Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch còn rất mới mẻ với nước ta. Để đưa
vào thực tiễn đúng như bản chất của nó còn là một đòi hỏi khó thực hiện không chỉ
với các cấp chính quyền ở Ninh Bình mà ngay cả những người làm du lịch nói chung.
Với những tiềm năng du lịch nông thôn, Ninh Bình hoàn toàn có khả năng trở thành
một điểm du lịch nông thôn hấp dẫn.
Định hướng cho du lịch nông thôn ở Ninh Bình là rất quan trọng. Điều này sẽ
góp phần giúp có một hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại hình du lịch còn mới nên chưa thực sự được quan tâm
phát triển theo những hướng đi phù hợp.
Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có rừng núi, đồng bằng, có
vùng bán sơn địa, có biển và dải đồng bằng ven biển. Chính thế mạnh này tạo cho Ninh
Bình nguồn tài nguyên phong phú để phát triển du lịch.
Quá trình đô thị hoá tại đây diễn ra chưa mạnh mẽ, tuy đã xuất hiện các khu công
nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, nhưng phần lớn tại các làng quê
còn giữ được nét truyền thống liên quan đến các phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán
sản xuất độc đáo, các di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Với
những đặc điểm như vậy, việc phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch nông
thôn là cần thiết và là thế mạnh của Ninh Bình.
Về chủ trương, lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình đã đưa ra được những chiến lược dài
hạn cho phát triển loại hình du lịch nông thôn, được trình bày trong một số nội dung của
nghị quyết số 15 - NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 của Tỉnh. Cụ thể, nghị quyết đã khẳng định: “Nghiên cứu thiết kế hệ thống nhà
mẫu theo phong cách những ngôi nhà tiêu biểu của Đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là
những ngôi nhà đẹp điển hình của làng quê Ninh Bình, cung cấp thiết kế miễn phí,
hướng dẫn xây dựng đối với dân cư đang sinh sống trong các khu du lịch chính, như
Tràng An, Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động... và các khu tái định cư, nhằm tạo
cảnh quan cho khu du lịch, tạo tiền đề phát triển loại hình du lịch ở nhà dân, đưa loại
hình du lịch này trở thành phổ biến”. Đây là cơ sở mang tính nền tảng thể hiện rõ sự
quan tâm của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đối với phát triển du lịch nói chung và loại hình
du lịch gắn với nông thôn nói riêng.
Tuy đã có những định hướng về việc phát triển nhưng chưa định hình được mô hình
phát triển thế nào cho phù hợp. Vấn đề đặt ra là: xây dựng mô hình phát triển du lịch
nông thôn tại Ninh Bình như thế nào để khai thác, phát huy được những thế mạnh về tài
nguyên và con người của Ninh Bình là vấn đề cần được quan tâm làm rõ.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch nông thôn
tại Ninh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
3
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1. Du lịch
1.1.2. Xu hướng phát triển các loại hình du lịch
1.2. Du lịch nông thôn
1.2.1. Khái niệm và các loại hình của du lịch nông thôn
1.2.1.1. Khái niệm về du lịch nông thôn
Trong thực tế, qua quá trình phát triển, Du lịch nông thôn (rural tourism) có
nhiều cách gọi khác nhau, phụ thuộc vào cách hiểu và cách thức thể hiện theo nội
dung chủ yếu của hoạt động du lịch nông thôn được tổ chức, cụ thể:
- Tại các quốc gia Châu Âu: Rural tourism
- Tại Úc: Farmtourism
- Tại Đài Loan: Agro-tourism/Leisure Farm
- Tại Mỹ: Agritourism
- Tại Anh: Greentourism
Tuy cách gọi có khác nhau nhưng nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch
trong loại hình du lịch nông thôn đều hướng về những vùng đất có khí hậu trong
lành, có hoạt động sản xuất của con người nhằm mục đích trải nghiệm những giá trị
tự nhiên và văn hoá địa phương.
Trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về du lịch
nông thôn như sau: “là loại hình du lịch mang đến sự trải nghiệm cho du khách về
các phương thức sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương có ý nghĩa bảo tồn
các giá trị văn hoá truyền thống đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng
dân cư tại các khu vực nông thôn”.
1.2.1.2. Biểu hiện và các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được biểu hiện thông qua các hình thức sau đây.
- Hình thức thứ nhất là du lịch tự nhiên. Du khách khi tham gia vào loại
hình du lịch này là trở về những khu vực tự nhiên như những vùng quê, vùng núi,
biển... nhằm mục đích nghỉ ngơi, tái phục hồi sức lao động.
- Thứ hai là du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địa
phương. Hình thức này của du lịch nông thôn là du khách tham gia vào các hoạt
động văn hoá, lễ hội, thậm chí là các hoạt động liên quan tới lịch sử hay khảo cổ
của địa phương nơi khách tới.
- Thứ ba là du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên
cũng như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương. Hình thức này coi
trọng vấn đề bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, coi trọng những nét văn hoá của người dân
địa phương.
- Một hình thức của du lịch nông thôn nữa đó là du lịch làng xã, trong đó du
khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do
các hoạt động du lịch mang lại. Hình thức này đã đánh giá cao vai trò của người dân
bản địa cũng như lợi ích của họ khi tham gia vào loại hình du lịch nông thôn.
- Hình thức cuối của du lịch nông thôn là du lịch nông nghiệp, ngư nghiệp,
lâm nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động sản
xuất của người dân địa phương.
4
1.2.2. Đặc điểm và các tiêu chí xác định du lịch nông thôn
Đặc điểm của du lịch nông thôn có thể xác định như sau:
Chủ thể tham gia: bao gồm đối tượng trực tiếp và gián tiếp. Đối tượng trực
tiếp là khách du lịch và người dân địa phương. Đối tượng gián tiếp là các doanh
nghiệp lữ hành và các cấp quản lý.
Đối tượng gián tiếp là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cấp quản lý
về du lịch ở Tỉnh/thành phố. Đây là đối tượng đưa ra chương trình du lịch nông
thôn đến với du khách, và các chính sách quản lý cũng như định hướng cho phát
triển loại hình này tại các địa phương.
Đối tượng tham quan: là cảnh quan thôn xóm, phong tục tập quán và hoạt
động canh tác sản xuất. Trong ba nhân tố này thì cả 3 đều có ý nghĩa quyết định đến
thành công chương trình du lịch nông thôn.
1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch nông thôn
1.3.1. Tài nguyên du lịch nông thôn
Hoạt động du lịch nông thôn được hình thành và phát triển gắn với các tài
nguyên, đây là điều kiện kiên quyết để tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.
Nguồn tài nguyên này được chia thành 3 nhóm:
Cảnh quan: cảnh quan thôn xóm gắn với thiên nhiên, bao gồm các yếu tố
nhân văn như kiến trúc, kết cấu, các yếu tố đặc trưng của thôn xóm, cùng với các
yêu tố tự nhiên sẵn có, các sản phẩm nội tại của hoạt động sản xuất, canh tác của
người dân.
Phong tục tập quán: có thể gọi nhóm tài nguyên này là tài nguyên nhân văn.
Bao gồm các lễ hội, phương thức và không gian sống, đặc điểm sinh hoạt, văn hoá
ẩm thực của vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp hay lâm nghiệp….
Đối với nhóm tài nguyên này dường như được bảo tồn trong các gia đình nông dân
và có giá trị thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.
Hoạt động canh tác, thu hoạch: là cách thức trồng cấy, thu hái hay cách thức
chăm sóc và chăn nuôi gia cầm, gia súc; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản; hoạt động tại các vùng nông thôn mà hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu. Vùng hoạt động sản xuất lâm nghiệp thì hoạt động chính ở đây là cách thức bắt
các nguồn lợi từ biển hoặc cách thức chăn nuôi thuỷ hải sản. Đối với vùng nông
thôn mà hoạt động ngư nghiệp chiếm ưu thế thì tài nguyên của hoạt động sản xuất
chính là cách thức chăm sóc và khai thác tài nguyên rừng sao cho phù hợp mà
không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.
Các hoạt động này có giá trị cho việc tạo cho du khách có được sự trải
nghiệm, thoả mãn nhu cầu hiểu biết và tò mò của du khách trong quá trình tham gia
vào hoạt động sản xuất tại các làng quê.
1.3.2. Cộng đồng dân cư
1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
1.3.4. Các chủ trương, chính sách
1.4. Sự phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Du lịch nông thôn đã được quan tâm và phát triển mạnh ở nhiều nước Châu
Âu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Một số quốc gia ở Châu Âu như Anh, Đức,
Pháp và Ý đã có nhiều kinh nghiệm và được coi là những nước tiên tiến trong việc
phát triển loại hình du lịch này.
Hãy xem xét loại hình du lịch nông thôn tại các quốc gia trên thế giới để tổng
kết quá trình phát triển loại hình du lịch này trên thế giới.
5
Du lịch nông thôn tại Pháp
Du lịch nông thôn tại Đài Loan
1.4.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc
tới trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch
nông thôn.
Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm núi đồi, sông suối,
biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú, vùng nông thôn với những làng
quê cổ kính vùng Bắc Bộ, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, những vùng đất
có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn
hóa tập tục của người xưa, những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ... là
những điều kiện cần và đủ để nước ta phát triển du lịch nông thôn. Hơn thế nữa,
người Việt Nam nhân hậu, thủy chung, yêu chuộng hòa bình và giàu lòng mến
khách cùng với đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, nhạy bén và giàu lòng quả cảm,
đã làm nên những nét văn hóa truyền thống đặc sắc Việt Nam từ chính tâm hồn mộc
mạc ấy của mình. Làng quê với những hoạt động của nghề nông, những nghề thủ
công kiếm sống hằng ngày của người dân cư ngụ, là cả một tài nguyên lớn của du
lịch nông thôn mà du khách quốc tế rất quan tâm.
1.4.3. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn cho Ninh Bình
Một là, khi phát triển loại hình du lịch nông thôn tại Ninh Bình, cần có các
nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế hoạch phát triển của tỉnh.
Hai là, xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa
bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa
dạng hóa chủ thể tham gia.
Ba là, hoàn thiện quy hoạch du lịch cho từng địa phương và tăng cường quản
lý để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm cho du lịch
nông thôn kém tính bền vững.
Bốn là, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản
phẩm du lịch làm cho các làng trở nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết
giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.
Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp
cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch;
xây dựng các quy ước của các làng trong khai thác du lịch.
Sáu là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa
chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các cơ sở đào tạo.
Bảy là, tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các
chương trình du lịch nông thôn tại Ninh Bình.
Tiểu kết
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra “Khái niệm về du lịch, du
lịch nông thôn”, các điều kiện phát triển cũng như quá trình phát triển của du lịch
nông thôn trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra kinh nghiệm phát triển
du lịch nông thôn cho Ninh Bình.
Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở trên, đó sẽ là tiền đề để đưa ra được thực
trạng khai thác du lịch nông thôn tại Ninh Bình dựa trên những điều kiện phát triển
mà Ninh Bình đang có.
6
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI NINH BÌNH
2.1. Giới thiệu về Ninh Bình
2.1.1. Tài nguyên phát triển Ninh Bình
2.1.2. Doanh thu và lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2001 -2010
Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2006 tăng trưởng mạnh,
được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây:
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ KINH DOANH DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 -2006
Đơn vị tính: Lượt khách
Tiêu chí 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng 510.700 647.072 739.671 877.343 1.021.236 1.186.988
Khách Nội địa 350.850 392.697 520.866 589.443 691.389 811.971
Khách Quốc
tế
159.850 254.375 218.805 287.900 329.847 375.017
Doanh thu
(triệu đồng)
30,56 40,41 41,61 51,00 63,18 87,997
Nguồn: Sở VH- TT và Du lịch Ninh Bình,2006
Từ bảng thống kê có thể nhận thấy lượng khách đến Ninh Bình tăng qua các
năm cả khách nội địa và quốc tế. Năm 2001, lượng khách đạt 510.700 lượt đã tăng
gấp đôi vào năm 2006. Từ đó doanh thu cũng tăng từ hơn 30,56 triệu đồng lên tới
87,997 triệu đồng trong năm 2006.
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ KINH DOANH DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 -2010
Đơn vị tính: Lượt khách
Tiêu chí 2007 2008 2009 2010
Tổng 1.518.559 1.900.888 2.390.905 3.315.261
Khách Nội địa 1.060.639 1.316.488 1.789.120 2.615.255
Khách Quốc tế 457.920 584.400 601.785 700.006
Doanh thu
(triệu đồng)
109.012 162.100 250.134 549.908
Nguồn: Sở VH- TT và Du lịch Ninh Bình,2010
Qua bảng thống kê của ngành du lịch giai đoạn 2007 - 2010 cho thấy rằng
lượng khách nội địa tăng từ 1.060.639 lượt khách năm 2007 lên 2.615.255 lượt khách
trong năm 2010, tăng 2,46 lần. Từ đó doanh thu từ 109.012 lên 549.908 triệu đồng
tăng 5,04 lần trong năm 2010.
7
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi
thế về du lịch của Ninh Bình; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất
lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít; Quản lý
nhà nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch còn
hạn chế.
2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình
Bên cạnh yếu tố tài nguyên, thì nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng để
phát triển du lịch. Theo thống kê của ngành du lịch Ninh Bình thì tính đến năm 2007,
số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng 2 lần so với năm 2003. Số lượng lao
động trong ngành được đào tạo chuyên môn chiếm tỷ lệ cao.
BẢNG 2.4: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG DU LỊCH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
Đơn vị: người
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1
- Trình độ đại học, cao đẳng 85 183 196 214 230
- Trình độ trung cấp, sơ cấp
nghề
190 322 410
478 520
- Đào tạo khác 255 220 219 278 311
- Chưa qua đào tạo 5110 4984 5190 5370 6340
2
Lao động gián tiếp làm du
lịch
5157 5900 6150
--- ---
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch ( mục thống kê)
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng về du lịch còn thấp chỉ chiếm
3,1%. Trình độ trung và sơ cấp chiếm 7%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ
lệ cao nhất và đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch của Ninh
Bình.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình
2.2.1. Thực trạng phát triển chung
2.2.1.1. Tài nguyên phát triển du lịch nông thôn
Với địa thế thuận lợi Ninh Bình có nhiều điều kiện có thể phát triển mạnh du lịch
nông thôn. Nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, Ninh Bình có nhiều kiểu địa hình
khác nhau như đồng bằng, núi đá vôi và gò đồi đá phiến, được phân thành 3 vùng rõ
rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng bằng trũng; vùng đồng bằng ven biển
và biển.
Vùng đồi núi, nửa đồi núi (còn gọi là vùng "bán sơn địa") với các dãy núi đá
vôi đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài
nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi. Vùng này chủ yếu nằm ở huyện Nho Quan,
phía Bắc - Đông Bắc huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp. Các vùng nửa đồi
núi tuy không lớn nhưng lại phân bố rải rác, xen kẽ chạy dài từ điểm cực Tây huyện
Gia Viễn theo hướng Đông Nam qua huyện Hoa Lư, Yên Mô xuống Kim Sơn (giáp
huyện Nga Sơn - Thanh Hoá). Do qua trình kiến tạo hơn 200 triệu năm về trước, dãy
8
núi đá vôi ở phía Tây của Ninh Bình có nhiều hang động đẹp như: Bích Động, Tam
Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long, Hoa Sơn… Đây là một nguồn tài
nguyên để phát triển du lịch của Ninh Bình. Với du lịch nông thôn thì địa hình này
mang đến cho du khách cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ kết hợp với cánh đồng lúa,
màu tạo cho môi trường và cảnh quan nông thôn thêm đa dạng. Các chuyến tham
quan các hang động kỳ thú kết hợp thăm quan và tham gia hoạt động sản xuất tại nhà
dân. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất gắn với nông nghiệp tại đây không phải là thế
mạnh của dạng địa hình này. Cũng dạng địa hình núi đá xen kẽ ruộng trũng, tạo nên
không gian văn hoá khác biệt, nhưng văn hoá của cư dân không đậm nét như cư dân ở
vùng đồng bằng.
Vùng đồng bằng trũng trung tâm, bao gồm phần còn lại của huyện Nho Quan,
Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, một phần huyện
Yên Mô, phía Bắc huyện Yên Khánh. Đây là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông
do khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại bị núi đồi, bao bọc che chở, nên không đủ
phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâu trũng ngày nay. Vì thế, vùng đất này có nhiều tiềm
năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, và sản xuất hàng
hóa xuất khẩu. Đây là loại địa hình phù hợp nhất để phát triển du lịch nông thôn. Với
địa hình tương đối bằng phẳng có những thuận lợi trong việc tổ chức du lịch nông
thôn như: Du khách dễ dàng tiếp cận điểm đến, đồng thời được cung cấp các dịch vụ
với chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, địa hình đồng bằng tập trung cư dân sinh sống do
vậy tập trung các kỹ thuật canh tác nông nghiệp và giá trị văn hoá bản địa sâu đậm
nhất và còn lưu giữ được lâu nhất.
Địa hình đồng bằng ven biển và biển chủ yếu tập trung tại huyện Kim Sơn. Với
địa hình này loại hình du lịch có thể khai thác được là các hoạt động cho du khách
như: tham quan cuộc sống của dân chài, tham gia vào sinh hoạt hàng ngày của các
ngư dân (đánh bắt cá, đan lưới, phơi cá, nướng cá…).
Như vậy, từ các dạng địa hình của Ninh Bình có thể nhận thấy vùng thuận lợi
nhất cho hoạt động du lịch nông thôn phát triển là dạng địa hình đồng bằng trũng
trung tâm. Trong đó bao gồm 2 huyện Hoa Lư và Gia Viễn, lý do là địa hình bằng
phẳng, giao thông thuận tiện, tập trung kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và các giá trị
văn hoá bản địa sâu đậm nhất của vùng đồng bằng chiêm trũng. Do vậy, sự lựa chọn 2
huyện trên làm đối tượng nghiên cứu tương đối phù hợp để phát triển du lịch nông
thôn.
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nông thôn
BẢNG 2.5: SỐ LƢỢNG CƠ SỞ LƢU TRÚ
TẠI TP VÀ CÁC HUYỆN NINH BÌNH (TÍNH ĐẾN 12/2010)
Huyện/TP
Số lƣợng cơ
sở
Số phòng Số giƣờng
TP. Ninh Bình 100 507 916
Thị xã Tam Điệp 17 193 291
Huyện Yên Mô 6 54 92
Huyện Nho Quan 13 221 348
Huyện Hoa Lư 17 363 590
9
Huyện Gia Viễn 18 453 791
Huyện Kim Sơn 7 50 30
Huyện Yên
Khánh
1 5 5
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch ( mục thống kê)
Qua bảng tổng hợp có thể thấy cơ sở lưu trú phân bổ chủ yếu ở thành phố Ninh
Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Hoa Lư và Gia Viễn. Các cơ sở lưu trú đã được Sở Văn
hoá thể thao và du lịch thẩm định 74, với tổng số buồng là 1.527 và 2.760 giường ngủ.
Các khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 2 sao. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn là 49.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy số liệu trên đây chỉ dừng lại ở việc thống kê các
khách sạn kiên cố, mà đây chỉ là một trong các hình thức lưu trú cho du khách mà
không phải chủ yếu. Trong du lịch nông thôn nhấn mạnh đến du khách lưu trú tại nhà
dân, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá mà cư dân địa phương sản xuất. Nhưng hiện
nay, tại Ninh Bình chưa có số liệu thống kê cụ thể về dạng lưu trú này.
2.1.3. Chủ trương chính sách, quy hoạch phát triển du lịch nông thôn
Chủ trương của tỉnh Ninh Bình phát triển du lịch gắn với nông thôn và người
dân địa phương tại các điểm du lịch được thể hiện trong các nội dung về chính sách,
mục tiêu, quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng sản phẩm du
lịch,chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Về chính sách, phát triển du lịch Ninh Bình nhanh, bền vững, gắn với bảo vệ,
phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc; đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội góp phần tích cực vào
sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên du
lịch của từng khu, điểm du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo nhằm khai thác
và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch;
Về mục tiêu, du lịch Ninh Bình phải xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng
cho du lịch. Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du
lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để
phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay). Đây chính là cơ sở và sự đồng
thuận của tỉnh Ninh Bình đến việc phát triển loại hình du lịch gắn với nông thôn.
Về quy hoạch, Tỉnh đã xây dựng quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch,
hệ thống thương mại phục vụ du lịch như các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm…hệ
thống cấp nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn…Quy định
các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, hoa quả và thực phẩm phục vụ du lịch.
Về đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Định
hướng chính sách sản phẩm du lịch của Ninh Bình là du lịch sinh thái và du lịch văn
hoá-tâm linh. Gắn với các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình trong đó có điểm
Tam Cốc – Bích Động và khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- là hai điểm tác giả
chọn làm nơi nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn.
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Hoa Lƣ và Gia Viễn
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nông thôn tại huyện Hoa Lư và Gia Viễn
Hoa Lư là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, kinh tế nông nghiệp không phát
triển như các huyện ven biển Yên Khánh và Kim Sơn. Nghề chăn nuôi dê núi và thủ
10
công truyền thống phát triển khá mạnh. Do vậy, hoạt động cho du khách tham gia
chương trình du lịch nông thôn tại đây là đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn
và hoạt động du khảo đồng quê bằng xe đạp hoặc xe trâu.
Tài nguyên tại Hoa Lư: khu du lịch Tam Cốc, Khu Bích Động, Động Tiên,
Thung Nắng, Tràng An …
Tài nguyên tại Gia Viễn: khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long,
Động Địch Lộng, Chùa Bái Đính, Đền vua Đinh, Đền Thánh Nguyễn…
2.2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch nông thôn
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trong trong quá trình thực hiện sản
phẩm du lịch và ảnh hưởng đến mức độ khai thác du lịch nói chung và du lịch nông
thôn nói riêng. Xét về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: hệ thống cơ
sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí.
Với hệ thống lưu trú có thể nói huyện Hoa Lư và Gia Viễn phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu lưu trú của du khách nói riêng và đặc biệt khách du lịch nông thôn
nói chung. Đặc biệt tại huyện Gia Viễn các cơ sở lưu trú này đều xây dựng theo lối
kiến trúc cổ, điều này hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế.
2.2.2.3. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch nông thôn tại huyện Hoa Lư và Gia
Viễn
Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch nông thôn tại Ninh Bình tác giả thực
hiện theo các tiêu chí: phạm vi, loại hình, hoạt động chủ yếu, đối tượng khách, các
tour tuyến, doanh nghiệp khai thác và nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch nông
thôn.
Tại huyện Gia Viễn, có thể xác định được hoạt động du lịch nông thôn đã được
khai thác chủ yếu ở xã Gia Vân, trong đó tập trung ở các thôn là: Phù Lâm, Chi Lễ,
Mai Trung, Trung Hoà, Tập Ninh và thôn Cầu Vàng (xã Gia Hoà).
Tại thôn Tập Ninh (xã Gia Vân), các gia đình có các phòng ở đủ tiêu chuẩn
đón tiếp khách, mỗi hộ dân tham gia kinh doanh từ 1 đến 5 phòng cho thuê phục vụ
lưu trú; Các hộ dân tham gia đều phải có những tiêu chuẩn cụ thể như: nhà có diện
tích rộng, thoáng mát, người dân tính tình dễ mến, thân thiện, có hiểu biết nhất định
về quê hương và cách thức trồng cấy. Đặc biệt có yêu cầu riêng về khu vệ sinh của gia
đình.
Các hoạt động mà du khách đến đây được khám phá trong cuộc sống thường
nhật nhưng lại rất sinh động: tham quan kiến trúc truyền thống của người dân vùng
đồng bằng Bắc bộ như nhà cổ, làng nghề, cảnh quê, đền, chùa…, tham quan, tìm hiểu
các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán của dân bản địa, trong đó chủ nhà sẽ
đóng vai trò là người hướng dẫn viên du lịch; về sinh hoạt, khách du lịch sẽ cùng ăn,
ở với người dân để khám phá nét văn hoá như trực tiếp lao động, tát nước gầu sòng,
gầu dây, đi móc cua ở bờ ruộng, cất vó, đánh giậm, cùng người dân làm cua nấu canh,
thổi cơm vùi vùng gio, xay lúa, giã gạo, tổ chức cho khách đi xe đạp, xe trâu vào các
thôn, xóm... Đánh giá cho thấy, hầu hết khách du lịch đều rất thích loại hình này.
Phần lớn du khách tham gia vào du lịch nông thôn ở xã Gia Vân là người nước
ngoài và chủ yếu đến tham quan khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
Còn đối tượng khách là người Việt Nam chủ yếu là giảng viên - sinh viên học các
11
chuyên ngành về sinh học, thuỷ sản…đến khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
nghiên cứu tính đa dạng sinh học ở đây.
Dưới đây là số liệu thống kê về lượng du khách tham gia du lịch nông thôn tại
huyện Gia Viễn. tuy nhiên, số liệu này mới chỉ ước tính dựa trên số liệu khách du lịch
đến huyện Gia Viễn, trong đó chủ yếu đến khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long.
BẢNG 9: SỐ LIỆU KINH DOANH ƢỚC TÍNH VỀ DU LỊCH NÔNG
THÔN
TẠI HUYỆN GIA VIỄN – NINH BÌNH (GIAI ĐOẠN 2006 -2010)
Tiêu chí
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng (lƣợt khách) 48.920 42.250 43.085 43.157 50.048
Khách Nội địa 3.392 4.031 5.244 4.648 7.507
Khách Quốc tế 45.528 38.219 37.841 38.509 42.541
Doanh thu (triệu
đồng)
1.591 1.448 1.471 1.543 2.252
Nguồn: UBND huyện Gia Viễn, 2010
Về cơ cấu khách nông thôn đến Gia Viễn chủ yếu là khách quốc tế. Khách
quốc tế là khách Hàn Quốc, Anh, Pháp, Hà Lan. Du khách còn tham gia hoạt động tại
nhà dân tập trung chủ yếu xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long (xã Gia Vân). Với các hoạt động như: tát nước gầu sòng, gầu dây, đi móc cua ở
bờ ruộng, cất vó, đánh giậm, cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm vùi vùng gio,
xay lúa, giã gạo, tổ chức cho khách đi xe đạp, xe trâu vào các thôn, xóm...
Khách nội địa có sự gia tăng nhanh từ 3.392 lượt khách năm 2006 lên 7.507
lượt khách năm 2010, tăng 2,2 lần. Đối tượng chính là học sinh – sinh viên, chủ yếu là
tự túc. Xét cơ cấu độ tuổi thì đông nhất từ 18 – 30 chiếm khoảng 41,5%, từ 30 - 40
chiếm khoảng 35,6%; còn lại là đối tượng khác.
Về các chương trình du lịch nông thôn, hiện nay có hai tuyến đang được khai
thác.
Tuyến 1- Du khảo đồng quê (qua 5 thôn của xã Gia Vân)
Với tuyến này, xuất phát từ khu nhà sàn Ngôi Sao, du khách lên xe trâu (xe
đạp) qua thôn Phù Lâm, thăm đình chùa trong thôn, ngắm cây thị 700 tuổi. Khách đến
thôn Mai Trung, qua cánh đồng lúa thôn Trung Hoà, tập kết tại đình thôn Tập Ninh.
Nghe hát chèo…du khách sẽ xuống bến đò tham quan khu bảo tồn đất ngập nước Vân
Long.
Đến thôn Cầu Vàng, xã Gia Hoà du khách cùng nông dân ra đồng mò cua bắt
ốc, gặt lúa, về nhà tắm giếng, cùng nấu nướng và thưởng thức bữa cơm trưa, ngủ trên
chiếc chõng tre…
Tuyến 2- Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long - Đền Mẫu - động Hoa Lư
12
Tham quan Vân Long, từ bến đò khách đi thăm đền Mẫu ở Thung Lau Lá
(bằng xe đạp), động Hoa Lư- khu xưa Đinh Bộ Lĩnh nhổ lau làm cờ tập trận…
Do là loại hình du lịch còn mới nên cũng ít doanh nghiệp tham gia tổ chức.
Tại huyện Gia Viễn được doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao phối hợp với các Công ty lữ
hành trong nước hoạt động thử nghiệm tại Khu du lich sinh thái Vân Long. Vị trí này
được đánh giá là phù hợp để triển khai ra diện rộng loại hình du lịch này.
Qua hoạt động ban đầu của du lịch nông thôn tại huyện Gia Viễn, tác giả có
một số nhận xét:
Hoạt động du lịch nông thôn tại đây có thuận lợi đó là cách quản lý khu du lịch
được thực hiện một cách bài bản, khoa học, nền nếp, phát huy được tính cộng đồng
làm du lịch. Người dân được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về du lịch theo hướng
chuyên nghiệp.
Chính quyền sở tại quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác an ninh trật tự, đảm bảo
vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như hệ thống đường giao
thông, điện, nước sạch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ…
Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, hoạt động du lịch nông thôn tại đây chỉ mới ở
bước khởi đầu là du khách đến tham quan và trải nghiệm trong thời gian rất ngắn.
Thường chỉ là nửa ngày. Mà không lưu trú lại nhà dân do những lý do như: điều kiện
đáp ứng nhu cầu của du khách chưa đạt.
Tại huyện Hoa Lư, hoạt động du lịch gắn với nông thôn chủ yếu ở thôn Văn
Lâm xã Ninh Hải. Đây là làng nghề thêu ren nổi tiếng của Ninh Bình.
Hoạt động của du khách là đến tham quan. Nếu muốn lưu trú dài ngày, mỗi
nhà dân là một khu du lịch nhỏ mà du khách có thể lưu lại nghỉ ngơi sinh hoạt cùng
với những người thợ nghề. Du khách sẽ khám phá những nét tinh xảo của người thợ,
hiểu được những hình ảnh văn hóa đậm nét được truyền tải vào mỗi sản phẩm là cuộc
sống và con người Việt.
Tuy nhiên, theo khảo sát thì hoạt động của du khách tại đây mới chỉ dừng lại ở
bước đầu là các chuyến du khảo đồng quê bằng xe đạp hoặc xe trâu. Hoạt động lưu lại
nhà dân còn rất hạn chế. Cũng đã có hoạt động của du khách tại các xưởng thêu,
nhưng số lượng ít. Lý do là bởi môi trường xã Ninh Hải đã được đô thị hoá, dần mất
đi vẻ nông thôn truyền thống.
Phần lớn du khách tham gia vào du lịch nông thôn ở xã Ninh Hải là người
nước ngoài. Còn đối tượng khách là người Việt Nam chủ yếu là học sinh- sinh
viên …đến Tam Cốc Bích Động nhằm mục đích tham quan.
BẢNG 2.8: SỐ LIỆU KINH DOANH ƢỚC TÍNH
CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI HUYỆN HOA LƢ (ĐOẠN 2006 -2010)
Tiêu chí
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng (lƣợt
khách)
172.962 259.093 334.224 314.538 330.309
Khách Nội địa 76.893 109.873 169.568 180.712 172.444
13
Khách Quốc tế 96.069 149.220 142.562 133.826 157.865
Doanh thu
(triệu đồng)
7.525 10.808 14.502 15.755 16.904
Nguồn: UBND huyện Hoa Lư, 2010
Qua bảng số liệu nhận thấy, lượng khách du lịch nông thôn tăng rõ rệt qua các
năm. Từ 172.962 lượt khách trong năm 2006 tăng 330.309 lượt khách trong năm 2010,
tăng 2 lần so với năm 2006. Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng hơn 2 lần từ 7.525
triệu đồng năm 2006 lên 16.904 triệu đồng năm 2010. Nộp ngân sách từ 2.426 triệu
năm 2006 lên 5.795 triệu đồng năm 2010; tăng 2,2 lần.
Khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng, thị trường khách chủ yếu là: Châu Âu
và Bắc Mỹ. Cụ thể là: Khách Anh chiếm 17,68%, Pháp chiếm 16,92%, Mỹ chiếm
15,67%; còn lại là các đối tượng khách khác. Xét về cơ cấu độ tuổi thì đối tượng đông
nhất là 20 – 30 chiếm 29,53%, khách từ 30 – 40 tuổi chiếm 25,72%, khách trên 50
tuổi chiếm 17,98%, còn lại là dưới 20 tuổi.
Khách nội địa đến tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2008 – 2009. Trung bình
mỗi năm đón 141.898 lượt khách. Tuy nhiên trong giai đoạn 2009 – 2010 lại có xu
hướng giảm.
Về chương trình du lịch: tuyến du lịch nông thôn đang được khai thác tại
huyện Hoa Lư có 2 tuyến.
Tuyến du lịch Hang Chùa – Hang Ghé – Hang Bụt – Vườn Chim
Cách chùa Bích Động khoảng 2 km, quý khách (đi bằng môtô, đi xe đạp, hoặc
đi xe bò)…đến bến thuyền Linh Cốc. Từ đây quí khách xuống thuyền thăm quan
Hang Chùa. Sau khi đi thăm Hang Chùa, thuyền sẽ lại tiếp tục đưa du khách đi thăm
Hang Ghé, Hang Bụt....Sau khi đi thăm các hang, quý khách lên thuyền, đi bộ vào
nghỉ ngơi tại nhà sàn – Khu du lịch sinh thái Thung Nham, ăn trưa. Quý khách xuống
thuyền đi thăm vườn Chim.
Tuyến du lịch Thạch Bích – Thung Nắng
Từ bến thuyền Đình Các, quý khách đi khoảng 500 mét đường bộ đến bến
thuyền Thạch Bích. Khởi hành từ bến thuyền Thạch Bích, quý khách xuống thuyền,
quý khách sẽ đến Đền Vối. Tiếp tục cuộc hành trình, quý khách xuống thuyền đi thăm
Thung Nắng. Cả lộ trình mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ, sau đó trở về bến thuyền kết
thúc lộ trình.
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch bổ sung 2 tuyến du lịch là:
Tuyến 1: Bến Cây Đa – Bến Thánh – Hang Cả - Hang Múa – Hang Hai – Hang
Ba – Suối Tiên – Khu Du lịch Hang động Tràng An.
Tuyến 2: Thạch Bích – Thung Nắng - Đền Vối – Hang Thung Nắng - Đền
Thung Nắng – Thung Nắng trong – Thung Nham – Rừng nguyên sinh – Hang Bụt –
vườn chim – Hang Ghé – Hang Chùa.
Qua nghiên cứu ban đầu về du lịch nông thôn tại huyện Gia Viễn và Hoa Lư,
tác giả có một số nhận xét là:
Hoạt động du lịch nông thôn chỉ mới dừng ở việc du khách du khảo đồng quê
bằng xe đạp (xe trâu). Tại huyện Gia Viễn đã có hoạt động du khách tham gia sinh
hoạt sản xuất cùng với người dân, tuy nhiên số lượng du khách lưu trú lại thời gian
14
dài là chưa có. Tại huyện Hoa Lư, hoạt động du lịch nông thôn chưa có hoạt động ăn,
nghỉ tại nhà dân.
Khi tìm hiểu về nguồn nhân lực để phục vụ cho loại hình du lịch nông thôn
nhận thấy rằng: thu nhập từ hoạt động du lịch mang lại cho người dân còn quá thấp,
không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, đa số người dân chưa coi du lịch
là việc làm để nuôi sống gia đình họ và coi du lịch là việc làm thêm lúc nông nhàn.
Bên cạnh đó, số lượng lao động có thể hướng dẫn và giới thiệu cho du khách còn ít,
đặc biệt cho khách quốc tế là không có. Do họ không được đào tạo bài bản kiến thức
về du lịch. Ngoài ra, ý thức về vệ sinh và gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của
người dân địa phương còn thấp. Nếu khắc phục được những yếu tố này thì hoạt động
du lịch nông thôn sẽ phát triển hơn nữa.
2.3. Tình hình kinh doanh du lịch nông thôn tại Ninh Bình
Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về lượng khách cũng như doanh thu cho loại
hình du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Những nhận định dưới đây được đưa ra dựa trên
điều tra của tác giả về khách du lịch, công ty lữ hành và người dân địa phương về du
lịch nông thôn.
BẢNG 2.9: THỐNG KÊ PHÁT – THU PHIẾU ĐIỀU TRA
Số TT Đối tƣợng
Số đơn vị điều
tra
Số phiếu
Phát
ra
Thu về hợp
lệ
1 Khách du lịch
- Nội địa
Công
chức
150 150 120
Sinh viên 150 150 150
- Quốc tế 50 50 30
2
Công ty lữ
hành
- Nội địa 6 6 6
- Quốc tế 4 4 4
3 Dân cƣ địa phƣơng 50 50 50
4 Tổng 410
4
10
360
BẢNG 2.10: MỨC ĐỘ SẴN SÀNG THAM GIA
DU LỊCH NÔNG THÔN CỦA DU KHÁCH
Tiêu chí
Cán bộ
công chức
thành thị
Sinh viên
Khách
du lịch QT
Sẵn sàng tham gia DLNT >60% > 80% 100%
Thời gian của 1 tour DLNT 2- 3 ngày 2- 3 ngày 2- 3 ngày
Hình thức tham gia DLNT
- Qua công ty
- - Tự tổ chức
100%
---
---
100%
100%
---
Mức chi tiêu
(đv: 1000đ/ngày)
200 – 300
<100
> 300
15
Giá trị nào hấp dẫn ở nông
thôn?
Phong cảnh
đẹp
Món ăn dân
dã
VH dân
gian
Đối tƣợng đi cùng
Bạn bè,
cơ quan
Bạn bè Bạn bè
Phƣơng thức “cùng ăn- cùng ở
- cùng sinh hoạt”
50% 100% 20%
BẢNG 2.11: MỨC ĐỘ SẴN SÀNG THAM GIA DU LỊCH NÔNG THÔN
CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG TẠI NINH BÌNH
STT Tiêu chí
Kết quả
Huyện Hoa Lƣ Huyện Gia Viễn
1 Nghề nghiệp của đối tượng điều tra Làm ruộng, chở đò Làm ruộng, chở đò
2 Thu nhập TB/tháng >1.000.000 >1.000.000
3 Sự sẵn sàng hướng dẫn du khách các
hoạt động sản xuất của gia đình
100% 100%
4 Mong muốn đối tượng khách phục vụ
Việt Nam, nước
ngoài (3-5 khách)
Việt Nam, nước
ngoài (5 khách trở
lên)
5 Hành xử và thái độ khi đón khách - Xây thêm nhà vệ sinh hiện đại, thuận tiện
- Khôi phục và phát huy yếu tố truyền
thống
- Sẵn sàng giới thiệu cho khách và hướng
dẫn cẩn thận những điều nên và không nên
làm
6 Phương thức sinh hoạt - “Cùng ăn – cùng ở - cùng sinh hoạt”
2.3. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình
Qua quá trình điều tra và tìm hiểu, cũng như phân tích các điều kiện phát triển
loại hình du lịch nông thôn, tác giả nhận thấy Ninh Bình có những thế mạnh và hạn
chế trong việc phát triển loại hình này.
Đối với tài nguyên du lịch nông thôn của Ninh Bình có những thế mạnh và hạn
chế riêng để phát triển loại hình du lịch này. Như đã phân tích Ninh Bình có nhiều
kiểu địa hình khác nhau từ đồng bằng, bán sơn địa, biển và ven biển, chính từ đây là
các phương thức sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của cư dân địa phương khác
nhau. Chính điều này mang lại cho Ninh Bình cảnh quan nông thôn và các dạng sản
xuất thu hút du khách khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều làng quê tại Ninh Bình vẫn còn
giữ nguyên được các giá trị truyền thống như việc duy trì tổ chức các lễ hội. Dù có
nhiều dạng phương thức sinh hoạt khác nhau nhưng chưa có dạng thức thật sự đặc
biệt gây ấn tượng mạnh cho du khách. Vì vậy, các chương trình du lịch nông thôn ở
Ninh Bình mới chỉ dừng ở bề mặt mà chưa đi sâu vào lựa chọn các điểm đến thực sự
ý nghĩa. Chưa có sự gắn kết các dạng tài nguyên giữa các vùng với nhau mà hiện nay
chỉ đơn thuần khai thác các điểm du lịch kết hợp với du khảo đồng quê. Ví dụ như: tại
huyện Gia Viễn, tài nguyên được khai thác phục vụ cho du lịch nông thôn chỉ là việc
du khách đi thăm quan khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đi xe trâu
16
(xe bò) đến các gia đình có những ngôi nhà cổ. Như vậy, hoạt động ở đây chỉ nhỏ lẻ,
chưa có sự liên kết các điểm du lịch. Còn như tại huyện Hoa Lư, du lịch nông thôn
cũng được khai thác dựa trên giá trị tự nhiên của Tam Cốc – Bích Động và hệ thống
các ngôi chùa xung quanh khu vực này.
Tại Ninh Bình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách nông thôn phần nào đáp
ứng được nhu cầu lưu trú, ăn nghỉ của du khách. Đã có nhiều các cơ sở lưu trú đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao được xây dựng và đi vào hoạt động. Điểm mạnh của dạng lưu
trú này là du khách có nhiều lựa chọn hình thức lưu trú và giá cả phù hợp với khả
năng tài chính của từng đối tượng. Có những cơ sở lưu trú có những kiến trúc dân
gian đã đáp ứng được nhu cầu muốn lưu lại trong những không gian nông thôn của du
khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, phát triển du lịch
nông thôn là đẩy mạnh dạng lưu trú tại nhà dân, bởi mục tiêu cao nhất là mang lợi ích
kinh tế đến cho cộng đồng địa phương. Nhưng ở Ninh Bình nói chung và hai huyện
làm đối tượng nghiên cứu chưa hình thành được dạng lưu trú này một cách hệ thống
và có sự quản lý chuyên nghiệp. Như tại Gia Viễn, chỉ là một hai hộ gia đình có nhiều
phòng, vệ sinh sạch sẽ mới thu hút khách đến thăm quan, cũng chưa lưu trú qua đêm.
Hiện nay đối với chương trình du lịch nông thôn cũng đã có doanh nghiệp có
những lịch trình du lịch cụ thể nhưng ít có tính đặc biệt, tạo điểm nhấn cho chương
trình. Tuy nhiên, du khách kể khách nội địa và quốc tế sẵn sàng tham gia du lịch nông
thôn ở các mức độ khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Ninh Bình, chỉ có 02 doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh có kinh nghiệm tổ chức và khai thác du lịch nông thôn. Đây
sẽ là cơ sở tạo ra hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nông thôn. Nhưng
phần lớn các doanh nghiệp lữ hành đều chưa từng tham gia tổ chức bất kỳ một
chương trình du lịch nông thôn nào. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc khai thác
nguồn khách và tổ chức chương trình du lịch sao cho hiệu quả.
Đối với người dân địa phương, với sự am hiểu về cảnh quan, con người, giá trị
văn hoá bản địa, đặc biệt là thành thạo trong các kỹ năng canh tác, sản xuất nông
nghiệp, điều này tạo điều kiện lựa chọn được những gia đình phù hợp để tham gia.
Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ là vấn đề cần được bàn đến khi đón khách
quốc tế.
Với những điểm mạnh và hạn chế trong các mặt về khai thác du lịch nông thôn
tại Ninh Bình, dựa trên đó đề tài đưa ra những phương hướng cụ thể để những nguồn
lực về tự nhiên, văn hoá phát huy hết tiềm năng thu hút khách tham gia du lịch nông
thôn ở Ninh Bình.
2.4. Tiểu kết
Qua nghiên cứu về loại hình du lịch nông thôn, tác giả nhận thấy loại hình du
lịch nông thôn có sức hút lớn với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Khi nghiên
cứu về Ninh Bình, tác giả nhận thấy Ninh Bình có tiềm năng để khai thác loại hình du
lịch này. Để làm rõ vấn đề, trong chương 2 tác giả đã thực hiện được những hướng
nghiên cứu:
Khái quát về tài nguyên tỉnh Ninh Bình cũng như tài nguyên du lịch nông thôn,
những điều kiện để phát triển loại hình du lịch này tại Ninh Bình.
17
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình nói
chung và kinh doanh du lịch tại khu Tam Cốc – Bích Động và Vân Long.
Đồng thời, đề tài thực hiện phân tích và đánh giá khả năng phát triển du lịch
nông thôn qua hệ thống bảng hỏi dành cho 3 đối tượng là: khách du lịch, công ty lữ
hành và người dân địa phương.
Từ đó đưa ra những mặt mạnh và điểm hạn chế, nguyên nhân khi phát triển du
lịch nông thôn tại Ninh Bình. Để đưa ra các định hướng và giải pháp được thực hiện
trong chương 3 của đề tài.
18
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI NINH BÌNH
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Định hướng cho huyện Hoa Lư và Gia Viễn
Trong định hướng phát triển du lịch nông thôn, tỉnh Ninh Bình đã có những
chiến lược cụ thể cho phát triển du lịch nông thôn tại Gia Viễn và Hoa Lư. Đó là phải
gắn với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình. Trong đó cần tập trung phát
triển cho khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sau đó đến các điểm du
lịch sinh thái, trong đó có khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư và Gia Viễn gắn với an
ninh - quốc phòng và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của người dân địa
phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và nhà nước.
Xây dựng một kế hoạch quản lý để phát triển du lịch gắn với cộng đồng trong
khu vực để nhân rộng mô hình phát triển du lịch du lịch nông thôn ở quy mô rộng
hơn. Điều này đòi hỏi có sự tham gia hướng dẫn chỉ đạo của UBND xã, UBND
huyện, ban quản lý của địa phương và của các doanh nghiệp du lịch nhằm phát huy
thế mạnh của địa phương tạo sự hấp dẫn riêng của vùng.
Xây dựng mối quan hệ cộng đồng với địa phương, với các ban quản lý các cấp
chính quyền địa phương, khách du lịch để phát triển du lịch nông thôn một cách bền
vững. Bởi chính người dân sẽ là cầu nối giữa khách du lịch với nguồn tài nguyên
thiên nhiên và nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ cho quá trình phát triển du lịch.
Cần phải có tầm nhìn rộng trong quá trình phát triển và phải có kĩ năng quản lý
tốt để hạn chế tối đa những tác động xấu tới cuộc sống của người dân địa phương và
cảnh quan môi trường xung quanh.
Đồng thời phải đảm bảo việc phân chia lợi ích một cách công bằng cho các bên
tham gia: các công ty du lịch, ban quản lý cộng đồng thông qua việc tổ chức phát triển
các dịch vụ ở nhà dân, bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương.
Trên đây là định hướng của tỉnh Ninh Bình về việc phát triển du lịch nói chung
và du lịch nông thôn nói riêng. Dựa trên những định hướng đó, tác giả gợi ý các giải
pháp nhằm đưa ra một mô hình phù hợp cho phát triển loại hình du lịch nông thôn tại
đây.
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình
3.2.1. Giải pháp duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CSVC-KT
3.2.3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với lợi ích của cộng đồng
3.2.4. Xây dựng mô hình tổ chức du lịch nông thôn phù hợp
Trong mô hình này chủ thể bao gồm: Ban quản lý, người dân địa phương (hộ
gia đình), doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Trong đó 2 đối tượng có vai trò quan
trọng là ban quản lý và các hộ gia đình.
3.2.4. Nâng cao nhận thức người dân và bồi dưỡng nguồn nhân lực
3.2.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá
19
3.2.6. Liên kết và phát triển sản phẩm
3.4. Tiểu kết
Trong chương 3, đề tài tập trung tìm hướng giải pháp phát triển du lịch nông
thôn tại Ninh Bình với các nhóm giải pháp như: duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá
truyền thống, phát triển sản phẩm trên cơ sở nâng cao chất lượng CSVC-KT gắn với
lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương. Đề tài cũng nghiên cứu và đề xuất mô hình
quản lý du lịch nông thôn tại 2 huyện Hoa Lư và Gia Viễn, trong đó xác định các tiêu
chí và nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, để hoạt động du
lịch nông thôn phát triển cần có những sản phẩm đặc trưng và chính sách khuyếch
trương phù hợp. Nếu làm được những việc trên, thì du lịch nông thôn tại Ninh Bình
nói chung và hai huyện Hoa Lư và Gia Viễn nói riêng không chỉ ở tiềm năng.
20
KẾT LUẬN
Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch còn rất mới mẻ với nước ta. Để đưa
vào thực tiễn đúng như bản chất của nó còn là một đòi hỏi khó thực hiện không chỉ
với các cấp chính quyền ở Ninh Bình mà ngay cả những người làm du lịch nói chung.
Với những tiềm năng du lịch nông thôn, Ninh Bình hoàn toàn có khả năng trở thành
một điểm du lịch nông thôn hấp dẫn.
Định hướng cho du lịch nông thôn ở Ninh Bình là rất quan trọng. Điều này sẽ
góp phần giúp có một hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.
Xây dựng chương trình du lịch nông thôn cụ thể phải dựa trên nội dung cơ bản
cần có của một chương trình du lịch nông thôn. Chương trình phải dựa trên các đặc
điểm địa hình, phong cảnh đặc trưng của điểm đến, các tài nguyên thiên nhiên, con
người, tục lệ truyền thống. Nói chung chương trình du lịch này cần có sự kết hợp hài
hoà giữa thưởng ngoạn các phong cảnh đẹp với trải nghiệm thực tế lao động. Dù đây
là một vấn đề rất mới nhưng điều cốt lõi thứ nhất là phải nắm được vị trí của nền nông
nghiệp lúa nước lâu đời, cư dân gắn liền với những hình ảnh thân quen của đồng
ruộng như con trâu, cái cày đồng thời trong khung cảnh làng xóm khang trang sạch
đẹp, phong cảnh thoáng đãng yên bình. Chương trình du lịch cần phải sử dụng tối đa
những ưu thế này. Từ nền tảng này đi vào thực tế mà sắp xếp các điểm tham quan, trải
nghiệm cho hợp lí.
Xây dựng mô hình quản lý du lịch nông thôn tại các thôn xã là nhiệm vụ trọng
tâm, trong đó xác định những tiêu chí cho ban quản lý và hộ gia đình cá thể tham gia
hoạt động lịch nông thôn là rất cần thiết. Điều này không chỉ góp phần phát triển
cộng đồng dân cư mà là một nhân tố quan trọng trong du lịch nông thôn. Họ sẽ là
người cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch chính trong hợp đồng du lịch. Những tiêu
chí này sẽ giúp cho vấn đề xác định các hộ gia đình này trở nên rõ ràng hơn.
Nhằm làm nổi bật hình ảnh của du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch thì
ngoài các chính sách mục tiêu thích hợp còn cần xác định rõ điểm trung tâm của du
lịch nông thôn Ninh Bình là ở đâu? Trong đó, đề tài đã tìm ra hai địa điểm phù hợp là
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (huyện Gia Viễn) và khu Tam Cốc
– Bích Động (huyện Hoa Lư). Điều này sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kích
thích tiêu thụ dễ dàng hơn. Với nhiều đặc điểm nổi trội hai điểm du lịch này là trung
tâm của chương trình du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Chiến lược Marketing có
nhiệm vụ chủ yếu làm nổi bật hình ảnh này. Làm điểm nhấn quan trọng cho du lịch
nông thôn Ninh Bình nói chung.
Với đặc trưng của một loại hình du lịch mới, được tổ chức tại Ninh Bình nơi
mà du lịch có nhiều cơ hội phát triển thì vấn đề quan trọng đầu tiên với người làm
Marketing là làm sao đưa hình ảnh của du lịch nông thôn ra với thị trường du khách,
cả trong và ngoài nước.
21
References.
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Chính Trị.
2. Lã Đăng Bật (2007), Di tích danh thắng Hoa Lư, NXB Văn hoá dân tộc.
3. Phan Kế Bình (2001), Việt Nam phong tục, NXB Hà Nội.
4. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hoá, NXB Văn hoá – Thông tin,
5. Nguyễn Quang Điển, Lê Hồng Liêm (1999), Bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc, NXB TP.HCM.
6. Nguyễn Văn Đính - Chủ biên (2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học KTQD.
7. Bùi Thị Lan Hương (2010), Nội san, trường cán bộ quản lý nông nghiệp và
phát triển nông thôn 2.
8. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tằng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện đại, NXB Khoa học xã hội.
9. Luật Du Lịch (2005), NXB Chính Trị Quốc Gia
10. Phạm Trung Lương (chủ biên), “Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận & thực
tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB Giáo Dục.
11. Bùi Xuân Nhàn (số 3,4/2009), Du lịch với vấn đề phát triển nông thôn hiện nay
ở nước ta, Báo du lịch Việt Nam, tr18-19.
12. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan Du Lịch, ĐH Văn hoá HN.
13. Trương Đình Tưởng (chủ biên) (2004), Địa chí văn hoá dân gian Ninh Bình,
NXB Thế Giới, Hà Nội.
14. Lê Anh Tuấn (2008), Du lịch nông thôn định hướng phát triển ở Việt Nam,
Báo du lịch Việt Nam, Số 2, tr. 32-33,71.
15. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học Du lịch, NXB ĐHQGHN
16. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TPHCM.
17. Nguyễn Văn Trò (2004), Cố Đô Hoa Lư, NXB Văn hoá dân tộc.
18. Nguyễn Văn Trò (2004), Ninh Bình theo dòng lịch sử, NXB Văn hoá dân tộc.
19. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng, NXB khoa học và kỹ thuật.
20. Quyết định Số 2845/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định
hướng đến năm 2015.
21. Quyết định số: 2795/QĐ-UBND ngày 14/12 năm 2006 của UBND tỉnh Ninh
Bình về việc Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung khu du lịch Tam Cốc –
Bích Động thời kỳ 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
22. Bùi Thị Hải Yến (2000), Tuyến điểm du lịch VN, Nxb Giáo dục.
23. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục.
24. Nghị quyết số 03 NQ-TU ngày 18/12/2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Ninh
Bình về Phát triển Du lịch đến năm 2010.
25. Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về
phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
26. Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Số 16, 17,
18, năm 2009
22
27. Phát triển làng nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn, Tạp chí thương mại, số
44, 2005, tr 5- 6.
28. Trường cao đẳng nghề du lịch Hải phòng, Đề tài khoa học và công nghệ cấp
Bộ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch năm 2007. Tên đề tài: Xây dựng mô hình
du lịch nông thôn ven biển ở Việt Nam - Ví dụ ở Hải Phòng.
Tài liệu từ internet
29. http: //www.vietnamtourism.gov.vn (mục thống kê)
30.
31.
32. www.nsw.gov.au/files.FarmTourismInfo.pdf
33. (mục thống kê)
34.
35. (mục thống kê)
36.
37.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_du_lich_nong_thon_ninh_binh_7899.pdf