Phát triển chương trình nhà trường môn tiếng việt lớp 3 cho học sinh

Trong chương trình, SGK Tiếng Việt 3 hiện nay còn những chỗ bất hợp lí đã được nêu trên dẫn đến sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Những nội dung quá tải làm hạn chế sự tích cực trong các phương pháp dạy học học Tiếng Việt, gây nên sự nhàm chán, không ham thích, hứng thú tham gia vào học tập ở học sinh. Để khắc phục những bất cập trên, chúng ta có thể áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp khác nhau như: Đưa ra các hoạt động sáng tạo, hấp dẫn, thú vị để gây sự chú ý, hứng thú với học sinh, đồng thời cần tiến hành tích hợp các nội dung theo cùng một chủ đề với nhau, thường xuyên hoàn thiện các phương pháp dạy và học. Bên cạnh đó, tiến hành Phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 cho phù hợp với đặc điểm của học sinh và đặc điểm của địa phương là việc cần thiết. Để Phát triển CTNT môn TV lớp 3 cần phải có mục tiêu, có các bước cần phải tuân thủ.

docx25 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 5695 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển chương trình nhà trường môn tiếng việt lớp 3 cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NỘI DUNG 1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình nhà trường môn tiếng việt lớp 3 cho học sinh 1.1.1. Những vấn đề chung về phát triển chương trình nhà trường a. Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục được định nghĩa và quan niệm theo nhiều hướng khác nhau. Theo Luật Giáo dục: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” [19]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Chí: “Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.” Tuy được phát biểu, diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu chương trình giáo dục chính là chương trình học tập trong đó nội dung là các môn học với các mạch kiến thức, kĩ năng được thực hiện theo một trình tự trong thời gian quy định nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Các hoạt động giáo dục và cách thức tổ chức được chương trình giáo dục quy định một cách phù hợp. b. Chương trình nhà trường Theo quan điểm của tác giả Ronald C. Doll (1996): “Chương trình học của nhà trường là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường” [28].Ta thấy rằng sự tổ chức của nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì sự tổ chức đúng hướng của nhà trường là yếu tố mấu chốt phát huy chương trình giáo dục tốt. Từ quan điểm này chúng ta có thể hiểu chương trình nhà trường là chương trình giáo dục quốc gia mà ở đó những nội dung thể hiện ở các tài liệu của học sinh, những phương pháp, kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của chương trình quốc gia quy định đã được cụ thể hóa dựa vào điều kiện của từng địa phương, điều kiện nhà trường và đặc biệt phải dựa vào chương trình giáo dục quốc gia để điều chỉnh và xây dựng một cách chủ động và linh hoạt các kế hoạch giáo dục. Phát triển chương trình nhà trường và vấn đề phát triển chương trình nhà trường ở Việt Nam Phát triển chương trình nhà trường “ Phát triển” là một phạm trù rộng và khó có thể đưa ra được định nghĩa cụ thể. Chính vì vậy, tùy theo mỗi quan điểm mà các tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau: Theo các tác giả Marsh, Day, Hannay, & McCutcheon thuật ngữ phát triển chương trình nhà trường “gợi lên hành động ở cấp địa phương, nó hàm chứa sự tham gia, cơ sở kiểm soát, và nhiều thuộc tính khác được tổ chức để được làm gần gũi với công chúng [25– tr.47]’ Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ “Phát triển chương trình nhà trường” là một quá trình trong đó một số hay toàn thể các thành viên trong trường lập kế hoạch, thực thi hoặc đánh giá một hay nhiều khía cạnh trong chương trình mà nhà trường đang sử dụng. Đó có thể là sự điều chỉnh chương trình hiện có, chấp nhận không thay đổi, hoặc sáng tạo một chương trình mới. Phát triển chương trình nhà trường là một nỗ lực tập thể trong khuôn khổ một chương trình khung được thừa nhận mà không bị cản trở bởi bất kì nỗ lực cá nhân của các GV hay nhà quản lí khác. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là các hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện [12]. Như vậy, ”Phát triển chương trình” là cả một quá trình xây dựng kế hoạch mà các yếu tố thời gian, không gian, vật chất, thiết bị và con người cần phải phối hợp theo một trật tự nhất định. Quá trình này cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục làm cho chương trình hiện hành ngày càng hoàn thiện hơn; là sự nghiên cứu thiết kế và quản lí các mối quan hệ của các yếu tố cấu thành chương trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hay chúng ta cũng có thể hiểu ”phát triển chương trình nhà trường” chính là quá trình cụ thể hóa chương trình giáo dục quốc gia phù hợp với thực tiễn điều kiện địa phương, đặc trưng nhà trường ở mức cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường đã đề ra. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nước trên thế giới như: Anh, Mĩ, Australia, New Zealand, và những năm 2000 ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Bộ giáo dục đã ban hành chướng trình quốc gia, mọt số tài liệu cho học sinh phục vụ cho việc phát triển chương trình nhà trường. Khác với chương trình giáo dục quốc gia, chương trình nhà trường có sự thay đổi liên tục theo từng năm nhằm điều chỉnh phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Và việc phát triển chương trình nhà trường phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên và người quản lí nhà trường. Các sản phẩm của việc điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường phải dựa vào chương trình giáo dục quốc gia và chỉ được phép lưu hành nội bộ. b. Vấn đề phát triển chương trình nhà trường ở Việt Nam Ngoài một số trường tư thục có bổ sung và nâng cao thêm chương trình như Đoàn Thị Điểm thì ở nền giáo dục Việt Nam chương trình nhà trường và phát triển chương trình nhà trường dường như chưa được thực hiện, mà chỉ sử dụng chung chương trình giáo dục quốc gia và một bộ SGK. Mục đích của phát triển chương trình nhà trường được chỉ rõ: Khắc phục những hạn chế của chương trình, SGK hiện nay. Thực hiện tăng cường vai trò nhà trường,các cơ chế phù hợp.Nhanh chóng, kịp thời bồi dưỡng năng lực nghiên cứu giáo dục, phát triển giáo dục cho giáo viên. Bên cạnh đó các hoạt động phát triển chương trình nhà trường được chỉ đạo bao gồm việc rà soát lại nội dung chương trình, SGK để thực hiện loại bỏ những thông tin lạc hậu từ đó kịp thời bổ sung những thông tin mới. Chỉnh sửa, điều chỉnh các nội dung kiến thức tránh trùng lặp gây sự nhàm chán. Xây dựng các chủ đề, nội dung phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương. Tuy nhiên, các nội dung được xây dựng phải phù hợp, liên quan đến các vấn đề của địa phương, đất nước. c. Vấn đề phát triển chương trình nhà trường ở môn Tiếng Việt Để thực hiện vấn đề phát triển chương trình nhà trường, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu rà soát toàn bộ nội dung các môn học trong SGK hiện hành nhằm đưa ra sự điều chỉnh phù hợp, tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các môn học, hay sự trùng lặp giữa các hoạt động giáo dục; đồng thời cập nhật, bổ sung những thông tin mới phù hợp thay cho nhwunxg nội dung, thông tin cũ đã lạc hậu. Đối với những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành sẽ không dạy; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK. Đối với môn Tiếng Việt nói riêng, các nội dung có trong các chủ điểm trùng nhau đang được sắp xếp rời rạc sẽ được lồng ghép hoặc loại bỏ tránh sự dàn trải không tập trung và gây nhàm chán cho người học. 1.1.2. Định hướng dạy học Phát triển năng lực học sinh và nhiệm vụ phát triển chương trình nhà trường 1.1.2.1. Định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh Theo quan điểm của Québec: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.” [16, tr. 4] Còn theo Đỗ Hương Trà: “ Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng anh,thường được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ [24]. Năng lực chỉ tồn tại và xuất hiện trong hoạt động nên vừa là mục tiêu vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực của một cá nhân sẽ được đánh giá thông qua phương thức hoạt động và kết quả hoạt động đó nhận được khi thực hiện giải quyết một vấn đề. Năng lực được phân làm 2 loại năng lực: “Năng lực chung: Là năng lực cơ bản, thiết yếu để sinh viên có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội như: Khả năng hành động độc lập thành công; khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức; khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất. Năng lực chuyên biệt: Là năng lực được hình thành và phát triển do một lĩnh vực, môn học cụ thể nào đó.” [16, tr. 5] Môn Ngữ văn nói chung và môn tiếng Việt nói riêng có nhiều ưu thế trong việc góp phần vào hình thành và phát triển năng lực toàn diện học sinh. Trong đó nhóm năng lực chung bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Không chỉ góp phần vào phát triển những năng lực trên, môn Tiếng Việt còn góp phân hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực tìm kiếm thông tin; năng lực tính toán và năng lực tự học. Môn Tiếng Việt còn có những năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt Năng lực này được thể hiện trong các hoạt động tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. Không chỉ vậy nó còn được thể hiện thông qua các hoạt dộng ứng dụng trong thực tiễn. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ Trong môn Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ có lợi thế rất lớn để phát triển. Thông qua các văn bản, học được rèn luyện về khả năng phân tích, đánh giá cái đẹp; khả năng tái hiện và tạo lập cái đẹp; lựa chọn lối sống có tính nhân ái, nhân văn. Thông qua việc tiếp nhận giá trị thẩm mĩ của con người, thiên nhiên, sự việc, những ngôn từ nghệ thuật mà học sinh có thể cảm thụ được cả những bi, hài, chân, thiện trong cuộc sống. Từ những đặc tính trên, ta thấy rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực có những ưu điểm nhất định giúp học sinh được phát triển toàn diện: - Tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ khả năng. - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh từ quá trình giải quyết các vấn đề. - Luôn xác định được mục tiêu cần đạt. 1.1.2.2. Định hướng nhiệm vụ phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 Khi thực hiện phát triển chương trình nhà trường, chúng tôi thực hiện đồng thời giữa việc bám sát nội dung, chương trình giáo dục SGK và thực hiện phát triện năng lực theo định hướng phát triển: lấy học sinh làm trung tâm, vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt vào giao tiếp thực tiễn. Hay nói cách khác đó là chú trọng vào kết quả đầu ra của dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. Nội dung chương trình lớp 3 hiện hành Môn Tiếng Việt lớp 3 hiện nay đưa ra các mục tiêu hình thành và phát triển về 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Nhằm giúp cho HS giao tiếp và học tập thuận lợi. Môn học cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, về nền khoa học phát triển, về những nền văn hóa trong và ngoài nước. Thông qua môn học các em sẽ được bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, ham thích và mong muốn giữ gìn sự trong sáng vốn Tiếng Việt. Việc làm này cũng góp phần to lớn vào quá trình hình thành nhân cách của các em. Không chỉ vậy, môn Tiếng Việt cũng góp phần vào việc phát triển các năng lực tư duy cho các em. Từ những mục tiêu đã đặt ra, nội dung chương trình lớp 3 môn Tiếng Việt được xây dựng theo các chủ điểm. Mỗi chủ điểm được học trong 2 tuần, mỗi chủ điểm tương ứng với một đơn vị học. Với 15 đơn vị học được chia thành hai học kỳ. Học kỳ I: 8 tuần ( tương ứng với 8 chủ điểm); học kỳ II: 7 tuần (tương ứng với 7 chủ điểm). Tuy nhiên ở hoc kỳ II, chủ điểm “Ngôi nhà chung” được học trong 3 tuần đó là tuần 30, 31, 32. Nội dung trong phân môn Tập đọc Phân môn tập tập đọc mang nhiệm vụ rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, nghe, nói. Đồng thời, thông qua các câu hỏi, các bài tập sẽ giúp cho HS được lĩnh hội được những kiến thức, được mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người, vốn từ ngữ sử dụng phong phú, đặc biết là cách diễn đạt ngắn gọn, xúc tích khi thực hiện các yêu cầu của bài. Nội dung của phân môn Tập đọc với nhiều loại hình văn bản khác nhau, phản ánh nhiều nội dung khác nhau: gia đình, xã hội, nhà trường,. Các kỹ năng đọc, nghe, nói được kết hợp xuyên xuất trong quá trình đọc và tìm hiểu các loại hình văn bản trên. Ngoài những kiến thức đó các em còn được rèn luyện về mặt nhân cách. Thời lượng được phân bổ hợp lí. Các bài tập đọc không quá dài, chính vì vậy việc rèn luyện các kĩ năng được rèn luyện đồng đều. Khi đó các em thấy được khả năng đọc, nghe, nói của mình tốt nên cảm thấy yêu thích hơn lòng ham thích đọc sách, cũng từ đó được bồi dưỡng về mặt trí tuệ của chính các em. Phân môn Kể chuyện Ở lớp 3 phân môn Kể chuyện được mở rộng hơn về các chủ đề, ngoài chủ đề về gia đình, nhà trường, thầy trò, làng xóm thì lớp 3 còn mở rộng têm chủ đề về các tấm gương anh hùng trong lịch sử, các tấm gương về học tập, nghiên cứu khoa học, Những đề tài không chỉ giúp các em được mở rộng vốn hiểu biết mà vốn từ ngữ của các em cũng được bổ sung. Những câu chuyện này được xây dựng dựa trên chính những bài tập đọc mà các em vừa học. Những yêu cầu đặt ra của phân môn này giúp các em biết cách sắp xếp các bức tranh đã bị đảo lộn theo đúng thứ tự và kể đúng thứ tự câu chuyện, nội dung câu chuyện phù hợp với tranh. Đồng thời các em còn biết cách sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đtạ, kể lại câu chuyện. Những câu chuyện ý nghĩa giúp giáo dục các em về mặt nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn của các em. Phân môn Chính tả Những bài viết chính tả được lựa chọn ch HS viết thường có nhiều các từ ngữ dễ lẫn, khó viết nhằm rèn luyện giúp HS nắm vững hơn về các quy tắc dấu thanh, âm, vần, nắm vững quy tắc ghi am chữ quốc ngữ tránh nhầm lẫn, ảnh hưởng của từ ngữ địa phương. Các tiết chính tả còn được bổ sung, khắc lại kiến thức ở phần cuối bài. Từ các tiết chính tả các em rèn luyện cho mình tính cẩn thận, sự kiên trì và thói quen giữ gìn sạch sẽ. Cách trình bày bài rèn cho HS có óc thảm mỹ và tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ của mình. Phân môn Luyện từ và câu Các chủ điểm được học trong chương trình lớp 3 cung cấp cho HS một lượng tư ngữ khá phong phú ( khoảng 400 đến 450 từ) giúp HS có thể diễn đạt các vấn đề một cách phong phú hơn, dưới nhiều góc độ hơn. Điều này giúp các em cảm thấy hứng thú trong việc tìm tòi kiến thức và học tập, tự tin khi diễn đạt một vấn đề. Từ những từ ngữ mới được cung cấp thì khả năng đặt câu khi giao tiếp của các em được phát triển, được các em sử dụng phù hợp với từng mục đích mà các em đặt ra. Phân môn Tập làm văn Ở lớp 3 phân môn nà chú trọng vào việc giúp cho HS có khả năng tự phục vụ bản thân thông qua cách viết các tơ đơn in sẵn, viết thư, cách phát biểu trong các cuộc họp, cách giới thiệu trường lớp, bản thân,. Thông qua những câu chuyện, những đoạn văn miêu tả đơn giản các em được rèn luyện kỹ năng viết, diễn đạt, kỹ năng quan sát sự vật, sự việc xung quanh. Trong những câu văn,đoạn văn của các em cũng là cơ hội để các em thể hiện được tư duy sáng tạo. 1.1.4. Dạy học tích hợp và nhiệm vụ phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 1.1.4.1. Dạy học tích hợp Có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học tích hợp: Theo từ điển Tiếng Anh – Anh, thì “Integration có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.” [26] Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. [17] Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. [7] Từ các quan niệm trên ta có thể hiểu dạy học tích hợp là quá trình tiến hành liên kết các đối tượng tri thức; kiến thức; kĩ năng có liên quan giúp cho người học có thể chiếm lĩnh tri thức; kĩ năng một cách hiệu quả. Việc xây dựng cho một tiết dạy học tích hợp kích thích GV tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều các lĩnh vực khác nhau nhằm bồi dưỡng để có được vốn kiến thức sâu rộng. Và trong các tiết học thì HS cũng đòi hỏi phải năng động, tư duy nhiều hơn trong việc tìm kiếm tri thức từ đó loại bỏ sự nhàm chán, rời rạc vốn hiện hữu giúp các em hứng thú, dễ hiểu hơn. Đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thực tiễn có chuyển biến rõ ràng. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 1.2.1 Thực hiện phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 theo quan điểm tích hợp Việc phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 sẽ chú trọng vào thực hiện tích hợp nội bộ môn học thông qua việc loại bỏ những vùng kiến thức, kĩ năng trùng lặp. Lồng ghép các phân môn để có thể khai thác một cách triệt để sự hỗ trợ của các nội dung kiến thức trong các phân môn giúp nâng cao kết quả dạy và học. Mỗi chủ điểm trong SGK được triển khai trong 2 tuần, mỗi tuần có 3 văn bản đọc. Thông qua các văn bản này có thể tích hợp hiêu quả các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết từ các ngữ liệu về từ, cách dùng từ, câu và cách viết câu, cách viết các văn bản theo từng thể loại. 1.2.2 Đặc điểm học Tiếng Việt của sinh lớp 3 trong việc phát triển chương trình nhà trường Ở lứa tuổi tiểu học các cơ quan cảm giác của học sinh tiểu học chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt ở các lớp đầu tiểu học, tri giác của các em còn mang tính đại thể, còn ít đi vào chi tiết. Tri giác còn mang tính xúc cảm nên tri giác các em gắn liền với các hoạt động trực quan, sự chú ý có chủ định còn yếu chưa có khả năng kiểm soát nên dễ bị hấp dẫn bởi các yếu tố có màu sắc rực rỡ. Khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp còn mang tính sơ đẳng. Trí nhớ trực quan chiếm ưu thế. Tuy nhiên, so với lứa tuổi mầm non thì khả năng tưởng tượng đã phát triển hơn, ngôn ngữ nói thành thạo, đồng thời chịu sự chi phối của xúc cảm nên phát triển về khả năng ngôn ngữ như; viết những bài văn theo cảm xúc riêng, viết nhật kí, thậm chí viết những câu thơ ngắn. Nhưng các hành vi của các em còn phụ thuộc vào người lớn. Tình cảm vốn là mặt quan trọng về mặt tâm lý của con người, nó ảnh hưởng sâu sắc tới nhân cách của mỗi người. Đặc biệt, đối với với HS tiểu học thì nó gắn liền nhận thức với hoạt động của các em nên có thể coi đây là một khâu trọng yếu. Khi nhận thức của các em được tác động bởi tình cảm tích cực thì hoạt động cuuar các em sẽ được thúc đây. Tình cảm không chỉ hình thành trong cuộc sống mà còn được hình thành bởi quá trình học tập. Chính vì vậy, khi dạy GV không chỉ quan tâm đến nội dung kiến thức, tri thức mà cần quan tâm đến cả môi trường học tập cho các em, nhằm tạo ra tình cảm tích cực để kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân HS. Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Ngoài ra sự tích cực học tập của HS còn chịu sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội. Vì vậy, gia đình cần kết hợp chặt chẽ và hợp tác với nhà trường để tìm ra những cách thức, hay biện pháp phù hợp để giáo dục đạt được kết quả. Từ những đặc điểm đó nên khi dạy môn Tiếng Việt cần phải chú ý lồng ghép, tích hợp các vấn đề để kích thích sự hứng thú của các em trong học tập, rèn luyện sự chú ý có chủ đích, từ đó trau dồi vốn ngôn ngữ. Đồng thời tạo cơ hội để các em được bộc lộ những khả năng , năng lực của bản thân để rèn luyện sự tự tin, kích thích sự hứng thú tích cực học tập của các em. 1.2.3 Yêu cầu cần đạt về Kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đối với học sinh lớp 3 Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn công bố ngày 19 tháng 1 năm 2018, mục tiêu nội dung và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học được xác định [1]: *Yêu cầu về kĩ năng đọc gồm: - Kĩ thuật đọc, đánh dấu bằng các kí hiệu 0.1, 0.2, - Đọc hiểu: + Đọc hiểu nội dung văn bản ( đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, ý nghĩa), đánh dấu bằng các kí hiệu 1.a, 1.b, ; + Đọc hiểu hình thức văn bản ( kiểu loại văn bản và các thành tố của mỗi kiểu loại), đánh dấu bằng các kí hiệu 2.a, 2.b, ; + Đọc hiểu và liên hệ, so sánh, mở rộng, vận dụng, đánh dấu bằng các kí hiệu 3.a, 3.b, ; + Yêu cầu đọc mở rộng, quy định về học thuộc và số lượng trang sách học sinh cần đọc trong năm, kí hiệu là 4 và 4.1, 4.2,; [1, tr.18] *Yêu cầu về kĩ năng viết gồm: - Kĩ thuật viết, đánh dấu bằng các kí hiệu 0.1, 0.2, ; - Viết đoạn văn, văn bản ( gồm quy trình viết và các kiểu loại văn bản): + Ký hiệu 1 (1.a, 1.b,) đánh dấu các yêu cầu chung về viết các kiểu loại đoạn văn, văn bản; + Ký hiệu 2 (2.a, 2.b,) và các chữ số tiếp theo đánh dấu các yêu cầu về viết đối với từng kiểu loại đoạn văn, văn bản. [1,tr.18] *Yêu cầu về các kĩ năng nói và nghe gồm: - Yêu cầu về kĩ năng nói, đánh dấu bằng các kí hiệu 1.a, 1.b, - yêu cầu về kĩ năng nghe, đánh dấu bằng các kí hiệu 3.a, 3.b,[1,tr.18] Theo mục tiêu đó, yêu cầu kiến thức kĩ năng tiếng Việt học sinh lớp 2 cầu đạt gồm: “Tiếng Việt *Đọc: + Đọc đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm. +Đọc đúng tốc độ 80- 90 tiếng/phút. Biết nghỉ ngơi đúng chõ dấu câu. + Biết đọc theo đúng ngữ điệu. + Biết đánh dấu và ghi chép lại những nội dung quan trọng. + Nhận biết được nội dung văn bản, hiểu được nội dung hàm ẩn trong văn bản. Hiểu được ý nghĩa văn bản, rút ra được bài học cho bản thân. + Nhận biết được mối quan hệ giữa các nhân vật, tình cảm, thái độ của người kể. Nhận biết được các thông tin cần chú ý trong văn bản. + Biết cách sắp xếp thông tin, hình ảnh trong văn bản. *Viết: + Viết thành thạo các kiểu chữ, viết đúng yêu cầu. Biết cách viết tên riêng. + viết đúng quy tắc, đúng những từ phát âm giống nhau, đúng những từ dễ sai. + Viết đúng chính tả đoạn văn, thơ theo yêu cầu. + Xác định được nội dung viết, tự chỉnh sửa lỗi, hoàn thiện theo nhận xét, góp ý. + Biết viết các đoạn văn ngắn theo yêu thích hoặc đã được đọc. + Biết miêu tả ngắn, có chia sẻ cảm xúc của bản thân trong đoạn văn. + Biết nêu lí do phản biện cho một vấn đề. + Có thể giới thiệu về bản thân. + Biết tạo một thông báo hay bản tin ngắn theo yêu cầu. *Nghe, nói: + Biết cách dùng từ ngữ lịch sự, tránh những từ ngữ thô tục, không phù hợp. + Biết nói có mục đích, tự tin khi đưa ra ý kiến. + Có thể phát biểu trước mọi người, biết diễn đạt để người khác hiểu. + Biết giới thiệu chia sẻ về sự vật hiện tường, hay những câu chuyện đã biết. + Biết lắng nghe, sử dụng các kính ngữ phù hợp. + Có thể tưởng tượng, diễn đạt lại câu chuyện đã được nghe. + Tuân thủ các nguyên tắc khi giao tiếp, trao đổi với người khác về một vấn đề. + Biết cách bắt đầu và kết thúc một câu chuyện khi giao tiếp. Nói chuyện đúng mục đích, không lan man. Những bất cập trong nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và định hướng phát triển CTNT môn TV ở lớp 3 Những bất cập trong nội dung chương trình SGK TV2 Về thời lượng Thời lượng của phân môn kể chuyện còn khá ít, số lượng HS được thực hành chia sẻ trước lớp còn ít. Chính vì việc khắc sâu kiến thức cho HS chưa được đảm bảo, HS chưa được rèn luyện để tự tin hơn. Thời lượng cho một tiết luyện từ và câu chưa đủ để cho Gv có thể truyền tải, lí giải và lấy thêm ví dụ minh họa do lượng kiến thức cần truyền tải trong một tiết khá nhiều. Về nội dung Thông qua bảng thống kê trên và thực tế chúng ta thấy rằng các nội dung trong SGK được tích hợp, bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, các nội dung vẫn dạy theo phân môn riêng biệt, chưa lồng ghép nên vẫn còn xảy ra trường hợp trùng lặp. Bất cập về nội dung dạy học các phân môn trong tuần. Trong từng tuần, còn khá nhiều bất cập trong sự phân bố chương trình. Ví dụ như: Tuần 10: Phân môn tập đọc dạy bài ”Quê hương” nhưng tập làm văn lại dạy học sinh ”Tập viết thư và phong bì thư”. Tuần 15, khi Tập làm văn là ”Giới thiệu về tổ em” thì Luyện từ và câu lại học mở rộng vốn từ ”Các dân tộc” mà không phải tên học sinh, tên riêng. Bất cập về lượng kiến thức trong tuần học Các nội dung trong một tuần học còn nặng so với trình độ học sinh. Ví dụ: Trong một tiết 35 phút, học sinh học 3 nội dung ”Nghe- viết: Ông ngoại. Vần oay. Phân biệt d/gi/r, ân/âng”– Tuần 4. Bất cập về nội dung và thể loại văn Tuần 10, cùng nội dung về bốn mùa nhưng Chính tả theo thể loại thơ ’Quê hương” còn tập làm văn lại yêu cầu theo văn viết thư. Tuần 33, khi tập làm văn yêu cầu nói, viết về bảo vệ môi trường thì tập đọc bao gồm cả truyện và thơ. Như vậy, chúng ta thấy rằng nội dung các thể loại văn học được trình bày ở SGK chưa có sự thống nhất theo các tuần mà phân bổ rải rác từ đầu đến cuối năm học. Chính điều này gây cho học sinh khó nắm bắt được nội dung và đặc điểm của từng loại văn bản, phân biệt được các loại văn bản khác nhau dẫn đến việc học sinh khó vận dụng vào thực hành viết văn bản. Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt là việc làm hết sức cần thiết để điều chỉnh, chỉnh sửa các văn bản sao cho phù hợp giúp việc dạy và học của học sinh có hiệu quả hơn. Định hướng Phát triển CTNT môn TV ở lớp 3 Đối với những thông tin không còn phù hợp cần loại bỏ. Bổ sung thêm thông tin, kiến thức phù hợp với sự phát triển hiện nay. Các thông tin, kiến thức cần sắp xếp phù hợp. Nội dung kiến thức cần pải dựa vào điều kiện nhà trường và địa phương để điều chỉnh sao cho phù hợp. Các nội dung trùng lặp cần lược bỏ, tránh sự nhàm chán, quy tắc. Các văn bản được sử dụng trong SGK TV lớp 3 rất phong phú. Có nhiều loại văn bản khác nhau, như: Văn bnar khoa học, văn bản hành chính,... Để phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương chúng tôi sẽ sắp xếp , điều chỉnh theo đặc điểm, tính chất của từng loại văn bản như bảng sau: Bảng 1. Các thể loại văn bản được dạy ở SGK TV3 Thể loại Bài đọc Truyện ngắn về cuộc sống quanh ta Cậu bé thông minh Ai có lỗi? Chiếc áo len Chú sẻ và bông hoa bằng lăng Người mẹ Người lính dũng cảm Cuộc họp của chữ viết Bài tập làm văn Trận bóng dưới lòng đường Lừa và ngựa Các em nhỏ và cụ già Giọng quê hương Thư gửi bà Nắng phương Nam Đất quý, đất yêu Luôn nghĩ đến miền Nam Người con của Tây Nguyên Một trường tiểu học vùng cao Hũ bạc của người cha Ba điều ước Hai Bà Trưng Ông tổ nghề thêu Người trí thức yêu nước Nhà bác học và bà cụ Nhà ảo thuật Đối đáp với vua Mặt trời mọc ở đằng tây! Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Cuộc chạy đua trong rừng Buổi học thể dục Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Gặp gỡ ở Lúc- xăm – bua Ngọn lửa Ô- lim- pích Bác sĩ Y- éc – xanh Người đi săn và con vượn Cuốn sổ tay Cóc kiện trời Quà của đồng nội Văn bản miêu tả Cô giáo tí hon Ông ngoại Nhớ lại buổi đầu đi học Những chiếc chuông reo Chõ bánh khúc của dì tôi Cửa Tùng Người lien lạc nhỏ Nhà rông ở Tây Nguyên Đôi bạn Âm thanh thành phố Trên đường mòn Hồ Chí Minh Tiếng đàn Hội vật Hội đua voi ở Tây Nguyên Rước đèn ông sao Con cò Người đi săn và con vượn Thơ Hai bàn tay em Mẹ vắng nhà ngày bão Mùa thu của em Ngày khai trường Tiếng ru Quê hương Vẽ quê hương Vàm Cỏ Đông Nhà bố ở Về quê ngoại Anh đom đóm Bộ đội về làng Chú ở bên Bác Hồ Ngày hội rừng xanh Cùng vui chơi Bé thành phi công Một mái nhà chung Ca dao Cảnh đẹp non sông Văn bản Hướng dẫn Nói về Đội TNTP. Điền vào giáy tờ in sẵn. Viết đơn Tập tổ chức cuộc họp Tập viết thư và phong bì thư Giới thiệu về tổ em Báo cáo hoạt động Ghi chép sổ tay Truyện cổ tích, ngụ ngôn Sự tích chú Cuội cung trăng Văn bản khoa học Trên con tàu vũ trụ Chiếc máy bơm Thơ Miêu tả Bài hát trồng cây Mè hoa lượn song Mặt trời xanh của tôi Mưa Đi hội chùa Hương Bàn tay cô giáo Cái cầu Em vẽ Bác Hồ Văn bản cung cấp thông tin Bản tin TIỂU KẾT CHƯƠNG I Trong chương trình, SGK Tiếng Việt 3 hiện nay còn những chỗ bất hợp lí đã được nêu trên dẫn đến sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Những nội dung quá tải làm hạn chế sự tích cực trong các phương pháp dạy học học Tiếng Việt, gây nên sự nhàm chán, không ham thích, hứng thú tham gia vào học tập ở học sinh. Để khắc phục những bất cập trên, chúng ta có thể áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp khác nhau như: Đưa ra các hoạt động sáng tạo, hấp dẫn, thú vị để gây sự chú ý, hứng thú với học sinh, đồng thời cần tiến hành tích hợp các nội dung theo cùng một chủ đề với nhau, thường xuyên hoàn thiện các phương pháp dạy và học. Bên cạnh đó, tiến hành Phát triển chương trình nhà trường môn Tiếng Việt lớp 3 cho phù hợp với đặc điểm của học sinh và đặc điểm của địa phương là việc cần thiết. Để Phát triển CTNT môn TV lớp 3 cần phải có mục tiêu, có các bước cần phải tuân thủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, Dự thảo ngày 19 tháng 1 năm 2018. Bộ GD&ĐT (2013), Hướng dẫn 791/HD-BGDĐT thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, (Số: 791/HD-BGDĐT) Bộ GD&ĐT (2016) Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường Tiểu học, NXB ĐHSP, Hà Nội Bộ GD&ĐT (2017) Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 – 2018, (Số:4612/BGDĐT-GDTrH) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa Trần Hữu Hoan (2011), Phát triển chương trình giáo dục (Tập bài giảng dành cho học viên khóa đào tạo chuyên ngành Quản lí Giáo dục), Hà Nội. Trần Bá Hoành (2002) “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực” Tạp chí Giáo dục (số 32) Hội đồng Quốc Gia (1994), Từ điển Bách khoa Việt Nam - tập 4, NXB Từ điển Bách khoa. https://123doc.org/document/2261094-phat-trien-chuong-trinh-giao-duc.htm http: //ww.hanoistar.edu.vn Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (1998), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. Lệ Thu - Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT từ năm học 2017 - 2018 Nguyễn Văn Khôi (2010) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thanh Sơn (2015) “Phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu xã hội tại các trường đại học việt nam”, Bản tin Khoa học và Giáo dục. Hoàng Phê (2000) Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. Phạm Đức Quang, Phát triển chương trình nhà trường trong giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Số 38/2005/QH11, Điều 6 chương I. Quốc hội khóa XII (2009) Luật Sửa đổi, bổ sung một số điêu của Luật Giáo dục. Quốc hội khóa XIII (2014) Nghị quyết số 88/2014/QH13 vê đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nguyễn Thanh Sơn (2015) “Phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu xã hội tại các trường đại học việt nam”, Bản tin Khoa học và Giáo dục. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (68), tháng 5-2011. Đỗ Hương Trà, Dạy học tích hợp năng lực học sinh, NXB ĐHSP- 2014. Tài liệu tiếng Anh Marsh, C., Day, C., Hannay, L., & McCutcheon, G. (1990). Reconceptualising school-based curriculum development. London: The Falmer Press. Oxford Advanced Learner’s Dictionary, 1998 Fachdidaktich, Meththoden und Prozesse des Lemens und Lehrens- Nguyen Van Cuong, Bernd Meier, ISBN 978-3-00-033972-1 Ronald C. Doll- Leadership To Improve Schools

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphat_trien_chuong_trinh_nha_truong_4204_2082173.docx