Thành phố phải hướng tới xây dựng nềnnông nghiệp công nghệ cao để
hướng tới nắm bắt nhu cầu tương lai. Trên cơ sở đó Đà Nẵng phải phát triển
được cây trồng vật nuôi có lợi thế của địa phươngnhư rau an toàn, dưa hấu, cá
nước ngọt, nuôi ếch, trồng các loại cây cảnh hoa cảnh.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng split 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường mục tiêu của nông nghiệp Đà Nẵng hiện nay vẩn là phục vụ
nhu cầu tại chổ của nhân dân thành phố, bên cạnh đó là một số sản phẩm phục
vụ các địa phương lân cận ở khu vưc miền trung và còn có một số mặt hàng
phục vụ xuất khẩu.
IV. Đánh giá về nông nghiệp thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nông dân không nhiều, giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp không lớn nhưng tác động của nó đến đời sống kinh tế xã hội nhất là
vùng nông thôn của thành phố thì không hề nhỏ. Mặc dù những năm gần đây
phạm vi của ngành nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa nhanh chóng
của thành phố nhưng nông nghiệp Đà Nẵng vẩn giữ nhịp độ tăng trưởng bền
vững, ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành không hề giảm mà còn có xu hướng
tăng lên.
Hiện tại, nông nghiệp Đà Nẵng nhỏ về quy mô và thấp về giá trị sản
xuất. 6 tháng đầu năm 2008, toàn ngành chỉ đạt giá trị tổng sản lượng 332 tỷ
đồng, giảm 2,5% so cùng kỳ năm 2007, trong đó giá trị nông-lâm chỉ 140 tỷ
đồng. Năng suất lúa 50,5 tạ/ha, sản lượng thóc trên 23 nghìn tấn, thấp nhất kể
từ trước đến nay. Việc phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng còn nhiều bất cập do
diện tích canh tác giảm 1.900ha trong hơn 10 năm qua, trong đó đất lúa
1.116ha, hơn 300ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị giải tỏa. Do giải tỏa, tâm lý
bất an trong nông dân khá rõ. Họ không mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, thậm
chí chỉ sản xuất cầm chừng theo kiểu giữ đất. Việc dồn điền đổi thửa không
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
triển khai được đã đẩy sản xuất lâm vào tình cảnh manh mún, nhỏ lẻ kéo dài.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật có triển khai nhưng ít đứng vững trên đồng ruộng,
chuồng trại. Thành phố Đà Nẵng hiện chỉ còn 4.200ha đất trồng lúa. Đúng ra,
với diện tích ít ỏi ấy, lúa ở Đà Nẵng phải có đặc điểm riêng, tức là phải đạt chất
lượng cao, gạo thơm ngon, hoặc tạo ra năng suất cao. Tuy vậy, nhiều năm nay
giống lúa chậm đổi mới, dẫn đến năng suất không thể tăng lên được, vụ được
mùa nhất cũng chỉ 57 tạ/ha, trong khi ở Quảng Nam đạt trên 60 tạ/ha.
Cơ giới hóa chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hơn 10 năm lúa chưa thay
giống mới nên hạn chế về năng suất, sản lượng. Hầu hết lao động trẻ quay lưng
với đồng ruộng tìm kế mưu sinh ở phố xá, giao phó đồng ruộng cho lao động
lớn tuổi, sản xuất theo kiểu được chăng hay chớ. Bên cạnh đó, sản xuất nông
nghiệp liên tiếp đối mặt với rủi ro, thất bát do thiên tai, dịch bệnh, giá vật tư
phân bón tăng cao, giá nông sản thấp. Về chủ quan, nông dân Đà Nẵng chưa
nhạy bén với cái mới, khát vọng làm giàu không cao
Trong khi đó, nông nghiệp Đà Nẵng có nhiều thuận lợi. Khí hậu, thời
tiết không đến nỗi quá khắc nghiệt. Hệ thống thủy nông tương đối hoàn thiện.
Các cơ quan chỉ đạo với đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu, sự đầu tư của thành
phố và các quận, huyện kịp thời. Thị trường nông sản phong phú, vận chuyển
vật tư, nông sản thuận lợi.
Ô nhiểm môi trường và cạn kiệt tài nguyên do khai thác thủy sản quá
mức là vấn đề đáng báo động ở Đà Nẵng. Đà Nẵng đang phải đối mặt với hai
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vấn đề lớn trong khai thác là đánh bắt quá mức trong vùng ven bờ và sử dụng
những phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt. Đánh bắt hải sản hiện tập trung
chủ yếu vào cá, tôm ở vùng biển ven bờ (độ sâu 0-30m) và động vật thân mềm
ở các bãi cát và bãi triều (khu Sơn Trà). Sản lượng khai thác trung bình hàng
năm của Đà Nẵng vào khoảng 36801 tấn/năm (2004), trong đó 68,2 % sản
lượng này đã khai thác ở vùng nước nông ven biển. Điều tra đã xác nhận, trong
khi tổng sản lượng đánh bắt tăng rõ rệt, thì sản lượng đánh bắt cá tính theo
từng mẻ (CUE) lại giảm (từ 1,2 tấn/CV năm 1985 xuống còn 0,65 tấn/CV năm
1995), và kích cỡ cá càng ngày càng nhỏ. Nhiều loài cá và sinh vật biển có
nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Đội tàu đánh
bắt của Đà Nẵng hiện có 1.939 chiếc, trong đó chỉ có 90 chiếc đánh bắt xa bờ,
phần còn lại chủ yếu tàu gắn máy nhưng số tàu thuyền nhỏ có công suất dưới
23CV chiếm khoảng hơn 80%. Điều đó cho thấy rằng việc khai thác cá truyền
thống trong các vùng nước ven bờ ở độ sâu dưới 30 mét, là nguyên nhân chính
gây cạn kiệt nguồn lợi hải sản. Khai thác cá thủ công, bắt bằng lưới rất nhỏ
(lưới mùng, lưới vét, vó gạt) để đánh bắt tất cả các loại cá, kể cả cá con; áp
dụng các biện pháp đánh bắt cá dùng thuốc nổ, xung điện, ánh sáng và hoá chất
xyanua; thiếu kinh nghiệm quản lý và khả năng thi hành luật pháp của lực
lượng kiểm soát cũng như việc đánh bắt trái phép, vô ý thức là các nguyên
nhân chính gây suy giảm các loài cá, các rạn san hô và các sinh vật biển khác,
dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học. Chương trình đánh bắt xa bờ tuy có đầu tư
và quan tâm, nhưng chưa đem lại hiệu quả cao do sự tăng lên của chi phí nhiên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
liệu, thiên tai. Cuối cùng ngư dân quay lại đánh bắt gần bờ, hậu quả là sức ép
của các hoạt động phát triển ven bờ không giảm và tình trạng khai thác quá
mức ngày càng nặng nề.
Cơ cấu ngành nông nghiệp (nông-lâm-thuỷ sản) đang có xu hướng
chuyển dịch theo hướng phù hợp với thành phố công nghiệp và dịch vụ. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP thành phố giảm từ 9,70% năm
1997 xuống còn 7,86% năm 2000 và 4,17% năm 2006.
Số liệu thống kê cho thấy giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản tăng
bình quân 6,3%/ năm trong thời kỳ 1997-2006, cao hơn so với mức tăng bình
quân của cả nước là 5,4%. Tuy nhiên cũng giống như tình hình chung của cả
nước, Đà Nẵng với lao động nông nghiệp chiếm 13% nhưng chỉ tạo ra 4,17%
GDP, đồng nghĩa với năng suất ngành nông nghiệp còn quá thấp. Đặc biệt lao
động trong ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chiếm tới 83% nhưng
chỉ tạo ra 30% giá trị toàn ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trong 5
năm qua hầu như không tiến thêm được bước nào, thậm chí giảm mạnh ở
ngành thủy sản... Đó là dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. Cơ cấu
nông nghiệp của Đà Nẵng cho thấy sự tăng trưởng của ngành vẫn dựa chủ yếu
tài nguyên như đất đai, rừng, biển, thiếu sự ổn định để chuyển sang cơ cấu hiện
đại có khả năng tăng trưởng theo chiều sâu.
Phần 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
I. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững ngành
nông nghiệp
1. Quan điểm.
Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp
chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật
liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du
lịch.
Chuyển dịch cơ cấu thủy sản – nông – lâm theo hướng tăng tỉ trọng thủy
sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp. tăng nhanh khối lượng phẩm
hàng hóa, nhất là sản phẩm đã qua chế biến.
Phát triển ngành nông nghiệp thành phố theo hướng bền vững thân thiện
vơi môi trường đáp ứng tốt nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân dân thành
phố
2. Mục tiêu.
- Để ngành nông nghiệp Đà Nẵng phát triển ổn định và bền vững, mục
tiêu của thành phố đặt ra đến năm 2010 đưa sản xuất chăn nuôi trở thành lĩnh
vực sản xuất chính, có tỷ trọng giá trị hàng hóa chiếm 70% trong cơ cấu sản
xuất của ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, Thành phố tập trung
khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, gắn sản xuất với
chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có giải pháp quản lý vùng chăn nuôi an toàn và
phòng ngừa dịch bệnh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Thành phố đang chỉ đạo sớm hoàn thành công tác quy hoạch phát triển
chăn nuôi, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết vùng nuôi. Thành phố
đã xác định 3 vùng nuôi cơ bản: Vùng cấm nuôi, vùng cho phép nuôi (nuôi có
điều kiện cấp phép của cơ quan Nhà nước) và vùng khuyến khích nuôi; đề ra
cơ chế, chính sách hợp lý về huy động vốn, ưu đãi lãi suất, đất đai, lao động,
chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Trước mắt thành phố chỉ đạo các
tổ chức cho vay (Ngân hàng Nông nghiệp địa phương) có cơ chế cho vay ưu
đãi về thời hạn, lãi suất, phù hợp đặc tính, đặc thù của ngành, để các hộ nông
dân chăn nuôi được tiếp cận dễ hơn nguồn vốn vay. Trong thời gian tới, thành
phố tiếp tục đầu tư phát triển thêm các cơ sở giống có giá trị kinh tế cao như:
Bò, dê, đà điểu, gà nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của thành phố và khu vực.
Thành phố cũng khẩn trương khảo sát quy hoạch và đầu tư mới thêm một số cơ
sở chế biến giết mổ tập trung tại 2 quận Ngũ Hành Sơn và Hoà Vang giải quyết
triệt để tình trạng chế biến, giết mổ phân tán trong dân, quản lý tốt vệ sinh an
toàn thực phẩm trong chăn nuôi.
- Phát triển một nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá. Đồng
thời phát triển nhanh các cây thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, cây
cảnh, chăn nuôi... với tỷ suất hàng hoá nông sản ngày càng cao, đáp ứng tốt
yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, coi trọng chất lượng
cây giống. Mở rộng nuôi bò lai, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
công nghiệp để tăng hiệu quả chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của
thị trường.
- Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
- Bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống
đồi trọc, trồng rừng chống cát và rừng cảnh quan ven biển theo phương thức
kết hợp cây lâm nghiệp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn
nuôi đại gia súc v.v... Xây dựng và bảo vệ các khu rừng Bà Nà, Nam Hải Vân
và khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
3. Phương hướng.
3.1 Về kinh tế.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất
manh mún, phân tán bằng phương pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng
các mô hình sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, phù
hợp cho chuyển giao kỹ thuật công nghệ.
Phát triển sản xuất gắn với tăng cường sản xuất chế biến và mở rộng
thị trường tiêu thụ nông – lâm – thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu
công nghiệp và phát triển làng nghề, bố trí cấp nước và xữ lý chất thải sản xuất
và chất thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô nhiểm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.2 Về xã hội.
Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố
hệ thống tưới tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và công trình phòng
chống thiên tai. Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và
các dịch vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất và
dịch vụ xã hội của người dân.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết tăng
cường chất lượng hệ thống cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật,
kinh tế cho vùng nông thôn có đủ năng lực tiếp ứng cho tiến trình đổi mới và
hội nhập kinh tế.
Hổ trợ tốt hoạt động của người dân bằng các chính sách cho vay
vốn, hổ trợ sản xuất và tăng cường khoa học công nghệ vào xản xuất góp phần
nâng cao chất lượng đời sống của nông dân.
3.3 Về môi trường.
Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất, sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác
hợp lý trên từng vùng, từng loại đất và từng loại địa hình.
Rà soát quy hoạch lại ba loại rùng: phòng hộ, đặt dụng, sản xuất theo
hướng phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức đầy đủ về giá trị của rừng bao
gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các gí trị phi sử dụng khác.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp
khai thác và bảo vệ các nguồn nước một cách hợp lý tránh tình trạng thất thoát
lảng phí củng như nguy cơ ô nhiểm và cạn kiệt nguồn nước.
Tăng cường công tác nghiên cứu và thu thập bảo tồn nguồn gen
giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi tại địa phương nhằm
tăng tính đa dạng sinh học. tâp trung thay đổi chất lượng cây trồng, vật nuôi, áp
dụng quy trình sản xuất tiên tiến hạn chế sử dụng các hóa chất nông nghiệp,
thuốc trừ sâu phòng bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất,
nước.
II. Giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở Đà Nẵng.
1. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phù hợp
Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưởng nâng cao trình
độ của cán bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và người nông dân để họ có đủ
khả năng nắm bắt, quản lý và thực hiện, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực
tiển sản xuất.
Thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thật vào sản
xuât như: hổ trợ kinh phí mua thiết bị cơ giới hóa quy trình sản xuất, hổ trợ
chuyển đổi sang các loại giống, cây trổng, vật nuôi mới có khã năng sinh lợi
cao hơn và ít tác động đến môi trường hơn. Hiện tại ở Đà Nẵng đang có xu
hướng chuyển biến tích cực về cây trồng vật nuôi như trồng dưa hấu hắc mỹ
nhân, nuôi ếch, trồng rau mầm, trồng nấm... Nhưng vẩn còn tự phát, rời rạc và
chưa có định hướng phát triển rỏ ràng và chưa định hình thương hiệu riêng cho
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
loại hàng hóa mới này. Vì vậy cần có sự phối hợp của nông dân và cơ quan
chức năng để đầu tư công nghệ khoa học kỹ thuật để phát triển các loại này
thành những hàng hóa mới với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường
thành phố Đà Nẵng nói riêng hướng tới thị trường miền trung Tây nguyên và
đẩy mạnh hướng tới có thể xuất khẩu được ra thế giới. Công nghệ áp dụng phải
phù hợp trong sản xuất chế biến và bảo quản sản phẩm. Công nghệ phải được
hướng dẩn tận tình tới bà con nông dân để họ có thể áp dụng một cánh hiểu
biết và thành thạo để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thành phố phải hướng tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao để
hướng tới nắm bắt nhu cầu tương lai. Trên cơ sở đó Đà Nẵng phải phát triển
được cây trồng vật nuôi có lợi thế của địa phương như rau an toàn, dưa hấu, cá
nước ngọt, nuôi ếch, trồng các loại cây cảnh hoa cảnh... Tuy nhiên, để phát
triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lao động chất lượng
cao mà hầu hết các nông nông dân ở thành phố chưa thể đáp ứng được vì vậy
chính quyền thành phố cần có các chính sách đầu tư thích hợp, khuyến khích
áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Xây dựng các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn áp dụng các loại giống mới,
phát triển các phương tiện phục vụ sản xuất hiệu quả. Để phát triển nông
nghiệp thì vấn đề cây giống, con giống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Cán bộ phải kip thời theo giỏi phát thiện tình hình chuyển biến của nông
nghiệp thành phố qua đó có các biện pháp giải quyết phù hợp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_ben_vung_nong_nghiep_dnang_split_7_8577.pdf