Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực

Vềcân đối ngoại tệ: Chính phủcam kết bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tưnước ngoài đầu tưvào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủvà hỗ trợ cân đối ngoại tệcho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu vềngoại tệ.

pdf201 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối, bán giao ngay và mua kỳ hạn với cách xác định tỷ giá kỳ hạn bằng cách sử dụng tỷ giá giao ngay đã áp dụng trong vế giao ngay như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp hơn là sử dụng hai giao dịch riêng lẻ. Thông qua việc ký hợp đồng hoán đổi như vậy doanh nghiệp sẽ yên tâm có ngoại tệ để thanh toán tiền hàng trong tương lai, còn ngân hàng mua được ngoại tệ để kinh doanh, hạn chế tình trạng NHTM dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng nhưng thiếu ngoại tệ để bán và xét ở góc độ vĩ mô ngoại tệ được sử dụng hiệu quả. Thứ ba, Chính phủ cần mở rộng nhiều dự án đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn ngoại tệ trong dân cư vừa tăng cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng vừa 148 đáp ứng được nhu cầu đầu tư của người dân, hạn chế tình trạng cất trữ ngoại tệ trong két sắt khi mà người dân thừa vốn nhưng không yên tâm với việc nắm giữ VND. Sự phát triển thị trường ngoại tệ chính thức còn là kết quả của sự thu hẹp thị trường ngoại tệ không chính thức và ngược lại. 3.2.4. Tăng cường kiểm soát, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức Việc tồn tại thị trường ngoại tệ không chính thức đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiểm soát và quản lý ngoại hối của NHNN. Một lượng lớn cung cầu ngoại tệ nằm ngoài khả năng kiểm soát của Chính phủ làm cho việc xác định giá trị bản tệ và hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong tình hình tài chính bất ổn và bị tác động bởi biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Ở Việt Nam, những yếu tố để thị trường ngoại tệ không chính thức tồn tại và phát triển xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam, nội dung chi tiết đã được liệt kê trong chương 2. Vấn đề hiện nay, để thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thị trường bày cần phải áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn đồng thời phải kết hợp với các cơ quan chức năng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thứ nhất, cần triệt để nghiêm cấm việc mua bán ngoại tệ ngoài các TCTD được phép. Để tăng cường hiệu lực của pháp lệnh ngoại hối cần phảỉ có những chế tài về mặt kinh tế như xử phạt, tịch thu ngoại tệ, để có tác dụng răn đe gây ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện việc mua bán ngoại tệ ngoài thị trường. NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng công an, quản lý thị trường mới có kết quả tốt, đồng thời nên có những biện pháp hổ trợ như tuyên truyền, thông tin về pháp lệnh ngoại hối trên các phương tiện truyền thông báo, đài, để người dân có thể biết và thực hiện tốt, đây là một khâu quan trọng đối với thực trạng của nước ta, vì trãi qua một thời gian khá lâu mặc dù pháp lệnh đã ra đời từ năm 2006 nhưng rất ít người dân nắm được vì thế họ vô tình phạm luật, cũng như 149 chưa thấy ai bị phạt, bị tịch thu ngoại tệ, nên họ không sợ. Bên cạnh đó, còn do sự tiện lợi do mua bán ngoại tệ trên thị trường không chính thức khi nào cần ngoại tệ có thể đến tiệm vàng để mua dễ dàng và nhanh chóng trong khi đó nếu đến NHTM sẽ phải xuất trình đầy đủ các loại chứng từ, mà nhiều khi không được đáp ứng nhu cầu. Để cạnh tranh với thị trường ngoại tệ không chính thức NHNN nên cho phép các NHTM thực hiện mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận như đã triển khai thí điểm tại Eximbank. Thứ hai, các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ phải đáp ứng đủ nguồn ngoại tệ cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu chính đáng, hợp lệ và hợp pháp. Mặc dù kinh doanh là việc của mỗi ngân hàng nhưng NHNN có thể có những biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thông qua việc kiểm tra đột xuất, khi khách hàng cần ngoại tệ nhưng do tình trạng khan hiếm ngoại tệ, các ngân hàng găm giữ và không chịu bán, NHNN có thể xử phạt bằng những biện pháp kinh tế như khi ngân hàng cần mua ngoại tệ trên TTNTLNH, NHNN sẽ không ưu tiên bán cho những ngân hàng đó. Bên cạnh đó, các NHTM cũng nên hợp tác với NHNN trong việc tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho cá nhân cần mua ngoại tệ và tư vấn cho người dân có thể thay thế sử dụng ngoại tệ mặt bằng các phương tiện thanh toán khác vừa an toàn vừa hiện đại. Ngoài ra, các NHTM có thể bán ngoại tệ theo đúng loại ngoại tệ của nước mà cá nhân đến nhằm giảm căng thẳng cầu USD, cũng như các NHTM có kinh doanh ngoại tệ cũng phải mua cả những loại ngoại tệ khác USD.[65] Để giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, các NHTM nên có những chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế khi có thu ngoại tệ nếu bán cho ngân hàng sẽ được ưu tiên bán lại ngoại tệ khi doanh nghiệp cần, hay có thể thỏa thuận mua ngoại tệ theo tỷ giá có kỳ hạn. Về phía NHNN nên kết hợp chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá một cách hợp lý để khuyến khích nhà đầu tư bán ngoại tệ chuyển sang VND nhằm tăng cường nguồn cung ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ cuả thị trường. 150 Thứ ba, rà soát và rút giấy phép các đại lý thu đổi ngoại tệ vi phạm pháp lệnh ngoại hối, đồng thời củng cố và phát triển hoạt động thu đổi ngoại tệ do ngân hàng thực hiện, vì hiện nay số lượng các phòng giao dịch của các ngân hàng đã gia tăng đáng kể và có thể thực hiện thu đổi ngoại tệ mà không cần phải ký hợp đồng với các đại lý. NHNN nên hổ trợ các ngân hàng mở phòng giao dịch thu đổi ngoại tệ tại các cửa khẩu vùng biên để thay thế các hoạt động buôn tiền của tư nhân vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của cá nhân vừa thu mua lượng ngoại tệ mặt trong dân cư. Thông qua đó, NHNN sẽ quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thu hẹp dần hoạt động của thị trường ngoại tệ không chính thức. 3.2.5. Hạn chế tình trạng đôla hóa và tạo khả năng chuyển đổi dần cho đồng Việt Nam 3.2.5.1. Hạn chế tình trạng đôla hóa một cách triệt để hơn Để hạn chế những nguyên nhân gây nên tình trạng đôla hóa và làm giảm khả năng chuyển đổi của VND, NHNN cần phải thực thi đồng thời các biện pháp sau: (1)Thiết lập hệ thống luật có chế tài phạt nặng việc thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ ở trong nước. Để chế tài trên có hiệu quả phải có sự phối hợp với cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra kiểm soát việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối, triệt để kiên quyết thực hiện trong nước chỉ được thanh toán bằng Việt Nam đồng. (2) NHNN nên xây dựng lộ trình hạn chế cho phép cá nhân mở tài khoản tiết kiệm ngoại tệ mà không xuất trình nguồn gốc hợp pháp của ngoại tệ. Để tập trung nguồn ngoại tệ còn trôi nổi bên ngoài hệ thống ngân hàng, cũng như để thu hút nguồn kiều hối, tạm thời trong giai đoạn này, chúng ta vẫn duy trì cho phép cá nhân được mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép, nếu nguồn ngoại tệ này có nguồn gốc hợp pháp. Theo qui định, các tổ chức kinh tế khi nhập ngoại tệ vào tài khoản phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn ngoại tệ đó, nhưng cá nhân thì lại 151 không bị yêu cầu. Đây chính là kẻ hở trong quản lý ngoại hối gây ra nhiều hệ lụy như: các tổ chức kinh tế giữ ngoại tệ trên tài khoản tiết kiệm cá nhân, khoản tiền này có thể xuất phát từ những thu nhập bất hợp pháp hoặc của tội phạm. Tuy nhiên, do pháp lệnh ngoại hối cho phép người dân có quyền giữ, gửi tiết kiệm và bán ngoại tệ cho ngân hàng nên trong ngắn hạn chưa thể chấm dứt việc cá nhân gửi tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng trong trung hạn, dài hạn sẽ tiến tới xóa bỏ việc này. Hạn chế việc rút ngoại tệ mặt sẽ giải quyết được vấn đề căng thẳng về cung cầu ngoại tệ và sử dụng có hiệu quả lượng ngoại tệ trong nền kinh tế. Bên cạnh đó việc hạn chế nắm giữ tiền mặt đôla Mỹ sẽ cắt đứt công cụ tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và TTKCT. (3) Trong những thời điểm quan trọng có thể thi hành biện pháp hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chỉ cho doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ vay, nhằm giảm bớt sự căng thẳng về cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hành chính chỉ được áp dụng như một giải pháp tình thế, trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường thì việc chọn vay ngoại tệ hay nội tệ tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn phương án vay nào khả thi hơn khi so sánh giữa lãi suất của hai đồng tiền và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh kỳ hạn. Đối với các cá nhân vay vốn nước ngoài cho phép cá nhân được nhận tiền vay bằng ngoại tệ trên tài khoản mở tại ngân hàng nhưng chỉ được rút VND để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh. 3.2.5.2. Nâng cao tính chuyển đổi của VND Điều 3 Pháp lệnh ngoại hối có ghi rõ: “Thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam”, nhưng cho đến nay tính chuyển đổi của VND vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ và phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. có lộ trình, bởi vì điều này không phải muốn là được như Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất, là nền kinh tế 152 vươn lên thứ hai thế giới nhưng CNYvẫn chưa phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao. Để nâng cao tính chuyển đổi của VND cần phải tiến hành từng bước theo lộ trình: Thứ nhất, thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND cho những giao dịch trên tài khoản vãng lai, về mặt lý thuyết Việt Nam đã tự do hóa tài khoản vãng lai, bằng pháp lệnh ngoại hối nhưng thực tế, có những giao dịch hợp pháp, được phép thanh toán nhưng không mua được ngoại tệ vì ngân hàng không đủ ngoại tệ để cung cấp cho nhu cầu chính đáng của người dân, của doanh nghiệp. Thứ hai, xây dựng cơ chế từng bước đưa VND tham gia vào thanh toán xuất nhập khẩu.Theo ý kiến của ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) nói: “Ở một mức độ nào đó, việc chuyển đổi đồng tiền bản địa trong thanh toán quốc tế ở thời điểm hiện nay có thể làm được”. Theo ông, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu cả nước là 84 tỷ USD, nếu 10% trong số này (8,4 tỷ USD) được thanh toán cho đối tác bằng VND thì áp lực tỷ giá sẽ giảm đi rất nhiều.[70] Thứ ba, từng bước thực hiện tính chuyển đổi của VND đối với các giao dịch trên tài khoản vốn thông qua việc cho phép sử dụng VND trong quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Các biện pháp trên chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở: (1) Phát triển nền kinh tế bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VND, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán. (3) Nâng cao dự trữ ngoại tệ là điều kiện đảm bảo thực hiện tính chuyển đổi của VND. (4)Nâng cao chất lượng dich vụ của hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhanh chóng việc chuyển đổi đồng tiền phục vụ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân và tổ chức kinh tế. 153 (5) Nâng cao năng lực kinh doanh đàm phán ký kết hợp đồng của những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm dành quyền lựa chọn VND trong thanh toán. Như vậy, có thể thấy rằng việc nâng cao tính chuyển đổi VND là vấn đề có tầm vĩ mô đòi hỏi sự phát triển của nền kinh tế và sự hoàn thiện của hệ thống tài chính. 3.2.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Trước tiên là tăng năng lực tài chính, hiện nay có 20/39 ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu là 3000tỷ đồng (11 ngân hàng có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở xuống)[66] đang nỗ lực tìm vốn từ cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược, phát hành cổ phần gọi vốn, chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Con số 3000tỷ đồng( theo tỷ giá hiện nay tương đương 150 triệu USD) đối với những ngân hàng nhỏ của Việt Nam là con số đáng kể nhưng so với các ngân hàng khu vực thì còn khiêm tốn, nhất là để tham gia hoạt động kinh doanh ngoại hối trên TTNH khu vực và thế giới; vì thế các ngân hàng thương mại của Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực về vốn, để có thể phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, vốn lớn là điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này và tiềm lực vốn càng lớn khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn. Kế tiếp là nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ chuyên viên, vì kinh doanh ngoại hối với đầy đủ hoạt động của nó là một lĩnh vực đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và bộ máy tổ chức phải khoa học. Cho nên những ngân hàng muốn phát triển nghiệp vụ này cần phải: Tuyển chọn những chuyên viên có trình độ cao có hiểu biết tốt về các loại sản phẩm phái sinh, có kinh nghiệm trên thị trường kinh doanh tiền tệ quốc tế để lãnh đạo phòng ban này, làm đầu tàu hướng dẫn và huấn luyện các nhân viên giao dịch, thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo để cập nhật những kiến thức mới cũng như học hỏi rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ. 154 Tổ chức hoạt động của phòng kinh doanh theo mô hình chuyên môn hóa cao có đủ ba phòng ban chức năng với đội ngũ chuyên nghiệp: Đối với phòng kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng phải là những giao dịch viên(Dealer) có sự nhạy bén trong kinh doanh có năng lực phân tích, tổng hợp các yếu tố tác động đến tỷ giá để yết tỷ giá phù hợp, đồng thời phải xác định chiến lược kinh doanh để thiết lập trạng thái ngoại tệ vừa phù hợp với thị trường để đảm bảo nâng cao lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cao. Đối với phòng hỗ trợ (back office) cần có những nhân viên có tính chu đáo cẩn thận hạn chế sai sót về mặt nghiệp vụ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh . Đối với phòng kiểm soát(Mid office): phải độc lập với 2 phòng trên và có trách nhiệm theo dõi giám sát những giao dịch do các giao dịch viên ký kết, để đảm bảo các giao dịch viên này tuân thủ những qui định kinh doanh ngoại hối về hạn mức trạng thái ngoại tệ, về tỷ giá giao dịch, nhằm phát hiện sớm những giao dịch có dấu hiệu vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh. Bởi vì, như chúng ta đã biết các giao dịch ngoại hối phái sinh như giao dịch quyền chọn hay tương lai có tính đòn bẩy tài chính rất cao, vì thế có thể có những giao dịch viên liều lĩnh chạy theo lợi nhuận cao mà rủi ro lớn, đặt ngân hàng vào nguy cơ phá sản. Hiện đại hóa hệ thống máy tính nối mạng, quản lý bằng hệ thống cơ sở dữ liệu, trang bị các phần mềm tính phí quyền chọn và hệ thống EBS để có thể tham chiếu giá cả và lượng giao dịch trên thị trường thế giới. Electronic Brokerage System (EBS) là hệ thống môi giới cho các nhà kinh doanh, làm nghiệp vụ môi giới dựa trên cơ sở kỹ thuật và dịch vụ thanh toán. EBS là thành viên của thị trường chứng khoán Bắc Mỹ thông qua EBS, các nhà kinh doanh ngoại hối có thể thấy được các luồng tiền di chuyển trên thị trường thế giới; các ngân hàng có thể thấy được các lệnh trên thị trường mua và thị trường bán đang ở mức nào. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, song song với những biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng 155 cần phải quan tâm đến việc quản trị rủi ro do hoạt động kinh doanh này mang đến. Để hạn chế rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần chú ý đến các biện pháp sau: Thứ nhất, xây dựng hạn mức trạng thái ngoại tệ một cách linh hoạt và hợp lý. Hạn mức (hay giới hạn trạng thái ngoại hối mở)là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức này ngân hàng nên phân định và giới hạn mức thua lỗ tối đa cho mỗi giao dịch ngoại hối tùy thuộc vào năng lực kinh doanh, kinh nghiệm, trình độ của mỗi giao dịch viên. Đồng thời phải ban hành các chế tài đối với những hành vi vi phạm, giao quyền đầy đủ và tự chủ cho bộ phận giám sát, để chủ động xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nhằm tăng tính kỷ luật trong kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Thứ hai, quan tâm đến hoạt động phân tích và dự báo, trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng của thế giới ngày nay, sự tăng giảm giá của bất cứ loại ngoại tệ mạnh nào, sự thay đổi chính sách kinh tế của những nước có quan hệ thương mại với nước ta, giá cả của những sản phẩm thiết yếu như xăng, dầu, vàng đều ngay lập tức ảnh hưởng đến tỷ giá, ảnh hưởng đến lãi lỗ trên trạng thái ngoại hối của ngân hàng đó. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối công tác phân tích và dự báo đóng vai trò hết sức quan trọng, độ chính xác của hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng lập chiến lược kinh doanh xác định hạn mức trạng thái, mức biến động tỷ giá đối với ngoại tệ, để yết giá phù hợp nhằm thực hiện được chiến lược đã đề ra, cũng như định giá và phí của các giao dịch một cách hợp lý vừa mang tính cạnh tranh cao vừa phòng ngừa rủi ro. 3.2.7. Hoàn chỉnh khung pháp lý Để phát triển TTNH an toàn và có hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, cần có cơ chể giám sát họat động thị trường, đồng thời với quan điểm nhà nước không trực tiếp can thiệp vào thị trường nhưng phải giám sát chặc chẽ thị 156 trường tài chính nói chung và TTNH nói riêng thông qua khuôn khổ luật pháp. Vì thế vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay NHNN phải hoàn thiện và bổ sung các quy định về luật pháp, tạo môi trường pháp lý đồng bộ thông thoáng về hoạt động tài chính tiền tệ cho hoạt động của thị trường tài chính Hoạt động kinh doanh ngoại hối muốn phát triển được cần phải có khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng; vừa tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia dễ dàng hiểu rõ và thực thi theo đúng pháp luật, vừa tạo điều kiện cho NHNN có thể kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà kinh doanh vừa bảo đảm hệ thống tài chính được an toàn. Các biện pháp phải thực hiện là: (1) Rà soát lại các văn bản pháp lý đã ban hành nhằm tránh sự mâu thuẫn tránh những qui định còn chồng chéo gây rối cho các chủ thể tham gia kinh doanh ngoại hối. (2) Cần mau chóng ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của các văn bản pháp lý. Hoàn thiện qui chế, chế độ kế toán về việc hạch toán các sản phẩm phái sinh như đối với quyền chọn tiền tệ khi không thực hiện hợp đồng thì phí quyền chọn được hạch toán như là chi phí vào giá thành sản phẩm. Để chuẩn bị cho việc thực hiện giao dịch tương tiền tệ Bộ Tài chính cũng nên nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu về hạch toán và tính thuế, việc tính thuế của giao dịch này cần phải xác định trên số lợi nhuận ròng (là lợi nhuận thu trên thị trường tương lai trừ đi mức lỗ trên thị trường giao ngay). (3)Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là những nghiệp vụ mang tính kỹ thuật cao và phức tạp cả trong thực hiện và kiểm soát vì thế các văn bản cần phải đầy đủ cả những chế tài nghiêm minh về dân sự và hình sự để phòng ngừa và xử lý những hành vi phá hoại gây rối loạn thị trường, hay vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh ngoại hối. 157 Kết luận chương 3 Trong chương 3 Luận án trình bày cơ sở để phát triển TTNH Việt Nam là dựa trên những thành quả đạt được trong quản lý, trong điều hành nền kinh tế vượt qua được những cú sốc khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua, sự phát triển hệ thống ngân hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ mở cửa nền kinh tế để đưa ra định hướng phát triển TTNH cho phù hợp chủ trương chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Xác định (1) Phát triển TTNH là bước đi tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình hội nhập nền kinh tế, phải xác định đây là mục tiêu để hoàn thiện thị trường tài chính tiến tới đón nhận những thời cơ cũng như những thách thức do quá trình mở cửa mang đến. Bước chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu thì càng tận dụng được cơ hội cũng như hóa giải được những rủi ro bất trắc do qua trình mở cửa mang đến vì thế (2) định hướng xây dựng TTNH phải đảm bảo an tòan nhưng cần phải chú ý đến yếu tố hội nhập vì có liên thông với TTNH thế giới thì TTNH Việt Nam mới phát triển. Trên cơ sở định hướng đó, Luận án đã đưa ra các biện pháp nhằm phát triển TTNH Việt Nam trong tiến trình hội nhập, giải pháp trọng tâm là hoàn thiện TTNH theo hướng hiện đại và hội nhập với những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng TTNH có đầy đủ đặc điểm của một TTNH trên thế giới cần phải có để phát huy hết hiệu quả của thị trường này mang đến cho nền kinh tế. Nhóm biện pháp còn lại là những biện pháp hổ trợ cho sự hoàn thiện và phát triển thị trường như phát triển TTNTLNH, hạn chế và thu hẹp thị trường ngoại tệ không chính thức, hạn chế tình trạng đôla hóa, nâng cao tính chuyển đổi của VND và có những biện pháp cần thiết khác là hoàn thiện thị trường tài chính để tạo điều kiện tương tác với TTNH cùng phát triển, và biện pháp cuối cần phải có đó là hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối và công tác giám sát quản lý TTNH hoạt động nhằm đạt được mục đích đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. 158 KẾT LUẬN Toàn cầu hóa đang là xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới vì thế tác động của khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế của quốc gia hay khu vực và cả những thành tựu phát triển kinh tế đã lan truyền mạnh mẽ đến các nền kinh tế khác trên thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài ảnh hưởng đó. Nhận thức được ảnh hưởng trên sẽ thấy rằng việc phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính là một vấn đề quan trọng nhằm phát huy hiệu quả cũng như giám sát dòng vốn do quá trình mở cửa mang lại để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của đất nước. Để có thể có những biện pháp khả thi nhằm phát triển TTTC, cần phải đánh giá thực trạng của TTNH Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu gì cho hoạt động của thị trường và những ảnh hưởng của chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước. Dựa vào khung lý thuyết về nghiên cứu hoạt động và phát triển TTNH, Luận án đã giải quyết được nhưng mục tiêu đã đề ra, đó là: Xác định chính sách quản lý ngoại hối tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến TTNH nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế phát triển. TTNH Việt Nam doanh số thấp, còn sơ khai về các giao dịch phái sinh, nghèo nàn về mục đích tham gia thị trường cũng như hạn chế về các chủ thể thị trường. Bên cạnh đó TTNH Việt Nam có những đặc thù riêng đó là sự tồn tại và cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường ngoại tệ không chính thức, thái độ của người dân đối với ngoại tệ, sự chấp hành những qui định pháp luật về quản lý ngoại hối, trình độ kiến thức về kinh tế thị trường nói chung và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối nói riêng của đại bộ phận các chủ thể của nền kinh tế còn hạn chế. Luận án đã đưa ra nhóm biện pháp để hoàn thiện TTNH theo hướng hiện đại và hội nhập dựa trên những xuất phát điểm là một nền kinh tế mới mở cửa với cơ chế quản lý ngoại hối còn nhiều thiếu sót đồng thời luận án cũng đưa ra các biện pháp hổ trợ để phát triển năng lực vốn của thị trường như tập trung nguồn ngoại tệ, hạn chế tình trạng đôla hóa, nâng dần tính chuyển đổi của VND, 159 đồng thời không thể bỏ qua biện pháp hòan thiện khung pháp lý là nền tảng cho hoạt động của TTNH được diễn ra trôi chảy mà vẫn đảm bảo an ninh tài chính. Những biện pháp để phát triển TTNH cần phải thực hiện đồng bộ và nghiêm túc, từ những vấn đề về chính sách đến điều hành, tổ chức thực hiện và thanh tra giám sát. Mặc dù, hiện nay nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiềm chế lạm phát và ưu tiên mục tiêu ổn định nền kinh tế hơn mục tiêu phát triển mà thực trạng TTNH Việt Nam còn quá sơ khai về cơ chế hoạt động, về trình độ quản lý điều hành nhưng xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng hoàn thiện và phát triển TTNH là những bước đi cần thiết phải được quan tâm chú trọng để có thể tận dụng các cơ hội và hóa giải các thách thức trở ngại của quá trình hội nhập trở thành những yếu tố, những động lực để phát triển nền kinh tế; đưa TTTC Việt Nam nói chung và TTNH nói riêng dần dần hội nhập với TTTC thế giới. Tác giả đã cố gắng để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện, nhưng do quá trình thu thập dữ liệu về TTNH Việt Nam quá khó khăn, tác giả gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận thông tin một cách chính thức để dữ liệu được đầy đủ và đồng bộ. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài để tác giả có điều kiện học hỏi và hoàn thiện công trình nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn! 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Tham gia biên soạn sách Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối, in lần đầu năm 2007, tái bản lần 2 năm 2009 và lần 3 sửa chữa và bổ sung năm 2010. 2. Tham gia biên soạn giáo trình thực hành Thanh toán quốc tế in lần đầu năm 2010 tái bản sửa chữa và bổ sung vào năm 2011. 3. Bài báo” Tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng số 11/2004. 4. Bài báo:”Chiến lược quyền chọn trong kinh doanh tiền tệ”. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 21/2004. 5. Bài báo: “Tác động của hội nhập kinh tế đến thị trường ngoại hối Việt Nam”. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 17/ 2011. 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Phạm thị Hoàng Anh (2009), “Chế độ tỷ giá của Singapore và Trung Quốc-Lý thuyết thực tế và những gợi ý cho Việt Nam”- Tạp chí Ngân Hàng tháng 9/2009. 2. Nguyễn văn Dũng (2007), “Thị trường phái sinh ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển”. NHNN, Chi nhánh TPHCM. 3. HaruhiKo Koroda (2011), “Tương lai Châu á: Thách thức khu vực- Trách nhiệm toàn cầu”, Hội Nghị thường niên lần thứ 44 của Hội Đồng Thống đốc ADB, ngày 5/5/2011. 4. Nguyễn Thị Thu Hằng và nhóm nghiên cứu(2010), ” Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế” Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Quốc Lý (2004), “Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam”, NXB Thống Kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Mùi và nhóm nghiên cứu (2007), “Phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam hiện nay- Giải pháp từ nhiều phía” Học viện Tài chính, Bộ Tài chính. 7. Trần Nguyên Nam (2009), “Giải pháp phát triển TTNH Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh Tế. Học viện tài chánh, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Nhung (2005),”Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế”, NHNH Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội. 9. Nguyễn Trần Phúc (2009), “Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối”, NXB Phương Đông, TP HCM. 10. Lê Phan Thị Diệu Thảo (2002), “Các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 11. Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải bài toán đôla hóa tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học Chính sách tài khóa-tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 162 12. TS Lê Đình Thu (2009), “Về tiền đề “cần” và “đủ” và bước đi để đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thị trường tài chính quốc tế”. Kỷ yếu các công trình NCKH, NXB Thống kê. 13. Nguyễn Văn Tiến (2004), “Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam”. Kỷ yếu các công trình NCKH, NXB Thống Kê, Hà Nội 14. Nguyễn Văn Tiến (2002), “TTNH Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh”. NXB Thống Kê, Hà Nội. 16. Chính phủ, Nghị định 160/2006/NĐ-CP, Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối, ngày 28/12/2006. 17. Chính phủ, Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2008, Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại. 18. Chính phủ, Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 của Thủ tướng chính phủ về Đề án” Nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khắc phục đôla hóa trong nền kinh tế”. 19. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), “Giao dịch hoán đổi lãi suất, giao dịch hàng hóa tương lai-Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hiệu quả tại ngân hàng đầu tư và phát triển” Hội thảo khoa học, NXB Văn hóa-Thông tin. 20. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo tại Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam, Hà nội, ngày 3/5/2011. 21. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên các năm 1990 -2010. 22. Ngân hàng Nhà nước, Công văn số 2878, công văn số 2879, công văn số 2880, công văn số 2880, công văn số 2882/NHNN-QLNH tháng 4 năm 2009. 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội. 24. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 207/QĐ-NH ngày 16/08/1991 về:” Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ”. 163 25. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 203/1991/NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về: “Thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”. 26. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/11/1998: “Quy chế giao dịch hối đoái”. 27. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 05 năm 2004 về: “Giao dịch kỳ hạn”. 28. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về: “Giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối”. 29. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 Quy chế về đại lý thu đổi ngoại tế thay thế cho Quyết định 1216 năm 2003 30. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày18/1/2010 của NHNN, Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. 31. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 230/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011 về: “Ban hành một số qui định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép giao dịch hối đoái”. 32. Ngân hàng Nhà nước, Tài liệu họp báo Về Hội nghị Thống đốc và Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN 29/3 - 3/4/2008, Đà Nẵng, Việt Nam. 33. Ngân hàng Nhà nước, Thông báo số 74/TB-NHNN ngày 11/02/2011, Thông báo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. 34. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 03/2008/TT-NHNN, ngày 11/4/2008, Hướng dẫn và hoạt động cung ứng dich vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng. 35. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, Về quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng. 36. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. 37. Ngân hàng Thế giới (2008), “Cập nhật về tình hình khu vực Đông Á Thái Bình Dương” 38. Ngân hàng VCB, BIDV, Eximbank, Sacombank, ACB, Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. 164 39. Quốc Hội, Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH 11 ban hành vào ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. 40. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), “Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”, NXB Thống Kê. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 41. Bob Steiner (2002), “Foreign Exchange And Money Markets”, Butterworth- Heinemann Finance, Securities Institute. 42. Ding Jianding (1998), “China’s Foreign Exchange Black Market and Exchange Flight: Analysis of Exchange Rate Policy”.The Developing Economies.XXXVI- 1:24 43. Jake Bernstein (1989), “How The Futures Markets Work”, Newyork Institute of Finance. 44. Janvier D. Nkurunziza (2002), “Exchange rate policy and the parallel market for foreign currency in Burundi” AERC Research Paper 123, Nairobi. 45. Joseph A. Walker (1991), “How The Options Markets Work”, Newyork Institute Of Finance. 46. Laurence S. Copeland (2000), “Exchange Rates And International Finance, Financial Time”, Prentice Hall. 47. Lucio Sarno and Mark P.Talor (2001), “The Microstructure of the foreign- Exchange Market: A selective Survey of the Literature”. Princeton, New Jersey. 48. Mossa, I.A (2004), “International Finance: an analytical approach” , 2 edn, The McGraw-Hill, Sydney. 49. Ngoc Luu Minh (2008), “Interview through Yahoo! Messenger regarding the operation of the current forex market of Vietnam” 50. Ng Beoy Kui (1988), “The Development and Growth of Foreign Exchange Market in the SEACEN countries”. SEACEN, Research and Traning Centre.Kuala Lumpur Malaysia. 165 51. Phuc Nguyen Tran (2910), “Vietnam’s’s Exchange rate Policy and implications for its Foreign Exchange Market, 1986-2009”. Griffith Business School(AFE), Griffith University, Australia. 52. Phuc Nguyen Tran (2009b), “The Foreign Exchange Market in Vietnam: Evolution,Current Structure, and Operational Characteristics”, Working paper, Griffith University, Brisbane. 53. Ralph, Connel và Sunsil Sharma (2009), “A Framework for Financial Market Development” IMF Working paper. WP/09/156. 54. Sam Y.Cross (1998),”The Foreign Exchange Market in the United State”. Federal Reserve Bank of NY. 55. Simon T Gray & Nick Talbot(2006)”Developing Financial Markets” Handbooks in for Central Banking No.26. Bank of England 56. Thanh Nguyen Duc (2002), “Determinants of VietNam Informal Market Exchange Rates. The asset Market approach”. Vietnam-Netherlands MDE Progam, Hanoi.Vietnam. 57. Yang Bai (2009),”Research of Foreign Exchange Management Legal System”. Polytechnic University, China. 58. Yin-Wong Cheung (1998), “The Hong Kong Foreign Exchange Market”. HKCER Letters,Vol. 50. 59. Yosuke Tsuyuguchi and Philip Wooldridge (2008), “The evolution of trading activity in Asean Foreign Exchange markets”, BIS Working Papers 252. 60. Zhang Jikang And Liang Yuanyuan (2006), “The Institutional and Structural Problems of China’s Foreign Exchange Market & Implication for the New Exchange Rate Regime”. China: an International Journal, Vol.4,No.1,p.26. 61. BIS (2010), “Triennual Central Bank Servey of Foreign Exchange and OTC Derivaties Market Activity”, Preliminary global results – Turnover.1. 62. IMF (2009), Country Report No.09/110, “The case of Vietnam” 63. IMF (2010), Country Report No. 10/281. WEBSITE 166 64. Báo điện tử Công an nhân dân: http/ca.cand.com.vn/vi-vn/anninhkinhte/ phongsuđieutra. Lấy về lúc 03:59, Thứ Sáu, 03/04/2009. 65. Báo điện tử Sài gòn tiếp thị : ngoai-hoi-chính-thúc-de-xoa-bỏ-cho-den.html. Lấy về lúc 11:00, Thứ Hai 14/3/2011. 66. GAFIN hon-46000-ty-dong-trong-2011.htm. Lấy về lúc 12g30. Thứ Ba, 24/1/2911. 67. Báo điện tử Thời báo kinh tế Sài gòn E ngại kiều hối chảy khỏi ngân hàng. Lấy về lúc 22:23.Thứ Tư, 27/1/2010 68. Báo điện tử Thời báo kinh tế Sài Gòn: te-Tay-dai-den-dau?.html Lưu Hảo. Lấy về 18:28 Thứ bảy, 12/3/2011. 69. Báo điện tử Thời báo kinh tế Sài Gòn: Home/thoisu/doisong/27436/ . Úc lựa chọn hàng đầu của du học sinh Việt Nam Lấy về lúc 13:46 , Thứ Ba, 18/9/2009. 70. Báo điện tử Việt báo: de/20454053/90/. Lấy về lúc 9:40. Thứ tư, 17/6/2008 71. Cộng đồng kinh tế Việt Nam o-can-bang-quyen-so-huu.htm. Lấy về lúc 10:23 Thứ 2 13/2/2011 72. Lấy về lúc 11:20.Thứ ba 14/2/2011 73. Quỹ tiền tệ Quốc tế: data.imf.org/FindDataReports. aspx?d =33061&e=169393. Lấy về lúc 10:00, Thứ Năm, 13/09/2012. 74. Tạp chí The Banker: 1000 75. philippines-243.php. 76. Website của Hải Quan Việt Nam: 167 77. Website Ngân hàng nhà nước: 78. Website Trung tâm WTO của VCCI: nhap-wto-cua-viet-nam-trong-linh-vuc-thuong-mai-dich-vu/cam-ket-mo- cua-thi-truong-d-6. Lấy về lúc 12:24, Thứ Tư, 06/07/2011. 79. Website Tổng cục Thống kê: 168 PHỤ LỤC Phụ lục số 1 Phân bổ doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu theo khu vực địa lý Nguồn:Trích Bảng 9, Triennial Central Bank Survey 2010 , BIS. Doanh số trung bình ngày vào thà́ng Tư, Đơn vị tính tỷ USD và % Quốc gia 1998 2001 2004 2007 2010 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Australia 2.8 0.8 9.8 1.5 12.8 1 22.7 1 40.6 1.5 Canada 6.4 1.9 9.9 1.5 12.1 0.9 20.6 0.9 41.7 1.5 China 0.2 0 0.0 0.0 0.6 0.0 9.3 0.2 19.8 0.4 France 40.6 11.8 65.1 9.6 151.3 11.4 176.1 8.1 193.3 7.3 HongKong 2.4 0.7 2.8 0.4 11.3 0.8 17.3 0.9 18.5 0.7 Indonesia 1.8 0.1 3.9 0.2 2.3 0.1 3 0.1 3.4 0.1 Japan 146.3 7 152.7 9 207.4 8 250.2 5.8 312.3 6.2 Malaysia 1.1 0.1 1.4 0.1 1.7 0.1 3.5 0.1 7.3 0.1 Philipine 0.8 0 1.1 0.1 0.7 0 2.3 0.1 5 0.1 Singapore 144.9 6.9 103.7 6.1 133.6 5.1 241.8 5.6 266 5.3 Thailand 3.1 0.1 1.9 0.1 3.1 0.1 6.3 0.1 7.4 0.1 United Kingdom 685.2 32.6 541.7 32 835.3 32 1483.2 34.6 1853.3 36.7 United State 383.4 18.3 272.6 16.1 498.8 19.1 745.2 17.4 904.4 17.9 169 Phụ lục số 2 Phân bổ doanh số theo các loại tiền tệ Doanh số trung bình ngày của tháng 4 Đơn vị : % Tiền tệ 1998 2001 2004 2007 2010 US dollar 86.8 89.9 88.0 85.6 84.9 Euro … 37.9 37.4 37.0 39.1 JPY 21.7 23.5 20.0 17.2 19.0 GBP 11.0 13.0 16.5 14.9 12.9 AUD 3.0 4.3 6.0 6.6 7.6 CAD 3.5 4.5 4.2 4.3 5.3 CHF 7.1 6.0 6.0 6.8 6.4 HKD 1.0 2.2 1.8 2.7 2.4 SGD 1.1 1.1 0.9 1.2 1.4 CNY 0.0 0.0 0.1 0.5 0.3 MYR 0.0 0.1 0.1 0.1 0.3 THB 0,1 0.2 0.2 0.2 0.2 IDR 0.1 0.0 0.1 0.1 0.2 Nguồn : Trích Bảng số 3,Triennial Central Bank Survey 2010,BIS 170 Phụ lục số 3 Cam Kết Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Và Các Dịch Vụ Tài Chính Việt Nam có cam kết mở cửa những dịch vụ ngân hàng nào khi gia nhập WTO? Về dịch vụ ngân hàng, trong WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa trong các ngành sau: 1. Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng); 2. Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại); 3. Dịch vụ thuê mua tài chính; 4. Dịch vụ thanh toán (tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng); 5. Bảo lãnh và cam kết; 6. Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, các loại: o Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi); o Ngoại hối; o Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn; 171 o Vàng khối. 7. Môi giới tiền tệ; 8. Quản lý tài sản (quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác); 9. Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác); 10. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác Các nhóm dịch vụ mà Việt Nam có cam kết này được xác định theo phân loại tại Phụ lục về dịch vụ tài chính của WTO. Các ngân hàng nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam có được cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam không? Theo cam kết, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp đồng hợp tác kinh doanh) cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam nhưng chỉ giới hạn ở các dịch vụ sau: - Cung cấp thông tin tài chính; - Xử lý dữ liệu tài chính; - Cung cấp phần mềm tài chính; - Tư vấn, môi giới, phân tích tín dụng; 172 - Nghiên cứu và tư vấn về đầu tư, danh mục đầu tư, mua lại, tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp. Điều kiện thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam? Về việc thành lập liên doanh Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ thời điểm gia nhập WTO (11/1/2007) với điều kiện: - Phía nước ngoài tham gia liên doanh phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập liên doanh tại Việt Nam; và - Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 50% vốn điều lệ. Về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nước ngoài là chủ đầu tư phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài điều kiện theo cam kết, việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hộp 1 - Pháp luật Việt Nam quy định gì về việc thành lập ngân hàng FDI? Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản chính quy định về tổ 173 chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Tất cả các điều kiện về việc thành lập ngân hàng FDI trong cam kết WTO của Việt Nam đã được đưa vào nội dung Nghị định này. Điều kiện thành lập các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? Điều kiện chung Việt Nam cam kết cho phép thành lập các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với điều kiện: - Công ty mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin thành lập công ty tại Việt Nam; - Tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài các điều kiện chung, việc thành lập công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính còn phải đáp ứng điều kiện riêng đối với từng loại như sau: Đối với công ty tài chính Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài với điều kiện phía nước ngoài phải là các ngân hàng thương mại nước ngoài hoặc công ty tài chính nước ngoài. Đối với công ty cho thuê tài chính 174 Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài với điều kiện phía nước ngoài phải là các ngân hàng thương mại nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính nước ngoài. Điều kiện thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam? Đối với Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài được thành lập chi nhánh của họ tại Việt Nam với điều kiện: 1. Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam; 2. Chi nhánh được thành lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình. Ngoài các điều kiện nêu trong cam kết nói trên, các ngân hàng nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện khác về mặt kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam (áp dụng chung cho cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài). Hộp 2 - Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về việc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam? Những nội dung về điều kiện đối với việc mở chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đã được đưa vào Công văn số 1210/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành có mức mở cửa như 175 mức cam kết. Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam (37 chi nhánh tính đến 4/2007) mà không phải chịu các điều kiện tương tự. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc thành lập chi nhánh của ngân hàng nước ngoài sẽ phải các điều kiện tuân thủ quy định tại Công văn nói trên (tức là phù hợp với cam kết). Hộp 3 - Những hạn chế trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở giao dịch chính của mình Ví dụ Ngân hàng A mở chi nhánh X1 tại Việt Nam thì chi nhánh X1 này không được tự mình mở các điểm giao dịch, chi nhánh khác. Nếu muốn mở rộng mạng lưới hoạt động, Ngân hàng A phải tự mình xin phép mở các chi nhánh X2, X3, v.v hoặc thông qua các hình thức đầu tư khác. Việt Nam cam kết không hạn chế số chi nhánh trực tiếp của các ngân hàng nước ngoài; Bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng (chưa cung cấp các khoản vay, cho vay, chưa nhận tiền gửi, v.v) theo % mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh như sau: 176 Từ 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp Từ 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp; Từ 1/1/2011: được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam ở mức tương tự các ngân hàng Việt Nam. Đối với Chi nhánh Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam Việt Nam chưa cam kết gì về việc thành lập chi nhánh công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, việc cho phép thành lập chi nhánh các công ty này tại Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và pháp luật liên quan của Việt Nam trong từng thời kỳ. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính nước ngoài tại Việt Nam? Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài (ngân hàng thương mại nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) được mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam với điều kiện Văn phòng đại diện không được phép tiến hành các hoạt động thương mại sinh lời trực tiếp. Thời hạn hoạt động tối đa của các loại hình tổ chức tín dụng FDI ở Việt Nam là bao lâu? 177 Trong WTO, Việt Nam không cam kết về thời hạn hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng này. Như vậy, Việt Nam có quyền tự do quy định về thời hạn này. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì thời hạn hoạt động tối đa của các tổ chức tín dụng này được quy định như sau: - Đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: không quá 99 năm; - Đối với chi nhánh của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ và không quá 99 năm; - Đối với văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ; - Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: 50 năm Thời hạn hoạt động cụ thể được quy định trong giấy phép được cấp và có thể được gia hạn theo yêu cầu (thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn hoạt động trước đó được quy định trong giấy phép). Ngân hàng nước ngoài có được thiết lập các máy rút tiền tự động, phát hành thẻ tín dụng không? Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài được hưởng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) như các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay đối với các ngân hàng Việt Nam, 178 không có hạn chế số lượng các máy rút tiền tự động mà các ngân hàng này được phép lắp đặt. Các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được phép phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam như các ngân hàng Việt Nam. Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp khác ngoài cam kết đối với việc thành lập, tham gia, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính không? Do tính đặc thù và tầm quan trọng của dịch vụ tài chính (đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đối với các nhà đầu tư, những người gửi tiền…), WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp khác vì lý do thận trọng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Do đó, ngoài các hạn chế về hình thức pháp nhân, yêu cầu về vốn, các hạn chế về hoạt động đối với chi nhánh… đối với nhà đầu tư nước ngoài được phép áp dụng theo cam kết, Việt Nam có thể xem xét áp dụng bổ sung các biện pháp mang tính hạn chế, kiểm soát chặt chẽ nhằm mục tiêu thận trọng. Hộp 4 – Ví dụ về các yêu cầu bổ sung có thể có đối với tổ chức tài chính nước ngoài (ngoài cam kết) Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Yêu cầu về vốn đối với việc thành lập chi nhánh, ngân hàng liên doanh; Yêu cầu về điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, v.v đối với các tổ chức tín dụng. 179 Các yêu cầu này, nếu có, phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài (các ngân hàng thương mại nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính). Những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam? Việt Nam cam kết về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam như sau: - Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa (ví dụ VCB, BIDV…): Tỷ lệ cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các ngân hàng cổ phần hóa này có thể bị hạn chế như mức tỷ lệ cổ phần của các ngân hàng dân doanh Việt Nam trong các ngân hàng cổ phần hóa này; - Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc khu vực dân doanh: tổng số cổ phần do các cá nhân, tổ chức nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Việt Nam có đưa ra cam kết nào về ngoại hối hay không? Về ngoại hối, Việt Nam cam kết như sau: - Về giao dịch vãng lai: dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai (và trên thực tế Việt Nam đã thực hiện cam kết này); - Về giao dịch vốn: Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú; 180 - Về các biện pháp quản lý ngoại hối: chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ, do Chính phủ quyết định, để duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế; Về cân đối ngoại tệ: Chính phủ cam kết bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu về ngoại tệ. Nguồn: trong-linh-vuc-thuong-mai-dich-vu/cam-ket-mo-cua-thi-truong-d-6 lấy về 12:24’ ngày 06/07/2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_ncs_le_thi_anh_dao_6142.pdf
Luận văn liên quan