cách tàn ác dã man mất hết tính người. –Việc quản lý của các cơ quan quản lý văn hóa phẩm độc hại,phim ảnh kích động bạo lực theo kiểu xã hội đen vẫn chưa được triệt để. –Việc giáo dục,tuyên truyền pháp luật trong quần chúng Nhân dân chư sâu rộng, thường xuyên. –Phong tục, tập quán, lối sống đạo đức lành mạnh vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích.Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như việc quản lý những người đã có tiền án, tiền sự về loại tội phạm nay vẫn chưa được nghiêm ngặt, xảy ra tình trạng tái phạm cao.Sự phối kết hợp giữa cơ quan pháp luật với gia đình và cọng đồng dân cư còn hạn chế, có nhiều người không giám ngăn chặn, tố giác tội phạm vì sợ bị trả thù nên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong công công tác phòng và chống tội phạm. 2.2 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế Qua việc phân tích ở trên đây ta thấy được tính chất nguy hiểm cũng như sự phức tạp của tội cố ý gây thương tích. Trong những năm tới dự báo loại tội phạm này se gia tăng với những thủ đoạn và âm mưu ngày càng táo bạo,nguy hiểm hơn. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp đấu tranh phòng chống tích cực, có hiệu quả để làm giảm bớt thấp nhất tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng góp phần giữ vững an ninh xã hội. Theo ý kiến bản thân em chúng ta cần phải tiến hành các biện pháp sau: 1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật: – Phải tiến hành thướng xuyên các biện pháp tuyên truyền sâu rộng pháp luật dưới nhiều hình hình thức thông qua các ohương tiệ thông tin đại chúng (đài, báo, vô tuyến....) để nhân dân hiểu biết pháp luật,có ý thức tôn trộng, bảo vệ pháp luật và thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” Đối với các vùng sâu, vùng xa cân phải tuyên truyền Pháp luật bằng mọi biện pháp, nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn phù hợp với tùng địa phương cụ thể. Đây là một nhiệm vụ to lớn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và nười tuyên truyền Pháp luật . Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đưa công tác tuyên truyền giảng day Pháp luật vào các trường học,các cơ quan, tổ chức xã hội. 2.Đối với Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật: – Cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật, cần có các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự. –Cần ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh.Đây là một yêu cầu cấp bách được đặt ra trong công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng. 3 Quản lý đối tượng: –Cần có biện pháp quản lý các đối tượng lưu manh,ăn chơi lêu lổng trên tưng vùng địa bàn cụ thể, góp phần ngăn chăn ngay từ đầu khi chúng có ý định gây án. Thực hiện tốt Nghị định 19–CP của Chính phủ về công tác quản lý ,giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân c.Kết hợp giữa chính quyền địa phương nơi người phạm tội cư trú với gia đình nhằm quản lý giáo dục họ trở thành công dân tốt,có ích cho xã hội.Đặc biệt phải tạo công ăn việc làm cho họ để họ sớm trở về với cuộc sống lương thiện. 4.Hình thức xử lý: Thực hiện tốt Nghị định 87–CP của Chính phủ về công tác quản lý các hoạt động, dịch vụ văn hóa.Xử lý nghiêm khắc đối với những người mua bán hoặc cho thuê những băng hình, sách báo có nội dung xấu kích động bạo lực –Nhà nước cần có nhiều chế tài nghiêm khắc hơn nữa đối với hành vi cố ý gây thương tích nhằm tăng tính răn đe đối với loại tội phạm nguy hiểm này 5. Biện pháp: –Kết hợp chặt chẽ các ohạt động điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án ....giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan Nhà nước,các tổ chức xã hội trong cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm. –Giữa các tổ dân phố, tổ hòa giải, tổ tự quản, tổ an ninh nhân dân cần phải phối kết hợp chặt chẽ,tổ chức hoạt động có nề nếp hiệu quả. –Xây dựng cơ quan, làng xã văn hóa không có tệ nạn xã hội và Nhân dân là lực lương đông đảo, là người sáng tạo ra lịch sử và là thành phần đóng một vai trò to lớn trong công tác đấu trang phòng ngừa tội phạm. Tóm lại đấu tranh phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp,do vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức xã hội cùng toàn thể Nhân dân trong việc xử lý người phạm tội.Có như vậy mới có thể làm giảm bớt tới mức thấp nhất tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng. C–PHẦN KẾT LUẬN Trong đề tài Niên luận này em đã sử dụng nhuẽng kiến thức dã được tích lũy trong quá trình học tập và tiếp xúc với thực tế trong thời gian thực tập.Thông qua việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu khoa học,em mong muốn được góp một phần hiểu biết cue mình để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tội cố ý gây thương tích. “ Tội cố ý gây thương tích là một trong những loại tội có tính chất nguy hiểm cao cho toàn xã hội và rất phức tạp do vậy công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm này là không đơn giản mà nó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đòi hỏi sự góp sức của toàn xã hội. Nghiên cứu tội phạm này dưới góc độ pháp lý cũng như thực tiễn một cách đầy đủ khoa học sẽ góp phần tích cực trong công tác xét xử cũng như trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như tội cố ý gây thương tích nói riêng. Bên cạnh đó chúng ta phải kết hợp chạt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn thể quần chúng Nhân dân để ngăn ngùa loại tội phạm xuống đến mức tối thiểu góp phần giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội của đất nước. Mặc dù đã có những cố gắng trong việc tìm tòi suy ngẫm để đưa ra lập luận về những vấn đề về trong tội “ Cố ý gây thương tích ”,song do tư duy bản thân em còn hạn chế tầm hiểu biết chưa sâu sắc nên em khó có thể làm sáng tỏ được tất cả các vấn đề về tội “Cố ý gây thương tích”.Em rất mong được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và ý kiến đóng gop của cac bạn sinh viên.Em xin chân thanh cảm ơn.Với những nội dung đã đưa ra trong đề tài Niên luận, em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ của mình vào việc thực hiện Bộ luật Hình sự, đư Bộ luật Hình sự vào đời sống thực tiễn để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, co ý thức, tinh thần chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoi co y gay thuong tich.doc
Luận văn liên quan