Phát huy vai trò quản lý Nhà Nước tại các điểm du lịch

Cùng với công cuộc cải các hành chính, việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản ‎lý nhà nước trên mọi lĩnh vực là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm hiện nay. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực chỉ thực sự đạt kết quả khi cơ quan chủ quản phát huy hết vai trò và khả năng của mình trong từ việc hoạch định, tổ chức, quyết định tới việc kiểm tra, giám sát của mình đối với các khách thể. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch luôn gắn liền với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Nhờ vậy bức tranh về du lịch của đất nước và địa phương có nhiều biến chuyển sâu sắc. Tại các điểm du lịch – hạt nhân và nguồn lực chính cho sự phát triển của ngành và địa phương vẫn còn tồn tại nhiều vân đề cần xem xét, trong đó là sự chưa phát huy hết vai trò, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐIỂM DU LỊCH Trong những năm qua, tuy có những tác động bởi các yếu tố khác quan và chủ quan ngoài mong muốn nhưng nhìn chung ngành du lịch Việt Nam thu được rất nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Khách du lịch nội địa ngày một đông, khách quốc tế từng bước hình thành thói quen tới Việt Nam du lịch. Nhiều sự kiện lớn mang tầm cỡ thế giới và châu lục được đặt niếm tin cho chúng ta đăng cai. Nhờ vậy, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng được vị thế trên trường quốc tế. Đứng trên phương diện pháp lý, Luật du lịch cùng với các văn bản pháp quy ra đời và đi vào cuộc sống giúp cho cho quan chức năng nhà nước có sự định hướng quản lý du lịch trên mọi phương diện như lữ hành, lưu trú, ăn uống, quy hoạch phát triển, bảo vệ tài nguyên môi trường, xúc tiến quảng bá .v.v. Theo thời gian, ngành du lịch đang ngày càng phát triển, khẳng định vai trò của mình và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm mà Đảng và nhà nước giao cho. Cùng với sự phát triển đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các điểm du lịch thuộc các vùng miền khác nhau của tổ quốc góp phần mang lại sự thành công cho sự phát triển du lịch. Mỗi điểm du lịch (tự nhiên hoặc nhân văn; địa phương và quốc gia) đều gắn với đặc trưng riêng cũng như thế mạnh của riêng mình vế vị trí địa lí, phong cảnh, chất lượng dịch vụ, văn hóa, cơ sở hạ tầng, chiến lược phát triển .v.v. tạo cho du khách gần xa khi tới tham quan có những ấn tượng khó quên. Đời sống của cộng đồng dân cư có điểm du lịch đổi thay hàng ngày. Họ được tạo điều kiện công ăn, việc làm và có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Đó là những lợi thế hiện nay mà các điểm du lịch mang lại.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy vai trò quản lý Nhà Nước tại các điểm du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH Cùng với công cuộc cải các hành chính, việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản ‎lý nhà nước trên mọi lĩnh vực là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm hiện nay. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực chỉ thực sự đạt kết quả khi cơ quan chủ quản phát huy hết vai trò và khả năng của mình trong từ việc hoạch định, tổ chức, quyết định tới việc kiểm tra, giám sát của mình đối với các khách thể. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch luôn gắn liền với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Nhờ vậy bức tranh về du lịch của đất nước và địa phương có nhiều biến chuyển sâu sắc. Tại các điểm du lịch – hạt nhân và nguồn lực chính cho sự phát triển của ngành và địa phương vẫn còn tồn tại nhiều vân đề cần xem xét, trong đó là sự chưa phát huy hết vai trò, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐIỂM DU LỊCH Trong những năm qua, tuy có những tác động bởi các yếu tố khác quan và chủ quan ngoài mong muốn nhưng nhìn chung ngành du lịch Việt Nam thu được rất nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Khách du lịch nội địa ngày một đông, khách quốc tế từng bước hình thành thói quen tới Việt Nam du lịch. Nhiều sự kiện lớn mang tầm cỡ thế giới và châu lục được đặt niếm tin cho chúng ta đăng cai. Nhờ vậy, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng được vị thế trên trường quốc tế. Đứng trên phương diện pháp lý, Luật du lịch cùng với các văn bản pháp quy ra đời và đi vào cuộc sống giúp cho cho quan chức năng nhà nước có sự định hướng quản lý du lịch trên mọi phương diện như lữ hành, lưu trú, ăn uống, quy hoạch phát triển, bảo vệ tài nguyên môi trường, xúc tiến quảng bá .v.v. Theo thời gian, ngành du lịch đang ngày càng phát triển, khẳng định vai trò của mình và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm mà Đảng và nhà nước giao cho. Cùng với sự phát triển đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các điểm du lịch thuộc các vùng miền khác nhau của tổ quốc góp phần mang lại sự thành công cho sự phát triển du lịch. Mỗi điểm du lịch (tự nhiên hoặc nhân văn; địa phương và quốc gia) đều gắn với đặc trưng riêng cũng như thế mạnh của riêng mình vế vị trí địa lí, phong cảnh, chất lượng dịch vụ, văn hóa, cơ sở hạ tầng, chiến lược phát triển .v.v. tạo cho du khách gần xa khi tới tham quan có những ấn tượng khó quên. Đời sống của cộng đồng dân cư có điểm du lịch đổi thay hàng ngày. Họ được tạo điều kiện công ăn, việc làm và có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Đó là những lợi thế hiện nay mà các điểm du lịch mang lại. Tuy vậy vai trò của hoạt động quản lý nhà nước tại các điểm du lịch chưa phát huy đúng tầm và có nhiều điều phải bàn luận. Theo Điều 24 – Mục 1 – Chương IV của Luật Du lịch, điểm du lịch được phân làm hai loại đó là: Điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương. Và theo Điều 10, 11 – Cương I – Luật Du lịch cũng có nêu cụ thể nội dung và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với điểm du lịch một cách cụ thể. Các điểm du lịch ở mỗi địa phương khác nhau đều có đặc điểm chung là sự quản lý thống nhất của nhà nước về hoạt động du lịch. Thực tế hoạt động của các điểm du lịch tại các địa phương diễn ra dường như còn thiếu “bóng dáng” vai trò cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp chủ quản. Điểm chung giữa các điểm du lịch là vẫn còn tồn tại vấn đề ô nhiễm môi trường (tự nhiên và nhân văn) gây mất vẻ đẹp mỹ quan của điểm du lịch, thiệm cảm cũng như ấn tượng của du khách. Tình trạng xả rác bừa bãi, thương mại hóa tâm linh, bói toán, tăng giá dịch vu, tranh giành khách và địa bàn hoạt động .v.v.. vẫn diễn ra thường xuyên. Đi đối với nó là các tệ nạn móc túi, cướp giật tài sản của du khách. Chúng ta không thể “đổ lỗi” hết trách nhiệm chính là do ý thức của du khách và người kinh doanh du lịch. Sở dĩ những vấn đề nêu trên còn tồn tại là do một phần thiếu “bàn tay” cơ quan quản lý nhà nước chủ quản hay nói đúng hơn là chế tài kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch chưa được chú trọng, còn bỏ ngỏ, vẫn tồn tại mối quan hệ “kính – nể”. Những việc nhỏ “trong nhà” mà chúng ta chưa thực hiện tốt thì làm sao mà nghĩ tới việc “vươn ra biển lớn”? Quản lý nhà nước ở các cấp có thống nhất, thành công thì mới tạo động lực và là “đòn bẩy” cho sự phát triển nói chung về du lịch. Lợi ích kinh tế và xã hội chỉ thực sự có được từ khai thác điểm du lịch khi vai trò hoạt động quản lý được phát huy đúng đúng mức, đúng mục tiêu. Từ thực tế tồn tại và phát triển tại các điểm du lịch, việc đưa tìm ra lời giải nhằm phát huy tối đa vai trò hoạt động quản lý nhà nước là mục tiêu cần phải thực hiện, góp phần ổn đỉnh cơ chế hoạt động hợp lí cho các bên liên quan. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP Thứ nhất, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Muốn phát huy tốt vai trò của họ trong lĩnh vực này thì việc đầu tiên người cán bộ đó phải có kiến thức chung về du lịch, về pháp luật du lịch và quan trọng là có nghiệp vụ quản lý. Thực tế đã chứng minh rằng cán bộ quản giỏi, có năng lực tốt thì những vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi tác nghiệp tại các điểm du lịch sẽ dễ xử lí, giải quyết hơn. Nếu có những tình huống như tranh chấp, xử phạt xảy ra tại các điểm du lịch đều đứng trên phương diện cán cân công bằng của luật pháp để “hợp lòng dân”. Như vậy giữa khách và chủ cảm thấy hài lòng, không có sự “thiên vị” hay mâu thuẫn đáng tiếc nào xảy ra. Môi trường văn hóa tại điểm du lịch được duy trì và giữ vững. Để thực hiện tốt công tác tổ chức hoạt động đào tạo cán, hàng năm cơ quan quản lý du tại địa phương, trung ương có kế hoạch tổ chức, lựa chọn những cán bộ tâm huyết học tập những khóa bồi dưỡng, tập huấn về quản lý nhà nước về du lịch. Trình độ và nghiệp vụ của họ sẽ không ngừng được hoàn thiện và ngày một nâng cao phục vụ cho công tác quản lý du lịch nói chung và tại điểm du lịch nói riêng. Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đối với du khách, đặc biệt là đối với những người kinh doanh tại điểm du lịch. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các điểm du lịch diễn ra trong mối quan hệ với các chủ thể như tài nguyên gắn liền với điểm du lịch, những người kinh doanh và khách du lịch. Vai trò chủ đạo gắn liền và định hướng, ràng buộc các mối quan hệ này là pháp luật với các nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể dành cho các chủ thể tại điểm du lịch. Vì vậy tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại điểm du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng, là công cụ hỗ trợ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua pháp luật, các chủ thể ứng xử với nhau trong “khuôn khổ” cho phép dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, trong quá trình đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cần phải nêu rõ những hình thức xử phạt nghiêm minh nếu như du khách và đơn vị kinh doanh tại điểm du lịch vi phạm như thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thường xuyên có các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật. Rõ ràng việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là một trong nhưng công cụ hữu hiệu giúp cho cơ quan giảm chủ quản bớt gánh nặng nhưng vẫn mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý. Thứ ba, thường xuyên đánh giá mức độ tác động từ việc khai thác điểm du lịch phục vụ khách để có kế hoạch điều chỉnh, phục hồi, tái tạo kịp thời. Một trong những nguyên tắc của phát triển bền vững là quá trình khai thác phải gắn liền tái tạo, bảo vệ. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các điểm du lịch không thể tách rời nguyên tắc đó. Khai thác những lợi ích mà điểm du lịch mang lại là nguyện vọng chính đáng của cộng đồng địa phương và người làm du lịch. Hoạt động du lịch cũng luôn phát triển, không có khái niệm “nghỉ để bảo dưỡng”. Vì vậy trong khai thác gắn liền với bảo vệ là một yêu cầu thiết yếu. Vấn đề này cần phải phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thường xuyên đánh giá mức độ tác động từ việc khai thác điểm du lịch. Quá trình đánh giá phải có kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể. Việc đánh giá tại điểm du lịch có thể qua nhiều thông số khác nhau như tác hại môi trường, tổn hại tài nguyên, văn hóa ứng xử, giá cả và chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý .v.v.; các kênh thông tin khác nhau như người làm du lịch, du khách, sự phản ánh từ phương tiện truyền thông .v.v. để đạt độ khách quan và chính xác cao. Từ đó các nhà quản lý tại điểm du lịch có kết quả tổng thể để sưa ra những chiến lược phát triển phù hợp. Và các điểm du lịch sẽ luôn hoàn thành mục tiêu “phát triển bền vững” đề ra. Thứ tư, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quản lý các điểm du lịch từ các địa phương làm tốt trong nước, các quốc gia có du lịch phát triển trong khu vực và châu lục như Thái Lan, Singapo, Trung Quốc, Malaixia .v.v. để tìm ra những bài học có thể tham khảo áp dụng. Ngành du lịch các quốc gia này không ngừng phát triển, các điểm du lịch luôn có vinh dự được lưu dấu bước chấn của rất nhiều du khách. Sự thành công đó không thể thiếu vắng bàn tay của hoạt động quản lý nhà nước. Đó có thể được xem là tài sản tri thức được tích lũy trong quá trình phát triển phát triển du lịch đất nước nói chung và tại các điểm du lịch nói riêng về hoat động quản lý nhà nước. Lý luận học tập từ phương quản lý nhà nước đối với các điểm du lịch đó chỉ có giá trị khi nó được nghiên cứu, có trách nhiệm sàng lọc, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm rồi mới áp dụng vào thực tế. Tất nhiên sự vận dụng những tri thức và kinh nghiệm hoạt động quản lý nhà nước tại các điểm du lịch nó phải phù hợp với truyền thống, lịch sử, văn hóa của nước chúng ta. Nâng cao năng lực và phát huy vai trò quản lý tại các điểm du lịch là một trong những giải pháp tối ưu giúp hoạt động du lịch địa phương trong quá trình hoạt động của mình có tính định hướng với chính sách và chiến lược của ngành, từ đó tạo “dòng chảy” hòa mình vào sự phát triển chung của du lịch thế giới. Phát huy vai trò hoạt động quản lý nhà nước tại các điểm du lịch chỉ có thể thực hiện và thành công khi có sự “lắng nghe, đối thoại”, phối kết hợp từ các bên có liên quan, cụ thể là từ cơ quan quản lý trung ương tới địa phương và những người làm du lịch. Sự thống nhất trong quản lý ắt tạo ra bản sắc, cái riêng cho sự phát triển điểm du lịch của từng địa phương, tạo thế chủ động trong đón tiếp du khách tới tham quan. Phạm Trọng Lê Nghĩa Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Địa chỉ: 459 Trương Công Định, P7, TP.Vũng Tàu, tỉnh BRVT ĐTLH: 064.3859964/0907.162421 Fax: 064.3852587 Email: phamtronglenghia@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát huy vai trò quản lý Nhà Nước tại các điểm du lịch.doc
Luận văn liên quan