Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa NXK và NNK phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C - Nếu NXK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán được chấp nhận có thể bị từ chối, NXK phải từ xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước - Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.

pdf33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TRÌNH BÀY: NHÓM 5 NỘI DUNG Phần 1: Khái niệm dịch vụ thanh toán Phần 2: Quan hệ pháp luật về tài khoản thanh toán Phần 3: Pháp luật về các phương thức thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Thẻ & L/C) CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2. Quyết định 226/2002 của NHNN quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 3. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN v/v Ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. 4. Quyết định Số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9 tháng 04 năm 2002 Về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. 5. Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. PHẦN 1: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN “Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trung gian thanh toán), và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán (khách hàng). (Điều 3.1 NĐ64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) PHẦN 1: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN Như vậy, hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo Nghị định 64/2001/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau: 1. Mở TK cho khách hàng (KH), quản lý tài khoản của KH, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của KH. 2. Cung ứng cho KH các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân quỹ. 3. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không bằng tiền mặt theo yêu cầu, mệnh lệnh của KH. 4. Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ giữa các sở giao dịch, chi nhánh, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán quốc tế. PHẦN 1: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN Để thực hiện được việc thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các bên tham gia phải thực hiện những quy định sau: 1. Về phía tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, phải: -Mở tài khoản - Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán - Thực hiện dịch vụ thanh toán 2. Về phía người sử dụng dịch vụ thanh toán (khách hàng) -Mở tài khoản - Sử dụng dịch vụ thanh toán Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 1. Thanh toán bằng tiền mặt. 2. Thanh toán không bằng tiền mặt Hình thức và phương tiện của việc thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: - Thanh toán không bằng tiền mặt, mà sử dụng loại “tiền” không tồn tại hữu hình, chỉ thể hiện bằng cách ghi chép trong sổ kế toán ngân hàng như: tiền ghi sổ (bút tệ), tiền trên tài khoản, tiền NH. - Các phương tiện thanh toán: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán, … các chứng từ thanh toán sẽ là bằng chứng pháp lý. PHẦN 1: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN Ý nghĩa và vai trò của dịch vụ thanh toán.  Đối với khách hàng : - Giảm thời gian, chi phí kiểm đếm, cất giữa, bảo quản, vận chuyển tiền mặt. - An toàn, tránh rủi ro về : tiền giả, cướp giật, trộm cắp,… - Thuận tiện trong thanh toán  Đối với tổ chức trung gian thanh toán: có thể tận dụng cơ hội sử dụng vốn của khách hàng, tăng tốc độ quay của vốn  Đối với Nhà nước: - Có thể giảm lượng tiền mặt lưu thông  giảm chi phí in đúc, thu hồi và thay thế tiền hư hỏng. - Quản lý tốt sự vận động của nền kinh tế, hạn chế và kiểm soát các hoạt động vi phạm pháp luật. - Hạn chế và kiểm soát hoạt động ngầm, lừa đảo, tham nhũng… PHẦN 1: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán :  Rủi ro về tín dụng  Rủi ro về tính thanh khoản  Rủi ro về hệ thống hoạt động  Rủi ro pháp lý PHẦN 1: KHÁI NIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN 1. Khái niệm về tài khoản (TK) thanh toán 2. Quy định pháp luật về mở và sử dụng TK thanh toán - Phạm vimở TK thanh toán - Thủ tục mở và đóng TK thanh toán - Sử dụng TK thanh toán - Bản chất pháp lý của số tiền trên TK thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 1. Khái niệm về tài khoản (TK) thanh toán Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. (Điều 3.8 Nghị định 64/2001/NĐ-CP) PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 2. Quy định pháp luật về mở và sử dụng TK thanh toán - Phạm vimở TK thanh toán + NHNN chỉ mở TK thanh toán cho các TCTD trong nước, các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán và các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế (Điều 5.1 NĐ 64/2001/NĐ-CP) + Các TCTD là NH mở TK thanh toán cho các TCTD khác, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (Điều 5.2 NĐ 64/2001/NĐ-CP) + Kho bạc NN mở TK cho các đơn vị sử dụng ngân sách NN và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các đơn vị , tổ chức được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thu các khoản phí, lệ phí … (QĐ 330/2005/QĐ-BTC ngày 26/05/2005) PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 2. Quy định pháp luật về mở và sử dụng TKTT - Thủ tục mở và đóng TK thanh toán + Thủ tục mở TK : giấy đăng ký mở TK và giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân. + Việc mở và sử dụng TK có thời hiệu là vô hạn. PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 2. Quy định pháp luật về mở và sử dụng TKTT Các trường hợp tài khoản bị đóng : - Chủ TK có yêu cầu. - Chủ TK bị chết, mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự - Tổ chức có TK chấm dứt hoạt động theo luật định (giải thể, phá sản). - Chủ TK vi phạm pháp luật trong thanh toán, hoặc vi phạm thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - TK có số dư thấp và không hoạt động trong thời hạn nhất định theo qui định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN - Sử dụng TK thanh toán Đối với chủ tài khoản : Quyền : - Sử dụng số dư TK thông qua các lệnh thanh toán hợp lệ. - Uỷ quyền cho người khác bằng văn bản - Được cung cấp thông tin và được đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến TK. - Hưởng lãi trên số tiền dư Có trên TK. PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN - Sử dụng TK thanh toán Đối với chủ tài khoản: Nghĩa vụ: - Tuân theo những qui định về chứng từ & thủ tục thanh toán. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các khoản chi, thu. - Bảo đảm đủ số dư đối với các lệnh thanh toán được lập. - Trả các loại phí có liên quan theo qui định, thỏa thuận. PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN - Sử dụng TK thanh toán Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: - Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, an toàn các lệnh thanh toán hợp lệ, đúng thủ tục của chủ TK ; và có quyền từ chối trong trường hợp ngược lại. - Giữ bímật thông tin TK của khách hàng. - Thông báo đầy đủ các thông tin TK cho chủ TK. - Thu phí liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán. Bản chất pháp lý của số tiền trên TK thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - TK được xem là nơi cất giữ tiền của khách hàng. - Số tiền trên TK được xem là cho NH vay không có đảm bảo. - NH có quyền chiếm dụng số tiền trên TK. - Mối quan hệ giữa khách hàng và NH : đại lý & uỷ quyền / được ủy quyền. PHẦN 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 1. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 2. Thanh toán bằng thư tín dụng 3. Thanh toán bằng séc 4. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi) 5. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (nhờ thu) PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT 1. Thanh toán bằng thẻ - Thẻ ngân hàng (thẻ thanh toán) là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận. - Tổ chức phát hành thẻ bao gồm : các NH, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn,… - Các bên liên quan trong thanh toán thẻ bao gồm : chủ thẻ, tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ. PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT Phân loại thẻ: - Căn cứ vào quan hệ giữa NH phát hành thẻ và chủ thẻ, thẻ thanh toán - Thẻ tín dụng (credit card) - Thẻ ghi nợ (debit card) - Thẻ kết hợp giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (charge card) - Căn cứ vào không gian thanh toán, thẻ thanh toán gồm : - Thẻ nội địa - Thẻ quốc tế PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT 22 Qui trình thanh toán Tổ chức phát hành thẻ Tổ chức thanh toán thẻ Chủ thẻ Đơn vị chấp nhận thẻ (5) Thanh toán theo thông báo (4’) Thông báo thanh toán (2) Lập chứng từ,đề nghị thanh toán (4) Thanh toán (3’) Đề nghị thanh toán (1) Hàng hoá, dịch vụ (3) Thanh toán (1’) thanh toán bằng thẻ PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT 23 Mối quan hệ của các bên liên quan trong thanh toán bằng thẻ ngân hàng : 1- Hợp đồng sử dụng thẻ giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ. 2- Hợp đồng uỷ quyền thanh toán giữa tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ. 3- Hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ giữa tổ chức thanh toán thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ. 4- Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ.. PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT Một số rủi ro xảy ra khi thanh toán thẻ: • ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ: đánh cắp dữ liệu thẻ sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán thẻ giả • Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ • ĐVCNT gian lận: Thực hiện giao dịch không đúng loại hình giao dịch đã đăng ký, sửa đổi số tiền giao dịch • Thẻ bị mất/mất trộm • Thẻ giả: thẻ thật đã bị thay đổi thông tin, thẻ chỉ giả mạo thông tin trên dải băng từ hoặc thẻ bị sao chép làm giả hoàn toàn 2. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) Thư tín dụng là cam kết của một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng (người mua) đối với bên thứ ba (người bán - người thụ hưởng), theo đó ngân hàng sẽ thanh toán cho bên thứ ba khi họ cung cấp cho ngân hàng các chứng từ phù hợp với các quy định đã ghi rõ trong cam kết đó. PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT 2. Thanh toán bằng thư tín dụng NGÂN HÀNG LC ĐỀ NGHỊ MỞ LC NGƯỜI BÁN NGƯỜIMUA HĐ MUA BÁN PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT 2. Thanh toán bằng thư tín dụng Đặc điểm: + Là hợp đồng giữa ngân hàng và người bán + Độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa + Chỉ giao dịch bằng chứng từ PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT NH phát hành thư tín dụng NH thông báo thư tín dụng Người mua Người bán (8) Kiểm tra bộ CT & thanh toán (3) Phát hành LC (1) HĐ mua bán hàng hoá (5) Giao hàng (9’) Thanh toán LC (2) Yêu cầu mở LC (9) giao bộ chứng từ và đòi tiền (4) NH kiểm tra LC và thông báo (6) Lập bộ CT giao cho NH (7) Kiểm tra bộ CT & chuyển giao (8’) Thanh toán LC 2. Thanh toán bằng thư tín dụng PHẦN 3: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT Những rủi ro có thể xảy ra: • Đối với Nhà nhập khẩu - Việc thanh toán của NH chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. - NNK chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng - Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa NXK và NNK phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí. PHẦN 2: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT Những rủi ro có thể xảy ra: 2. Đối với Nhà xuất khẩu - Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa NXK và NNK phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C - Nếu NXK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán được chấp nhận có thể bị từ chối, NXK phải từ xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước… - Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. PHẦN 2: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT Những rủi ro có thể xảy ra: 3. Đối với NH phát hành - NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp NNK chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. - Trong số các nhân tố mà NHPH cần phải xem xét đó là liệu NH có thu lại được 1 phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu NNK bị phá sản. - Nếu NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra 1 cách thích đáng bộ chứng từ để bộ chứng từ có lỗi, NNK không chấp nhận thì không thể đòi tiền NNK được PHẦN 2: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT 4. Đối với NH Thông báo - NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để đảm bảo rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước khi gởi thông báo cho nhà xuất khẩu. PHẦN 2: PL VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC TT QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DVTT LỜI CẢM ƠN! NHÓM 5 CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC ANH CHỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_5_0387.pdf
Luận văn liên quan