Dựán CARD, như đã đềcập trong văn kiện dựán, khi được thực hiện sẽhửu ích
trong việc phát triển nghềtrồng cây thanh long theo hướng GAP. Hiệu quảthiết thực
vẫn còn lệthuộc vào hoạt động “đồng bộ” của nhóm nông dân/ cơsởthu mua đóng
gói/ nhà xuất khẩu có tuân thủtheo các tiêu chuẩn chất lượng hay không-nhưlà mô
hình mẫu khi hệthống Thực hành nông trại tốt(GAP) được áp dụng chẳng những
cho thanh long mà cho các cây trồng khác ởViệt nam.
Ởthời điểm báo cáo này, dựán đã thực hiện được các hợp đồng cộng tác với các cơ
sởthu mua đóng gói nhận làm mô hình của dựán và đã có sựtiến triển vượt bậc về
tiềm năng quốc gia thông qua việc nhận thức, thực hiện hệthống kiểm soát chất
lượng cũng nhưmởcác lớp tập huấn cho các đối tác.Các mô hình dựán tại các cơsở
thu mua đóng gói đã thực hiện theo hướng ‘khách hàng là thượng đế’ và đang cung
cấp hạtầng cơsởcần thiết cho dựán đểthực hiện theo các yêu cầu đặt ra. Phát triển
các mô hình dựán đã giúp xây dựng hoàn chỉnh quyển cẩm nang chất lượng: tiêu
chuẩn BRC-áp dụng cho cơsở đóng gói sẽbổsung cho tiêu chuẩn EUREPGAP-
được phát triển tại các nông trại, hệthống kiểm soát chất lượng được thiết lập và huấn
luyện nhân sựtheo đúng chức năng nhiệm vụ.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chương trình Hợp tác Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (CARD)
Báo cáo tiến độ
037/04VIE
Phát triển hệ thốngGAP cho nhà sản xuất và xuất
khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang
MS5: Báo cáo 6 tháng lần thứ 3
Tháng 8/ 2006
MIỄN TRÁCH NHIỆM
Viện Nghiên cứu Rau quả và Lương thực của Newzeland có đủ khả năng, sự cẩn thận và nghiêm túc trong việc
chuẩn bị những thông tin như đã trình bày trong báo cáo này, nhưng sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý trong
thương mại của của bất cứ sản phẩm nào, cũng như sự thiệt hại do sử dụng những thông tin trong báo cáo này.
Mục lục
1.Thông tin về đơn vị ____________________________________________________ 1
2.Trích lược dự án ______________________________________________________ 2
3.Báo cáo tóm tắc _______________________________________________________ 2
4.Giới thiệu và bối cảnh __________________________________________________ 3
5.Tiến độ thực hiện ______________________________________________________ 4
5.1 Những điểm thực thi nổi bậc______________________________________________ 4
5.2 Lợi ích cho đối tượng qui mô nhỏ _________________________________________ 7
5.3 Tăng cường năng lực ____________________________________________________ 8
5.4 Thông tin đại chúng _____________________________________________________ 9
5.5 Quản lý dự án _________________________________________________________ 10
6. Báo cáo các vấn đề đang chéo _______________________________________ 10
6.1 Về môi trường ________________________________________________________ 10
6.2 Về giới tính và xã hội __________________________________________________ 10
7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững ______________________________ 10
7.1 Khó khăn tồn động và trở ngại ___________________________________________ 10
7.2 Các giải pháp__________________________________________________________ 12
7.3 Tính ổn định bền vững__________________________________________________ 13
8. Các bước thực hiện kế tiếp của dự án __________________________________ 13
9. Kết luận _________________________________________________________ 15
1. Thông tin đơn vị
Tên dự án Phát triển hệ thống GAP cho nhà
sản xuất và xuất khẩu thanh long
tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang
Cơ quan Việt nam tham gia Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền
nam
Trưởng dự án (phía Việt nam) Nguyễn Văn Hòa
Cơ quan đối tác của Úc Viện Nghiên cứu Rau quả và
Lương thực-New Zealand
Nhân sự của Úc John Campbell, Jim Walker
Ngày bắt đầu dự án 30/6/2005
Ngày kết thúc dự án (dự định) Tháng 3/ 2007
Ngày kết thúc dự án
Báo cáo dự án Báo cáo tiến độ dự án định kỳ 6
tháng lần thứ 3
Địa chỉ liên lạc
Phía Úc- Trưởng nhóm nghiên cứu
Tên John Campbell Telephone: +64 3 528 9106
Chức vụ Trưởng dự án Fax: +64 3 528 7813
Cơ quan HortResearch Email: jcampbell@hortresearch.co.nz
Phía Úc-địa chỉ hành chánh
Tên Bà Leonie Osborne Telephone: +64 9 815 8819
Chức vụ PA, Bioprotection Group
Leader
Fax: +64 9 815 4202
Tên tổ chức HortResearch Email: losborne@hortresearch.co.nz
Phía Việt nam
Tên Tiến sỹ Nguyễn Minh Châu Telephone: +84 73 893 129
Chức vụ Cố vấn dự án Fax: +84 73 893 122
Cơ quan Viện Nghiên cứu CAQ Miền nam
(SOFRI)
Email: mch@hcm.vnn/vn
2.Trích lược dự án
Nhà vườn trồng thanh long ở Việt nam nhận thấy giá trái cây của họ sụt giãm khoảng
60% từ năm 2000, điều này là do sự phụ thuộc rất lớn của trái cây vào thị trường nội
địa hay chỉ xuất khẩu thanh long cho các nước lân cận. Hiện nay có khoảng 10 doanh
nghiệp Việt nam xuất khẩu trái thanh long nhưng phần lớn trái thanh long lại chỉ
được cung ứng từ các nhà vườn có qui mô sản xuất nhỏ lẻ.Lợi nhuận có thể tăng lên
nếu như các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ và nhà xuất khẩu tiếp cận được trái thanh long
vào thị trường mới-đòi hỏi chất lượng cao hơn ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy
nhiên, theo những nguyên tắc và yêu cầu về chất lượng, cũng như an toàn thực phẩm
đòi hỏi người nông dân Việt nam phải thực hành nông trại tốt (GAP) nếu như họ
muốn xuất khẩu trái thanh long vào thị trường chất lương cao. Tiêu chuẩn
EUREPGAP cho nhà vườn và tiêu chuẩn toàn cầu về thực phẩm của Hiệp hội của
những nhà bán lẽ Anh (BRC) cho nhà đóng gói, là những tiêu chuẩn GAP cơ bản và
nền tảng tối thiểu về an toàn thực phẩm, hợp pháp, chất lượng và bền vững mà hiện
nay được đòi hỏi cho các siêu thị Châu Âu.Dự án này sẽ phát triển những bước cơ
bản thực thi của EUREPGAP và BRC cho cho nhà vườn và người đóng gói ở tỉnh
Bình Thuận và Tiền Giang, hầu giúp người nông dân xuất khẩu trái thanh long vào thị
trường chất lương cao ở Châu âu. Nếu thành công, dự án này sẽ cung cấp một hệ
thống GAP mới, phù hợp cho công nghệ sản xuất trái cây ở Viêt nam.
3. Báo cáo tóm tắt
Đây là báo cáo tiến độ lần thứ 3 cho Chương trình hợp tác Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn-Collaboration for Agriculture and Rural Development (CARD), số dự án
037/04VIE, giai đoạn1/3/2006 – 31/8/ 2006.
Trưởng dự án thuộc tổ chức HortResearch đã có 2 chuyến công tác đến Việt nam
từ19/3 đến 8/4/ 2006 và 23/7 đến 11/8/2006.
Không có sự thay đổi nhân sự của dự án ở giai đoạn báo cáo này. Ban cố vấn dự án
phía Việt nam vẫn tiếp tục công việc như: Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam
(SOFRI), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các thành viên có liên quan đến hoạt động sản xuất, đóng gói và xuất
khẩu đã tham gia các lớp tập huấn về tất cả các khía cạnh của Thực hành nông trại
tốt (GAP) với các cấp độ khác nhau. Khai thác hiệu quả tiềm năng nhân lực và cơ sở
hạ tầng sẳn có là tiêu chí hàng đầu của dự án nhằm đạt được kết quả như mong muốn.
Nhân sự Việt nam, Ông Nguyễn Hữu Hoàng đã tham gia lớp tập huấn: Thanh tra viên
nội bộ được tổ chức tại New Zealand.
Khảo sát thực địa tại vườn thanh long, thông qua điều tra hiện trạng canh tác của
nông dân nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn của nhà vườn khi thực hiện
GAP, đã hoàn tất ở giai đoạn báo cáo đầu tiên. Các số liệu thu thập được chuyển đổi
sang tiếng Anh, đưa vào mạng dữ liệu để phân tích.Báo cáo về kết quả điều tra hiện
trạng sản xuất của nhà vườn được thực hiện bởi nhân sự của HortResearch và được
trưởng dự án trình bày bằng PowerPoint cho các nhân sự của Viện Nghiên cứu cây
ăn quả Miền nam (SOFRI), cũng như cho các cơ sở thu mua, đóng gói, nông dân và
nhân sự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn vào giai đoạn tháng 3 và tháng 4/2006.
Việc chọn lựa các thành viên như người đóng gói, nhà xuất khẩu và nhóm nông dân
làm mô hình theo mục tiêu của dự án đã được hoàn tất vào tháng 9/2006. Khóa tập
huấn cho các thành viên tham gia mô hình về tiêu chuẩn BRC cho người đóng gói và
tiêu chuẩn EUREPGAP cho nông dân được tiếp tục thực hiện.Các khóa tập huấn về
kiểm soát chất lượng, sức khỏe và an toàn, kỹ thuật,những qui định về truy nguyên
nguồn gốc của sản phẩm, cũng như an toàn cho môi trường đã được triển khai, nhằm
trang bị kiến thức cho các thành viên tham gia thực hiện tốt, đạt các tiêu chuẩn của
GAP.
Nhóm khảo sát vườn thanh long do trưởng dự án thực hiện, nhằm đánh giá hiện trạng
sản xuất thanh long, cũng như phương cách đóng gói và vận chuyển của các cơ sở thu
mua đóng gói. Kết quả điều tra được tổng hợp dựa trên cở sở khảo sát chất lượng trái
qua các thao tác đóng gói.Từ đó, phát triển quyển sổ tay hướng dẫn về phương thức
đóng gói và vận chuyển phù hợp cho từng điều kiện thực tế của nông hộ và cơ sở
đóng gói mà vẫn bảo đảm chất lượng trái thanh long theo đúng yêu cầu của tiêu
chuẩn EUREPGAP và BRC, và an toàn cho người sử dụng. Quyển sổ tay này được
dịch sang tiếng Việt trước khi phân phối đến nông dân và cơ sở đóng gói tham gia
trong dự án. Các tiêu chuẩn được thiết lập trong dự án là sự kết hợp thực hiện của tất
cả nguyên tắc, tiêu chuẩn đã được xác định theo mục tiêu của dự án.
Thị trường chất lượng cao cho trái thanh long Việt nam được nghiên cứu xác định và
đánh giá, nhằm xuất khẩu trái có chứng nhận và cả trái thanh long có chất lượng cao
do hiệu quả tác động của dự án trong giai đoạn ban đầu hướng tới được chứng
nhận.Các cơ sở thu mua đóng gói phải chịu trả giá cao hơn cho sản phẩm trái có chất
lượng, ở giai đoạn hướng tới đạt được chứng nhận.
Mục tiêu đặt ra của dự án cho năm thứ 1 đã cho kết quả tốt.
Dự án CARD cho thanh long đã được quảng bá ở các báo địa phương, cũng như báo
nông nghiệp và vô tuyến truyền hình trong giai đoạn báo cáo này.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Mục tiêu 1:
Tăng cường sự canh tranh của các nông hộ sản xuất thanh long nhỏ lẻ và đẩy mạnh
khả năng cung ứng thanh long Việt nam cho thị trường chất lượng cao quốc tế, đồng
thời giới thiệu những qui định mới về chất lượng thực phẩm, an toàn cho môi sinh,
sản xuất bền vững, cũng như an toàn sức khỏe cho người lao động và người tiêu dùng
qua các kỹ thuật thực hành nông trại của nông dân và cơ sở đóng gói.
Mục tiêu 2:
Cung cấp các kỹ thuật mới và mở các lớp tập huấn cho các cán bộ nghiên cứu, cán bộ
khuyến nông Việt nam nhằm tăng cường nhân sự có trình độ, có kỷ năng truyền đạt
kiến thức để thực hiện tốt GAP cho cây thanh long.
Đầu ra được mong đợi của dự án bao gồm cách thức làm vườn mới để bảo đảm trái
thanh long Việt nam vào được thị trường Châu Âu và hướng dẫn các nông hộ nhỏ lẻ
tự điều chỉnh, hòa nhập vào chuổi cung ứng hàng hóa. Nhân sự tham gia dự án của
Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI), Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn và doanh nghiệp tư nhân sẽ được tập huấn tại vườn sản xuất và cơ sở đóng gói ở
Việt nam và 2 nhân sự của SOFRI sẽ tham gia khảo sát các hệ thống GAP cho cây ăn
quả ở New Zealand.
Với ý định phát triển nguồn nhân sự Việt nam ở các cơ quan nhà nước và cả doanh
nghiệp tư nhân dựa trên cơ sở ứng dụng vào thực tế sản xuất như:
-So sánh hiện trạng sản xuất ở các nông hộ trồng thanh long với các tiêu chuẩn
EUREPGAP thông qua kết quả điều tra hiện trạng sản xuất.
-Tăng cường tác động khoa học của SOFRI và thiết lập các hệ thống canh tác thanh
long bền vững,cũng như giải quyết các trở ngại.
-Xây dựng các mô hình sản xuất thanh long kiểu mẫu theo hướng EUREPGAP với
sự cộng tác của nhóm nông dân/cơ sở thu mua đóng gói/ nhà xuất khẩu.
-Xây dựng quyển sổ tay, nhật ký đồng ruộng cho nhà vườn và phát triển các phương
tiện tập huấn phù hợp, dễ truyền đạt từ cán bộ khuyến nông đến nông dân về canh tác
thanh long, cũng như việc áp dụng mô hình sản xuất thanh long cho các loại cây
trồng khác.
-Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng trái thanh long và tiến tới công nhận đạt tiêu
chuẩn EUREPGAP ở các mô hình sản xuất.
-Tối ưu hóa tác động ban đầu của dự án vào việc phát triển Thực hành nông trại tốt
(GAP) vào công nghệ sản xuất thanh long ở Việt nam thông qua việc tham gia tốt dự
án thanh long GAP.
5. Tiến độ thực hiện
5.1. Những điểm thực thi nổi bậc
5.1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất
Nhóm nghiên cứu của SOFRI đã điều tra hiện trạng sản xuất thanh long vào cuối
tháng 7/2005 ở 124 nông hộ thuộc tỉnh Bình thuận và 30 nông hộ ở Tiền giang. Điều
tra ghi nhận về hiện trạng canh tác ở các nông hộ so với tiêu chuẩn EUREPGAP(Báo
cáo 8/2006,phụ lục 2), cũng như ghi nhận thêm những thông tin về kỹ thuật canh tác,
các thông số kỹ thuật trong canh tác thanh long.
Số liệu điều tra được Tiến sỹ Jim Walker phân tích tại HortResearch và phần trình
bày bằng PowerPoint do ông Patrick Connolly đảm trách vào tháng 3/2006. Theo dự
kiến,Tiến sỹ Walker đến Việt nam trình bày bằng PowerPoint, tuy nhiên vì bận công
việc nên ông không thể đến Việt nam.
Kết quả điều tra do trưởng dự án trình bày vào tháng 3/2006 cho các nghiên cứu viên
của SOFRI và tiếp theo cho nhân sự của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và
nông dân ở Bình thuận. Kết quả này cũng được phổ biến cho nông dân và người thu
mua đóng gói vận chuyển trong vùng qua các lần tập huấn.
Ở các lần trình bày bằng PowerPoint, báo cáo viên luôn nhấn mạnh những điểm mâu
thuẩn cần khắc phục trong canh tác thanh long ở các nông hộ Việt nam khi họ muốn
tiếp cận sản phẩm của họ vào thị trường chất lượng cao.
Phần trình bày PowerPoint và các thông tin kỹ thuật thu thập trong quá trình điều tra
được nhóm nghiên cứu viên của SOFRI sử dụng cho công tác nghiên của họ.
5.1.2.Xây dựng quyển cẩm nang Thực hành nông trại tốt (GAP)
Quyển cẩm nang viết bằng tiếng Anh về chất lượng trái thanh long đã được hoàn tất
và hiện đang được dịch sang tiếng Việt. Quyển sách này đã hoàn chỉnh vào cuối
tháng 3 với dạng phiên bản gốc nhưng do giới hạn thời gian nên bị đình trệ và cần
hiệu đính.Quyển sách này được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng trái thanh
long theo mục tiêu dự án. Quyển sách được viết ở trình độ dễ hiểu giúp nông dân thực
hiện tốt nhằm thỏa mản tiêu chuẩn EUREPGAP và giúp các cơ sở thu mua đóng gói
thực hiện theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn BRC. Quyển sách này rất hửu dụng
trong tương lai cho các cơ sở đóng gói khác, như là quyển cẩm nang cầm tay phù hợp
cho điều kiện thực tế của họ.
Thẩm định về hiệu quả ứng dụng của quyển cẩm nang chất lượng trái thanh long theo
tiêu chuẩn của BRC và EUREPGAP và những yêu cầu của người tiêu dùng, của cơ sở
đóng gói và nông dân sẽ được thực hiện bởi một tổ chức có thẩm quyền, chuyên biệt
và có tính độc lập. Việc đánh giá của tổ chức này dự định vào khoảng tháng 12/2006,
khi hồ sơ từ nhóm thanh tra nội bộ được hoàn tất.
Quyển sách về tiêu chuẩn BRC về thực phẩm đã được mua phục vụ cho hệ thống
kiểm tra chất lượng tại các cơ sở thu mua đóng gói và dự án này đã xây dựng quyển
cẩm nang phục vụ việc kiểm soát chất lượng trái tại cơ sở đóng gói của ông Hiệp.
Mục tiêu của dự án cũng xây dựng nguồn nhân lực có tay nghề, làm việc tại các cơ sở
đóng gói nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC. Có sự nổ lực rất lớn của các
thành viện dự án nhằm xây dựng quyển cẩm nang cho các cơ sở đóng gói, cho hệ
thống đo lường chất lượng và công nhân thực hiện bốc xếp hay công tác tại nhà máy
chế biến, nội dung quyển sách này rất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng cẩm
nang và thiết lập dây chuyền đóng gói theo phương thức trên, nhằm bảo đảm chất
lượng trái cho người tiêu dùng, dễ sử dụng, cung cấp phương tiện hửu ít và dễ hiểu
cho các lớp tập huấn, tạo ra tiến trình chuẩn xác và thuận lợi cho nhóm thanh tra nội
bộ và tổ chức thẩm định thực hiện tốt. Tổ chức BRC đã cho phép dự án sử dụng tiêu
chuẩn BRC để xây dựng cẩm nang chất lượng trái thanh long cho các mô hình của dự
án.
5.1.3.Xây dựng kế hoạch thực hiện – Đã hoàn tất ở báo cáo tiến độ đầu tiên
5.1.4.Thiết lập chương trình Thực hành nông trại tốt (GAP) cho một năm
Như đã đề cập trong báo cáo trước đây, cơ sở thu mua đóng gói của ông Hiệp được
chọn làm mô hình đóng gói trái thanh long. Nhân sự của dự án đã thỏa thuận với ông
Hiệp chuyển cơ sở này hoạt động cho dự án, cơ sở được trang bị thêm thiết bị hoạt
động phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn BRC và của mục tiêu dự án.Trong chuyến
công tác tại Việt nam vào tháng 8/2006 của trưởng dự án, hợp đồng cộng tác được ký
kết giữa ông Hiệp và Tiến sỹ Châu-Cố vấn dự án. Hợp đồng cộng tác được dựa trên
biên bản thảo luận và trình bày trong báo cáo trước đây.Thực tế, những vấn đề cần
khắc phục-nhấn mạnh bởi trưởng dự án trong chuyến công tác trước đây- đã đề cập
với Ông Hiệp.
Ông Hiệp- Công ty trách nhiệm hữu hạn thanh long Hoàng hậu, đã nhận lời cung cấp
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để làm mô hình mẫu của dự án.Bên cạnh việc hổ trợ
cở sở đóng gói cho dự án, Ông Hiệp cũng hứa hợp tác 70 hecta vườn cho dự án xây
dựng mô hình canh tác thanh long theo tiêu chuẩn EUREPGAP.
Ông Hiệp mạnh dạng cam kết thực hiện đúng mọi kế hoạch mà dự án CARD đưa ra.
Đây là một thành công lớn của dự án vì mọi hợp phần trong chuỗi hoạt động kiểm
soát chất lượng trái thanh long sẽ được thực thi, mỗi thành viên hiểu được vai trò của
mình và toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động đồng bộ, có hiệu quả trước khi trưởng dự án
viếng thăm Việt nam dự kiến vào tháng 11/2006. Nhóm nghiên cứu dự án của Viện
nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI) sẽ hoàn tất dịch quyển cẩm nang sang
tiếng Việt vào cuối tháng 9. Quyển cẩm nang này sẽ phân phát cho ông Hiệp sau khi
được dịch sang tiếng Việt, và nhóm tham gia dự án sẽ hướng dẫn và tổ chức các lớp
tập huấn cho các nhóm thành viên làm mô hình mẫu của dự án, cũng như nhóm thanh
tra nội bộ sẽ thực hiện công tác thanh tra các hoạt động và hướng dẫn điều chỉnh hoặc
sửa đổi khi cần thiết.
Các mô hình mẫu cho dự án thanh long gồm có:
.Cơ sở thu mua đóng gói của ông Hiệp
.70 hecta vườn trồng thanh long của ông Hiệp
.Khoảng 3 nông hộ có diện dích khá lớn nhận cung cấp trái thanh long cho ông Hiệp
.Hơn 10 hộ nông dân sản xuất thanh long nhỏ lẻ quanh vùng đã ký hợp đồng hợp tác
với dự án, trong đợt điều tra hiện trạng sản xuất do các thành viên của Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện.
.Một số hộ nông dân khác cũng nhận làm mô hình và cung cấp sản phẩm khi cơ sở
đóng gói hoạt động.
Các mô hình mẫu như được đề cập trên, khi được chứng nhận, sẽ cung cấp sản phẩm
trái chất lượng cao cho thị trường ở các nước Châu Âu và đóng vai trò sống còn cho
hệ thống kiểm soát chất lượng đã được thành lập.
5.1.5.Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng
Trước thời điểm báo cáo này, dự án đã tổ chức các khóa tập huấn cho các nhóm thành
viên, hợp tác với dự án hoạt động theo đúng tiêu chuẩn GAP. Dựa trên nhiệm vụ và
quyền lợi của thành viên và các mô hình sản xuất, dự án đã tổ chức tập huấn nhấn
mạnh vào các nội dung cần thiết cho các nông hộ và cơ sở thu mua đóng gói, giúp họ
thực hiện đúng các tiêu chuẩn đặt ra, trước khi có sự kiểm tra của tổ chức cấp giấy
chứng nhận.
Lựa chọn hệ thống tiêu chuẩnsoát chất lượng
Dự án chọn tiêu chuẩn đóng gói BRC và tiêu chuẩn chất lượng EUREPGAP làm kim
chỉ nam cho kế hoạch phát triển trái cây Việt nam, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho người đầu tư sản xuất. Tiêu
chuẩn EUREPGAP được áp dụng vào sản xuất ở vườn quả của nông dân, trong khi
tiêu chuẩn BRC được áp dụng cho các cơ sở thu mua đóng gói. Cả 2 tiêu chuẩn này
bổ sung cho nhau bảo đảm trái thanh long sản xuất và đóng gói theo đúng tiêu chuẩn
về chất lượng, an toàn cho sức khỏe và hợp pháp như mong muốn, để cung cấp cho
các thị trường chất lượng cao.
Cở sở cho việc lựa chọn 2 tiêu chuẩn này là nhằm vào sự đòi hỏi của các thị trường
chất lượng cao như đã đề cập trong mục tiêu của dự án. Dự án đã định hướng rỏ
‘Khách hàng là thượng đế’ và hệ thống kiểm soát chất lượng phải thỏa mãn mọi yêu
cầu của khách hàng khi đi vào hoạt động và đặc biệt hơn là phải thực hiện đúng
những điều như đã cam kết về chất lượng, hợp pháp, an toàn cho sức khỏe và là cơ sở
để truy nguyên nguồn gốc cho toàn bộ sản phẩm được sản xuất và đóng gói.
Hệ thống xây dựng và kiểm tra chất lượng-áp dụng tại các mô hình mẫu có thể bảo vệ
cho nông dân và các cơ sở đóng gói tránh những khiếu nại về hư hại khi sản phẩm đã
rời khỏi cơ sở đóng gói ( không chịu trách nhiệm)
*Hoạt động và tiến độ thực hiện của hệ thống kiểm tra chất lượng tại các mô hình
mẫu như sau:
-Thành lập các thành viên tham gia mô hình và hoạch định sự liên kết của họ
-Chọn tiêu chuẩn BRC làm định hướng cho hệ thống kiểm tra chất lượng tại các cơ sở
đóng gói
-Chọn tiêu chuẩn EUREPGAP làm định hướng cho hệ thống kiểm tra chất lượng tại
vườn sản xuất của nông dân
-Xây dựng quyển cẩm nang kiểm soát chất lượng trái thanh long bằng tiếng Anh
-Dịch quyển cẩm nang sang tiếng Việt
-Phân phát quyển cẩm nang tiếng Việt đến các cơ sở đóng gói và các nông dân tham
gia mô hình vào cuối tháng 9
-Trang bị thêm phương tiện, cơ sở vật chất theo yêu cầu của hệ thống chất lượng tại
các cơ sở đóng gói, các hộ nông dân. Một vài nơi, công việc này đã thực hiện hoàn
tất.
-Nhân sự Việt nam tham gia dự án được đào tạo kiến thức, kỷ năng, để tham gia tập
huấn cho các nông dân sản xuất thanh long nhỏ lẻ quanh vùng.
-Mở các lớp tập huấn đặc biệt cho công nhân trực tiếp tham gia đóng gói và nhóm
nông dân
-Phát triển hệ thống kiểm soát chất lượng tại các mô hình mẫu như đã đề cập trong
quyển cẩm nang dưới sự hướng dẫn và tập huấn của nhóm nhân sự tham gia dự án
của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI)
-Khi thuận lợi, các nhóm thanh tra nội bộ sẽ bắt đầu đánh giá chất lượng sản phẩm tại
các mô hình mẫu
-Dự kiến việc thẩm định bởi tổ chức cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện vào khoảng
tháng11 hoặc 12/2006, vào dịp viếng thăm Việt nam của trưởng dự án .
5.1.6.Trình duyệt cấp giấy chứng nhận
Trưởng dự án đã liên hệ với tổ chức Société Générale de Surveillance (SGS), (tại
Vietnam, chi nhánh tại Indonesia and New Zealand)- tổ chức cấp giấy chứng nhận
của quốc tế, thẩm định và xác nhận các hoạt động của dự án .Tổ chức SGS rất nhiệt
tình tham gia vào hoạt động kiểm soát chất lượng các nông sản Việt nam và một điều
được hiểu rằng chi phí để xác nhận hoạt động của dự án là ở mức canh tranh của một
sản phẩm. Giá trị chiết tính cho việc xác nhận sản phẩm của nông dân và cơ sở đóng
gói tham gia dự án tùy thuộc vào cơ sở thẩm định của nhóm thanh tra nội bộ.
Đơn đệ trình công nhận các mô hình mẫu tham gia dự án của các nông hộ, cơ sở đóng
gói và nhà xuất khẩu sẽ được gởi đến tổ chức công nhận nhãn hiệu hàng hóa vào
tháng 12/2006.
Đơn đệ trình được xây dựng theo mẫu BRC/EUREPGAP Internal Audit Report với
các số liệu được phân tích và trình bày theo từng nhóm thành viên đã tham gia
chương trình tập huấn của dự án.
5.1.7.Hoạt động mở rộng cho năm 1 và việc nhân rộng mô hình cho các nhóm
nông dân khác- được kế hoạch cho năm 2
Kết quả của dự án thanh long CARD và phương thức mà dự án hổ trợ giúp nông dân,
cũng như các cơ sở đóng gói hòa nhập trái cây Việt nam vào thị trường chất lượng
cao đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề làm vườn của Việt nam. Nhóm cán bộ tham gia dự
án thuộc Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam tiếp nhận các phương cách mới, vào
từng mô hình cụ thể trên lãnh vực khoa học
5.1.8.Hoạt động tập huấn ở năm 2-được kế hoạch cho năm 2
Những nông dân và cơ sở đóng gói nhiệt tình tham gia dự án sẽ được tham gia vào
các lớp tập huấn khi thời gian cho phép. Khi các mô hình sản xuất mẫu thành công,
các khóa tập huấn sẽ trở nên trang trọng và sinh động hơn. Ở giai đoạn này, các lớp
tập huấn sẽ rất hữu ích với việc sử dụng triệt để kỷ năng “được tăng cường” của các
nhân sự Việt nam .
5.2.Lợi ích cho các đối tượng có qui mô nhỏ
Trong thời gian nghiên cứu, triển khai dự án và qua các chuyến khảo sát, các nhân sự
của Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI) và tổ chức HortResearch đã và
đang nổ lực tìm ra đối tác ở các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước có khả năng làm
tiên phong trong việc duy trì, cải thiện và phát triển hệ thống kiểm soát chất lượng
sản phẩm.
Tiêu chuẩn hàng đầu được đặt ra là nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng quốc gia,
bảo đảm sự ổn định lâu dài một khi dự án kết thúc.
Dự án đã cố gắng thực hiện và dành nhiều thời gian vào việc xác định và tổ chức tập
huấn cho các nông hộ sản xuất nhỏ, giúp họ thực hiện tốt thực hành nông trại như
mục tiêu dự án đã đề ra, nhưng vẫn còn một số tồn động như: một số nông hộ sản
xuất nhỏ không nhận thực hiện GAP ở cấp độ như yêu cầu của khách hàng và của dự
án. Vì lý do này, dự án đã tăng cường phát triển các mô hình kiểu mẫu để chứng minh
rằng GAP có thể thực hiện được ở các nông hộ sản xuất nhỏ. Nông dân được khuyến
kích tham gia các lóp tập huấn của dự án khi họ chịu thực hiện đúng theo các yêu cầu
của khách hàng.
5.3.Tăng cường kỷ năng
Trang bị kỷ năng ban đầu cho các thành viên Việt nam tham gia dự án
Trang bị kỷ năng cho các thành viên Việt nam tham gia dự án đã được xúc tiến một
cách phù hợp, trước thời điểm báo cáo này. Tiến sỹ Châu đã tạo môi trường làm việc
rất tốt, khuyến khích các nhân viên của mình thực hiện tốt tiêu chuẩn GAP.Hoạt động
này có ý nghĩa thiết phục đối với giới báo chí nhằm chuyển giao kinh nghiệm của ông
đến các thành viên dự án và dần dần đến nông dân và cơ sở đóng gói. Các thành viên
Việt nam tham gia dự án có kiến thức rất vững vàng về tiêu chí của GAP, tự tin trong
việc truyền đạt kiến thức ở các lớp tập huấn nông dân và cơ sở đóng gói. Cả hai
trưởng dự án người New Zealand và Việt nam đã có chuyến công tác nước ngoài để
trao đổi và học hỏi thêm kinh nghiệm.
Điều hành hoạt động dự án và thông tin lẫn nhau được thực hiện rất tốt bởi 2 trưởng
dự án. Sự nhiệt tình của Tiến sỹ Châu cho sự thành công của dự án CARD luôn thể
hiện vai trò lãnh đạo trong việc hổ trợ, tổ chức thực hiện GAP của Viện nghiên cứu
cây ăn quả Miền nam, nhằm phát triển nghề vườn theo hướng tiêu chuẩn GAP. Điều
này dẫn đến sự thành công và tính bền vững của dự án. Một điều thất vọng là, các
nhân sự của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Binh thuận ngần ngại trong việc
khuyến cáo trồng thanh long theo tiêu chuẩn đã đề ra của dự án.
Một số điểm nhấn mạnh cho trưởng dự án trong việc phát triển nguồn nhân lực, qua
chuyến công tác sang Newzeland của ông Hoàng:
Mặc dù bị đình trệ vài tuần lễ so với dự kiến nhưng chuyến công tác đạt được những
kết quả như sau:
-14/6: Viếng thăm cơ sở đóng gói xuất khẩu trái kiwi theo tiêu chuẩn BRC tại Bay of
Plenty. Ông Hoàng khảo sát các thao tác đóng gói, hoạt động của hệ thống kiểm soát
chất lượng ở cơ sở đóng gói.
-Thăm vườn thí nghiệm tại Te Puke của tổ chức HortResearch, học hỏi kế hoạch
nghiên cứu nghề vườn và hoạt động ở vườn thí nghiệm. Chuyến khảo sát tại Bay of
Plenty rất thuận lợi về thời gian cũng như đi lại. Vùng Te Puke vào thời điểm này cây
kiwi vẫn còn cho trái và cơ sở đóng gói vẫn còn hoạt động, trong khi ở Nelson
Region thì mùa trái đã qua.
-15 và16/6: Ông Hoàng tham dự khóa tập huấn về thanh tra nội bộ tại Hastings, chủ
trì bởi New Zealand Organisation for Quality. Nội dung khóa tập huấn đã được trình
bày trong báo cáo của dự án tháng 2/2006-Ông Hoàng được cấp giấy chứng nhận của
khóa học
-16 đến 22/6 Thăm Nelson Region và được đón tiếp bởi trưởng dự án
Chương trình tại Nelson bao gồm:
Tham quan Trung tâm nghiên cứu Nelson của HortResearch, thăm vườn thí
nghiệm.Chuyến khảo sát này nhằm thu thập thông tin, giúp Viện Nghiên cứu cây ăn
quả Miền nam thành lập Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển nghề vườn.
Tham quan cơ sở Inglis đóng gói trái kiwi theo tiêu chuẩn BRC và khảo sát các
phương tiện và hệ thống kiểm tra chất lượng.Cơ sở này không đóng gói cho xuất
khẩu, mà chỉ thực hiện kiểm tra việc đóng kiện trước khi sản phẩm được đem trử vào
kho lạnh. Công việc kiểm tra bao gồm đóng gói lại những thùng trái cây không đạt
tiêu chuẩn, đánh dấu thùng hàng đã qua kiểm tra và chuyển hàng.Ông Hoàng thao
diễn rất tốt công tác thanh tra viên nội bộ.
Tham quan Latitude 41- một cơ sở đóng gói táo xuất khẩu rất lớn, không qua trử lạnh,
hoạt động theo tiêu chuẩn BRC.Ông Hoàng được huấn luyện rất kỹ càng về hoạt
động của cơ sở, cũng như hệ thống kiểm tra chất lượng và lập hồ sơ lưu trữ. Ông
Hoàng may mắn được quan sát hoạt động kiểm tra những sản phẩm không đạt tiêu
chuẩn: được phân loại, đóng gói lại, kiểm tra chất lượng và lập hồ sơ lưu trữ.
Tham quan cảng Nelson, nơi các thùng hàng trái kiwi được bốc sếp và vận chuyển đi
Châu âu. Tổ chức SGS đảm trách thẩm tra cuối cùng các thùng hàng trước khi chuyển
đi.Việc quan sát hoạt động thẩm tra sản phẩm độc lập của nhân viên thuộc tổ chức
SGS trước khi thùng hàng được chuyển đi đã cũng cố niềm tin về tính nghiêm túc
trong việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng hiện đang áp dụng cho nghề
trồng kiwi của Newzeland, cũng như huy tính đối với mong đợi của khách hàng cho
nghề trồng thanh long ở Việt nam.
-23/6 Thăm Trung tâm nghiên cứu Mount Albert của tổ chức HortResearch tại
Auckland. Gặp gỡ các nhân sự tham gia dự án thanh long và các nhân viên tại văn
phòng trụ sở của tổ chức HortResearch.
5.4.Thông tin đại chúng
Hoạt động của dự án thanh long CARD đã được quãng bá trên tivi Bình thuận về sản
xuất thanh long sạch. Tiến sỹ Nguyễn Văn Hòa ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền
nam trình bày hoạt động của dự án CARD.
Nhóm tham gia dự án của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam và Tiến sỹ Châu đã
viếng thăm vào cuối tháng 7, tham gia tập huấn nông dân và cơ sở thu mua đóng gói,
khuyến khích xây dựng các mô hình mẫu của dự án. Một số buổi hội thảo đầu bờ và
lớp tập huấn nông dân được trình chiếu trên TV vào ngày 31/7 và ngày tiếp sau. Tivi
trình chiếu cuộc nói chuyện của Tiến sỹ Châu và ông Hiệp, nhiệt tình ủng hộ dự án
thanh long phát triển theo tiêu chuẩn GAP và đánh giá cao những thành quả mà dự án
CARD đạt được.
Nhóm tham gia dự án đã xây dựng tạp chí cho The HAI Newsletter #1 bằng tiếng
Anh và tiếng Việt vào tháng 7 (phụ lục # ).
Hoạt động của dự án cũng được đăng tải trên mạng
on 19/7/2006.
Nhóm nhân sự tham gia dự án của Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam đã xuất
bản tập chí khoa học, dựa trên kết quả điều tra hiện trạng sản xuất thanh long của
nông dân.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam đang xây dựng quyển cẩm nang 400 trang, về
phát triển nghề vườn Việt nam theo tiêu chuẩn GAP. Quyển cẩm nang này sẽ được
xuất bản 100 cuốn vào cuối năm 2006. Các nhân sự dự án sẽ tham gia xây dựng
quyển sách này và chương Những nghiên cứu điển hình do trưởng dự án chấp bút, đề
cập đến dự án phát triển thanh long.
5.5.Quản lý dự án
Không có sự thay đổi về nhóm nhân sự tham gia điều hành dự án vào thời điểm báo
cáo này. Nhóm nhân sự dự án vẫn tiếp tục nhiệm vụ, hoạt động hổ trợ lẫn nhau trên
tinh thần hợp tác, hữu nghị, trông sáng và hoàn thành nhiệm vụ.
Việc mua sấm trang thiết bị phục vụ dự án cho năm 1 đã hoàn tất. Danh sách thiết bị,
thông tin về nhãn hiệu, nhà sản xuất,..được đề cập ở phần phụ lục #.
Dự án phát triển thanh long theo hướng GAP, như đã ký kết tại MOU giữa dự án
CARD và VNCI đã kết thúc vào 31/3/2006. Tôi có nên trình bày chi tiết thêm không?
Tốt nhất là chờ kết quả phản hồi từ bà Barbara về vấn đề này. Cần có sự giải thích.
6. Báo cáo các vấn đề đan chéo
6.1. Về môi trường
Vấn đề môi trường, ghi nhận qua đợt điều tra hiện trạng sản xuất thanh long tiếp tục
được đề cập trong các lần tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, bao gồm:
-Sử dụng nông dược an toàn cho môi sinh
-Sử dụng phân hóa học thích hợp, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhưng không
hủy hoại mọi trường xung quanh
-Tiêu hủy phân và chất thải của con người
-Qui hoạch vùng trồng cây theo tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC
6.2.Về giới tính và xã hội
Dự án thanh long CARD có tác động tích cực một cách hệ thống đến đời sống xã hội
và nhân sinh. Ví dụ như, Thực hành nông trại tốt tạo điều kiện làm việc tốt cho công
nhân, được đối xử tốt, có chế độ chăm sóc sức khỏe và hệ thống bảo hộ lao động
thích hợp,.. và có chế độ bình đẳng giữa nam và nữ giới.
Môi trường lao động tốt, nghĩa vụ và quyền lợi người lao động luôn được quan tâm
đúng mức như được ghi rỏ trong quyển cẩm nang sản xuất thanh long chất lượng cao,
đặc biệt ở phần mô tả chức năng nhiệm vụ của dự án.
7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững
7.1. Khó khăn tồn động
Ở cấp độ nông dân:
Những khó khăn ở đối tác nông dân vẫn còn tồn tại như đã được đề cập trong các báo
cáo trước đây.
Hoạt động thu mua của thương lái, thông qua việc trả tiền trước cho nông dân hoặc
đôi khi ở thời điểm thu hoạch trái và cách thức vận chuyển trái cây của thương lái,
vẫn là những khó khăn chính ảnh hưởng đến việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Thực hiện truy nguyên nguồn gốc là yêu cầu ‘chính’ của sản phẩm đạt GAP.
Việc tổ chức VNCI tự xây dựng các tiêu chuẩn phân loại trái và đồ họa treo tường
phân loại các mẫu trái thanh long như đã trình bày trong các báo cáo trước đây, thể
hiện sự không tuân thủ theo mục tiêu của dự án CARD.
Ở cấp độ cơ sở thu mua đóng gói
Sự thiếu vắng các biểu bảng treo tường tiêu chuẩn phân loại trái tại các cơ sở đóng
gói cũng là hàng rào cản cho việc hoạt động và phát triển của hệ thống kiểm soát chất
lượng.
Trở ngại cơ bản nhất ở các cơ sở đóng gói là việc chậm trể thực thi các hệ thống kiểm
soát chất lượng, thay đổi trang thiết bị, đào tạo nhân sự để thực hiện đúng các tiêu chí
đặt ra nhằm thỏa mản nhu cầu khách hàng.
Ở cấp độ các doanh nghiệp xuất khẩu
Hai khó khăn tồn động lớn ở các doanh nghiệp xuất khẩu vào thời điểm báo cáo này
là:
-Tất cả trái cây vận chuyển bằng hàng không từ sân bay Tân sơn nhất bị kiểm tra chặt
chẻ ở mức độ từng thùng carton. Trong khi, các thống nhất về sự kiểm tra an ninh vẫn
bảo đảm các thùng trái cây vẫn còn hiện trạng như củ. Đây là trở ngại chính trong
việc vận chuyển trái cây bằng đường hàng không. Một số báo cáo cho rằng, những
thùng trái cây carton, khi đưa ra khỏi phòng lạnh, chuyển vào băng chuyền chờ kiểm
tra an ninh, các thùng carton này đôi khi bị trùm mủ nhựa trong thời gian khá dài, gây
nhiệt độ cao cho trái cây và thùng carton bị sũng nước, đôi khi thùng carton trái cây
bị lẫn lộn do nhiều nguồn gởi hàng khác nhau. Bốc xếp hàng còn tùy thuộc vào khả
năng chở của các container trên máy bay.
-Máy bay sử dụng chở thanh long từ Việt nam không bận tâm đến sự thiệt hại của trái
thanh long và bốc xếp hàng khi máy bay hạ cánh bất chấp ở điều kiện nóng bức hay
lạnh giá- trái thanh long không còn giá trị thương mại. Cần có những kiến nghị đòi
bồi thường thiệt hại.
Ở cấp độ các siêu thị hay chợ
Ở những thị trường chất lượng cao, đặc biệt ở Châu âu đòi hỏi trái cây phải thỏa mản
các tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC về phương thức sản xuất, đóng gói và vận
chuyển.
Từ những kết quả ban đầu của dự án, Việt nam sẽ có trái thanh long chất lượng có thể
xem như gần thỏa mản các tiêu chuẩn quốc tế nhưng chưa qua xác nhận để xuất
khẩu. Điều quan trọng rằng, xuất khẩu được sản phẩm trái cây này sang thị trường
chất lượng cao sẽ mang về lợi tức rất lớn cho người nông dân.
Ở thời điểm này, sự chấp nhận của thị trường của loại trái cây ‘chuyển tiếp’ này và lợi
tức lớn cho nông dân vẫn chưa được đảm bảo.
Ở cấp độ dự án
Trong khi không có cản trở lớn nào, cải thiện hệ thống thông tin liên lạc tại Viện
nghiên cứu cây ăn quả Miền nam là bước tiến quan trọng.
Khi dự án CARD đầu tiên thực hiện GAP cho nghề làm vườn ở Việt nam, dự án phát
hiện sự thiếu vắng các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dự án.
Trang bị các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất theo hướng GAP dần dần được thực hiện
dựa trên nền tảng “tính đặc thù’ của dự án. Tuy nhiên, điều không chắc chắn mấy là
việc trang bị trên có thật sự đủ thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức cấp giấy chứng
nhận.
7.2.Các giải pháp
Ở cấp độ nông dân :
Cơ sở thu mua đóng gói đã tăng giá cho những sản phẩm trái chất lượng đạt tiêu
chuẩn.
Các mô hình dự án sẽ không bán trái cho các thương lái. Các phương thức hoạt động
thu mua trái cây đang được soạn thảo, chuyển giao cho các thương lái nhằm giúp đở
họ hoạt động theo các tiêu chuẩn của hệ thống kiểm soát chất lượng. Phương thức
hoạt động này sẽ bao gồm việc thanh tra các thương lái, kiểm tra sự tuân thủ của họ
và đây là vấn đề quan trọng nhất cho việc thực hiện truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Thiết kế các hình ảnh treo tường theo từng hoạt động thực tế của từng mô hình dự án
(Cho cây thanh long) do nhóm nhân sự Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam thực
hiện.Các hình ảnh này đựơc xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học do
Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam và tổ chức HortResearch thực hiện trước đây
( có nên nêu tên ??Allan Woolfe).
Ở cấp độc cơ sở thu mua đóng gói :
Sớm thiết kế các hình ảnh treo tường tại các cơ sở đóng gói vào giai đoạn đầu của
chuổi cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
Tranh thủ tổ chức các lớp tập huấn, phân phối quyển cẩm nang dự án cho các đối
tượng tham gia.
Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu cho các cá nhân chủ chốt của cơ sở đóng gói
vào tháng 7/2006 về: các tiêu chuẩn BRC, nội dung của quyển cẩm nang chất lượng,
mục tiêu và cách thức thực hiện, các thay đổi cần thiết tại cơ sở đóng gói để thỏa
mãn các yêu cầu; đào tạo nhân sự; hệ thống kiểm tra chất lượng, hoạt động của thanh
tra nội bộ và tổ chức công nhận nhãn hiệu hàng hóa.
Ở cấp độ nhà xuất khẩu:
Hai vấn đề khó khăn nổi cộm có thể làm vô hiệu hóa mọi nổ lực thực hiện dự án phát
triển thanh long đã được xác định. Cách giải quyết các rào cản này thì vượt xa khả
năng của dự án, nhưng đã được Tiến sỹ Châu lưu tâm và các vấn đề này sẽ được
nghiên cứu giải quyết trong các dự án khác liên quan đến các vấn đề về chuỗi cung
ứng/ chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp Việt nam.
Các hoạt động kiểm soát chất lượng thực hiện bởi nhóm thanh tra nội bộ của dự án sẽ
bảo đảm tính an ninh của các thùng hàng carton đựng thanh long mà không cần kiểm
tra của các nhân viên hải quan. Miễn kiểm tra các lô hàng trên cần được xem xét
chiếu cố.
Chuyên chở thanh long bằng đường hàng không từ Việt nam phải bảo đảm trái không
bị hư hỏng và bốc vở hàng phải vào thời điểm có nhiệt độ thích hợp. Không chọn các
chuyến bay không thỏa mãn yêu cầu trên để chở thanh long (dự án sẽ không thuê
chuyến bay không thõa mãn các yêu cầu trên để chở các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu)
Ở cấp độ siêu thị hay chợ:
Dự án đã thảo luận với các cơ sở thu mua đóng gói chi trả tiền phụ trội cho nông dân
sản xuất trái thanh long theo tiêu chuẩn GAP ở thời điểm chuyển tiếp này.
Ở cấp độ dự án:
Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam đang dần dần trang bị hệ thống thông tin liên
lạc tại Viện.
Dự án CARD tiếp tục khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp phục vụ hệ
thống kiểm soát chất lượng cho nghề trồng thanh long của Việt nam.
7.3.Tính bền vững
Tính bền vững đạt được bởi dự án thể hiện qua:
Tăng cường nội lực của quốc gia. Ở thời điểm báo cáo này, tăng trưởng về nội lực
của quốc gia và sự hiểu biết về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát chất lượng thể
hiện rất rỏ nét. Điều này đặc biệt nhận thấy rỏ ở nhóm tham gia dự án của Viện
Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam về nhận thức của họ đến khái niệm “chất lượng” và
sự nhiệt tình của họ ở các buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Có sự nổ lực rất lớn
trong việc truyền đạt kiến thức thu thập được qua chuyến công tác Newzeland của
ông Hoàng đến mọi thành viên tham gia dự án.Lớp tập huấn về thanh tra nội bộ sẽ
được tổ chức vào tháng 11/2006, vào dịp viếng thăm Việt nam của trưởng dự án.
Tổ chức các lớp tập huấn thao diễn thực hành cho các nhà xuất khẩu, cơ sở thu mua
đóng gói và nông dân vào khỏang thời gian xây dưng các mô hình dự án.
Xây dựng các cơ sở hạ tầng phù hợp hổ trợ cho dự án, và hiện thời cho các hoạt động
sản xuất sản phẩm nghề vườn theo hướng an toàn chất luợng GAP.
Nhân rộng một cách có hệ thống các mô hình dự án đến các nhóm khác và ở các vùng
khác.
Cung cấp lượng lớn sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn EUREPGAP/BRC cho thị
trường chất lượng cao trong thời gian sớm nhất, để chứng minh hiệu quả kinh tế của
hệ thống kiểm soát chất lượng đã được thực thi.
Thông tin quãng bá lợi ích về sức khỏe, an toàn cho môi sinh và xã hội của việc thực
hiện GAP-Đặc biệt cho người nông dân.
Tăng cường cải tiến kỹ thuật và phát triển có hệ thống, tránh sự tuột hậu về các kiểu
sản xuất củ
Đã có những tiến triển tốt các lãnh vực trên ở thời điểm báo cáo này.
8. Các bước thực hiện kế tiếp của dự án
Các bước thực hiện tiếp theo là tiếp tục công việc theo định hướng của dự án bao
gồm:
-Hình thành nhóm nhân sự dự án người Việt nam giàu kinh nghiệm
-Thực hiện dịch quyển cẩm nang chất lượng dựa trên nền tảng tiêu chuẩn
EUREPGAP/BRC cho nông dân và cho cơ sở thu mua đóng gói. Quyển cẩm nang
này bao gồm các qui ước về hoạt động sản xuất, tiến trình thực hiện và chức năng
nhiệm vụ của từng thành viên, các tiêu chuẩn phân loại sản phẩm theo độ chính và
chất lượng, hoạt động của tổ chức cấp giấy chứng nhận,..
-Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng tại các trang trại làm mô hình và các cơ sở
thu mua đóng gói, phản ánh đúng như mục tiêu của dự án.
- Tập huấn nông dân và cơ sở thu mua đóng gói, giúp họ thực hiện ‘đúng’ như ý đồ
của quyển cẩm nang.
-Thực hiện tranh tra nội bộ để khẳng định (nếu như/ thời điểm nào) sản phẩm đã tuân
thủ theo tiêu chuẩn và tổ chức thực hiện việc sữa lổi.
-Bố trí thời gian thích hợp để tổ chức công nhận nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện thanh
tra sự tuân thủ của các mô hình nông dân/cơ sở đóng gói. Hiện thời, nhóm nông dân
và cơ sở đóng gói đã được thành lập, đủ số lượng và phương thức làm việc theo
những yêu cầu của tổ chức cấp giấy chứng nhận đã được hoạch định rỏ. Dự án sẽ xin
mẫu đơn từ tổ chức SGS (một mẫu đơn tương tự có thể xin từ tổ chức IMO, tuy nhiên
tiêu chuẩn của tổ chức này-dựa trên các hướng dẫn hiện hành ở các mô hình của
VNCI-có vẽ như không phù hợp với yêu cầu chất lượng cao của khách hàng)
-Xác định những thị trường chất lượng cao để xuất khẩu trái cây Việt nam đạt tiêu
chuẩn EUREPGAP/BRC. Nghiên cứu sự chấp nhận trái cây “chuyển tiếp” của những
thị trường này và tìm hiểu thêm về ‘yêu cầu của khách hàng’, sớm chứng minh cho
nông dân thấy lợi tức cao hơn khi thực hiện GAP, kích thích họ chuyển đổi tập hoán
canh tác theo hướng GAP.
Những trở ngại trong phạm vi của dự án:
-Không có sự thay đổi nào về những trở ngại khuyến khích nông dân thực hiện theo
GAP phù hợp tiêu chuẩn EUREPGAP . Dự án đã thương thiết với các cơ sở thu mua,
đóng gói tăng giá trái thanh long từ các mô hình sản xuất theo GAP, nhằm giúp tăng
thu nhập cho nông dân
-Nông dân cần chứng minh thực tế rằng, chi phí đầu tư sản xuất trái cây của họ theo
GAP sẽ thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao
-Nông dân đòi hỏi cơ hội phát triển và sự trợ giúp tài chính hợp lý ở mức lãi thấp.
-Hoạt động của thương lái, thông qua việc mua trái cây tại vườn nông dân, mặc dù
thuận lợi cho nông dân sớm nhận tiền nhưng gây cản trở công việc truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm.
Cách khắc phục:
-Nông dân (và cơ sở đóng gói) đang được khuyến khích thực hiện theo GAP nhằm
bảo đảm an toàn sức khỏe cho chính mình, gia đình và an toàn môi sinh và cộng đồng
xã hội, cũng như tiếp cận trái cây của họ vào thị trường chất lượng cao.
-Các cuộc thương thuyết với những thị trường chất lượng cao đang tiến triển tốt nhằm
tìm hiểu giá trị thương mại thật sự của trái cây sản xuất tuân thủ theo GAP.Tìm hiểu
sự chấp thuận của những thị trường này đối với trái cây “chuyển tiếp” sẽ được thực
hiện trước khi xin đăng ký thương hiệu. Một điều được tiên đoán rằng, lợi nhuận cao
sẽ kích thích nhiều càng nhiều nông dân chấp nhận sản xuất trái cây theo hướng GAP.
-Việc tìm nguồn hỗ trợ về tài chánh cho nông dân sản xuất tiếp tục được đề cập.
-Điều cần khuyến cáo rằng, hướng dẫn nông sản xuất và quản lý tài chánh nên tiến
hành song song với bất cứ hình thức hổ trợ vốn nào.
-Tự chủ về tái chánh sẽ giúp nông dân giãm được áp lực của thương lái đối với hoạt
động sản xuất của nông trại.
Những trở ngại ngoài phạm vi của dự án:
Theo ghi nhận của các nhân sự dự án, hầu hết thùng hàng thanh long xuất khẩu vận
chuyển bằng đường hàng không tại sân bay Tân sơn nhất phải qua hệ thống kiểm tra
chặc chẻ.Việc kiểm tra từng thùng hàng riêng lẻ đã gây tổn hại trái bên trong vì các
thùng đều được nêm cứng trên nấp và phần đáy bằng băng keo và khi kiểm tra, phần
đệm trái bên trong thùng bị phá vở. Điều này dẫn đến thiệt hại như:
-Làm tổn hại giá trị hàng hóa của các thùng hàng ký gởi.
-Các thùng hàng có thể bị lẫn lộn do nhiều nguồn khác nhau.
-Các thùng hàng thanh long bị hư hại do vận chuyển cơ giới
-Các thùng hàng thanh long bị hỏng do để ngoài nắng, ngoài mưa.
Điều tồi tệ hơn là, các chuyến bay chở hàng trái thanh long không lưu tâm đến thiệt
hại của sản phẩm và nhiều trái bị hỏng nặng bởi nhiệt độ cao hoặc lạnh giá khi đến
siêu thị.
Cách khắc phục:
Có 2 vấn đề cần lưu tâm đối với trưởng dự án vào dịp viếng thăm Việt nam vào tháng
7/ tháng 8/2006. Hai vấn đề này đều có khả năng làm vô hiệu hóa mọi nổ lực của dự
án để phát triển trái thanh long an toàn, chất lượng và hợp pháp từ khâu sản xuất, thu
mua đóng gói và xuất khẩu đến tay người tiêu dùng. Trưởng dự án đang nổ lực khắc
phục những vấn đề này bằng cách :
-Tìm kiếm sự can thiệp của luật pháp/ tổ chức chính phủ về bồi thường thiệt hại đối
với những hoạt động kiểm tra tại sân bay làm hư hỏng hàng rau quả ký gởi.
-Tìm kiếm sự can thiệp của luật pháp/tổ chức chính phủ bồi thường thiệt hại đối với
những chuyến bay làm hư hỏng hàng rau quả ký gởi.
-Phản ánh các vấn đề này đến các tổ chức Việt nam, để họ vận động hành lang Chính
phủ nhằm tìm cách giải quyết.
-Gây sự chú ý về vấn đề này cho các dự án ở các lãnh vực khác- đặc biệt ở lãnh vực
xây dựng và giải quyết các hàng rào cản trở trong chuổi giá trị hàng hóa.
-Hệ thống kiểm soát chất lượng- áp dụng ở dự án phát triển thanh long sẽ tạo tiền đề
phát hiện khó khăn/ trở nại xãy ra (ở điểm nào) trong chuổi phân phối sản phẩm,
nhưng vấn đề tồn động là các hãng hàng không không chịu nhận khuyết điểm về họ
khi làm hư hại sản phẩm.
Dự án đang chú tâm đến hầu hết các trở ngại khi chúng vừa hiện diện. Tuy nhiên,
nhóm dự án tin rằng, sự hổ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết để giải quyết các vấn
đề tài chánh mang tính thời vụ của nông dân khi các mô hình trình diễn được
nhân rộng ở các vùng sản xuất thanh long và để giải quyết các vấn đề khó khăn
trong vận chuyển sản phẩm trái cây ở sân bay, cũng như ở các chuyến bay.
9. Kết luận
Dự án CARD, như đã đề cập trong văn kiện dự án, khi được thực hiện sẽ hửu ích
trong việc phát triển nghề trồng cây thanh long theo hướng GAP. Hiệu quả thiết thực
vẫn còn lệ thuộc vào hoạt động “đồng bộ” của nhóm nông dân/ cơ sở thu mua đóng
gói/ nhà xuất khẩu có tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng hay không-như là mô
hình mẫu khi hệ thống Thực hành nông trại tốt (GAP) được áp dụng chẳng những
cho thanh long mà cho các cây trồng khác ở Việt nam.
Ở thời điểm báo cáo này, dự án đã thực hiện được các hợp đồng cộng tác với các cơ
sở thu mua đóng gói nhận làm mô hình của dự án và đã có sự tiến triển vượt bậc về
tiềm năng quốc gia thông qua việc nhận thức, thực hiện hệ thống kiểm soát chất
lượng cũng như mở các lớp tập huấn cho các đối tác.Các mô hình dự án tại các cơ sở
thu mua đóng gói đã thực hiện theo hướng ‘khách hàng là thượng đế’ và đang cung
cấp hạ tầng cơ sở cần thiết cho dự án để thực hiện theo các yêu cầu đặt ra. Phát triển
các mô hình dự án đã giúp xây dựng hoàn chỉnh quyển cẩm nang chất lượng: tiêu
chuẩn BRC-áp dụng cho cơ sở đóng gói sẽ bổ sung cho tiêu chuẩn EUREPGAP-
được phát triển tại các nông trại, hệ thống kiểm soát chất lượng được thiết lập và huấn
luyện nhân sự theo đúng chức năng nhiệm vụ.
Điểm nổi bậc ở thời điểm báo cáo này là chuyến công tác sang Newzeland của ông
Hoàng và sự truyền đạt kiến thức/kỹ năng đã học sau khi ông Hoàng về nước.
Không có trở ngại lớn nào cho việc thực thi dự án ở gia đoạn này. Tuy nhiên, có vài
vấn đề nổi cộm ngoài khả năng giải quyết của dự án và đang được đệ trình vào dịp
khác. Dự án đang được thực thi tốt đẹp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_77__5444.pdf