MỤC LỤC
Lời mở đầu. 2
Nội dung. 3
I> Du Lịch Văn Hóa.3
1.1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.3
1.1.1. Du lịch văn hoá.3
1.1.2. Các loại hình Du Lịch Văn Hóa.3
1.1.3. Di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.4
1.1.4. Mối tương tác năng động giữa Du lịch và Di sản văn hoá. 4
1.2. Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay.5
1.2.1. Vị trí của du lịch văn hoá.5
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá.6
1.2.3. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá:7
1.2.4. Các nguyên tắc trong phát triển Du Lịch Văn Hóa.10
II> ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NÔI.14
2.1. Văn hóa Thăng Long.14
2.1.1. Hào khí Thăng Long.14
2.1.2. Tinh hoa văn hóa Hà Nội.17
2.1.3. B¶n s¾c riªng v¨n hãa Hµ Néi. 18
2.2. Một số khu di tích trên địa bàn Hà Nội.19
2.2.1. Văn Miếu Quốc Tử Giám.19
2.2.2. Đền Ngọc Sơn.20
2.2.3. Đền quán thánh.22
2.3. Thực trạng các khu di tích trên địa bàn Hà Nội.23
2.4. Xây dựng ý thức văn minh.25
2.5. Một số giải pháp.26
Kết Luận. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO29
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể điều kiện du lịch được . Khi có tài nguyên du lịch thì khách mới có ước muốn tham quan và do đó các nhà kinh doanh du lịch mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây, ngành du lịch cũng vì thế mà phát triển hơn.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hóa, đây là yếu tố quyết định, tài nguyên văn hóa với đặc điểm kỳ diệu thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhằm thoả mãn trí tò mò cũng như phần nào đó đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tài nguyên văn hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá phi vật chất, nguồn tiềm năng du lịch phong phú đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, múa rối nước, dân ca, quan họ, hát xẩm, ca trù... hết sức độc đáo. Đó là những nét đặc sắc dân gian và huyền thoại của các lễ hội, điển hình nhất là những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn, cốt cách của người Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng.
Khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá không hề bị can thiệp nếu chúng ta biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển đừng để chúng bị suy thoái theo thời gian và không gian, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hoá cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn hiện nay và trong tương lai.
Vào thời đại toàn cầu hoá đang gia tăng như ngày nay, việc bảo vệ, bảo tồn, lý giải và giới thiệu di sản và tính đa dạng văn hoá của bất kỳ một nơi hoặc khu vực nào là một thách đố quan trọng đối với mọi người ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, việc quản lý di sản đó, trong một khuôn khổ các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận và được áp dụng thoả đáng thông thường lại là trách nhiệm của một cộng đồng riêng biệt hoặc một nhóm trông nom.
Một mục tiêu đầu tiên để quản lý di sản là phải thông báo ý nghĩa của di sản đó và sự cần thiết phải bảo vệ cho cộng đồng chủ nhà và cho các khách tham quan. Việc quản lý vật chất tốt, hợp lý, việc tiếp cận di sản về mặt trí tuệ hoặc về cảm xúc và việc phát triển văn hoá vừa là quyền lợi vừa là đặc quyền của một người. Việc quản lý phải bao hàm nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của di sản, các quyền lợi hợp tình hợp lý của cộng đồng chủ nhà hiện nay, những người bản địa đang trông coi hoặc những chủ nhân sử hữu các tài sản lịch sử, phải tôn trọng cảnh quan và những văn hoá đã sản sinh ra di sản đó.
1.2.4. Các nguyên tắc trong phát triển Du Lịch Văn Hóa.
Nguyên tắc 1
Vì du lịch nội địa và quốc tế là một trong những phương tiện tốt nhất để trao đổi văn hoá nên việc bảo vệ cần phải tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hoá của cộng đồng đó.
- Di sản thiên nhiên và văn hoá là một nguồn lực vật chất và tinh thần cung cấp một cách tường thuật sự phát triển lịch sử. Nó có một vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại và phải làm cho công chúng tiếp cận được về mặt hình thể, trí tuệ hoặc cảm xúc. Các chương trình nhằm bảo vệ và bảo tồn các thuộc tính hình thể, các hình thái không nắm bắt được, các tính hiển thị văn hoá đương đại và bối cảnh rộng lớn cần phải làm cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan dễ dàng hiểu được và đánh giá được ý nghĩa của di sản, một cách hợp tình hợp lý và trong khả năng có được của di sản.
- Những dạng cá thể trong di sản thiên nhiên và văn hoá có những cấp độ ý nghĩa khác nhau, có dạng thì có giá trị toàn cầu, có tầm quan trọng quốc gia khu vực hoặc địa phương, các phương trình thể hiện phải trình bày ý nghĩa đó một cách thích hợp và dễ tiếp nhận cho cộng đồng chủ nhà và khách tham quan quan bằng những hình thức thích đáng, hấp dẫn sôi động và tương lai về giáo dục, truyền thống, công nghệ và cách giải thích riêng về các thông tin lịch sử, môi trường và văn hoá.
-Các công trình thể hiện và giới thiệu phải khuyến khích và tạo điều kiện cho công chúng có nhận thức ở trình độ cao phải có sự hỗ trợ cần thiết cho di sản thiên nhiên và văn hoá được tồn tại lâu dài.
-Các công trình thể hiện phải giới thiệu được ý nghĩa của các nơi có di sản, các truyền thống và tập tục văn hoá theo kinh nghiệm xưa và trong những dị biệt hiện thời của cộng đồng chủ nhà ở trong khu vực, kể cả của các nhóm văn hoá hoặc ngôn ngữ thiểu số.
Nguyên tắc 2
Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể xxx giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau.
-Các di sản có ý nghĩa đều có một giá trị tự thân đối với mọi người như thể là một nền tảng quan trọng cho vẻ đa dạng văn hoá và phát triển xã hội. Việc bảo vệ và bảo tồn lâu dài các văn hoá tồn tại, các nơi có di sản, các sưu tập tính toàn vẹn hình thể và sinh thái và bối cảnh môi trường của những loại đó phải là một cấu thành thiết yếu của các chính sách phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, lập pháp, văn hoá và phát triển du lịch.
-.Mối tương tác giữa các nguồn lực hoặc giá trị di sản và du lịch là động và luôn biến đổi, làm nảy sinh cả cơ hội lẫn thách đố, và có khẳ năng cả những xung đột. Các dự án, hoạt động và phát triển du lịch phải đạt được những kết quả tích cực và phải giảm thiểu những tác động bất lợi lên di sản và lối sống của cộng đồng chủ nhà, mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu và ước mong của khách tham quan.
-Các chương trình bảo vệ, thể hiện và phát triển du lịch phải được căn cứ trên một sự hiểu biết toàn diện các mặt đặc thù, thường là phức tạp hoặc xung đột, của ý nghĩa di sản ở riêng một nơi. Việc tiếp tục nghiên cứu và tham vấn để nâng cao hiểu biết và đánh giá đúng giá trị ý nghĩa đó là quan trọng.
-Việc duy trì tính xác thực của địa điểm di sản và các sưu tập là quan trọng. Đó là một yếu tố thiết yếu của ý nghĩa văn hoá của những loại hình này, như có thể thấy được hiển thị trong vật chất hữu thể, trong ký ức được tích luỹ và trong các truyền thống mờ mờ ảo ảo còn lại từ thời xưa. Các chương trình phải giới thiệu và lý giải tính xác thực của địa điểm và các trải nghiệm văn hoá để nâng cao hiểu biết và đánh giá đúng di sản văn hoá đó.
-Các dự án phát triển du lịch và xây dựng cấu trúc hạ tầng phải lưu ý đến các chiều kích thẩm mỹ, xã hội và văn hoá, các cảnh quan thiên nhiên và văn hoá, các đặc trưng đa dạng sinh học, và phạm vi bao quát rộng lớn hơn cả các địa điểm di sản. Ưu tiên cần được dành cho việc sử dụng vật liệu địa phương và cần lưu tâm đến các phong cách kiến trúc địa phương hoặc các truyền thống bản xứ.
-Trước khi các địa điểm di sản được xúc tiến hoặc phát triển cho du lịch mở rộng, các dự án quản lý phải đánh giá các giá trị thiên nhiên và văn hoá của nguồn lực. Rồi phải xác lập thoả đáng những giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được, đặc biệt là về tác động của số lượng khách tham quan lên các đặc trưng hình thể, tính toàn vẹn, sinh thái và tính đa dạng sinh học của địa điểm, sự lui tới của người địa phương, hệ thống vận tải và phúc lợi xã hội, kinh tế và văn hoá của cộng đồng chủ nhà. Nếu mức độ có khả năng thay đổi mà không chấp nhận được thì dự án phát triển phải thay đổi.
-Phải có những chương trình đánh giá tiếp tục để đánh giá những tác động tiến bộ của hoạt động và phát triển du lịch trên riêng một địa điểm hoặc một cộng đồng.
Nguyên tắc 3
Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản phải đảm bảo cho du khách sẽ cảm nhận được là bỏ công, là thoải mái, là thích thú.
-Các công trình bảo vệ du lịch phải giới thiệu có chất lượng cao để làm cho khách đến có một hiểu biết lạc quan về các đặc trưng có ý nghĩa của di sản và sự cần thiết phải bảo vệ chúng khiến cho người khách có thể thích thú đến một cách thoả đáng.
-Các khách đến tìm hiểu di sản có thể đi theo cách riêng của họ, tuỳ họ chọn. Những đường giao thông riêng có thể là cần thiết để giảm thiểu những tác động lên tính toàn vẹn và kết cấu hình thể của địa điểm, lên các đặc trưng thiên nhiên và văn hoá của địa điểm.
-Tôn trọng tính thiêng liêng của những nơi chốn thần linh, các tập tuc và truyền thống là một điều lưu ý quan trọng đến với những người quản lý di tích, các khách tham quan các nhà hoạch định chính sách các nhà lập kế hoạch và những người điều hành du lịch. Các khách đến sẽ được khuyến khích ứng xử như là những khách mời, tôn trọng giá trị và lối sống của cộng đồng chủ nhà, loại bỏ trộm cắp hoặc buôn bán phi pháp di sản văn hoá và xử lý đúng đắn để sẽ còn được chào đón lại lần sau, nếu họ trở lại.
-Lập kế hoạch cho các hoạt động du lịch cần phải cung cấp được những tiện nghi thoả đáng cho khách được thoải mái, an toàn, khoẻ khoắn làm tăng thêm thích thú cho khách song không được gây tác động có hại cho những nơi có ý nghĩa hoặc những đặc trưng sinh thái.
Nguyên tắc 4
Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch.
-Phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng chủ nhà, ở cấp độ khu vực và địa phương, của chủ sở hữu tài sản và của những người bản địa nếu có quyền thực thi quyền và trách nhiệm có tính truyền thống trên khoảnh đất riêng của mình và trên các di chỉ có ý nghĩa trên khoảnh đất đó. Họ phải được tham gia vào việc xác lập mục đích, chiến lược, chính sách và thủ tục xác định, bảo vệ, quản lý, giới thiệu và thể hiện có nguồn lực di sản của họ, các tập tục văn hoá về các biểu thị văn hoá đương thời, trong phạm vi du lịch.
-Nếu di sản ở một địa điểm hoặc khu vực nào đó có một tầm cỡ toàn cầu, thì các yêu cầu và nguyện vọng của một số cộng đồng hoặc người dân bản địa muốn giới hạn hoặc hướng việc tiếp xúc vật thể, tâm linh hoặc trí tuệ vào những tập tục văn hoá, tri thức tín ngưỡng, hoạt động, di vật hoặc di chỉ nào đó cần phải được tôn trọng.
Nguyên tắc 5
Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.
- Người làm chính sách phải đề xuất các biện pháp nhằm phân phối công bằng lợi lộc của du lịch cho đất nước hoặc khu vực liên quan để nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội ở nơi đó và để đóng góp vào việc xoá đói đâu cần thiết.
-Việc quản lý bảo vệ và các hoạt động du lịch phải cung cấp được lợi lộc và kinh tế, xã hội văn hoá cho nam và nữ của cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương, ở tất cả các cấp, thông qua giáo dục, đào tạo và tạo ra các cơ hội có việc làm thường xuyên.
-Một tỷ lệ đáng kể của thu nhập có được từ các chương trình du lịch các địa điểm di sản phải được đem trợ cấp cho việc bảo vệ bảo tồn và giới thiệu các địa điểm đó, bao gồm cả khung cảnh thiên nhiên và văn hoá nơi đó. Nếu có thể, khách tham quan sẽ góp ý kiến về vấn đề trợ cấp thu nhập này.
-Các chương trình du lịch phải khuyến khích giáo dục và việc làm cho các hướng dẫn viên và chỗ đứng của các phiên dịch từ cộng đồng chủ nhà để nâng cao kỹ năng của người dân địa phương trong sự thể hiện và giải thích các giá trị văn hoá của họ.
-Các chương trình thể hiện và giáo dục về di sản cho dân chúng của cộng đồng chủ nhà cần khuyến khích sự tham gia của những người thể hiện ở địa phương. Những chương trình đó phải nâng cao được tri thức và lòng tôn trọng của dân chúng địa phương đối với di sản của họ, khuyến khích họ trực tiếp quan tâm đến việc chăm nom và bảo vệ di sản đó.
-Việc quản lý sự bảo vệ và các chương trình du lịch cần phải bao gồm cả những cơ hội giáo dục và đào tạo cho những người làm chính sách, những người lập kế hoạch, những nhà nghiên cứu, những người thiết kế, những kiến trúc sư, những người thể hiện, những người bảo vệ và các điều hành viên du lịch các người tham gia cần được khuyến khích tìm hiểu và giúp giải quyết kịp thời những biện pháp đối lập nhau, những cơ hội thuận lợi và những vấn đề khó khăn của đồng nghiệp mình.
Nguyên tắc 6
Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hoá.
-Các chương trình xúc tiến du lịch phải đưa ra được những dự tính hiện thực và chịu trách nhiệm thông báo cho các du khách có khả năng đến thăm và những đặc trưng di sản riêng của địa điểm hoặc đặc điểm của cộng đồng chủ nhà, qua đó khuyến khích du khách có ứng xử một cách thoả đáng.
-Các địa điểm và sưu tập di sản có ý nghĩa cần phải được quảng bá và quản lý tốt để bảo vệ tính xác thực của chúng và nâng cao hứng thú tìm hiểu của khách bằng cách giảm thiểu những cuộc viếng thăm lúc dày đặc lúc thưa thớt và tránh những cuộc viếng thăm quá ư đông đảo vào cùng một lúc.
-Các chương trình xúc tiến du lịch cần phải có kế hoạch phân bố rộng rãi lợi lộc để tránh sức ép lên những địa điểm có tính phổ biến hơn bằng cách khuyến khích du khách đếm thăm thú rộng rãi hơn các đặc trưng khác nhau của di sản thiên nhiên và văn hoá trong vùng hoặc trong địa bàn.
-Việc xúc tiến, phân bố và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác cần phải được tái phân phối về mặt xã hội và kế toán cho cộng đồng chủ nhà song phải đảm bảo tính toàn vẹn văn hoá của họ không được xuống cấp.
II> ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NÔI.
2.1. Văn hóa Thăng Long.
2.1.1. Hào khí Thăng Long.
Sống ở trung tâm và đầu não chính trị của cả nước, người Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng âm thanh chủ đạo của ngàn năm qua vẫn là tiếng nói hào hùng, là hào khí Thăng Long. Cái hào khí đó tạo nên cái âm vang chung từ bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Hịch tướng sĩ văn" của Trần Hưng Đạo... cho đến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Cái hào khí đó được thể hiện trong tinh thần “Sát thái” của quân sĩ thời Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, trong tinh thần của Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than (thời nhà Trần đánh Nguyên Mông), trong khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" và trong tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ở thời đại Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sống trong môi trường vốn là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước, là nơi mà sự nghiệp giáo dục sớm phát triển, nơi có trướng đại học đầu tiên, nơi chế độ thi cử để tuyển chọn người tài được tổ chức khá thường xuyên, người Thăng Long - Hà Nội có nhu cầu cao về phát triển trí tuệ, phát triển tài năng, và trong thực tế, người Hà Nội từ bao đời nay đã chứng tỏ các khả năng đó. Phải chăng từ rất lâu, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ, tài năng của cả dân tộc. Qua các thời đại, nhiều danh sĩ, nho sĩ, nghệ sĩ đã tìm đến Thăng Long - Hà Nội để lập nghiệp, và cũng chính trên mảnh đất này, sự nghiệp của họ mới được phát triển rực rỡ nhất. Giải thích hiện tượng này không thể tách rời các tố chất riêng có của người Hà Nội. Các tố chất đó là sản phẩm trực tiếp của môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Việc xuất hiện các vương triều cần thịnh suốt mấy trăm năm (Lý, Trần, Lê) với chính sách thân dân, quan tâm thực sự đến cuộc sống của người cùng dân, với chính sách đào tạo và trọng dụng người tài... đã biến Thăng Long - Hà Nội sớm trở thành điểm sáng của phong trào phục hưng dân tộc. Tinh hoa của người Thăng Long - Hà Nội được hình thành từ điểm sáng đó.
Thăng Long - Hà Nội là một đô thị có lịch sử khá lâu đời. Trước khi Lý Công Uẩn thảo Chiếu dời đô (1010) biến Thăng Long thành quốc đô, thì Thăng Long được coi là kẻ chợ - Trung tâm kinh tế lớn. Tuy là một đô thị lâu đời, nhưng cuộc sống ở đây không đoạn tuyệt với cuộc sống ở các vùng nông thôn. Trái lại cư dân ở đây vẫn có mối dây liên hệ mật thiết với làng quê. Nhiều nhà thờ họ, thờ thành hoàng, thờ ông tổ truyền nghề được cư dân các nơi đưa về xây dựng trên đất Hà Nội. Nhiều lễ hội của các làng quê cũng được tổ chức thường xuyên tại đây.
Các cuộc họp đồng hương, đồng tộc của cư dân các vùng miền trên đất Hà Nội diễn ra liên tiếp... Tất cả những sinh hoạt đó càng tô đậm các yếu tố tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long - Hà Nội. Và như vậy, dòng văn hóa dân gian ở các làng quê vấn tiếp tục nuôi dưỡng đời sống tinh thần của thị dân. Sự ảo lưu và phổ biến các giá trị văn hóa dân gian đó sẽ có tác dụng hai mặt:
Không làm cho văn hóa đô thị, con người đô thị tách khỏi cội nguồn dân tộc của mình, thông qua đó, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Mặt thứ hai, nếu không định hướng và quản lý tốt, thì các hoạt động đó dễ dẫn tới việc duy trì những nhân tố tiêu cực vốn đã tồn tại lâu dài trong văn hóa dân gian: tính bảo thủ, khép kín, trì trệ, ngại đổi mới, đầu óc địa phương chủ nghĩa… Sinh ra và lớn lên trong môi trướng văn hóa nghệ thuật anh hùng và tao nhã, luôn gắn chặt với vận mệnh của quốc gia, gắn chặt với thân phận của con người, thường xuyên trăn trở với nỗi đau của con người, đặc biệt của người cùng khổ, các thế hệ người dân Thăng Long - Hà Nội được giáo dục ngay từ tấm bé những cảm nhận sâu sắc, những rung động tinh tế trước cuộc đời, trước con người và thiên nhiên tạo vật.
Phải chăng những nhân tố đó góp phần hình thành nét thanh lịch của người Trường An:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An
Nét thanh lịch duyên dáng đó được nẩy sinh bên cạnh cái hào khí Thăng Long đã làm tăng vẻ đẹp của người Thăng Long - Hà Nội tạo nên ở họ cái chất anh hùng và nghệ sĩ. Chất anh hùng và nghệ sĩ đó được biểu hiện một cách tập trung trong nhân cách và tác phẩm của những danh nhân văn hóa tiêu biểu nhất của Thăng Long - Hà Nội, kể từ Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo... và ở thời đại chúng ta, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã từng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay tại Thủ đô Hà Nội, và trong nhiều năm lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến và cách mạng của cả nước, đã gắn bó trực tiếp với nhân dân Hà Nội.
Trong dịp kỷ niệm trọng thể 995 năm và tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mỗi người chúng ta đều có quyền tự hào về mảnh đất rực rỡ của ngàn năm văn hiến. Mảnh đất đó đã hình thành nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ, vừa rất tiêu biểu lại vừa rất độc đáo của tâm hồn Việt Nam. Trên cái gam chủ đạo là tâm hồn Lạc Việt, vẫn vút lên những âm thanh riêng có của người Hà Nội. Sức gợi cảm của Thăng Long - Hà Nội là ở đó, khiến những ai đã một lần đến Hà Nội, hoặc được nghe nói về Hà Nội, đều phải dành tình cảm cho Hà Nội. Đúng như một nhà thơ, một vị tướng quân Nam Bộ đã viết:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, nhân dân Hà Nội cũng như nhân dân cả nước, đang đứng trước những biến động mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu thế hội nhập quốc tế và cơ chế kinh tế thị trướng đang đặt ra những yêu cầu mới, những thách thức mới. Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng đòi hỏi mỗi người Hà Nội tự nhìn nhận bản thân mình, tự khẳng định những giá trị trường tồn, và cả những yếu kém do lịch sử để lại. Chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng xây dựng những con người mới của Thủ đô văn minh và hiện đại.
Điều đáng mừng là, cho đến nay, dù trải qua nhiều biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt do xu thế hội nhập quốc tế, xu thế đô thị hóa và nền kinh tế thị trường gây ra, đại đa số người Hà Nội vẫn bảo thủ được các giá trị truyền thống của ngàn năm văn hiến. Tinh thần tự hào và ý thức bảo vệ các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn là nguồn nhựa sống trong tâm hồn các thế hệ công dân Thủ đô. Tinh thần hiếu học, ý thức vươn lên làm chủ khoa học công nghệ đang hình thành khá phổ biến trong thế hệ trẻ. Sự gắn bó của người dân Thủ đô vội nơi chôn rau cắt rốn của mình, và nói rộng ra, với nông thôn vẫn được thế hệ cha anh lưu giữ và giao truyền lại cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, vấn đề xây dựng con người Hà Nội trong tình hình hiện nay không thể tách rời sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, không tách rời việc khai thác phát huy các giá trị văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, không tách rời việc nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý đô thị ở Thủ đô.
2.1.2. Tinh hoa văn hóa Hà Nội.
Từ trước cũng như bây giờ, khi nhớ về Hà Nội, nói về Hà Nội, đều nhận rằng đây là mảnh đất của tinh hoa, của văn minh, thanh lịch. Hà Nội, kể từ thời Thăng Long cũng đã nghìn năm tuổi, cả nghìn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, đồng thời giao lưu quốc tế, thời sau thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước. Cho nên Thăng Long-Hà Nội là kinh thành, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, thịnh vượng hơn các vùng, tạo ra nền tảng vật chất cũng cao hơn cho sự phát triển văn minh, lối sống. . .
Ngoài ra chốn Kinh kỳ Kẻ chợ xưa nay vẫn là nơi cạnh tranh, đọ sức, đua tài, phải nghề tinh, tài cao mới trụ nổi, mới phát triển được. Vì vậy cái gì còn lại, phát triển được chính là cái tiêu biểu, cái tinh hoa.
Ví như các danh nhân thì phần đông là tứ xứ tụ về nhưng họ đã hấp thụ được văn hóa kinh kỳ và làm nên sự nghiệp chính là ở Thăng Long-Hà Nội.
Hay nói về bách nghệ thủ công thì cũng từ muôn nơi đến, rồi tinh xảo lên trong thị trường lớn nhất và khó tính nhất là Kẻ Chợ. Kim Hoàn từ Ðịnh Công, Ðồng Sâm, thêu từ Hướng Dương, Quất Ðộng, khảm trai từ làng Chuôn, sơn quang, sơn mài từ làng Bằng. . . những nghề nào trụ lại được là do đã đạt tới mức tinh xảo, điêu luyện. Ðiều đó một phần do sự rèn rũa của Kẻ Chợ và từ Kẻ Chợ.
Mặt khác, dân cư tứ xứ về Hà Nội cũng đem theo những phong tục lề thói địa phương rồi cũng lại chắt lọc, nâng cao, trau chuốt trong khung cảnh văn hóa Kinh kỳ mà thành ra nếp sống "thanh lịch Hà Nội", những lề thói dở thì rơi rụng, bị bào mòn dần theo thời gian.
Thực tế đó đã tạo nên những phẩm chất của tinh hoa Hà Nội. Trước hết, đó là chất thông minh và điệu nghệ. Thông minh thì nhạy cảm, nghĩ nhanh, lắm sáng kiến, lắm phát hiện, đồng thời cũng năng động, luôn tạo ra cái mới. Ðiệu nghệ nên khéo tay, tinh tế, sản phẩm (vật chất và tinh thần) đều tinh xảo giàu thẩm mỹ.
Kể đến lòng nhân hậu. Kẻ Chợ là thương trường lớn mà con người vẫn giữ được lòng nhân hậu, thương người như thương thân. Dân tứ chiếng quần cư mà hoà đồng, mà nương tựa vào nhau cùng sinh tồn.
Cũng phải kể đến tính ham học, chuộng văn hóa, yêu nghệ thuật văn thơ. Người thủ đô xưa cũng như nay coi thất học là một nỗi niềm đau khổ. Do ham học, chịu học nên mặt bằng dân trí cao, lắm người thành tài.
Rồi đến chất thanh cao, lịch lãm, mà ý nghĩa bên trong là lòng tôn trọng các giá trị tinh thần, đạo lý văn hoá trong làm ăn, ứng xử cũng như sinh hoạt hàng ngày, từ ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại, thưởng ngoạn văn hóa nghệ thuật. . . Nghệ thuật cả trong ẩm thực, dù lúc đói lúc no, cũng không xô bồ, không tạp.
2.1.3. B¶n s¾c riªng v¨n hãa Hµ Néi.
Không giống như các địa phương khác, được sự ưu ái của thiên nhiên với các cảnh quan, sơn thủy hữu tình, Hà Nội khai thác và phát triển du lịch với thế mạnh riêng của mình, đó là những giá trị văn hóa, lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Hướng tới du lịch văn hóa
Du khách nước ngoài đang ngồi xích lô vãng cảnh Thủ đô
Tiềm năng văn hóa là giá trị của toàn bộ những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. ở Hà Nội, đó chính là những truyền thuyết, những làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng và nhiều trò vui dân gian khác... Tất cả những nét đẹp đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của đất Hà thành, để cho bất kỳ ai "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội". Bằng các giá trị vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc... và các giá trị phi vật thể như nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, tâm hồn cốt cách của con người Tràng An, đặc trưng văn hóa Thủ đô đã thu hút khách du lịch tìm đến để khám phá, chiêm nghiệm. Đó chính là cơ sở để du lịch với ý nghĩa là cầu nối giúp bạn bè bốn phương thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo của Hà Nội. Do đó, để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là phát huy khả năng phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng văn hóa.
Để khẳng định vốn quý này, trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương cũng như Hà Nội, cụm từ "nghìn năm văn hiến" thường dành riêng để nói về Hà Nội.
Để khai thác hiệu quả "thế mạnh"
Muốn phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa, cần nắm hệ thống các di tích danh thắng và đánh giá cụ thể để phân loại nhóm: những di tích vừa có giá trị văn hóa, vừa có khả năng hấp dẫn du lịch; những di tích chỉ có giá trị đối với du lịch mà ít giá trị văn hóa hoặc ngược lại... Cùng đó là xây dựng thị trường du lịch phù hợp với mục tiêu từng nguồn di sản (di tích, lễ hội, ẩm thực) trong địa bàn để phù hợp với những đối tượng tham gia du lịch khác nhau. Hiện nay các ngành chức năng đang phối hợp tổ chức quy hoạch du lịch với quy hoạch đô thị nhằm thống nhất các dự án xây dựng, không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Quy hoạch các di tích danh thắng trên cơ sở quy hoạch du lịch của Thủ đô Hà Nội sẽ đưa các di tích có giá trị trở thành các điểm tham quan du lịch đồng thời lồng ghép với kế hoạch tôn tạo bảo vệ giữ gìn các di tích. Kinh doanh du lịch tại các điểm di tích, danh thắng cần tránh thương mại hóa và hiện tượng phi văn hóa. Bản thân những người làm du lịch cần hiểu rõ những giá trị văn hóa để thổi vào đó sức sống nhằm thu hút du khách.
Trên thực tế việc khai thác các di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội phục vụ du lịch vẫn còn những hạn chế nhất định: Do thiếu sự chọn lọc nên ngoài một số di tích có tiếng ra, phần lớn các điểm khác cảnh quan còn đơn điệu, nội dung tham quan nghèo nàn, công trình kiến trúc quá "bé nhỏ" mặc dù nhiều nơi có lịch sử tới hàng ngàn tuổi. Vấn đề du lịch Hà Nội đáng quan tâm hiện nay là sự hỗ trợ của các ngành chức năng để tôn tạo các di tích, bổ sung thêm công trình phụ trợ vừa nhấn mạnh tính lịch sử, vừa tăng giá trị thẩm mỹ, lôi cuốn du khách tới tham quan.
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch là yếu tố quan trọng, đưa hình ảnh Hà Nội với các sắc mầu văn hóa phong phú đến với lữ khách có nhu cầu thẩm nhận văn hóa. Nét đẹp văn hoá "Ngàn năm Thăng Long" vẫn là nguồn tài nguyên mà ngành du lịch còn đang khám phá. Để hình ảnh một Hà Nội, thủ đô cổ kính và hiện đại gần gũi với du khách trong và ngoài nước, vấn đề còn tùy thuộc ở những nhà hoạch định và đội ngũ những người làm công tác du lịch của Hà Nội.
2.2. Một số khu di tích trên địa bàn Hà Nội.
Theo thống kê chính thức, Hà Nội hiện sở hữu 1.774 di tích. Trong đó có 1.358 di tích tôn giáo tín ngưỡng (gồm 551 đình, 258 đền, 549 chùa), 82 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, 334 di tích khác (gồm am, miếu, lăng mộ, cửa ô, điếm canh, văn miếu, văn chỉ...) Trong đó, có hơn 500 di tích đã chính thức được Nhà nước xếp hạng. Đó là lợi thế cho sự phát triển du lịch văn hóa, cho bàn bè thế giới biết đến Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Trước hết ta phải đi đến điểm di tích đầu tiên là:
2.2.1. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Trường đại học đầu tien của nước ta.
Vǎn Miếu được xây dựng tháng 10/1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...).
Sáu nǎm sau (1076), nhà Quốc Tử Giám được xây ở kề sau Vǎn Miếu, ban đầu là nơi học của các Hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.Vǎn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những lớp tường ngǎn ra làm nǎm khu.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Vǎn Miếu Môn, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách đời Lê Sơ (thế kỷ 15).
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên có hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Vǎn Các (gác có vẻ đẹp của sao khuê, chủ về vǎn học), hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ.
Khu thứ ba từ gác Khuê Vǎn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (nǎm 1993 với sự tài trợ một phần của một tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban quản lý Vǎn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là những người đỗ cao trong các kỳ thi Đình. Ngày trước người đi học sau khoảng 10 nǎm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba nǎm mở một khoa. Đạt điểm cao ở kỳ thi này được học vị cử nhân). Nǎm sau các ông cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự tiếp kỳ thi Đình (thi Hội và thi Đình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển cuộc thi này được gọi là Tiến sĩ. Đỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1442, muộn nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1779. Đó là những di vật quí nhất của khu di tích.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quí: bên trái có chuông đúc nǎm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài vǎn, nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Bố cục của toàn thể Vǎn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ XV- thế kỷ XVIII). Riêng Khuê Vǎn Các mới dựng khoảng đầu thế kỷ XIX. Nhưng cũng là nằm trong tổng thể qui hoạch vốn có của những Vǎn Miếu (như Vǎn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Đại Trung Môn, Khuê Vǎn Các, Đại Thành Môn, Đại Thành Điện, bia tiến sĩ...). Vǎn Miếu - Hà Nội thường là nơi tổ chức bình những bài vǎn thơ hay của các sĩ tử.
Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Vǎn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú vào hàng đầu của thành phố Hà Nội.
2.2.2. Đền Ngọc Sơn.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).
Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút.
Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
2.2.3. Đền quán thánh.
Nằm trên góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh (trông ra Hồ Tây), đền Quan Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - thần trấn cửa Bắc thành Thăng Long. Sách xưa kể lại, đền có từ thời Cao Biền (thế kỷ thứ IX) ở phía nam sông Tô. Sau Lý Thái Tổ dời đô (1010), mở rộng thành cũ đã dời đền về Tây Bắc thành (tức vị trí hiện nay). Trải qua các triều đại, đền Quan Thánh đã được tu sửa nhiều lần song về cơ bản không có nhiều thay đổi và được đánh giá là một quần thể kiến trúc đẹp. Ngay trước cổng đền là 4 cột trụ cao xây theo lối cũ. Cổng tam quan được xây trên những tấm đá lớn, trên có gác chuông với quả chuông cao tới 1,5 m - niên đại Đinh Tỵ, đời Lê Hy Tôn. Hai bên cửa phía trong đền có chữ Tẫn nhập, Huyền xuất (vào cửa Tẫn ra cửa Huyền). Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chữ lấy trong sách Đạo đức kinh: Huyền Tẫn chi môn thi vị thiên địa (cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất).
Qua cổng là sân rộng, trong sân có bể cá vàng và núi non bộ. Đền có hai lớp: lớp ngoài là nhà đại bái cao ráo, nguy nga với cột xà, cửa võng đều sơn son thếp vàng. Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ bạc của vua Thiệu Trị ban, trên có khắc bài thơ của chính ông, và một khánh đồng do một đại đô đốc thời Tây Sơn cung tiến, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1795). Trong nội cung đáng chú ý nhất là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen cao 3,72m, nặng 4 tấn, tay trái bắt quyết, tay phải cầm gương có rắn quấn chống lên lưng rùa (rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho sự trường tồn). Với những nét tạc tinh xảo, điệu nghệ, pho tượng được nhắc đến như một công trình nghệ thuật phản ánh kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật tạc tượng điêu luyện của ông cha ta thế kỷ 17. Ngoài ra, hậu cung còn tượng bốn vị nguyên soái khác cũng được thờ tự. Tương truyền, thánh Huyền Thiên có 36 nguyên soái giúp việc trừ tà ma yêu quái. Song hiện ở đền chỉ đắp tượng trưng 4 vị. Đặc biệt, bên sát tường phía nam nhà bái đường có một pho tượng ngồi trong khám. Nhiều người bảo đó là tượng Trùm Trọng, một ông trùm phường đúc đồng Ngũ Xá đã đúc pho tượng thánh Trấn Vũ. Sau khi ông trùm qua đời, các học trò đúc tượng thầy đặt vào quán thờ. Tuy nhiên, theo hai bộ sách Trấn Vũ Quán Lục ghi chép về sự tích cũng như vẽ lại toàn bộ các tượng và đồ tế khí trong đền (soạn đời Tự Đức thứ 7 - năm 1847) do vị trụ trì Đạo Thông biên soạn thì không thấy nói có tượng Trùm Trọng(?).
Bên cạnh những cổ vật trên, trong đền còn có nhiều bia nói về việc trùng tu sửa chữa đền. Cổ nhất là tấm bia có niên đại Vĩnh Trị thứ hai (1677) do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Ngô Sĩ Dương soạn, nói về việc sửa đền và đúc tượng. Tấm bia muộn nhất là bia có niên đại cuối Thành Thái thứ 5 (1894) do Kinh lược Hoàng Cao Khải soạn nói về đợt tu sửa lớn vào năm đó.
Qua các hiện vật còn lưu giữ đến ngày nay, đền Quan Thánh được đánh giá là một di tích có giá trị cao về văn hóa nghệ thuật, từ các mảng chạm khắc trên những cấu kiện bằng gỗ cho đến những bức tượng được thờ tự trong đền. Với bố cục mặt bằng cũng như không gian hài hòa cân đối, nhất là cảnh quan thoáng đãng, có hồ Tây trước mặt tạo nên một vọng cảnh đẹp, đền Quan Thánh đã góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây, Hà Nội.
2.3. Thực trạng các khu di tích trên địa bàn Hà Nội.
Năm 2000, Hà Nội đón hơn 500.000 khách quốc tế, năm 2005, Hà Nội đã đón trên 1.100.000 khách, tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Trong khi đó, số khách sạn năm 2006 so với năm 2000 chỉ tăng từ 9.207 phòng lên 12.425 phòng (tăng 35 %). Hiện nay các khách sạn 3 -5 sao mùa cao điểm đều bị quá tải. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Hà Nôi giai đoạn 2000-2005 bình quân 17 % năm, nhưng năm 2006 đã bị chững lại.
Vào năm 1984, Thành phố Hà Nội đã bắt tay vào việc tổng kiểm kê kho tàng di tích lịch sử - văn hóa. Sau 5 năm tiến hành một công việc mà trên cả nước, khi đó chỉ duy nhất Hà Nội làm được, con số thống kê gia tài di sản cũng đã cho thấy đứng hàng đầu trên cả nước, chỉ Hà Nội mới có trên 1.000 di tích lịch sử - văn hóa và trong số đó cũng chỉ Hà Nội mới có trên 300 di tích được nhà nước công nhận xếp hạng. Ðến nay (2005) Hà Nội đã phát hiện thêm trên vài trăm di tích nữa, và số được xếp hạng cũng tăng lên đến sáu bảy trăm.
Nếu bây giờ và mai này Thủ đô Hà Nội dù có nhà cao vài chục tầng, đường rộng tới trăm mét, nhưng bị mất đi những bóng dáng cổ kính, thân thương của những ngôi đình, mái chùa, cổng đền, ngọn tháp... thì sẽ chẳng còn đâu là "Hà Nội nghìn năm văn vật" của Việt Nam, của chúng ta nữa. Cho nên bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa là ưu tiên của những ưu tiên.
Về mặt pháp lý, chúng ta đã có những luật lệ, nhất là Luật di sản văn hóa của nhà nước, nhưng sự phong phú và cả sự phức tạp nhiều khi gay gắt nữa, giữa thực tiễn bảo vệ các di tích về mặt pháp lý, vẫn đang đặt ra, đồng thời, cho những kinh nghiệm, để bây giờ, có thể đối chiếu, kiểm tra, đúc kết... mà bàn bạc bảo vệ các di tích Hà Nội. Rồi những vấn đề như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, làm sao xử lý được nhuần nhị vấn đề bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa giữa môi trường và quá trình đô thị hóa hiện đại của Hà Nội, vừa rất mới mẻ, vừa rất phức tạp và tinh vi.
Một vấn đề cần nêu lên nữa là những di sản ở Hà Nội được sinh ra và nuôi dưỡng bằng tín ngưỡng, đạo lý và phong tục truyền thống của dân tộc, nên có sức sống mãnh liệt và lâu bền. Di tích của Hà Nội cũng chịu số phận thăng trầm. Có lúc vì quan niệm giản đơn mà di tích bị coi rẻ, thậm chí bị xâm phạm nghiêm trọng. Mặc dù vậy, qua bao thế kỷ, các di tích vẫn gắn bó với nhân dân. Nhiều ngôi đình, chùa đã đi vào thơ ca, là nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ thuật. Giữ gìn những di sản này là đạo lý ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn v.v.
Trở lại những di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc đã thống kê. Thực ra số lượng này là theo quan điểm và có khi là theo cả kinh phí của những người làm công tác thống kê di tích hơn là sự tồn tại chính xác của số lượng những di tích thuộc loại này trên đất Thủ đô.
Số lượng thực ra theo thống kê cũng chưa phản ánh được những điều gì thật rõ nét. Nếu chúng ta đặt chúng vào một bối cảnh với sự vô tình của thời gian, sự khắc nghiệt của khí hậu, sự tàn phá của chiến tranh liên miên, thì có lẽ hiểu kỹ hơn sự hiện diện của chúng trên mảnh đất Hà Nội. Phần lớn số lượng tồn tại của những di tích này là kết quả của lòng dân. Thể hiện qua ý thức, ý niệm, ý chí của công việc bảo tồn. Một số do những kết quả nghiên cứu khoa học, đóng góp thêm vào nhận thức chung, đưa đến kết quả được xếp hạng, nghĩa là tạo cho chúng được tồn tại và phát triển có cơ sở pháp lý. Dù sao cũng còn nhiều việc phải làm.
Những di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội đã cung cấp cho chúng ta những cái mốc để suy ngẫm về một chiều dài lịch sử trên mảnh đất này. Từ những di tích như Văn Ðiển, Xuân Kiều, Ðồng Vông, Ðình Chàng, v.v. cho đến những di tích chứa đựng những chiếc trống đồng Ðông Sơn, chúng đều là những tư liệu của chính những thời thuộc thiên niên kỷ II, I trước công nguyên tự kể lại cuộc sống và xã hội của những người Việt cổ tràn xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, trồng lúa nước và luyện kim đồng thau, rồi luyện sắt. Cái mốc từ quá trình chiếm lĩnh đồng bằng sang bước đầu làm chủ đồng bằng là di tích Cổ Loa - Kinh đô của nước Âu Lạc.
Với những cái mốc chứng thực là một di tích mang tầm cỡ là Thủ đô của một nước, lịch sử phát triển không phải chỉ có một tuyến phẳng lặng mà đã trải qua không biết bao nhiêu chìm nổi. Phải hơn nghìn năm sau, đến năm 1010 mới lại có Thăng Long cùng với những di tích mà quan trọng là Hoàng Thành.
Những di tích này, có cái là những vật chứng của một thời đã qua, là một trong những thông điệp về một thời dĩ vãng đáng ghi nhớ, có cái là những vật được xây dựng theo những hoài niệm đối với những sự kiện không thể nào quên, cũng có cái mới được xây dựng. Ðó là tính chất có khác biệt, nhưng đứng ở góc độ sử liệu mà xét thì ý nghĩa của chúng, nếu so sánh với nhiều điều đã được thể hiện qua sử sách, vẫn rất đa dạng, phong phú, toàn diện và sinh động hơn nhiều.
Trước thời đại mới, chúng ta lại chứng kiến một sự trở về truyền thống, chứng tỏ rằng các di tích lịch sử văn hóa này vẫn là cội nguồn cho một bản sắc văn hóa đích thực. Sự tồn tại của những di tích lịch sử văn hóa không hề mang ý niệm hoài cổ. Mang trong mình sức sống bất diệt của dòng văn hóa dân gian, các di tích này vẫn sống trong cuộc sống của nhân dân đương đại, một sự hiện diện đích thực trong mọi mặt của cuộc sống, một sự tái hiện đầy cảm hứng trong nền văn hóa đương vận động của ngày hôm nay. Chính điểm cuối này là hiện tượng, là yếu tố, là cơ sở động lực của sự vận động văn hóa đương đại, đã giành nhiều khúc mắc cho các nhà quản lý, nhưng lại cũng là điều ít được lưu ý nghiên cứu nhất.
Cuối cùng, một vấn đề muốn nêu nữa, là trong khi tiến hành bảo tồn, tôn tạo di tích cần phải tính đến nhu cầu sử dụng (tức khả năng phát huy tác dụng) trước mắt và lâu dài. Có di tích có thể trước mắt chưa phát huy tác dụng được ngay, nhưng nó có ý nghĩa lịch sử lớn, có triển vọng phát huy tốt trong tương lai, khi mà đời sống của nhân dân được nâng cao, khi mà yêu cầu đòi hỏi của khách du lịch ngày càng nhiều thì chúng ta nhất thiết phải tìm mọi cách để bảo tồn và tôn tạo di tích. Bấy lâu, thật chưa công bằng trong việc xếp hạng các loại di tích.
Mỗi di tích, mỗi loại di tích có một ý nghĩa nhất định, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định. Chỉ mới có 17 di tích khảo cổ trong số 1.500 di tích được xếp hạng. Con số 17 quả là quá nhỏ bé so với hàng trăm di tích khảo cổ hiện biết trong cả nước. Không nên quá coi trọng đình chùa - nơi thường có hương khói và lộc phật, mà xem nhẹ các di tích tiền sử và sơ sử. Bởi vì, lịch sử là cả một quá trình.
2.4. Xây dựng ý thức văn minh.
Văn hóa là các giá trị được hình thành từ cách ứng xử của con người, trong đó có cách ứng xử với môi trường sống xung quanh. Hàng ngày, từ nhà ra ngõ, tại bất cứ đâu, mọi người đều có thể bắt gặp những cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái dở của văn hóa ứng xử. Khi tham gia bàn về vấn đề này, thật buồn khi thấy nó ì ạch đến thế, mà nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa tạo được nền tảng vững chắc cho văn hóa ứng xử. Mọi sự giáo dục từ gia đình, nhà trường đến những cuộc vận động trong xã hội, phần lớn mới chỉ mang tính chất giáo điều, khuyên răn, lý thuyết mà chưa làm cho mọi người nhận thức sâu sắc để trở thành tiềm thức rằng: Tại sao phải ứng xử như thế ứng xử như thế, người Hà Nội sẽ được gì và mất gì? Cách ứng xử mang tính áp đặt từ trên xuống và đối phó sẽ khiến cho việc thực hiện văn hóa ứng xử trở nên giả dối, bởi lời nói hay hành vi bên ngoài đã trái với thâm tâm thực nghĩ của người đang thực hiện hành vi ứng xử. Như thế không thể nói là ứng xử có văn hóa hay văn hóa ứng xử. Do vậy, nền tảng của văn hóa ứng xử chính là cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ứng xử, là việc thực sự tôn trọng danh dự, nhân cách và lợi ích của người hoặc tổ chức, cộng đồng, môi trường được ứng xử. Đồng thời, tự mỗi người phải có lòng tự tôn, tự trọng và trách nhiệm với người và đối tượng được ứng xử, đó chính là lẽ sống, cách sống và tư chất cần có của người Hà Nội thanh lịch, hiện đại.
Dẫu biết rằng để thay đổi ý thức của con người là một việc không đơn giản, không thể ngày một ngày hai, nhưng để bảo tồn, phát huy và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, hiện đại, chúng ta cần phải có biện pháp giáo dục kiên trì và có tính thuyết phục về ý thức, cách ứng xử, hành vi có văn hóa ngay từ trong các nhà trường, ở các tổ dân phố, khu dân cư, nơi công cộng... Có như vậy, người Hà Nội mới thật sự văn minh và thanh lịch. Hà Nội của chúng ta là thành phố vì hòa bình, thành phố xanh - sạch - đẹp. Nhưng để giữ được điều đó rất cần ý thức của mọi người và cả của các cơ quan quản lý. Đã đến lúc, người Hà Nội cần phải sống xứng đáng hơn với đất kinh kỳ từ ý thức và hành động bảo vệ môi sinh. Được biết, thành phố đang tuyên truyền phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, hiện đại, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngay từ trong ý thức của mỗi người dân đang sinh sống, học tập và làm việc ở Thủ đô. Bởi, từ ý thức tốt sẽ dẫn đến những hành vi đẹp.
Chương trình phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là đề tài được nhiều người quan tâm. Cùng với phát triển kinh tế, trong những năm gần đây, nhiệm vụ xây dựng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được xem trọng đúng mức, góp phần tạo dựng hình ảnh người Hà Nội năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, nét đẹp thanh lịch, văn minh chưa trở thành nếp sống tự giác phổ biến, chưa thành thói quen của mọi người dân. Ông Trần Trọng Dực- Bí thư Huyện ủy Thanh Trì nêu rõ: "Không phải là nhận xét của riêng tôi, mà của rất nhiều khách khi về thăm Hà Nội, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội đang bị phai nhạt dần. Do vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng các tiêu chí rõ ràng về văn hóa người Hà Nội văn minh, thanh lịch, nếu không chỉ vài năm nữa, chất người Hà thành sẽ phai nhạt dần và không thể nhận ra".
Thành phố cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để nâng cao nhận thức về xây đựng, phát triển văn hóa, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở, bảo tồn, tôn tạo, xây mới và phát huy tác dụng các giá trị văn hóa tiêu biểu của thủ đô, phát triển hệ thống thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản... nhằm giáo dục ý thức văn hóa cho nhân dân.
2.5. Một số giải pháp.
- Thành lập một uỷ ban vận động đời sống văn hoá, nhằm xây dựng và phát huy những tinh hoa trong lối sống, ứng xử của người Hà Nội.
- Nên đời thường hoá những tiêu chí của con người thủ đô theo yêu cầu mới.- Cần phát động phong trào duy trì an ninh, trật tự tại các khu di tích lịch sử, điểm du lịch văn hoá.
- Các giờ học đạo đức, giáo dục công dân của học sinh nên tập trung nhiều vào việc giúp học trò có những thói quen ứng xử văn hoá. Tổ chức những cuộc thi để học sinh phấn đấu trở thành những con người có văn hoá.
- Cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngay từ trong ý thức của mỗi người dân đang sinh sống, học tập và làm việc ở thủ đô, bắt đầu từ nhà trường, các tổ dân phố, cụm dân cư...
- Nên đưa môn "Hà Nội học" vào giảng dạy từ cấp tiểu học chứ không chỉ ở các trường ĐH, CĐ.
- Nên xây dựng một bảo tàng Hà Nội học, lưu giữ và tái hiện những giá trị vật thể và phi vật thể cao quý của lịch sử Thăng Long nghìn năm.
- Xây dựng văn hoá phải đi vào thực chất, ngoài các biện pháp giáo dục tuyên truyền, thi đua, cần có những chế tài đủ mạnh đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Bên cạnh kế hoạch xây mới, cải tạo lại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, cần xây dựng một đội ngũ doanh nhân giỏi về nghiệp vụ kinh doanh, có tâm, có đức trong buôn bán.
- Nền tảng của văn hoá ứng xử không phải là áp đặt từ trên xuống mà phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ứng xử; là việc tôn trọng danh dự, nhân cách và lợi ích của người hoặc tổ chức, cộng đồng, môi trường được ứng xử.
- Cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng tên của các bậc danh nhân trong việc đặt tên cửa hàng, cửa hiệu.
- Cần có cơ chế khuyến khích thật tốt để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch Hà Nội, tạo ra những sản phẩm du lịch tốt, ngăn chặn triệt để những hành vi đeo bám, làm phiền khách; đồng thời cũng cần giáo dục ý thức, văn hoá ứng xử cho cán bộ, nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch.
Kết Luận
Việc nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội là một công việc hết sức thiết thực nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho con đường phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn. Vấn đề quy hoạch phát triển các khu di tích lịch sử văn hóa, cùng với ý thức cộng đồng trong vấn đề xây dựng một môi trường văn hóa du lịch lành mạnh là cực kỳ quan trọng.
Qua nghiên cứu, một điều dễ nhận thấy là những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn yếu và còn thiếu, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của thực tế. Mặc dù chúng ta luôn phải đối mặt với những chương trình làm luật quá tải không tránh khỏi, dù còn nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, song song với nó là ý thức cộng đồng dân cư địa phương, cùng với sự bất lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo các khu di tích cho đời sau khi nhìn lại chặng đường lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy giáo hướng dẫn là thạc sỹ Lê Trung Kiên đã định hướng cũng như đã giải đáp để em hoàn thành đề án môn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Du lịch – GS.TS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa, ĐH Kinh tế Quốc dân. NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội – 2004.
Giáo trình kinh tế phát triển.
Một số website và báo điện tử:
www.google.com
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam www.dangcongsan.com.vn
Báo Quảng Ninh điện tử.
www.tuoitre.com.vn/
www.vnexpress.net
Báo điện tử vietnamnet.vn
Báo điện tử của Tổng cục Du lịch Việt Nam
Một số tài liệu tham khảo khác.
Cam kết
Em xin cam kết đây là sản phẩm do em nghiên cứu và tổng kết lại, không sao chép tại bất kỳ tài liệu nào.
Do kiến thức còn hạn chế, em kính mong cô góp ý cho bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn hà nôi.DOC