Pháp nhân trong pháp luật dân sự

Khái niệm Cá nhân, trong xã hội có tổ chức, không sống và hoạt động cô lập. Có những lý do khác nhau để cá nhân luôn gắn bó với các cá nhân khác trong quá trình tồn tại của mình. Trên cơ sở quan hệ thân thuộc và quan hệ hôn nhân, các cá nhân sống trong cùng một gia đình. Các quan hệ chính trị liên kết các cá nhân, các gia đình và đặt cơ sở cho sự tạo thành quyền lực công cộng - Nhà nước và chính quyền địa phương. Nhắm đến cùng một mục đích hoặc quan tâm đến cùng một quyền lợi, các cá nhân liên kết với nhau và tạo thành một nhóm người có tổ chức đồng thời tập họp các nỗ lực cá nhân để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ tổ chức đó, nhằm đạt đến mục đích chung hoặc bảo vệ quyền lợi chung. Vấn đề là các quy tắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân không đủ để chi phối các quan hệ phát sinh từ sự hình thành các nhóm cá nhân có tổ chức: một mặt, nếu giữa lợi ích riêng và lợi ích chung có sự mâu thuẫn, thì cá nhân luôn có thiên hướng hy sinh lợi ích chung để bảo vệ lợi ích riêng; mặt khác, thời gian tồn tại của nhóm sẽ không dài thời gian tồn tại của cá nhân, trong khi người giao dịch với nhóm có thể còn sống sau khi tất cả các thành viê trong nhóm đều chết. Ðể bảo vệ tốt lợi ích chung của nhóm cũng như lợi ích của người thứ ba có quan hệ với nhóm, cần công nhận sự tồn tại độc lập của nhóm so với cá nhân. Luật đáp ứng yêu cầu đó bằng cách thừa nhận cho nhóm có tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật. Nhóm được coi như coi nhân thân của riêng mình, phân biệt với nhân thân của từng thành viên. Ðược nhân cách hoá, nhóm có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nghĩa là có năng lực hành vi, và có tài sản riêng bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Một con người trừu tượng, nhóm thực hiện các quyền và nghĩa vụ thông qua những con người cụ thể được bố trí vào các cơ quan của nhóm, gọi là các cơ quan quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động của nhóm. Luật gọi những nhóm như thế là những pháp nhân. Ta lần lượt tìm hiểu lịch sử của chế định pháp nhân, tính chất pháp lý của pháp nhân, phân loại pháp nhân và chế độ pháp lý của pháp nhân trong luật thực định Việt Nam. I - Lịch sử của chế định pháp nhân

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp nhân trong pháp luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP NHÂN TRONG LUẬT DÂN SỰ Khái niệm  Cá nhân, trong xã hội có tổ chức, không sống và hoạt động cô lập. Có những lý do khác nhau để cá nhân luôn gắn bó với các cá nhân khác trong quá trình tồn tại của mình. Trên cơ sở quan hệ thân thuộc và quan hệ hôn nhân, các cá nhân sống trong cùng một gia đình. Các quan hệ chính trị liên kết các cá nhân, các gia đình và đặt cơ sở cho sự tạo thành quyền lực công cộng - Nhà nước và chính quyền địa phương. Nhắm đến cùng một mục đích hoặc quan tâm đến cùng một quyền lợi, các cá nhân liên kết với nhau và tạo thành một nhóm người có tổ chức đồng thời tập họp các nỗ lực cá nhân để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ tổ chức đó, nhằm đạt đến mục đích chung hoặc bảo vệ quyền lợi chung.  Vấn đề là các quy tắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân không đủ để chi phối các quan hệ phát sinh từ sự hình thành các nhóm cá nhân có tổ chức: một mặt, nếu giữa lợi ích riêng và lợi ích chung có sự mâu thuẫn, thì cá nhân luôn có thiên hướng hy sinh lợi ích chung để bảo vệ lợi ích riêng; mặt khác, thời gian tồn tại của nhóm sẽ không dài thời gian tồn tại của cá nhân, trong khi người giao dịch với nhóm có thể còn sống sau khi tất cả các thành viê trong nhóm đều chết.  Ðể bảo vệ tốt lợi ích chung của nhóm cũng như lợi ích của người thứ ba có quan hệ với nhóm, cần công nhận sự tồn tại độc lập của nhóm so với cá nhân. Luật đáp ứng yêu cầu đó bằng cách thừa nhận cho nhóm có tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật. Nhóm được coi như coi nhân thân của riêng mình, phân biệt với nhân thân của từng thành viên. Ðược nhân cách hoá, nhóm có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nghĩa là có năng lực hành vi, và có tài sản riêng bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Một con người trừu tượng, nhóm thực hiện các quyền và nghĩa vụ thông qua những con người cụ thể được bố trí vào các cơ quan của nhóm, gọi là các cơ quan quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động của nhóm. Luật gọi những nhóm như thế là những pháp nhân.  Ta lần lượt tìm hiểu lịch sử của chế định pháp nhân, tính chất pháp lý của pháp nhân, phân loại pháp nhân và chế độ pháp lý của pháp nhân trong luật thực định Việt Nam.  I - Lịch sử của chế định pháp nhân  Pháp nhân trong luật phương Tây - Luật La Mã, quan niệm về pháp nhân hình thành tương đối muộn. Thoạt tiên, tư cách pháp nhân chỉ được thừa nhận cho Nhà nước; sau đó, pháp nhân Nhà nước còn được gán cho một số định chế công pháp của Ðế quôc La Mã: thành bang, khu tự quản, thuộc địa,...Vào thời kỳ cuối, luật thừa nhận có hai loại pháp nhân tư pháp: universitates personarum, gồm những người có cùng các hoạt động nghề nghiệp; và universitates bonorum, để chỉ những nhóm người hoạt động trong các lĩnh vực từ thiện hoặc phúc lợi chung. Pháp nhân tư pháp trong Luật La Mã chỉ được phép thành lập một khi có giấy phép của chính quyền. Vả lại, đó chỉ được coi như sự mở rộng diện những nhóm người được hưởng tư cách pháp nhân Nhà nước: chính là theo khuôn mẫu Nhà nước mà các pháp nhân tư pháp chiếm hữu tài sản chung của các thành viên, có ngân quỹ chung và được điều hành nhờ có vai trò của người quản lý. Cần lưu ý rằng chính quyền La Mã chỉ cấp giấy phép cho các nhóm người hoạt động không vụ lợi và những nhóm hoạt động có thu lợi nhuận mà có quan hệ với Nhà nước hoặc giữ một vai trò công cộng. Các hội hoạt động để thu lợi nhuận, nói chung, không có tư cách pháp nhân.  Dưới chế độ phong kiến, các nhóm có mục đích không vụ lợi cũng chỉ được thành lập và hoạt động nếu có giấy phép của nhà vua và, một khi có giấy phép, nhóm đương nhiên được hưởng quy chế của pháp nhân. Các nhóm có mục đích thu lợi nhuận từ hoạt động của mình (các hội thương mại) không phải xin giấy phép, nhưng các nhóm này không có tư cách pháp nhân: tài sản của nhóm thuộc sở hữu chung của các thành viên; chỉ đối với các chủ nợ xác lập giao dịch với cả nhóm trong khuôn khổ thực hiện mục tiêu hoạt động của nhóm, thì các tài sản ấy coi như được sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của nhóm. Một vài nhóm có tính chất của một công ty đối vốn, tỏ ra hữu ích đối với việc củng cố quyền lực và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, được thừa nhận có tư cách pháp nhân, thậm chí, được giao phó một phần quyền lực công cộng. Trường hợp Công ty Ðông Ấn (một công ty khai thác thuộc địa lớn) là một ví dụ.  Luật phương Tây đương đại thừa nhận tư cách pháp nhân của các nhóm hình thành trong khuôn khổ pháp luật, áp dụng Ðiều 20 Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp Quốc: tất cả mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội. Các nhóm hoạt động nhằm thu lợi nhuận được thành lập mà không cần giấy phép và có tư cách pháp nhân ngay từ lúc thành lập.  Pháp nhân trong luật Việt Nam - Luật cổ Việt Nam không xây dựng khái niệm pháp nhân. Chỉ trong luật cận đại, pháp nhân mới bắt đầu được nhắc đến như một khái niệm vay mượn từ luật học phương Tây. Trong luật viết thời kỳ thuộc địa, pháp nhân được hiểu như một nhóm người được tập họp lại để thực hiện một hay nhiều mục đích nhất định và được luật thừa nhận có khả năng đảm nhận tư cách chủ thể của các quyền và nghĩa vụ, bao gồm (BLDS Bắc Ðiều 284 và 289; BLDS Trung Ðiều 392 và 293): Nhà nước, Tỉnh, Thị tứ, Làng, Phường hoặc Phố, Thôn, Giáp (nhóm hình thành từ nhiều gia đình gắn bó với nhau do có những lợi ích chung đặc biệt trong lĩnh vực thờ cúng), Xóm (nhóm hình thành từ những gia đình gắn bó với nhau do quan hệ láng giềng hoặc quan hệ phát sinh từ hoạt động nông nghiệp), các hiệp hội được cho phép thành lập và các công ty thương mại được thành lập đúng luật.  Cho đến cuối những năm 1980, luật Việt Nam hiện đại không có các quy định có hệ thống về pháp nhân, nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ này trong các văn bản pháp luật. Học thuyết pháp lý về phần mình, đã dựa vào tập quán giao dịch để xây dựng một hệ thống các điều kiện mà một nhóm người cần hội đủ để có thể được thừa nhận là có tư cách pháp nhân: Ðược thành lập một cách hợp pháp; Có tên gọi riêng và có trụ sở riêng; Có tài sản riêng; Có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ta thấy ngay rằng luật chỉ thừa nhận tư cách pháp nhân của những tổ chức được cho phép thành lập.  Khi hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989, Nghị định số 17-HÐBT ngày 16/1/1990, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn, ghi nhận các điều kiện cơ bản mà một nhóm hoạt động nhằm thu lợi nhuận phải có đủ, để được hưởng tư cách pháp nhân, như sau: 1 - Ðược thành lập một cách hợp pháp; 2- Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng tài sản đó; 3- Có quyền quyết định một cách độc lập về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; 4- Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật. Khái quát hoá quan niệm về pháp nhân được xây dựng như trên Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 thừa nhận rằng các dấu hiệu cơ bản của pháp nhân bao gồm (Ðiều 4 khoản 2): 1 - Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 2 - Tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước Toà án; 3 - Ðược thành lập hợp pháp và được pháp luật công nhận là một tổ chức độc lập.  BLDS năm 1995 chính thức thừa nhận pháp nhân như là một chủ thể của quan hệ pháp luật và định nghĩa pháp nhân như là một tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập (BLDS Ðiều 94). Theo định nghĩa đó, luật thừa nhận tư cách pháp nhân của những tổ chức sau đây (Ðiều 110): cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hộ, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các tổ chức khác có đủ các điều kiện ghi nhận tại định nghĩa nêu trên. Cũng như trong luật hiện đại phương Tây, luật thực định Việt Nam thừa nhận có những pháp nhân hình thành không phải từ việc kết nhóm của các nhân có cùng mục đích: Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999 thừa nhận khá năng thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân độc lập với tư cách pháp nhân của thành viên thành lập công ty.  II - Tính chất pháp lý của pháp nhân  Có hai quan niệm trái ngược trong luật phương Tây. Luật Việt Nam đang xây dựng một quan niệm dung hoà.  Quan niệm về tính hư cấu của pháp nhân - Vào thế kỷ thứ XIX, nhiều nhà luật học Pháp và Ðức cho rằng pháp nhân, suy cho cùng, chỉ là một hư cấu do người làm luật dựng nên nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập các quan hệ giữa một nhóm người với người thứ ba. Lợi ích, mục đích của pháp nhân, suy cho cùng, là lợi ích, mục đích của các cá nhân trong nhóm; và quyền sở hữu của pháp nhân đối với tài sản của nhóm chỉ hình một cách diễn đạt khác của quyền sở hữu chung của các thành viên trong nhóm đối với các tài sản đó. Tư cách pháp nhân của nhóm do người làm luật ban cho, như một ân huệ, và có thểbị người làm luật tước bỏ, nếu muốn.  Quan niệm về tính hiện thực của pháp nhân - Một số nhà luật học lại cho rằng nhóm có ý chí của riêng mình, phân biệt với ý chí của các thành niên và chính ý chí đó là cơ sở của quan niệm về chủ thể của quan hệ pháp luật: cá nhân có ý chí, vậy cá nhân là chủ thể của quyền và nghĩa vụ; nhóm cũng có ý chí; vậy, nhóm cũng là chủ thể của quyền và nghĩa vụ, với tư cách là một pháp nhân.  Ôn hoà hơn, một vài người cho rằng pháp nhân chỉ là một hiện thực thuần tuý kỹ thuật. Tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật tỏ ra cần thiết trong chừng mực nó tạo điều kiện cho thực thể pháp lý mang tư cách đó thực hiện các giao dịch nhằm đạt tới mục đích của mình. Chính là xuất phát từ tư tưởng chủ đạo đó mà người làm luật thừa nhận tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật cho cá nhân. Bởi vậy, một khi các cá nhân kết nhóm để theo đuổi một mục đích nhất định, thì nhóm tự nhiên phải có tư cách pháp nhân, ít nhất trong điều kiện mục tiêu mà nhóm theo đuổi là chính đáng.  Quan niệm của luật thực định Việt Nam - Pháp nhân trong luật Việt Nam không phải là một hư cấu cũng không là một hiện thực. Trước hết, pháp nhân có một khối tài sản riêng, độc lập với các khối tài sản riêng của các thành viên; sở hữu của pháp nhân không phải là một hình thức khác của sở hữu chung. Bộ luật dân sự có đề cập đến hình thức sở hữu hỗn hợp, hình thành từ việc góp vốn của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để sản xuất, kinh doanh, thu lợi nhuận, và coi đó như một loại sở hữu chung (Ðiều 228). Nhưng có thể tin rằng sở hữu hỗn hợp chỉ là sở hữu chung, trong trường hợp những người góp vốn không thành lập một pháp nhân đứng đầu khối tài sản liên quan: nếu một pháp nhân (ví dụ, một công ty trách nhiệm hữu hạn) được thành lập, thì tài sản gọi là thuộc sở hữu hỗn hợp, là tài sản riêng của pháp nhân chứ không phải là tài sản chung của các thành viên công ty.  Song, pháp nhân không thể tự động sinh ra từ việc kết nhóm của những người có cùng mục đích, cùng lợi ích: để có tư cách pháp nhân được luật thừa nhận, tổ chức phải được Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập (BLDS Ðiều 96 khoản 2); nếu tổ chức phải đăng ký hoạt động, thì chỉ được hưởng tư cách pháp nhân từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký (cùng điều luật).  III - Phân loại pháp nhân Pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp Pháp nhân công pháp trong luật Việt Nam là các tổ chức nắm giữ quyền lực công cộng và thực hiện một trong các chức năng của Nhà nước hoặc đảm nhận một vai trò trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ðảng cộng sản, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, là một pháp nhân công pháp. Trong danh sách pháp nhân công pháp được ghi nhận trong luật viết hiện hành không có Nhà nước. Song tư cách pháp nhân của Nhà nước được thừa nhận trong nhiều chế định, đặc biệt là trong pháp luật về tài sản và pháp luật thừa kế: Nhà nước là người thực hiện quyền sở hữu toàn dân về tài sản, là người tiếp nhận các di sản không người hưởng. Dưới Nhà nước có các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang.  Các đơn vị hành chính thành lập theo lãnh thổ (tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) không phải là pháp nhân, mà chính các cơ quan Nhà nước được thành lập trong khuôn khổ tổ chức bộ máy chính quyền địa phương là các pháp nhân. Bên cạnh Nhà nước có các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa: Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam...  Các pháp nhân công pháp quản lý tài sản của mình bằng các công cụ của hệ thống kế toán công. Pháp nhân công pháp có thể hình thành từ sự kết nhóm của các cá nhân (nói chung, các chủ thể của quan hệ pháp luật), như Ðảng cộng sản, Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động... Nhưng cũng có thể do ý chí của Nhà nước, như các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan dịch vụ công - trường học, bệnh viện...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp nhân trong pháp luật dân sự.doc