Phát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020

ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020" Mười năm qua, thương mại trong nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường, góp phần phục vụ ngày một tốt hơn sản xuất và đời sống cũng như sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Vị trí, vai trò của thương mại trong nước được nhận thức rõ hơn, nhất là vào những năm cuối của thập kỷ 90, khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam sút giảm. Nhờ mở rộng thị trường nội địa mà giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 ở mức 7%/năm. Thương mại trong nước phát triển đã tiếp tục góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,5%/năm. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đối chiếu với vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, thương mại trong nước đang còn những hạn chế và yếu kém, trong đó chủ yếu là về tổ chức và hoạt động. Xét về tổng thể, thương mại trong nước còn yếu về năng lực tài chính, kém về hạ tầng kỹ thuật và thấp về trình độ chuyên nghiệp. Tiếp theo Nghị quyết 12 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN (1996), Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010", để phát triển mạnh hơn nữa thương mại trong nước, qua đó tạo cơ sở cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, tạo tiền đề cho chủ động hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020". PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 10 NĂM QUA (1996 - 2005) I. NHỮNG THÀNH TỰU Mười năm qua, hoạt động thương mại trong nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, đó là: 1. Thương mại trong nước liên tục phát triển với tốc độ cao, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, phục vụ tiêu dùng, phát triển xuất khẩu; góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH) liên tục tăng qua các năm: Giai đoạn 1996-2000: - Năm 1996: đạt 145.874 tỷ đồng, - Năm 2000: đạt 220.410,6 tỷ đồng, - Tốc độ tăng bình quân hàng năm: gần 11%/năm. Giai đoạn 2001-2005: - Năm 2001: đạt 245.315 tỷ đồng, - Năm 2005: đạt 480.300 tỷ đồng, - Tốc độ tăng bình quân hàng năm: 18,3%/năm. Tính chung trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của TMBLHH luôn cao từ 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ (biểu 1phần Phụ lục). Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP cũng gia tăng liên tục qua các năm: - Năm 1996: 43.125 tỷ đồng, - Năm 2000: 62.836 tỷ đồng; - Năm 2001: 67.788 tỷ đồng, - Năm 2005: 113.768 tỷ đồng. Tính chung, đóng góp của thương mại trong nước chiếm tỉ trọng khoảng 13,5 - 14 % trong GDP, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và ngành nông nghiệp (khoảng 16 - 18%) (biểu 2 phần Phụ lục). Thương mại trong nước hàng năm đã giải quyết thêm hàng trăm ngàn việc làm cho xã hội. Giai đoạn 2001-2005: - Năm 2001: có 4.046.500 lao động, - Năm 2005: có 5.192.200 lao động, - Số lao động tăng thêm trong 5 năm: trên 1.100.000 người, - Tỉ lệ lao động tăng bình quân hàng năm: 6,3%/năm. Đến năm 2005, lao động của ngành chiếm trên 12% tổng lao động xã hội, tương đương với ngành công nghiệp chế biến và bằng 1/6 số lao động trong ngành nông nghiệp. Khả năng tạo việc làm của ngành thương mại cao hơn so với bình quân chung của toàn nền kinh tế quốc dân. Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 về việc làm của toàn nền kinh tế là 2,6%, thì tỉ lệ đó của thương mại trong nước là 6,3% (biểu 3 phần Phụ lục).

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống, bán nhiều mặt hàng cao cấp chiếm tỉ trọng lớn ở thành phố và cửa hàng chuyên doanh độc lập, bán chủ yếu các mặt hàng bình dân chiếm tỉ trọng lớn ở khu vực nông thôn. - Nhóm hàng quần áo và thời trang: việc mua sắm được thực hiện theo nhiều kênh phân phối khác nhau: chợ truyền thống, cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang, siêu thị, TTTM hay cửa hàng hạ giá. Nếu như người tiêu dùng ở đô thị mua sắm phần lớn các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà máy có tên tuổi hoặc các sản phẩm nhập khẩu tại các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, TTTM thì ở vùng nông thôn lại mua sắm phần lớn các sản phẩm nội địa nhưng không rõ nguồn gốc sản xuất tại các chợ truyền thống. Tốc độ bán lẻ nhóm hàng này thời gian tới tăng khoảng 5%/năm. Xu hướng các nhà máy và các công ty thời trang mở rộng hệ thống cửa hàng chuyên doanh, cửa hiệu thời trang để bán các sản phẩm do họ tự thiết kế và sản xuất đang ngày càng phát triển. - Nhóm hàng đồ gỗ và đồ gia dụng: nhờ công nghệ hiện đại và trình độ thiết kế được nâng cao, đồ gỗ và gia dụng nội địa đã chiếm một thị phần quan trọng. Hơn nữa, nhờ nâng cao thu nhập nên nhu cầu cải thiện điều kiện sinh hoạt trong nhà lớn hơn, tạo tiền đề thuận lợi để mở rộng qui mô kinh doanh nhóm hàng này. Các cửa hàng chuyên doanh tiếp tục là loại hình thương mại mà người tiêu dùng lựa chọn, trong đó, loại cửa hàng chuyên doanh theo hệ thống có tốc độ tăng trưởng trên 29%/năm, cao hơn loại cửa hàng chuyên doanh độc lập (trên 11%/năm). - Nhóm đồ dùng lâu bền: nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính) và truyền thông (các thiết bị, điện thoại di động) là rất cao. Các sản phẩm điện tử, như máy thu hình màu, các loại đầu ghi VCD và DVD cũng ngày càng trở nên phổ dụng. Các sản phẩm điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn là, nồi cơm điện…có thị phần chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 45%) và ngày càng mở rộng thị trường sang các đô thị khác cũng như khu vực nông thôn. Người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm lâu bền phần lớn thông qua hai loại hình thương mại là siêu thị điện máy và cửa hàng chuyên doanh do các công ty thiết lập, một phần nhỏ thông qua siêu thị, TTTM, qua mạng internet, trong đó xu hướng mua sắm tại loại hình siêu thị điện máy sẽ phát triển với tốc độ cao nhất. - Nhóm đồ tư trang và giải trí (trang sức, đồng hồ, đồ đi du lịch, sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm, thiết bị và đồ dùng giải trí khác ): do đời sống người dân nâng cao nên xu hướng tiêu dùng nhóm hàng này trong thời gian tới tăng rất nhanh. Tuy nhiên, loại trừ đồ trang sức, còn lại các hàng hoá khác phải đối mặt với hàng lậu, hàng giả và hàng giá rẻ của Trung Quốc. Xu hướng người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu vẫn chủ yếu tại các cửa hàng chuyên doanh độc lập, tuy tốc độ bán hàng tại các cửa hàng chuyên doanh tổ chức theo hệ thống tăng cao hơn loại hình này (trên 12%/năm). III- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Phát triển thương mại hàng hoá trong mối quan hệ với phát triển thương mại đầu tư và thương mại dịch vụ (nhất là dịch vụ du lịch). Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ cùng với khuyến khích và thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ, tập trung với các hình thức sát nhập, hợp nhất và mua lại, hình thành sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, đủ sức cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, tạo mối liên kết vững chắc với thị trường thế giới thông qua kênh xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công. 2- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát, trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, thương mại trong nước cần phấn đấu đạt một số mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau: 2.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng: - Đóng góp của thương mại trong nước trong GDP của cả nền kinh tế đến 2010 đạt trên 200 nghìn tỉ đồng (chiếm tỉ trọng 14,5%), đến năm 2020 là 390 nghìn tỉ đồng (chiếm tỉ trọng khoảng 15%). - Tốc độ tăng trung bình hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của TMBLHH giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 8 %/năm. Với nhịp độ tăng trưởng này, đến năm 2010 TMBLHH đạt khoảng 800 nghìn tỉ đồng và năm 2020 đạt khoảng 1.800 nghìn tỉ đồng. - Tỉ trọng bán lẻ theo thành phần kinh tế đến năm 2010: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 93% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7%. Tỉ trọng này đến năm 2020 tương ứng là: 80% và 20%. - Tỉ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi...) đạt 20% (khoảng 160 nghìn tỉ đồng) vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2020 đạt 40% (khoảng 640 nghìn tỉ đồng). 2.2. Hiện đại hoá một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là ở các khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu kinh tế cửa khẩu thông qua việc xây dựng và phát triển các loại hình TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (trong bán lẻ); các trung tâm logistics, kho hàng (trong bán buôn), các trung tâm hội chợ - triển lãm. Hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh, chợ trung tâm, chợ đầu mối ...) với nhiều qui mô, tính chất và trình độ khác nhau phù hợp với từng địa bàn thị trường, nhất là chợ đầu mối ở các vùng sản xuất tập trung, chợ dân sinh ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. 2.3. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, mua bán qua mạng, nhượng quyền kinh doanh... 2.4. Hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp gắn với quá trình lưu thông hoặc gắn với địa bàn thị trường, liên kết với nhau trong hệ thống và liên kết với sản xuất, bám sát nhu cầu tiêu dùng, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, có thực lực về mọi mặt để cạnh tranh và hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài. 2.5. Hình thành và phát triển đội ngũ thương nhân có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. 2.6. Bảo đảm hoạt động thương mại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều tiết của thị trường trước sự tác động của thị trường thế giới. Kiểm soát chỉ số giá hàng tiêu dùng luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. IV- QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở tôn trọng các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể tham gia. Nhà nước bảo đảm sự tự do trong kinh doanh, công bằng trong cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật trên cơ sở xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và thể chế quản lý, điều tiết vĩ mô về lưu thông hàng hoá và thị trường xã hội nói chung, về lưu thông và thị trường một số ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù nói riêng; bảo đảm sự can thiệp kịp thời, hợp lý và hiệu quả của Nhà nước khi thị trường có những biến động bất thường. 2. Phát triển thương mại trong nước trong sự phát triển đa dạng về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động, về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của các doanh nghiệp thương mại. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành và phát triển một số doanh nghiệp thương mại lớn (mà nòng cốt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước) được tổ chức lại theo hướng các tập đoàn, hoạt động chủ yếu ở một số ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, tại một số địa bàn thị trường quan trọng hoặc đặc thù trên cơ sở xây dựng và phát triển tốt hệ thống phân phối hiện đại để giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức lưu thông hàng hoá, dẫn dắt thị trường, định hướng tiêu dùng và gắn kết với sản xuất. 3. Phát triển thương mại trong nước trong mối quan hệ tác động qua lại giữa thương mại hàng hoá, thương mại đầu tư và thương mại dịch vụ (nhất là dịch vụ du lịch); giữa thương mại trong nước với các ngành sản xuất; với thị trường thế giới, với tăng trưởng xuất khẩu và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối; với quá trình giảm thiểu chi phí giao dịch xã hội và bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng. 4. Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội và doanh nghiệp, trước hết và chủ yếu là nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. V- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, nhiều về số lượng, phong phú về qui mô, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hoá Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên cơ sở xoá bỏ hoặc đơn giản hoá các điều kiện gia nhập và rút lui khỏi thị trường đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia vào hoạt động thương mại, sớm tạo ra một lực lượng thương nhân đông đảo, phủ rộng khắp thị trường cả nước, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sớm hình thành nên một số doanh nghiệp lớn phát triển theo hướng tập đoàn để định hướng, dẫn dắt và liên kết các doanh nghiệp nhỏ, trở thành những đối tác hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất, hợp tác với các doanh nghiệp thương mại 100% vốn trong nước để thiết lập hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường nội địa cũng như tận dụng mạng lưới phân phối quốc tế để đưa hàng hoá của Việt Nam ra nước ngoài nhằm mở rộng sản xuất, phát triển xuất khẩu. Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu sau đây: 1.1. Các loại hình tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá chuyên ngành. Lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng như: sắt - thép, xi măng, xăng dầu, dệt- may, phân bón, lương thực…để xây dựng mô hình này. Tạo lập và phát triển các mối liên kết dọc bằng cách hình thành nên 1 công ty thương mại (công ty thành viên) hoặc công ty mẹ trực tiếp đảm nhận chức năng điều hành toàn bộ hệ thống phân phối trực thuộc được lập ra (gồm trung tâm logistics, kho hàng, cửa hàng bán buôn, cửa hàng bán lẻ...). Mở rộng các kênh phân phối ngoài hệ thống trực thuộc theo các phương thức đại lý, nhượng quyền thương mại (trong bán lẻ), theo hợp đồng cung ứng hoặc theo đơn hàng (trong bán buôn) với các chủ thể kinh doanh khác trên cơ sở phân chia thị trường theo các khu vực địa lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của cả chuỗi phân phối. Các mối liên kết trong và ngoài hệ thống, đặc biệt là giữa tập đoàn với các chủ thể ngoài hệ thống phải được xác lập ổn định, lâu dài và bền vững. Trong bán lẻ, các cửa hàng trực thuộc, các bạn hàng, đại lý phải trở thành các “cứ điểm” kinh doanh, bám sát sản xuất và tiêu dùng, trở thành phương cách cơ bản để mở rộng lưu thông, làm công cụ kinh tế để thực hiện quá trình điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, giá cả. 1.2. Các tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá tổng hợp. Theo mô hình này, tạo lập và phát triển các mối liên kết ngang bằng cách xây dựng và quản lý các loại hình tổ chức và hoạt động phân phối khác nhau trên cùng một địa bàn thị trường (các công ty bán buôn với các kho hàng, trung tâm logistics, chợ đầu mối...; các công ty bán lẻ với các TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi ...; các cơ sở sản xuất chế biến phụ trợ...) kinh doanh hàng hoá tổng hợp nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống. 1.3. Các công ty thương mại bán lẻ hiện đại với hệ thống TTTM, siêu thị, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi... liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty kinh doanh nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, các HTX, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tươi sống, rau - củ - quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài, với khối lượng lớn, trung chuyển về các trung tâm logistics, các kho hàng bán buôn của mình và từ đó, cung ứng thường xuyên cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống. 1.4. Các công ty thương mại bán buôn hiện đại trên cơ sở tập hợp nhu cầu của mạng lưới bán lẻ để đặt hàng với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tổ chức các trung tâm logistics, các kho hàng bán buôn để phân loại, đóng gói, chỉnh lý hàng hoá, từ đó cung ứng theo đơn hàng cho các công ty, cửa hàng bán lẻ theo khu vực thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý toàn bộ hệ thống. 1.5. Các công ty kinh doanh dịch vụ logistics hiện đại được tổ chức hoạt động một cách chuyên nghiệp, thực hiện các dịch vụ liên hoàn, từ thu mua, quản lý kho, đóng gói, chia lẻ, điều tiết hàng hoá theo kế hoạch bán hàng, đến dự báo xu hướng bán hàng, thậm chí thay mặt cho chủ hàng trong việc thanh toán với khách hàng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin. Dạng mô hình này có thể là công ty thành viên thuộc các tập đoàn, công ty mẹ-con để đảm nhận dịch vụ logistics cho toàn hệ thống phân phối; có thể là công ty độc lập đảm nhận công tác hậu cần cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, nông trại… 1.6. Các loại hình công ty (hoặc HTX) quản lý và kinh doanh chợ. Trước hết, tập trung chuyển đổi nhanh mô hình quản lý chợ tại các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, vùng sản xuất hàng hoá tập trung sang mô hình công ty (hoặc HTX) quản lý và khai thác một hoặc nhiều chợ; mở rộng các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê chợ để khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội nhằm cải tạo, nâng cấp để đưa hệ thống chợ truyền thống thành một kênh phân phối có hiệu quả, theo hướng văn minh, hiện đại. 1.7. Các công ty cổ phần sản xuất - chế biến - tiêu thụ (nhất là hàng nông sản - thực phẩm) bằng cách tạo ra chế độ “đồng sở hữu” giữa “ 4 nhà” (nhà nông, nhà chế biến, nhà khoa học và nhà phân phối) để ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu trên cơ sở ổn định và mở rộng tiêu thụ, liên kết chặt chẽ giữa các khâu nghiên cứu - nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ, tạo tiền đề hướng tới mô hình tập đoàn nông - công - thương trong nông nghiệp và nông thôn. 1.8. Các HTX thương mại ở nông thôn trên cơ sở góp vốn của xã viên (là các hộ nông dân, các thể nhân và pháp nhân khác) để làm dịch vụ cung cấp “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp ( giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp...) và tiêu thụ “đầu ra” cho bà con xã viên (chủ yếu là hàng nông sản - thực phẩm). Liên kết chặt chẽ hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp thương mại khác thông qua việc làm đại diện cho xã viên thực hiện các phương thức đại lý và hợp đồng mua bán lâu dài và ổn định. 2. Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước) Để phát triển thương mại trong nước, các doanh nghiệp cần phát triển kết cấu hạ tầng thương mại với qui mô, cơ cấu, loại hình phù hợp với xu hướng phát triển của các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (với nền tảng là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng thông tin liên lạc, điện, nước…), của sản xuất hàng hoá, của mật độ phân bố và mức thu nhập dân cư ở từng khu vực, vùng, miền cũng như trên phạm vi cả nước. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ tới, cần chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại với tốc độ nhanh hơn, qui mô lớn hơn tại các hạt nhân của các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm để tạo ra mối liên kết vững chắc cho toàn bộ mạng lưới thương mại của vùng, miền và cả nước. Các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm là: 3 vùng kinh tế trọng điểm (Phía Bắc với hạt nhân là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, miền Trung với hạt nhân là Đà Nẵng - Qui Nhơn - Nha Trang; phía Nam với hạt nhân là Tp. Hồ Chí Minh - Đồng Nai- Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu); 3 vùng sản xuất hàng hoá nông - thuỷ sản tập trung (Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên); 3 tuyến vành đai kinh tế biển Đông (vành đai Vịnh Bắc Bộ với hạt nhân là Hải Phòng, Hạ Long, Móng Cái; tuyến vành đai Trung Bộ và Đông Nam Bộ với hạt nhân là Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Rang, Vũng Tàu; tuyến vành đai Tây Nam Bộ với các hạt nhân là Gò Công, Hà Tiên…); 2 hành lang biên giới (phía Tây với hạt nhân là các khu đô thị, khu kinh tế cửa khẩu như Điện Biên, Mộc Châu, Cầu Treo, Lao Bảo, Bở Y, Ngọc Hồi, Lệ Thanh, Mộc Bài, Tịnh Biện, Vĩnh Xương, Hà Tiên; phía Đông - Bắc với hạt nhân là Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Móng Cái…). Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại được phân bố, phát triển với các qui mô, trình độ, tính chất khác nhau theo các hướng chủ yếu sau: 2.1. Các loại hình chợ - Chợ nông thôn: Tập trung vào việc cải tạo, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh cơ sở có qui mô thuộc chợ hạng III ở các xã, cụm xã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân. Tại các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng kinh tế chậm phát triển, sản xuất và đời sống của bà con còn nhiều khó khăn cần gắn hoạt động trao đổi hàng hoá qua chợ với hoạt động văn hoá - xã hội và du lịch. Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ, chợ cửa khẩu thành các chợ lớn hơn, có qui mô thuộc chợ hạng II, trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới các chợ dân sinh vệ tinh chung quanh. - Chợ thành thị: Toàn bộ các chợ nội thành, nội thị từng bước được tổ chức lại và sẽ phát triển theo 3 hướng: Cải tạo, nâng cấp thành các chợ trung tâm của quận, thị xã, thành phố với qui mô thuộc hạng I và II, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc chung quanh để cùng với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tạo thành các khu mua sắm tập trung của thị xã, thành phố (chợ này cũng có thể được bố trí trong các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại); Chuyển hoá thành các siêu thị nhỏ (hạng III), cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng nhật dụng; Di chuyển ra vùng ngoại vi (từ vành đai 2 trở ra) hợp thành các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn là chính. Vốn để thực hiện quá trình này chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả hợp tác, liên doanh đầu tư với nước ngoài) và vốn của cá nhân và hộ kinh doanh (kinh doanh trong chợ hoặc kinh doanh các loại hình như siêu thị, cửa hàng tiện lợi do chuyển hoá từ chợ mà thành). - Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Ngoại trừ yếu tố đặc thù trong quản lý chợ do có người nước ngoài kinh doanh trong chợ hoặc tham gia giao dịch mua bán hàng hoá trong chợ ra, còn về chủ trương phát triển, cấp độ và loại hình, qui mô xây dựng, phạm vi hoạt động, trình độ tổ chức và huy động vốn đầu tư thì chợ xã hoặc cụm xã biên giới giống như chợ dân sinh cơ sở (hạng III) ở nông thôn và chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế của khẩu tương tự như chợ trung tâm (hạng I, hạng II) ở thành thị. - Chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn: Hình thành và phát triển mạng lưới các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn lớn (hạng I, hạng II) tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận tiện, hoặc ở ngoại vi các thành phố, thị xã, gần các trung tâm tiêu thụ, đầu mối xuất khẩu. Thuộc dạng này, bước đầu, cả nước tập trung xây dựng khoảng từ 5 đến 7 chợ cấp vùng thuộc hạng I (Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Nghệ An, Hải Dương, ngoại vi thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), còn lại mỗi tỉnh và thành phố thuộc Trung ương có thể xây dựng từ 1 đến 3 chợ cấp địa phương thuộc hạng II. Vốn đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh bán buôn chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, hợp tác đầu tư), vốn góp hoặc tiền thuê ô, thuê vựa kinh doanh của thương nhân trong chợ và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạng tầng (mặt bằng, nền, kè, đường đi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tường rào bao quanh ...). - Sàn giao dịch, trung tâm đấu giá: Căn cứ vào nhu cầu của địa bàn và khả năng phát triển, hiệu quả hoạt động của chợ để lựa chọn và tập trung củng cố, tiếp tục đầu tư nâng cấp thêm cho một số chợ thành các sàn giao dịch, các trung tâm đấu giá ứng dụng các phương thức hoạt động tiên tiến, hiện đại dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin và thương mại điện tử. 2.2. Các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại – dịch vụ tập trung, trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ - triễn lãm, các loại hình cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh và các loại hình thương mại điện tử - Trung tâm thương mại, siêu thị: Phát triển mạnh các loại hình này tại các khu vực thành thị; trong đó qui mô và trình độ tổ chức giảm dần từ hạng I đến hạng II và hạng III tương ứng theo thứ tự từ đô thị loại I trở xuống đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu du lịch, khu cư dân tập trung, các cửa khẩu và các thị trấn, thị tứ. Trong mỗi loại hình, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng văn minh và hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối. - Khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung: Tại vùng ngoại vi (từ vành đai 3 trở ra) của các đô thị lớn, hình thành và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ, trung tâm hội chợ - triễn lãm cùng với các công trình văn hoá, thể thao vui chơi giải trí tạo ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo cư dân đô thị và khách du lịch, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần. - Trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn: Xây dựng một số trung tâm logistics, trung tâm (kho) bán buôn (gồm cả hàng hoá chuyên ngành và hàng hoá tổng hợp) dưới 2 dạng: trung tâm như một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức kinh doanh của tập đoàn, công ty mẹ - con và trung tâm hoạt động độc lập tại một số địa bàn thị trường lớn (đô thị, vùng sản xuất hàng hoá tập trung). Thông qua phương thức hợp đồng và đơn hàng, các trung tâm này đảm nhận các khâu và các công đoạn trong quá trình đưa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ cũng như quá trình đưa hàng từ nhà sản xuất đến nhà xuất khẩu. - Siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng internet: Hình thành và phát triển một số sàn giao dịch ảo, siêu thị ảo, chợ ảo, các loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán trung gian trên mạng internet trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ của khoa học về công nghệ thông tin, trước hết là tại các đô thị lớn với các mặt hàng có chất lượng ổn định, bao gói qui chuẩn, giá cả dễ xác định. - Các loại hình cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh: Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh gắn với khu vực dân cư, phù hợp với xu hướng thoả mãn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn đối với từng nhóm, mặt hàng cụ thể. Thông qua quá trình tích tụ, tập trung, các doanh nghiệp lớn liên kết các cửa hàng độc lập lại trong cùng một hệ thống bằng các hình thức đại lý, nhượng quyền kinh doanh. 3. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông phù hợp với đặc điểm của hàng hoá, tính chất và trình độ của sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn của tiêu dùng và yêu cầu quản lý của nhà nước Thiết lập và phát triển hệ thống phân phối phù hợp với đặc điểm của 3 loại hàng hoá khác nhau lưu thông trên thị trường, bao gồm: 3.1. Hàng nông, lâm, thuỷ sản: - Thiết lập và phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các các doanh nghiệp thương mại (nội địa và xuất nhập khẩu) với cơ sở công nghiệp chế biến, HTX thương mại và dịch vụ, công ty cổ phẩn nông thôn và với hộ nông dân, trang trại, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ, hải sản. Tạo ra mối liên kết dọc cho từng sản phẩm, từ khâu giống, kỹ thuật, vật tư đầu vào - sản xuất - thu mua - bảo quản - chế biến đến tiêu thụ (trong và ngoài nước). Trong chuỗi liên kết này vai trò của các doanh nghiệp thương mại phải có tác dụng định hướng thị trường ngay từ khâu đầu để người nuôi, trồng lựa chọn giống, qui trình sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá sản xuất ra đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng (trong và ngoài nước), cũng như cung ứng vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất và cuối cùng là tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Củng cố và phát triển mô hình HTX thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết, trực tiếp thực hiện việc cung ứng đầu vào và tổ chức thu mua giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp thương mại và cơ sở chế biến. - Gắn liền với kênh này phải chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh (tiêu thụ nông sản thông qua phục vụ trực tiếp người tiêu dùng trên địa bàn nông thôn cũng như chuyển bán cho khu vực thành thị), chợ đầu mối, chợ bán buôn chuyên doanh ở vùng sản xuất tập trung (tiêu thụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho thị trường khu vực khác, cho cơ sở chế biến và cho xuất khẩu); các kho hàng, trung tâm logistics (để bảo quản, sơ chế, bao gói, trung chuyển làm tăng giá trị sản phẩm và đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng cao cấp được thực hiện tại các siêu thị và cho xuất khẩu). 3.2. Hàng công nghiệp tiêu dùng: Căn cứ vào tính chất của hàng hoá, trình độ của sản xuất, đặc điểm của tiêu dùng và phương thức thoả mãn nhu cầu của người dân để tổ chức hệ thống phân phối phù hợp cho từng khu vực, vùng, miền. Theo hướng đó, hệ thống phân phối sẽ được tổ chức trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc (nhà sản xuất, nhập khẩu - bán buôn - bán lẻ - người tiêu dùng) hoặc liên kết ngang (giữa các doanh nghiệp thương mại: XNK, bán buôn và bán lẻ). Gắn cả hai quá trình cung ứng thiết bị, nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất với tổ chức kênh tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Cụ thể: Với việc cung ứng các thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, phụ liệu: bên cạnh các hình thức tổ chức truyền thống hiện có, cần thiết lập và phát triển các trung tâm giao dịch, bán buôn, "chợ" công nghệ, "chợ" phụ liệu…tại các đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung gắn với thị trường thế giới thông qua hoạt động XNK, các phương thức giao dịch hàng hoá tương lai để ổn định đầu vào với chi phí thấp, hiệu quả cao. Với việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hướng phát triển của hệ thống phân phối là: - Đối với các nhóm hàng mỹ phẩm, đồ gỗ và gia dụng, đồ tư trang và giải trí: phát triển kênh phân phối chủ yếu là hệ thống cửa hàng chuyên doanh và một phần là hệ thống TTTM, siêu thị (ở khu vực đô thị). - Nhóm hàng quần áo và thời trang: phát triển kênh phân phối chủ yếu là các TTTM, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh (khu vực thành thị) và chợ truyền thống, cửa hàng độc lập (khu vực nông thôn). - Nhóm đồ dùng lâu bền: phát triển hệ thống phân phối chủ yếu là các siêu thị chuyên ngành (khu vực thành thị) và hệ thống cửa hàng chuyên doanh (cả thành thị lẫn vực nông thôn). Chú trọng tăng dần khối lượng mua bán nhóm hàng này qua các loại hình TTTM, siêu thị tổng hợp, qua mạng internet tại các đô thị lớn. Qui mô của hệ thống phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng cần được phát triển nhanh theo mô hình "chuỗi" (chuỗi siêu thị, TTTM, chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng chuyên doanh…) để mở rộng địa bàn theo không gian kinh tế, trong đó lấy các khu đô thị, khu công nghiệp làm trọng tâm và lan toả đến các vùng phụ cận và cuối cùng là khu vực nông thôn. Trên cơ sở có qui mô kinh doanh đủ lớn để tổ chức hệ thống logistics, kho hàng bán buôn, lập sàn giao dịch, ứng dụng CNTT trong quản lý và phát triển thương mại điện tử để hoạt động thương mại thực sự trở thành một lực lượng vật chất có khả năng tác động, định hướng sản xuất, hưỡng dẫn tiêu dùng. 3.3. Hàng hoá thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù: Các mặt hàng quan trọng (sắt thép, xi măng, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm…) hoặc đặc thù (rượu, thuốc lá, chất nổ, hoá chất độc hại…) có tác động lớn đến sản xuất, đời sống, sức khoẻ của người dân và môi trường sinh thái. Hệ thống phân phối cần được tổ chức vừa phù hợp với đặc điểm của hàng hoá, trình độ và tính chất của sản xuất, tiêu dùng vừa phải đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Hướng chủ yếu để các doanh nghiệp thiết lập và phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng này sẽ là: - Hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định, ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua hệ thống quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý mua bán. Doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm…đến nhãn hiệu hàng hoá. Để hình thành hệ thống kinh doanh này cần phát huy vai trò định hướng và tổ chức thị trường của các doanh nghiệp lớn (mà nòng cột là các doanh nghiệp nhà nước), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia nhằm tạo ra một thị trường ngày càng cạnh tranh. - Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ trong tiêu dùng liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông của các doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời gian mua sắm. Các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng: xi măng - sắt thép - vật liệu xây dựng; phân bón - thuốc bảo vệ thực vật;…liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua lập chung trung tâm giao dịch, trung tâm (kho hàng) bán buôn, hệ thống logistics. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu liên kết ngang trong khâu bán lẻ với các doanh nghiệp kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm chế biến, hàng lưu niệm, dịch vụ du lịch, ăn uống, giải trí…thông qua mô hình "trạm dịch vụ" (service station) hoặc “trạm ven lộ” (roadside station) cạnh các cửa hàng xăng dầu tại các địa bàn có mật độ dân cư cao và đặc biệt là dọc các tuyến giao thông trọng điểm. - Nghiên cứu, thử nghiệm, tiến tới tham gia mua bán qua các Sở Giao dịch hàng hoá tương lai lớn của thế giới (xăng dầu, sắt thép, phân bón…) để ổn định nguồn hàng, ổn định giá cả. Hướng chủ yếu để nhà nước can thiệp vào thị trường các mặt hàng này sẽ là: - Áp dụng qui chế về tổ chức hệ thống phân phối nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tính tương thích giữa cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước với tổ chức lưu thông theo cơ chế thị trường. - Theo dõi sát tình hình diễn biến cung- cầu, giá cả của thị trường thông qua hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh. - Chủ động can thiệp kịp thời bằng các công cụ gián tiếp là chủ yếu (như tín dụng, lãi suất, thuế, dự trữ quốc gia…) để tác động đến thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn. - Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lí mạnh các hành vi vi phạm để thiết lập nhanh lại trật tự của thị trường. PHẦN THỨ BA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I- CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại trong nước 1.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch - Nhanh chóng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan, nhất là Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử và các Pháp lệnh có liên quan... - Sớm xây dựng các nghị định quản lý đồng bộ từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, như: xăng dầu, khí đốt, rượu, thuốc lá… - Công bố lộ trình mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế phối hợp và củng cố tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước - Thực hiện quản lý nhà nước theo qui trình, có mục tiêu, từ xây dựng, thực thi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết đến điều chỉnh chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thương mại trong nước. - Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, nhất là cấp tỉnh, thành phố theo hướng tập trung cho công tác qui hoạch và chính sách phát triển, xử lí và cung cấp thông tin, các hoạt động xúc tiến thương mại, kiểm tra, kiểm soát thị trường… - Xây dựng Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, củng cố lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường đủ mạnh, thống nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập sắp tới, góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tham gia kinh doanh trên thị trường nội địa. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia điều tiết vĩ mô thị trường trong nước theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, đưa ra các quyết định phản ứng nhanh, điều tiết kịp thời, bảo đảm thị trường ổn định. - Xây dựng các phương thức điều tiết vĩ mô theo nguyên tắc tôn trọng các qui luật của thị trường, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp, của người tiêu dùng; có lộ trình chuyển nhanh sang cơ chế thị trường đối với một số mặt hàng cần bù giá hiện nay. - Hoàn thiện cơ chế dự trữ của quốc gia và dự trữ trong lưu thông theo hướng xác định rõ danh mục mặt hàng dự trữ, định mức dự trữ, cơ chế điều hành… 1.3. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và định hướng cho doanh nghiệp, gồm: - Hệ thống thông tin chuẩn: triển khai xây dựng và áp dụng thống nhất hệ thống chỉ tiêu ngành trong mối tương quan với hệ thống chỉ tiêu quốc gia được qui định tại Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. - Hệ thống thu thập, xử lý thông tin nhanh và dự báo về cung - cầu, giá cả thị trường. 1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và của người tiêu dùng, xác lập lại trật tự, kỷ cương thị trường và văn minh thương mại. 2. Mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối theo các cam kết quốc tế Mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối với lộ trình đã cam kết theo nguyên tắc tạo dần sức ép cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại, đẩy mạnh quá trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng. Mặt khác, thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong nước tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của xã hội để vươn lên, đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối. 3. Triển khai xây dựng và phê duyệt qui hoạch phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại Trên cơ sở phê duyệt Đề án này, triển khai xây dựng và phê duyệt qui hoạch phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong phạm vi cả nước, trên từng vùng kinh tế, từng tỉnh và thành phố trực thuộc TW. Qui hoạch phát triển thương mại phải trở thành một bộ phận của qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch sử dụng đất. Qui hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phải trở thành căn cứ pháp lý để quyết định các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt của TW hay địa phương. Kiên quyết không được đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại không nằm trong qui hoạch hoặc trái với qui hoạch. Qui hoạch phát triển tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng gồm có: - Hệ thống các loại hình chợ - Hệ thống các TTTM, trung tâm mua sắm, siêu thị, Sở giao dịch hàng hoá... - Hệ thống các trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics - Hệ thống các trung tâm hội chợ - triển lãm hàng hoá 4. Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách TW để đầu tư xây dựng một số loại hình thuộc kết cấu hạ tầng thương mại tại một số địa bàn trọng điểm và đặc thù - Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 - Xây dựng và công bố Danh mục các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước cho từng giai đoạn (trước mắt là 2006 - 2010) cần có sự đầu tư từ ngân sách TW hàng năm. Trước hết ưu tiên cho 2 địa bàn: nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế động lực, sản xuất, tiêu dùng tập trung, thị trường phát triển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực rộng lớn (vùng miền, cả nước). Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại cần được ưu tiên hỗ trợ trực tiếp là chợ các loại, trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ- triển lãm, sở giao dịch hàng hoá… 5. Ban hành một số chính sách khuyến khích để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước Trên cơ sở đổi mới tư duy, chuyển từ chỗ coi thương mại là một ngành phi sản xuất và do đó các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại không được ưu đãi như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sang chỗ thấy được thương mại trong nước có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào kết cấu hạ tầng thương mại phải được hưởng các ưu đãi theo chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước giống như đối với một số ngành sản xuất. Cụ thể: - Đưa các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng thương mại, gồm: các loại hình chợ, các loại hình cửa hàng liên kết chuỗi, siêu thị, TTTM, trung tâm (kho) bán buôn, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ - triển lãm…bao gồm cả xây mới và cải tạo, nâng cấp vào danh mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật được hưởng các ưu đãi đầu tư (như hỗ trợ tín dụng; đất đai; miễn, giảm các loại thuế; miễn, giảm tiền sử dụng đất…). Ngoài ra để thúc đẩy nhanh quá trình tập trung và tích tụ vốn cho các doanh nghiệp thương mại, cần có một số ưu đãi có thời hạn, mang tính đặc thù, như: - Chính sách đất đai: với hoạt động thương mại, đất đai và vị trí của đất đai là rất quan trọng (đặc biệt là với loại hình bán lẻ). Do vậy các địa phương, nhất là các thành phố cần qui hoạch và bố trí đủ quỹ đất cho hạ tầng thương mại. Cùng một vị trí đất với giá bán, thuê như nhau, nếu nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu, các địa phương cần tiên giải quyết cho doanh nghiệp thương mại. - Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, tham gia vào các liên doanh, liên kết để cùng phát triển hệ thống phân phối chung, kinh doanh qua mạng, qua sở giao dịch hàng hoá, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của CNTT…: cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển (như giãn nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại). - Chính sách xử lý tài sản cố định: cho phép doanh nghiệp thương mại (nhất là các doanh nghiệp có phần vốn sở hữu nhà nước) được chủ động điều chuyển, hoán đổi, sang nhượng…các cơ sở (kho tàng, cửa hàng, bến bãi…) không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh để tập trung vốn cho quá trình hiện đại hoá hạ tầng thương mại và mở rộng qui mô kinh doanh. 6. Phát triển nguồn nhân lực: Khai thác tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước. Nhà nước bố trí ngân sách tập trung theo chương trình để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối cho một số trường đại học kinh tế (thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) và cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại (thông qua Bộ Thương mại) để đào tạo các cán bộ quản trị cung vận, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý siêu thị, trung tâm logistics, quản trị nguồn tài nguyên doanh nghiệp, các nhân viên có kỹ năng hiện đại trong các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng…Sớm đưa các trường này đạt trình độ của khu vực và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối. 7. Thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị Trên cơ sở hoàn thiện cơ chế tổ chức, qui chế hoạt động của các hiệp hội theo nguyên tắc tự nguyện để thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh,liên kết, hỗ trợ công tác XTTM trong nước, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu…; đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Thương mại có trách nhiệm: - Tuyên truyền, phổ biến để các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp quán triệt vị trí, vai trò, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển thương mại trong nước trong công cuộc thực hiện CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, từng bước mở cửa thị trường lĩnh vực dịch vụ phân phối; - Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội để thống nhất triển khai thực hiện Đề án (hình thành các doanh nghiệp thương mại lớn, xây dựng qui chế tổ chức hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù…); - Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng thực hiện và chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác qui hoạch tổng thể các hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, trên cơ sở đó tính toán, cân đối lại để có phương án dành quỹ đất thoả đáng bố trí cho các công trình hạ tầng cơ sở của ngành thương mại, nhất là khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn. - Chủ trì và phối hợp với với các bộ, ngành liên quan tổ chức hệ thống thông tin theo dõi, dự báo tình hình cung- cầu, giá cả thị trường trong và ngoài nước, tình hình hoạt động thương mại trên phạm vi cả nước; xây dựng các phương thức điều tiết thị trường, trước hết đối với các ngành hàng quan trọng và đặc thù, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; - Chủ trì và phối hợp với với các bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện chương trình phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại trong nước trên cơ sở sử dụng quỹ đào tạo tập trung để đầu tư cho hệ thống các trường đào tạo cán bộ, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại. 2. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm: - Bộ Kế hoạch - Đầu tư: chủ trì xây dựng danh mục kết cấu hạ tầng thương mại thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư; danh mục kết cấu hạ tầng thương mại thuộc diện được ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình hàng năm. Đưa hạ tầng thương mại vào danh mục kêu gọi hỗ trợ vốn ODA giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn tiếp theo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm kênh tạo vốn, tiếp thu công nghệ quản lý hiện đại trong lĩnh vực phân phối. - Bộ Tài chính: chủ trì xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính - tín dụng, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất và các khoản tiền thuế đất, sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước; chính sách xử lý các tài sản cố định của các doanh nghiệp thương mại; bố trí quỹ đào tạo tập trung cho Bộ Thương mại để thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại thông qua hệ thống các trường trực thuộc Bộ Thương mại. - Bộ Giáo dục - Đào tạo: chủ trì xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực dịch vụ phân phối tại các trường đại học kinh tế. - Bộ Bưu chính - Viễn thông chủ trì và phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng chính sách và giải pháp để nâng cao năng lực hạ tầng CNTT, môi trường pháp lý, tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử. 3. Các bộ kinh tế ngành: theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai và phối hợp thực hiện các nội dung liên quan trong Đề án (qui hoạch ngành hàng, tổ chức lại hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trực thuộc, cung cấp thông tin…). 4. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương và phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thực hiện chương trình qui hoạch kết cấu hạ tầng thương mại và các nội dung liên quan trong Đề án. PHẦN PHỤ LỤC Biểu 1: Tổng mức BLHH thời kỳ 1996-2005 Năm TMBLHH (tỉ đồng) Tốc độ tăng (%) Năm TMBLHH (tỉ đồng) Tốc độ tăng (%) 1996 145.874,00 2001 245.315,00 1997 161.899,70 11,0 2002 280.884,00 14,5 1998 185.598,10 14,6 2003 333.809,30 18,8 1999 200.923,70 8,3 2004 398.500,00 19,4 2000 220.410,60 9,7 2005 480.300,00 20,5 1996-2000 10,75 2001-2005 18,3 Nguồn: Niên giám thống kê Biểu 2: Đóng góp của ngành thương mại và một số ngành trong GDP thời kỳ 1996-2005 Năm Tổng GDP (100%) Thương mại Nông nghiệp (%) Công nghiệp CB (%) Trị giá (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) 1996 100 43.125 15,85 22,44 15,18 1997 100 48.914 15,60 21,01 16,48 1998 100 55.783 15,45 21,10 17,15 1999 100 59.384 14,85 20,84 17,69 2000 100 62.836 14,23 19,82 18,56 2001 100 67.788 14,08 18,26 19,78 2002 100 75.617 14,11 18,02 20,58 2003 100 83.297 13,58 17,34 20,45 2004 100 96.995 13,56 16,65 20,34 2005 100 113.768 13,58 15,83 20,70 Nguồn: Niên giám thống kê Biểu 3: Lao động trong ngành thương mại giai đoạn 2001-2005 Năm Tổng LĐ xã hội (ngh.người) Tốc độ tăng (%) Lao động TM (ngh.người) Tỉ trọng LĐ TM/Tổng(%) Tốc độ tăng (%) 2001 38.562,70 4.062,50 10,53 2002 39.507,70 2,45 4.281,00 10,83 4,86 2003 40.573,80 2,70 4.532,00 11,17 5,86 2004 41.586,30 2,50 4.767,00 11,46 5,19 2005 42.709,10 2,7 5.192,20 12,16 8,92 2001-2005 2,59 6,33 Nguồn: Niên giám thống kê Biểu 4: Tổng mức BLHH phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 1996-2005 Năm TMBLHH (tỉ đồng) Tốc độ tăng (%) Khu vực nhà nước (tỉ đồng) K.vực ngoài nhà nước (tỉ đồng) Khu vực ĐT nước ngoài (tỉ đồng) 1996 145.874,00 31.123,00 112.960,00 1.791,00 1997 161.899,00 11,0 32.369,20 127.332,40 2.198,10 1998 185.598,10 14,6 36.083,80 147.128,30 2.386,00 1999 200.923,70 8,3 37.292,60 160.999,60 2.631,50 2000 220.410,60 9,7 39.205,70 177.743,90 3.461,00 1996-2000 10,75 5,94 12,00 17,90 2001 245.315,00 40.956,00 200.363,00 3.996,00 2002 280.884,00 14,5 45.525,40 224.436,40 10.922,20 2003 333.809,30 18,8 52.381,80 267.724,80 13.702,70 2004 398.500,00 19,4 59.800,00 323.600,00 15.100,00 2005 480.300,00 20,5 62.200,00 399.900,00 18.200,00 2001-2005 18,29 11,02 18,86 46,09 Nguồn: Niên giám thống kê Biểu 5: So sánh tổng mức BLHH với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời kỳ 1996-2005 Năm Quỹ TD cuối cùng (tỉ đồng) TMBLHH (tỉ đồng) Tỉ lệ (%) 1996 225.231 145.874 64,8 1997 250.584 161.899,7 64,6 1998 283.444 185.598,1 65,5 1999 301.690 200.923,7 66,6 2000 321.853 220.410,6 68,5 1996-2000 1.382.802 914.706,1 66,15 2001 342.607 245.315,0 71,6 2002 382.137 280.884,0 73,5 2003 445.221 333.809,3 75,0 2004 511.221 398.500 77,9 2005 584.800 480.300 82,1 2000-2005 2.265.986 1.738.808,3 76,74 Nguồn: Niên giám thống kê Biểu 6: Dân số cả nước phân theo thành thị, nông thôn thời kỳ 1996-2005 và dự báo đến 2010 và 2020 Đơn vị: 1000 người Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1996 73.156,70 15.419,90 57.736,80 1997 74.306,90 16.835,40 57.471,50 1998 75.456,30 17.464,60 57.991,70 1999 76.596,70 18.081,60 58.515,10 2000 77.635,40 18.771,90 58.863,50 2001 78.685,80 19.469,30 59.216,50 2002 79.727,40 20.022,10 59.705,30 2003 80.902,40 20.869,50 60.032,90 2004 82.032,30 21.591,20 60.441,10 2005 83.120,00 22.400,00 60.720,00 2010 (dự báo) 88.446,00 25.870,00 62.576,00 2020 (dự báo) 99.455,00 34.958 64.497 Nguồn: Tổng cục Thống kê Biểu 7: So sánh quỹ tiêu dùng cuối cùng và GDP thời kỳ 1996-2005 Năm Tổng GDP (tỷ đồng) Quỹ TD cuối cùng (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) 1996 272.036 225.231 82,80 1997 313.623 250.584 79,90 1998 361.017 283.444 78,50 1999 399.942 301.690 75,40 2000 441.646 321.853 72,90 2001 481.295 342.607 71,20 2002 535.762 382.137 71,30 2003 613.443 445.221 72,60 2004 715.300 511.221 71,50 2005 837.900 584.800 69,80 Nguồn: Niên giám thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020.doc
Luận văn liên quan