Ngày nay trên thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ, hàng ngày trên thế giới có hàng chục triệu người làm thông tấn, quay phim, chụp ảnh, hội hoạ .v.v. và nhờ sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật lên phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được hiện đại, không những bằng báo chí, phát thanh, truyền hình mà còn truyền tin, truyền hình qua vệ tinh nhân tạo, bằng tia Laze dùng ánh sáng thay cho điện để để truyền ảnh, truyền tiếng nói con người cũng ngày càng phát triển, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về số lượng thông tin, báo chí cung cấp cho con người rất nhiều thông tin sự kiện nổi bật được nảy sinh từ thực tiện trong quan hệ xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng xã hội càng phát triển thì vai trò thông tin báo chí càng tăng lên. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy đất nước phát triển phù hợp quy luật, hướng tới một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vì con người và sự tiến bộ. Một mặt, đó là điều kiện giúp cho báo chí phát triển, mặt khác, bản thân báo chí cũng có trách nhiệm nặng nề, quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp ấy.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4442 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát thanh toạ đàm và xây dựng kịch bản toạ đàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ
*********
TIỂU LUẬN
Môn: BÁO PHÁT THANH
ĐỀ TÀI:
PHÁT THANH TOẠ ĐÀM VÀ XÂY DỰNG KỊCH BẢN TOẠ ĐÀM
Họ và tên : Đặng Hùng Mạnh
Lớp : Báo chí K28 – Yên Bái
Trường : Học viện báo chí tuyên truyền
Yên Bái, tháng 1 năm 2011
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
Phần 1. Những khái niệm chung
3
1.1 Toạ đàm
3
1.2 Phát thanh toạ đàm
4
Phần 2. Năng lực,phẩm chất của người tổ chức toạ đàm phát thanh
6
2.1 Vai trò của người dẫn
6
2.2 Yêu cầu đối với người dẫn
7
Phần 3. Kỹ năng thực hiện toạ đàm phát thanh
8
3.1 Chuẩn bị
8
3.2 Thực hiện
9
Phần 4. Kết luận
11
Phần 5. Kịch bản chương trình toạ đàm phát thanh
12
PHẦN 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
Toạ đàm
Toạ đàm là một trong các hình thức thông tin hiệu quả trên báo chí. Về nội dung,nó thường phản ánh những sự kiện, vấn đề nổi bật trong đời sống. Về hình thức, toạ đàm được khu biệt với những thể loại báo chí khác ở chỗ nó là một cuộc tranh luận, bàn cãi, trao đổi giữa một nhóm người có liên quan,có hiểu biết xung quanh một chủ đề nào đó. Ý kiến của họ có thể nhất trí hoặc không nhất trí với nhau nhưng đều bám sát và làm sáng tỏ những khía cạnh có liên quan đến chủ đề trong một chừng mực nào đó, giúp cho công chúng có được những hiểu biết sâu sắc và đúng đắn. Trước hết ta tìm hiểu nghĩa của toạ đàm. Theo nghĩa gốc " Toạ đàm " có nghĩa là ngôi để trò chuyện. Trên báo chí, hình thức này được sử dụng khi trong cuộc sống xuất hiện một vấn đề hay một sự kiện nổi lên thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng, đang cần có lời giải đáp. Tuy nhiên nó không chỉ là một cuộc trò chuyện mà đã mở rộng thành những cuộc trao đổi, bàn bạc, tranh luận…. giữa những người tham gia. Trong một cuộc toạ đàm thường có nhiều ý kiến khác nhua nhưng chính điều đó lại tạo lên cái hấp dẫn của toạ đàm. Một cuộc toạ đàm ít nhất phải có 3 người tham gia. Một người không bao giờ thay đổi vai trò của mình chính là người dẫn chương trình( phóng viên, biên tập viên…) Đây là người có vai trò tổ chức dẫn dắt cho những tranh luận, bàn bạc. Những người cùng tham gia là những người có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có địa vị xã hội nhất định liên quan đến chủ đề đã đưa ra. Những ý kiến của họ nêu ra trong các cuộc toạ đàm thường mang tính chất cá nhân nhưng có dộ tin cậy cao.
Những thành viên tham gia toạ đàm được chọn lọc để trình bày quan điểm mà họ đã nắm vững và hiểu thấu về một chủ đề. Mặc dù mỗi cuộc toạ đàm đều có chủ đề được xác định từ trước nhưng các thành viên tham gia toạ đàm đều có thể mang lại những chủ đề mới.
Người dẫn chương trình có nhiệm vụ xác định chủ đề, vấn đề mà cuộc toạ đàm nhằm tới. Một cuộc toạ đàm thành công chỉ khi nào giải quyết được những vấn đề đã nêu ra.
Một cuộc toạ đàm được thực hiện qua 3 bước : gồm có
- Người dẫn chương trình nêu lý do, chủ đề của cuộc toạ đàm và những yêu cầu cụ thể được đặt ra trong cuộc toạ đàm.
- Người dẫn giới thiệu những người tham gia toạ đàm.
- Người dẫn nêu vấn đề và lần lượt đặt câu hỏi và mời những người tham gia phát biểu.
Một cuộc toạ đàm có chất lượng tốt ngoài ý kiến có chất lượng của các thành viên tham gia còn cần vào vai trò của người dẫn. Các ý kiến của các thành viên cần được sắp xếp một cách lôgíc để tạo lên sức hấp dẫn và đẻ có thể giải quyết được chủ đề đã nêu ra.
1.2 Phát thanh toạ đàm
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự tiện lợi và phương thức thông tin bằng lời nói giao tiếp, còn so với truyền hình, thông tin của phát thanh nhanh và kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe. Với lối diễn tả thân mật, gợi mở,phát thanh có thể tạo ra hiệu quả thông tin rất cao. Tất nhiên, không phải lúc nào thông tin phát thanh cũng được công chúng tiếp nhận dễ dàng. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quá trình tiếp nhận thông tin như phương tiện, thời gian, ngôn ngữ, độ tuổi….
Bên cạnh nhu cầu tiếp nhận những thông tin, thính giả phát thanh ngày nay còn có xu hướng muốn được tham gia các chương trình phát thanh. Mong muốn có được cảm giác gần gũi, thân mật, mong tìm được sự mới mẻ, đa dạng và xác thực trong những thông tin được nghe qua radio và muốn chủ động tham gia vào quá trình tiếp nhận thông tin.
Toạ đàm thu thanh là một trong những hình thức thông tin có thể đáp ứng được những yêu cầu khó khăn này. Nó không chỉ nhằm truyền đạt thông tin về các sự kiện, vấn đề, hoàn cảnh, tình huống… mà còn có nhiệm vụ phân tích,lý giải.
Vậy toạ đàm thu thanh là một cuộc trao đổi, bàn cãi, tranh luận của một nhóm đại biểu nào đó về một chủ đề nhất định nhằm truyền đạt thông tin tới người nghe bằng phương tiện truyền thông radio.
Sử dụng toạ đàm có thể đem lạo hiệu quả trên báo phát thanh. Toạ đàm thu thanh có thể góp phân vào cuộc tranh luận trên sóng phát thanh, phản ánh và thể hiện tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Toạ đàm thu thanh phát trực tiếp hiện nay còn có thể đuợc thực hiện với sự tham gia trực tiếp của công chúng thính giả qua hệ thống tổng đài điện thoai. Họ có thể nêu ra bất cứ câu hỏi nào cho các thành viên trong toạ đàm. Đây là một thể loại có khả năng tạo ra mối giao lưu giữa chủ thể truyền thống với công chúng. Đây cũng được coi là phương pháp tốt nhất để công chúng có thể tiếp nhận các nguồn thông tin một cách sinh động trực tiếp, đồng thời có thể bầy tỏ thái độ, hành động của mình trước những vấn đề mà cuộc toạ đàm nêu ra,
Bản chất của quá trình tác động rađio là một quá trình liên tục mà qua đó ta hiểu được người khác và ngược lại, một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng tình cảm bằng cách sử dụng ký hiệu nhằm nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, điều chỉnh hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển.
PHẦN 2. NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI TỔ CHỨC TOẠ ĐÀM
2.1 Vai trò của người dẫn ( Chủ toạ )
Vai trò và công việc của người dẫn chương trình ( chủ toạ ) toạ đàm thu thanh là cực kỳ quan trọng. Cuộc toạ đàm thanh công hay không một phần chính là do ai trò của nhân vật này.
Người dẫn chương trình có thể là một phóng viên hoặc biên tập viên của đài. Trong một cuộc toạ đàm, người dẫn giữ vai trò trung tâm , có nhiệm vụ là khâu nối liên kết các thành viên tham gia toạ đàm trong một khối quan tâm trung, một chủ đề chung hướng tới công chúng thính giả. Đây là người chịu trách nhiệm về sự thành hay bại của toàn bộ kể cả nội dung cũng như hình thức của cuộc toạ đàm.
Nhiệm vụ chủ yếu của người dẫn chương trình trong khi tiến hành toạ đàm là bảo đảm tính mục đích, tính đa dạng sinh động tạo cơ hội cho tất cả các thành viên dược trình bầy quan điểm của mình, thay đổi tiếng nói của các thành viên sao cho cân đối, không để một người nói quá dài hoặc có người không được nói. Người dẫn chương trình cũng là người tổng kết ý kiến của các thành viên tham gia toạ đàm nhằm làm sáng tỏ chủ đề.
Cuối cùng là sự tìm hiểu các thành viên, giúp họ làm quen với việc sáng tạo trong phát thanh, đồng thời đề phòng phải đương đầu với những ý kiến, quan điểm bất đồng…
Đối với những cuộc toạ đàm thu thanh còn phải xử lý hậu kỳ trước khi phát sóng thì người dẫn chương trình cũng đồng thời là đạo diễn chịu trách nhiệm toan bộ các công việc từ khâu đầu tiên đến cuối cùng. Từ việc chọn chủ đề , đề tài, lên kế hoạch, lựa chọn các thành viên tham gia toạ đàm cho đến việc trực tiếp dẫn chương trình nêu câu hỏi, kết luận, viết lời giới thiệu và kể cả việc lắng nghe, trả lời những ý kiến phản hồi từ phía thính giả.
Nếu là một cuộc toạ đàm phát sóng trực tiếp, người dẫn chương trnhf toạ đàm không thể hoạt động độc lập. Phát thanh trực tiếp yêu câu một quy trình đã được chuyên môn hoá cao vói 1 ê kíp gồm các thành viên được phân công nhiệm vụ cụ thể gồm : đạo diễn, phóng viên, Biên tập viên, kĩ thuật viên.
2.2 Yêu cầu năng lực, phẩm chất của ngươi dẫn chương trình.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, người dẫn một cuộc toạ đàm phải là người hiểu biết, có bản lĩnh vững vàng, có sự nhạy cảm cao và có khả năng suy nghĩ ứng phó nhanh trước mọi tình huống. Chủ toạ phải hiểu rõ những khía cạnh có liên quan đến chủ đề của cuộc toạ đàm đó và phải có mục đích rõ ràng xuất phát từ những chủ định của ban biên tập và quyền lợi của công chúng thính giả.
Để có thể tổ chức và liên kết các thành viên tham gia toạ đàm người chủ toạ còn phải có uy tín nghề nghiệp và có khả năng thuyết phục. Trong khi tiến hành toạ đàm, phải có thái độ vô tư, khách quan và lịch sự, nhã nhặn là những phẩm chất không thể thiếu được của một người chủ toạ. Bên cạnh đó là khả năng ăn nói lưu loát được coi trọng như một trong những phẩm chất nghề nhiệp quan trọng của người chủ toạ. Ngoài ra nếu có thêm dược những phẩm chất khác như hài hước, hóm hỉnh thì cuộc toạ đàm sẽ có hiệu quả cao hơn, có sức thu hút hơn.
Tóm lại người chủ toạ cân phải gộp đủ những yếu tố sau :
- Hiểu biết rộng. Có sự chuẩn bị chu đáo về chủ đề cuộc toạ đàm.
- Có mối quan hệ tốt với những thành viên tham gia toạ đàm.
- Khả năng giao tiếp tốt nói năng hoạt bát.
- Luôn chủ động sáng tạo mềm mai nhưng cũng kiên quyết trong những câu hỏi để đạt được mục đích trong khi tiến hành toạ đàm.
PHẦN 3. KỸ NĂNG THỰC HIỆN TOẠ ĐÀM PHÁT THANH
3.1 Chuẩn bị
- Trước khi tiến hành toạ đàm người tổ chức phải chuẩn bị chu đáo. trước hết là việc nghiên cứu xác mnh chủ đề, đề tài, thu thập và ghi chép những thông tin cần thiết. Trước hết, phải lựa chọn chủ đề, đề tài cho một cuộc toạ đàm, dự đoán trướcnhững khả năng có thể xảy ra trong khi toạ đàm. chủ đề phải mang tính bức xúc, nóng hổi, nổi cộm được công chúng quan tâm. Người tổ chức toạ đàm thu thanh phải tìm kiếm và lựa chọn những thành viên tham gia toạ đàm. Đó là những người có sự hiểu biết sâu rộng về đề tại được đưa ra, có chính kiến, quan điểm và phải có giọng nối rõ ràng, trôi chẩy và khả năng lập luận chặt chẽ. Các thành viên tham gia toạ đàm phải được thông báo từ trước về mục đích, phạm vi của cuộc toạ đàm và vai trò của họ trong đó có sự chuẩn bị cần thiết.
- Tiêu chuẩn để chọn lựa những thành viên tham gia toạ đàm thu thanh từ trước tới nay công chúng nghe đài thường chỉ chú ý vào những ý kiến của ai có chính kiến khác nhau có cái nhìn công bằng, có năng lực, quan điểm rõ ràng. Những người được chọn cũng có thể là những người có quyền quyết định một lĩnh vực nào đó hay là người đại diện hợp pháp có tư cách pháp nhân. Đó cũng là tiêu chuẩn để chọn lựa người tham gia chương trình toạ đàm. Điều cần lưu ý là các thành viên tham gia toạ đàm là những con người cụ thể với những sở thích, thói quen và cả sự hứng thú của họ. Người chủ toạ trong một mức độ nào đó nên cố gắng sẵn sàng và tìm hiểu trước về những đặc điểm của từng cá nhân tham gia toạ đàm. Điều này rất quan trọng để cuộc toạ đàm hình thành những phương pháp giao tiếp với nhiều người trong khi cuộc toạ đàm đang được tiến hành.
3.2 Thực hiện
Trước khi bắt đầu toạ đàm, người chủ toạ cần phải giới thiệu tên và lý lịch của chủ toạ và những ngưòi tham gia toạ đàm. Thời gian của cuộc toạ đàm phải được dự kiến trước để việc thảo luận chủ đề được gói gọn trong thời gian cần thiết cho các thành viên tham gia trước khi tiến hành thu thanh.
Cũng giống như khi thực hiện phỏng vấn thu thanh, chủ toạ cuộc toạ đàm phải fặt ra được những câu hỏi để cho các thành viên được phát biểu ý kiến. Các câu trả lời có khả năng cung cấp thông tin hoặc gọi mở để có thể giải quyết được ván đề đã được đưa ra. Người thực hiện toạ đàm hải cố gắng khai thác thông tin từ những thành viên tham gia toạ đàm. Toạ đàm thu thanh chính là một cách chuyển tải thông tin đặc biệt và bản thân nó có khả năng tạo ra thông tin mới thông qua các ý kiến của người tham gia.
Các câu hỏi của cuộc toạ đàm phải đạt được những yêu cầu sau :
- Ngắn gọn, gợi mở, có định hướng rõ ràng, không định kiến áp đặt hay chạy theo ý kiến của người khác.
- Phải rõ ràng, xác định, không mơ hồ có khả năng kích thích tranh luận.
Những câu hỏi phải có khả năng đưa các thành viên vào tình thế không thể không tranh luận. Người chủ toạ sử dụng những câu hỏi như "chiếc kích điện" để làm cho cuộc tranh luận thêm sôi nổi. Điều quan trọng là mọi người đều được nói và phải biết chế ngự những người nói nhiều. Để cho cuộc toạ đàm luôn đi đứng hướng, chủ toạ phải biết cách chỉ huy, không để cho một thành viên nào đi quá xa chủ đề. Nếu họ đi quá xa thì phải biết kéo họ quay lại vấn đề cần thảơ luận.
Chủ toạ phải tìm cách làm sao cho mọi người đều chú ý lắng nghe khi người khác nói, không để cho họ nói chuyện riêng. Khi cuộc toạ đàm gặp trắc trở hoặc trở lên buồn tẻ, chủ toạ phải ngay lập tức nhập cuộc và thúc đẩy tiến độ cuộc tranh luận tăng lên để lôi cuốn người nghe.
Chủ toạ cũng phải luôn lưư ý các thành viên bám sát micrô của họ bằng cách không xa rời vị trí đã định. Khi giới thiệu từng thành viên nhập cuộc chủ toạ lên nhắc lại cho ngừoi nghe đẻ ho có thể nhận biết tên và giọng nói của ngừoi đó.
Thái đọ khách quan của người chủ toạ là hết sức quan trọng. Trong thời điểm thích hợp, chủ toạ có thể dừng lại tóm tắt, nhấn mạnh những điểm quan trọng của cuộc toạ đàm. Trong khi diễn ra toạ đàm chủ toạ không lên xen vào các ý kiến cá nhân của mình như các thành viên khác. Trong bất cứ trường hợp nào chủ toạ phải công bằng không đứng về bất cứ phe nào trong cuộc tranh luận.
Một chủ toạ tốt là người phải biết gói gọn từng ý kiến của các thành viên và cuối cùng kết luận cuộc toạ đàm một cách sắc sảo, gây ấn tượng làm cho người nghe phải ghi nhớ những vấn đề cốt lõi mà cuộc toạ đàm đã nêu ra và chính bản thân những người tham gia cuộc toạ đàm cũng cảm thấy hài lòng.
Đối với một cuộc toạ đàm được bố trý trong phòng thu, người chủ toạ cần chú ý vị trí của các thành viên tham gia. Nếu là hai hóm có quan điểm đói lập thì chủ toạ nên ngồi ở giữa. Những ngừoi nhanh nhẹn hăng hái phát biểu được bố trí ngồi gần chủ toạ những người có thói quen chen ngang hay pha trò thì đẻ ngồi xa hơn.
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự tiện lợi và phương thức thông tin bằng lời nói giáo tiếp, còn so với truyền thình thông tin của phát thanh nhanh và kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe. Với lối diễn tả thân mật, gởi mở, phát thanh có thể tạo ra hiệu quả thông tin rất cao, ngay cả khi đứng trước những vấn đề khô khan nhất.
Để có một cuộc tọa đàm cần có sự tham gia của đạo diễn, phóng viên (BTV), khách mời, kỹ thuật viên.
+ Đạo diễn, người chỉ đạo chương trình là không để lặng sóng khi chương trình đang diễn ra.
+ Phóng viên là người trực tiếp dẫn chương trình, và ứng phó với những tình huống trong quỏ trỡnh tọa đàm biết phải biết làm chương trình sinh động tránh sự nhàm chán.
+ Kỹ thuật viên là người chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho chương trình, biết kịp thời sự vì những tình huống kỹ thuật.
Phân tích những đặc điểm khác biệt của việc thiết kế chương trình phát thanh tọa đàm trực tiếp trên hai phương diện nội dung và phương diện kỹ thuật. Trước hết về phương diện nội dung là linh hồn của chương trình. Do vậy trước khi tiến hành một cuộc tọa đàm, người tổ chức chương trình phải chuẩn bị chu đáo về các vấn đề mang tính thời sự cao đang diễn ra với nhiều xu hướng trong quần chúng. Vì vậy cần nghiên cứu xác định chủ đề tư tưởng chính rồi chọn ra đề tài để thu thập và ghie chép những thông tin cần thiết cho cuộc tọa đàm sắp diễn ra. Dự đoán các tình huống, các khả năng có thể xảy ra trong quá trình tọa đàm trực tiếp và cách, biện pháp phòng tránh và khắc phục những tình huống xấu có thể xảy ra.
Người tổ chức tọa đàm thu thanh phải tìm kiếm, lựa chọn, mời gọi những thành viên tham gia cuộc tọa đàm, họ là đối tượng, là nhân vật chính trong cuộc tọa đàm. Nói một cách hình tượng thì họ là những diễn viên trên sân khấu. Vì thế họ phải là những người có sự am hiểu, học vấn và có chính kiến, quan điểm góc nhìn và tiếp cận toàn diện trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Những thành viên đó phải là những người có uy tín, chức vụ và được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó họ có giọng nói rõ ràng, lưu loát, ấm áp dễ nghe cùng sự hóm hỉnh vui tươi sẽ tác động nhiều về mặt tâm lý thính giả tạo nên sự thành công một chương trình tọa đàm trực tiếp.
Sau khi đã xác định được đối tượng tham gia tọa đàm thì phải thông báo cụ thể chính xác ngày, tháng, giờ. Chương trình sẽ thu trực tiếp và tốt nhất là yêu cầu họ đến sớm ít nhất khoảng 20 đến 25 phút để làm quen với môi trường cũng như các thành viên khác. Đồng thời họ trấn tĩnh về mặt tư tưởng áp lực về mặt tâm lý, và hiểu hơn về các quy tắc, quy định, hành động tín hiệu trước khi vào cuộc.
Khi mời họ tham gia phải nói rõ chủ đề nội dung một vấn đề một sự kiện, hiện tượng cụ thể đang diễn ra gây sáo động xã hội với nhiều luồng tư tưởng trong dư luận quần chúng. Do đó nói vai trò của họ là rất cần thiết và quan trọng trong định hướng dư luận quần chúng.
Đồng thời trong quá trình chuẩn bị người chủ tọa, phóng viên, người dẫn phải tìm hiểu những đặc điểm về đặc điểm sở thích, tính cách và cá tính của từng thành viên tham gia tọa đàm, để hình thành những phương pháp giao tiếp tạo nên sự gần gũi với từng người và để họ bộc lộ được hết mình, hoặc ép buộc họ phản ứng tích cực cho chủ đề.
Sau khi họ có các bản tóm tắt nội dung, đề tài thì mỗi thành viên có thể suy nghĩ, nghiên cứu chuẩn bị những tư liệu, dữ liệu sự kiện con số dẫn chứng… Những chi tiết này sẽ làm cho trở nên phong phú sinh động có thể là gay gắt về tranh luận. Đồng thời họ tự xác định họ sẽ nói gì trước công chúng, hay công chúng đang cần nghe gì ở họ sắp tới.
Người chủ tọa đàm cũng chuẩn bị kỹ lưỡng các khung câu hỏi cần thiết để nêu vấn đề, dẫn dắt vấn đề đúng trọng tâm trọng điểm vấn đề.
Người chủ tọa đàm (người dẫn, phải thông báo, hướng dẫn các ký hiệu, tín hiệu không lời có thể bằng hành động, đèn báo… để mọi thành viên tham gia hiểu và tuân thủ các quy định, quy ước khi phát thanh trực tiếp diễn ra. Ví dụ: các loại đén báo thời lượng chương trình sắp hết, câu trả lời quá dài, chưa đúng trọng tậm.
Như chúng ta đã biết của tọa đàm phát thanh trực tiếp là năng lực truyền tải thông tin ngay dưới hình thức của một cuộc bàn bạc tranh luận xung quanh một chủ đề nhất định để có cái nhìn sâu rộng toàn diện cho công chúng thính giả và thính giả có phản ứng ngay tới chương trình.
Các công tác trên củng cố giống như chương trình phát thanh phát lại song với chương trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi sự chuẩn bị mọi mặt tốt hơn rất nhiều. Vì phát thanh trực tiếp sẽ ít có thời gian biên tập lại, những sai sót sẽ khó sửa chữa khắc phục hơn, về mặt thời gian để gọt rũa là rất ít cho lên nguy cơ thất bại luôn luôn đe dọa đối với chương trình phát thanh trực tiếp.
KẾT LUẬN
Toạ đàm là một hình thức thông tin hiệu quả trên báo chí, Về nội dung nó thường phản ánh những vấn đề nổi bật trong đời sống. Về hình thức, toạ đàm được khu biệt với những thể loại báo chí khác ở chỗ nó là một cuộc tranh luận, bàn cãi, trao đổi giữa một nhóm người có liên quan, có hiểu biết xung quanh một chủ đề nào đó. Ý kiến có thể nhất trí hoặc không nhất trí với nhau nhưng đều bám sát chủ đề và làm sáng tạo những khía cạnh của vấn đề được đặt ra giúp cho công chúng có được những hiểu biết sâu sắc và đúng đắn nhất.
Ngày nay trên thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ, hàng ngày trên thế giới có hàng chục triệu người làm thông tấn, quay phim, chụp ảnh, hội hoạ .v..v.. và nhờ sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật lên phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được hiện đại, không những bằng báo chí, phát thanh, truyền hình… mà còn truyền tin, truyền hình qua vệ tinh nhân tạo, bằng tia Laze dùng ánh sáng thay cho điện để để truyền ảnh, truyền tiếng nói… con người cũng ngày càng phát triển, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về số lượng thông tin, báo chí cung cấp cho con người rất nhiều thông tin sự kiện nổi bật được nảy sinh từ thực tiện trong quan hệ xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng xã hội càng phát triển thì vai trò thông tin báo chí càng tăng lên. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy đất nước phát triển phù hợp quy luật, hướng tới một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vì con người và sự tiến bộ. Một mặt, đó là điều kiện giúp cho báo chí phát triển, mặt khác, bản thân báo chí cũng có trách nhiệm nặng nề, quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp ấy.
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TOẠ ĐÀM
Chủ đề : "
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Truyền thông đại chúng và dư luận xa hội, Mai Quỳnh Nam, Tạp chí Xã hội học số 1 (53), 1996.
2. Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng, Mai Quỳnh Nam, Tạp chí Xã hội học, số 2 (70), 2000.
3. Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Mai Quỳnh Nam, tạp chí Xã hội học, số 4 (76), 2001.
4. Mấy vấn đề về dư luận xã hội trong công cuộc Đổi mới, Mai Quỳnh Nam, tạp chí Xã hội học, số 2 (54), 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan Bao Phat Thanh.doc