Khái niệm hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
Điều 19 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 khi giải thích từ ngữ có đưa ra: “Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”.
Và Khoản 1 Điều 3 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng khi giải thích từ ngữ có đưa ra: “Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng”.
Trên phương diện kinh tế chiết giấy tờ có giá là một nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay bằng cách nhận “mua đứt” các giấy tờ có giá cho đến hạn thanh toán của người sở hữu, với điều kiện khấu trừ ngay phần lợi tức chiết khấu để được hưởng quyền đòi nợ người trả theo giấy tờ có giá đó khi đáo hạn.
Còn phương diện pháp lý chiết khấu là một hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận mua thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác của người thụ hưởng trước khi tới hạn thanh toán.
Xét về hình thức thì nghiệp vụ chiết khấu có nhiều điểm tương tự một quan hệ mua bán chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán (giống như quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán), trong đó người bán chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua để được nhận một số tiền theo thỏa thuận.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngân hàng là 1 loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Ngân hàng có thể nói là một trong những từ được chúng ta nhắc đến nhiều nhất khi nhắc điến góc độ kinh tế. Ở Việt Nam, nói về Ngân hàng, ta nghĩ ngay đến Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank...Thực ra tên của những tổ chức này là ngân hàng thương mại. Một phần không nhỏ trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay. Và một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng là chức năng nhận tiền gửi. Tìm hiểu về quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về hoạt động này và có được giải pháp trước một số bất cập của hoạt động nhận tiền gửi ở ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
Một số vấn đề chung về hoạt động ngân hàng
Để tìm hiểu vấn đề nhận tiền gửi của ngân hàng nước ngoài trước tiên ta cần có cái nhìn tổng quan về hoạt động ngân hàng nói chung.
Theo khoản 12 Điều 4 thì “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
Nhận tiền gửi;
Cấp tín dụng;
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Đây là những chức năng cơ bản và truyền thống của hoạt động ngân hàng. Ngày nay ngân hàng còn làm rất nhiều nghiệp vụ để đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.
Sơ đồ . Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay:
Các loại ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức tín dụng có một phần vốn hoặc 100% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nước ngoài. Thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Tổ chức tín dụng quy định: Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, khuyến khích việc huy động các nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài đầu tư vào công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
Đồng thời để đảm bảo sự phát triển các tổ chức tín dụng có quy hoạch, phù hợp với sự phát triển của các tổ chức tín dụng trong nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, Nhà nước ta cho phép thành lập tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cho phép mở tại Việt nam chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 3 Nghị định 22/2006 Về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam thì Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;
- Ngân hàng liên doanh;
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Ngân hàng mẹ là ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
Theo khoản 8 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo luật này.
Như vậy có thể thấy hầu như mọi hoạt động của ngân hàng nước ngoài đều giống với hoạt động của các ngân hàng thương mại.
QUYỀN NĂNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Khái niệm tiền gửi
Thuật ngữ “tiền gửi” đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử phát triển của các ngân hàng. Trong thời thượng cổ, các nghiệp vụ đổi tiền, cho vay, nhận tiền gửi và các nghiệp vụ ngân hàng khác đã được thực hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên tại thành cổ Babilon. Trong thời kì này, các hoạt động trên được thực hiện tại các đền thờ bởi các lý do: đền thờ là nơi tôn nghiêm được dân chúng kiên nể không ai dám xâm phạm tới, là nơi an toàn nhất có hầm, có tủ sắt, khó bị trộm cướp. Đền thờ là thường được xây dựng tại trung tâm khu vực thương mại của thành phố.
Cùng với thời gian là sự phát triển của nền thương mại hàng hóa đã biến những người giữ của cải thuê trở thành những ngân hàng thực thụ với nghề nghiệp mới là nhận tiền gửi thường xuyên của công chúng rồi dùng tiền đó cho những người có nhu cầu về vốn vay lại nhằm mục đích kiếm lời. GS.TS. Lê Văn Tư, Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. NXB Thống kê, H.1997, tr184.
Trên thế giới, khái niệm về “tiền gửi” được quy định có thể ở khác biệt ở mỗi nước nhưng nhìn chung về bản chất thì không có sự khác biệt. Theo đạo luật 372 của Malaixia có tên gọi là Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng ( năm 1989) quy định: “Tiền gửi có nghĩa là một khoản tiền đã nhận hay được hoàn trả theo các điều kiện mà theo đó khoản tiền sẽ được hoàn trả có hoặc không có lãi, có cộng thêm phí hoặc chiết khấu”.
Luật về ngành tín dụng của Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “ Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại được huy động tiền gửi của khách hàng dưới hình thức tiền gửi có trả lãi hay không trả lãi”
Ở Việt Nam, tại khoản 9 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1997 ghi nhận: “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, , tiền gửi tiết kiệm và các hình thức nhận tiền gửi khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải hoàn trả cho người gửi tiền”
Theo khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”
Như vậy, theo cách tiếp cận của Luật các tổ chức tín dụng 2010 hoạt động nhận tiền gửi có thể được thực hiện thông qua việc phát hành một số loại giấy tờ có giá. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát hành giấy tờ có giá được điều chỉnh chung bởi một số văn bản pháp luật Quyết định 07/2008. QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 và Thông tư 16/2009/ TT-NHNN ngày 11/8/2009
.
Tóm lại, tiền gửi ở đây được hiểu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân gửi vào tổ chức tín dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đầu tiên là để TCTD bảo quản hộ tài sản của mình, sau đó là nhắm kiếm lời từ khoản tiền nhàn rỗi đó, hoặc để dùng trong quan hệ giao dịch thanh toán qua hệ thống các TCTD được phép cung ứng dịch vụ thanh toán.
Về phía TCTD ngoài trách nhiệm bảo quản số tiền đó, được phép sử dụng vào các mục đích đã định của mình, TCTD phải hoàn tra số tiền gửi đó theo đúng thời hạn đã cam kết và còn phải trả thêm một khoản tiền lãi cho người gửi tiền đối với loại tiền gửi có lãi.
Ưu điểm của hoạt động nhận tiền gửi
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, TCTD có thể huy động vốn bằng các hình thức: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD hoặc được vay vốn của Ngân hàng nhà nước. Trong đó huy động vốn bằng nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu và mang tính đặc thù rõ nhất. Bởi vì:
Đầu tiên: Đây là một nghiệp vụ ngân hàng đặc trưng, chỉ những TCTD và tổ chức khác được Nhà nước cho phép hoạt động ngân hàng mới được huy động vốn bằng hình thức này. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác không được phép huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi trong khi có thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá hoặc vay vốn từ các TCTD.
Thứ hai: việc huy động vốn bằng tiền gửi có thể tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với mọi khách hàng, không bị giới hạn địa giới hành chính…Trong khi đó, các hình thức huy động vốn khác của TCTD chỉ được thực hiện một cách không thường xuyên và thường chỉ được tiến hành khi TCTD thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Chẳng hạn như đối với việc huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá TCTD chỉ được phát hành giấy tờ có giá khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định ( Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các TCTD, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước; có tình hình tài chính lành mạnh theo đánh giá của Thanh tra Ngân hàng).
Đối với hình thức huy động vốn bằng việc vay của các TCTD khác chỉ được thực hiện khi TCTD cần bù đắp thiếu hụt tạm thời về vốn. Còn Ngân hàng nhà nước chỉ cho các TCTD là Ngân hàng vay; và chỉ cho vay đối với các TCTD không phải là ngân hàng theo quyết định của Chính phủ để khôi phục khả năng tài chính cho TCTD đó và đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD.
Thứ ba: thủ tục huy động vốn bằng nhận tiền gửi giữa TCTD và khách hàng được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không cần mất thời giờ để thương lượng, không phải tiến hành kiểm tra, thẩm định, đánh giá. Bất kỳ ai có nhu cầu, đều có thể đến các TCTD mà mình lựa chọn để gửi tiền, cho dù lượng tiền đó là ít hay nhiều, thời hạn ngắn hay dài, thậm chí là không có kỳ hạn.
Thứ tư: Việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD được thực hiện dựa trên cơ sở uy tín, khả năng tài chính của TCTD và sự quản lý, giám sát của Nhà nước mà không cần phải thực hiện các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp hay sự bảo lãnh bằng tài sản…như trong các quan hệ vay nợ khác. Người gửi tiền hoàn toàn có thể tin tưởng ở khả năng thanh toán của các TCTD và các tổ chức này dựa trên niềm tin đó để huy động được số tiền mà mình cần.
Thứ năm: Huy động vốn bằng nhận tiền gửi thường tạo tiền đề để các TCTD cung ứng các dịch vụ khác cho khách hàng ( dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ ngân quỹ). Đây là một yếu tố giúp TCTD thu hút thêm nhiều người gửi tiền vào TCTD và làm cho vốn huy động của TCTD tăng lên.
Pháp luật quy định về quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ sở pháp lý cho quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng nước ngoài
Trước tiên về cơ sở pháp lý của quyền năng nhận tiền gửi này pháp luật quy định trong Thông tư 03/2007/TT-NHNN Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam tại điều 59, 60 quy định:
59. Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
60. Căn cứ đề nghị tại đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài về loại hình hoạt động và nội dung hoạt động, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình ngân hàng, nội dung hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo nguyên tắc không phân biệt đối xử (ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thuộc loại hình nào sẽ được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình đó như các ngân hàng Việt Nam hoạt động loại hình tương ứng).
Phài khẳng định ngay rằng những quy định của pháp luật về quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài giống với với quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chính vì thế tìm hiểu những quy định của pháp luật về nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu về quyền năng này đối với ngân hàng thương mại.
Quyền năng của nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Tại điều 123 Luật các TCTD 2010 quy định về nội dung hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật này, trừ các hoạt động sau đây:
Hoạt động quy định tại Điều 103 của Luật này;
Hoạt động mà ngân hàng nước ngoài không được phép thực hiện tại nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính.”
Mà chiểu theo mục 2 chương IV của Luật này tại điều 98 khoản 1 quy định về vấn đề nhận tiền gửi thì ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được quyền: “Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác”.
Đối với tiền gửi không có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà ngân hàng cam kết cho người gửi tiền có quyền rút tiền ra khỏi ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào theo ý muốn của họ. Chính vì người gửi tiền có quyền rút tiền khỏi ngân hàng bất cứ khi nào nên với loại tiền gửi này ngân hàng luôn phải lo đối mặt người gửi tiền bất ngờ rút tiền một cách đồng loạt khiến cho ngân hàng tạm thời lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Vì vậy các ngân hàng thường quy định mức lãi suất rất thấp hoặc có lãi đối với loại tiền gửi này. Tiền gửi không kỳ hạn được quản lý ở các ngân hàng trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản vãng lai, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…
Đối với tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi tiền cam kết chỉ rút tiền khỏi tài khoản khi đến hạn. Tuy nhiên trên thực tế để thu hút khách hàng gửi tiền loại này thì ngân hàng có thể cho khách hàng rút tiền trước thời hạn nhưng phải báo cho ngân hàng một khoảng thời gian thích hợp. Đây là loại tiền gửi tương đối ổn định và an toàn nên ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền này để hoạt động kinh doanh. Mức lãi suất của loại tiền gửi này phải phụ thuộc vào thời hạn gửi tiền, quan hệ cung cầu về vốn tại thời điểm huy động nhưng ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hay ngân hàng thương mại cũng phải tuân theo mức lãi suất mà Ngân hàng nhà nước quy định. Tiền gửi có kỳ hạn có thể chia thành tiền gửi ngắn hạn ( dưới 12 tháng ) tiền gửi trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng) tiền gửi dài hạn ( trên 60 tháng).
Đối với khoản tiền gửi tiết kiệm, hoạt động của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tuân theo Quyết định 1160/2004/ QĐ- NHNN Về việc ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm tại Điều 2 quy định về tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm:
"1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
2. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận tiền gửi tiết kiệm"
Như vậy ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 2 NQ 1126 tức là sẽ hoạt động dưới sự điều chỉnh của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004.
Về phạm vi nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quyết định:
3. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức huy động tối đa.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. (Điều 6 NQ 1160). Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn như quy định giống các loại ngân hàng khác tại Việt Nam.
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không báo trước. Tiền gửi tiết kiệm khác với tiền gửi không kỳ hạn ở chỗ: tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho người khác trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ của người cư trú được sử dụng để chuyển khoản trong chính tổ chức nhận tiền gửi đó. Mặt khác tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được hưởng lãi cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi mà người gửi tiền gửi vào ngân hàng chỉ được rút ra theo sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Đây là loại tiền gửi có tính ổn định cao nên ngân hàng có thể sử dụng loại tiền này để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Do đó mức lãi suất đối với loại tiền gửi này thường rất cao.
Một yêu cầu rất quan trọng trong nhận tiền gửi là mức lãi suất trả cho người gửi tiền. Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới sự điều chỉnh của QĐ 1160/2004 quy định tại điều 13 và nhiều văn bản khác quy định chi tiết về nghiệp vụ nhận tiền gửi của ngân hàng.
Điều 13. Lãi suất và phương thức trả lãi
1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày).
3. Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.
Ngoài ra ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài còn được nhận tiền gửi dưới các hình thức phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
Các biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi
Dự trữ bắt buộc: Nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng NHNN phải quy định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất định. Theo điều 1 Quyết định 581/2003/QĐ – NHNN về ban hành các quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD thì “ Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN ”, số tiền này không được hưởng lãi ( phần vượt quá được NHNN trả lãi) tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại hội sở chính và các chi nhánh của TCTD trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ.
Bảo hiểm tiền gửi: Theo quy định tại Nghị định 89/1999/ NĐ – CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89 thì bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm bắt buộc, không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền. Chủ thể nhận bảo hiểm là Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Chủ thể bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi là các TCTD, tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Và các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài khi đã được cấp phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam có nghiệp vụ nhận tiền gửi đương nhiên sẽ phải đảm bảo các quy định về bảo đảm an toàn khi nhận tiền gửi thông qua bảo hiểm tiền gửi.
Tiền gửi bảo hiểm chỉ có thể là Đồng Việt Nam, giới hạn tối đa số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho một khách hàng theo Nghị định 109 là 50 triệu đồng tiền Việt Nam.
Ngoài ra ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ một số hạn chế đảm bảo an toàn cho hoạt động khác nữa như: tuân thủ việc mở và hoạt động của quỹ dự phòng rủi ro, các biện pháp thanh kiểm tra khác…
Tuy nhiên bên cạch sự giống nhau giữa quyền năng nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài thì pháp luật Việt Nam quy định có một vài sự khác biệt nhở giữa quyền năng này của ngân hàng trong và ngoài nước.
Cụ thể là tại Điều 1 của Quyết định 1084/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003 về việc điều chỉnh tỉ lệ huy động tiền gửi VNĐ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: “Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (trừ các chi nhánh Ngân hàng Hoa Kỳ) được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của cá nhân Việt Nam và pháp nhân là tổ chức Việt Nam không có quan hệ tín dụng với ngân hàng tối đa bằng 50% vốn được cấp.”
ĐỂ XUẤT Ý KIẾN ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN NĂNG NÀY CỦA NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Một số ưu điểm trong quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này
Có thể thấy pháp luật nước ta đã cố gắng mở rộng các quyền lợi và hoạt động cần thiết cho các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài để thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế cũng như thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Ngay trong cam kết của VN với WTO về lĩnh vực ngân hàng, theo đánh giá của Chính phủ và các chuyên gia Ngân hàng là lĩnh vực “gay go, quyết liệt” trong đàm phán vào WTO. Sức ép nhiều nhất khi thực hiện các cam kết cũng là ngành ngân hàng. Nhưng, về cơ bản có thể hài lòng với những cam kết đó.
Ngay như bài phân tích trên có thể thấy ngay là các văn bản quy định về lĩnh vực ngân hàng này thì hầu như ngân hàng trong nước có thể thực hiện những hoạt động gì thì ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện những nội dung đó. Một trong những văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam là Nghị định 189/1991- HĐBT ngày 15/6/1991 quy định rất chi tiết và cụ thể hoạt động của các ngân hàng này và cho phép thực hiện khá đầy đủ các quyền năng trong hoạt động ngân hàng.
Một số điểm bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành
Tiếp sau Nghị định 189/1991 – HĐBT quy định đầy đủ quyền năng của Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì văn bản sau đó là Nghị định số 13/1999/NĐ-CP quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam ta lại thấy hạn chế đi rất nhiều quyền năng của ngân hàng này. Cụ thể như là tại điều Điều 30 khoản 1 quy định Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào;
Điều 31. Ngân hàng liên doanh có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn;
Như vậy có nghĩa là văn bản này đã hạn chế đi quyền năng nhận tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trong khi văn bản trước nó là Nghị định 189/1991 – HĐBT thì lại cho phép.
Sau đó tại Nghị quyết 1160/2004 thì lại quy định Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài thuộc đối tượng được phép nhận tiền gửi tiết kiệm. Có nghĩa là giữa các văn bản này có sự mẫu thuẫn và chồng chéo lẫn nhau về quy định.
Trong khi đó Luật các TCTD 2010 ra đời nhưng chưa có văn bản hướng dẫn. Tại chương IV quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng, mục 7 chỉ nhắc đến hoạt động của mỗi chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mà lại quy định có tính dẫn chiếu, chung chung trong khi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như đã nhắc thì còn có ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Luật các TCTD chỉ là luật khung mang tính khái quát thì cần phải có ngay các văn bản hướng dẫn chi tiết từng hoạt động một đặc biệt là những hoạt động chính, chủ yếu và truyển thống của ngân hàng. Nhìn chung các văn bản quy định về hoạt động nhận tiền gửi còn ít, thiếu và không thống nhất.
Đề xuất ý kiến.
Ngân hàng là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế và là một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay nên các hình thức ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Một điều tất yếu là hệ thống pháp luật ngân hàng cần điều chỉnh kịp thời để tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động này phát triển. Chính vì thế tôi xin phép đưa ra một vài đề xuất sau:
Luật các TCTD chỉ là luật khung mang tính khái quát thì cần phải có ngay các văn bản hướng dẫn chi tiết từng hoạt động một đặc biệt là những hoạt động chính, chủ yếu và truyền thống của ngân hàng. Trong đó cần bổ sung quy định rõ ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có những quyền năng trong lĩnh vực gì, quyền hạn đến đâu, các quy định để hạn chế rủi ro, tranh chấp, trách nhiệm của các bên trong quan hệ giao dịch...
Cần có nghị định và thông tư quy định chi tiết, tập trung và thống nhất về quyền năng nhận tiền gửi của riêng ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chứ không thể quy định rải rác trong những văn bản liên quan hoặc quy định dẫn chiếu sang ngân hàng trong nước được.
Bên cạnh đó pháp luật cần quy định cụ thể về vấn đề bảo hiểm tiền gửi đối với từng trường hợp để bảo vệ quyền lợi cho các bên.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhận tiền gửi là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng quan trọng bậc nhất của ngân hàng. Tìm hiểu những quyền năng này để giúp ta có cái nhìn sâu hơn về hoạt động này và đồng thời đề ra được những giải pháp để thay đổi một số hạn chế nhằm làm cho nghiệp vụ ngân hàng cũng như chức năng quản lý hoạt động ngân hàng của pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, 2010.
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1997
Luật các Tổ chức tín dụng 2010
Nghị định 22/2006 Về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 89/1999/ NĐ – CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi
Nghị định 189/1991- HĐBT ngày 15/6/1991
Nghị định số 13/1999/NĐ-CP quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
Thông tư 03/2007/TT-NHNN Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006
Quyết định 1084/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003 về việc điều chỉnh tỉ lệ huy động tiền gửi VNĐ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Quyết định 1160/2004/ QĐ- NHNN Về việc ban hành Quy chế về tiền gửi tiết
Quyết định 581/2003/QĐ – NHNN về ban hành các quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD
Cam kết của VN với WTO về lĩnh vực ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.doc