Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 4. Giả thuyết khoa học 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Cấu trúc của luận văn 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TTHTCĐ 8 1.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu Trung tâm học tập cộng đồng 8 1.1.1. Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước trên thế giới 8 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu, phát triển mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam 13 1.2. Trung tâm học tập cộng đồng (mô hình của Việt Nam) 16 1.2.1. Khái niệm trung tâm học tập cộng đồng 16 1.2.2. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng 18 1.2.3. Đặc điểm tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng 20 1.2.4. Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ 22 1.2.5. Người học và người dạy trong trung tâm học tập cộng đồng 25 1.2.6. Đặc điểm các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng 27 1.3. Hoạt động quản lý TTHTCĐ và người cán bộ quản lý TTHTCĐ 28 1.3.1. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng 28 1.3.2. Người cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng 34 1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các TTHTCĐ 39 1.4.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng 39 1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng 41 * Kết luận chương 1 43 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ Ở HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH 44 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng 44 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Hưng 44 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Yên Hưng 46 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Yên Hưng 47 2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 49 2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dung các trung tâm học tập cộng đồng 49 2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 51 2.2.3. Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 54 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 58 2.3.1. Về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL TTHTCĐ 59 2.3.2. Về động cơ tham gia hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 64 2.3.3. Khả năng phù hợp đặc điểm công việc quản lý TTHTCĐ của đội ngũ CBQL 65 2.3.4. Kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm học tập cộng đồng 68 2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hưng 69 2.4.1. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp xã 69 2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện 70 * Kết luận chương 2 72 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH 74 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự chủ của cộng đồng và phát huy cao nhất sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý TTHTCĐ 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ 75 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và liên kết trong chỉ đạo phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và tương hỗ trong đội ngũ CBQL từng TTHTCĐ 76 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích trong công tác và trong đãi ngộ cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 77 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa từng ban giám đốc TTHTCĐ với tất cả đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện 77 3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên điạ bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh 78 3.2.1. Xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức,hoạt động TTHTCĐ 78 3.2.2. Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu – thẩm định trong khâu tuyển chọn 81 3.2.3. Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL trên cơ sở phối hợp thế mạnh cá nhân 83 3.2.4. Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL 85 3.2.5. Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời 88 3.2.6. Đảm bảo các chế độ đãi ngô hợp lý và kịp thời 89 3.2.7. Xây dung hệ thống hỗ trợ công tác quản lý trên phạm vi toàn huyện 90 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 92 3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo nghiệm 92 3.3.2. Quá trình khảo nghiệm 92 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét 93 * Kết luận chương 3 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Khuyến nghị 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 109

doc113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4011 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn định hướng quy hoạch (được nêu ở biện pháp 1) và quy trình, kế hoạch triển khai công việc tuyển chọn, thẩm định. - Hàng năm, Phòng GD&ĐT cùng UBND các xã, thị trấn tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về kết qủa phối hợp thực hiện quy trình tuyển chọn - thẩm định, đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh. - Đối với trường hợp cần bổ sung, thay thế CBQL do diễn biến bất thường, UBND cấp xã lựa chọn nhân sự dự phòng trong quy hoạch giới thiệu lấy ý kiến tổ chức phụ trách cán bộ ở xã, tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư và thống nhất giới thiệu/đề nghị để Phòng GD&ĐT thẩm định. Việc thẩm định vẫn tuân thủ quy trình như quy định trên. 3.2.1.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện của biện pháp - Quy trình giới thiệu - thẩm định CBQL các TTHTCĐ của huyện phải được xây dựng và thống nhất bằng văn bản của cấp cao nhất trên địa bàn và được công khai cho các cấp, các đối tượng cán bộ và nhân dân. - Các bên phối hợp phải thực hiện đúng quy trình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo các yêu cầu nghiêm minh và khẩn trương theo đúng thời hạn quy định trong các khâu công việc. - Luôn nêu cao nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ, đồng thời hết sức coi trọng vai trò làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn CBQL để đảm bảo tính chất đặc thù chỉ có ở TTHTCĐ là: “trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng”. 3.2.3. Biện pháp thứ 3: Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên cơ sở phối hợp thế mạnh hoạt động của các thành viên ban giám đốc 3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp - Sử dụng hiệu quả đội ngũ trên cơ sở phối hợp thế mạnh hoạt động của các thành viên trong ban giám đốc TTHTCĐ chính là sử dụng đội ngũ theo hướng bố trí khoa học lao động quản lý của ban giám đốc TTHTCĐ trong điều kiện toàn bộ ban giám đốc trung tâm làm việc theo chế độ “kiêm nhiệm” và không có biên chế cơ hữu cho trung tâm. - Bố trí và sử dụng cơ cấu ban giám đốc TTHTCĐ theo mối quan hệ tương hỗ tối ưu hoá cũng chính là cơ hội làm tăng sức mạnh cho TTHTCĐ và phát huy cao hơn vai trò tự quản, tinh thần sáng tạo của cộng đồng dân cư ở cơ sở - Biện pháp này không chỉ áp dụng cho các cộng đồng có trình độ phát triển thấp mà còn có thể phát huy tác động gấp bội ở các cộng đồng trưởng thành, các “tổ chức biết học hỏi”. 3.2.3.2. Nội dung và quy trình thực hiện của biện pháp - Căn cứ đặc điểm nhân sự để bố trí cán bộ quản lý trong ban giám đốc TTHTCĐ với tinh thần phối hợp việc sử dụng các thế mạnh theo chức phận, theo chuyên môn và theo đặc điểm sở trường đa dạng. + Sử dụng thế mạnh theo chức phận là dựa vào việc phát huy thế mạnh của các chức danh, phận sự chính quyển, đoàn thể, cơ quan mà người CBQL của TTHTCĐ đang đảm nhiệm trước và trong khi kiêm nhiệm chức vụ trong ban giám đốc TTHTCĐ. Thực tiễn quản lý hệ thống TTHTCĐ đã chứng tỏ cán bộ xã càng có chức phận cao thì khi “kiêm nhiệm” chức danh CBQL ở TTHTCĐ càng dễ nâng cao vị thế hoạt động của TTHTCĐ nhưng cũng càng hay bỏ sót việc (do quá bận công tác chính), ngược lại cán bộ xã càng có chức phận thấp thì khi “kiêm nhiệm” chức danh quản lý TTHTCĐ càng ít bỏ sót việc nhưng vị thế hoạt động của TTHTCĐ cũng bị hạn chế rõ rệt. Trong điều kiện TTHTCĐ hoạt động theo tư cách cộng đồng “tự chủ”, việc điều phối nguồn lực và cơ sở vật chất, thiết bị chung rất cần dựa vào thế mạnh theo chức phận của người làm quản lý trong ban giám đốc. Tuy nhiên, sử dụng thế mạnh theo chức phận không được để dẫn đến “lạm dụng chức vụ, quyền hạn”. + Sử dụng thế mạnh theo chuyên môn là bố trí người đúng vào vị trí cần chuyên môn của họ và tranh thủ được nhiều chuyên môn khác nhau để hỗ trợ nhau trong ban giám đốc TTHTCĐ; không bố trí nhiều người có cùng một chuyên môn để tránh lãng phí. + Sử dụng thế mạnh theo đặc điểm sở trường đa dạng là bố trí, sử dụng những người có sở trường khác nhau để tăng thêm các mặt mạnh cho tập thể (ví dụ: người cao tuổi có nhiều thời gian rỗi, giàu kinh nghiệm sống hỗ trợ cho người trẻ tuổi có kiến thức mới mẻ, sức khoẻ dồi dào,...). - Việc bố trí nhân sự cho đội ngũ CBQL bao gồm yêu cầu tập trung sử dụng trong ban giám đốc TTHTCĐ cả 3 thế mạnh với cách thức hợp lý. Chúng tôi đề xuất hướng bố trí CBQL TTHTCĐ tối ưu với cơ cấu là: nhân sự giám đốc là lãnh đạo UBND xã để đảm bảo tầm quan hệ và uy tín cao; nhân sự phó giám đốc 1 là cán bộ Hội Khuyến học trong số người đã nghỉ hưu hoặc sĩ quan xuất ngũ để đảm bảo điều kiện về thời gian (trong khi vẫn đảm bảo yếu tố về kinh tế và trình độ); nhân sự phó giám đốc 2 là cán bộ lãnh đạo trường THCS để đảm trình độ tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục. 3.2.3.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện của biện pháp - Việc phối hợp thế mạnh của các thành viên trong ban giám đốc TTHTCĐ trên cơ sở bố trí tối ưu cơ cấu CBQL chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan cấp huyện như Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ và Hội Khuyến học huyện với sự lãnh đạo thống nhất chung với tất cả các TTHTCĐ. - Lãnh đạo cấp uỷ và chính quyền cấp xã là lực lượng thi công và khai thác cơ cấu phối hợp này trên địa bàn, cần được hướng dẫn và tạo điều kiện nâng cao trình độ tương xứng với sự trưởng thành của bộ máy ban giám đốc TTHTCĐ mà họ trực tiếp quản lý. 3.2.4. Biện pháp thứ 4: Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp - Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ là biện pháp không thể thiếu đối với việc phát triển đội ngũ và luôn có rất nhiều mục đích, nội dung khác nhau . Tuy nhiên, đối với đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ, mục đích hàng đầu là bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục nhằm trang bị những điều kiện cần thiết để đội ngũ này có thể đảm nhiệm được công việc một cách hiệu quả và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động cho TTHTCĐ. - Quản lý TTHTCĐ là quản lý một loại hình cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhưng rất mới mẻ và có nhiều yếu tố đặc thù, nên không thể không có năng lực và kỹ năng tương ứng, trong khi đó 2/3 thành phần ban giám đốc không phải là cán bộ ngành giáo dục và không cần có tiêu chuẩn về trình độ sư phạm, 1/3 còn lại tuy có trình độ sư phạm nhưng chưa được đào tạo để quản lý mô hình mới này.Việc bồi dưỡng và đào tạo về năng lực và kỹ năng quản lý giáo dục là yêu cầu hết sức cần thiết đối với toàn thể đội ngũ CBQL các TTHTCĐ. - Thực chất hoạt động bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL các TTHTCĐ vừa là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục cấp huyện (trực tiếp là Phòng GD&ĐT) nhưng cũng vừa là nguyện vọng của chính đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ trước yêu cầu của công việc và trước đòi hỏi của cộng đồng. 3.2.4.2. Nội dung và quy trình thực hiện của biện pháp - Nội dung bồi dưỡng, đào tạo tập trung vào các năng lực và kỹ năng liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý ở TTHTCĐ đặc biệt là các năng lực rất thiết yếu như : năng lực dự báo, năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch, năng lực quản lý đội ngũ và xây dựng tập thể giáo viên, năng lực chỉ đạo, quản lý và đánh giá hoạt động giáo dục… và các kỹ năng đặc thù của quản lý giáo dục ở TTHTCĐ như: tổ chức mạng lưới phối hợp các tác động giáo dục, huy động nguồn lực cộng đồng cho giáo dục, xây dựng cơ sở học liệu cho TTHTCĐ… - Việc tiến hành đào tạo, bồi dưỡng dựa trên quy trình hợp lý để đảm bảo tính thiết thực gồm: + Điều tra nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng từ bản thân CBQL, + Đánh giá chất lượng hoạt động của TTHTCĐ theo từng mảng công tác để xác định yêu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng bổ sung, + Xây dựng chương trình, tài liệu và huy động chuyên gia đảm nhiệm + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, dự liệu tác động và kiểm tra kết quả - Sử dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng và điều kiện địa phương. Có thể áp dụng các hình thức sau: + Tập huấn định kỳ để bồi dưỡng chung cho mọi đối tượng nhằm nâng cao năng lực theo những chuyên đề nhất định (ví dụ: xây dựng kế hoạch cho TTHTCĐ, đánh giá bằng trực quan kết quả giáo dục ở cộng đồng,…) + Đào tạo riêng cho một đối tượng về hệ thống kỹ năng cần thiết tương ứng với nhiệm vụ quản lý hoặc nguyện vọng của nhóm cá nhân (thường tổ chức riêng theo từng chức danh cán bộ trong ban giám đốc do có cùng đặc điểm về trình độ hoặc nhóm công việc). + Tổ chức học tập thông qua nghiên cứu mô hình quản lý tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm (tham quan thực tế, hội nghị chuyên đề…) + Cung cấp tài liệu và hướng dẫn từ xa để cá nhân tự nghiên cứu… 3.2.4.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện của biện pháp - Đội ngũ CBQL các TTHTCĐ có thành phần xã hội, trình độ học vấn, xuất xứ chuyên môn và kinh nghiệm cuộc sống rất đa dạng, song được tập hợp theo từng nhóm (do yêu cầu bố trí cán bộ vào các chức danh). Do đó, yêu cầu đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện là kết hợp bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực cho tất cả đội ngũ CBQL với đào tạo bổ sung những kỹ năng còn thiếu theo nhóm đối tượng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa coi trọng tính thiết thực; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần quan tâm hợp lý giữa đảm bảo kế hoạch chung với bồi dưỡng bổ sung cho các đối tượng mới. - Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tương CBQL các TTHTCĐ cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và thực hiện với tinh thần cầu thị, cởi mở, coi trọng sự tham gia và kinh nghiệm của mọi CBQL các TTHTCĐ dự bồi dưỡng với vai trò học viên. - Để đảm bảo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ, cần có sự hỗ trợ từ cấp tỉnh và tranh thủ tối đa các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục. 3.2.5. Biện pháp thứ 5: Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp - Giám sát, đánh giá đội ngũ là một biện pháp quan trọng nhằm nắm bắt thông tin để điều chỉnh hoạt động, từ đó nâng cao năng lực đội ngũ. Với thành phần cơ cấu không thuần nhất, thiếu tính chuyên nghiệp và tư cách hoạt động “kiêm nhiệm” của đội ngũ CBQL TTHTCĐ, việc giám sát, đánh giá kết hợp chặt chẽ với hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời sẽ có hiệu quả thiết thực. - Do đặc thù tổ chức và hoạt động của mô hình TTHTCĐ, việc theo dõi thường xuyên và chỉ đạo kịp thời của các cấp quản lý (nhất là Phòng GD&ĐT) là rất khó khăn. Kết hợp giám sát, đánh giá với hỗ trợ kịp thời là biện pháp vừa đảm bảo yêu cầu quản lý, vừa có thể tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quản lý trực tiếp của UBND cấp xã với trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT và các cơ quan cấp huyện đối với hoạt động của TTHTCĐ và đội ngũ CBQL của các cơ sở này. 3.2.5.2. Nội dung và quy trình thực hiện của biện pháp - Thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động của đội ngũ CBQL TTHTCĐ thông qua tất cả các khâu công việc (từ kế hoạch tới triển khai thực hiện các nội dung giáo dục và sản phẩm giáo dục). Do tính chất không chuyên và kiêm nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý (và cả đội ngũ giáo viên cũng như các điều kiện phục vụ dạy - học khác) của TTHTCĐ, do yêu cầu và nội dung giáo dục không hoàn toàn chủ động (vì tính chất “là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng” và thực hiện phương châm “cần gì học nấy”), hoạt động “giám sát” sẽ tiến hành thường xuyên và hoạt động “đánh giá” chủ yếu phục vụ cho mục đích điều chỉnh. - Việc đánh giá được kết hợp chặt chẽ giữa thông tin báo cáo với giám sát tại chỗ, giữa đánh giá của cấp huyện, cấp xã với tự đánh giá nội bộ. Đặc biệt coi trọng việc giám sát, đánh giá của nhân dân trong cộng đồng đối với hiệu quả hoạt động của trung tâm và chất lượng công tác của CBQL. 3.2.5.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện của biện pháp - Để công tác giám sát, đánh giá kết hợp với điều chỉnh được thực hiện hiệu quả, cần xây dựng được các tiêu chí công tác, tổ chức tốt mối quan hệ giữa các cấp và giữa cán bộ quản lý các cấp với nhân dân trong từng cộng đồng và hoạt động phải có kết quả thiết thực. - Biện pháp giám sát, đánh giá kết hợp với điều chỉnh sẽ thực hiện tốt trên cơ sở việc bố trí, sử dụng cán bộ hợp lí và việc đào tạo, bồi dưỡng có kết quả và có những đãi ngộ kịp thời về điều kiện vật chất và tinh thần. 3.2.6. Biện pháp thứ 6: Đảm bảo các chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp - Đảm bảo các chế độ đãi ngộ một cách hợp lý và kịp thời nhằm tạo ra cách thức tác động hữu hiệu nhất để động viên khuyến khích sự tích cực tham gia, không ngừng sáng tạo trong công tác và góp phần tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ CBQL theo đúng đặc thù của TTHTCĐ. - Đảm bảo các chế độ đãi ngộ một cách hợp lý và kịp thời thể hiện kết quả sự đánh giá đối với hoạt động của từng CBQL và trách nhiệm đối với toàn thể đội ngũ CBQL các TTHTCĐ của các cấp quản lý cũng như các cộng đồng dân cư. 3.2.6.2. Nội dung và quy trình thực hiện của biện pháp - Huy động tối đa các hình thức đãi ngộ dành cho CBQL như: + Đãi ngộ về vật chất: CBQL TTHTCĐ không có chế độ lương tháng, do đó đãi ngộ về vật chất mà các cấp quản lý có thể huy động là từ các nguồn như: Phụ cấp trách nhiệm từ ngân sách nhà nước; Quản lý phí từ các chương trình giáo dục thực hiện tại TTHTCĐ; Công tác phí; Bồi dưỡng giờ dạy; Chi phí tư vấn do đối tác yêu cầu; Chi phí hợp đồng trách nhiệm cá nhân; Chi phí mua sắm phương tiện quản lý và phí tiêu hao các dịch vụ mà CBQL được giao sử dụng cho công việc chung của TTHTCĐ và các khoản hỗ trợ khác từ địa phương và cộng đồng dân cư dành cho công tác quản lý TTHTCĐ. + Đãi ngộ về tinh thần: CBQL TTHTCĐ chủ yếu hoạt động do yêu cầu trách nhiệm và thôi thúc từ sự gắn bó, từ nhu cầu cống hiến cho cộng đồng nên sự đãi ngộ về tinh thần đối với họ là rất quan trọng. Công tác quản lý, chỉ đạo phải chú ý khai thác nhiều nội dung đa dạng như: Tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho quá trình công tác của CBQL nhằm giảm mức độ căng thẳng và mệt mỏi, tạo không khí phấn khởi tại nơi làm việc; Xây dựng các hình thức khuyến khích về mặt tinh thần như các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng (giấy khen, bằng khen, tuyên dương trước tập thể); Chế độ tham quan du lịch; Chế độ học tập nâng cao trình độ; Ưu tiên đề bạt, bổ nhiệm... - Chế độ đãi ngộ cho CBQL các TTHTCĐ có giá trị không cao (nhất là về vật chất) nhưng ý nghĩa rất lớn vì đây là đãi ngộ cho sự cống hiến đối với chính cộng đồng mà người CBQL và gia đình, dòng tộc của họ đang sinh sống. Do đó, cùng với việc thực hiện đầy đủ các hình thức đãi ngộ thì rất cần coi trọng yếu tố trân trọng và kịp thời. Tất cả các khoản đãi ngộ vật chất đều được công khai, các khoản đãi ngộ tinh thần đều được minh bạch và thực hiện đúng thời điểm thuận lợi nhất, với cách thức trang trọng nhất. 3.2.6.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện của biện pháp - Để đảm bảo các chế độ đãi ngộ một cách hợp lý và kịp thời, các cấp quản lý phải nhận thức thật đầy đủ và toàn tâm với quyền lợi của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ, có thái độ ứng xử thật sự văn hoá đối với vấn đề này. - Để biện pháp này thật sự có hiệu quả, cần xây dựng được các cơ chế công khai và ổn định, vừa đúng quy định chung, vừa phù hợp với điều kiện từng địa phương. 3.2.7. Biện pháp thứ 7: Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện 3.2.7.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp - Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên một cách có hiệu quả đối với từng ban giám đốc và tất cả đội ngũ CBQL của hệ thống TTHTCĐ trên địa bàn cấp huyện - Đây là một giải pháp tổng hợp và phù hợp với đặc thù cơ cấu, trình độ, điều kiện công tác của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ hiện nay, đồng thời cũng tăng cường tác động quản lý của cấp huyện đối với hệ thống này. 3.2.7.2. Nội dung và quy trình thực hiện của biện pháp Hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện xây dựng trên cơ sở các hình thức tổ chức sau: - Thành lập “Tổ công tác Giáo dục thường xuyên” để hỗ trợ đội ngũ CBQL các TTHTCĐ: + Thành phần gồm: 1 lãnh đạo Phòng GD&ĐT phụ trách chung, 1 cán bộ theo dõi GDTX của Phòng GD&ĐT làm tổ trưởng, 1 cán bộ hoặc giáo viên của Trung tâm GDTX huyện làm tổ phó và tất cả các phó giám đốc số 2 của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện tham gia làm tổ viên. + Nhiệm vụ hệ thống hỗ trợ là giám sát tại chỗ và định kỳ để đảm bảo thông tin thông suốt giữa Phòng GD&ĐT với các TTHTCĐ; Cung cấp lực lượng có trình độ và kinh nghiệm để kiểm tra, đánh giá luân phiên đối với các TTHTCĐ; Tư vấn với cấp huyện và cấp xã để điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề nảy sinh trong quản lý ở bất kỳ TTHTCĐ nào hoặc bất kỳ nội dung quản lý chung nào do đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện đề xuất; Thực hiện việc bồi dưỡng lẫn nhau trong chính đội ngũ CBQL các TTHTCĐ. - Phát huy vai trò “Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng xã hội học tập” của huyện nhằm phối hợp các lực lượng lãnh đạo một số phòng, ban, đoàn thể hữu quan do lãnh đạo Phòng GD&ĐT và Hội khuyến học làm thường trực để tác động theo ngành dọc hỗ trợ cho công tác quản lý của đội ngũ CBQL tại TTHTCĐ và thống nhất công tác quy hoạch, sử dụng CBQL mạng lưới TTHTCĐ của huyện khi có biến động ngoài phạm vi cấp xã. 3.2.7.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện của biện pháp - Để các tổ chức hỗ trợ tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện hoạt động có hiệu quả, cần xây dựng chế độ hoạt động và chế độ trách nhiệm rõ ràng, ổn định và công khai. - Đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các cộng đồng và xây dựng được mối quan hệ tốt với lãnh đạo cấp xã là những điều kiện để hoạt động hỗ trợ công tác quản lý theo địa bàn cấp huyện phát huy tốt tác dụng trong việc thực hiện mục tiêu góp phần phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ. 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ đã đề xuất 3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo nghiệm Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ đã đề xuất, chúng tôi thực hiện việc xin ý kiến đánh giá của các đối tượng trực tiếp liên quan tới các biện pháp này. Đối tượng khảo nghiệm được xác định gồm 5 thành phần như sau: - Cán bộ quản lý, chỉ đạo ở cấp huyện gồm: các lãnh đạo Phòng và cán bộ chuyên trách công tác GDTX của Phòng GD&ĐT huyện; - Cán bộ quản lý cơ sở GDTX cấp huyện : Ban giám đốc TT GDTX; - Cán bộ quản lý cấp xã gồm: Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, Thường trực Hội đồng nhân dân xã, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc xã; - Cán bộ quản lý các trường Tiểu học ở 19 xã, thị trấn trong huyện; - Giám đốc và các Phó giám đốc 19 TTHTCĐ trên địa bàn huyện. 3.3.2. Quá trình khảo nghiệm - Các Phiếu khảo nghiệm được xây dựng theo nội dung 7 biện pháp đã đề xuất và đưa ra 3 mức đánh giá: mức cao, mức tương đối và mức chưa đạt. - Số Phiếu Khảo nghiệm thu được để xử lý kết quả là 231, gồm phiếu của các đối tượng với số lượng như sau: Lãnh đạo và Cán bộ chuyên trách GDTX ở Phòng GD&ĐT: 04 phiếu Lãnh đạo trung tâm GDTX huyện: 02 phiếu Lãnh đạo 19 xã (không tham gia BGĐ TTHTCĐ): 133 phiếu CBQL các TTHTCĐ ở 19 xã, thị trấn trong huyện: 57 phiếu Lãnh đạo các trường Tiểu học trong huyện : 35 phiếu - Các ý kiến được đánh giá bằng cách cho điểm và tính theo hệ số: + Về Mức độ cần thiết, có 3 mức điểm là : Cần thiết: 2 điểm; Tương đối cần thiết: 1 điểm; Không cần thiết: 0 điểm; + Về tính khả thi, có 3 mức điểm là : Khả thi: 2 điểm; Tương đối khả thi: 1 điểm; Không khả thi: 0 điểm. - Tổng điểm được xếp theo thứ bậc về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét 3.3.3.1.Về mức độ cần thiết của các biện pháp Qua khảo sát và xử lý tổng hợp, chúng tôi đã thu được kết quả số điểm và xếp loại như sau: (xin xem chi tiết tại Bảng 3.1) Bảng 3.1: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP TT Đánh giá và kết quả Biện pháp Mức độ cần thiết Kết quả đánh giá Rất cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết Tổng điểm Xếp bậc 1 Xây dựng quy hoach CBQL theo đặc thù tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ 193 29 09 415 2 2 Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu - thẩm định trong khâu tuyển chọn CBQL 157 65 09 379 3 3 Sử dụng hiệu quả đội ngũ trên cơ sở phối hợp thế mạnh của các CBQL TTHTCĐ 129 93 09 351 5 4 Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng QLGD cho các thành viên BGĐ TTHTCĐ 218 13 0 449 1 5 Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng hiệu quả hoạt động BGĐ 112 107 12 331 7 6 Đảm bảo các chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với CBQL TT 141 83 07 365 4 7 Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện 119 106 06 344 6 Căn cứ kết quả trên, chúng tôi thấy không có biện pháp nào đạt số điểm dưới mức trung bình (231 điểm), chứng tỏ các biện pháp đề xuất là đúng với yêu cầu hiện tại. đặc biệt, trong số các biện pháp có nội dung đề xuất cơ bản mới (biện pháp 1, 2, 7) thì biện pháp 1 và 2 đã được đánh giá khá cao. Diễn biến số phiếu cũng cho thấy phản ứng của các đối tượng với đề xuất biện pháp là phù hợp với thực trạng và thể hiện tinh thần cầu thị khá rõ: + Biện pháp 4 (Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho các thành viên ban giám đốc TTHTCĐ) được đánh giá là cần thiết nhất với 94% số Phiếu cho là “rất cần thiết” và không có Phiếu phủ nhận. Đây là điều rất đáng mừng vì nó phản ánh đúng thực trạng đội ngũ nhưng cũng khẳng định ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến của CBQL ở TTHTCĐ. + Biện pháp thứ 5 (Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của ban giám đốc TTHTCĐ) thu được kết quả thấp nhất là phù hợp với tình hình hiện nay (hoạt động kiểm tra, đánh giá đang là một hoạt động yếu của công tác chỉ đạo các TTHTCĐ tại huyện Yên Hưng cũng như ở tất cả các địa phương). 3.3.3.2. Về tính khả thi của các biện pháp : Qua khảo sát và xử lý tổng hợp, chúng tôi đã thu được kết quả số điểm và xếp loại như sau: (xin xem chi tiết tại Bảng 3.2) Kết quả khảo sát về “Tính khả thi” của các biện pháp được đề xuất trên đây cũng cho thấy không có biện pháp nào đạt số điểm dưới mức trung bình (231 điểm), chứng tỏ các biện pháp đều có tính khả thi. Đặc biệt, trong kết quả thu được, không có biện pháp nào có Phiếu phủ nhận (được đánh giá là “Không khả thi”), số Phiếu đánh giá là “Rất khả thi” cũng khá cao. Tuy nhiên, so với kết quả khảo sát về “mức độ cần thiết” của các biện pháp, đã có sự thay đổi về thứ tự trên bảng đánh giá. Ngoài vị trí hàng đầu của biện pháp số 4 (Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho các thành viên ban giám đốc TTHTCĐ) vẫn được giữ nguyên, chứng tỏ đây là biện pháp được đánh giá rất cao đối với cán bộ quản lý và lãnh đạo các cấp hiện nay, tất cả các vị trí đều đã có sự thay đổi. Đáng quan tâm là: Bảng 3.2: KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI.CỦA CÁC BIỆN PHÁP TT Đánh giá và kết quả Biện pháp Tính khả thi Kết quả đánh giá Rất khả thi Tương đối khả thi Không khả thi Tổng điểm Xếp bậc 1 Xây dựng quy hoach CBQL theo đặc thù tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ 91 127 13 309 6 2 Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu - thẩm định trong khâu tuyển chọn CBQL 153 69 10 375 2 3 Sử dụng hiệu quả đội ngũ trên cơ sở phối hợp thế mạnh của các CBQL TTHTCĐ 130 92 09 352 4 4 Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng QLGD cho các thành viên BGĐ TTHTCĐ 167 55 09 389 1 5 Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng hiệu quả hoạt động BGĐ 112 99 20 323 5 6 Đảm bảo các chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với CBQL các TTHTCĐ 98 106 17 302 7 7 Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện 138 82 11 358 3 + Biện pháp thứ 6 (Thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ một cách trân trọng và kịp thời đối với CBQL TTHTCĐ) được đánh giá là cần thiết ở mức độ 4/7 nhưng lại được đánh giá là có tính khả thi thấp nhất (7/7). Điều này thể hiện phản ứng dễ thấy trước tình trạng quá chậm chạp trong việc thực hiện các chế độ đãi ngộ về vật chất cũng như việc coi trọng chưa đúng mức vai trò, vị trí của người CBQL trong các TTHTCĐ. Đây là điều mà chính quyền các cấp cũng đang từng bước tháo gỡ. + Biện pháp thứ 1 (xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ) được đánh giá ở Mức độ cần thiết cao (2/7) nhưng lại được đánh giá có Tính khả thi thấp (6/7) phản ánh tình trạng thiếu chủ động trong công tác cán bộ và là một hạn chế chậm được cải thiện hiện nay. + Biện pháp thứ 7 (Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện) được đánh giá ở Mức độ cần thiết rất thấp (6/7) nhưng lại được đánh giá là có Tính khả thi khá cao (3/7) do đây là một biện pháp có nội dung mới được hình thành bước đầu, chưa có tiền lệ khẳng định trên diện rộng nhưng có tính chất hấp dẫn khá cao. Bảng 3.3: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ MỨC CẦN THIẾT TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP TT Kết quả và xếp hạng Biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Tổng điểm Xếp bậc Tổng điểm Xếp bậc 1 Xây dựng quy hoach CBQL theo đặc thù tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ 415 90% 2 309 67% 6 2 Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu - thẩm định trong khâu tuyển chọn CBQL 379 82% 3 375 81% 2 3 Sử dụng hiệu quả đội ngũ trên cơ sở phối hợp thế mạnh của các CBQL TTHTCĐ 351 76% 5 352 76% 4 4 Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng QLGD cho các thành viên BGĐ TTHTCĐ 449 97% 1 389 84% 1 5 Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng hiệu quả hoạt động BGĐ 331 72% 7 323 70% 5 6 Đảm bảo các chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với CBQL TT 365 79% 4 302 65% 7 7 Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện 344 74% 6 358 77% 3 Từ bảng tổng hợp cả 2 kết quả về “Mức độ cần thiết” và “Tính khả thi” của các biện pháp được đề xuất trên đây (xin xem chi tiết tại Bảng số 3.3), chúng tôi thấy các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi với tỷ lệ điểm khá cao ( tính theo số điểm thu được trên điểm tuyệt đối là 462 điểm). Đặc biệt là các biện pháp: “Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho các thành viên ban giám đốc TTHTCĐ”, “Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu - thẩm định trong khâu tuyển chọn CBQL TTHTCĐ” và “”Sử dụng hiệu quả đội ngũ trên cơ sở phối hợp thế mạnh của các thành viên trong ban giám đốc TTHTCĐ” là những biện pháp được đánh giá cao nhất trong số 7 biện pháp đã đề xuất. Đây cũng chính là những biện pháp cốt lõi của công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng nói riêng và toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung. * Kết luận chương 3 Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về mô hình TTHTCĐ, về quản lý cơ sở giáo dục và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý áp dụng vào mô hình TTHTCĐ (trong chương 1) và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ, thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng (trong chương 2), đồng thời căn cứ vào những chủ trương có tính thời sự của Đảng, Nhà nước và những định hướng của tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Yên Hưng nói riêng về phát triển giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Những biện pháp nêu ra trong chương 3 có sự bao quát các khâu cơ bản của công tác phát triển đội ngũ nói chung (từ định hướng - quy hoạch, xét duyệt - tuyển dụng, bố trí -sử dụng, đào tạo - bồi dưỡng, giám sát - đánh giá, đãi ngộ - đề bạt) nhưng được thiết kế về nội dung và quy trình phù hợp với đối tượng CBQL các TTHTCĐ và có tính đến biện pháp tác động tổng hợp theo địa bàn lãnh thổ nhằm tăng cường điều kiện phát triển đội ngũ CBQL ở cơ sở một cách thuận lợi và hữu hiệu hơn. Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi cũng đã tổ chức điều tra khảo nghiệm trong các đối tượng khá đa dạng gồm những thành phần có quan hệ trực tiếp ở mức độ khác nhau tới các biện pháp này. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã được các đối tượng điều tra tán thành với tỷ lệ khẳng định cao. Đây chính là cơ sở để triển khai các biện pháp này vào thực tiễn để phục vụ công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận TTHTCĐ là mô hình tổ chức học tập của người dân tại cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc xây dựng “xã hội học tập” nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thời đại là “giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời”. Trên thế giới và ở Việt Nam, mô hình TTHTCĐ đang trong quá trình vừa phát triển vừa hoàn thiện đã và đang đặt ra cho những người làm công tác quản lý yêu cầu vừa phải nhanh chóng phát huy tác dụng của hệ thống TTHTCĐ trong thực tiễn, vừa phải tiếp tục nghiên cứu để cải tiến tối ưu hoá cho mô hình mới mẻ này. Trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của nhiệm vụ nghiên cứu đó có việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển đội ngũ CBQL phù hợp với những đặc thù về tổ chức và hoạt động của mô hình TTHTCĐ. Huyện Yên Hưng nói riêng (và tỉnh Quảng Ninh nói chung) là địa phương có phong trào “xây dựng xã hội học tập” phát triển khá mạnh và đã quan tâm nhiều tới việc xây dựng hệ thống TTHTCĐ. Mạng lưới TTHTCĐ của Yên Hưng được xây dựng sớm so với toàn tỉnh và đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phần lớn TTHTCĐ trên địa bàn huyện vẫn đang hoạt động chưa thật nền nếp và hiệu quả, đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ còn nhiều biến động và hầu hết chưa được đào tạo, thiếu hiểu biết sư phạm và nghiệp vụ quản lý nên đã ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ. Xuất phát từ việc ý thức sâu sắc về vai trò quan trọng cũng như những bất cập hiện tại của của đội ngũ CBQL trước nhiệm vụ đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống TTHTCĐ trên cả nước và ở địa phương, chúng tôi lựa chọn đề tài : "Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh" để nghiên cứu trong luận văn này. Về lý luận, Luận văn đã hệ thống các tri thức lý luận về mô hình TTHTCĐ; về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý TTHTCĐ; về người cán bộ quản lý TTHTCĐ; về khái niệm phát triển đội ngũ nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở TTHTCĐ nói riêng . Việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận đó đã giúp chúng tôi có cơ sở khoa học để nghiên cứu hoạt động của các TTHTCĐ và đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý ở TTHTCĐ. Từ đó đề xuất hệ thống các biện pháp cần thiết và khả thi để phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ cho địa phương. Về thực tiễn, Luận văn đã đánh giá thực trạng và phân tích những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong hoạt động của mạng lưới TTHTCĐ cũng như cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng. Luận văn đã trình bày kết quả điều tra khảo sát và thu thập ý kiến đáng giá công tác quản lý, phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ mà địa phương đang thực hiện. Kết quả cho thấy đội ngũ CBQL TTHTCĐ đã được bố trí cơ bản thống nhất về số lượng và thành phần, có độ tuổi sung sức, am hiểu tình hình địa phương, có trách nhiệm với sự phân công của tổ chức, có hiểu biết về chủ trương xây dựng xã hội học tập và Quy chế của TTHTCĐ và có tinh thần cầu thị tiến bộ, mong muốn học tập vươn lên để làm tốt hơn nữa công tác quản lí tại các TTHTCĐ. Công tác quản lý đội ngũ CBQL các TTHTCĐ đã được các cấp lãnh đạo từ xã tới huyện quan tâm và bước đầu có một số giải pháp mang lại tác động tích cực như: coi trọng tác động từ cấp huyện, chú ý định hướng hoạt động chung và phối hợp các lực lượng để thống nhất sự chỉ đạo. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL có tính ổn định không cao, thời gian công sức đầu tư trực tiếp cho hoạt động quản lý ở TTHTCĐ rất ít, động cơ thực sự thôi thúc cống hiến cho TTHTCĐ chưa mạnh, năng lực và kỹ năng quản lý phù hợp với đặc điểm quản lý ở TTHTCĐ còn thấp. Công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ chưa đầu tư đồng bộ và chưa có các giải pháp quản lý hoàn chỉnh để đảm bảo tính chủ động, ổn định và nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ hiện nay. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn điều tra khảo sát thực trạng trên đây, luận văn đã đề xuất các biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đó là: 1. Xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý các TTHTCĐ theo đặc thù tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ; 2. Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu - thẩm định giữa UBND xã với Phòng GD&ĐT trong khâu tuyển chọn CBQL cho các TTHTCĐ; 3. Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên cơ sở phối hợp thế mạnh hoạt động của các thành viên ban giám đốc; 4. Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ; 5. Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ; 6. Đảm bảo các chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với đội ngũ CBQL các TTHTCĐ; 7. Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện. Những biện pháp nêu ra trên đây có sự bao quát các khâu cơ bản của công tác phát triển đội ngũ nói chung (từ định hướng - quy hoạch, xét duyệt - tuyển dụng, bố trí -sử dụng, đào tạo - bồi dưỡng, giám sát - đánh giá, đãi ngộ - đề bạt) nhưng được thiết kế về nội dung và quy trình phù hợp với đối tượng CBQL các TTHTCĐ và có tính đến biện pháp tác động tổng hợp theo địa bàn lãnh thổ nhằm tăng cường điều kiện phát triển đội ngũ CBQL ở cơ sở một cách thuận lợi và hữu hiệu hơn. Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi cũng đã tổ chức điều tra khảo nghiệm trong các đối tượng khá đa dạng gồm những thành phần có quan hệ trực tiếp ở mức độ khác nhau tới các biện pháp này. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã được các đối tượng điều tra tán thành với tỷ lệ khẳng định cao. Đây chính là cơ sở để triển khai các biện pháp này vào thực tiễn để phục vụ công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.Khuyến nghị Để phát huy được tác dụng của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ mà luận văn đề xuất, góp phần thúc đẩy hoạt động và đảm bảo tính bền vững của các TTHTCĐ nhằm xây dựng “xã hội học tập’’ và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu “học tập thường xuyên, học tập suốt đời’’ của nhân dân, chúng tôi có một vài khuyến nghị như sau: 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức đánh giá cụ thể và toàn diện về mô hình TTHTCĐ để kịp thời rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo nhân dịp tổng kết “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” theo Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Có quy định cụ thể hơn về chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước cho CBQL các TTHTCĐ. - Huy động các Dự án quốc tế hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý và tập huấn cán bộ để nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý mô hình TTHTCĐ cho các bộ chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và CBQL các TTHTCĐ. 2.2. Với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh - Sớm triển khai thực hiện chế độ phụ cấp cho CBQL các TTHTCĐ và các khoản hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho TTHTCĐ theo Thông tư 96/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính - Có kế hoạch hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho một số TTHTCĐ của xã khó khăn nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý. 2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh - Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL các TTHTCĐ. - Chỉ đạo trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh xây dựng nội dung đào tạo về hoạt động xã hội cho giáo sinh và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL TTHTCĐ (coi như một nội dung bồi dưỡng CBQL cơ sở giáo dục). - Chỉ đạo Trung tâm HN&GDTX huyện Yên Hưng tham gia tích cực hỗ trợ các TTHTCĐ trên địa bàn huyện (cung cấp lực lượng giáo viên, biên soạn tài liệu học tập, tư vấn kinh nghiệm quản lý, tổ chức lớp dạy nghề…). 2.4. Với UBND và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Hưng - Tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng kết “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” trên địa bàn huyện và rút kinh nghiệm về mô hình TTHTCĐ ở Yên Hưng sau 5 năm triển khai xây dựng (2005-2010). - Xây dựng quy chế phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với Hội Khuyến học, Phòng Nội vụ và UBND cấp xã để quản lý tốt hơn mạng lưới TTHTCĐ theo Quy chế 09 và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Nghiên cứu triển khai thí điểm các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên địa bàn huyện theo đề xuất của Luận văn. 2.5. Với UBND các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Yên Hưng - Đánh giá kết quả hoạt động và rà soát công tác quản lý chỉ đạo đối với các TTHTCĐ theo Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT để điều chỉnh quy hoạch cán bộ và chính sách quản lý sử dụng đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ trên địa bàn. - Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với Phòng GD&ĐT để quản lý TTHTCĐ và phát triển đội ngũ CBQL cho Trung tâm. - Có chính sách huy động các ban, ngành, tổ chức, cơ quan trên địa bàn xã và chủ động bố trí mạng lưới phối hợp để hỗ trợ các TTHTCĐ. 2.6. Với Ban giám đốc các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tăng cường tuyên truyền vận động để mọi người dân hiểu rõ vai trò, vị trí của TTHTCĐ, vận động các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, ủng hộ và tham gia quản lý TTHTCĐ. - Tích cực chủ động tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, Hội Khuyến học huyện và Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn trong việc điều hành, tổ chức hoạt động học tập cho cộng đồng. Tạo điều kiện để áp dụng các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL đã đề xuất nhằm tạo ra bước chuyển mới trong giai đoạn chỉ đạo xây dựng xã hội học tập sau năm 2010. TÀI LIỆU THAM KHẢO V.G.Afanaxep.(1979) Con người trong quản lý xã hội. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. Ban Bí thư Trung ương Đảng.(2004) Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng khoá XVII.(2005) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010 . Yên Hưng, tháng 10/2005. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khoá XI (2005) Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2010 . Hạ Long, tháng 12/2005 Đặng Quốc Bảo.(1997) Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ QLGDTW1. Hà Nội. Đặng Quốc Bảo.(2009) Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Khắc Hưng.(2004)Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp. Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Bộ Giáo dục và Đào tạo.(2008)“Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn”. Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008. Bộ GD&ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam.(2005) Tài liệu Hội nghị sơ kết 5 năm xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Hà Nội. Bộ GD&ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam.(2008) Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010. Hà Nội. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh.(2008) Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007. Nxb. Thống kê. Vũ Cao Đàm. Giáo trình phưoơg phaápluận nghiên cứu khoa học. Nxb. Giáo dục. hà Nội, 2008. Đảng Cộng sản Việt Nam.(1960) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. Nxb. Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam.(1996)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam.(2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam.(2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1993)Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VII. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam.(1997) Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. Phạm Minh Hạc.(1986) Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb. Giáo dục. Hà Nội. Hội Khuyến học Việt Nam.(2003) Hỏi - đáp về Trung tâm học tập cộng đồng. Hà Nội. Hội Khuyến học Việt Nam.(2005) Tổ chức và hoạt động của một số TTHTCĐ các vùng kinh tế - xã hội. Hà Nội. M.I.Kônđakôp.(1984) Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục. Trường CBQLGD và Viện Khoa học giáo dục. Hà Nội, . Đặng Bá Lãm.(2003) Giáo dục Việt nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển. Nxb Giáo dục.Hà Nội. Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Sinh Huy.(1998) Giáo dục học đại cương. Nxb. Giáo dục. Hà Nội. Nguyễn Thị Mỹ Lộc.(2008) Lí luận quản lí giáo dục. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Mỹ Lộc.(2008) Tâm lý học quản lý. Tài liệu giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quốc Chí.(2003) Lí luận đại cương về quản lí. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Trần Thị Bạch Mai.(2009) Quản lí nguồn nhân lực. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Trần Thị Bạch Mai.(2009) Quản lí và phát triển nhân sự trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học quốc gia Hà Nội. Hoàng Minh Luật.(1/2007) Định hướng chiến lược phát triển giáo dục thường xuyên và xây dựng trung tâm học tập cộng đồng. Hà Nội. K.Mac-F.Anghen.(1993)Toàn tập. Tập 23. Nxb.Chính trị quốc gia. Hà Nội. Hồ Chí Minh. (1974) Về vấn đề cán bộ. Nxb. Sự thật. Hà Nội. Hồ Chí Minh. (1972) Bàn về công tác giáo dục. Nxb. Sự thật. Hà Nội. Phòng GD&ĐT huyện Yên Hưng. Báo cáo tổng kết năm học các năm từ 2004-2005 đến 2008-2009 Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.(2009) Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2008. Quảng Ninh. Hoàng Phê (chủ biên).(1997) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Nguyễn Ngọc Quang. (1989) Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường CBQLGDTW1. Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2005) Luật Giáo dục. Nxb.Giáo dục, Hà Nội. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết về Giáo dục thường xuyên các năm học từ 2004-2005 đến 2008-2009. Thủ tướng Chính phủ.(2008) Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 về Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Thủ tướng Chính phủ.(2005) Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 về “Phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” Thủ tướng Chính phủ.(2002) Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nxb.Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên).(1997) Quá trình dạy - tự học. Nxb Giáo dục, Hà nội. UBND huyện Yên Hưng.(11-2007) Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện Yên Hưng. UBND tỉnh Quảng Ninh.(2008) Chỉ thị số 09/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 về Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tậptrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. UBND tỉnh Quảng Ninh. (2996) Quyết định số 1317/2006/QĐ-UBND ngày 18/6/2006 Ban hành “Chương trình thực hiện Quyết định 112/2005/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” UNESCO.(2002) Lập kế hoạch và quản lý TTHTCĐ. Hà Nội. Viện khoa học giáo dục.(2002) Tổng kết 10 năm thực hiện xã hội hoá giáo dục. Hà Nội. Viện khoa học giáo dục – UNESCO Hà Nội.(2009) Sổ tay phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng. Hà Nội. Vụ Giáo dục thường xuyên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hiệp hội quốc gia các tổ chức UNESCO.(2005) Phát triển trung tâm học tập cộng đồng. Hà Nội. Vụ giáo dục thường xuyên Bộ GD&ĐT - Hiệp hội quốc gia các tổ chức UNESCO.(2005) Sổ tay thành lập và quản lý trung tâm học tập cộng đồng. Hà Nội. Phụ lục 1 PhiÕu hái ý kiÕn (Dµnh cho c¸n bé qu¶n lÝ Trung t©m Häc tËp céng ®ång) §Ó cã c¬ së khoa häc cho viÖc x©y dùng ®éi ngò c¸n bé qu¶n lÝ c¸c Trung t©m HTC§ x·, ph­êng, thÞ trÊn (gäi t¾t lµ cÊp x·) trªn ®Þa bµn huyÖn, ®Ò nghÞ «ng (bµ) vui lßng cho biÕt c¸c th«ng tin vÒ nh÷ng vÊn ®Ò sau : 1- Xin «ng (bµ) cho biÕt (®¸nh dÊu vµo mét « thÝch hîp trong tõng môc): 1.1- Chøc danh cña m×nh trong Ban gi¸m ®èc Trung t©m HTC§: Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc 1.2- T×nh tr¹ng c«ng t¸c hiÖn t¹i cña b¶n th©n: §ang lµ c¸n bé, c«ng chøc nhµ n­íc (tõ cÊp x· trë lªn) §ang lµ c¸n bé qu¶n lÝ gi¸o dôc ë c¸c tr­êng häc Lµ ng­êi lao ®éng n«ng nghiÖp hoÆc lao ®éng tù do Lµ c¸n bé, c«ng chøc, sÜ quan...®· nghØ h­u (cã l­¬ng h­u) Lµ ®èi t­îng kh¸c (xin ghi râ) ............................................................ 1.3- Chøc danh ®ang ®¶m nhiÖm trong c¬ quan, tæ chøc,®oµn thÓ… Lµ BÝ th­ §¶ng uû cÊp x· Lµ phã bÝ th­ §¶ng uû cÊp x· Lµ Chñ tÞch UBND cÊp x· Lµ Phã chñ tÞch UBND cÊp x· Lµ hiÖu tr­ëng tr­êng tiÓu häc Lµ phã hiÖu tr­ëng tr­êng TH Lµ hiÖu tr­ëng tr­êng THCS Lµ phã HT tr­êng THCS Lµ c¸n bé héi KhuyÕn häc Lµ c¸n bé héi CCB Lµ gi¸o viªn ®ang c«ng t¸c Lµ nhµ gi¸o ®· nghØ h­u Lµ c¸n bé Héi, §oµn thÓ kh¸c (xin ghi râ) …………………………… 1.4- T×nh tr¹ng c­ tró cña b¶n th©n hiÖn nay: C­ tró æn ®Þnh t¹i x· (ng­êi gèc ®Þa ph­¬ng hoÆc ®Þa ph­¬ng ho¸) Lµ c¸n bé biÖt ph¸i, t¨ng c­êng vÒ c«ng t¸c t¹i x· Lµ c¸n bé, c«ng nh©n, gi¸o viªn…ë n¬i kh¸c c«ng t¸c t¹i ®Þa bµn x· 2- Xin «ng (bµ) cho biÕt ®éng c¬ cña m×nh khi tham gia Ban gi¸m ®èc Trung t©m HTC§ (®¸nh dÊu vµo cét biÓu thÞ møc ®é ®éng c¬ t­¬ng øng) TT §¸nh gi¸ §éng c¬ RÊt quan träng Quan träng Kh«ng quan träng 1 ChÊp hµnh sù ph©n c«ng cña tæ chøc 2 ThÊy cÇn ®ãng gãp cho ®Þa ph­¬ng 3 ThÝch thó víi c«ng viÖc cña Trung t©m 4 Muèn t¨ng thu nhËp vÒ kinh tÕ 5 Muèn t¨ng uy tÝn víi ®Þa ph­¬ng, bÌ b¹n 6 Muèn t¹o ®iÒu kiÖn th¨ng tiÕn, ®Ò b¹t 7 Muèn më mang thªm kiÕn thøc 8 §éng c¬ kh¸c: …………………………… 3- Xin «ng (bµ) cho biÕt Ban gi¸m ®èc Trung t©m HTC§ ë x· m×nh ®· thùc hiÖn c¸c h×nh thøc ho¹t ®éng nh­ thÕ nµo (®¸nh dÊu vµo cét t­¬ng øng): TT §¸nh gi¸ Ho¹t ®éng Th­êng xuyªn ThØnh tho¶ng Kh«ng thùc hiÖn 1 Giao ban hoÆc héi ý Ban gi¸m ®èc hµng th¸ng 2 Giao ban hoÆc héi ý Ban gi¸m ®èc hµng tuÇn 3 Th­êng trùc gi¶i quyÕt c«ng viÖc cña T.t©m 4 Häp bµn víi c¸c ban, ngµnh vÒ viÖc cña T.t©m 5 Häp bµn víi tr­ëng th«n vÒ viÖc cña T.t©m 6 Dù c¸c buæi häc cña céng ®ång t¹i Trung t©m 7 Th¨m nhµ d©n ®Ó thu l­îm nhu cÇu häc tËp 8 Ho¹t ®éng kh¸c: …………………………… 4- Xin cho biÕt mét vµi th«ng tin vÒ b¶n th©n: Tuæi ®êi:…… Nam/N÷: …… Tr×nh ®« häc vÊn: THPT S¬ cÊp/CNKT TCCN/TCN C§ §H Sè n¨m tham gia qu¶n lý……………..Sè n¨m tham gia BG§ TTHTC§:………….. Tr©n träng c¶m ¬n! Phụ lục 2 PhiÕu hái ý kiÕn (Dµnh cho c¸n bé l·nh ®¹o cÊp huyÖn, x· vµ GV c«ng t¸c t¹i TTHTC§) §Ó cã c¬ së khoa häc cho viÖc x©y dùng ®éi ngò c¸n bé qu¶n lÝ c¸c Trung t©m HTC§ x·, vµ thÞ trÊn trªn ®Þa bµn huyÖn, ®Ò nghÞ «ng (bµ) vui lßng cho biÕt c¸c th«ng tin vÒ nh÷ng vÊn ®Ò sau (®¸nh dÊu X vµo cét t­¬ng øng): Các tiêu chí về năng lực Mức độ đã đáp ứng Mức độ có thể hoàn thiện của người cán bộ quản lý rất khá chưa chắc có chưa ở TTHTCĐ tốt tốt tốt chắn thể chắc 1. Hiểu biết về tình hình KT-XH của địa phương 2. Hiểu biết về “xã hội học tập” và vai trò của TTHTCĐ 3. Hiểu biết các quy định của Quy chế hoạt động TTHTCĐ 4. Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của BGĐ TTHTCĐ 5. Năng lực dự báo, thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch 6. Khả năng quản lý, chỉ đạo hoạt động GD ở TTHTCĐ 7. Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể cán bộ, GV 8. Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính 9. Năng lực đúc rút KN thực tiễn để nâng chất lượng QL 10. Năng lực vận động, phối hợp các lực lượng xã hội 11. Khả năng chủ động, dám chịu trách nhiệm 12. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ QL TTHTĐ Xin trân trọng cảm ơn! Phụ lục 3 PhiÕu pháng vÊn trùc tiÕp (Dµnh cho L§ x·, CBQL TTHTC§ vµ GV ®ang c«ng t¸c t¹i TTHTC§) §Ó cã c¬ së khoa häc cho viÖc x©y dùng ®éi ngò c¸n bé qu¶n lÝ c¸c Trung t©m HTC§ x·, vµ thÞ trÊn trªn ®Þa bµn huyÖn, ®Ò nghÞ «ng (bµ) vui lßng cho biÕt ý kiÕn c¸ nh©n vÒ t×nh h×nh chØ ®¹o vµ triÓn khai c«ng t¸c ph¸t triÓn ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý cho c¸c TTHTC§ theo c¸c néi dung sau: Các tác động quản lý để Ý kiến của các đối tượng phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ của các cơ quan quản lý cấp huyện Lãnh đạo cấp xã CBQL TTHTCĐ Giáo viên TTHTCĐ 1. Có dự báo kế hoạch phát triển GD làm cơ sở cho địa phương 2. Có thực hiện bổ nhiệm CBQL TTHTCĐ theo đúng Quy chế 09 3. Có chỉ đạo xây dựng quy hoạch CBQL cho TTHTCĐ 4. Có bồi dưỡng hàng năm cho tất cả CBQL các TTHTCĐ 5. Có đào tạo bổ sung cho từng đối tượng CBQL TTHTCĐ 6.Có đãi ngộ vật chất của huyện cho CBQL các TTHTCĐ 7.Có đãi ngộ tinh thần của huyện cho CBQL các TTHTCĐ 8. Có kiểm tra, đánh giá định kì trực tiếp tại TTHTCĐ 9. Có yêu cầu thông tin về hoạt động của BGĐ các TTHTCĐ Xin «ng (bµ) cho biÕt nh÷ng ý kiÕn kh¸c cña b¶n th©n Xin trân trọng cảm ơn! Phụ lục 4 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO NGHIỆM (Dùng cho chuyên gia và cán bộ quản lý TTHTCĐ) Để có cơ sở khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ, đề nghị ông (bà) cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng trong bảng sau: Đánh giá Biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Tương đối khả thi Không khả thi 1 Xây dựng quy hoach CBQL theo đặc thù tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ 2 Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu - thẩm định trong khâu tuyển chọn CBQL THTCĐ 3 Sử dụng hiệu quả đội ngũ trên cơ sở phối hợp thế mạnh của các thành viên trong ban giám đốc TTHTCĐ 4 Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho các BGD TTHTCĐ 5 Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban giám đốc TTHTCĐ 6 Đảm bảo các chế độ đãi ngộ hợp lý và kịp thời đối với CBQL các TTHTCĐ 7 Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý TTHTCĐ trên phạm vi toàn huyện Xin cho biết ông (bà) thuộc đối tượng nào (đánh dấu X vào ô tương ứng) CB Phòng GD&ĐT CBQL TTGDTX CB xã LĐ trường TH CBQLTTHTCĐ Xin trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgo Van Hoi.doc
Luận văn liên quan