Pháp luật về tài nguyên nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện

LỜI MỞ ĐẦU B- PHẦN NỘI DUNG I. Khái quát về tài nguyên nước 1. Khái niệm 2. Vai trò 3. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam II. Vai trò của pháp luật bảo vệ tài nguyên nước Những tồn tại của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam IV. Dự báo sự phát triển của pháp luật về tài nguyên nước ở Việt Nam C- PHẦN KẾT

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7616 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về tài nguyên nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM LỜI MỞ ĐẦU Nước là tài nguyên quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các loài sinh vật, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với một số ngành kinh tế quốc dân, là một thành phần cơ bản tạo nên môi trường sống. Hiện nay, nhu cầu về nước ngày càng lớn do dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa nhanh và do sự phát triển của nền kinh tế. Tài nguyên nước toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng đều có những giới hạn. Con người đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động tiêu cực đối với nguồn nước, gây ảnh hưởng đối với đời sống con người cũng như các ngành kinh tế. Chính vì vậy bảo vệ môi trường nước đã trở thành vấn đề quan tâm lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước. Một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao là biện pháp pháp lý. Bằng các quy định của pháp luật, nhà nước vừa ràng buộc mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước vừa định hướng cho họ thực hiện những hành vi có lợi cho nguồn nước. PHẦN NỘI DUNG Khái quát về tài nguyên nước Khái niệm Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quy định sự phát triển bễn vững của đất nước. Nước có thể chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc tính tự nhiên hay mục đích sử dụng của con người. Căn cứ vào đặc tính lý hóa của nước, nước có thể chia thành nước mặn, nước ngọt, nước nhạt, nước lợ…căn cứ vào dạng tồn tại của nước chia thành : nước mặt, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết… căn cứ vào nơi tồn tại, nước gồm : nước biển, nước hồ, nước ao… căn cứ vào mục đích sử dụng thì có nước dung cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản, thủy điện… Dưới góc độ luật môi trường, nguồn nước được hiểu là “ một thành phần cơ bản của môi trường, là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự sống.” Vai trò Đối với đời sống xã hội : Nước là yếu tố không thể thiếu và không thể thay thế cho sự sống của con người. Trong đó có chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể nhất là I ốt và Fluo. Nếu sử dụng nước có hàm lượng T ốt quá nhỏ con người có thể mắc bệnh biếu cổ, đần độn, còn nếu có hàm lượng Fluo quá thấp thì thường bị sâu răng. Nước ở các lưu vực song, suối, biển giúp cho hoạt động đi lại của con người thuận tiện hơn… Đối với ngành kinh tế: + sản xuất nông nghiệp: với một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp và nguồn lợi thủy sản phong phú như Việt Nam thì việc bảo vệ nguồn nước có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của các ngành này. Theo thống kê ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành tiêu dung nước nhiều nhất. Tổng nhu cầu nước tưới cho năm 2000 là 76.6 tỷ m3, chiếm 84% tổng nhu cầu. + các ngành công nghiệp: Trong công nghiệp, nước thường được dung để làm nguội thiết bị và hấp thụ, vận chuyển vật chất hay làm dung môi pha trộn và nhất là sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Nước còn đóng vai trò lớn trong ngành sản xuất điện. Sản lượng điện hàng năm chiếm 55% tổng công suất phát điện của toàn bộ hệ thống lưới điện quốc gia đã được xây dựng. + Giao thông vận tải đường thủy: với nước có mật độ song suối dày đặc, ba mặt giáp biển như Việt Nam thì giao thông đường thủy có ý nghĩa quan trọng. + dịch vụ, du lịch : nguồn nước có vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch, là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành du lịch- dịch vụ. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con song tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con song giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. + ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con song chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như song Thị Vải, là con song ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống song Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống. Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm… Vai trò của pháp luật bảo vệ tài nguyên nước Đứng trước thực trạng ô nhiễm nước đang xảy ra ở nhiều nơi, việc kiểm soát ô nhiễm nước đang trở thành yêu cầu bức thiết. Về vấn đề này, Chiến lược bảo vệ quốc gia đến 2010 và định hướng 2020 đã xác định rõ : “Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước…” “ Để thực hiện các mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải áp dụng các biện pháp tổng thể, trong đó nâng cao vai trò của việc điều chỉnh bằng pháp luật là đặc biệt quan trọng. Cụ thể như: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm định hướng xử sự của con người khi tác động vào môi trường: Với tư cách là công cụ điều tiết hành vi con người trong xã hội, pháp luật có thể kiểm soát ô nhiễm nước một cách có hiệu quả. Chẳng hạn như thông qua hệ thống Quy chuẩn kiểm tra môi trường nước, pháp luật buộc các chủ thể có nước thải chỉ được thải vào nguồn nước ở một giới hạn nhất định. Khi các chủ thể thực hiện tốt các quy định này sẽ góp phần phòng ngừa khắc phục ô nhiễm nước có thể xảy ra. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo kiểm soát ô nhiễm nước một cách hiệu quả. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như sau: xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, định kỳ đánh giá dự báo tình hình môi trường nước, xây dựng và quản lý các công trình bảo vệ môi trường nước… Pháp luật ràng buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật để kiểm soát ô nhiễm nước. Pháp luật quy định những chế tài cụ thể đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường khi họ không tuân theo quy định của pháp luật. Các chế tài hành chính ,dân sự, hình sự được pháp luật quy định buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng nước. Những tồn tại của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam Một là, còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của luật Tài nguyên nước làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Thiếu các văn bản quy định về thành lập và hoạt động của hệ thống thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước. Điều 66 luật tài nguyên nước quy định “ Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước”. Trên thực tế, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức của hệ thống này. Thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết về điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng, quy hoạch tài nguyên nước. Thiếu các văn bản hưỡng dẫn chi tiết về các hành vi gây cạn kiệt nguồn nước. Điều 9 luật tài nguyên nước quy đinh “ Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước” nhưng chưa có sự hướng dẫn cụ thể để xác định đó là hành vi nào. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định về phí nước thải.Hiện nay, thông tư hướng dẫn tính toán khối lượng các chất gây ô nhiễm chưa được ban hành. Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước còn thiếu các văn bản hướng dẫn bảo vệ tốt hơn các thành phần môi trường khác giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển tới môi trường để phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy nhiên, Điều 66 luật tài nguyên nước mới chỉ dừng lại ở thể chế hóa về quản lý lưu vực song bằng quy định nội dung quản lý quy hoạch lưu vực song… Ba là, một số quy định của luật tài nguyên nước không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật hiện hành Thực tiễn áp dụng cho thấy hiệu quả thực hiện các quy định này chưa cao, được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh à tiên đề cần thiết để đảm bảo cho pháp luật đi vào cuộc sống. Dự báo sự phát triển của pháp luật về tài nguyên nước ở Việt Nam Hệ thông cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước sẽ ngày càng được hoàn thiện, phân định rõ chức năng quản lý tổng hợp về tài nguyên nước của Bộ tài chính và Môi trường và chức năng quản lý các hoạt động khác, sở dụng nước của cán bộ chuyên ngành. Bộ tài nguyên và môi trường có chức năng, nhiệm vụ chính trong quản lý bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó các Bộ, ngành cơ quan khác có chức năng phối hợp cùng Bộ tài nguyên và môi trường để bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên giữa các cơ quan này còn thiếu sự phối kết hợp trong việc quản lý, do đó để pháp luật có hiệu quả cần xây dựng một cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý thực hiện sự phối hợp lẫn nhau quản lý thống nhất, toàn diện tài nguyên nước. Pháp luật sẽ quy định cụ thể hơn cơ chế giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Một là, có các quy định cụ thể về việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm tài nguyên nước gây ra. Việc xác định cụ thể các thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra là hết sức khó khăn nhưng lại vô cùng quan trọng trong giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước. Ví dụ : đối với thiệt hại về sức khỏe, cách tính phổ biến là thông qua các chi phí khám chữa bệnh do các cơ sở y tế cung cấp. Hai là, bổ sung những quy định cụ thể về cách thức xác định tính chất và mức độ thiệt hại theo phương pháp lượng giá nhất định. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp Các tiêu chuẩn môi trường về nước thải công nghiệp được áp dụng theo TCVN năm 5945-1995 nước thải công nghiệp- tiêu chuẩn thải. Hiện nay, việc áp dụng tiêu chuẩn này chưa thực sự hợp lý trên thực tế, chưa có quy định về tổng lượng thải, tiêu chuẩn áp dụng cho ngành công nghiệp đặc thù. Việc quy định tổng lượng thải tạo cơ sở để nghiên cứu, dự báo mức độ ô nhiễm và khả năng gây ra ô nhiễm tại các khu vực cụ thể, là cơ sở để cơ quan quản lý phân bổ quyền xả thải, tính các loại thuế và phí bảo vệ môi trường… Xây dựng thêm nhiều tiêu chuẩn môi trường về nước thải công nghiệp. Quy định trách nhiệm tự giám sát nước thải tại nguồn là trách nhiệm cơ bản của cá nhân, tổ chức trong việc phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước. Giám sát tại nguồn là biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ sở. Các dữ liệu thu được từ quá trình này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng phát hiện ra sai phạm, qua đó kịp thời áp dụng các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước có thể xảy ra. Tự giám sát giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ nguồn nước. Trong trường hợp một doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước đã bị xử phạt hành chính nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ không thể áp dụng đối với doanh nghiệp, vì chỉ có cá nhân mới là chủ thể của tội phạm. Do vậy, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần tính đến việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. thể chế hóa bằng pháp luật một số công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước. Sử dụng công cụ kinh tế chính là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế, sử dụng sức mạnh của thị trường để đem lại hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, sử dụng hợp lý tài nguyên nước.Như các loại thuế, phí, lệ phí bảo vệ môi trường… PHẦN KẾT Tóm lại, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả của việc quản lý tài nguyên nước chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước Chúng ta cần ban hành, sửa đổi một số quy định của pháp luật hiện hành. Làm được điều này chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý tài nguyên nước, hạn chế ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm suy thoái nguồn nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về tài nguyên nước ở Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện.doc
Luận văn liên quan