Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

ĐẶTVẤNĐỀ Qua hơn 1 thập kỷ trăn trở, tìm tòi, vừa thí nghiệm trong nước vừa quan sát thế giới, từng bước chuẩn xác hoá quan niệm trong tư duy, hoạt động trong thực tiễn, đến Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khởi nguồn chính sách về hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường với tư tưởng giải phóng sức sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá. Tư duy này được tiếp tục khẳng định và làm rõ tại Đại hội lần thứ VII, VIII của Đảng, đó là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đến đại hội lần thứ IX, Đảng đã vạch rõ và dứt khoát hơn chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một nền kinh tế thị trường bao gồm trong đó tất cả các thị trường bộ phận. Hơn 20 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo môi trường vàđiều kiện đẩy mạnh CNH-HĐH để nhằm "Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại". Song so với yêu cầu, những thắng lợi đó chỉ mới là bước đầu. Nhiều loại thị trường quan trọng vẫn chưa xuất hiện ở nước ta hoặc có thểđang ở thời kỳ manh nha. Cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều yếu kém và vướng mắc Thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước đã vàđang có suy nghĩ gì trước thực trạng này vàđang có hành động gìđể khắc phục. Trước hết, chúng ta phải thấy được những yếu kém mà chúng ta đang có, trên cơ sởđó phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu. Một khi chúng ta có nhận thức và hành động đúng đắn về các loại thị trường thì đó sẽ là nền móng, làđộng lực cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính vì lý do trên em đã quyết định chọn đề tài: "Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam". Em xin chân thành cảm ơn thầy côgiáo đã hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đềán. Em tin chắc rằng việc nghiên cứuđềán này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập hiện tại và công tác sau này. MỤCLỤC A. Đặt vấn đề B. Nội dung I. Cơ sở lý luận về việc phát triển đồng bộ các loại thị trường nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 1. Sự cần thiết phải phát triển đồng bộ các loại thị trường 1.1. Khái niệm về thị trường và các khái niệm có liên quan 1.2. Sự cần thiết phải hình thành các loại thị trường 1.3. Những nhân tốảnh hưởng đến phát triển đồng bộ 2. Nội dung phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế 2.1. Cơ sởđể phân loại thị trường 2.2. Nội dung phát triển các loại thị trường 2.2.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ 2.2.2. Thị trường tài chính 2.2.3. Thị trường bất động sản 2.2.4. Thị trường lao động 2.2.5. Thị trường khoa học và công nghệ II. Thực trạng và giải pháp việc phát triển đồng bộ các loại thị trường trong giai đoạn hiện nay 1. Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường 1.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ 1.2. Thị trường tài chính 1.2.1. Thị trường tiền tệ 1.2.2. Thị trường vốn 1.3. Thị trường bất động sản 1.4. Thị trường lao động 1.5. Thị trường khoa học - công nghệ 2. Giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường 2.1. Thị trường hàng hoá - dịch vụ 2.2. Thị trường tài chính 2.3. Thị trường bất động sản 2.4. Thị trường lao động 2.5. Thị trường khoa học - công nghệ C. Kết luận D. Danh mục tài liệu tham khảo.

docx22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4277 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- ĐẶT VẤN ĐỀ Qua hơn 1 thập kỷ trăn trở, tìm tòi, vừa thí nghiệm trong nước vừa quan sát thế giới, từng bước chuẩn xác hoá quan niệm trong tư duy, hoạt động trong thực tiễn, đến Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khởi nguồn chính sách về hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường với tư tưởng giải phóng sức sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá. Tư duy này được tiếp tục khẳng định và làm rõ tại Đại hội lần thứ VII, VIII của Đảng, đó là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đến đại hội lần thứ IX, Đảng đã vạch rõ và dứt khoát hơn chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một nền kinh tế thị trường bao gồm trong đó tất cả các thị trường bộ phận. Hơn 20 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo môi trường và điều kiện đẩy mạnh CNH-HĐH để nhằm "Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại". Song so với yêu cầu, những thắng lợi đó chỉ mới là bước đầu. Nhiều loại thị trường quan trọng vẫn chưa xuất hiện ở nước ta hoặc có thể đang ở thời kỳ manh nha. Cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều yếu kém và vướng mắc… Thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang có suy nghĩ gì trước thực trạng này và đang có hành động gì để khắc phục. Trước hết, chúng ta phải thấy được những yếu kém mà chúng ta đang có, trên cơ sở đó phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu. Một khi chúng ta có nhận thức và hành động đúng đắn về các loại thị trường thì đó sẽ là nền móng, là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính vì lý do trên em đã quyết định chọn đề tài: "Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam". Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đã hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề án. Em tin chắc rằng việc nghiên cứu đề án này sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập hiện tại và công tác sau này. B- NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về việc phát triển đồng bộ các loại thị trường nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 1. Tính tất yếu phải phát triển đồng bộ các loại thị trường 1.1. Khái niệm về kinh tế thị trường và các khái niệm có liên quan Trải qua hàng trăm năm chịu ách đô hộ và thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nền kinh tế của đất nước đã bị chìm sâu, lâm vào tình trạng không có lối thoát. Nhưng từ sau khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng đưa nền kinh tế bước sang một thời kỳ mới. Thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Từ đó khái niệm về "kinh tế thị trường" đã được nhác đến nhiều hơn. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Mặt khác, nói kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN vì chúng ta còn đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa có đầy đủ yếu tố XHCN. Dù có nhiều cách hiểu về kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng thực chất đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Đồng bộ là làm sao để mọi hoạt động của thị trường được hoạt động trôi chảy và thống nhất trong môi trường pháp lý có sự quản lý của Nhà nước. 1.2. Sự cần thiết phải hình thành các loại thị trường Hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có thể ví như một cơ thể sống phải có đầy đủ các bộ phận cấu thành của cơ chế. Tuy nhiên, trong cơ thể sống, mọi bộ phận không thể cùng lúc được hình thành và phát triển như cơ thể lúc đã trưởng thành. Nền kinh tế thị trường cũng vậy, để có thể vận hành được thì phải nhen nhóm, ấp ủ, hình thành và phát triển dần từng bước. Thực tiễn ở các nước chuyển đổi và ở nước ta thời gian qua cho thấy dù muốn hay không một khi đã chấp nhận nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường, hay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì điều cốt lõi nhất vẫn là phải có thị trường. Một khi đã chấp nhận sự hiện hữu của thị trường thì phải có đầy đủ các loại thị trường. Cuộc chuyển đổi sang kinh tế thị trường của các nền kinh tế XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trước đây, dù là áp dụng hình thức nào thì cũng là việc xây dựng một nền kinh tế thị trường có đầy đủ các loại thị trường với đầy đủ các bộ phận cấu thành của nó. Công cuộc chuyển sang kinh tế thị trường của Trung Quốc là tiệm tiến hơn nhưng vẫn không né tránh việc xây dựng các loại thị trường. Ở nước ta cũng vậy, chúng ta cần xây dựng đầy đủ các loại thị trường để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vận hành có hiệu quả. Cái khác nhau giữa các nước là sự lựa chọn thời gian, bước đi, cách làm và bản chất của thị trường. Việc xây dựng đồng bộ các loại thị trường ở nước ta không có nghĩa là phải cùng một lúc xây dựng đầy đủ các loại thị trường, mà được tiến hành từng bước, có thử nghiệm, rút kinh nghiệm và làm tiếp: ưu tiên xây dựng một số loại thị trường trước, số khác sẽ được xây dựng sau khi đã có đủ điều kiện. Tuy nhiên , đối với từng loại thị trường cụ thể thì các bộ phận cấu thành của nó dứt khoát được xây dựng đồng thời và đầy đủ nếu như muốn thị trường đó vận hành thông thoáng và mang lại hiệu quả thực. Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp CNH-HĐH. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đồng bộ các loại thị trường Nền kinh tế nước nhà khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc, tự cấp. Vì vậy việc phát triển đồng bộ các loại thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Mặt khác, việc phát triển đồng bộ các loại thị trường bước đầu đã khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. Bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay vẫn đang ở trình độ kém phát triển. Bởi lẽ, cơ sở vật chất kỹ thuật của nó còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cung tự cấp. Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc… còn lạc hậu, kém phát triển. Do đó, làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể chuyên môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài còn yếu. Vì khối lượng hàng hoá nhỏ bé, chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn, chất lượng hàng hoá thấp, giá cả cao vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới. Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của Nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó "những thất bại của thị trường". Những điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế của nước ta là ở chỗ Nhà nước quản lý nền kinh tế Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự quản lý này giúp sửa chữa "những thất bại thị trường", đảm bảo cho các loại thị trường hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường cũng chưa đồng bộ, nhất quán và thực hiện chưa nghiêm. Các thủ tục hành chính, quản lý thị trường, giá cả… chậm đổi mới. Quản lý xuất nhập khẩu có nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây tác động xấu đối với sản xuất. Bội chi ngân sách và nhập siêu còn lớn. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc. Thương nghiệp Nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng. Chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý. 2. Nội dung phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế 2.1. Cơ sở để phân loại thị trường Cũng như ở nhiều nền kinh tế thị trường khác, cho đến nay, các loại thị trường chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xác định gồm có: thị trường hàng hoá và dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường lao động; thị trường bất động sản và thị trường khoa học - công nghệ. Ngoài ra, theo thời gian sẽ còn tiếp tục phát triển thêm các loại thị trường khác nữa, mà hiện tại chúng ta khó có thể hình dung chính xác được. Khi nói đến thị trường thì không thể không nói đến các yếu tố như: cung- cầu hàng hoá và dịch vụ; giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường (Nhà nước quyết định những loại giá nào, còn những loại giá nào do thị trường điều tiết); khung pháp lý cho thị trường hoạt động; các doanh nghiệp; người tiêu dùng; thông tin thị trường… Đây là những yếu tố chung nhất cho mọi loại thị trường. Việc phát triển đồng bộ các loại thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có chính sách ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy, mỗi bước phát triển các loại thị trường luôn gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân với tiến bộ và công bằng xã hội. Mặt khác, phát triển các loại thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện có hiệu quả thì phải xuất phát từ yêu cầu của các loại thị trường. Bên cạnh đó, muốn cho các loại thị trường đó hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh tế đều thông qua thị trường mà được phân công vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế một cách tối ưu. Trong đó, phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận tải để mở rộng thị trường. Hình thành thị trường sức lao động có tổ chức để tạo điều kiện cho sự di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành và phát triển thị trường chứng khoán để huy động các nguồn vốn vào phát triển sản xuất. Nói tóm lại, phương châm chỉ đạo trong việc phát triển đồng bộ các loại thị trường là làm thử, rút kinh nghiệm, làm tiếp, làm từng bộ phận tiến tới làm tổng thể. Tuy nhiên, cần hiểu quá trình phát triển đồng bộ các loại hình thị trường là một quá trình liên tục, kiên định và cần có thời gian, không thể nóng vội, cũng không ngập ngừng, do dự, gây ra chậm trễ và tổn thất nhiều mặt. 2.2. Nội dung phát triển của các loại thị trường 2.2.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ Thị trường hàng hoá và dịch vụ đã được hình thành sơ khai ngay trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nhất là thị trường nông sản. Mặc dù trong thời kỳ này chúng ta không có khái niệm về thị trường theo đúng nghĩa của nó và không khuyến khích phát triển thị trường. Nó hình thành là do nhu cầu cuộc sống xã hội, nhu cầu của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ có bước đột phá tương đối mạnh kể từ khi Việt Nam áp dụng chế độ khoán nông nghiệp và kế hoạch 3 phần trong xí nghiệp quốc doanh. Thị trường này có sự thay đổi cơ bản kể từ khi chúng ta xoá chế độ tem phiếu, thực hiện cơ chế giá thị trường đối với hầu hết hàng hoá và dịch vụ, từng bước tiền tệ hoá tiền lương, từng bước xoá bỏ bao cấp, xoá bỏ việc "ngăn sông, cấm chợ". Thị trường này đặc biệt phát triển mạnh từ khi Việt Nam tuyên bố áp dụng cơ chế thị trường, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.2. Thị trường tài chính Thị trường này giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm, phân bố các nguồn vốn một cách có hiệu quả, bảo đảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Quan điểm về phát triển thị trường tài chính đã được khẳng định tại nhiều văn kiện của Đảng. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ "phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, nhất là thị trường vốn dài hạn và trung hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm an toàn, hiệu quả. Hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ; tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam". Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng đề án về phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và tiền tệ ở Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế. 2.2.3. Thị trường bất động sản Đây là một trong những thị trường rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc phát triển nó có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh như: tạo ra những kích thích cho đầu tư vào đất đai, nhà xưởng… ở các nước có chế độ đa sở hữu về đất thì đất là một loại bất động sản hàng hoá. Ở nước ta đất thuộc sở hữu toàn dân và pháp luật không cho phép mua bán đất. Do đó, đất không phải là hàng hoá, chỉ quyền sử dụng đất mới được công nhận là hàng hoá. Do pháp luật nước ta chưa quy định danh mục các BĐS nên chưa xác định rõ các loại thị trường BĐS. Khi nói đến thị trường BĐS, mọi người thường hiểu đó là thị trường quyền sử dụng đất và thị trường nhà. Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định "Hình thành và phát triển thị trường BĐS, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; từng bước mở thị trường BĐS cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư" (Văn kiện Đại hội IX). Gần đây (tháng 3/2003) Hội nghị BCH TW7 khoá IX cũng xác định "quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt" và "chủ động phát triển vững chắc thị trường BĐS…, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế…, không tách rời thị trường QSD đất và các tài sản gắn liền với đất; chống đầu cơ đất đai". 2.2.4. Thị trường lao động Việc phát triển thị trường này không những tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng đối với phát triển xã hội, góp phần đáng kể vào việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình đổi mới, sự cần thiết phát triển thị trường lao động đã dần được xác định và được thể hiện trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đã chỉ rõ: "Phát triển thị trường lao động; người lao động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thị trường lao động đã được thể chế hoá trong nhiều văn bản pháp lý như Bộ luật Lao động; các Luật; Pháp lệnh… liên quan đến lao động và việc làm. Nhờ đó, người lao động ngày càng có thực quyền hơn, người sử dụng lao động cũng tự chủ hơn. 2.2.5. Thị trường khoa học và công nghệ Nhận rõ tầm quan trọng của khoa học - công nghệ, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm tới vấn đề này. Giải pháp đầu tiên trong 8 giải pháp đó là tạo lập thị trường cho khoa học - công nghệ (Văn kiện hội nghị TW2). Nghị quyết Đại hội lần IX đặt vấn đề "Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ". Chủ trương của Đảng về hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ đang được thể chế hoá và tổ chức thực hiện. II. Thực trạng và giải pháp việc phát triển đồng bộ các loại thị trường trong giai đoạn hiện nay 1. Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường 1.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Nhu cầu của con người về các loại hàng hoá được củng cố hơn. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường này cũng gặp không ít khó khăn. Nếu xét từ góc độ gia nhập thị trường thì thị trường hàng hoá và dịch vụ gồm 3 loại, đó là: thị trường tương đối tự do; thị trường mà việc gia nhập phải có điều kiện; và thị trường hầu như chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được tham gia. Loại thị trường thứ nhất có xu hướng ngày càng phát triển và hoạt động sôi động nhất. Nó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, hàng hoá dồi dào và phong phú, sức cạnh tranh lớn. Loại thị trường thứ 2 chậm phát triển hơn do trước khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực vẫn còn khoảng 300 giấy phép, do vậy mà sức ép cạnh tranh trên thị trường không lớn như loại thứ nhất. Loại thị trường thứ 3 hầu như không có sức ép cạnh tranh. Mặt khác, luật Phá sản doanh nghiệp được ban hàh năm 1992 đã làm cho việc làm thủ tục phá sản khó khăn. Dẫn đến việc cản trở việc luân chuyển vốn của các nhà đầu tư từ khu vực thiếu hiệu quả sang khu vực có hiệu quả hơn. Nhiều doanh nghiệp do dự báo biến động giá trên thị trường thế giới không đúng, nên dã tích trữ nguyên liệu quá nhiều khi giá cao và đề nghị Nhà nước duyệt nâng mức giá sản phẩm; khi giá nguyên liệu xuống, một mặt không điều chỉnh mức giá sản phẩm, mặt khác đề nghị Nhà nước hạn chế hoặc tạm thời cấm nhập khẩu để tiêu thụ hết nguyên liệu đã nhập gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, không ít quy định pháp lý vẫn còn mang tính phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Việc quản lý của Nhà nước đối với thị trường còn nhiều bất cập. Quy định pháp lý còn thiếu và nhiều khi không cụ thể, rõ ràng là nguyên nhân làm nảy sinh tham nhũng, hối lộ. 1.2. Thị trường tài chính 1.2.1. Thị trường tiền tệ Trước năm 1990, hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng còn mang nặng tính bao cấp, gắn với biện pháp quản lý hành chính, pháp lệnh. Cùng với sự hình thành của các loại thị trường tiền tệ, một số công cụ như: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng Nhà nước, thương phiếu… cũng được hình thành. Các thành viên tham gia hoạt động trên thị trường tiền tệ ngày càng tăng. Cho đến nay đã có 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 50 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 23 công ty tài chính cổ phần. Bên cạnh thị trường tiền tệ chính thức, thị trường ngoại tệ ngầm cũng phát triển. Ước tính thị trường ngoại tệ ngầm chiếm khoảng 20%, có tác động tích cực như đáp ứng nhu cầu giao dịch bằng ngoại tệ của dân cư và các doanh nghiệp nhanh chóng. Tuy vậy, thị trường này nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước làm giảm hiệu lực quản lý. 1.2.2. Thị trường vốn Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại quốc doanh, tính đến ngày 31/12/2001, dư nợ trung hạn và dài hạn của NHTM là 55,9 ngàn tỷ đồng, bằng 33,7% tổng dư nợ cho vay. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động (tính đến 7/2002) đã có 19 loại cổ phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch với tổng giá trị vốn điều lệ là 1,016 tỷ đồng. Uỷ ban chứng khoán đã phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện đấu thầu 22 phiên và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ với tổng giá trị là 3088,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ bé, hoạt động còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành hàng năm còn thấp, thường ở mức trên dưới 2% GDP (năm 1998 là 2,39%; năm 1999 là 3,34%; năm 2000 là 2,72%), trong khi các nước trong khu vực tỷ lệ dư nợ của trái phiếu Chính phủ chiếm từ 20-30% GDP. Một số nghiệp vụ như bảolãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty chứng khoán chưa phát triển, thậm chí còn phải đối mặt với tình trạng không tìm được đầu ra cho mình trong khi qui mô thị trường còn nhỏ bé, dễ bị tổn thương. 1.3. Thị trường bất động sản Thị trường ngày mới được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý trong một số năm gần đây, khi Nhà nước xác định QSD đất có giá và cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê và cho thuê lại giá trị QSD đất và từ khi Nhà nước có chính sách bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Thị trường nhà ở phát triển sôi động, trên 75% số hộ gia đình đã được giao hoặc nhận QSD đất, hơn 99% tổng số hộ gia đình đã có nhà ở. Thị trường kinh doanh mặt bằng xây dựng, khu vui chơi giải trí, nhà hàng đã khởi sắc (tính đến cuối năm 2001, chỉ riêng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, văn phòng đã lên đến gần 7 tỷ USD). Tuy nhiên, thị trường này cũng có nhiều khiếm khuyết. Tỉ lệ giao dịch chính quy còn cao, thị trường chính quy chi phối khoảng 70-80T các giao dịch về đất đô thị và các BĐS khác. Trên thị trường, cung - cầu về BĐS mất cân đối nghiêm trọng, giá cả BĐS dễ biến động do thị trường "nóng, lạnh" thất thường. Trong khoảng 10 năm qua đã trải qua cơn "sốt" năm 1993,"đóng băng" trong những năm 1997-1999, rồi "sốt" lại vào cuối năm 2000. Quy trình mua bán BĐS quá phức tạp qua nhiều khâu trung gian, gây tốn kém về thời gian và chi phí. Ngân sách Nhà nước thất thu lớn do phần lớn các giao dịch về BĐS diễn ra trên thị trường ngầm, sức ép về chi ngân sách ngày càng gia tăng khi thực hiện các dự án mới; Nhà nước phải thu hồi đất, bồi thường cho các chủ sử dụng đất và đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất. Khung pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo và hay thay đổi, năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy Nhà nước yếu kém so với chức năng nhiệm vụ được giao. 1.4. Thị trường lao động Thị trường lao động đã bước đầu hình thành và phát triển. Giao dịch trên thị trường lao động đã sôi động hơn. Đã xây dựng được nhiều trung tâm xúc tiến việc làm, với nhiệm vụ vừa tìm kiếm việc làm cho người lao động vừa giúp các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động tuyển dụng được những người cần tìm. Hình thức giao dịch trên thị trường lao động cũng đã bước đầu được chính thức hoá thông qua những quy định về "Hợp đồng lao động" và "Thoả ước lao động tập thể" . Lực lượng lao động đã bước đầu được phan bổ xuất hát từ nhu cầu của thị trường. Mất cân đối lớn giữa cung và cầu về lao động có thể là khó khăn lớn nhất hiện nay. Tiền lương, tiền công không đủ trang trải các nhu cầu thiết yếu của người lao động, không đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động còn quá thấp so với nhu cầu về trao đổi lao động trong xã hội. Những giao dịch tìm việc làm cho người lao động hoạt động có hiệu quả cao, chi phí còn cao, nhiều phiền hà. Lao động trong các DNNN hiện đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm từ quá trình sắp xếp lại DNNN theo hướng cổ phần hoá, giải thể, sát nhập… Hệ thống thông tin, thống kê về thị trường lao động không đồng bộ và có độ tin cậy thấp. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tương đối cao. Thất nghiệp đi đôi với đói nghèo, không có thu nhập, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các tệ nạn và bất ổn định xã hội. Chính sách đối với di chuyển lao động có tổ chức đến những vùng dự án phát triển nông - lâm - ngư nghiệp còn mang nặng tính bao cấp, chưa thực sự dựa trên các nhu cầu của thị trường. Tuy kinh tế trong hơn chục năm qua đã tăng trưởng tương đối cao nhưng vẫn chưa đến mức tạo đủ việc làm cho toàn bộ lao động, làm cho thị trường lao động vẫn phải đối mặt với loại hình thất nghiệp do tăng trưởng thấp gây ra. Chúng ta cũng chưa có biện pháp đồng bộ và hữu hiệu về phát triển toàn diện nguồn nhân lực. 1.5. Thị trường khoa học và công nghệ Do mới chính thức đặt vấn đề hình thành và phát triển thị trường này nên nó còn ở mức độ manh nha, các yếu tố cấu thành của thị trường chưa được hình thành đầy đủ. Khung pháp luật đảm bảo cho thị trường khoa học và công nghệ ra đời chưa đầy đủ. Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa phát triển đủ mức để có được một thị trường khoa học và công nghệ sôi động. Hàng hoá cung cấp cho thị trường khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ mới phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa nhiều. Lý do chính là do khả năng của các tổ chức phía cung còn nhiều hạn chế. Các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ nhìn chung còn thiếu và yếu cả về năng lực lẫn tổ chức. Hệ thống thông tin mua bán hàng hoá khoa học, công nghệ còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của cả phía cung lẫn phía cầu. Các hội chợ triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ chưa phải là hội chợ giao dịch mua bán hàng hoá khoa học - công nghệ, rất ít Viện nc và các trường đại học tham gia và mang nặng tính trưng bày kết quả hoạt động khoa học - công nghệ, chưa chưa nhấn mạnh số lượng cũng như chất lượng các giao dịch mua, bán hàng hoá khoa học - công nghệ. 2. Giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường 2.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ Để thị trường này phát triển nhanh và lành mạnh thì việc điều tra là chúng ta hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh thị trường này. Cần khẩn trương ban hành luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Đi đôi với việc ban hành luật mới này, cần sửa đổi, bổ sung một số luật hiện có khác như luật Phá sản doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, luật Thương mại, Pháp lệnh Quảng cáo… Trong kinh tế thị trường, tăng cầu trong nền kinh tế là hướng đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội nói chung, phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ nói riêng. Hiện tại nước ta vẫn còn là nước nghèo so với nhiều nước trên thế giới, thu nhập của người dân còn thấp và văn hoá tiết kiệm, cách suy nghĩ "ăn bữa nay phải lo bữa mai" vẫn còn đang thịnh hành trong xã hội, thì việc tăng nhanh cầu là điều không dễ dàng. Tăng cường thâm nhập thị trường quốc tế và mạnh dạn mở cửa thị trường trong nước hơn nữa, tạo áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước là một trong những hướng quan trọng để thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển. Trong lĩnh vực này việc xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thương mại và ngoại giao ở nước ngoài về thu nhập và phân tích thông tin; tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài để có căn cứ tổ chức sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu… là những việc đặc biệt quan trọng. Kiểm tra chất lượng hàng hoá, dịch vụ là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, nhưng hiện được thực hiện quá yếu. Nhà nước cần kiên quyết thực hiện nguyên tắc vì lợi ích tổng thể của quốc gia, của cả nền kinh tế, không vì lợi ích riêng lẻ của doanh nghiệp nào. 2.2. Thị trường tài chính Phát triển nhanh thị trường vốn trung hạn và dài hạn đang được xem là vấn đề cấp bách. Công cụ để thực hiện nó chính là thị trường chứng khoán cùng với bộ phận khác của thị trường tài chính hoạt động đồng bộ. Đối với thị trường tiền tệ thì bức xúc nhất hiện nay là sự bất cập của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế dẫn đến tồn tại và phát triển thị trường ngầm ngoài ngân hàng và tình trạng lãi suất cao kéo dài. Để có thể "kiện toàn các NHTM Nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường" cần tích cực giải quyết "nợ xấu" cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, giảm dần, tiến tới bỏ cho vay theo chỉ định của Chính phủ và tháo gỡ các vướng mắc xung quanh việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Cần tiếp xúc chủ trương tự do hoá lãi suất, đồng thời điều chỉnh kịp thời hơn tỷ giá hối đoái theo tín hiệu thị trường nhằm hạn chế nhập siêu và khuyến khích xuất khẩu. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt không những giảm bớt chi phí trong lưu thông tiền tệ mà còn giúp ngăn ngừa tham nhũng, chi tiêu sai. Để khắc phục việc tăng tín dụng đầu tư từ vốn có nguồn gốc ngân sách thì cần phải thực hiện nghiêm túc cổ phần hoá DNNN đã đề ra. Cần tăng cơ hội cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các NHTM Nhà nước và Quỹ Hỗ trợ phát triển, đồng thời tăng thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. 2.3. Thị trường bất động sản Phát triển thị trường bất động sản một cách bền vững, chú trọng hiệu quả, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý bất động sản công. Cần thực hiện chế độ thuê đất và các BĐS trên đất đối với các tổ chức công quyền. Mở rộng phạm vi giao dịch dân sự về BĐS theo hướng giảm bớt các hạn chế quyền giao dịch, mở rộng thêm các đối tượng được tham gia thị trường BĐS như các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp, các tổ chức nước ngoài. Nâng cao khả năng dự báo nhu cầu đa dạng về các loại nhà ở của các nhóm dân cư, tạo cơ hội có nhà ở phù hợp cho mọi người. Đa dạng hoá các tổ chức tài chính và ban hành cơ chế để các tổ chức này tham gia thị trường BĐS. Quy định rõ cơ chế tham gia và các hình thứuc tham cụ thể của từng loại tổ chức tài chính này. Phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức môi giới, tư vấn, dịch vụ mua, bán BĐS, hạ chi phí giao dịch về BĐS, làm cho thị trường hoạt động thông thoáng và hiệu quả hơn, giảm nguy cơ nền kinh tế "bong bóng" do đầu cơ quá mức vào BĐS. 2.4. Thị trường lao động Cần phát triển thị trường lao động theo hướng vừa bảo đảm công bằng xã hội, vừa tính đến hiệu quả kinh tế và đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế. Quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động cần dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ. Chú trọng hơn nữa tới chính sách dân số và cấu trúc tuổi hợp lý để giảm sức ép về cung lao động. Sớm xây dựng chiến lược và quy hoạch di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Thúc đẩy tăng cầu lao động bằng cách: thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần; thu hút đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho người lao động có việc làm; khôi phục và phát triển các ngành, nghề truyền thống; đẩy mạnh xuất khẩu lao động… khuyến khích, hỗ trợ phát triển rộng rãi các trung tâm giới thiệu việc làm, nhất là ở những nơi thị trường lao động hoạt động tương đối mạnh. 2.5. Thị trường khoa học và công nghệ Điều đầu tiên để thị trường này phát triển là phải hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống chính sách có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường này vận hành. Ban hành văn bản mới và sửa đổi, bổ sung các văn bản đã ban hành có liên quan đến các hoạt động mua, bán, góp vốn bằng sản phẩm khoa học - công nghệ. Tạo lập môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh nhằm tăng cầu đối với hàng hoá khoa học - công nghệ C- KẾT LUẬN Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các loại thị trường có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với nước đang phát triển lại có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là nước ta. Đó là cơ sở đầu tiên để đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước nhằm đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Muốn nghiên cứu tình hình phát triển của các loại thị trường đòi hỏi phải có sự hiểu biết các vùng khác nhau của đất nước trên mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phải có lý luận và phương pháp luận khoa học về việc phát triển đồng bộ các loại thị trường, được đúc kết trong quá trình xây dựng đất nước từ đống tro tàn do chiến tranh để lại. Thực hiện việc phát triển đồng bộ các loại thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các ngành, các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực kinh tế nói riêng. Vì kinh tế nước ta là một thể thống nhất bao gồm các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Vì vậy, Đảng - Nhà nước và nhân dân phải cùng làm, cùng khắc phục những yếu kém, bất cập của từng loại thị trường. Biến những thành tựu đạt được trong những năm vừa qua thành thế mạnh trong giai đoạn phát triển mới. Hỡi các bạn trẻ cùng thực hiện, đặc biệt là các sinh viên trường Kinh tế Quốc dân hãy nhận thức được trách nhiệm to lớn của bản thân để cùng đất nước phát triển nền kinh tế nước nhà với một hệ thống các loại thị trường đa dạng và phong phú. Bước sang thế kỷ của công nghệ cao, không thể ngồi im để đợi chờ cơ hội, bằng trí tuệ và năng lực của mình hãy tạo ra co bản thân cơ hội và quyết tâm thực hiện cơ hội đó. Chắc chắn Việt Nam sẽ nhất định trở thành một nước công nghiệp, các loại thị trường của Việt Nam sẽ được mở rộng hơn. Chúng ta hãy ước và thực hiện bởi lẽ chiến thắng sẽ thuộc về những người có ước mơ, hoài bão. D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin Nhà xuất bản Hà Nội - 2004. 2. Từ điển Kinh tế học hiện đại David- W- Pearce. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 3. Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển Nhà xuất bản Lao động xã hội 2003. 4. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Đinh Văn Ất - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. 5. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ. TS. Nguyễn Hữu Tài - Nhà xuất bản thống kê. MỤC LỤC A. Đặt vấn đề B. Nội dung I. Cơ sở lý luận về việc phát triển đồng bộ các loại thị trường nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 1. Sự cần thiết phải phát triển đồng bộ các loại thị trường 1.1. Khái niệm về thị trường và các khái niệm có liên quan 1.2. Sự cần thiết phải hình thành các loại thị trường 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đồng bộ 2. Nội dung phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế 2.1. Cơ sở để phân loại thị trường 2.2. Nội dung phát triển các loại thị trường 2.2.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ 2.2.2. Thị trường tài chính 2.2.3. Thị trường bất động sản 2.2.4. Thị trường lao động 2.2.5. Thị trường khoa học và công nghệ II. Thực trạng và giải pháp việc phát triển đồng bộ các loại thị trường trong giai đoạn hiện nay 1. Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường 1.1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ 1.2. Thị trường tài chính 1.2.1. Thị trường tiền tệ 1.2.2. Thị trường vốn 1.3. Thị trường bất động sản 1.4. Thị trường lao động 1.5. Thị trường khoa học - công nghệ 2. Giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường 2.1. Thị trường hàng hoá - dịch vụ 2.2. Thị trường tài chính 2.3. Thị trường bất động sản 2.4. Thị trường lao động 2.5. Thị trường khoa học - công nghệ C. Kết luận D. Danh mục tài liệu tham khảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.docx
Luận văn liên quan