Phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com (Bộ Công Thương)

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 TÓM LƯỢC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC HÌNH VẼ 4 CHƯƠNG 1 5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5 1.1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5 1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI 6 1.3 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 7 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 7 CHƯƠNG 2 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT 8 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, LÝ LUẬN CƠ BẢN 8 2.1.1 Khái niệm TMĐT: 8 2.1.2 Khái niệm về dịch vụ: 8 2.1.3 Khái niệm về dịch vụ điện tử (e-service ): 8 2.1.4 Khái niệm về mô hình nhà cung cấp dịch vụ điện tử (e-service provider): 8 2.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8 2.2.1 Lý thuyết về mô hình kinh doanh 8 2.2.1.1 Khái niệm 8 2.2.1.2 Vai trò 9 2.2.1.3 Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh 9 2.2.2 Lý thuyết về dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử 9 2.2.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT 9 2.2.2.2 Các loại dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT 9 2.2.3 Lý thuyết về mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT 9 2.2.3.1 Vai trò 9 2.2.3.2 Lợi ích 9 2.2.3.3 Đặc điểm 10 2.2.3.4 Các yếu tố cơ bản 10 2.2.3.5 Điều kiện để phát triển “mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT” 11 2.2.4 Lý thuyết về hai mô hình doanh thu mà ecvn.com đang áp dụng 11 2.2.4.1 Mô hình doanh thu quảng cáo (advertising revenue model) 11 2.2.4.2 Mô hình doanh thu đăng ký 12 2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC 12 2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM ( BỘ CÔNG THƯƠNG ) 13 CHƯƠNG 3 14 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM (BỘ CÔNG THƯƠNG ) 14 3.1 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN ECVN.COM (BỘ CÔNG THƯƠNG ) 14 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14 3.1.1.1 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra 14 3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn 14 3.1.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 15 3.1.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 15 3.1.2.1 1 Các phương pháp định lượng 15 3.1.2.2 Các phương pháp định tính 16 3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN ECVN.COM 16 3.2.1 Tổng quan tình hình của mô hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến và thực trạng vận dụng mô hình này tại ecvn.com 16 3.2.1.1 Thực trạng mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hiện nay 16 3.2.1.2 Sàn giao dịch TMĐT ecvn.com và các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của sàn. 17 3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến việc phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com 18 3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến việc phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com 20 3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 21 3.3.1. Kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp 21 3.3.1.1 Các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT mà ECVN cung cấp 21 3.3.1.2 Đối tượng doanh nghiệp ECVN hướng tới 22 3.3.1.3 Nguồn nhân lực của ECVN 22 3.3.1.4 Website 22 3.3.1.5 Cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm sử dụng 22 3.3.1.6 Hoạt động cung cấp dịch vụ của ECVN 22 3.3.1.6 Các mức thành viên tham gia 25 3.3.2 Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp 27 3.3.2.1 Vai trò của các dịch vụ hỗ trợ 27 3.3.2.2 Đánh giá mức thành viên và mức phí tương ứng 27 3.3.2.3 Hiệu quả hoạt động của các dịch vụ 27 3.3.2.4 Hoạt động quảng bá website và các dịch vụ hỗ trợ của ecvn.com 29 3.3.2.5 Mức độ cần thiết ứng dụng thanh toán điện tử 29 3.3.2.6 Lợi thế cạnh tranh của ecvn.com và các dịch vụ hỗ trợ của sàn so với đối thủ cạnh tranh. 30 CHƯƠNG 4 31 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM (BỘ CÔNG THƯƠNG )” 31 4.1 CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1.1 Những kết quả đã đạt được 31 4.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 31 4.1.3 Nguyên nhân 32 4.1.4 Vấn đề cần giải quyết 33 4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM 33 4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới 33 4.2.3 Phạm vi đề tài đã giải quyết được 34 4.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM 34 4.3.1 Kiến nghị 34 4.3.1.1 Đối với các cơ quan nhà nước 34 4.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp 36 4.3.2 Đề xuất giải pháp phát triển, hoàn thiện mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com [Bộ Công Thương ] 37 PHỤ LỤC 41

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com (Bộ Công Thương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com - ECVN được vận hành bởi một cơ quan có uy tín của Bộ Công thương vì thế có được niềm tin từ các đối tác quốc tế. - Được thành lập bởi Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương, trong 3 năm đầu [ 2005-2007] ECVN cung cấp hoàn toàn miễn phí các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp trong cả nước nên chưa quan tâm đến doanh thu của các dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các dịch vụ chưa cao. Từ 12/2008, chuyển sang hình thức hoạt động bán độc lập tức là một phần dựa vào ngân sách nhà nước, một phần thu phí thành viên để hoạt động. Việc chuyển đổi này gặp khá nhiều trở ngại trong hoạt động thu phí, hoạt động quản lý. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: ECVN hiện nằm dưới sự quản lý và điều hành của trung tâm phát triển thương mại điện tử Ecomviet. Với cở sở vật chất được trang bị đầy đủ và hiện đại, hệ thống máy chủ máy trạm mạnh. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá lớn, nhân viên được làm việc trong một môi trường hiện đại, được trang bị đầy đủ thiết bị, mỗi người có một máy tính riêng với cấu hình cao để phục vụ cho công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đôi khi vẫn mắc phải các sự cố về mạng, đường truyền khiến cho tốc độ công việc bị chững lại. Đây là vấn đề mà sàn đã và đang cố gắng khắc phục để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất. - Trình độ nguồn nhân lực đều được đào tạo từ bậc đại học trở lên với các chuyên ngành khác nhau nhưng đều có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường TMĐT. ECVN thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện nhằm năng cao trình độ chuyên môn cho các nhà quản lý và nhân viên. Do đặc thù ngành TMĐT còn rất mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực được đào tạo chính quy về TMĐT chưa có nên cũng có phần hạn chế cho sự phát triển của sàn và các dịch vụ hỗ trợ. 3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 3.3.1. Kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp Sau khi xử lý các dữ liệu thứ cấp, thu được kết quả như sau 3.3.1.1 Các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT mà ECVN cung cấp Các dịch vụ hỗ trợ của ecvn được chia làm hai mảng chính: hỗ trợ trực tuyến và hỗ trợ ngoại tuyến. Hỗ trợ trực tuyến bao gồm: Dịch vụ việc làm : viechay.ecvn.com Dịch vụ xây dựng website Dịch vụ chứng thực chữ ký số Dịch vụ quảng bá cho các DN Dịch vụ tư vấn, thông tin xuất nhập khẩu Dịch vụ cung cấp các cơ hội giao thương Dịch vụ Cung cấp CO điện tử Hỗ trợ ngoại tuyến bao gồm: Dịch vụ đào tạo Dịch vụ thẩm định thông tin Dịch vụ Kết nối các cơ hội kinh doanh 3.3.1.2 Đối tượng doanh nghiệp ECVN hướng tới Mục tiêu của ECVN là cung cấp dịch vụ hỗ trợ tới tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi loại dịch vụ cung cấp ECVN đều hướng đến các loại hình doanh nghiệp khác nhau: dịch vụ tư vấn, thông tin xuất nhập khẩu, cung cấp CO điện tử,…được hướng tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ECVN cung cấp các dịch vụ kinh doanh và quảng bá, dịch vụ đào tạo, dịch vụ cung cấp các cơ hội giao thương… 3.3.1.3 Nguồn nhân lực của ECVN ECVN được quản lý và điều hành bởi Trung tâm phát triển TMĐT và CNTT với đội ngũ cán bộ nhân viên gồm 22 người. Trong đó trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT tới các doanh nghiệp là phòng kinh doanh với 8 nhân viên có trình độ cao, được trang bị kiến thức TMĐT, quản trị và kinh doanh, có nhiều năm kinh nghiệp làm việc ở môi trường doanh nghiệp. 3.3.1.4 Website Khi mới thành lập website có địa chỉ : www.ecvn.gov.vn, sau được đổi thành www.ecvn.com. Website được hỗ trợ cả 3 ngôn ngữ: Anh, Trung, Việt. Website có giao diện đẹp, thân thiện với người dùng, màu sắc chủ đạo là vàng cam và xanh. Đây là màu sắc đặc trưng của ECVN. Website có nhiều tiện ích, cung cấp đầy đủ thông tin: về các dịch vụ và mức phí tương ứng; thông tin về các loại hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp thành viên, thông tin kinh doanh cập nhật hàng ngày đăng tải những cơ hội kinh doanh mới nhất cung cấp cho các doanh nghiệp. 3.3.1.5 Cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm sử dụng Hiện tại Trung tâm có 5 máy chủ server và 24 máy trạm, mỗi nhân viên đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc một cách hiệu quả nhất. Trung tâm được hỗ trợ bởi một trung tâm tin học với một đội ngũ nhân viên trình độ cao. Hiện tại, ECVN đang sử dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM, phần mềm kế toán máy Misa và một số phần mềm khác. 3.3.1.6 Hoạt động cung cấp dịch vụ của ECVN Hỗ trợ trực tuyến Dịch vụ quảng bá doanh nghiệp và kết nối các cơ hội kinh doanh Truy cập vào www.ecvn.com, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào sân chơi với trên 7000 thành viên đã được thẩm định với trên 10000 cơ hội kinh doanh, với hơn 1000 thành viên được bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công thương thẩm định và lựa chọn.[ Theo báo cáo thống kê thành viên của ECVN tính đến ngày 2/4/2009] Dịch vụ cung cấp các cơ hội giao thương Các cơ hội kinh doanh mới nhất cho doanh nghiệp thường xuyên được cập nhật. Thông tin về cơ hội kinh doanh, thông tin thành viên, thông tin hoạt động của sàn được cập nhật thông tin hàng ngày bởi các admin. Dịch vụ cung cấp CO điện tử Chứng nhận xuất xứ (CO - Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Ngày 21 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ký ban hành Quyết định số 0519/QĐ-BTM triển khai Đề án quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). eCoSys là một trong những dịch vụ công trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam. Hệ thống eCoSys được triển khai qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ, xử lý dữ liệu CO form ưu đãi của tất cả các phòng quản lý xuất nhập khẩu trên toàn quốc do Bộ Công Thương quản lý tại trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ. - Giai đoạn 2: Cấp CO điện tử trên diện hẹp, áp dụng thí điểm với các doanh nghiệp lớn, có uy tín, kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định. - Giai đoạn 3: Cấp chứng nhận xuất xứ điện tử trên diện rộng. Giai đoạn này sẽ cấp CO điện tử cho tất cả các form và cho tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Với quy trình xin cấp CO điện tử đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện, eCoSys giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực do đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, eCoSys còn góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ công tác thống kê xuất khẩu. Những thống kê dựa trên CO là nguồn dữ liệu quan trọng, chính xác phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thương mại và giải quyết các tranh chấp về thương mại với nước ngoài. Dịch vụ xây dựng website Doanh nghiệp sẽ được tặng một website bán hàng trực tuyến có tích hợp thanh toán trực tuyến trị giá 5.000.000 đồng, một năm miễn phí hosting. Đây được đánh giá là một dịch vụ khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp chưa có website hoặc đã có nhưng muốn xây dựng thêm vì để xây dựng một website chuyên nghiệp và tích hợp đầy đủ các tính năng thì doanh nghiệp sẽ phải mất một chi phí khá lớn. Dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm nhân sự qua trang tuyển dụng Ngày 24/8/2007, sàn giao dịch việc làm được chính thức khai trương tại địa chỉ Đây là dịch vụ hỗ trợ cho hơn 7000 thành viên của ECVN tuyển dụng lao động và giao dịch về việc làm, trong đó có tới hơn 2000 thành viên nước ngoài. Sàn giao dịch việc làm được ra đời từ những ý kiến đóng góp và nhu cầu tuyển dụng rất lớn của các doanh nghiệp thành viên. Với nguồn cung cấp việc làm sẵn có từ các doanh nghiệp thành viên ECVN, cộng với sự phối hợp của các đơn vị trong cả nước cũng như của hơn 60 thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài.[ Theo báo cáo thống kê thành viên của ECVN tính đến ngày 2/4/2009] Ngoài ra, hình ảnh của doanh nghiệp thành viên còn được quảng bá qua các search engine, trang vàng… Hỗ trợ ngoại tuyến Ngoài việc chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, ECVN cũng đề cao các hoạt động không trực tuyến. Có rất nhiều hình thức hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực kinh doanh cũng như ứng dụng TMĐT của các thành viên: Tư vấn trực tiếp qua điện thoại và gặp gỡ trực tiếp Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp qua e-mail, điện thoại được sử dụng thường xuyên để giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc kinh doanh trên ECVN, các vấn đề pháp lý trong TMĐT. Ngoài ra ECVN còn cử cán bộ tới gặp gỡ trực tiếp nhiều doanh nghiệp thành viên vàng để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, và hỗ trợ các thành viên này trong hoạt động TMĐTqua ECVN. Tổ chức đào tạo các lớp TMĐT miễn phí Năm 2006, ban quản lý đã tiến hành tổng cộng 9 khoá đào tạo miễn phí về TMĐT cho các thành viên khu vực phía Bắc và 2 khoá tại khu vực phía Nam thu hút hơn 400 học viên tham gia. Các khoá học này giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những kiến thức cơ bản về TMĐT cũng như tầm quan trọng của nó trong môi trường kinh doanh hội nhập. Năm 2007, tiếp tục phát triển việc đào tạo TMĐT cho các Bộ, ban ngành, doanh nghiệp liên quan để phát triển kỹ năng ứng dụng TMĐTcho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. ECVN xây dựng chương trình đào tạo TMĐT nâng cao từ Quý 1 năm 2007. ECVN triển khai chương trình: “Sinh viên với thương mại điện tử” từ ngày 8/5/2007. Đây là chương trình được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm trợ giúp các hoạt động đào tạo gắn sâu hơn với thực tiễn và phổ biến ngày càng sâu rộng kiến thức về TMĐT Năm 2008, 2009 tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo về thương mại điện tử cho các DN thành viên và sinh viên các trường đại học, tổ chức các buổi ngoại khóa cho sinh viên thăm quan cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN, tiếp nhận sinh viên các trường đại học, cao đẳng tới thực tập về TMĐT. Hỗ trợ thẩm định thông tin doanh nghiệp Các nguồn thông tin kinh doanh sẽ được các admin ECVN thẩm định trước khi cung cấp cho các doanh nghiệp. Đồng thời ECVN thường xuyên tổ chức các hoạt động điển hình như: xét tuyển danh sách xuất khẩu uy tín Việt Nam, bình chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm liền, nâng cấp thành viên. Xuất bản thường xuyên các bản tin tháng về hoạt động của ECVN Bắt đầu từ tháng 9/2005, Ban quản lý ECVN liên tục gửi các bản tin hàng tháng qua đường bưu điện cho giám đốc và thư điện tử cho giám đốc và tất cả các đại diện của các thành viên. Bản tin giúp các thành viên biết được tình hình hoạt động, cơ hội kinh doanh, các tiện ích, dịch vụ mới… của ECVN 3.3.1.6 Các mức thành viên tham gia Năm 2008, ECVN đã thực hiện phân loại các thành viên thành 4 nhóm: kim cương, vàng, bạc, tự do và sau đó được nâng cấp lại thành các mức : vip, kim cương, vàng, tự do, với mục tiêu là xây dựng và cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia kinh doanh trên ECVN. ECVN cũng bắt đầu tiến hành thu phí đối với các mức thành viên để tạo nguồn vốn đảm bảo sự phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các mức thành viên được phân chia như hiện nay được đánh giá là khá phù hợp [90% số phiếu điều tra] và tạo được sự hấp dẫn đối với các thành viên tham gia. VIP Được tặng 01 website (bán hàng trực tuyến có tích hợp thanh toán trực tuyến) trị giá 5.000.000 đồng. Doanh nghiệp trả phí hosting website từ năm thứ 2 Xây dựng phóng sự quảng bá cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trị giá 10.000.000 đồng trên kênh InfoTV (VCTV9) Được quảng bá sản phẩm dịch vụ trên InfoTV (VCTV9) hai lần/tháng Video giới thiệu doanh nghiệp trên trang chủ ECVN Được trên 60 Thương vụ Việt Nam trên thế giới tư vấn trực tuyến tại website www.thitruongnuocngoai.vn Được đặt logo tại trang chủ ECVN trong 30 ngày trị giá 5.000.000 đồng Hiển thị chào hàng trong vòng 60 ngày tại mục chào hàng tiêu biểu trị giá 2.000.000 đồng Sản phẩm luôn đứng đầu trong danh sách chào hàng Được tôn vinh trong mục điển hình thành công tại trang chủ ECVN Được nhận ngay thông tin kinh doanh từ trên 60 thương vụ Được tặng bộ đầu đọc thẻ trị giá 1.400.000 VND nếu doanh nghiệp là thành viên eCoSys Nhận bản tin TMĐT hàng tháng từ EcomViet Phí: 14.950.000 VNĐ/năm KIM CƯƠNG Được tặng 01 website chuyên nghiệp hỗ trợ bán hàng cho doanh nghiệp trị giá 3.000.000 đồng. Doanh nghiệp trả phí hosting website từ năm thứ 2 Được trên 60 Thương vụ Việt Nam trên thế giới tư vấn trực tuyến tại website www.thitruongnuocngoai.vn Video giới thiệu doanh nghiệp trên trang chủ ECVN Được đặt logo tại trang mua, bán và doanh nghiệp trên ECVN trong 15 ngày trị giá 2.000.000 đồng Hiển thị chào hàng trong vòng 15 ngày tại mục chào hàng tiêu biểu trị giá 500.000 đồng Được quảng bá sản phẩm dịch vụ trên InfoTV (VCTV9) hai lần/tháng Sản phẩm luôn đứng đầu trong danh sách chào hàng Nhận thông tin kinh doanh từ các thương vụ thông qua hệ thống email Nhận bản tin TMĐT hàng tháng từ EcomViet Phí 4.950.000 VNĐ/năm VÀNG Được tặng 01 website giới thiệu doanh nghiệp trị giá 1.500.000 đồng (Doanh nghiệp trả phí hosting website) Được quảng bá sản phẩm dịch vụ trên InfoTV (VCTV9) một lần/tháng Được đặt logo tại trang chào hàng trên ECVN trong 5 ngày trị giá 500.000 đồng Sản phẩm luôn đứng đầu trong danh sách chào hàng Hỗ trợ kết nối cơ hội kinh doanh Nhận bản tin TMĐT hàng tháng từ EcomViet Phí 1.950.000 VNĐ/năm TỰ DO Giới thiệu chi tiết về doanh nghiệp trên hệ thống của ECVN Nhận bản tin TMĐT hàng tháng từ EcomViet Phí: Miễn phí Bảng 1:Thống kê thành viên và doanh thu thu được từ các mức phí thành viên tính đến ngày 2/4/2009. Mức thành viên Doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp nước ngoài Doanh thu Thành viên VIP 20 0 328.900.000 Thành viên KIM CƯƠNG 375 20 2.041.875.000 Thành viên VÀNG 365 0 715.650.000 Thành viên TỰ DO 4059 1987 Nhóm tạm thời 66 106 Sau hơn 4 năm hoạt động và bắt đầu tiến hành thu phí từ tháng 12/2008 đối với các mức thành viên ban đầu là kim cương, vàng, bạc, sau là vip, kim cương, vàng. Tổng doanh thu tính đến ngày 2/4/2009 đạt 3.086.425.000 VND 3.3.2 Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp Xử lý phiếu điều tra, phỏng vấn thu được những kết quả cụ thể như sau: 3.3.2.1 Vai trò của các dịch vụ hỗ trợ Theo kết quả phiếu điều tra thu được: 15% đánh giá dịch vụ hỗ trợ trực tuyến là quan trọng, 25% cho rằng dịch vụ hỗ trợ ngoại tuyến quan trọng và 60% đánh giá cả hai loại dịch vụ hỗ trợ của sàn là dịch vụ hỗ trợ trực tuyến và dịch vụ hỗ trợ ngoại tuyến đều đóng vai trò quan trọng tạo lên sự tồn tại và phát triển của ECVN [xem bảng 2, hình 2, phụ lục 4 ] Đánh giá mức thành viên và mức phí tương ứng Theo đánh giá khách quan, các mức thành viên được phân chia như hiện nay là phù hợp và các mức phí tương ứng với các mức thành viên ở mức trung bình [90% phiếu điều tra] so với một sàn giao dịch điện tử, mức phí được thu vẫn còn mang tính chất hỗ trợ cho các DN thành viên.[xem bảng 7, hình 6, phụ lục 4] Hiệu quả hoạt động của các dịch vụ 55% phiếu điều tra đánh giá hiệu quả hoạt động của các dịch vụ mới ở mức trung bình [ xem bảng 3, hình 2, phụ lục 4] . Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Số lượng thành viên tham gia vào sàn mới chỉ đạt con số hơn 7000 doanh nghiệp trên tổng số hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong cả nước. Số lượng thành viên đóng phí chiếm 12% tổng số thành viên tham gia. Số thành viên là doanh nghiệp nước ngoài chiếm 28% tổng số doanh nghiệp thành viên trong đó chỉ có 2.5% thành viên đóng phí trên tổng số các thành viên đóng phí. Điều này cho thấy sự thu hút các thành viên tham gia của ecvn.com chưa tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó có thể thấy, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ chưa tốt, các doanh nghiệp chưa được hỗ trợ hiệu quả như mục tiêu mà các gói dịch vụ đưa ra với các mức thành viên. Các doanh nghiệp tham gia đóng phí e ngại với các mức thành viên cao, nên chỉ đăng ký ở các mức thành viên thấp với tâm lý thử nghiệm. [xem bảng 1, phụ lục 3] Các cơ hội kinh doanh cung cấp đến các doanh nghiệp thành viên chưa hiệu quả. Các cơ hội này được ECVN thu thập từ nhiều nguồn: từ các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tìm kiếm trên internet và từ các nguồn khác nhau…Tuy nhiên, chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin thu từ nguồn thương vụ nước ngoài gửi về thường bị chậm hoặc đã được các doanh nghiệp có mối quan hệ riêng với thương vụ khai thác trước. Nguồn cơ hội này cũng không được phong phú và khá hạn chế do thị trường quốc tế đang cạnh tranh gay gắt, giành giật từng cơ hội kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Nguồn thông tin khai thác từ internet và các website khác cũng không hiệu quả vì chưa được thẩm định. Nguồn thông tin chủ yếu mà ECVN hiện nay đang khai thác là từ những doanh nghiệp thành viên trong và ngoài nước cung cấp. Việc gửi các cơ hội kinh doanh tới các doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện qua hệ thống email và được gửi hàng loạt tới các doanh nghiệp có ngành hàng liên quan nên đôi khi gặp trở ngại do đường truyền bị ngắt quãng hay do lỗi hệ thống.[ xem phụ lục 2] Dịch vụ xây dựng website cũng không còn đạt hiệu quả cao do hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hiện nay đều đã có website riêng hoặc các doanh nghiệp phần lớn mua và thuê thiết kế từ các công ty thiết kế website chuyên nghiệp.[ xem hình 3, phụ lục 4, câu hỏi phụ lục 2] Dịch vụ việc làm không đạt được kỳ vọng như mong muốn do hiện nay có rất nhiều các websie tuyển dụng chuyên nghiệp như www.tuyendung.com.vn, www.timviecnhanh.vn, www.vietnamwork.com.vn,... Các trang này hoạt động khá hiệu quả do thu hút được đông đảo ứng cử viên tuyển dụng và các doanh nghiệp tham gia. Trong khi đó chỉ bó hẹp trong hơn 7000 doanh nghiệp thành viên tham gia tuyển dụng. Thông tin trên lại không được cập nhật thường xuyên do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp không nhiều. Hơn nữa, đối tượng truy cập vào ecvn.com và biết đến thường chủ yếu là các doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân người lao động nên mức độ phổ cập thông tin bị hạn chế rất nhiều. Theo đánh giá, nhận định và thông qua các dữ liệu thu thập được, dịch vụ kinh doanh và quảng bá được đánh giá là dịch vụ hoạt động hiệu quả nhất trong mô hinh doanh thu mà ecvn.com đang áp dụng [chiếm 50% phiếu điều tra]. Dịch vụ này bao gồm: đưa sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp lên trang chủ; đưa logo, banner quảng cáo của doanh nghiệp lên trang chủ; đưa các bài phóng sự, bài viết về doanh nghiệp lên ECVN; phối hợp làm các phóng sự về doanh nghiệp đưa lên truyền hình. Kế đến là dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu cũng được đánh giá khá cao [chiếm 35% phiếu điều tra]. Từ những đánh giá nhận định này, ECVN có thể đưa ra được định hướng đầu tư và phát triển cho 2 dịch vụ này trong tương lai. Trong đó, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu cần được đầu tư chú trọng nhiều hơn vì đây là dịch vụ hứa hẹn mang lại hiệu quả và doanh thu cao cho ECVN.[ Xem bảng 4, bảng 5, hình 3, phụ lục 4 ] 3.3.2.4 Hoạt động quảng bá website và các dịch vụ hỗ trợ của ecvn.com Các hình thức quảng bá mà ecvn.com hiện đang ứng dụng: Đặt banner quảng cáo tại các website có lượng truy cập lớn, website của bộ công thương website www.thitruongnuocngoai.com của các sàn giao dịch điện tử khác , website của các thành viên, webite của trung tâm phát triển thương mại điện tử Trường Đại học Thương mại nhằm tạo mối liên kết giữa sàn và sinh viên. Quảng bá thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo trong và ngoài nước về TMĐT mà ECVN tham gia, với vai trò tổ chức hoặc tài trợ. Triển khai mô hình điểm tại các tỉnh thành trong cả nước: Ngày 17/3/2009, mô hình điểm ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và Giải thưởng VNP-INFO100” được tổ chức tại Nam Định mở đầu cho chương trình mô hình điểm tại các tỉnh thành trong cả nước sẽ được thực hiện bắt đầu từ năm 2009. Chương trình này được thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong cả nước biết đến ECVN và sẽ thu hút được thêm nhiều thành viên tham gia nhằm phát triển ECVN theo cả chiều sâu và chiều rộng. PR điện từ thông quá những bài báo, bản tin onlin trên các báo điện tử có số lượng người truy cập lớn như , . Thông tin về ECVN và các hoạt động của sàn cũng thường xuyên được cập nhật trên các tạp chí CNTT như e-chip, thế giới vi tinh Thành lập mạng lưới cộng tác viên để quảng bá các dịch vụ hỗ trợ của ECVN đến các doanh nghiệp, mời các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, theo đánh giá hiệu quả các hoạt động quả bá này mới chỉ dừng lại ở mức trung bình.[ xem bảng 6, hình 5, phụ lục 4] [ Xem phụ lục 2: bảng câu hỏi phỏng vấn] 3.3.2.5 Mức độ cần thiết ứng dụng thanh toán điện tử Theo kết quả phỏng vấn cán bộ và phiếu điều tra nhân viên, phần lớn đều đồng ý với đề xuất sớm triển khai ứng dụng thanh toán điện sử vào hoạt động cung cấp dịch vụ của ecvn.com. Đây được coi là một vấn đề cấp bách và cần thiết với 75% phiếu điều tra. Hiện tại ECVN tiến hành thanh toán thông qua các hình thức: tiền mặt, chuyển khoản, bưu điện, với khối lượng giao dịch lớn, ECVN áp dụng các phương pháp thanh toán ngoại thương thông thường: L/C, D/A, T/T, Cash, D/P,D/C..Các phương pháp này làm hạn chế khá nhiều các hiệu quả ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp thành viên với ECVN. Theo điều tra, có khoảng 10% doanh nghiệp tỏ ý e ngại với các hình thức thanh toán truyền thống thông thường.[ xem bảng 10, hình 9] 3.3.2.6 Lợi thế cạnh tranh của ecvn.com và các dịch vụ hỗ trợ của sàn so với đối thủ cạnh tranh. Mạng lưới các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương rất rộng, cả về phạm vi địa lý và các loại hình tác nghiệp. Chức năng quản lý nhà nước nên thuận lợi trong việc huy động các đối tượng tham gia, quản lý được danh sách các doanh nghiệp trong cả nước. Có sẵn những đối tượng doanh nghiệp với tiềm lực tài chính mạnh, uy tín kinh doanh lớn và trình độ công nghệ tương đối cao. Bộ Công Thương là cơ quan cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của ECVN. Mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của ECVN là mô hình đầu tiên được thành lập và quản lý bởi cơ quan nhà nước [Bộ Công Thương]. Mô hình tương tụ của các sàn giao dịch TMĐT khác không được những lợi thế kể trên. Đi sau so với thế giới nên có thể tham khảo kinh nghiệm của những mô hình thành công trên thế giới. [ Xem phụ lục 2: bảng câu hỏi phỏng vấn] CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM (BỘ CÔNG THƯƠNG )” 4.1 CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1 Những kết quả đã đạt được - Tổ chức được đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT theo từng loại hình dịch vụ. Các nhân viên đều có tài khoản admin riêng để dễ dàng cập nhật website và quản lý thông tin của các doanh nghiệp thành viên để cung cấp kịp thời các loại dịch vụ hỗ trợ. - Kết nối được nhiều cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước: rất nhiều doanh nghiệp thông qua ECVN ký được hợp đồng, hoặc được nhiều đối tác trong và ngoài nước liên hệ. Theo số liệu đến ngày 02/4/2009, giá trị hợp đồng được ký qua ECVN đạt 30 tỷ đồng. Đây là một con số đáng mừng cho sự phát triển của ECVN. - Dịch vụ tuyển dụng của ECVN đã khắc phục được nhược điểm căn bản của các Website tuyển dụng khác là chỉ tập trung tại các thành phố lớn của Việt Nam - Website có giao diện đẹp, cung cấp nhiều loại dịch vụ, thông tin về các loại dịch vụ được mô tả chi tiết . Thông tin trên website được cập nhật hàng ngày. - Các công cụ hỗ trợ phong phú đa dạng giúp việc giao lưu giữa ECVN và cộng đồng diễn ra một cách dễ dàng và thuận lợi: sử dụng yahoo messenger, quản lý mail… - Trong thời gian triển khai vừa qua, dịch vụ eCoSys mà ECVN cung cấp đã thực sự chứng minh được tính ưu việt của mình. Số lượng các doanh nghiệp xin cấp CO điện tử ngày càng tăng. eCoSys cũng là một trong những hệ thống quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật thông qua chữ ký số. - Website TMĐT B2B được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài truy cập vào ECVN nhiều hơn doanh nghiệp trong nước - Thuộc nhóm 38000 website hàng đầu thế giới theo xếp hạng Alexa.[ số liệu ngày 02/4/2009] 4.1.2. Những vấn đề còn tồn tại - Nguồn nhân lực chưa được đào tạo chính quy và chuyên sâu về TMĐT - Website của ECVN mới chỉ chủ yếu thực hiện chức năng đăng tải thông tin, các doanh nghiệp chưa thể thực hiện giao dịch trực tuyến trên đó. - Dịch vụ ECVN cung cấp chưa phong phú - Thông tin kinh doanh cung cấp cho các doanh nghiệp không nhiều. Đặc biệt, nguồn thông tin các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài gửi về quá ít. - Chất lượng thông tin kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp không cao. - Lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống hoạt động thường xuyên xảy ra, đường truyền thường bị ngắt quãng khiến cho việc quản trị, vận hành của các admin bị gián đoạn. - Website cung cấp cho doanh nghiệp được thiết kế chưa chuyên nghiệp. - Dịch vụ việc làm trên không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. - ECVN chưa ứng dụng thanh toán điện tử. Đây là một trở ngại cho sự phát triển các dịch vụ của ECVN. Hiện nay ECVN áp dụng các phương pháp thanh toán ngoại thương thông thường: L/C, D/A, T/T, Cash, D/P,D/C.. - Sản phẩm dịch vụ như giao nhận,vận tải, bảo hiểm… chưa được cung cấp thông tin một cách chi tiết. - Dịch vụ thương mại trực tuyến công chưa được hình thành một cách có hệ thống - Hiệu quả quảng bá website và dịch vụ chưa cao. - Nhiều doanh nghiệp tham gia vào sàn mới chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo, sao nhãng việc đăng nhập, cập nhật thông tin ảnh hưởng tới hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ. - Vấn đề thẩm định thông tin khi giao dịch chưa được đảm bảo 4.1.3 Nguyên nhân - TMĐT mới xuất hiện và phát triển ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, việc đào tạo nguồn nhân lực chính quy và chuyên sâu cho TMĐT cũng mới được triển khai và chưa thể cung cấp kịp thời cho ECVN. - Các dịch vụ tiện ích nâng cao như: chữ ký số hay chứng thực điện tử chưa xuất hiện, vì vậy mà hợp đồng điện tử chưa được triển khai. ECVN cũng chưa ứng dụng các phần mềm tích hợp vào hoạt động nên chưa thể thực hiện chức năng sàn giao dịch cho các doanh nghiệp tham gia. - Nguồn thông tin kinh doanh từ các thương vụ nước ngoài gửi về bị hạn chế do thị trường quốc tế đang cạnh tranh gay gắt, giành giật từng cơ hội kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. - Chất lượng thông tin kinh doanh cung cấp cho các doanh nghiệp không cao do các thông tin thu từ nguồn thương vụ nước ngoài gửi về thường bị chậm hoặc đã được các doanh nghiệp có mối quan hệ riêng với thương vụ khai thác trước. Nguồn thông tin khai thác từ internet và các website khác cũng không hiệu quả vì chưa được thẩm định. - Lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống do tốc độ và chất lượng đường truyền internet chưa cao và chưa được chú trọng đầu tư. - Website cung cấp cho doanh nghiệp được thiết kế chưa chuyên nghiệp do chưa có sự đầu tư tài chính hợp lý cho dịch vụ này, đội ngũ thiết kế website không chuyên. - Dịch vụ việc làm chưa đạt được hiệu quả do chỉ bó hẹp trong hơn 7000 doanh nghiệp thành viên tham gia tuyển dụng. Thông tin trên lại không được cập nhật thường xuyên do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp không nhiều. Hơn nữa, đối tượng truy cập vào ecvn.com và biết đến thường chủ yếu là các doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân người lao động nên mức độ phổ cập thông tin bị hạn chế rất nhiều. 4.1.4 Vấn đề cần giải quyết - Giải quyết về vấn đề nguồn nhân lực TMĐT: nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời tuyển dụng thêm nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu và chính quy về TMĐT. - Đầu tư ứng dụng thêm các dịch vụ tiện ích và các phần mềm quản lý cao cấp. - Chú trọng việc thẩm định chất lượng thông tin kinh doanh - Chọn lọc, đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.. - Đầu tư tài chính cho hệ thống CNTT, sử dụng đường truyền internet tốc độ cao. - Đẩy mạnh hoạt động quản trị, quảng bá website 4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VỀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM 4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới - Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của TMĐT và CNTT, nhận thức của người sử dụng đang được nâng cao rõ rệt, trước thực tiễn đó, việc tham gia vào mô hình này đang tạo ra 1 xu hướng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy ECVN đang trên đà phát triển mạnh mẽ và cùng với các dịch vụ, các chương trình thiết thực với doanh nghiệp, ECVN sẽ khẳng định hơn nữa vị thế của mình. - Trong thời gian tới, ECVN tiếp tục phát triển thành viên, nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung thêm nhiều dịch vụ mới nhằm hỗ trợ thành viên hiệu quả hơn. ECVN sẽ tạo ra sự thân thiện với doanh nghiệp, mang lại lợi ích, tạo ra doanh thu thực sự. - Đạt con số 10.000 thành viên đến hết 2009 Với tốc độ phát triển thành viên như hiện nay, con số 10.000 thành viên là rất khả thi. Không những vậy, Các thành viên tham gia đóng phí cũng sẽ tăng và số lượng thành viên miễn phí sẽ được phổ cập đối với tất cả các doanh nghiệp trong cả nước. ECVN sẽ phát triển cả chiều rộng và chiều sâu và trong thời gian không xa, ECVN sẽ trở thành sàn giao dịch điện tử B2B được định vị trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới. - Doanh số mang lại cho doanh nghiệp từ việc cung cấp dịch vụ sẽ tăng gấp 3 lần năm 2008. 4.2.2 Định hướng phát triển của ECVN - Tất cả các doanh nghiệp trong nước đều biết đến và tham gia vào mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của ECVN. Mở rộng quy mô đến nhiều nước trên thế giới, tăng số thành viên nước ngoài lên tương ứng với thành viên trong nước - Phát triển ECVN thành một site B2B mạnh nhất Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu Chiều rộng: phát triển thành viên đối với các tất cả các DN, tạo thành một cộng đồng doanh nghiệp thành viên ECVN. Chiều sâu: hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ ứng dụng tốt TMĐT. - Triển khai mô hình điểm ứng dụng TMĐT - Kết nối đối tác, xúc tiến quá trình xuất nhập khẩu 4.2.3 Phạm vi đề tài đã giải quyết được - Chỉ ra được các yếu tố để phát triển mô hình - Phát hiện được những vấn đề mà ECVN chưa đạt được, những vấn đề ECVN đã làm tốt, cần phát huy. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao và phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của sàn giao dịch điện tử ecvn.com 4.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH TMĐT CỦA SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ECVN.COM 4.3.1 Kiến nghị 4.3.1.1 Đối với các cơ quan nhà nước Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn luật công nghệ thông tin đã được ban hành. Các bộ ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiêu Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này như Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử…Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho các mô hình kinh doanh TMĐT B2B, các cơ quan nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Đồng thời với các văn bản pháp luật về thương mại điện tử nói chung, Các bộ ngành hữu quan nên ban hành nhiều hơn các văn bản pháp luật về sàn giao dịch điện tử B2B và các mô hình kinh doanh TMĐT B2B, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho các hoạt động giao dịch trên sàn diễn ra thuận lợi. Từ đó là cơ sở để thu hút các thành viên tham gia sàn giao dịch điện tử B2B và ECVN nói riêng. Tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng và CNTT cho sàn ECVN Ban đầu ECVN được thành lập và hoạt động hoàn toàn là dựa vào ngân sách nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, CNTT đã được đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, cần đồng thời tăng cường đầu tư cho phần cứng như máy tính, hạ tầng mạng,…với đầu tư cho các phần mềm ứng dụng. Việc đầu tư này cần triển khai theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của ECVN và các dịch vụ hỗ trợ của sàn. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đạo tạo chính quy thương mại điện tử Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tâm quan trọng của vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, cần sớm triển khai hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực về thương mại điện tử và các sàn giao dịch điện tử, nâng cao được hiểu biết về các lợi ích khi tham gia thương mại điện tử nói chung và sàn giao dịch điện tử nói riêng đối với các doanh nghiệp, nâng cao được mức độ sẵn sàng tham gia làm thành viên của sàn. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chú trọng hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện đang trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của các cơ quan nhà nước liên quan. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về thương mại điện tử sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ECVN. Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã chủ động từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác về thương mại điện tử trong các diễn đàn đa phương như APEC, UNCITRAL, UN/CEFACT,…và song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Trong giai đoạn 2009-2010 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào APEC, UNCITRAL, WTO để có thể hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia. Trong năm 2009, chủ động tham gia sâu vào Chương trình bảo vệ dữ liệu các nhân trong thương mại điện tử của APEC, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dần với thương mại điện tử quốc tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về thương mại điện tử như Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín Châu Á- Thái Bình Dương, Liên minh thương mại điện tử Châu Á- Thái Bình Dương…Tất cả sẽ góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong hoạt động thương mại điện tử, từ đó nâng cao uy tín của ECVN, giúp cho ECVN khẳng định được vị trí của mình trên thương trường quốc tế. Việc tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử sẽ giúp cho ECVN mở ra nhiều cơ hội giao thương, cơ hội kinh doanh với thị trường nước ngoài sẽ tăng lên giúp cho việc phát triển dịch vụ hỗ trợ các DN trong nước được nâng cao, nâng cao được số lượng thành viên nước ngoài tham gia sàn,… Đối với các doanh nghiệp Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT Các doanh nghiệp cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến như các quy định về chứng thực điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, bảo vệ dữ liệu cá nhân,… Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu hiệu quả hoạt động TMĐT và các sàn giao dịch điện tử, chủ động thay đổi tầm nhìn và nâng cao mức độ sẵn sàng tham gia vào các sàn giao dịch điện tử để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ các dịch vụ của sàn Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT ở những mức độ khác nhau và nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT. TMĐT là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của doanh nghiệp phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức CNTT lẫn kiến thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đạo tạo tại chỗ,…một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT của doanh nghiệp và tiến hành đào tạo cho cán bộ của doanh nghiệp. Việc tăng cường nguồn nhân lực về TMĐT trong các doanh nghiệp sẽ giúp cho trình độ và nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích khi tham gia các sàn giao dịch điện tử trong đó có ECVN được nâng cao. Từ đó các doanh nghiệp sẽ nhiệt tình tham gia vào các sàn giao dịch điện tử. Nâng cao được số lượng thành viên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Việt Nam nói chung và sàn giao dịch điện tử (ECVN) nói riêng. Chú trọng việc tham gia các sàn thương mại điện tử Theo điều tra khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp năm 2008 và các năm trước, việc tham gia các sàn thương mại điện tử đem lại nhiều lợi ích với chi phí đầu tư rất thấp về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, năm 2008 mới có 12% doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT, tăng không đáng kể so với 10% của năm 2007. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho việc ứng dụng TMĐT. Do đó, để tận dụng ưu thế của TMĐT trong việc quảng bá, giao dịch, tìm kiếm khách hàng,..các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các sàn TMĐT đặc biệt là loại hình giao dịch B2B của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới. 4.3.2 Đề xuất giải pháp phát triển, hoàn thiện mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của sàn giao dịch điện tử ecvn.com [Bộ Công Thương ] Đề xuất dựa trên việc phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và những tiềm năng có thể phát triển xa hơn trong mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của ecvn.com Nên áp dụng thêm các mô hình doanh thu khác như mô hình doanh thu thu phí giao dịch tức là : ECVN sẽ thu phí [hoa hồng] khi giúp hai bên doanh nghiệp ký được hợp đồng thành công. Tiếp tục phát huy tính mở của website, tức là tất cả các doanh nghiêp đều có thể truy cập để tìm kiếm thông tin trên website. Điều này sẽ góp phần cho thúc đẩy hoạt động quảng bá website và các dịch vụ hỗ trợ của ECVN. Tuy nhiên, chỉ khi trở thành thành viên của ECVN các doanh nghiệp mới có được các dịch vụ hỗ trợ tiện ích nên sẽ thu hút các doanh nghiệp tham gia. Tiếp tục mở rộng mạng lưới cộng tác viên trong cả nước đồng thời thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng và chuyên môn cho cộng tác viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này. Đẩy mạnh việc hỗ trợ kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, giao nhận, vận tải, tư vấn. Dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế, hơn nữa việc hỗ trợ các khách hàng tiềm năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nhà cung cấp những dịch vụ này chính là hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tốt hơn. Cần có những website riêng biệt cho những lĩnh vực dịch vụ riêng. Trên website của lĩnh vực vận tải và giao nhận, ECVN sẽ đăng tải thông tin chi tiết về ngày xếp hàng lên tàu, thông tin về con tàu, ngày hàng đến cảng đến, thông tin chi tiết về hàng, ngày mở L/C, thời hạn L/C… Còn website của lĩnh vực bảo hiểm cần đăng tải : giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, các công ty có thể tham gia đồng bảo hiểm hay bảo hiểm trùng, các nhu cầu về bảo hiểm…. của nhiều loại hình bảo hiểm như hoả hoạn, hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không, đường biển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt…Đối với dịch vụ ngân hàng, các thông tin về việc đa dạng hoá các dịch vụ tín dụng, cách thức thanh toán e-banking, lợi thế cạnh tranh của những ngân hàng thương mại, ngân hàng trung gian, hướng các doanh nghiệp tìm được những ngân hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình… Phối hợp với Bộ Công thương và các đơn vị hữu quan cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Phát triển và đẩy mạnh hiệu quả của dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). ECVN sẽ góp phần thiết thực vào mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch thương mại vào năm 2010 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Một hệ thống thương mại trực tuyến công là nền tảng cho một chính phủ điện tử. Các dịch vụ như : hải quan điện tử, hạn ngạch, mã đánh thuế hải quan, các loại thủ tục hành chính…cần được điện tử hoá một cách có hệ thống. Tiếp tục cải tiến, nâng cấp các tiện ích hiện có trên trang web, giúp đỡ các thành viên khai thác tốt hơn các tiện ích. Đồng thời, ECVN cần cung cấp một số dịch vụ trực tuyến mới, bao gồm dịch vụ chữ ký số và chứng thực điện tử. Việc cần làm là thường xuyên trưng cầu dân ý từ các doanh nghiệp thành viên, những chuyên gia công nghê, tìm kiếm những nhân tài trong lĩnh vực TMĐT… Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh doanh, quảng cáo và dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu vì đây là những dịch vụ tiềm năng mang lại doanh thu cao cho mô hình. Tăng cường số lượng và chất lượng của các cơ hội kinh doanh bằng cách quản lý và thúc đẩy nguồn cơ hội giao thương từ hơn 60 thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Có thể đầu tư tài chính để mua lại các cơ hội kinh doanh từ các nguồn đáng tin cậy để cung cấp cho doanh nghiệp nhằm củng cố uy tín và chất lượng dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá website và các dịch vụ hỗ trợ thông qua nhiều loại hình quảng bá khác nhau nhằm phổ cập tên tuổi của ECVN tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Có thể quảng bá dưới các hình thức : treo áp phích quảng cáo, cắm quảng cáo ở các website của các bộ ngành khác,... Tăng cường hỗ trợ trực tiếp các thành viên của mình. Song song với việc tiếp tục gửi các Bản tin hàng tháng, ECVN sẽ chú trọng hơn tới việc cử cán bộ tới hỗ trợ trực tiếp các thành viên. Việc đào tạo kỹ năng kinh doanh TMĐT cho các thành viên sẽ được chuyển dần từ đào tạo đại cương tới đào tạo chuyên sâu. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Gắn kết ECVN với hệ thống gần 60 thương vụ khắp thế giới này sẽ tạo ra sức mạnh hỗ trợ có hiệu quả các thành viên xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo chính quy về thương mại điện tử . Bên cạnh đó tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn về thương mại điện tử cho cán bộ, nhân viên của sàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử, năm 2005, 2006, 2007, 2008. Rayport và Jaworski, E-Commerce, nhà xuất bản McGraw-Hill Gary Schneider, Electronic commerce, nhà xuất bản Thomson Laudon, E-Commerce-Business, Technology, Society, 2nd edition, nhà xuất bản Addison Wesley Lưu Văn Nghiêm, Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2001 Nguyễn Bách Khoa, Marketing thương mại điện tử, NXB Thống kê, năm 2003. Nguyễn Thượng Thái, giáo trình marketing dịch vụ, NXB bưu điện, Hà Nội, năm 2006. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, Thương mại điện tử, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2002. Vụ TMĐT, Bộ Thương Mại, tìm hiểu về thương mại điện tử, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 2005 Website: www.3c.com.vn www.ecvn.com www.moit.gov.vn www.thitruongnuocngoai.vn www.thuongmaidientu101.com www.vietnambiz.com www.vnnetsoft.com www.wikipedia.org PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN Mục đích: Nghiên cứu, làm luận văn, chuyên đề tốt nghiệp Thông tin chung Tên đơn vị thực tập : Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thương Họ tên : .…………………………………………… Chức vụ : ……………………………………… Đề tài luận văn : Phát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của sàn giao dịch điện tử ecvn.com (Bộ Công Thương ) **************** Phiếu điều tra này nhằm mục đích khảo sát hiệu quả hoạt động cuả sàn giao dịch điện tử ecvn.com, rất mong quý vị quan tâm và điền đầy đủ nội dung vào phiếu câu hỏi này. Lưu ý: Khoanh tròn vào đáp án quý vị lựa chọn 1. Dịch vụ hỗ trợ nào của sàn đóng vai trò quan trọng nhất ? a. DV hỗ trợ trực tuyến b. DV hỗ trợ ngoại tuyến c. Cả hai 2. Hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hiện nay? a. Tốt b. Khá c. Trung bình d. Kém 3. Dịch vụ nào đang hoạt động hiệu quả và thu hút các DN tham gia nhất? a. Dịch vụ kinh doanh và quảng bá c. Đào tạo về thương mại điện tử b. Dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu d. Cung cấp website miễn phí e. Các dịch vụ hỗ trợ khác 4. Định hướng đầu tư và phát triển dịch vụ nào để mang lại doanh thu cao nhất cho ECVN? a. Dịch vụ kinh doanh và quảng bá c. Đào tạo về thương mại điện tử b. Dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu d. Cung cấp website miễn phí e. Các dịch vụ hỗ trợ khác 5. Hiệu quả quảng bá website ecvn.com và các dịch vụ của sàn hiện nay? a. Tốt c. Trung bình b. Khá d. Kém 6. Các mức thành viên và các mức phí tương ứng được phân chia như hiện nay đã phù hợp chưa ? a. Phù hợp b. Chưa phù hợp 7. Đánh giá về các yếu tố cơ sở vật chất, CNTT, trình độ nguồn nhân lực hiện nay của ECVN a. Tốt c. Trung bình b. Khá d. Kém 8. Đối tượng doanh nghiệp mà ECVN tập trung hướng tới? a. Doanh nghiệp lớn c. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu b. Doanh nghiệp vừa và nhỏ d. Tất cả 9. Việc ứng dụng thanh toán điện tử vào ECVN là : a. Cần thiết b. Bình thường c. Không cần thiết 10. Tần xuất cập nhật thông tin trên website ecvn.com ? a. Hàng ngày b. Hàng tuần c. Hàng tháng d. Thỉnh thoảng ************** Tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đã giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này. PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Các câu hỏi phỏng vấn: 1, Nhận xét khái quá về hiệu quả hoạt động của các loại dịch vụ? 2, Đánh giá về chất lượng các nguồn cơ hội kinh doanh hiện nay mà ECVN đang cung cấp cho các doanh nghiệp 3, Các hình thức quảng bá website và các dịch vụ hỗ trợ của ecvn.com mà ECVN hiện đang sử dụng? 4, Hiệu quả hoạt động quảng bá website và các dịch vụ đó như thế nào? 5, Đánh giá mức độ cần thiết ứng dụng thanh toán điện tử vào ECVN? 6, Lợi thế cạnh tranh của ECVN và các dịch vụ hỗ trợ của sàn so với đối thủ cạnh tranh là gì? PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỨ CẤP Bảng 1:Thống kê thành viên và doanh thu thu được từ các mức phí thành viên tính đến ngày 2/4/2009. [ Nguồn: phòng kinh doanh – Trung tâm phát triển TMĐT và CNTT- Bộ Công Thương] Mức thành viên Doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp nước ngoài Doanh thu Thành viên VIP 20 0 328.900.000 Thành viên KIM CƯƠNG 375 20 2.041.875.000 Thành viên VÀNG 365 0 715.650.000 Thành viên TỰ DO 4059 1987 Nhóm tạm thời 66 106 PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỨ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS Bảng 2: Vai trò quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ dich vu ho tro quan trong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dich vu ho tro truc tuyen 3 15.0 15.0 15.0 dich vu ho tro ngoai tuyen 5 25.0 25.0 40.0 ca hai 12 60.0 60.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 3: Hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hieu qua hoat dong cua cac dich vu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tot 1 5.0 5.0 5.0 kha 8 40.0 40.0 45.0 trung binh 11 55.0 55.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 4: Dịch vụ hiệu quả và thu hút doanh nghiệp nhất dich vu hieu qua va thu hut DN nhat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dich vu kinh doanh va quang ba 10 50.0 50.0 50.0 dich vu ho tro xuat nhap khau 7 35.0 35.0 85.0 dao tao ve TMDT 1 5.0 5.0 90.0 cung cap website mien phi 1 5.0 5.0 95.0 cac dich vu ho tro khac 1 5.0 5.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 5: Định hướng đầu tư và phát triển các loại dịch vụ dinh huong dau tu va phat trien loai dich vu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dich vu kinh doanh va quang ba 8 40.0 40.0 40.0 dich vu ho tro xuat nhap khau 9 45.0 45.0 85.0 cung cap website mien phi 2 10.0 10.0 95.0 cac dich vu ho tro khac 1 5.0 5.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 6: Hiệu quả quảng bá website và các dịch vụ hỗ trơ của ecvn.com hieu qua quang ba website va dich vu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid b 8 40.0 40.0 40.0 c 12 60.0 60.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 7: Đánh giá về các mức thành viên và mức phí tương ứng cac muc thanh vien va muc phi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid phu hop 18 90.0 90.0 90.0 chua phu hop 2 10.0 10.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 8: Đánh giá về cơ sở vật chất, CNTT, nhân lực danh gia ve co so vat chat,CNTT, nhan luc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tot 2 10.0 10.0 10.0 kha 15 75.0 75.0 85.0 trung binh 3 15.0 15.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 9: Đối tượng doanh nghiệp các dịch vụ hỗ trợ của ecvn.com hướng tới Doi tuong DN tap trung huong toi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid doanh nghiep lon 1 5.0 5.0 5.0 doanh nghiep vua va nho 4 20.0 20.0 25.0 doanh nghiep xuat nhap khau 5 25.0 25.0 50.0 tat ca 10 50.0 50.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 10: Mức độ cần thiết ứng dụng thanh toán điện tử vào ecvn.com muc do can thiet ung dung thanh toan dien tu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid can thiet 15 75.0 75.0 75.0 binh thuong 5 25.0 25.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Bảng 11: Tần xuất cập nhật thông tin trên website tan xuat cap nhat thong tin tren website Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hang ngay 19 95.0 95.0 95.0 hang tuan 1 5.0 5.0 100.0 Total 20 100.0 100.0 Hình 1: Vai trò quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ Hình 2: Hiệu quả hoạt động của các dịch vụ Hình 3: Dịch vụ hiệu quả và thu hút DN nhất Hình 4: Định hướng đầu tư và phát triển loại dịch vụ Hình 5: Hiệu quả quảng bá website và các dịch vụ hỗ trơ của ecvn.com Hình 6: Các mức thành viên và mức phí tương ứng Hình 7: Cơ sở vật chất, CNTT, nhân lực Hình 8: Đối tượng doanh nghiệp các dịch vụ hỗ trợ của ecvn.com hướng tới Hình 9: Mức độ cần thiết ứng dụng thanh toán điện tử Hình 10: Tần xuất cập nhật thông tin trên website MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển mô hình nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT của sàn giao dịch điện tử ecvncom (Bộ Công Thương).doc
Luận văn liên quan