Phát triển cộng đồng - Giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa

Đây là một bài tiểu luận mà mình đã tốn rất nhiều công sức mới làm được. Với lĩnh vực phát triển cộng đồng - một trong 3 phương pháp Công tác xã hội. Nó sẽ rất cực kỳ hữu ích cho những ai đang cần một bài viết chân thực, hiệu quả và mình cam đoan đây là một bài tiểu luận được đánh giá rất cao.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển cộng đồng - Giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đời sống của người dân cũng ngày một tăng lên, con người ngày càng có nhiều nhu cầu và những tiêu chuẩn cao hơn cho một cuộc sống được đánh giá là đảm bảo đòi hỏi cần phải được đáp ứng. Tuy vậy, sự phát triển không đồng đều trong nền kinh tế đã tạo nên sự chênh lệch rõ rệt về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa các vùng nông thôn, miền núi và thành thị. Chính điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, trước hết là về thu nhập và điều kiện sống. Cũng chính vì lẽ đó phát triển cộng đồng được đánh giá là một trong những hoạt động có khả năng giải quyết được những vấn đề của sự phát triển xã hội và những thách thức mà các cộng đồng gặp phải khá hiệu quả, bởi hơn ai hết nó nhấn mạnh đến sự tham gia của chính người dân - những người trong cuộc vào quá trình cải thiện đời sống cho chính cộng đồng mình. Hiệu quả thiết thực của hoạt động phát triển cộng đồng ngày càng được khẳng định, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Các hoạt động phát triển cộng đồng vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân vừa đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong các hoạt động phát triển đó, các tác viên cộng đồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, họ là những nhà chuyên môn được đào tạo bài bản về lý thuyết và thực hành, đồng thời còn là chiếc cầu liên kết giữa các dịch vụ xã hội, các chương trình hành động của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước và sự tham gia tích cực từ phía người dân nhằm đảm bảo sự thành công cho mọi kế hoạch, dự án phát triển cộng đồng. I. Cơ sở lý luận. 1. Lý do chọn đề tài: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một phần thiết yếu của sự sống và môi trường, con người không thể sống mà không có nước, nước quyết định sự tồn tại và phát triển của con người nhưng mặt khác nó cũng có thể gây ra tai họa cho con người . Trên Trái đất nước có số lượng rất lớn nhưng chiếm đến 97,5% là nước biển, chỉ có 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nước ngọt đó, có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi (1,6%), ao hồ (67,4%), và hơi nước trong không khí (9,5%); 30,1% nước ngầm. Hiện nay cùng với sự nóng lên của trái đất, suy thoái của các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến nguồn nước sạch ngày càng giảm sút nhanh chóng tại nhiều nơi, dẫn đến tài nguyên nước trở nên hữu hạn và cần phải sử dụng một cách tiết kiệm . Là một xã nằm trong vùng thiếu nước bởi khí hậu khắc nghiệt, địa hình lắm đèo dốc, núi cao nên nguồn nước phục vụ cho đời sống của người dân càng trở nên khan hiếm.Cuộc sống của người dân xã Thuận Hóa gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đã bao đời nay niềm mong mỏi đầu tiên của người dân xã Thuận Hóa là có nước, cho dù đời sống có khá hơn so với trước đây nhưng thiếu nước sinh hoạt đã kéo lùi chất lượng cuộc sống của người dân. Do đó, việc cấp bách nhất đối với hoạt động phát triển cộng đồng nơi đây chính là giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân nhằm đảm bảo nhu cầu có nước - một nhu cầu sống còn của con người. Đó cũng chính là lý do em chọn vấn để giải quyết nước sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa - Tuyên Hóa - Quảng Bình làm đề tài tiểu luận phát triển cộng đồng của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô đặc biệt là thầy giáo Trần Xuân Kỳ đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành bài tiểu luận được tốt hơn và rút kinh nghiệm cho những đề tài sau. Em xin chân thành cảm ơn! 2. Khái niệm và các khái niệm liên quan: 2.1. Khái niệm: 2.1.1. Cộng đồng: Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu về các dự án phát triển cộng đồng: cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. (cộng đồng đô thị, cộng đồng nông thôn, cộng đồng thôn bản...) Theo quan điểm Macxít: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ; nhờ sự giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, nền sản xuất,sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động. 2.1.2. Phát triển cộng đồng: Theo định nghĩa của LHQ: “Những tiến trình qua đó những nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa của các cộng đồng, giúp cộng đồng đóng góp và hội nhập vào đời sống quốc gia”. Theo tài liệu PTCĐ của Nguyễn Thị Oanh (1995): “Phát triển cộng đồng là một phương pháp (hay tiến trình) qua đó một cộng đồng (địa bàn dân cư, một quần thể, một tập hợp người) có nhu cầu và mối quan tâm chung, dựa vào tiềm năng của chính mình, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, tự thay đổi, tự nâng cao năng lực nội tại nhằm giải quyết các vấn đề và tiến tới một sự phát triển bền vững”. 2.1.3 Dự án phát triển cộng đồng: Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án hướng vài đối tượng là cộng đồng (cộng đồng địa danh hoặc cộng đồng chức năng), với mục đích cuối cùng là tạo ra những chuyển biến xã hội ại cộng đồng. Đây là một kế hoạch hành động có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội bên trong và bên ngoài cộng đồng vì mục tiêu phát triển, huy động các loại tài nguyên, nguồn lực, phân bổ nguồn lực một các 2.1.4 Khái niệm nước sạch: Theo quy định Luật tài nguyên nước năm 1998: Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2. Một số khái niệm liên quan: 2.2.1. Tổ chức cộng đồng: “Là một tiến trình nhờ đó cộng đồng nhận diện được các nhu cầu và mục tiêu của mình, xếp đặt các nhu cầu hoặc mục tiêu này, phát triển sự tự tin vào khả năng cùa cộng đồng, giúp cộng đồng tìm kiếm nguồn tài nguyên (bên trong và bên ngoài) để giải quyết các nhu cầu hay mục tiêu ấy, thông qua đó phát triển thái độ và khả năng liên kết, hợptacs với nhau trong cộng đồng”. (Theo Murray G.Ross - Tổ chức cộng đồng: Lý thuyết và thực hành). 2.2.2. Tác viên cộng đồng: Là tên gọi của những nhân viên xã hội làm việc trong các chương trình phát triển cộng đồng. Tác viên cộng đồng đóng vai trò là người tổ chức, lập kế hoạch, người điều phối, người xúc tác, người bồi dưỡng nâng cao nhận thức kỹ năng cho người dân, đồng thời cũng là cầu nối giữa nhóm người nhèo, người bị thiệt thòi với những nguồn lực sẵn có hợp lý để tạo ra sự thay đổi bộ mặt cộng đồng. II. Cơ sở thực tiễn. 1.Bối cảnh chung của cộng đồng và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng được lựa chọn. Qua một số khảo sát cho thấy, vốn là một xã vùng núi lại nắm cách xa trung tâm huyện - Thuận Hóa là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Tuyên Hóa và của tỉnh, gồm 8 thôn với hơn 560 hộ dân, nếu đứng ở vị trí cao nhất ở thị trấn Đồng Lê có thể thấy được địa phận của xã, tuy nhiên để đến được Thuận Hóa phải đi qua những dường dốc rất quanh co và phải qua một chiếc cầu tre bắc qua sông Rào Nam. Đây cũng là một xã chịu nhiều thiệt thòi nhất về điều kiện tự nhiên so với các xã khác. Là nơi thường xuyện bị thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô. Chính bởi vậy người dân sống dựa vào cây lương thực chủ yếu là ngô, một loại cây lương thực không đòi hỏi lượng nước nhiều như cây lúa. 1.1.Vị trí địa lý:     Phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn với gần 3 km đường biên giới với nước bạn Lào và xã Châu Hóa.    Phía Bắc giáp huyện Minh Hóa    Phía Đông và Nam giáp xã Văn Hóa, Thạch Hóa. 1.2. Địa hình: Xã Thuận Hóa là một xã vùng núi thuộc huyện Tuyên Hóa, nơi đây có rất nhiều hang động đá vôi và lèn cao chót vót. Với địa hình đồi núi, để đến với Thuận Hóa phải đi qua nhiều đường dốc quanh co.      1.3. Sông ngòi:     Từ đầu làng đến cuối làng, một dòng sông chảy, ôm lũy tre làng và tạo nên những bãi cát vàng, chính đó là nguồn tài nguyên cho cả dân làng xây dựng, kiến thiết nhà cửa. Sông chảy qua xã Thuận Hóa là một trong những nhánh của con sông Gianh, đó là sông Rào Nam có đặc thù là nước lợ mùa Hè, nước ngọt mùa Đông. Đây cũng là nguồn cung cấp nước chính cho cả xã. 1.4. Hành chính:      Song song với việc khai canh lập ấp, lập xã hiệu, người xưa đã trác đạc và phân chia xã thành 8 thôn: Đồng Lào, Hạ Lào, Hà Thâu, Bàu Sỏi, Trung Làng, Phúc Tự, Xuân Tổng, Hạ Trang.   1.5.Dân số, diện tích: Diện tích toàn xã là: 357 km2 đa phần là đồi núi Dân số: 5126 người (2008), gồm các dân tộc: Chứt, Kinh. Mật độ dân số là: 14 người/km2. 1.6.Kinh tế Thuận Hóa là một xã nghèo so với các xã khác trong toàn huyện và toàn tỉnh. Mặc dù nơi đây có phong cảnh hữu tình nhưng việc phát triển Thuận Hóa còn gặp một số khó khăn. Ở Thuận Hóa chủ yếu phát triển ngành: Lâm nghiệp (khai thác lâm sản, làm đồ gỗ), nông nghiệp (trồng: lạc, ngô, thuốc lá, cây ăn quả; chăn nuôi: bò, trâu, dê, ong mật), công nghiệp khai thác. 1.7.Giao thông Toàn xã chỉ có đường giao thông liên thôn và liên xã và quốc lộ 12A chạy qua, không giáp với trục đường sắt bắc nam, muốn đi xe lửa người dân trong xã phải mất hơn 50 phút đi xe máy ra trung tâm thị trấn Đồng Lê. Được sự quan tâm của Nhà nước và lãnh đaọ tỉnh, huyện đã xây dựng được hệ thống giao thông liên xã, 2. Thực trạng vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa. 2.1. Mô tả lược sử cộng đồng. STT Thời gian Các sự kiện 1 Năm 1470 Năm 1470 Đại Việt đứng trước hai mối đe dọa xâm lược gồm quân Mãn Thanh ở phía bắc và quan Chiêm Thành ở phía nam. trước tình hình đó, vua Lê Thánh Tông đã hị chiếu cử một số đại thần đưa quân đi chinh phạt quân Chiêm Thành ở phía nam, trong số đó có cụ Lê Văn Hành. Trên đường nam tiến cụ đã có dịp qua xứ vùng Thuận Hóa thấy nơi đây là một vung đất hữu tình nên lập sớ xin vua đến nơi đây lập nghiệp và được vua chấp thuận. 2 1558 Khi ông Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa có một số người vào theo sau khai phá số đất còn lại có các ông tổ họ Lương, họ Cao, ngày nay người dân gọi là “Bát Đại Tính” 3 1842 Vua Lê Thánh Tông cử bản châu quan Lạng Động Hầu Nguyễn Duy Tưởng (quê trung Hóa, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay) về trắc đạc và lập sổ đinh điền - Công tư điền thổ và lập xã hiệu là Thuận Hóa 4 1885 Xảy ra cuộc chính biến của phe phủ chiến tại kinh đô Huế, Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở-Quảng trị lánh nạn và thay vua ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên chống quân xâm lược, hưởng ứng lời kêu gọi, Thuận Hóa trở thành một trong những căn cứ chống Pháp. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, nhân dân Thuận Hóa vẫn tiếp tục hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng chỉ huy. 5 Từ 1930 Người dân sống dưới hai tầng áp bức bóc lột, sưu cao, thuế nặng nhiều người phải bỏ làng đi tha hương cầu thực. 6 28/4/1945 Dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh huyện Tuyên Hóa nhân dân Thuận Hóa nhất tề vùng lên với gậy gộc, giáo mác cướp chính quyền 7 25/8/1945 UBND cách mạng lâm thời huyện Tuyên Hóa cử 2 đồng chí là Nguyễn Văn Minh và Trần Quế về xã thành lập UBND lâm thời của xã. Đ/c Nguyễn Tiến Báu được bầu làm chủ tịch, đ/c Lê Đức Thuần được bầu làm phó chủ tịch. 8 1946 - 1954, Cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp xâm lược, Thuận Hóa đã phải chịu đựng bao nhiêu thảm khốc. Trâu, bò, lợn, gà bị bắt trong các trận càn. Nhiều cụ già em bé bị địch giết, cảnh chết chóc tang thương kéo lê thê nhưng không một ai nhụt chí. Nhân dân cả làng một lòng đi theo kháng chiến, các bậc tài gia phái hộ sẳn sàng quyên của cải cho kháng chiến 9 7/5/1954 Với chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân cả nước nói chung và dân xã Thuận Hóa nói riêng lại bắt tay vào hàn gắn vết tích chiến tranh. Đất nước tạm thời bị chia cắt, Đồng bào miền Nam vẫn bị chìm trong khói lửa chiến tranh. Thuận Hóa cùng cả nước ra sức chi viện, sức người, sức của, chia lửa với miền nam ruột thịt. 10 Trong kháng chiến chống Mỹ - 11/3/1977 Đế Quốc Mỹ đã ném bom ác liệt bến phà Minh Cầm-Phong hóa. Các cơ quan huyện phải sơ tán sang vùng Liên sơn- Mai Hóa. Thuận Hóa cũng như các xã khác trong huyện Tuyên Hóa sát nhập vào huyện Minh Hóa thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. 11 Từ 1 tháng 6 năm 1990 Huyện Tuyên Hóa được chia trở lại hai huyện cũ thuộc tỉnh Quảng Bình. Thuận Hóa là một xã vùng núi nằm về phía tây của huyện, 12 Từ Đổi mới đến nay Thuận Hóa đang từng ngày đổi mới và phát triển hòa cùng xu thế chung của dân tộc. 2.2. Thực trạng việc giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa. 2.2.1. Một số chính sách, biện pháp đã và đang can thiệp. + Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nước sạch cho người dân Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Đảm bảo nước sạch phục vụ đời sống dân cư là một chương trình mục tiêu quốc gia rất có ý nghĩa cần được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Bình nhiều công trình cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân đã được triển khai trên toàn tỉnh, trong đó có xã Thuận Hóa. + Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nước ở sông Rào Nam, một số hộ gia đình áp dụng các biện pháp lọc thô để làm sạch nguồn nước, nhưng trên thực tế biện pháp này không mấy hiệu quả. Dân vẫn thiếu nước, chất lượng nguồn nước sinh hoạt chưa cao. Trên thực tế nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng sử dụng nước nhiễm bẩn, cải thiện môi trường sống đã được áp dụng như kêu gọi sự đầu tư của nước ngoài, các tổ chức chính trị xã hội. . + Đặc biệt có nhiều nơi người dân đã tự đóng góp tiền để xây dựng hệ thống cung cấp và xử lý nước sạch, hố xí hợp vệ sinh…Do đó, việc tìm ra một giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn và đồng thời góp phần giải quyết vấn đề môi trường ở Thuận Hóa đã trở nên cấp thiết.  2.2.2. Những thành tựu đạt được: + Trong những năm qua, tỉnh ta đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước như: Chỉ thị số 17/2006/CT-UBND ngày 04/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước... + Theo đánh giá của Trung tâm NSH và VSMTNT Quảng Bình, với hiệu quả từ các công trình cấp nước sạch sinh hoạt đem lại, gần 400 ngàn dân Quảng Bình đang được dùng nước sạch sinh hoạt, chiếm gần 60% dân số toàn tỉnh. Đặc biệt, với nỗ lực của Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, tranh thủ sự hợp tác của cộng đồng để triển khai các chương trình cấp nước về nông thôn, đặc biệt ưu tiên vùng núi cao, vùng thường ngập lụt, nơi có nguồn nước bị chua phèn, nhiễm mặn, trong 2 năm 2006 - 2007, dù bị lũ lụt nặng nề nhưng Quảng Bình vẫn duy trì, khắc phục và bảo quản vận hành tốt các công trình đã có đồng thời đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình mới. Tăng số người dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt thêm 50 ngàn người. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đến 2010, trên 80% số dân được dùng nước sạch. + Hiện nay có nhiều công trình cung cấp nước sạch đang hoạt động: - Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 16.000 công trình cấp nước sạch nhỏ lẻ, trong đó có gần 9.000 giếng khoan lắp bơm tay, 6.000 giếng đào và 1.000 lu bể chứa, xã Thuận Hóa có 20 giếng khoan lắp bơm tay, mỗi hộ gia đình có 1 giếng đào, 50 hộ gia đình có bể chứa nước . - Ngoài ra toàn tỉnh còn xây dựng gần 100 công trình nước tự chảy, 25 công trình hệ bơm dẫn cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân ở vùng miền núi, trong đó có xã Thuận Hóa.   + Vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước sạch luôn được các cơ quan quản lý Tỉnh lồng ghép vào trong các hoạt động của địa phương. Những năm gần đây, phong trào xây dựng làng văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Một trong những tiêu chuẩn làng văn hóa là bê tông hóa đường làng ngõ xóm, gắn chặt với hệ thống thoát nước, có phong trào vệ sinh thôn xóm. + Nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá đã được các cơ quan tiến hành làm cơ sở cho việc triển khai các dự án cấp nước cho xã. 2.2.3. Những mặt tồn tại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề nước sạch của Tỉnh vẫn còn một số những bất cập, tồn tại. - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Quảng Bình cùng sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, xã Thuận hóa đã và đang từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế, hiện tại người dân vẫn đang thiếu nước và chất lượng nước không đảm bảo. - Các công trình cung cấp nước cho xã như giếng khoan còn quá ít trong khi đó giếng đào lại không có nước vào mùa khô do đặc điểm địa hình và cấu trúc phân tầng lớp đất của xã. Khi số lượng các giếng đào không phát huy được tác dụng vào mùa khô thì giếng khoan được coi là giải pháp tối ưu. Thế nhưng với số lượng 20 giếng là quá ít ỏi so với nhu cầu của 560 hộ dân. Để có nước, người dân vẫn phải dừng nguồn nước tự nhiên và phải mất rất nhiều thời gian đi gánh nước từ trong các khe núi với lượng nước nhỏ giọi và lấy nước từ sông Rào Nam. Về mùa mưa lượng nước này có thể cung cấp đủ cho cuộc sống của dân cư nhưng về mùa khô sản xuất và sinh hoạt của người dân đều bị ngưng trệ. Ngay từ đầu mùa khô năm nay sản lượng lúa và ngô đều bị mất trắng, nhiều hộ gia đình chỉ còn biết “đóng cọc cho trâu ăn”. Bên cạnh đó sông Rào Nam - nơi cung cấp nước chủ yếu cho toàn xã cũng cạn nước do thời tiết hanh khô. - Mặt khác nước sông Rào Nam cũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do lối sống sinh hoạt thiếu vệ sinh của chính người dân (sông vừa là nơi lấy nước nấu ăn, nước tắm vừa là nơi các giặt giũ áo quần, nơi cho trâu tắm và thậm chí còn là nhà vệ sinh...). Do vậy chất lượng nước dùng cho sinh hoạt không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trong khi đó nhận thức của các cấp chính quyền và người dân vẫn còn lệch lạc, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh, coi trọng việc xây dựng mới hơn là phát huy hiệu quả những công trình hiện có. - Tình trạng mương, cống thoát nước vừa thiếu vừa chất lượng kém, vệ sinh phân rác chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sông và nước ngầm. - Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp bên cạnh làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi cũng ít nhiều tác động đến môi trường nước, những chất hóa học độc hại ngấm vào đất đến các mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. - Hàng năm, ngành tài nguyên môi trường tỉnh tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra nhưng kết quả chưa cao; hơn nữa, xã Thuận Hóa là một xã vùng núi sát biên giới Hạ Lào lại không phát triển các ngành công nghiệp nặng nên ít được ưu tiên trong các đợt thanh tra, kiểm tra. Qua đây cũng cần đánh giá lại trách nhiệm của cơ quan hoạt động về môi trường trên địa bàn tỉnh. Do một số lý do khách quan và chủ quan tỷ lệ ''phủ'' nước sạch trên thực tế ở xã Thuận Hóa vẫn đang còn hạn chế và nhu cầu sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân còn rất cao. 2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai cung cấp nước sạch tại xã Thuận Hóa. 2.3.1. Thuận lợi: + Nước sạch sinh hoạt đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dân, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân do vậy việc thực hiện các dự án cung cấp nước sạch luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của dân chúng. Trong quá trình đào, khoan giếng được bà con chung tay góp sức rất nhiệt tình nên công trình thi công sớm thành công + Nhà nước và chính quyền địa phương đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác, sử dụng...tài nguyên nước: - Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Chỉ thị số 17/2006/CT-UBND ngày 04/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước . - Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. - Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 . - Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về nước sạch. + Vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước sạch luôn được các cơ quan quản lý lồng ghép vào trong các hoạt động của địa phương. Đặc biệt khi tình hình nước sạch sinh hoạt đang phải chịu nhiều sức ép do hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường như hiện nay. . 2.3.2. Khó khăn: + Địa hình xã Thuận Hóa chủ yếu là đồi núi, khó khăn trong việc giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa, do vậy việc lắp đặt các công trình như trạm bơm nước gặp phải nhiều trở ngại. + Nước ngầm và nước mặt trên lãnh thổ nước ta do phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào lượng mưa hàng tháng nên đa phần khu vực miền núi ở miền Trung rất thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô, số người nông dân tiếp xúc với nguồn nước sạch chỉ trên 28% và thường xuyên phải chịu khát ít nhất 1-2 tháng trong mùa khô. Dân cư thường phải sống và trăn trở với nạn hạn hán và thiếu nước sinh hoạt. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các vùng hạn nặng, như Thuận Hóa, Tây Gio Linh, Triệu Phong nhiều làng dân không có nước sinh hoạt phải chở nước xa 5 - 7km về. + Ý thức của người dân trong việc bảo vên tài nguyên nước còn rất kém. Là một xã thuộc huyện Tuyên Hóa, huyện đứng tốp đầu trong danh sách các địa phương có nạn chặt phá rừng và buôn bán gỗ lậu với số lượng lớn. Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi đã làm cho nước đầu nguồn suy giảm, hơn thế nữa, vào mùa mưa lũ thường xảy ra hiện tương lũ quét và sạt lở đất, gây ảnh hưởng đến tín mạng của dân cư và làm ô nhiễm nguồn nước do lũ. + Thuận Hóa là một xã ít có tiềm năng đầu tư phát triển, do vậy việc thu hút các dự án đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn, có chăng là kêu gọi sự quan tâm của Nhà nước và tấm lòng hảo tâm từ các tổ chức, cá nhân hoạt động xã hội và từ thiện trên khắp cả nước, các tổ chức Phi Chính phủ. + Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp cung cấp nước cho người dân vẫn đang còn tồn tại sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc thăm dò, khảo sát và phân bổ xây dựng các công trình cấp nước. + Trong khi đó Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn còn gặp một số bất cập. Tổng vốn đầu tư huy động của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý. Mặc dù Chương trình vẫn được ưu tiên phân bổ vốn năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng ngân sách nhà nước cấp còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đề ra (chỉ bằng 22% tổng toàn bộ nguồn vốn huy động được). Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung chủ yếu cho xây dựng mới các công trình, ít đầu tư cho truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực. Do vậy không phát huy được hiệu quả sử dụng. Mặt khác do lượng vốn phân bổ chưa ít ỏi nên ở nhiều địa phương vốn không đến được với người dân hoặc quá ít, không đủ. III. Vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng trong giải quyết vấn đề. 1. Những yêu cầu nhiệm vụ và vai trò của tác viên phát triển cộng đồng. 1.1. Yêu cầu đối với tác viên phát triển cộng đồng : Mỗi nghề nghiệp đều có những đòi hỏi riêng “đạo đức nghề nghiệp”, có kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp. Phát triển cộng đồng là một tiến trình khó khăn, đòi hỏi nhiều yếu tố. Người tác viên cộng đồng, là một yếu tố quan trọng đóng vai trò xúc tác/tham mưu, cần thiết ở mọi khâu trong tiến trình đó. Trong mỗi tác viên cộng đồng phải hội tụ đủ cả kiến thức kỹ năng và thái độ cần thiết cho công việc của mình. 1.1.1 Về thái độ - Tôn trọng mỗi cá nhân, mội nhóm và mỗi cộng đồng; - Nhận thức cao đối với trách nhiệm và sự cam kết cống hiến của mình - Thấu cảm ( hiểu người khác ) - Có cái nhìn cởi mở với mọi giải pháp thay thế, mọi đề xuất mới; - Kiên trì, nhẫn nại và chịu đựng; - Sáng kiến, sáng tạo và có linh cảm tốt; - Mong muốn được tham gia mà không nhất thiết phải đòi hỏi lãnh đạo - Tin tưởng vào người khác - Tự tin; 1.1.2 Về kiến thức : - Hiểu biết về cộng đồng : yếu tố tác động, vấn đề cộng đồng… - Kiến thức về phát triển tổ chức trên cơ sở lý luận về nhó, năng động nhóm… - Kiến thức phối hợp liên ngành : tìm kiếm đối tác, thương lượng, hợp tác… - Kiến thức cách giải quyết vấn đề và tiến trình ra quyết định. - Kiến thức chung về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.3 Về kỹ năng : - Kỹ năng giao tiếp, tham mưu, trợ giúp và xây dựng tổ chức; - Kỹ năng nghiên cứu, lập kế hoạch và đánh giá; - Kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột; - Kỹ năng quản lý - Kỹ năng thiết kế và xây dựng tổ chức; Ngoài ra tác viên cộng đồng cần có các phẩm chất sau: Muốn được cộng đồng chấp nhận thì tác viên cần hòa đồng với người dân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân.Trung thực với dân và với chính bản thân mình, kiên trì nhẫn nại, tránh nóng vội, làm thay, áp đặt suy nghĩ của mình, thúc ép người dân. Có niềm tin vào khả năng thay đổi của người dân, khiêm tốn biết học hỏi, có lối sống đạo đức. 1.2. Vai trò của tác viên đối với cộng đồng : 1.2.1 Vai trò xúc tác ( vai trò kết nối ): Tác viên cộng đồng là người kết nối các nguồn lực, là người tác động hỗ trợ để các nhóm, các tổ chức trong cộng đồng hoạt động tích cực, đạt hiệu quả cao. Với vai trò xúc tác của mình, tác viên cộng đồng tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người dân tăng khả năng tự bàn bạc, chọn lựa, lấy quyết định và cùng hành động. 1.2.2. Vai trò lập kế hoạch: Tác viên cộng đồng sẽ tham mưu, phối kết hợp để giúp người dân xây dựng các chương trình hoạt động bằng việc cùng họ bàn bạc và sắp đặt những kế hoạch cụ thể, khoa học để thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng. 1.2.3. Vai trò người huấn luyện : Tác viên phát triển cộng đồng là người tổ chức các lớp huấn luyện bồi dưỡng nhóm nòng cốt của cộng đồng. Là người huấn luyện song song với thực hành theo phương pháp chủ động chứ không phải là thầy giáo, là người huấn luyện thì tác viên cộng đồng phải là người làm mẫu, huấn luyện các kĩ năng và hướng dẫn cụ thể để người dân làm theo. 1.2.4. Vai trò biện hộ: Tác viên cộng đồng với tư cách là người đại diên cho tiếng nói của người dân ở cộng đồng, đề đạt đến các cơ quan, các tổ chức có liên quan, các cấp có thẩm quyền về những vấn đề bức xúc của cộng đồng và kêu gọi người khác hưởng ứng tham gia. Tác viên cũng sẽ hỗ trợ tích cực, bênh vực quyền lợi chính đáng cho các đối tượng thiệt thòi, đồng thời giúp mọi người hiểu đúng hoàn cảnh, thực trạng của người dân. 1.2.5. Vai trò nghiên cứu: Tác viên cộng đồng là người cùng với nhóm nòng cốt trong cộng đồng thu thập tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình đặc điểm, nhu cầu, thế mạnh, hạn chế về vấn đề và tiềm năng sẵn có của cộng đồng. Ngay từ những ngày đầu đến với cộng đồng cho đến khi hoàn thành công việc của mình, giúp cộng đồng chuyển những phân tích nhận định thành những chương trình hành động. 2. Kế hoạch cung cấp nước sạch cho người dân xã Thuận Hóa. Nước sạch sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống dân cư, hiện nay ở Thuận Hóa người dân đang khao khát từng giọt nước sạch. Thiếu nước cuộc sống của bà con nơi đây gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt vào những mùa khô hạn. Do những đặc điểm tự nhiên ở xã Thuận Hóa, trong việc xây dựng các công trình cấp nước thì việc cung cấp thêm hệ thống giếng khoan có tính khả thi cao nhất. Chính vì vậy, em xin đề xuất dự án giải quyết cho vấn đề này. Dự án xây dựng giếng khoan lắp bơm tay, bể chứa cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa Địa điểm: Xã Thuận Hóa - Huyện Tuyên Hóa - Tỉnh Quảng Bình 2.1. Nhận diện cộng đồng: Thuận Hóa là một xã nghèo thuộc huyện Tuyên Hóa, là một xã vùng núi của tỉnh Quảng Bình, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Với diện tích toàn xã là: 398 km2 đa phần là đồi núi cùng với số dân là 7.968 người (2008), gồm các dân tộc: Chứt, Kinh, mật độ dân số là: 20 người/km2. Đây là nơi phải gánh chịu nhiều thiệt thòi về tự nhiên nên đời sống kinh tế của dân cư còn thấp, thiếu thốn các điều kiện sinh hoạt. 2.2. Xác định nhu cầu: Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập được từ phía lãnh đạo địa phương, các nguồn thông tin liên quan từ các ban ngành cũng như qua điều tra khảo sát và phát phiếu điều tra trong dân cho thấy: Hiện tại vấn để cấp bách nhất, ưu tiên hang đầu tại xã Thuận Hóa chính là xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân trong xã, cụ thể là xây dựng thêm hệ thống giếng khoan và bể chứa nước. 2.3. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. 2.3.1. Mục tiêu tổng quát. Xây dựng hệ thống giếng khoan và bể chứa đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa, đảm bảo 100% người dân không bị thiếu nước đặc biệt là vào mùa khô. 2.3.2. Mục tiêu cụ thể: + Hoàn thành công tác thăm dò, khảo sát nguồn nước chậm nhất đến tháng 12/2010. + Tiến hành xây dựng hệ thống giếng khoan lắp bơm tay với số lượng 30 giếng, giao ban vào cuối tháng 5/ 2011. + Xây dụng bể chứa nước với tổng số là 40 bể chứa nước cho 40 hộ gia đình chưa có bể, dự kiến hoàn thành chậm nhất vào cuối tháng 3/1010. + Nâng cao năng lực tự quản của người dân xã Thuận Hóa trong việc bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước hiện có. 2.4. Xác định nguồn lực và trở ngại khi thực hiện dự án: 2.4.1. Nguồn lực thực hiện dự án: + Nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Unicef cho các dự án cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng nông thôn, miền núi. + Huy động sự tham gia của người dân trong xã: đóng góp kinh phí hoặc ngày công. + Phối hợp sự tham gia của chính quyền và các ban ngành gồm: - UBND cấp tỉnh, huyện xã. - Sở Tài nguyên - Môt trường, cụ thể là các ban; Địa chính, Quan trắc - Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (NSH và VSMTNT) Quảng Bình - Sở Kế hoạch và đầu tư + Huy động sự tham gia của các đơn vị xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận…cùng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động từ thiện đóng trên địa bàn. 2.4.2. Một số khó khăn trong quá trình thực hiện dự án: + Khó khăn trong việc huy động nguồn kinh phí. + Việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có thể gặp một số ít vướng mắc do địa điểm thực hiện dự án có những khó khăn về giao thông, liên lạc như: địa hình đồi núi, dốc quanh co, lại cách xa trung tâm huyện, sóng điện thoại yếu… + Ý thức của người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ các công trình. 2.5. Một số yêu cầu khi thự hiện dự án: + Tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện, đảm bảo đúng thời gian, đúng kỹ thuật. + Các bên có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và quản lý các công trình cấp nước. + Các công trình giếng khoan phải đảm bảo khoan đúng vị trí có nước, lượng nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. + Ý thức và sự tham gia tích cực của người dân. 2.6. Kế hoạch hoạt động của dự án. 2.6.1. Bảng tóm tắt nội dung các hoạt động cần tiến hành: TT Thời gian Mục đích Các hoạt động Phân công nhiệm vụ Dự trù kinh phí Kết quả 1 Từ tháng 8 đến 12/2010 Thăm dò địa bàn, xác định vị trí khoan(có dự phòng) - Đi vòng quanh khảo sát - Khảo sát địa chất - Tác viên cộng đồng - Đại diện của các bên tham gia - Chuyên viên địa chính Đưa ra kết quả khảo sát và xác định vị trí khoan 2 28/12/2010 Thành lập ban điều hành dự án và ban giám sát - Tổ chức họp với sự tham gia của tất cả các bên có liên quan và đặc biệt là đại diện từ người dân. - Gồm 7 thành viên, cụ thể: 01 trưởng ban: 01 phó ban, 01 thư ký kiêm thủ quỹ, các ban viên. - Ban giám sát: tác viên cộng đồng, đại diện từ tổ chức unicef, người dân. Thành lập các ban nòng cốt thực hiện dự án. 3 30/12/2010 đến 29/01/2011 Tìm kiếm các nguồn lực - Gặp gỡ lãnh đạo tỉnh, đề xuất kế hoạch và dự trù xin kinh phí. - Huy động nguồn vốn từ tổ chức Unicef. - Vận động nguồn lực trong dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. - Ban điều hành - Huy động nguồn kinh phí cho việc thực hiện dự án 4 30/01/2011 đến 02/02/2011 Công tác chuẩn bị cho việc thực hiện dự án - Mua vật liệu xây dựng: cát, xi măng, gạch, bơm tay và thiết bị cần thiết khác - Thuê 2 đội khoan giếng thuộc công xĩ nghiệp chuyên khai thác nước ngầm. - Chuẩn bị nơi cất giữ máy khoan, nguyên vật liệu (có dân bảo vệ): UBND xã Thuận Hóa - Tuyên truyền thu hút sự tham gia của người dân trong xã - Ban điều hành dự án - Tác viên cộng đồng - NVL: 150.000.000đ - Thuê nhân công: 15.000.000đ Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc thực hiện dự án 5 03/02/2011 đến 30/3/2011 Xây bể chứa - Phân phối số nguyên vật liệu cho 40 hộ gia đình - Kiểm tra, giám sát việc xây bể - Giao trách nhiệm cho các hộ gia đình tự xây bể, hộ nào không có nguồn nhân công thì huy động sự giúp đỡ trong dân. - Ban điều hành 1.200.000 - 1.500.000đ/ 1 bể/ 1hộ gia đình Hoàn thành việc xây bể đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 6 Từ 03/02/ 2011 đến 28/5/2011 - Khoan giếng - Thành lập 3 đội khoan giếng - Tiến hành lắp đặt máy khoan đúng vị trí - Tiến hành khoan - Công tác kiểm tra, chỉ đạo - Mỗi đội gồm: 01 chuyên gia, người dân, ban điều hành - Ban điều hành và người dân trong xã 3.000.000 đến 4.000.000đ/ 1 giếng Hoàn thành việ khoan giếng đảm bảo đúng kỹ thuật, cung cấp đủ nước sinh hoạt cho các hộ dân 7 30/5/2011 Tổng kết, đánh giá, chuyển giao. - Họp ban điều hành - Họp dân Người dân hưởng lợi từ dự án, ban điều hành dự án, các đơn vị, cá nhân tài trợ cho dự án.. Tổng kết, đánh giá các hoạt động đã triển khai, chuyển giao về mặt thủ tục các công trình đã hoàn thành. 8 31/5/2011 Nâng cao năng lực tự quản các công trình cấp nước. - Tổ chức ký biên bản trong dân về việc khai thác, bảo vệ các công trình được giao. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. - Tác viên cộng đồng - Ban điều hành và ban giám sát thực hiện dự án Nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực tự quản của người dân 2.6.2.Dự trù tiến độ thực hiện: Thời gian thực hiện dự án: 10 tháng (8/2010 - 5/2011) chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ 8/2010 - 01/2011: Tiến hành thăm dò, khảo sát nguồn nước, xác định vị trí khoan, công tác chuẩn bị. Giai đoạn 2: Từ 02/2011 - 5/2011: Tiến hành khoan giếng và xây dựng bể chứa. 2.6.3 Dự trù kinh phí: Tồng kinh phí: 223.000.000 (Hai trăm hai mươi ba triệu đồng chẵn) Trong đó: - Chi phí xây dựng bể: 60.000.000đ - Chi phí khoan giếng: 120.000.000đ - Chi phí thuê nhân công: 15.000.000đ - Chi phí quản lý dự án: 8.000.000đ - Chi phí tư vấn: 3.000.000đ - Chi phí khác: 2.000.000đ - Dự phòng phí: 15.000.000đ 2.6.4.Đề xuất kinh phí: - Lãnh đạo tỉnh và địa phương: 130.000.000đ - Nguồn hỗ trợ từ Unicef 50.000.000đ - Các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân và nhà nước 25.500.000đ - Nhân dân đóng góp 17.500.000đ (hộ có bể đóng góp: 150.000đ * 50 hộ = 7.500.000đ; 40 hộ xét theo diện khó khăn chưa có bể đóng: 250.000đ * 40=10.000.000đ) 2.6.5. Các yêu cầu kỹ thuật đối với bể chứa nước mưa và giếng khoan a, Bể chứa nước mưa: * Cấu trúc: Một bể chứa nước mưa hoàn chỉnh bao phải gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và bể chứa.  - Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bê tông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào bể chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng. - Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tôn (có thể bằng ống tre, nứa , thân cây cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần dược treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi làn mưa. - Bể chứa: Có thể là bể xây bằng gạch hoặc đá có hình dáng kích thước khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp. Dung tích của bể thường từ 4m3 - 8m3. * Ưu điểm: -  Nhìn chung chất lượng nước mưa là tốt, kỹ thuật hứng đơn giản. -  Là giải pháp duy nhất hiện nay cho một số vùng khan hiếm nước. * Hạn chế: - Do đặc điểm khí hậu của nước ta, mùa khô thường ít mưa, do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn uống , rửa mặt , đánh răng). - Nhiều nơi mái hứng, máng thu nước không thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa. - Bể chứa nước không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn nước của nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Vật liệu bể chứa nước mưa có 4m3 có sân rửa 2m2 - Xi măng                                        510 kg - Gạch chỉ                                       1.520 viên - Gạch vỡ                                        1,25 m3 - Sỏi hoặc đá dăm 1*2cm             0,25 m3 - Cát vàng                                       2,7 m3 - Sắt fi 6                                          25 kg - Máng tôn                                      10 m - Ống nhựa PVC fi 48                    10 - 20 m. b, Giếng khoan lắp đặt bơm tay: * Cấu trúc giếng khoan: - Ống lắng cát: Dài 1m, làm bằng ống nhựa PVC fi 48 , dày 2,5 mm. - Ống lọc rô bô: Dài 3m, bằng nhựa PVC fi 48. - Ống chống: bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5 mm. - Cổ giếng : làm bằng ống sát tráng kẽm, dài 0,5m, gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa một đầu ren, một đầu trơn. - Bơm tay : Được gắn vào phần cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động không dưới 7m.  - Sàn giếng: Láng xi măng rộng 4m2 , có rãnh thoát nước thải.  * Ưu điểm:  - Thuận tiện, dễ sử dụng, nước sạch hợp vệ sinh , phòng chống các bệnh đường ruột và đau mắt hột.  -  Giá thành hạ, một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình cùng một lúc. Ở những nơi có điều kiện có thể dễ dàng thay thế bơm tay bằng bơm điện có công suất 1,5 - 3 m3/giờ, sức hút sâu 8 - 9m, sức đẩy từ 8m trở lên.  * Yêu cầu:  - Ống lọc phải lắp đúng địa tầng chứa nước .  - Nếu nước có sắt cần  phải xử lý sắt theo đúng qui trình rồi mới đưa vào sử dụng.  - Giếng cách xa nhà cầu tiêu, chuồng gia súc, hoặc các vùng ô nhiễm khác ít nhất 8m.  - Người sử dụng cần nắm được qui trình sử dụng và bảo dưỡng bơm tay.  Vật liệu chính: - Xi măng làm nền 4 bao -  Gạch chỉ 450 viên - Cát xây 0,8 m3 - Cát lọc (cát vàng rửa sạch) 0,2 m3 - Đá dăm 1x2 cm 0,2 m3 - Sắt fi 6mm 6 kg - Bơm tay 1 cái - Ống chông PVC fi 48 mm Tùy theo độ sâu của giếng - Ống lọc PVC fi 48 mm 3m tối đa * Mô hình lọc nước đơn giản bằng xô chậu: Ghi chú: 1- Xô chứa .   2- Lớp cát lọc.   3 - Lớp sỏi lọc. 4- Vòi nước (có thể làm bằng tre hoặc trúc). 5- Chậu chứa nước đã lọc * Chuẩn bị dụng cụ: -        Xô nhựa hoặc xô tôn. -        Vòi nước (vòi nhựa hoặc bằng ống tre tự tạo). -        Cát , sỏi. * Cách làm: -        Đục lỗ gần dưới đáy xô để lắp vòi nước . -        Vặn chặt vòi, nếu vòi tre thì có thể lấy đất sét để trám kín. -        Đổ lớp sỏi có đường kính hạt từ 5 - 10mm, dày từ 25- 5cm phía dưới đáy xô thùng, sau đó đổ tiếp lớp cát đường kính 0,15 - 0,35mm dày khoảng 15 - 20cm lên trên lớp sỏi. * Cách sử dụng: -  Đổ nước nguồn vào xô (thùng) đã chứa đủ vật liệu lọc như trên hình vẽ để nước chảy qua vòi hứng nước để dùng. -  Khi nước chảy ra khỏi vòi là nước trong thì có thể dùng cho sinh hoạt. -  Nếu nước chảy ra chưa trong thì cần lọc lại lần nữa. IV. Một số kiến nghị. - Nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa là vấn đề có tính cấp thiết, do vậy kiến nghị lên ban lãnh đạo tỉnh quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này để tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho dân cư. - Các cơ quan chức năng cần tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các công trình cấp nước trên địa bàn xã và các xã khác trong toàn tỉnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước hợp vệ sinh, tránh ô nhiễm, nhiễm độc. - Tăng cường mạng lưới giao thông, bê tông hóa đường giao thông xã, đảm bảo cho việc đi lại của người dân và thuận tiện khi tiến hành các hoạt động phát triển. - Cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe. Kết luận Hoạt động phát triển cộng đồng là một trong những hoạt động mang tính xã hội hóa cao đòi hỏi sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Trong bất cứ lĩnh vực nào của hoạt động phát triển cộng đồng, tác viên cộng đồng luôn đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng, là chiếc cầu nối liên kết mọi thành phần trong xã hội cùng chung tay giải quyết vấn đề chung của mình. Ngày nay phát triển cộng đồng đang đón nhận rất nhiều sự quan tâm từ phía xã hội và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình, đóng góp tích cực vào nền an sinh của đất nước. Mục tiêu của phát triển cộng đồng chính là cải thiện chất lượng đời sống cho người dân với sự tham gia tích cực của chính họ trong quá trình phát triển. Chính bởi vậy kết quả phát triển cộng đồng mang lại chính là sự thức tỉnh của người dân trong cộng đồng. Qua một thời gian học tập và nghiên cứu bộ môn phát triển cộng đồng dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Xuân Kỳ, với đề tài cung cấp nước sạch sinh hoạt, bản thân em đã nổ lực cố gắng vận dụng những hiểu biết của mình để xây dựng dự án có tính khả thi cao nhất có thể để góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho một xã nghèo trên vùng núi cao của tỉnh Quảng Bình. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, bản thân em đã thu nhận được rất nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm quý giá, tuy không tránh khỏi những khó khăn vấp phải. Mặc dù vậy, với tiểu luận này em rất mong có thể đưa vào thực tiễn nhằm khắc phục về cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang là nỗi niềm mong mỏi của người dân nơi đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển cộng đồng- Giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân xã Thuận Hóa.doc
Luận văn liên quan