Trong những năm đổi mới, với sự phát triển nền kinhtế theo cơ chế thị trường,
thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng đã thực sự được hình
thành, góp phần tích cực cho việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ của
lực lượng sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, thị trường tiền tệ ở Việt Nam vẫn chưa có được sự phát triển đồng bộ, do đó
hạn chế sự luân chuyển vốn tài chính đầu tư cho nềnkinh tế nói chung, và trên thị
trường tiền tệ nói riêng.
Để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của nềnkinh tế nước ta trong
giai đoạn tới, việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng. Thị
trường tiền tệ phát triển một cách đồng bộ, với quimô lớn hơn và hiệu quả hơn sẽ
giúp cho việc huy động và phân bổ nguồn vốn tốt hơn, giúp các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các rủi ro. Nước ta hiện nay đang trong quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tăngtrưởng kinh tế nhằm hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế, cho nên nhu cầu về huy động vốn và đầu tư vốn là rất
lớn để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc phát triển thị trường
tiền tệ là một yêu cầu tất yếu và bức xúc hiện nay.
235 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cố GTCG, hoán đổi ngoại tệ). Do đó, lượng tiền NHNN
bơm ra qua các kênh nằm trong giới hạn phạm vi được duyệt. Trong thời gian trước
đây thị trường ổn định hơn, việc điều tiết khối lượng như vậy đã đạt được những kết
quả nhất định.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường có nhiều biến động khó lường
trước, đòi hỏi điều hành NHNN cần linh hoạt hơn thì việc bị giới hạn bởi chỉ tiêu
cung ứng tiền được xác định trước hàng năm hoặc hàng quý (mặc dù cũng có thể
điều chỉnh) đã hạn chế tính chủ động của NHNN trong việc điều tiết thị trường, có
thể gây ra sự biến động của lãi suất thị trường, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng.
Chẳng hạn, trong trường hợp dự báo vốn khả dụng thiếu hụt lớn, vượt quá lượng
tiền cung ứng được duyệt nếu NHNN không bơm tiền ra đáp ứng đủ nhu cầu của thị
trường do bị giới hạn bởi chỉ tiêu cung ứng tiền, lãi suất liên ngân hàng sẽ biến động
tăng mạnh, gây bất ổn định TTTT.
Thực tế, qua các biến động lãi suất trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong
giai đoạn đầu năm 2008 và hiện nay cho thấy độ nhạy cảm của nền kinh tế đối với
lãi suất đã tăng lên rất nhiều. Các TCTD đã có phản ứng nhanh đối với những hành
động chính sách NHNN, đặc biệt là phản ứng về lãi suất. Vì vậy, trong điều kiện
nền kinh tế đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phản ứng của NHNN
phải linh hoạt, nhanh nhạy hơn, thì việc chuyển sang mục tiêu điều tiết lãi suất là
cần thiết. Khi đó, NHNN sẽ thực hiện việc mua, bán GTCG trên NVTTM để nhằm
đạt được lãi suất mục tiêu (nên là lãi suất cho vay qua đêm trên TTTT liên ngân
hàng), từ thay đổi lãi suất mục tiêu này sẽ dẫn đến thay đổi lãi suất huy động, cho
vay của TCTD, sau đó sẽ tác động đến hành vi tiết kiệm, đầu tư của các thành viên
trên thị trường.
200
Với thực trạng điều kiện TTTT đang trong quá trình phát triển như hiện nay,
việc chuyển từ điều tiết khối lượng sang điều tiết lãi suất nên được thực hiện từng
bước theo hướng: trong từng thời kỳ cụ thể, dựa vào tình hình thực tế của TTTT,
NHNN cần xác định mục tiêu ưu tiên là điều tiết khối lượng hay điều tiết lãi suất
trong điều hành CSTT nói chung và NVTTM nói riêng để đảm bảo tính chủ động
cũng như hiệu quả trong điều hành.
Khi TTTT phát triển hơn và điều kiện thị trường cho phép, NHNN cần chuyển
sang thực hiện khuôn khổ CSTT điều tiết lãi suất để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch
trong điều hành CSTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.3.4. Từng bước xây dựng lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày trên NVTTM làm lãi
suất định hướng thị trường.
NHNN đã triển khai điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với quy định của Bộ
luật Dân sự và Luật NHNN, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất
huy động vốn, lãi suất cho vay) bằng Đồng Việt Nam đối với khách hàng theo
nguyên tắc lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN
công bố áp dụng trong từng thời kỳ. Đồng thời, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh
cao hơn lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất cơ bản, để tạo nên hành
lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm góp phần điều tiết lãi
suất TTLNH; trong đó, lãi suất cơ bản và lãi suất NVTTM sẽ dao động trong hành
lang này.
Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản như trên không
nên áp dụng trong thời gian dài mà chỉ nên áp dụng trong điều kiện lãi suất thị
trường biến động mạnh. Mặt khác, việc sử dụng cả lãi suất trần và lãi suất sàn đều
là lãi suất NHNN cho vay TCTD sẽ khó tạo lập được hành lang lãi suất. Vì vậy,
trong thời gian tới, NHNN điều hành lãi suất theo hướng như sau:
NHNN cần xây dựng hành lang lãi suất đủ rộng để tạo động lực cho TTLNH
với lãi suất tái cấp vốn (lãi suất cho vay của NHNN đối với TCTD) là lãi suất trần,
lãi suất tiền gửi của các TCTD tại NHNN là lãi suất sàn, cụ thể:
- Đối với lãi suất sàn: Là lãi suất tiền gửi được hình thành trên cơ sở đấu
thầu hoặc do NHNN ấn định. Trong điều kiện thiếu vốn khả dụng, NHNN nên ấn
định mức lãi suất này.
201
- Đối với lãi suất trần: lãi suất trần là lãi suất tái cấp vốn, theo đó lãi suất tái
cấp vốn sẽ điều chỉnh cho phù hợp quan hệ với các loại lãi suất trên TTLNH.
- Lãi suất định hướng thị trường là lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày trong
NVTTM nằm trong “hành lang” đó để phát tín hiệu rõ ràng tới thị trường. Lý do lựa
chọn lãi suất định hướng thị trường là lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày là vì đây là
kỳ hạn NHNN áp dụng chủ yếu trong NVTTM, do đó việc thay đổi lãi suất này sẽ
có tác động lớn đối với hành vi vay vốn NHNN của TCTD, qua đó sẽ tác động đến
các loại lãi suất trên TTTT, đặc biệt là lãi suất cho vay qua đêm (O/N) trên TTTT
liên ngân hàng.
- Lãi suất O/N giữa các TCTD sẽ được điều tiết để biến động trong phạm vi
lãi suất trần, sàn.
- Cách điều hành: Để lãi suất O/N giữa các TCTD biến động trong phạm vi
lãi suất trần, sàn, NHNN phải rất linh hoạt trong việc bơm tiền ra và hút tiền về.
Trong trường hợp thị trường thiếu vốn khả dụng, NHNN phải bơm một lượng tiền
đủ lớn để áp dụng nhu cầu thị trường và đảm bảo lãi suất trên TTLNH phù hợp với
lãi suất NHNN công bố. Ngược lại, khi thị trường dư thừa vốn khả dụng, NHNN
cần hút về một lượng để đảm bảo lãi suất O/N không xuống quá thấp theo mục tiêu
điều hành CSTT.
Đồng thời, trong trường hợp TCTD sau khi tham gia NVTTM vẫn thiếu vốn
nhưng không vay được từ các TCTD khác thì sẽ được vay NHNN bằng mức lãi suất
tái cấp vốn (lãi suất trần); hoặc nếu TCTD vẫn thừa vốn không cho vay trên
TTLNH sẽ có thể gửi tại NHNN với lãi suất tiền gửi (lãi suất sàn). Cơ chế điều
hành lãi suất này sẽ tạo động lực cho các TCTD vay mượn lẫn nhau trên TTTT liên
ngân hàng nếu không sẽ phải đi vay NHNN với lãi suất trần (nếu thiếu vốn) hoặc
chỉ được hưởng lãi suất sàn (nếu thừa vốn). Trong giai đoạn đầu áp dụng, hành lang
lãi suất có thể rộng hơn, sau đó sẽ thu hẹp dần.
- Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các công cụ điều hành CSTT (lãi suất, tỷ giá, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, NVTTM) theo hướng tập trung vào NVTTM là công
cụ rất linh hoạt, nới rộng kỳ hạn giao dịch lên đến 3-4 tuần, thay vì 1-2 tuần như
hiện nay, nhằm tạo sự chủ động hơn cho các TCTD giao dịch trên TTTT.
- Nghiên cứu lộ trình bãi cỏ cơ chế trần lãi suất cơ bản. Có thể mô tả cơ chế
điều hành lãi suất này như sau (Xem sơ đồ 3.1).
202
Lãi suất tái cấp vốn
(8,5%)
Vùng lãi suất thoả thuận
cho lãi suất cho vay O/N
Lãi suất chào mua kỳ hạn
7 ngày (LS định hướng)
7%
Lãi suất tiền gửi (5,5%)
Sơ đồ 3.2- Cơ chế điều hành lãi suất
3.2.3.5.Nâng cao năng lực phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát.
- Tăng cường đào tạo về kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng, nâng cao trình độ
phân tích, dự báo cho cán bộ NHNN; Trang bị mới và nâng cấp máy móc thiết bị
đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác phân tích, dự báo; áp dụng mô hình kinh tế
lượng trong dự báo tiền tệ, xây dựng chương trình tiền tệ hàng năm và thực hiện dự
báo lạm phát theo định kỳ (năm, quý, tháng).
- Trong hoạch định và điều hành CSTT, cần đặc biệt quan tâm công tác dự
báo diễn biến cán cân thương mại, cán cân thanh toán, dự báo luồng vốn vào ra để
có giải pháp điều hành CSTT phù hợp, hạn chế ảnh hưởng của luồng vốn đến các
diễn biến tiền tệ.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng tin học hoá, đảm
bảo nắm bắt được đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tiền tệ-tín dụng; Tăng
cường sự phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành, nhất là với Tổng
Cục thống kê để phục vụ công tác phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát.
3.2.3.6. Hiện đại hoá và đổi mới công nghệ hoạt động thị trường tiền tệ
- Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, tạo điều kiện
cho sự phát triển của thị trường tiền tệ.
Ngày 15/7/2002, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xác định là
tiểu dự án lớn nhất, quan trọng nhất trong Dự án “Hiện đại hoá Ngân hàng & Hệ
thống thanh toán” do WB tài trợ. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới
203
này khắc phục về cơ bản những hạn chế của hệ thống thanh toán liên ngân hàng
trước đó. Nó đáp ứng được yêu cầu tập trung vốn trong thanh toán, tạo điều kiện để
NHNN kiểm soát các khoản vốn dự trữ, giảm lượng vốn trôi nổi, tăng tốc độ vòng
quay của các nguồn vốn. Hệ thống này tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ liên ngân
hàng hoạt động hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng lãng phí vốn do phải dự trữ
nhiều hơn mức cần thiết của các NHTM trước kia, giúp các ngân hàng sử dụng vốn
hiệu quả hơn, đồng thời cũng hạn chế được việc phải vay thanh toán bù trừ tại
NHNN với lãi suất cao. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng chưa được triển khai ở phạm vi rộng. Vì thế, trong thời gian tới cần được mở
rộng đối tượng áp dụng trên phạm vi cả nước.
- Nâng cấp hệ thống thanh toán hiện hành để tăng tính hiệu quả và tin cậy
của hệ thống này. Hệ thống thanh toán trong nước thời gian qua đã có những bước
phát triển vượt bậc, thời gian thanh toán được rút ngắn đáng kể. Tuy nhiên, một số
TCTD do quy mô giao dịch còn nhỏ, nên còn chưa chú ý đầu tư, nâng cấp hệ
thống thanh toán. Điều này dẫn tới khó khăn cho chính bản thân ngân hàng trong
việc theo dõi trạng thái vốn của mình tại NHNN nên họ duy trì dự trữ vượt quá
mức để đáp ứng các khoản thanh toán bất thường, từ đó làm giảm gieo dịch giữa
các TCTD. Đây là những vấn đề quan trọng cho các quyết định CSTT chủ động,
chính xác của NHNN. Một hệ thống thanh toán phát triển sẽ giúp NHNN nắm
được tình hình thanh toán của các TCTD, đồng thời việc nắm được thông tin
thường xuyên và kịp thời về tình hình thu-chi của Chính phủ (qua Kho bạc Nhà
nước) có thể giúp cho công tác dự báo thanh khoản được thực hiện tốt hơn.
- Xây dựng các trung tâm tin học mạnh để đủ sức lưu trữ, cập nhật và xử lý
thông tin, đáp ứng mọi nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng và sự vận hành của thị
trường tiền tệ.
- Thành lập hệ thống ngân hàng thông tin để cung cấp dữ liệu cần thiết, liên
quan đến thị trường tài chính – tiền tệ cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
- Các thành viên thị trường tiền tệ nên tham gia giao dịch qua mạng Reuters để
tham khảo lãi suất bình quân trên thị trường, khai thác thêm nhiều thông tin về tài
chính, tiền tệ có liên quan ở trong nước và quốc tế như thông tin về các đối tác giao
dịch, khối lượng, thời hạn, lãi suất, tỷ giá, ...Thể thức giao dịch này vừa nhanh
204
chóng, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí hơn các hình thức giao dịch trước đây.
Mặt khác, mạng Reuters còn đảm bảo độ tin cậy, an toàn và duy trì bảo mật.
- Phối hợp với BTC sửa đổi quy trình chuyển giao trái phiếu Chính phủ và
rút ngắn thời gian chuyển giao quyền sở hữu GTCG từ NHNN sang Trung tâm lưu
ký chứng khoán.
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của TTTT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cần thiết phải chuẩn bị bộ
máy vận hành, điều hành thị trường tiền tệ có đủ năng lực, trình độ, bản lĩnh và kinh
nghiệm hoạt động ngang tầm quốc tế ngay từ khi nhập cuộc. Có thể khẳng định
rằng, nếu như tất cả những điều kiện khác đã được hội đủ, nhưng chưa chuẩn bị tốt
về đội ngũ những người quản lý vận hành thị trường, những chuyên gia kinh tế, kỹ
thuật, các nhà môi giới, nhà đầu tư và các nhà tư vấn, v.v...thì thị trường tiền tệ chưa
thể đi vào hoạt động và phát triển được.
Đây là một trong những khó khăn lớn nhất ở nước ta để hoàn thiện và phát
triển đồng bộ thị trường tiền tệ. Theo kinh nghiệm của các nước, đội ngũ nhân lực
hoạt động trên thị trường tài chính - tiền tệ phải được đào tạo công phu để họ vừa
am hiểu về kinh tế thị trường và luật pháp, vừa phải có nghiệp vụ kinh doanh trong
lĩnh vực tài chính – tiền tệ, đồng thời lại phải có “đạo đức kinh doanh” rất cao.
Cần chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn
cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng
cao trình độ quản trị điều hành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên gia cao cấp.
Người lao động phải có kiến thức tổng quát về đặc thù của riêng lĩnh vực kinh
doanh trên thị trường tiền tệ, có trình độ tin học sử dụng các phần mềm ứng dụng
trong . Đối với các nhân viên giao dịch phải có các kỹ năng bán hàng, kỹ năng
maketing, giao tiếp. Tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, bồi dưỡng hoàn thiện
kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác đối với các nhân viên. Phối hợp với các
trường chuyên ngành mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức mới về nghiệp
vụ kinh doanh, giao dịch trên thị trường tiền tệ, đồng thời doanh nghiệp cần phối
hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên
giỏi. Cần tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ thông qua các cơ sở,
các trường đào tạo chuyên ngành. Lựa chọn các trường đại học, cao đẳng có chuyên
ngành phù hợp gần với tài chính – ngân hàng để phối hợp đào tạo kinh doanh trên
205
thị trường tiền tệ. Các doanh nghiệp phối hợp tuyển dụng, đào tạo, lương, đãi ngộ
để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính
cạnh tranh khi có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường. Để đạt mục
tiêu mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ vốn tiền tệ
thì cần bổ sung thêm kiến thức tin học ứng dụng và kinh doanh. Có chế độ tuyển
dụng hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến
khích tăng năng suất lao động.
Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân
lực kinh doanh trên thị trường tiền tệ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
cao về nghiệp vụ và quản lý. Xây dựng chương trình nội dung cụ thể và triển khai
các lớp học bổ túc thường xuyên, các lớp nâng cao của cán bộ trong bộ máy quản lý
Nhà nước cũng như trong các doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chương
trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo nhân lực kinh doanh tiền tệ đạt
tiêu chuẩn cao.
3.2.5. Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát tài chính quốc gia
Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định – đảm bảo quyền
lợi của nhà đầu tư và người gửi tiền là mục tiêu chính của nhiều quốc gia. Để đạt
được mục tiêu này, hệ thống giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc tạo môi trường phát triển thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài
chính.
Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà cho đến nay hậu quả để
lại vẫn chưa khắc phục được cũng đã cho thấy những hệ lụy to lớn khi hệ thống
giám sát yếu kém, không cảnh báo được những diễn biến và nguy cơ rủi ro, chia sẻ
thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Do đó, yêu cầu
nâng cao năng lực giám sát và cảnh báo của giám sát tài chính là đòi hỏi hết sức cấp
bách đối với các quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng thay đổi này.
Hiện nay mô hình giám sát tài chính Việt Nam vẫn mang tính phân tán dựa
trên cơ sở thể chế. Theo đó NHNN thực hiện hoạt động thanh tra giám sát hoạt
động các TCTD, Bộ Tài chính thực hiện giám sát hoạt động chứng khoán và Bảo
hiểm (chịu sự giám sát trực tiếp của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Cục Bảo
hiểm).
206
Trong lĩnh vực ngân hàng, từ ngày 30/7/2009, Ngân Hàng Nhà nước đã
chính thức công bố quyết định thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ
quan được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc NHNN bao gồm:
Thanh tra, Vụ các ngân hàng, Vụ các TCTD hợp tác và trung tâm phòng chống rửa
tiền. Thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được coi là một công cuộc
cải tổ đáng kể của NHNN nhằm tăng cường khả năng thanh tra, giám sát hệ thống
các TCTD. Theo quyết định số 83/2009/QD – TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng
Chính phủ: “ Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là cơ quan thường trực của
NHNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám
sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của NHNN; tham mưu giúp Thống dốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD,
tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện
phòng chống rửa tiền theo quy định của Pháp luật”.
Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống giám sát tài chính quốc gia cũng đang bộc
lộ những bất cập sau:
Thứ nhất, chưa có những quy định rõ ràng về quyền hạn và chức năng xử lý của
từng bộ phận
Chưa có một luật thanh tra giám sát chuyên ngành quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ và cách thức hoạt động các các cơ quan giám sát. Và đặc biệt để làm rõ cơ
chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ
Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
(UBGSTCQG).
Các cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra truyền thống bỏ sót nhiều lĩnh vực
hoạt động, dịch vụ, sản phẩm mới của các tổ chức tài chính, đặc biệt là những sản
phẩm dịch vụ ngân hàng có sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Kiểm soát rủi ro các tập đoàn tài chính, cho đến thời điểm này, chưa có một
quyết định rõ ràng cho phép một cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra các tập
đoàn tài chính trên cơ sở hợp nhất. Thực tế, nhiệm vụ kiểm soát rủi ro chung này,
tạm thời được coi là thuộc chức năng của ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Tuy
nhiên cơ quan này lại không có chức năng giám sát từng định chế tài chính mà chỉ
là tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong giám sát tổng thể thị trường tài chính.
- Hiệu quả giám sát của các cơ quan thanh tra giám sát còn thấp
207
Thứ hai, hiệu quả giám sát của các cơ quan thanh tra giám sát còn thấp
Ngoài những bất cập về cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh tra giám sát, hoạt
động thanh tra, cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, có hiệu quả rất thấp bởi nhiều
nguyên nhân:
Một là, công nghệ thu thập thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa
rất lạc hậu. Trong khi, hoạt động giám sát tài chính lại phụ thuộc rất nhiều về khả
năng thu thập thông tin.
Hai là, chưa có một quy định chung về cách thức giám sát cho cả hệ thống
tài chính.
Ba là, chưa thiết lập các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô (cho cả
hệ thống) và giám sát an toàn vi mô (cho từng Định chế tài chính) một cách có hiệu
quả, nhất là trong điều kiện chuyển sang thanh tra giám sát dựa trên rủi ro trong thời
gian tới.
Bốn là, năng lực cán bộ của hệ thống thanh tra còn yếu so với yêu cầu đảm
bảo an toàn an toàn cho hoạt động khu vực tài chính.
Thứ ba, sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn an toàn hoạt động của Việt Nam với tiêu
chuẩn của quốc tế
Mỗi quốc gia có những tiêu chuẩn về hoạt động an toàn tài chính riêng phù hợp với
tình hình kinh tế và chính trị của mỗi nước. Không có một khuôn mẫu chuẩn nào
cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hệ thống kế toán Việt Nam và
hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế làm việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn hoạt động
tài chính theo Basel không mang lại kết quả như ý muốn. Ví dụ như chỉ số về nợ
xấu của hệ thông ngân hàng sẽ thay đổi đáng kể khi chúng ta áp dụng hệ thống kế
toán quốc tế (IFRS).
Từ những phân tích ở trên, tác giả luận án cho rằng hoạt động của hệ
thống thanh tra giám sát, tài chính Việt Nam thời gian tới cần được tăng cường
theo các hướng sau đây:
Thứ nhất, tăng cường năng lực giám sát cho các cơ quan giám sát chuyên
ngành trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia: (i) Bổ sung nhân lực có trình độ
cao; (ii) Đào tạo cán bộ và khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ hoàn thành
các chứng chỉ quản trị rủi ro; (iii) Đầu tư mạnh cho công nghệ đáp ứng cho nhu cầu
208
thu thập, xử lý, phân tích và trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát và tổ chức
bị giám sát.
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát. Cụ thể, phải có luật
thanh tra chuyên ngành, quy định rõ về nội dung và phương pháp thanh tra chuyên
ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Hoàn thiện và bổ sung những lĩnh vực
hoạt động tài chính ngân hàng mới mà hiện nay vẫn chưa được cơ quan thanh tra
giám sát quan tâm lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bảo vệ người sử dụng dịch vụ.
Thứ ba, cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông
tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan thanh
tra giám sát tài chính không bị chồng chéo công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các
tổ chức đa ngành.
3.3. Một số kiến nghị để phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Qua sự phân tích của Luận án, có thể nêu lên một số kiến nghị để phát triển thị
trường tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3.1. Đối với Chính phủ
-Về hệ thống luật pháp cho sự phát triển thị trường tiền tệ. Có thể nói, muốn
chủ động hội nhập một cách hiệu quả thì Việt Nam phải chuẩn bị đủ những điều
kiện cần thiết. Trước hết và có thể coi là việc quan trọng nhất, đó là việc chúng ta
cần phải có chương trình xây dựng và điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp các
cam kết với các tổ chức khu vực, quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết,
cũng như phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước. Đồng thời tuyên truyền sâu
rộng đến các doanh nghiệp, các quan chức của bộ máy nhà nước nhất là cán bộ
trong các cơ quan trực tiếp tới hội nhập kinh tế và công chúng nắm bắt được luật
của nước mình và cả luật lệ quốc tế mà hiện nay có rất nhiều và vô cùng phức tạp.
Các văn bản, thông tư hướng dẫn dưới Luật NHNN và Luật các TCTD đảm
bảo tạo sự chủ động cho NHTƯ thực hiện phù hợp, nhất quán với các Bộ luật pháp
Việt Nam và thông lệ quốc tế. Điều này tạo một hành lang pháp lý thống nhất và cơ
bản, giúp NHTƯ điều hành và triển khai thực hiện các CSTT vĩ mô có tính ổn định
và dài hạn.
-Về việc Chính phủ phát hành tín phiếu kho bạc ngắn hạn theo đúng nội dung
của nó trong thị trường tiền tệ. Hiện nay Chính phủ phát hành trái phiếu, tín phiếu
209
nhằm mục đích vay nợ trong nước bù đắp bội chi ngân sách chứ chưa nhằm huy
động vốn để tài trợ trực tiếp cho từng dự án đầu tư có hiệu quả. Cho phép các tổ
chức tài chính trung gian các hội và các quỹ như công ty bảo hiểm, có vốn được phát
hành các chứng chỉ ngắn hạn để góp phần tạo “hàng hoá” cho thị trường tiền tệ.
- Đặt các mục tiêu phát triển và ổn định TTTT trong sự phát triển bền vững
của thị trường tài chính Việt Nam vì với các mục tiêu của CSTT có tác động mang
tính ngắn hạn với TTTT, điều này dần dần tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển
của thị trường tài chính tại từng thời kỳ và làm cho các mục tiêu mang tính dài hạn
có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu không có sự điều chỉnh phù hợp thì tác động của nó
tới sự phát triển kinh tế là rất lớn.
- Mức độ phát triển TTTT là yếu tố quan trọng, cho phép một NHTƯ chuyển
dần việc sử dụng các công cụ mang tính quy định sang các công cụ mang tính thị
trường. Quá trình điều hành CSTT của một số nước trên thế giới thời gian qua đã
gặp rất nhiều khó khăn do TTTT chưa phát triển. Thất bại trong việc phát triển
TTTT đã hạn chế hiệu quả của các nghiệp vụ thị trường của NHTƯ, do đó, trong
quá trình phát triển TTTT phải hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Chính
phủ (TPCP) vì thị trường TPCP phát triển sẽ có những tác động sau:
+ Giúp làm giảm áp lực vay vốn từ phía Chính phủ lên NHTƯ, từ đó, hạn
chế áp lực lên lạm phát và những tác động đến tỷ giá hối đoái;
+ Cung cấp "hàng hoá" sử dụng trong NVTTM của NHTƯ;
+ Là nơi hình thành nên mức lãi suất chuẩn (benchmark) cho thị trường trái
phiếu và TTTT.
3.3.2. Đối với Bộ tài chính
- Phối hợp với NHNN thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin (phần mềm) giữa
NHNN và BTC.
- Phối hợp với NHNN xây dựng sàn giao dịch tập trung. Đồng thời phát triển
thị trường sơ cấp và thứ cấp Trái phiếu Chính phủ. Đa dạng hoá các loại Trái phiếu
Chính phủ để tạo độ sâu của thị trường và cho phép hình thành đường cong lãi suất
chuẩn. Áp dụng các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ (sơ cấp và
thứ cấp): Sửa đổi quy trình chuyển giao quyền sở hữu, hoạt động của trung tâm lưu
ký, nghiên cứu, thành lập hệ thống đại lý cấp I và các nhà tạo lập thị trường. Nghiên
cứu khả năng hình thành hệ thống định giá trái phiếu và các công ty phát hành. Phối
210
hợp với NHNN xây dựng Hợp đồng repo chuẩn.Công bố thông tin về đấu thầu và
kế hoạch phát hành trái phiếu.
3.3.3. Đối với các thành viên thị trường, bao gồm cả các hiệp hội
- Phát triển một hệ thống quản lý thông tin minh bạch và tin cậy giữa các
thành viên thị trường thông qua việc nghiên cứu, xây dựng quy tắc ứng xử, gồm cả
phương pháp yết giá, thoả thuận giải quyết tranh chấp giữa các thành viên và cơ chế
xử lý vi phạm.
- Thống nhất việc áp dụng Hợp đồng repo chuẩn.
- Tăng cường năng lực dự báo vốn khả dụng để chủ động trong điều tiết vốn
khả dụng và tận dụng tốt cơ hội đầu tư trên TTTT.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện có; Phát triển
các dịch vụ mới (môi giới tiền tệ, quản lý danh mục đầu tư,...); Hoàn thiện và phát
triển các nghiệp vụ phái sinh về tỷ giá và lãi suất nhằm phân tán rủi ro và phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới thích ứng các giao
dịch ngân hàng điện tử hiện đại để tham gia TTTT.
- Rà soát lại chức năng của Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội các nhà kinh doanh
trái phiếu và Hiệp hội chứng khoán. Thành viên Hiệp hội ngân hàng nên bao gồm
tất cả các loại hình ngân hàng, hiện nay NH liên doanh và NH nước ngoài không
phải là thành viên Hiệp hội.
- Nghiên cứu, đề xuất việc chuyển đổi chức năng của Hiệp hội ngân hàng
thành một tổ chức tự điều tiết.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro để giảm thiểu rủi ro của các
giao dịch trên TTTT; Nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, đào
tạo cán bộ, thiết lập hệ thống cảnh báo, an toàn trong hoạt động...
3.3.4. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan về hệ thống quản lý, giám sát
thị trường.
Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của các Cơ quan quản lý Nhà nước
trên thị trường tiền tệ, mà quan trọng nhất là vai trò của các cơ quan như Chính phủ,
NHNN, Bộ tài chính...Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời,
211
thích đáng, minh bạch và khách quan các hạn chế, tiêu cực trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động của thị trường tiền tệ. Để thực hiện được điều đó cần tăng cường khâu
công tác cán bộ trong lĩnh vực này, đó là hoàn thiện bộ máy, đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất hiện đại cho công
tác kiểm tra giám sát...đồng thời cần hoàn thiện cơ chế, cơ sở pháp lý cho công tác
giám sát thị trường.
Với ngành ngân hàng: Đề nghị với NHNN cần có những nghiên cứu, ban
hành các văn bản khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng
và tạo điều kiện cho thị trường này hoạt động thuận lợi, hiệu quả phù hợp với Luật
NHNN và Luật các TCTD. Các văn bản của NHNN chỉ là khung pháp lý cho các tổ
chức tín dụng thực hiện, để họ có thể tự phát huy được tính năng động của mình
trong hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường.
NHNN nên thực sự đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. Cần cho phép các
NHTM được giao dịch thấu chi tại NHNN theo một hạn mức nhất định, ở đây là
theo tỷ lệ số dư tiền gửi của các NHTM tại NHNN, để tạo điều kiện cho việc sử
dụng nguồn vốn hiệu quả hơn khi trên thị trường bị khan hiếm tiền VNĐ, mở rộng
cho vay chiết khấu, có cầm cố đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng liên doanh và NHTMCP.
Trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường hiện nay, quy định về hạn
chế tỷ lệ huy động tiền gửi bằng VND đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
ngân hàng liên doanh hay chưa cho vay thanh toán bù trừ đối với nhóm chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và NHTMCP nhằm giúp cho các ngân
hàng Việt Nam hạn chế được sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoàivới tình
hình tài chính vững mạnh và đội ngũ nhân viên được tranh bị kiến thức nghiệp vụ
và dầy dặn kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quy định này cũng
dẫn đến những hạn chế nhất định, làm thị trường phân thành 2 mảng rõ rệt, một bên
là các NHTMVN chủ yếu là các NHTMQD chiếm ưu thế về huy động vốn bằng
VND trên thị trường và luôn đóng vai trò là ngân hàng cho vay hoặc gửi tiền VND,
và bên kia là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh thiếu
tiền VND và luôn là ngân hàng đi vay hoặc nhận tiền gửi. Vì vậy, để từng bước tạo
điều kiện cho các ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh doanh bình đẳng,
NHNN cần nghiên cứu, cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
liên doanh và một số NHTMCP lớn, có uy tín được vay thanh toán bù trừ tại
212
NHNN. Hoặc NHNN cho phép các TCTD được thấu chi theo một tỷ lệ nhất định
với số dư tài khoản giấy tờ có giá gửi tại NHNN. Đồng thời, sửa lại quy định về cơ
chế vay chiết khấu, cho vay có cầm cố thế chấp tài sản của NHNN theo hướng
thông thoáng, thuận tiện hơn.
Để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các TCTD,
NHNN cần nghiên cứu hạn chế và tiến tới loại bỏ dần các hình thức đối xử chưa
bình đẳng đối với một số TCTD như quy định hạn chế về huy động tiền VND đối
với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các hạn chế trong tiếp cận nguồn vay từ
NHNN.
NHNN cần xem xét nên chăng cho thành lập thị trường liên ngân hàng khu
vực để các NHTMCP có cơ hội tiếp cận khi thiếu vốn. Mặt khác, cần tạo điều kiện
hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng về tình hình hoạt động, khả năng thanh toán của
các ngân hàng khác, hoặc thiết lập những tiêu chuẩn để xác định thành viên tham
gia thị trường tiền tệ.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các TCTD được quyền tham gia
thị trường tiền tệ, trong đó có thị trường liên ngân hàng. NHNN không quy định hạn
chế đối tượng tham gia thị trường liên ngân hàng.Các TCTD cũng được quyền tự
quyết định cho vay hoặc không cho vay khi đánh giá thấy không đảm bảo an toàn
vốn cho vay và trước khi quyết định cho vay, các ngân hàng có quyền yêu cầu các
ngân hàng đối tác cung cấp các thông tin báo cáo thường niên, báo cáo tài chính
được kiểm toán của họ để xem xét, đánh giá. NHNN sẽ cung cấp thông tin cho các
TCTD trong trường hợp có thể, chẳng hạn như lãi suất bình quân trên thị trường
liên ngân hàng.
NHNN nên nghiên cứu để có những giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường
mở như thu hút thêm thành viên tham gia, tăng cường vai trò điều tiết của NHNN
qua nghiệp vụ thị trường mở, tạo thêm nhiều sản phẩm cho thị trường tiền tệ và
cũng là tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các TCTD, giúp các TCTD sử dụng nguồn vốn
linh hoạt và hiệu quả hơn.
Các tổ chức tín dụng phải tự xem xét và đánh giá đúng khả năng của mình,
củng cố lại bộ máy tổ chức và điều hành, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ vừa giỏi kỹ
thuật nghiệp vụ, vừa có đạo đức tác phong tốt, không ngừng hiện đại các giao dịch,
đảm bảo cho các tổ chức tín dụng không ngừng lớn mạnh, ổn định lâu dài. Sự lớn
213
mạnh của mỗi tổ chức tín dụng chính là cơ sở vững chắc cho thị trường tiền tệ phát
triển. Từ đó, các TCTD có thể dễ dàng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, hạn
chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ NHNN.
NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa việc cơ cấu và củng cố lại hoạt động của các
ngân hàng từ ngân hàng Nhà nước đến các TCTD. Thực hiện Đề án xử lý dứt điểm
nợ xấu của các TCTD để tạo sân chơi bình đẳng giữa các TCTD.
NHNN nghiên cứu để mở rộng thêm nhiều hàng hoá có thể giao dịch trên thị
trường, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD theo
hướng cho phép các loại trái phiếu được giao dịch trên thị trường tiền tệ, được sử
dụng để cầm cố, thế chấp vay vốn kinh doanh.
* *
*
214
KẾT LUẬN
Trong những năm đổi mới, với sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường,
thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng đã thực sự được hình
thành, góp phần tích cực cho việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ của
lực lượng sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, thị trường tiền tệ ở Việt Nam vẫn chưa có được sự phát triển đồng bộ, do đó
hạn chế sự luân chuyển vốn tài chính đầu tư cho nền kinh tế nói chung, và trên thị
trường tiền tệ nói riêng.
Để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của nền kinh tế nước ta trong
giai đoạn tới, việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng. Thị
trường tiền tệ phát triển một cách đồng bộ, với qui mô lớn hơn và hiệu quả hơn sẽ
giúp cho việc huy động và phân bổ nguồn vốn tốt hơn, giúp các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các rủi ro. Nước ta hiện nay đang trong quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng kinh tế nhằm hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế, cho nên nhu cầu về huy động vốn và đầu tư vốn là rất
lớn để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc phát triển thị trường
tiền tệ là một yêu cầu tất yếu và bức xúc hiện nay.
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu, đề tài luận án đã được hoàn thành và
có thể tóm tắt lại như sau.
Trước hết, đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tiền tệ,
cấu trúc của thị trường tiền tệ, các bộ phận của thị trường tiền tệ, giải thích và lập
luận về sự phát triển của thị trường tiền tệ trong quá trình hình thành đồng bộ hệ
thống thị trường ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập
WTO.
Đã phân tích thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập
WTO đến nay. Qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân hạn chế của
từng bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ nói riêng và của cả thị trường tiền tệ nói
chung.
Đã đưa ra những quan điểm định hướng, và các điều kiện cần phải thực hiện để
phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ trong quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị
trường ở Việt Nam và đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
215
Cuối cùng, Luận án đề xuất các giải pháp trực tiếp và gián tiếp có tác động tới
tất cả các thành phần của thị trường tiền tệ, nhằm vận hành một cách tổng thể thị
trường tiền tệ trong từng giai đoạn cũng như trong cả quá trình phát triển của nó.
Tóm lại, có thể nói phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam là một vấn đề phức
tạp, một quá trình liên tục, đòi hỏi các giải pháp cần được thường xuyên điều chỉnh
cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể thực tế phát sinh trên thị trường. Trong quá
trình này, có vai trò rất quan trọng của NHNN TW, của Chính phủ, và sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý cũng như điều hành mọi
hoạt động của thị trường tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu
rộng với khu vực và thế giới.
216
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1- Nguyễn Thị Thành (2004), Thực trạng và một số giải pháp phát triển Thị
trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4
năm 2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2- Nguyễn Thị Thành (2006), Bàn thêm về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại
Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.Bài đăng Tạp chí Kinh tế và
phát triển số Tháng 10 năm 2006 nhân Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân và các Bộ môn Khoa học Mác -Lê nin.
3- Nguyễn Thị Thành (2009),Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam
trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Bài viết đăng Tạp chí lý luận và
nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước số 4, tháng 2 năm 2009 .
4- Nguyễn Thị Thành (2009), Ổn định tỷ giá và lãi suất nhiệm vụ trọng tâm của
năm 2009. Bài đăng Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 6 năm 2009 nhân dịp chào
mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21 - 6.
5- Nguyễn Thị Thành (2009) Giải pháp nào phát triển Thị trường tiền tệ liên
ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Phát triển số
Tháng 10 năm 2009 nhân Kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa lý luận chính trị
(1984 - 2009).
217
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh (Vũ Hoài): “Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc
tế và khu vực”, Tạp chí Ngân hàng 2001.
2. Blake (David): “Phân tích thị trường Tài chính” (Sách dịch), Nxb Thống
kê, Năm 2001.
3. Bộ Tài chính: “Những vấn đề chung của chiến lược tổng thể – Chiến lược
tài chính – tiền tệ Việt Nam năm 2001 – 2010”, Hà Nội, 2000.
4. Cầm (Nguyễn Mạnh), Phó thủ tướng – Phát biểu về Hội nhập kinh tế quốc
tế – ( Giới thiệu Nghị quyết 07- NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc
tế, 2002 ).
5. Duệ (Nguyễn), PTS - (Chủ biên): “Giáo trình thị trường vốn”, Trung tâm
Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Nxb Mũi Cà mâu-1995.
6. Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.
7. Hà (Trần Thị), TS: “Một số nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị
trường tài chính ở Việt Nam”, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, 1992.
8. Học viện Ngân hàng: “Giáo trình đại cương thị trường tài chính”, Nxb
Thống kê, Hà nội-2002.
9. Học viện Ngân hàng: “Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, Nxb
Thống kê, Hà nội-2001.
10. Hoàng Kim: “Tiền tệ Ngân hàng, Thị trường tài chính”, Nxb Tài chính, Hà
nội-2001.
11. Lữ (Lê Đức), TS: “Giải pháp phát triển đồng bộ thị trường tài chính ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Trường đại học KTQD, Năm 2002.
12. Mishikin (Frederic S.): “The Economics of Money, Banking, and Financial
Markets” - “Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính” (Sách dịch), Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà nội-1999.
13. Mùi (Nguyễn Thị), TS: “Lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng”, Nxb Xây dựng,
Hà nội-2001.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Tìm hiểu nghiệp vụ thị trường mở”,
2002.
15. Ngọc (Tô Kim): “Thực trạng hoạt động của Thị trường tiền tệ liên ngân
hàng ở Việt Nam thời gian qua”, Tạp chí Ngân hàng, 2001.
16. Nhung (Nguyễn Thị), TS - (Chủ biên): “Giáo trình Thị trường tiền tệ”,
Học viện Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà nội-2002.
218
17. Quế (Hoàng Xuân) - Biên soạn: “Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương”, Đại
học kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính, Nxb Thống kê, Hà nội-2002.
18. Rose (Peter S.): “Commercial Bank Management” – “Quản trị ngân hàng
thương mại” (Sách dịch), Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Tài chính, Hà nội-2001.
19. Tề (Lê Văn), PGS.TS và Th.S.Nguyễn Thị Xuân Liễu (Biên Soạn): “Phân
tích thị trường Tài chính”, Nxb Thống kê, Năm 2000.
20. Tiến (Nguyễn Văn), TS – “Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao
dịch kinh doanh ngoại hối” NXB Thống kê năm 2002.
21. Tiến (Nguyễn Văn) - Chủ biên: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng”, Học viện Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà nội-1999.
22. Tiến (Nguyễn Văn), TS: “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế
mở”, Học viện Ngân hàng, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Thống kê, Năm 2001.
23. Tiến (Nguyễn Đồng): “Vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của NHNN Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng 2001.
24. Tư (Lê Văn), GS.TS và Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải: “Tiền tệ, Ngân hàng,
Thị trường Tài chính”, Nxb Thống kê, Năm 2001.
25. Ân (Đinh văn), TS : “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Năm 2003.
26.Kiều (Nguyễn Minh), TS: “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống kê, Năm
2007.
27. Trình (Đinh Xuân), GS, NGƯT: “Thị trường thương phiếu ở Việt Nam”,
NXB LĐ –XH, Năm 2006.
28. Nga (Lê Hoàng ), PGS.TS.: “Nghiệp vụ thị trường tiền tệ”,NXB Tài chính,
Năm 2008.
29.Lý (Lê Quốc), TS: “Tỷ giá hối đoái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
điều hành ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Năm 2004.
30. Dờn (Nguyễn Đăng), PGS.TS: “Tín dụng Ngân hàng”, NXB Thống kê,
Năm 2005.
31.Tề (Lê Văn), PGS.TS: “Tiền tệ và Ngân hàng”, NXB LĐ-XH, Năm 2008.
32.Duệ (Nguyễn), PTS: “Giáo trình thị trường vốn”, NXB Mũi cà mau, Năm
1995.
33.Nga (Lê Hoàng), PGS.TS: “Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của
NHTW, định hướng và giải pháp cho những năm trước mắt”- Năm 2004.
34.Long (Trần Hữu), Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp hoàn thiện và phát
triển thị trường trái phiếu Việt Nam”, năm 2004.
219
35.Thảo (Nguyễn Đức), TS: “Vấn đề phát triển thị trường tài chính: thị
trường tiền tệ, tín dụng, tài sản và mối tương tác với chính sách tiền tệ ở Việt Năm
Thập kỷ 2001 –2010”.
36-Tiến (Nguyễn Văn), PGS.TS: “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế
mở” NXB Thống kê năm 2005.
37- Tài liệu Hội thảo của Ngân hàng Nhà nước về “ Nới lỏng các quy định tài
chính và phát triển các thị trường mới” năm 2007.
38- Hùng (Phạm Huy), TS với Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành “
Phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam” năm 2009.
39-NHNN VN, tài liệu về Hội thảo khoa học về “Nâng cao vai trò của NHNN
VN trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2007.
40-NHNN VN, tài liệu tham khảo của Hội thảo khoa học về “Tăng cường hiệu
quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam”, năm
2005.
41-NHNN VN, tài liệu Hội thảo của Viện Chiến lược NHNN VN về “Xây
dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020”. Năm 2005.
42-Thông tin tham khảo trên mạng Internet, các tạp chí Thị trường tài chính
tiền tệ, tạp chí thị trường chứng khoán, tạp chí kinh tế & phát triển và các tạp chí
kinh tế khác.
43-C. Mac và Ph.Ăng – ghen Toàn tập 49 – 50; NXB CTQG sự thật Hà Nội
năm 2000.
44-Tư (Lê văn), “Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính”; NXB TC năm
2006.
45-Tự (Lương văn) Thứ trưởng Bộ Thương mại, tài liệu về Kiến thức cơ bản
về Hội nhập kinh tế quốc tế; Hà nội năm 2004;
46-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, USAID, kỷ yếu HTKH:Kinh tế Việt Nam: Triển
vọng năm 2012 nhìn từ góc độ tái cấu trúc trung hạn, Tháng 12/2011.
47-Ngân hàng Nhà nước, Kỷ yếu HTKH: Chính sách tền tệ phối hợp với các
chính sách vĩ mô khác trong điều kiện kinh tế thế giới biến động, Tháng 11/2011.
48- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011 -
2015 và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2012.
49-Dương (Tô ánh),TS:Kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2006 -2011,
những gợi ý chính sách. Tạp chí Ngân hàng số 8, tháng 4/2012.
220
50-Luật NHNN Việt Nam; Luật các TCTD năm 2010; NXB CT-HC
51-Các văn bản Quyết định/Nghị định/Thông tư thuộc NHNN,BTC và của các
Cơ quan quản lý nhà nước qui định liên quan đến quản lý điều tiết hoạt động của
TTTT.
52-Lý (Lê Quốc), TS : “Tỷ giá hối đoái những vấn đề lý luận và thực tiễn điều
hành ở Việt Nam”. NXB TK Hà Nội năm 2004.
53-Nga (Lê Hoàng), PGS.TS, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Thị
trường nội tệ liên ngân hàng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị
trường liên ngân hàng Việt Nam”. Học viện NH -NHNN VN năm 2002.
54-Hướng (Ngô), PGS.TS, Phúc trình nghiên cứu khoa học: “ Giải pháp tổ
chức thanh toán trong giao dịch GTCG trên thị trường tài chính Việt Nam”, TP
HCM năm 2005.
55- Lợi (Vũ Thị), Luận án tiến sĩ kinh tế : “Hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn
trong thị trường liên ngân hàng”, Học viện tài chính, Hà Nội năm 2003.
56-Thọ (Lê Đức), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoạt động tín dụng của hệ thống
thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, năm
2005.
57- N. GREGORY MANKIW, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB TK , Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2000.
58-Tần (Trần văn), Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao vai trò
kiểm soát của NHNN TW đối với Thị trường tiền tệ Việt Nam”, Học viện ngân hang,
Hà Nội năm 2005.
59-NHNN Việt Nam phối hợp với Qũy Tiền tệ Quốc tế, Hội thảo về “Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 trong lĩnh vực Ngân hàng”. Hà Nội
năm 2005.
60-NHNN Việt Nam, Hội thảo về: “Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ
ngân hang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Hà Nội năm 2005.
61-Thao (Phạm Quang), TS : Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới, Cơ hội và Thách thức, Bộ thương mại, NXB CTQG năm 2006.
62-NHNN Việt Nam phối hợp với UBKT & NS của Quốc hội, Hội thảo về “
Vai trò của Hệ thống ngân hang trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam”. Hà Nội năm
2006.
221
63-Hiệp hội Ngân hàng, Hội thảo khoa học về “Thị trường vàng Việt Nam,
những vấn đề đặt ra”, Hà Nội năm 2011.
64-Hiệp hội Ngân hàng, “Hạ lãi suất cho vay tín hiệu tích cực trên thị trường
tiền tệ”, Thị trường Tài chính tiền tệ số 5, tháng 3/2012.
65- Đức (Vương Thị Minh), Th.s: “Diễn biến Thị trường tiền tệ đang thuận lợi
cho nền kinh tế”. Thị trường Tài chính tiền tệ số 11, tháng 6/2012, Hiệp hội Ngân
hàng.
66-Dũng (Trần Mạnh), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Sự hình thành và phát triển thị
trường vốn ở Việt Nam”. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1998.
67-Thảo (Nguyễn Phương), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đánh giá sự tăng
trưởng kinh tế của các nước ASEAN dưới giác độ ngân hàng và áp dụng kinh
nghiệm vào Việt Nam”. Học Viện Ngân hàng năm 2000.
68-Hiền (Nguyễn Thị), Luận án tiến sĩ kinh tế:“Hội nhập kinh tế khu vực của
một số nước ASEAN”. Viện kinh tế Thế giới năm 2001.
69-Quân (Đỗ Đức), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Thị trường vốn Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2001.
70-Đức (Đặng Ngọc),Luận án tiến sĩ kinh tế: “ Giải pháp đổi mới hoạt động
ngân hàng thương mại nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán ở Việt
Nam”. Trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2002.
222
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Tổng quan các NHTM trong năm 2011
Phụ lục 2. mô hình giao dịch thị trường tiền tệ việt nam
Phụ lục 3. số phiên và khối lượng trúng thầu trái phiếu chính phủ
Phụ lục 4- Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
Phụ lục 5 - Dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế năm 2011
Phụ lục 6 -Tăng trưởng huy động và cung tiền đến cuối tháng 9 so với cuối năm liền
trước trong những năm gần đây
223
Phụ lục 1 - Tổng quan các NHTM trong năm 2011
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
TCTD
Tài sản có Vốn huy động Dư nợ cho vay Nợ xấu
Chênh
lệch
Thu- chi
ROA
(%)
ROE
(%) Năm 2011
Thị
phần
so toàn
ngành
(%)
Năm 2011
Thị phần
so toàn
ngành (%)
Năm 2011
Thị phần
so toàn
ngành (%)
Năm 2011
VietinBank 427,758 9.06 295,619 10.31 271,669 10.87 3,732 4,192 0.98 16.89
BIDV 400,450 8.48 282,675 9.86 270,604 10.83 6,921 2,905 0.73 11.82
VCB 337,482 7.15 215,422 7.51 188,472 7.54 7,534 3,618 1.07 12.93
AgriBank 541,219 11.46 406,323 14.17 420,367 16.82 26,899 5,798 1.07 14.85
Khối TCTDNN 1,850,946 39.20 1,249,961 43.59 1,270,347 50.83 46,963 17,285 0.93 12.38
SacomBank 150,793 3.19 110,076 3.84 80,149 3.21 458 1,594 1.06 11.57
ACB 262,097 5.55 192,409 6.71 99,719 3.99 1,071 2,320 0.89 18.16
TechcomBank 182,477 3.86 110,838 3.87 58,591 2.34 1,758 1,805 0.99 15.82
Khối TCTDCP 2,165,288 45.86 1,317,769 45.95 890,083 35.61 21,208 20,355 0.94 10.25
Toàn hệ thống 4,721,468 100 2,867,557 100 2,499,323 100 83,007 44,290 0.94 9.94
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
224
PHỤ LỤC 2. MÔ HÌNH GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM
225
PHỤ LỤC 3. SỐ PHIÊN VÀ KHỐI LƯỢNG TRÚNG THẦU TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
STT
Năm
Số phiên
Khối lượng
Trúng thầu (tỷ đồng)
Lãi suất trúng
thầu TPCP (%)
1 1995 4 243,6
2 1996 16 823,4
3 1997 37 2.917.5
4 1998 46 4.020,7
5 1999 45 3.011.6
6 2000 43 4.441 4,98
7 2001 46 3.915 5,52
8 2002 50 8.410 5,91
9 2003 51 15.901 5,83
10 2004 48 19.465 5,76
11 2005 60 21.671 5,76
12 2006 51 58.391 3,34
13 2007 43 10.770 4,80
14 2008 27 7.730 11,0
15 2009 36 9.210 12,0
Nguồn :Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Phụ lục 4- Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng/2012
Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư
TCTD cho vay lẫn
nhau bằng VNĐ
131.475 14.808 117.975 12.395 134.475 15.983 1.170.509 97.995
TCTD cho vay lẫn
nhau bằng ngoại tệ
36.696 2.270 23.685 3.051 29.685 3.435 456.845 86.831
Tiền gửi giữa các
TCTD bằng VNĐ
181.899 26.150 271.476 43.341 368.475 52.515 4.006.334 234.718
Tiền gửi giữa các
TCTD bằng ngoại tệ
81.912 13.509 126.921 20.945 153.948 26.483 2.391.596 499.473
Tổng số 431.982 56.737 540.057 79.732 686.583 98.416 8.025.284 919.017
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
226
Phụ lục 5 - DƯ NỢ TÍN DỤNG PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2011
Đơn vị:Ngàn tỷ đồng
Ngành kinh tế Tổng số Ngắn hạn Trung dài hạn VNĐ Ngoại tệ qui
-Nông nghiệp, lâm, thủy sản 232,5 138,7 93,8 211,5 21
-Công nghiệp chế biến,chế tạo 596,2 410 186,2 365,5 230,7
-Xây dựng 242,4 141 101,4 229 13,4
-Ô tô, xe máy và các động cơ 509,3 474,2 35,1 432 77,3
-Hoạt động dịch vụ 267 114,2 152,8 181 86
-Hoạt động kinh doanh BĐS 142,5 33,6 108,9 122,8 19,7
-Vận tải kho bãi 108,2 20,3 87,9 64,8 43,4
-Hộ gia đình,sản xuất SP tiêu dùng
…………..
179,7 86 93,7 169,7 10
Tổng cộng 2.697 1.550 1.147 2.069 628
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phụ lục 6 -Tăng trưởng huy động và cung tiền đến cuối tháng 9 so với
cuối năm liền trước trong những năm gần đây (đơn vị: %)
227
Phụ lục 7-Tổng tài sản, vốn tự có và vốn điều lệ của các TCTD
đến thời điểm 30/9/2012
Phụ lục 8-Tốc độ tăng trưởng của tài sản,vốn tự có và vốn điều lệ
của các nhóm TCTD đến 30/9/2012
(ĐV: Tỷ đồng)
228
Phụ lục 9-Tổng tài sản của các nhóm TCTD tính đến 30/9/2012
Tổng tài sản của các TCTD là 4.866 triệu tỷ đồng, giảm 1,89% so với cuối năm 2011
Tính đến 30/9/2012, quy mô tổng tài sản có của hệ thống các tổ chức tín dụng là 4,866 triệu tỷ đồng, giảm
1,89% so với cuối năm 2011. Trong đó, khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tăng trưởng với 5,05%;
riêng khối ngân hàng thương mại cổ phần giảm tới 7,06%.
229
Phụ lục 10-Vốn tự có của các nhóm TCTD (không bao gồm NHCSXH) tính đến 30/9/2012
Phụ lục 11- Vốn điều lệ của các nhóm TCTD tính đến 30/9/2012
Phụ lục 12-Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các nhóm TCTD tại thời điểm 30/9/2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-la_nguyenthithanh_3182.pdf