Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (thực trạng và giải pháp)

1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn . 2.1. Khái quát chung về ngành nghề thủ công nghiệp 2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn 2.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn 2.4. Tình hình phát triển ngành nghề thủ công nghiệp một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh 2.5. Tổng quan các đề tài nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp ở nước ta. 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Tình hình phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn 4.2. Định hướng và giải pháp phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn . 5. Kết luận và kiến nghị . 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo . Phụ lục .

doc147 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (thực trạng và giải pháp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giả, chống gian lận thương mại. Các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngành nghề TCN ở Từ Sơn được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với các cơ sở sản xuất làng nghề. *2 Thị trường cung cấp nguyên liệu Nguyên liệu là yếu tố đầu vào quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm. Việc xác định kênh cung cấp nguyên liệu và nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất ngành nghề TCN ở Từ Sơn những năm tới là hết sức cần thiết. Kênh cung cấp các nguyên liệu chính cho ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn trong thời gian tới được thể hiện qua sơ đồ 4.4. Nguyên liệu nhập khẩu Trung gian Nguyên liệu trong nước Cơ sở SX Sơ đồ 4.4. Kênh cung cấp nguyên vật liệu cho một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn thời gian tới. Dự kiến về nguồn nguyên liệu các năm 2005 và 2010 của một số ngành nghề TCN, được thể hiện qua biểu 4.19. Biểu 4.19. Dự kiến nguyên vật liệu chính cho phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn trong thời gian tới Ngành nghề Tên nguyên vật liệu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 SL CC(%) SL CC(%) 1. Sắt thép Tổng số Tấn 549250 100 1104738 100 1.1. Phế liệu Tấn 274625 50 220948 20 - Nhập khẩu Tấn 27463 10 - - - Trong nước Tấn 247162 90 220948 100 1.2. Phôi thép Tấn 274625 50 883790 80 - Nhập khẩu Tấn 192837 70 530274 60 - Trong nước Tấn 82388 30 353516 40 2. Nghề mộc mỹ nghệ 2.1. Gỗ m3 51840 100 128995 100 - Nhập khẩu m3 41472 80 77397 60 - Trong nước m3 10368 20 51598 40 3. Nghề dệt 3.1. Sợi Tấn 1130 100 3869 100 - Nhập khẩu Tấn - - 774 20 - Trong nước Tấn 1130 100 3095 80 Với nghề sắt thép, dự kiến nguồn nguyên liệu tăng bình quân 30% mỗi năm trong giai đoạn 2003-2005 và tăng 15% mỗi năm trong giai đoạn 2006- 2010. Năm 2005 nhu cầu nguyên liệu cần 422500 tấn, đến năm 2010 cần khoảng 850000 tấn. Với nghề mộc mỹ nghệ và nghề dệt dự kiến trong giai đoạn 2003-2010 mỗi năm nguồn nguyên liệu tăng 20% . Nhìn chung những năm tới nguyên liệu cho các ngành nghề TCN ở Từ Sơn là đầy đủ, tuy nhiên trong tương lai xa nguồn nguyên liệu gỗ quý hiếm cho nghề mộc mỹ nghệ sẽ hiếm vì nguồn gỗ quí hiếm trong nước và nhập khẩu trở nên khó khăn hơn (do số gỗ này được khai thác từ rừng tự nhiên, cây gỗ là cây lâu năm). Việc tìm kiếm giải pháp nguyên liệu mới thay dần cho nguyên liệu gỗ quý hiếm trong tương lai là phù hợp. Để có nguồn nguyên liệu ổn định cho một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn thì các hiệp hội gỗ, sắt thép, dệt có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu; Đề xuất các biện pháp giải quyết với cơ quan Nhà nước khi có sự biến động lớn về giá cả, về chính sách nhập khẩu nguyên liệu. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, hướng dẫn các cơ sở sản xuất TCN trong việc thu mua, nhập khẩu nguyên liệu, tạo sự thông thoáng cho kênh cung ứng nguyên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi để công ty xuất nhập khẩu tỉnh nhập gỗ, phôi thép, sợi cho các làng nghề sản xuất hàng mộc mỹ nghệ. Hình thành các tổ chức dịch vụ, khai thác, cung cấp vật tư nguyên liệu đảm bảo sản xuất phát triển. Nghiên cứu để thành lập các tổ chức “xúc tiến thương mại”, khai thác cung cấp vật tư nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất. 4.2.3.2. Tạo mặt bằng cho sản xuất Từ Sơn là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng mô hình cụm công nghiệp làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất TCN tại địa phương. Mô hình này là giải pháp hữu hiệu trong việc tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất. Thời gian qua, các cụm công nghiệp làng nghề đã được triển khai đó là: Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê (13,5 ha); Cụm công nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang (12,7 ha); Cụm công nghiệp đa nghề Đình Bảng I (9,7 ha). Tuy nhiên mặt bằng sản xuất cho các ngành nghề TCN ở Từ Sơn vẫn chưa được đáp ứng. Trong thời gian tới, dự kiến các cụm công nghiệp được triển khai thể hiện qua biểu 4.20. Biểu 4.20. Dự kiến các cụm công nghiệp làng nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn [18] Nghề Tên cụm CN Diện tích (ha) Năm triển khai Sắt thép Cụm CN làng nghề sắt thép Châu Khê mở rộng. 28 2004 Mộc mỹ nghệ 1. Cụm CN làng nghề Đồng Quang mở rộng. 25 2005 2. Cụm CN làng nghề Phù Khê. 11 2004 3. Cụm CN làng nghề Hương Mạc. 9 2004 4. Cụm CN làng nghề Tam Sơn 10 2006 Dệt Cụm CN làng nghề Tương Giang 13 2004 Đa nghề 1. Cụm CN đa nghề Đình Bảng II 5 2004 2. Cụm CN đa nghề Tân Hồng - Hoàn Sơn 55 2004 3. Cụm CN đa nghề Từ Sơn 16 2003 4. Cụm CN đa nghề Đồng Nguyên 12 2004 5. Cụm CN đa nghề Phù Chẩn 10 2008 Để xây dựng thành công các cụm công nghiệp làng nghề ở Từ Sơn trong thời gian tới phải có các giải pháp cụ thể rút ra từ việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề Châu Khê, Đồng Quang thời gian vừa qua. Đó là: Thứ nhất, công tác giải phóng mặt bằng: - Nguồn kinh phí đầu tư do các doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp là chính, thêm nguồn hỗ trợ cấp trên (nếu có). - Nguồn kinh phí bồi thường được công khai dân chủ: Công khai diện tích thu hồi, công khai số tiền đền bù diện tích phải thu hồi và công khai quy hoạch sử dụng đất (bằng hình thức công khai tại các nơi công cộng từ 5-7 ngày và trên phương tiện truyền thanh của xã). Số kinh phí đền bù thuộc đất 5%, ngân sách xã được hưởng 70% và đầu tư cho các công trình phúc lợi, công cộng. Thứ hai, về công tác đầu tư xây dựng: - Ban quản lý dự án huyện là ban quản lý dự án của cụm công nghiệp. - Đấu thầu xây dựng theo quy định của Nhà nước. - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nộp tiền đầu tư vào cụm công nghiệp theo 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Khi san nền xong đăng ký mặt bằng nộp 30%. + Giai đoạn 2: Khi xây dựng hạ tầng khu công nghiệp nộp 30%. + Giai đoạn 3: 40% còn lại nộp khi giao chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê đất. Thứ 3, Chính sách kích thích đầu tư cho xây dựng cụm công nghiệp: Cơ sở đăng ký vào cụm công nghiệp trước thì mức nộp thấp hơn so với cơ sở đăng ký sau. Hiện nay, mặt bằng sản xuất cho các ngành nghề đang trở thành những vấn đề bức xúc. Do tính chất quan trọng của một số ngành nghề TCN hiện tại và những năm tới cần có nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề này. Giải quyết mặt bằng cho các làng nghề cần: - Khẩn trương là xây dựng cụm công nghiệp làng nghề dệt Tương Giang và tiếp tục mở rộng cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê, nghề mộc mỹ nghệ Đồng Quang để đáp ứng mặt bằng sản xuất cho các cơ sở ở các khu vực làng nghề này. - Thực hiện chính sách miễn giảm hợp lý tiền thuê đất. Ngoài các ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổ chức kinh tế di rời vào các khu, cụm công nghiệp làng nghề được miễn giảm tiền thuê đất trong 10 năm đầu và giảm 50% cho những năm hoạt động còn lại của dự án (hay cho đến hết kỳ hạn thuê đất) . - Tỉnh Bắc Ninh cần hỗ trợ đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh nói chung và làng nghề nói riêng. Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, phân tán để các làng nghề có điều kiện xử lý môi trường (chất thải, tiếng ồn...), nâng cấp giao thông và cải tạo lưới điện... - Chính quyền địa phương (xã, huyện) cần khẩn trương tiến hành việc nghiên cứu, quy hoạch khu dân cư, khu sản xuất sao cho vừa hiện đại, vừa văn minh và đảm bảo cuộc sống hài hòa, môi trường không bị ô nhiễm. Kế hoạch cụ thể phải được tính toán kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp không gây xáo trộn làm ảnh hưởng tới sản xuất cũng như đời sống của người lao động trong các ngành nghề. Cần chú ý khi quy hoạch để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư phải phù hợp với đặc điểm của từng làng, từng nghề. Nhìn chung chỉ nên tách những khâu, hoặc những công đoạn sản xuất mang tính công nghiệp, chiếm nhiều diện tích, ảnh hưởng đến môi trường ra khỏi khu dân cư, còn ở những khâu, những chi tiết cụ thể nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe thì vẫn đưa về từng hộ để phù hợp với điều kiện và tập quán lao động trong làng nghề. 4.2.3.3. Vốn cho ngành nghề thủ công nghiệp Trong những năm tới, nhu cầu vốn cho phát triển một số ngành nghề TCN ở Từ Sơn là rất lớn, thể hiện ở số liệu biểu 4.21. Biểu 4.21. Dự kiến nhu cầu vốn cho một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn năm 2005 và năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2010 SL(Tỷ đồng) CC(%) SL(Tỷ đồng) CC(%) 1. Nghề sắt thép 1.1. Theo nguồn gốc 950 100 1530 100 * Vốn tự có 570 60 918 60 * Vốn vay 380 40 612 40 - Vay nhà nước 260 70 428 70 - Vay khác 114 30 184 30 1.2.Theo tính chất 950 100 1530 100 * Vốn cố định 380 40 612 40 * Vốn lưu động 570 60 918 60 2. Nghề mộc mỹ nghệ 2.1. Theo nguồn gốc 600 100 960 100 * Vốn tự có 360 60 576 60 * Vốn vay 240 40 384 40 - Vay nhà nước 168 70 269 70 - Vay khác 72 30 115 30 2.2.Theo tính chất 600 100 960 100 * Vốn cố định 180 30 288 30 * Vốn lưu động 420 70 672 70 3. Nghề dệt 3.1. Theo nguồn gốc 80 100 170 100 * Vốn tự có 48 60 102 60 * Vốn vay 32 40 68 40 - Vay nhà nước 22 70 48 70 - Vay khác 10 30 20 30 3.2.Theo tính chất 80 100 170 100 * Vốn cố định 56 70 119 70 * Vốn lưu động 24 30 51 30 Theo tính toán nhu cầu vốn cho 3 nghề sắt thép, mộc mỹ nghệ và dệt năm 2005 là 1630 tỷ đồng; năm 2010 là 2660 tỷ đồng; trong đó vốn tự có của các cơ sở chiếm 60%, vốn vay chiếm 40%. Năm 2005 lượng vốn vay cần huy động là 652 tỷ đồng, trong đó vay của Nhà ước 456 tỷ đồng (chiếm 70%), vay từ các nguồn khác 196 tỷ đồng (chiếm 30%). Năm 2010 lượng vốn vay cần huy động là 1064 tỷ đồng, trong đó vay Nhà nước 745 tỷ đồng (chiếm 70%), vay từ các nguồn khác 319 tỷ đồng (chiếm 30%). Nhu cầu vay vốn của ngành nghề sắt thép là lớn nhất sau đến nghề mộc mỹ nghệ và cuối cùng là nghề dệt. Đối tượng vay vốn lớn thường là các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị công nghệ sản xuất mới và các cơ sở mới thành lập (nhất là ở các làng thuần nông mới cấy nghề); Thời gian vay vốn thường là trung hạn và dài hạn. Kênh huy động vốn Nhà nước bao gồm: Các ngân hàng thương mại (ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phục vụ người nghèo…), Quỹ hỗ trợ phát triển… Kênh huy động vốn khác bao gồm: Quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng tư doanh… và nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Trên cơ sở đó và từ những khó khó khăn thực tế hiện nay chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn trong thời gian tới bao gồm: - Tăng vốn vay cho sản xuất ngành nghề từ nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm. Ngân hàng phục vụ người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, có thời hạn từ 1- 2 năm cho các cơ sở sản xuất TTCN trong làng thuần nông mới cấy nghề. - Các cơ sở sản xuất khi đầu tư phát triển ngành nghề TCN thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ thế chấp) để thế chấp ngân hàng và được UBND huyện tái bảo lãnh vốn mức tối đa là 100 triệu đồng một dự án. - Các ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ phát triển nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện vốn cho sản xuất ngành nghề trên cơ sở thẩm định chắc chắn hiệu quả của dự án. Nghiên cứu sửa đổi quy định thế chấp khi vay vốn cho sát với từng loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề TCN. - Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp cơ sở sản xuất ngành nghề TCN xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước hết chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh xem xét giúp đỡ một số hộ ở làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi. - Cần tăng cường huy động các nguồn vốn khác như vốn của người lao động, vốn trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó cần tập trung chỉ đạo nâng cao mức vốn và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với địa bàn ngành nghề. - Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp từ bên ngoài thông qua các chương trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề. Huy động tối đa nội lực các thành phần kinh tế ở địa phương cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể mà huy động đóng góp để hình thành một nguồn vốn dùng vào mục đích hỗ trợ ngành nghề TCN, hỗ trợ việc xây dựng các dự án, đề án đổi mới công nghệ của ngành nghề TCN. Khi huy động phải hết sức dân chủ quản lý chi tiêu chặt chẽ đúng mục đích. - Nhân rộng mô hình mở văn phòng hoặc chi nhánh của các ngân hàng thương mại ngay cụm công nghiệp làng nghề như ở xã Châu Khê để đáp ứng nhanh chóng vốn lưu động của các cơ sở sản xuất khi cần thiết và việc luân chuyển tiền tệ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. 4.2.3.4. Về khoa học công nghệ Khoa học công nghệ mới luôn luôn là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy ngành nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất ngành nghề đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp hài hoà giữa công nghệ tiến tiến với công nghệ cổ truyền. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đưa dần vào sản xuất trong các làng nghề (ví dụ như khâu: sấy tẩm xử lý gỗ, luyện cán kéo thép, dệt máy...). Để tăng cường đầu tư về khoa học công nghệ cho ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong những năm tới, dự kiến vốn cố định nghề sắt năm 2005 khoảng 380 tỷ đồng, đến năm 2010 khoảng 612 tỷ đồng, lượng vốn này chiếm 40% tổng số vốn; nghề mộc mỹ nghệ năm 2005 khoảng 180 tỷ đồng, đến năm 2010 khoảng 288 tỷ đồng, lượng vốn này chiếm 30%; đặc biệt là nghề dệt, dự kiến vốn cố định năm 2005 khoảng 56 tỷ đồng, đến năm 2010 khoảng 119 tỷ đồng, lượng vốn này chiếm tới 70% tổng số vốn vì đây là nghề cần đổi mới công nghệ máy móc nhiều nhất. Trong những năm trước mắt, chương trình đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất ngành nghề TCN với từng ngành như sau: - Đối với nghề sản xuất sắt thép: cần xây dựng chương trình nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đầu tư lò luyện thép sử dụng nguyên liệu đầu vào là phôi thép nhập khẩu và phôi thép của các nhà sản xuất thép trong nước thay thế dần nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế thải. Nghiên cứu áp dụng chuyển giao công nghệ từ thép cán nóng, sang cán nguội nhằm nâng cao chất lượng, tiến tới sản xuất thép tấm và thép chế tạo thay cho việc chỉ sản xuất thép như hiện nay. - Đối với nghề mộc mỹ nghệ: cần nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý nguyên liệu trước và trong khi gia công nhằm khắc phục độ cong vênh do thời tiết, phù hợp với việc xuất khẩu sang các miền khí hậu khác nhau (Công ty Bông Mai ở Phù Khê đã làm). Tiến tới nghiên cứu sản xuất nguyên liệu mới (gỗ ép cao cấp) thay thế dần các nguyên liệu gỗ quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt. - Đối với nghề dệt: cần đầu tư, nghiên cứu áp dụng các dây truyền công nghệ dệt mới hiện đại của Nhật, Trung Quốc… thay thế hệ thống công nghệ lạc hậu để tạo ra nhiều loại sản phẩm dệt khác nhau, có thể tiêu thụ rộng rãi ngay trong thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. - Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với ngành nghề TCN vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả cao. Nhà nước hỗ trợ dịch vụ tư vấn về quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hàng năm có kế hoạch đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là hỗ trợ vốn, trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Khuyến khích áp dụng hình thức bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất; Mở rộng hoạt động cho thuê máy móc thiết bị; Hình thành cơ quan kiểm định công nghệ. 4.2.3.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Theo dự tính từ nay đến năm 2005 ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn sẽ thu hút khoảng 7500 lao động. Trong đó nghề sắt khoảng 1300 lao động, nghề mộc mỹ nghệ khoảng 4900 lao động, nghề dệt khoảng 500 lao động, còn lại là các nghề khác. Bình quân mỗi năm lao động ở ngành nghề tăng 10%. Đây là lực lượng lao động tại địa phương. Lực lượng này được chuyển từ lao động nông nghiệp sang, điều này góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở Từ Sơn trong những năm tới theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, hàng năm còn có thêm lực lượng lao động làm thuê từ các địa phương khác đến. Giai đoạn từ Năm 2005-2010, dự kiến lao động bình quân mỗi năm tăng 5%; giai đoạn này ngành nghề TCN ở Từ Sơn sẽ thu hút thêm khoảng 8500 lao động. Trong đó, nghề sắt thép khoảng 1500 lao động, mộc mỹ nghệ khoảng 6100 lao động, dệt khoảng 500 lao động; còn lại là các nghề khác. Hàng năm, nghề mộc mỹ nghệ sẽ thu hút lượng lao động nhiều nhất. Biểu đồ 4.2 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự tăng lên của lao động một số ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong tương lai. Biểu đồ 4.2. Sự gia tăng lao động một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn giai đoạn 2002-2005-2010. Do yếu kém về chất lượng lao động hiện nay và do nhu cầu về lao động của các ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong tương lai, đòi hỏi phải có các giải pháp về đào tạo và phát triển nhân lực. Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế. Vấn đề quan trọng không phải chỉ là số lượng mà còn là chất lượng nguồn nhân lực. Các chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cần tập trung vào các nội dung sau: - Tổ chức lại hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện; cải tiến nội dung, chương trình đào tạo cho sát thực với nhu cầu của ngành nghề, làng nghề. Phòng kinh tế huyện phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở sản xuất trên cơ sở sự giúp đỡ của Sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Hội đồng liên minh các HTX, Ban tổ chức chính quyền mở các khoá đào tạo ngắn hạn: + Về kiến thức quản lý cho chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng: Lớp học này được tổ chức ở các trường hoặc các trung tâm, có sự giảng dạy của các chuyên gia và các chủ doanh nghiệp đã thành đạt. + Về nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động: Lớp học này được tổ chức thường xuyên, liên tục ngay tại các địa phương có nghề với sự tham gia của các nghệ nhân và các thợ kỹ thuật cao: gắn lý thuyết với thực hành, gắn đào tạo với sử dụng. Mô hình này đã được thực hiện tại trung tâm dạy nghề tại làng nghề Đồng Kỵ, nó cần được mở rộng sang các làng nghề: Phù Khê, Hương Mạc, Đa Hội, Hồi Quan… - Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp lập quỹ đào tạo. Để khuyến khích các doanh nghiệp thu hút các lao động là con em địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp làng nghề từ 0,5-1 triệu đồng cho một lao động để đơn vị bổ sung vào quỹ đào tạo của mình. - Ưu đãi và trọng dụng các nghệ nhân trong các làng nghề, khuyến khích họ sáng tạo và truyền nghề cho con cháu. - Đi đôi với các giải pháp cụ thể cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất, thể lực và tinh thần người lao động trong các nghề TCN. 4.2.3.6. Một số giải pháp khác Để một số ngành nghề TCN ở Từ Sơn phát triển theo hướng bền vững, ngoài một số giải chủ yếu đã nêu, cần thực hiện các chính sách và giải pháp sau: *1 Chú trọng mở mang làng nghề mới Sản xuất ngành nghề TCN ở Từ Sơn chủ yếu tập trung ở các làng nghề, chính vì vậy muốn phát triển ngành nghề TCN ở nông thôn cần giữ vững và phát triển làng nghề cũ, trên cơ sở đó nhân rộng ra các làng thuần nông. Dự kiến có 8 làng ở Từ Sơn sẽ cấy nghề mới trong những năm tới, thể hiện qua biểu 4.22. Biểu 4.22. Dự kiến các làng cấy nghề mới trong những năm tới ở Từ Sơn STT Tên làng(xã) Nghề hiện tại Nghề cấy mới 1 Đại Đình (Phù Chẩn) Thuần nông Mộc mỹ nghệ 2 Dĩnh gạo (Phù Chẩn) Thuần nông Mộc mỹ nghệ 3 Doi sóc (Phù Chẩn) Thuần nông Mộc mỹ nghệ 4 én la (Tân Hồng) Nông nghiệp và chạy chợ Mộc mỹ nghệ 5 Tân Lập (Đình Bảng) Nông nghiệp và Buôn bán nhỏ Sắt thép 6 Vĩnh Kiều Bé (Đồng Nguyên) Nông nghiệp và Buôn bán nhỏ Sắt thép 7 Lễ Xuyên (Đồng Nguyên) Thuần nông Dệt Hầu hết các làng trên có vị trí gần với làng nghề (có nghề cùng với nghề sẽ mở mang) và có đặc điểm kinh tế xã hội phù hợp để phát triển nghề đó. Các hình thức mở mang nghề mới như: - Mở nghề mới trong các làng thuần nông theo hình thức “Vết dầu loang” từ các làng nghề phát triển. Thực tiễn những năm gần đây đã có một lực lượng lao động ở những làng thuần nông sang làm nghề cho các cơ sở sản xuất ở những làng nghề có ngành nghề phát triển (thường trong cùng một xã hoặc có vị trí địa lý tiếp giáp nhau). Những lao động này từ chỗ học nghề, sau đó làm gia công, tiến đến hoàn chỉnh sản phẩm, dần dần tách ra khỏi cơ sở làm thuê trước đây để đầu tư tiến hành sản xuất độc lập tại làng mình. Điều này dễ nhận thấy như ở làng Dương Sơn xã Tam Sơn đã có trên 300 hộ làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất ở Đồng Kỵ, ngoài ra nghề mộc mỹ nghệ còn lan sang một số xã khác như Tân Hồng, Đồng Nguyên; nghề sản xuất thép ở Châu Khê đã phát triển lan rộng sang các xã khác như Đình Bảng, Đồng Nguyên. - Cấy nghề mới bằng cách: đưa người đi học nghề sau đó đưa nghề về làng làm dưới các hình thức: tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc gia công một số công đoạn cho các làng nghề phát triển hoặc sản xuất sản phẩm dưới sự bao tiêu của các làng nghề khác. Mô hình này phù hợp cho việc cấy nghề mộc mỹ nghệ vào các làng thuần nông ở xã Phù Chẩn trong thời gian tới. Nó đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt của cấp xã, huyện trong quá trình tổ chức thực hiện. *2 Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh Đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh ở các ngành nghề TCN theo hướng tận dụng lao động, khai thác vốn tự có, phát huy khả năng sáng tạo của các hộ sản xuất và các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay ở Từ Sơn, các thành phần kinh tế đều có điều kiện thuận lợi và đều được sản xuất, kinh doanh. Song ở các ngành nghề TCN hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là các hộ gia đình (doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ), các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã xuất hiện song số lượng còn ít. Trên thực tế, qua khảo sát ở một số làng nghề cho thấy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành nghề TCN. Đồng thời, nhu cầu hợp tác, liên kết giữa các gia đình với nhau, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp Nhà nước ở thành thị và các khu công nghiệp tập trung đã trở nên rất cần thiết. Điều này đòi hỏi một mặt, cần có nhiều hình thức sản xuất kinh doanh với các quy mô khác nhau; mặt khác, cần có những hình thức hợp tác kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, các cơ sở sản xuất trong làng nghề tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, nhằm tăng sức cạnh tranh củng cố quan hệ sản xuất. Thành lập các hội nghề nghiệp có nhiều thành phần kinh tế tham gia để trao đổi, rút kinh nghịêm, giúp nhau thông tin về khoa học, công nghệ, thị trường, phân công hợp tác sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh doanh. *3 Chính sách khuyến khích đầu tư Tăng tỷ trọng đầu tư của tỉnh, huyện cho các ngành nghề TCN. Xây dựng hệ thống quản lý và hỗ trợ phát triển ngành nghề TCN từ Trung ương xuống tỉnh, huyện, xã, như hệ thống khuyến nông, khuyến công hiện có. Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Để triển khai được các chính sách đầu tư như trên cần tập trung vào những giải pháp cụ thể sau: - Cho miễn, chậm nộp tiền và giảm giá thuê đất xuống mức thấp nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. - Nghiên cứu giảm một phần thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào các làng nghề TCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khu dịch vụ ngoài hàng rào từ 1-2 năm đầu khi mới vào sản xuất. - Đa dạng hóa các loại hình cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế được quyền vay vốn tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. - Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngoài hàng rào, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. - Khuyến khích đầu tư cho đào tạo nghề đa dạng hóa các loại hình đào tạo; khuyến khích các tổ chức đào tạo ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong làng nghề... - Khuyến khích liên kết, liên doanh, mở rộng các loại hình đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, phát huy nguồn nội lực của các thành phần kinh tế. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất ngành nghề TCN đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ cổ truyền theo phương trâm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền. Hàng năm, tỉnh giành một tỷ lệ nhất định trong nguồn quỹ hỗ trợ phát triển để cho vay với lãi suất ưu đãi với những cơ sở sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích phát triển, nhất là đối với những cơ sở mới làm nghề. Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh xem xét, phối hợp giúp đỡ một số hộ ở các làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi. Các ngành chức năng lập dự án đổi mới công nghệ, giải quyết môi trường, việc làm để tranh thủ sự giúp đỡ của bộ, ngành Trung ương. *4 Về thuế Thuế và các chính sách thuế là bộ phận khăng khít của chính sách tài chính, là nguồn thu cơ bản nhất trong ngân sách Nhà nước; đồng thời là công cụ chủ yếu để điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư và có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành nghề TCN phát triển, chính sách thuế phải trở thành đòn bẩy kích thích sản xuất và là công cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau: - Đảm bảo tính công bằng, nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanh, giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình thức thuế khoán. - Tích cực giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp ở các ngành nghề thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán làm cơ sở để thực hiện tính thuế khách quan công bằng. - Tiếp cận cách thức quản lý thuế hiện đại hóa dựa trên công nghệ thông tin, bao gồm từ khâu kế toán đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài chính của doanh nghiệp. - Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về thực hiện nghĩa vụ thuế trong các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và dân cư trong các làng nghề. Đồng thời xử lý nghiêm túc đối với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và cán bộ thuế. Cần bàn biện pháp thu thuế đối với các làng nghề hợp lý để tránh đánh thuế trùng lặp; xóa bỏ các khoản phí và các khoản thu ngoài quy định. - Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thuế theo hướng đơn giảm hóa hệ thống thuế, công khai hóa tình hình thu nộp thuế, tăng tính minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống thuế ít nhất từ 3-5 năm, ưu đãi thuế cần được chọn lọc theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, làng nghề mới được cấy nghề, nghề mới vừa được phát triển, sản xuất chưa ổn định. Khuyến khích đầu tư theo chiều sâu mở rộng quy mô doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, khuyến khích các xu hướng tích cực trong kinh doanh. - Thực hiện đúng đắn các quy định về thuế nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề TCN. - Thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong thời gian đầu đối với những cơ sở sản xuất mới được thành lập, làng nghề mới sản xuất chưa ổn định, những cơ sở sản xuất thực hiện áp dụng công nghệ mới. Đối với những cơ sở này nên miễn thuế trong vòng 2-3 năm đầu, sau thời gian miễn thuế có thể tiếp tục giảm khoảng 50% thuế trong 2-3 năm tiếp theo. Nhà nước cần xem xét lại thuế suất giá trị gia tăng cho các hộ, các doanh nghiệp trong làng nghề, vì các đơn vị này không có được hóa đơn hợp lệ do mua nguyên liệu thu gom, mua lẻ, chi phí vận tải ngoài và một số vật liệu phụ khác, đồng thời có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, vì điều kiện sản xuất còn lạc hậu, công nghệ chắp vá nên lợi nhuận thấp. Nghiên cứu lại một số thuế suất giá trị gia tăng không hợp lý, ví dụ ở nghề mộc mỹ nghệ thuế suất tranh tượng là 5% nhưng thuế suất rễ cây làm tượng mỹ nghệ lại là 10%, bàn ghế giường tủ thuế suất 0%. *5 Về môi trường sinh thái Việc mở rộng và phát triển ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ảnh đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất. Vì vậy trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, về kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác Nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng cho các làng nghề các cụm công nghiệp nhỏ tập trung với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, sẽ dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Các làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Hồi Quan cần sớm được quan tâm giải quyết vấn đề này. *6 Tăng cường quản lý Nhà nước Tăng cường quản lý Nhà nước đối với một số ngành nghề TCN nói chung và các làng nghề nói riêng, coi việc hướng dẫn giúp đỡ phát triển ngành nghề, làng nghề là trách nhiệm của các cấp và các ngành, trực tiếp là huyện. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng các chính sách phát triển sản xuất của Nhà nước, của tỉnh, của huyện để nhân dân thông suốt yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giàu cho mình, góp phần làm giàu cho xã hội. Chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, hướng dẫn tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn, thủ tục hành chính, thông tin kỹ thuật, đào tạo, chính sách xã hội... để phát triển ngành nghề. UBND huyện phối hợp với các ban ngành chức năng của tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng quy hoạch, lập các dự án, kế hoạch đầu tư, hỗ trợ vốn, tạo thị trường tiêu thụ, xử lý môi trường nước sạch, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thuế, vốn... Nhà nước sớm hoàn thiện thiện hệ thống pháp luật và kinh doanh cho các làng nghề. Ngoài luật và chính sách chung liên quan đến phát triển làng nghề, nên có hệ thống chính sách riêng cho làng nghề TTCN. Chính sách đầu tư phát triển phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá nhưng đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước sửa đổi, bổ sung các quy định để các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng xuất khẩu vốn dĩ nhỏ lẻ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, được miễn giảm thuế, thưởng khuyến khích xuất khẩu nhằm khích lệ các làng nghề nâng cao chất lượng kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động, tỷ lệ xuất khẩu cao cần được ưu đãi hơn. Cần có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các ngành của tỉnh và huyện, đảm bảo trên từng địa bàn đều có sự quản lý thống nhất, có một đầu mối thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các làng nghề. Trong hệ thống quản lý Nhà nước, cấp huyện là cấp quản lý trực tiếp đối với các làng nghề. Vì vậy cần tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, kinh tế thị trường, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, trước hết là cán bộ cấp huyện. Năm 2003 cần khẩn trương thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp làng nghề Từ Sơn, có chức năng quản lý: trước, trong và sau đầu tư, để đưa công tác xây dựng, quản lý các cụm công nghiệp làng nghề đi vào nền nếp. Nâng cao vai trò chức năng nhiệm vụ quản lý của cấp xã, thường xuyên kiẻm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất nhằm uốn nắn kịp thời những mặt yếu kém, lệch lạc và có hình thức xử lý thích đáng đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Đồng thời khắc phục tình trạng kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà, cản trở sản xuất kinh doanh. Về phía các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp quản lý cho phù hợp, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nâng cao khả năng tiếp thị, kiến thức thị trường và công tác quản lý: nâng cao chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh. Hàng năm báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật với cơ quan quản lý chuyên ngành của huyện, tỉnh. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Nghiên cứu đề tài “Phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Thực trạng và giải pháp)”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 5.1.1. Một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn: nghề sắt thép, nghề mộc mỹ nghệ, nghề dệt những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh (bình quân khoảng 30% một năm), có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện Từ Sơn (chiếm hơn 50% trong tổng giá trị sản xuất của huyện), góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tích cực. Tuy nhiên hiện nay, các ngành nghề: sắt thép, mộc mỹ nghệ, dệt vẫn đang gặp phải một số khó khăn về thị trường, vốn, công nghệ, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý, chất lượng lao động, ô nhiễm môi trường, cơ chế chính sách và công tác quản lý Nhà nước. 5.1.2. Đạt được kết quả này là do Từ Sơn là huyện có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế; Các làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời; Người lao động cần cù, năng động... Bên cạnh đó phải kể đến các chính sách hợp lý của tỉnh và huyện trong việc phát triển ngành nghề TCN. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu là do nhiều cơ sở năng lực sản xuất còn yếu, chưa phát huy hết nguồn lực, chậm thích ứng với nền kinh tế thị trường; thiếu sự quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước và các ngành chức năng trong việc vạch chiến lược phát triển ngành nghề, trong việc hướng dẫn và giải quyết các khó khăn đang gặp phải. 5.1.3. Định hướng phát triển một số ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong thời gian tới là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề; phát triển nghề ở các làng thuần nông; sử dụng các nguồn lực vốn, lao động hợp lý, hiệu quả hơn; hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển ngành nghề. 5.1.4. Để phát triển một số ngành nghề TCN ở huyện Từ Sơn trong thời gian tới, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp về: Thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu; Tạo mặt bằng cho sản xuất ngành nghề; Vốn cho ngành nghề; Khoa học công nghệ; Đào tạo và phát triển nguồn lực và một số giải pháp khác. 5.1.5. Sự hỗ trợ về chính sách của tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành nghề TCN ở Từ Sơn trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, sự hỗ trợ này cần tiếp tục tăng cường và củng cố cho phù hợp, đặc biệt là ở cấp huyện. 5.2. Kiến nghị Đối với Nhà nước - Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong các khâu nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu, xuất khẩu hàng hóa, nộp thuế... giảm phiền hà trong việc thanh tra kiểm tra. - Hiện nay hệ thống quản lý Nhà nước về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Trung ương, các tỉnh và các huyện, thị xã theo Nghị định 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ và Thông tư số 18/LB-TT ngày 29/6/1996 liên Bộ công nghiệp và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ công nghiệp, các Sở công nghiệp có nhiều điều không còn phù hợp, thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể... nên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đối với tỉnh Bắc Ninh và huyện Từ Sơn - Thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp trực thuộc UBND huyện Từ Sơn vì hiện nay một số cụm công nghiệp do cấp xã quản lý đang gặp khó khăn về năng lực và trình độ. - Tăng cường sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và UBND huyện đối với ngành nghề TCN; đặc biệt tăng cường chức năng của các cấp chính quyền cơ sở trong việc quản lý hành chính trực tiếp đối với các làng nghề, các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Đối với các cơ sở sản xuất - Các hộ có qui mô sản xuất tương đối lớn ở nghề sắt thép và nghề mộc mỹ nghệ nên chuyển sang loại hình công ty TNHH hoặc hợp tác xã sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh. - Tăng cường tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước./. TàI liệu tham khảo Hà Văn ánh (1999), “Bàn về khái niệm công nghiệp nông thôn”, Tạp chí hoạt động khoa học (5), tr 43-44. Ban quản lý dự án cụm công nghiệp sản xuất thép xã Châu Khê (2003), Báo cáo tổng kết cụm công nghiệp sản xuất thép xã Châu Khê, Bắc Ninh. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2002), Niên giám thống kê năm 2001, Bắc Ninh. Đỗ Quang Dũng (1997), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ở Hà Tây, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Trung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Đinh Văn Hiến, Nguyễn Phượng Lê (2000), Nghiên cứu những vấn đề cần giải quyết trong phát triển làng nghề truyền thống ở vùng đất cổ Kinh Bắc, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Phạm Vân Đình, Ngô Văn Hải và các cộng sự (2002), Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong nước hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Phạm Minh Đức, Lê Thị Nghệ, Nguyễn Văn Thăng (2000), Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao và đa dạng hóa thu nhập cho hộ gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng, Báo cáo khoa học, Viện kinh tế nông nghiệp, Hà Nội. Mai Thế Hởn (1999), “Tình hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở một số nước Châu á, những kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế thế giới (3), tr 40-60. Huyện ủy lâm thời huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Thị Phương Loan (1997), “Hòa nhập các vấn đề môi trường với phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam”, Tạp chí hoạt động khoa học (8), tr 24-26. Nguyễn Đình Phan (2000), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí kinh tế và phát triển (12), tr 27-30. Phòng công nghiệp huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996- 2000 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005 ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Phòng địa chính huyện Từ Sơn (2001), Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn thời kỳ 2001-2010, Bắc Ninh. Phòng kinh tế huyện Từ Sơn (2002), Danh sách doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. Phòng thống kê huyện Từ Sơn (2003), Số liệu thống kê năm 2002, Bắc Ninh. Sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh (2001), Báo cáo chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh và làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. Sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh (2002), Báo cáo về ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh qua các năm 2000, 2001, 2002, Bắc Ninh. Hoàng Huy Tập (2002), Khôi phục, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới, Sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh. Thu Thủy (2001), “Thực trạng và định hướng kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Bắc Ninh”, Nông thôn mới (65), tr 17-23. Tỉnh ủy Bắc Ninh (1998), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/05/1998 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2000), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Bắc Ninh. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Bắc Ninh. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2002), Bắc Ninh thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Ty (1991), Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Hà Bắc, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (1998), Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Bắc Ninh. ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2000), Giải pháp nhằm khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tham luận hội thảo quốc gia, Bắc Ninh. ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2001), Quyết định số 60/2001/QĐUB ngày 26/06/2001 của ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. ủy Ban nhân dân huyện Từ Sơn (2002), Báo cáo tình hình nhiệm vụ kinh tế - xã hội và sự điều hành của ủy ban nhân huyện năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Bắc Ninh. Viện Kinh tế học (1999), Bảo tồn và phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, Hà Nội. Hoàng Văn Xô (2000), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển (12), tr 31-33. Phụ lục Phụ lục 1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu trung bình của huyện Từ Sơn năm 2002 [18] Tháng Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm TB Tổng số 125 1. Nhiệt độ TB(0C) 16.2 17.6 19.7 24.1 26.9 27.4 28.8 28.6 27.7 24.6 21.0 18.4 23.4 - 2. Lượng mưa (mm) 32.1 35.0 45.6 51.1 212.1 243.3 348.3 237.2 150.7 84.2 29.4 28.1 - 1533.1 3. Giờ nắng (giờ) 14.4 28.2 13.6 110.5 230.5 209.4 263.4 217.6 217.6 201.9 204.1 145.9 - 1832.6 4. Độ ẩm (%) 80 83 87 89 85 84 85 83 83 79 78 77 83 - (Nguồn: Phòng kinh tế huyện Từ Sơn) Phụ lục 2. Giá trị sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân theo huyện, thị xã (Theo giá cố định năm 1994) [3] 1999 2000 2001 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 00/99 01/00 BQ Tổng số 578124 100.00 835339 100.00 1149214 100.00 144.49 137.57 140.99 Bắc Ninh 50227 8.69 69152 8.28 74351 6.47 137.68 107.52 121.67 Yên Phong 57535 9.95 94967 11.37 122054 10.62 165.06 128.52 145.65 Quế Võ 26934 4.66 31557 3.78 37425 3.26 117.16 118.59 117.88 Tiên Du 31665 5.48 52503 6.29 95052 8.27 165.81 181.04 173.26 Từ Sơn 320545 55.45 441656 52.87 642332 55.89 137.78 145.44 141.56 Thuận Thành 47800 8.27 87181 10.44 90016 7.83 182.39 103.25 137.23 Lương Tài 21562 3.73 33267 3.98 37205 3.24 154.29 111.84 131.36 Gia Bình 21856 3.78 25056 3.00 50779 4.42 114.64 202.66 152.43 Phụ lục 3. Trình độ văn hoá của lao động ở các cơ sở điều tra Chỉ tiêu Công ty TNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) SL (lđ) CC(%) (%) SL (lđ) CC(%) (%) SL (lđ) CC (%) 1. Sắt thép 1.1. Tổng số lao động 112 100.00 37.33 90 100.00 30.00 242 100.00 13.44 1.1.1. Số người có trình độ cấp I 44 39.29 14.67 55 61.11 18.33 110 45.45 6.11 1.1.2. Số người có trình độ cấp II 46 41.07 15.33 23 25.56 7.67 98 40.50 5.44 1.1.3. Số người có trình độ cấp III 16 14.29 5.33 10 11.11 0.33 33 13.64 1.83 1.1.4. Số người có trình độ TC,CĐ,ĐH 6 5.36 2.00 2 2.22 0.67 1 0.41 0.06 2. Mộc Mỹ nghệ 127 2.2. Tổng số lao động 432 100.00 61.67 365 100.00 33.18 576 100.00 11.05 2.2.1. Số người có trình độ cấp I 107 24.77 15.29 127 34.79 11.55 215 37.33 5.24 2.2.2. Số người có trình độ cấp II 220 50.93 31.43 133 36.44 12.09 248 43.06 6.05 2.2.3. Số người có trình độ cấp III 94 21.76 13.43 84 23.01 7.64 111 19.27 2.71 2.2.4. Số người có trình độ TC, CĐ, ĐH 11 2.55 1.56 11 3.01 1.00 2 0.35 0.04 3. Dệt 3.3. Tổng số lao động 25 100.00 25.00 92 100.00 30.67 35 100.00 2.50 3.3.1. Số người có trình độ cấp I 8 32.00 8.00 26 28.26 8.67 9 25.71 0.64 3.3.2. Số người có trình độ cấp II 10 40.00 10.00 40 43.48 13.33 16 45.71 1.14 3.3.3. Số người có trình độ cấp III 5 20.00 5.00 20 21.74 6.67 8 22.86 0.57 3.3.4. Số người có trình độ TC,CĐ,ĐH 2 8.00 2.00 6 6.52 2.00 2 5.71 0.14 Phụ lục 4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở điều tra ĐVT: % Chỉ tiêu CTTNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất 1. Sắt thép 1.1. Theo khu vực tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 1.1.1. Tiêu thụ trong tỉnh 8.25 10.22 11.80 1.1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh 71.69 80.35 88.20 1.1.3. Xuất khẩu 20.06 9.43 - 1.2. Theo hình thức tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 1.2.1. Tiêu thụ trực tiếp 20.06 9.43 - 1.2.2. Tiêu thụ qua trung gian 79.94 90.57 100.00 1.3. Tỷ suất hàng hoá 85.78 86.36 88.62 2. Mộc mỹ nghệ 2.1. Theo khu vực tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 2.1.1. Tiêu thụ trong tỉnh 10.25 11.42 65.52 2.1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh 29.53 54.25 29.12 2.1.3. Xuất khẩu 60.22 34.33 5.36 2.2. Theo hình thức tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 2.2.1. Tiêu thụ trực tiếp 37.34 39.15 26.75 2.2.2. Tiêu thụ qua trung gian 62.66 60.85 73.25 2.3. Tỷ suất hàng hoá 88.36 85.15 96.28 3. Dệt 3.1. Theo khu vực tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 3.1.1. Tiêu thụ trong tỉnh 25.30 12.54 100.00 3.1.2. Tiêu thụ ngoài tỉnh 74.70 87.46 - 3.1.3. Xuất khẩu - - - 3.2. Theo hình thức tiêu thụ 100.00 100.00 100.00 3.2.1. Tiêu thụ trực tiếp 74.70 87.46 - 3.2.2. Tiêu thụ qua trung gian 25.30 12.54 100.00 3.3. Tỷ suất hàng hoá 86.35 94.21 100.00 Phụ lục 5. Phiếu điều tra (Ngành nghề TCN năm 2002) 1. Họ và tên chủ cơ sở: ………………………... 2.Tuổi: ………3. Nam (nữ). 4. Thôn (phố) …………………. 5. Xã (thị trấn) ……………………… 6. Trình độ văn hóa: …………. 7. Trình độ kỹ thuật……………………… 8. Loại hình cơ sở: Công ty TNHH [ ] DNTN [ ] HTX [ ] Hộ [ ] 9. Ngành nghề sản xuất: ……………………………………………………… 10. Tình hình cơ bản của cơ sở, hộ, về nhân khẩu, đất đai: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Ghi chú I. Số khẩu II. Đất đai 1. Diện tích đất canh tác 2. Diện tích đất cho ngành nghề: - Trong đó diện tích đất thuê + Cụm công nghiệp + Ngành khác - Theo chủ cơ sở: + Mặt bằng sản xuất: - Đủ [ ] - Thừa [ ] - Thiếu [ ] + Cơ sở hạ tầng: - Đáp ứng [ ] - Không đáp ứng [ ] - ý kiến của chủ cơ sở: + Thuận lợi: + Khó khăn: - Đề xuất của chủ cơ sở: 11. Tình hình lao động của cơ sở: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Ghi chú Tổng số lao động 1. Theo giới tính - Nam - Nữ 2. Theo nguồn gốc - Lao động tại chỗ - Lao động đi thuê 3. Theo trình độ văn hóa - Mù chữ - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Trung cấp - Cao đẳng - Đại học 4. Theo trình độ kỹ thuật - Nghệ nhân - Thợ kỹ thuật - Thợ chính, thợ cả - Thợ phụ, học việc Lao động phổ thông - Theo chủ cơ sở: + Số lượng lao động: - Đủ [ ] - Thừa [ ] - Thiếu [ ] + Chất lượng: - Đáp ứng [ ] - Không đáp ứng [ ] - ý kiến đề xuất về lao động:12. Tình hình trang thiết bị của cơ sở: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Nguyên giá Năm mua Năm sử dụng Nghi chú 1. Diện tích nhà xưởng - Xưởng sản xuất - Nhà kho - Cửa hàng 2. Thiết bị công cụ - - - - - - 3. Máy móc sản xuất - - - - - - - Theo chủ cơ sở: + Trang thiết bị: - Đủ [ ] - Thiếu [ ] - ý kiến của chủ cơ sở: + Thuận lợi: + Khó khăn: - Đề xuất: 13. Tình hình vốn cho sản xuất ngành nghề: Chỉ tiêu Đ.V.T Số lượng Ghi chú 1. Tổng vốn sản xuất a1. Vốn cố định. a2. Vốn lưu động b1. Vốn tự có b2. Vốn vay - Nhà nước - Vay tư nhân - Theo chủ cơ sở: + Vốn cho ngành nghề: + Vốn vay Nhà nước: - Đủ [ ] - Đáp ứng [ ] - Thiếu [ ] - Không đáp ứng [ ] - ý kiến của chủ cơ sở: + Thuận lợi: + Khó khăn: - ý kiến đề xuất của chủ cơ sở: 14. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất: Tên NVL Nhu cầu Thực tế cung cấp Nơi cung cấp SL Đơn giá SL Đơn giá 1. - Quý I - Quý II - Quý III - Quý IV 2. - Quý I - Quý II - Quý III - Quý IV 3. - Quý I - Quý II - Quý III - Quý IV - Thuận lợi: - Khó khăn: - ý kiến đề xuất: 15. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tên sản phẩm ĐVT SL SX Bán buôn Bán lẻ Xuất khẩu Nơi tiêu thụ SL Giá SL Giá SL Giá 1. 2. 3. 4. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: + Thuận lợi: + Khó khăn: - ý kiến đề xuất: 16. Hoạt động môi trường của cơ sở : - Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất chưa: + Có [ ] + Không [ ] - Đã áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường : + Có [ ] + Không [ ] - Chi phí/ năm cho hoạt động bảo vệ môi trường: - Có hình thức bảo hộ lao động để phòng tránh tai nạn: + Có [ ] + Không [ ] - Chi bao nhiêu cho công tác bảo hộ lao động: - ý kiến đề xuất: 17 .Công tác quản lý Nhà nước các cấp đối với cơ sở ngành nghề: - Thuận lợi: Khó khăn:18. Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm: Loại chi phí ĐVT Tên sản phẩm SL GT SL GT SL GT SL GT 1. NVL 2. Điện xăng dầu 3. CP vận chuyển 4. Trả công LĐ thuê 5. KH nhà xưởng,TBMM 6. Trả lãi tiền vay 7. Các khoản chi DV khác - Điện thoại - Sửa chữa nhà xưởng - Thuê nhà, đất, TBMM - Quảng cáo, DV tư vấn 8. Chi khác - Thuế - Tiếp khách - Mua văn phòng phẩm - Các khoản lệ phí khác 9. Công LĐ(ngày/ người) - ý kiến đề xuất của chủ cơ sở:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện từ sơn tỉnh bắc ninh (thực trạng và giải pháp).Doc
Luận văn liên quan