Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

Để tăng cường pháp chế trong lĩnh PCBLGĐ đối với phụ nữ, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCBLGĐ, tổ chức thực hiện tốt pháp luật PCBLGĐ, kịp thời đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm phạm pháp luật PCBLGĐ nhất là hành vi vi phạm pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ. Để có được một hệ thống pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ đáp ứng các tiêu chuẩn như vậy phải thực hiện nhiều biện pháp như: phải thường xuyên hệ thống hoá pháp luật để phát hiện và loại bỏ những quy định pháp luật trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật PCBLGĐ; kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật trong lĩnh vực PCBLGĐ đối với phụ nữ. Đưa ra xét xử nghiêm minh và kịp thời đối với các hành vi ngược đãi, hành hạ phụ nữ, nhất là các hành vi bạo lực gia đình.

doc85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương trình phát triển của địa phương 75 26,9% Người dân ít hợp tác với chính quyền trong việc PCBLGĐ đối với phụ nữ 220 78,6% Chưa có sự thống nhất giữa các tổ chức trong việc chỉ đạo và thực hiện 67 23,9% Thiếu các văn bản dưới luật hướng dẫn 15 5,5% Theo ý kiến khảo sát thì những khó khăn trong việc PCBLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn, khó khăn lớn nhất đó là thiếu kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ đối với phụ nữ chiếm 89,3% ý kiến khảo sát, và sau đó là nạn nhân bạo lực gia đình không tự nguyện khai báo chiếm 82,2% ý kiến khảo sát, sau đó là người dân ít hợp tác với chính quyền trong việc phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ chiếm 78,6% ý kiến khảo sát, ngoài ra còn một số khó khăn như chưa có sự thống nhất giữa các tổ chức trong việc chỉ đạo và thực hiện Phần 4: Trách nhiệm và các biện pháp xử lý xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn Bảng 5: Trách nhiệm PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Trách nhiệm PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn Tần suất Phần trăm Gia đình 120 42,9% Nhà nước 55 19,6% Cộng đồng 26 9,3% Cá nhân 54 19,3% Của tất cả 25 8,9% Về trách nhiệm thực hiện pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ, đa số ý kiến cho rằng đó là trách nhiệm của gia đình chiếm 42,9% ý kiến khảo sát, các trách nhiệm còn lại chiếm tỉ lệ khá ít. Bảng 6: Các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra BLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn Tần suất Phần trăm Can ngăn và hòa giải tại chỗ 170 60,7% Giúp nạn nhân bị bạo lực tạm lánh 45 16,1% Báo với người có trách nhiệm xử lý 25 8,9% Kiểm điểm, phê bình người gây ra bạo lực đối với phụ nữ 10 3,6% Xử lý hành chính người gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ 25 8,9 Biện pháp khác 5 1,9% Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra BLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Theo ý kiến khảo sát, các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn đó là căn ngăn và hòa giải tại chỗ chiếm 60,7% ý kiến khảo sát. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như kiểm điểm phê bình đối với người gây ra bạo lực, xử lý hành chính đối với người gây ra bạo lực, giúp nạn nhân bị bạo lực tạm lánh, báo với người có trách nhiệm xử lý, nhưng những biện pháp này chưa được thực hiện hiệu quả. 2.2.2. Một số nhận định về công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nông Sơn 2.2.2.1. Những thành tựu đạt được Trong những năm qua, việc triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Nông Sơn được cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể quan tâm thực hiện. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ nói riêng được triển khai một cách đồng bộ. Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân và cán bộ, hội viên phụ nữ ngày được nâng cao, nhất là quy định của luật giúp cho mọi người từng bước nhận thức được hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vi phạm pháp luật. Đồng thời, các cấp Hội phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, tư vấn cho cán bộ, hội viên phụ nữ, giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với chính quyền, UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện luật. Với việc triển khai tổ chức đồng bộ tạo nên những bước chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp uỷ, chính quyền của mọi người dân nên PCBLGĐ đối với phụ nữ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hàng năm, Hội LHPN huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cấp Hội xây dựng mô hình điểm tham gia giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Riêng Hội LHPN huyện chọn điểm chỉ đạo về giám sát thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Quế Trung để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Hội Phụ nữ huyện đã chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đến đội ngũ cán, cộng tác viên ở các địa phương. Những khái niệm: Thế nào là bạo lực gia đình; các hình thức bạo lực gia đình; làm thế nào để phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực, đặc biệt những nội dung chính của Nghị định 110/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ; kỹ năng tư vấn, truyền thông, trợ giúp đối với nạn nhân bị bạo lực được tập trung làm rõ tại buổi tập huấn. Bên cạnh đó, một số nội dung khác như: bồi dưỡng nâng cao năng lực tài chính cho cán bộ, hội viên, cách làm chứng từ thanh quyết toán, trách nhiệm của cơ quan hỗ trợ và địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cũng được lớp tập huấn trang bị. Những kiến thức này sẽ là cơ sở để các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các nội dung phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu bạo lực gia đình xảy ra. Thông qua hình thức sân khấu hóa, nhiều tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm hài được nhiều thành viên các thôn làng, khu phố, các bậc phụ huynh, cán bộ giáo viên và học sinh trong trường học chuẩn bị công phu đã nêu bật thông điệp “Vì một mái trường không có bạo lực”; “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vi phạm pháp luật”và “Đừng im lặng trước bạo lực gia đình đối với phụ nữ”. 2.2.2.2. Những hạn chế trong công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn - Sự phối hợp hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nơi chưa thực sự có hiệu quả, chỉ chiếm 23,9% ý kiến khảo sát. Một số địa phương chưa thực sự coi công tác PCBLGĐ nói chung và bạo hành phụ nữ nói riêng là một nhiệm vụ trọng tâm nên chưa quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác PCBLGĐ. - Công tác tuyên truyền, cổ động về PCBLGĐ của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trên địa bàn còn chồng chéo, hình thức tuyên truyền chưa thật sự sinh động, linh hoạt nên hiệu quả không cao. Một số nơi chỉ thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động theo tính thời vụ, thiếu thường xuyên, liên tục làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác, chiếm 66,1% ý kiến khảo sát. - Công tác tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối phụ nữ ở huyện Nông Sơn chưa thật sự thường xuyên, chiếm tới 165 ý kiến khảo sát, điều này giải thích một phần nào tỉ lệ đáng kể số người “chưa biết” và “nhận thức chưa đúng” về hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ; trong khi đó người dân rất quan tâm tới vấn đề PCBLGĐ đối với phụ nữ, chiếm 170 ý kiến khảo sát. - Nhiều địa phương xã vẫn tiếp tục lạm dụng loa đài phát thanh để tuyên truyền như thời kỳ bao cấp, thời kỳ chiến tranh, được 59,6 % số người trả lời cho biết là đã được áp dụng ở địa phương nơi họ sinh sống. Cần thấy rằng việc tuyên truyền pháp luật mà chỉ dựa vào loa đài thì sẽ không có hiệu quả nhất là khi loa đài phát tin mọi người nghe không rõ, không đầy đủ sẽ hiểu sai về pháp luật: thà không biết còn hơn là biết lõm bõm, biết không đầy đủ. Điều này dẫn đến tình trạng là người dân có thể biết về luật vì đã nghe loa đài nói đến nhưng hiểu không đầy đủ và không chính xác về luật bởi vì loa đài chỉ nói và lời nói gió bay. Cần tuyên truyền pháp luật nói chung và luật PCBLGĐ nói riêng qua các phương tiện truyền thông gồm loa, đài, tivi, báo chí, internet và các phương tiện, hình thức truyền thông khác. - Việc phát hiện các hành vi bạo lực bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa được người dân hiểu đúng và chưa có ý thức trách nhiệm. Một số các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội, tổ chức đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ. Thực tế khi xảy ra sự cố, người bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng, các hội, tổ chức đoàn thể mới vào cuộc. - Sự can thiệp của cơ quan hành pháp trong xử lý bạo lực gia đình đối với phụ nữ còn bị động và chậm chiếm 8,9%. Việc phối hợp hoạt động ở một số địa phương còn chưa tốt, kế hoạch không cụ thể và không có sự phân công rõ ràng. Về nhận thức, nhiều cán bộ còn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi gia đình. - Mặt khác, cho dù Luật PCBLGĐ đã đi vào cuộc sống nhưng việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách tại cơ sở làm công tác PCBLGĐ vẫn chưa được tiến hành. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi có sự đầu tư cả về điều kiện vật chất cũng như việc tập huấn kiến thức, kỹ năng. Bởi đội ngũ cán bộ này là nhân tố quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình xảy ra tại gia đình. - Công tác hòa giải, tư vấn vẫn bó buộc theo lối mòn khuyên giải người phụ nữ cần cam chịu và trở về nhà nơi bạo lực vẫn rình rập. Biện pháp cấm tiếp xúc đối với người gây bạo lực để bảo vệ nạn nhân còn rất mới và chưa có một trường hợp nào trên địa bàn huyện được áp dụng. - Đối với hoạt động của các cơ sở hỗ trợ và tư vấn nạn nhân bạo lực gia đình, một mô hình không hoàn toàn mới, còn nhỏ lẻ có tính chuyên biệt về mục đích và đối tượng tham gia. - Trong công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ thì khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn kinh phí cho hoạt động PCBLGĐ đối với phụ nữ, chiếm 89,3% ý kiến khảo sát. Điều này chứng tỏ là các hoạt động PCBLGĐ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và đang thiếu kinh phí hoạt động. Biện pháp rất quan trọng và cần thiết, trực tiếp tạo nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động PCBLGĐ là dành kinh phí cho công tác này thì chưa được áp dụng phổ biến. Cách tuyên truyền và lồng ghép nội dung PCBLGĐ hiện nay ở các địa phương là chưa có hiệu quả vì chủ yếu là “nói”, “khuyên can” chứ chưa có các nguồn lực vật chất để hỗ trợ. - Nạn nhân bạo lực gia đình không tự nguyện khai báo, với 233 ý kiến đồng tình. Trên thực tế, không ít nạn nhân BLGĐ đã không tự nguyên khai báo với cơ quan chức năng ở địa phương do tâm lý ngại, xấu hổ với mọi người, “xấu chàng hổ ai”, hoặc đơn giản cho rằng BLGĐ là chuyện “bình thường”, là “chuyện hay việc của cá nhân, của gia đình” nên “đóng cửa bảo nhau”, tự giải quyết, tự cam chịu. Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho công tác PCBLGĐ ở địa phương thể hiện ở chỗ cán bộ ở địa phương không biết hoặc biết quá muộn để có thể kịp thời can ngăn, giải quyết có hiệu quả vụ việc BLGĐ. - Ở các xã gồm cả cán bộ và người dân đều “Thiếu hiểu biết về luật phòng chống BLGĐ” với 225 ý kiến đồng tình. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây cũng yếu tố đầu vào thuộc loại cần và đủ để phòng, chống có hiệu quả BLGĐ đối với phụ nữ ở huyện Nông Sơn hiện nay. - Người dân ít hợp tác với chính quyền trong phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ, với 220 ý kiến đồng tình. Khó khăn này có thể biểu hiện ở chỗ người dân không nhanh chóng, kịp thời tố giác hành vi BLGĐ hoặc tự giải quyết hay thờ ơ, không quan tâm theo kiểu “ đèn nhà ai, nhà ấy rạng”. Việc người dân ít hợp tác với chính quyền dù với bất kỳ lý nào cũng đều là khó khăn đối với chính quyền trong phòng, chống BLGĐ. - Những cán bộ cấp cơ sở chưa được tập huấn các kiến thức và kỹ năng làm việc trong công tác PCBLGĐ. Đội ngũ cán bộ thực thi luật pháp vẫn còn thiếu kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để thực hiện luật PCBBLGĐ. Khó khăn liên quan tới kỹ năng làm việc với những đối tượng hung hãn hoặc thiếu kiềm chế do tác động, ví dụ uống rượu say nên việc hòa giải tại chỗ và trực tiếp rất khó khăn. - Khó khăn liên quan đến kinh phí: chưa nói đến kinh phí mở lớp đào tạo hay kinh phí xây nhà tạm lánh, chỉ cần nói đến kinh phí phục vụ một cuộc họp hay một hội nghị cũng thiếu, việc thiếu các khoản kinh phí cho các hoạt động và chưa có những buổi tập huấn kỹ năng cho ban hòa giải cũng làm cho các hoạt động can thiệp hành vi bạo lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Rõ ràng ở đây, việc thành lập ban hòa giải chỉ mang tính hình thức mà chưa thực sự đi vào từng vụ việc cụ thể và cách giải quyết mang tính có lợi cho nạn nhân. Thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ chuyên trách, các thành viên trong ban hòa giải chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều việc cho nên thời gian dành cho hoạt động này chưa được như yêu cầu. - Năng lực của ban hòa giải chưa thực sự đủ mạnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình do thành phần tham gia chủ yếu là các đoàn thể mà chưa có sự tham gia của chính quyền. Các hoạt động liên quan đến truyền thông các vấn đề về bạo lực gia đình chưa có sự tham gia tích cực của nam giới. Theo báo cáo của lãnh đạo xã, trong các vấn đề liên quan đến gia đình và bạo lực gia đình phụ nữ vẫn đảm nhiệm vai trò chính và họ cũng là thành phần chủ yếu đón nhận những thông tin có liên quan. Hầu hết nam giới và những người gây bạo lực còn khá thờ ơ và thậm chí đứng ngoài cuộc trong việc tiếp thu các thông tin và truyền thông tin tới những người xung quanh trong cộng đồng. - Về phía chính quyền và cơ quan công an, việc áp dụng xử phạt hành chính với những trường hợp chồng bạo lực chủ yếu quy vào vi phạm “gây mất an ninh trật tự”, không khác gì so với cách xử lý trước khi có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành. Các trường hợp đã xử lý thường rơi vào tình trạng “Không thay đổi được, tái đi tái lại nhiều lần” , bao gồm cả lập biên bản nhiều lần, tạm giữ hành chính một vài lần, rồi lại chuyển sang dạng “giáo dục tại cộng đồng dân cư”. Có những trường hợp người chồng nát rượu, bất cần đến nỗi, chính quyền cũng chẳng muốn dính vào. - Tổ hòa giải được coi là hoạt động có hiệu quả, nhưng lại đang đối diện với thách thức về thiếu kiến thức pháp luật, thiếu kỹ năng liên quan đến việc hòa giải. Vấn đề áp dụng các biện pháp can ngăn, xử lý với đối tượng là những người chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp là một khó khăn lớn với những người làm công tác hòa giải vì thông thường nhóm đối tượng này rất ngoan cố và không thừa nhận lỗi của bản thân họ khi để xảy ra BLGĐ. Những cán bộ địa phương phụ trách công tác phòng chống BLGĐ hầu hết được biết các vụ việc qua thông báo của quần chúng, vì vậy phần lớn trường hợp họ chỉ có thể đến làm công tác hòa giải, can ngăn... sau khi bạo lực xảy ra. 2.3. Nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Hệ thống pháp luật về PCBLGĐ đối với phụ nữ chưa thực sự hoàn thiện Đảng và Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về PCBLGĐ. Trước đây, khi Việt Nam chưa có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, mà các quy định về PCBLGĐ đối với phụ nữ nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật. Xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn sơ sài, tản mạn ở nhiều văn bản, thiếu tính cụ thể và chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Hơn nữa, các quy định pháp lý trong các văn bản pháp luật này đều dừng lại trước ngưỡng cửa mỗi gia đình bởi cùng một hành động đánh người, nếu xảy ra ở ngoài xã hội giữa những người không có quan hệ gia đình thì những người có trách nhiệm thi hành luật sẽ có biện pháp xử lý ngay, song nếu xảy ra trong gia đình thì hành động này thường bị bỏ qua, để gia đình tự "đóng cửa bảo nhau". Mặt khác, việc thực thi liên quan đến bạo lực gia đình vẫn còn một số bất cập như: chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào chịu trách nhiệm về phòng, chống bạo lực gia đình, thiếu các biện pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình, biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, thiếu các quy định về giáo dục, cải tạo có hiệu quả với người gây bạo lực gia đình. Khắc phục những hạn chế trên, lần đầu tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành quy định một cách chi tiết về các hành vi bạo lực gia đình, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực PCBLGĐ, trách nhiệm của công dân, các cơ quan nhà nước, tổ chức và toàn xã hội cũng như việc xử lý vi phạm pháp luật PCBLGĐ... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng một cách chính xác về PCBLGĐ cũng như giúp các chủ thể trong xã hội nâng cao trình độ pháp luật, hiểu đúng và rõ hơn về PCBLGĐ cũng như thế nào là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống lại là một điều không dễ dàng. Sau một thời gian có hiệu lực, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng và hệ thống pháp luật PCBLGĐ nói chung còn bộc lộ những hạn chế như sau: Tính khả thi của Luật còn chưa cao, một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn chung chung, thiếu chế tài nên khó thực hiện trong cuộc sống. Chẳng hạn khi quy định về các hành vi bạo lực gia đình tại điều 2, mục đ, khoản 1 có hành vi: "cưỡng ép quan hệ tình dục". Thực tế cho thấy, hành vi bạo lực tình dục hiện nay có xảy ra nhưng lại là vấn đề tế nhị, thầm kín theo truyền thống của Việt Nam. Do vậy, nó được coi là chuyện riêng của mỗi gia đình. Hơn nữa rất khó khăn để cơ quan có thẩm quyền xác định được các biểu hiện của hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trong gia đình; khó xác định được căn cứ để xác định một người có hành vi bạo lực tình dục trong gia đình. Cũng tại điều 2, điểm h, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, khi quy định về hành vi bạo lực gia đình: "Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính". Quy định như vậy sẽ khó khăn cho cơ quan chức năng khi giải quyết vụ việc vì không có thước đo để biết chính xác thế nào là "lao động quá sức". Khi quy định về các biện pháp xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ, tại khoản 1, điều 42, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình : "Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật". Quy định này còn quá chung chung, thiếu tính răn đe đối với người vi phạm. Các quy định trong hệ thống pháp luật PCBLGĐ còn có điểm mâu thuẫn. Khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời thì các quy định trong một số văn bản pháp luật khác liên quan đến vấn đề PCBLGĐ cũng phải sửa đổi cho phù hợp và đồng bộ nếu không sẽ tạo ra một sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật. Chẳng hạn như: khoản 2, điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng". Như vậy, theo quy định của Luật, phạm vi gia đình rộng, gồm cả gia đình trong hôn nhân, gia đình đã ly hôn và nam nữ chưa đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ, chồng. Điều này đã có ý kiến cho rằng sẽ mâu thuẫn với Luật Hôn nhân và Gia đình trước đó (gia đình phải có đăng ký kết hôn, chỉ trong một số trường hợp theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao mới được công nhận là hôn nhân thực tế. Việc nam và nữ chưa đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng không được coi là gia đình). Đồng thời Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định như vậy sẽ khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi, giám sát Luật, khó xác định trường hợp nào là bạo lực trong gia đình và trường hợp nào là bạo lực ngoài gia đình. Hệ thống pháp luật PCBLGĐ còn thiếu các quy định trực tiếp về tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Bộ luật Hình sự năm 1999 là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm có liên quan đến bạo lực gia đình. Khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, chính sự chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống, cụ thể nên hệ thống pháp luật về PCBLGĐ chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội, tạo kẽ hở cho vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này tồn tại và phát triển. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật, dẫn tới vừa làm giảm hiệu lực của pháp luật vừa làm giảm hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật. Nguyên nhân về nhận thức, sự hiểu biết pháp luật PCBLGĐ của các cấp lãnh đạo và cộng đồng còn hạn chế. Việc phát hiện và xử lý các vụ bạo lực gia đình chưa kịp thời, kiên quyết, nghiêm minh. Mặc dù bạo lực gia đình xuất hiện từ khá lâu và ngày càng phát triển ở Việt Nam. Tuy Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã rất nỗ lực cố gắng trong việc đấu tranh PCBLGĐ nhưng thực tế, vấn đề bạo lực gia đình vẫn còn rất mới và chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp và cộng đồng xã hội. Mặc dù trong 5 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ nhằm xây dựng các chính sách và luật pháp về bạo lực gia đình nhưng vẫn có sự không nhất quán trong việc thực hiện các chính sách và luật pháp ở các cấp địa phương và thiếu hiểu biết trong dân chúng về bạo lực gia đình và bạo lực giới và những quyền mà phụ nữ được hưởng trong luật pháp Việt Nam. Hơn nữa cho đến nay, ở Việt Nam không có một cơ quan trung ương nào được phân công làm cơ quan điều phối các ngành nhằm giải quyết bạo lực gia đình, bạo lực giới và chưa có nhiều kế hoạch hành động quốc gia về PCBLGĐ. Trong khi đó ở các quốc gia khác, việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia đã thúc đẩy vấn đề này và mang lại sự hỗ trợ chính trị cần thiết. ở Việt Nam, bạo lực gia đình đối với phụ nữ có xu hướng được coi là "vấn đề của phụ nữ" và thường được giao cho Hội phụ nữ. Điều này đã làm giảm đi tính quan trọng và bao quát của vấn đề. Lẽ ra nó phải được đặt ở cấp cao hơn nhằm tạo ra sự hợp tác giữa các ngành hữu quan như giáo dục, y tế, luật pháp và các lĩnh vực xã hội khác. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã khắc phục được phần nào hạn chế đó, hy vọng Luật mới sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề này. Mặc dù Luật, Phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực được một thời gian không phải là ngắn nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong một thời gian khá dài, nên nhiều lãnh đạo các cấp đã coi bạo lực gia đình là chuyện nội bộ của gia đình, là chuyện trong nhà cần đóng cửa bảo nhau, là chuyện nhỏ đồng thời chưa có biện pháp can thiệp kịp thời. Thực tiễn cho thấy, nhiều nhà lãnh đạo chính quyền các cấp, nhiều cán bộ làm công tác pháp luật, thậm chí cả các cơ quan truyền thông đã quá nhấn mạnh đến tính toàn vẹn của gia đình, coi bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình. PCBLGĐ với phụ nữ chưa được các địa phương quan tâm. Nhiều cán bộ còn không biết được những hành vi bạo hành đối với vợ là vi phạm pháp luật hoặc có hiểu thì việc xử lý rất qua loa nên đã gây ra tình trạng coi thường pháp luật. Chính vì thế mà trên địa bàn một phường, xã có những gia đình mà người chồng đánh vợ trong một thời gian dài mà chính quyền chưa có biện pháp chấm dứt tình trạng trên hay các hình thức xử lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục. Nhiều địa phương, trong tư tưởng của nhiều cán bộ, nhiều bà con nhân dân còn tồn tại những quan niệm về bạo lực gia đình như: " không có lửa làm sao có khói". Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền trong công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ. Các tổ chức đoàn thể xã hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong địa bàn của mình, chưa có những giả pháp thực sự hữu hiệu để phòng ngừa và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.Vẫn cồn tồn tại quan niệm “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”; “vợ chồng đóng cửa bảo nhau”Chính vì vậy hành vi bạo lực càng có điều kiện diễn ra đằng sau những cánh cửa khép kính , có tiềm năng ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ. Về kiến thức và kỹ năng, phần lớn cán bộ hoạt động trong lĩnh vực gia đình, PCBLGĐ chưa được trang bị phương pháp, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công tác hòa giải, tư vấn và trợ giúp nạn nhân cũng như người thực hiện hành vi bạo lực. Nhiều cán bộ y tế cơ sở chưa được tập huấn về kỹ năng sàng lọc, phát hiện nạn nhân bị bạo lực, chưa đủ kiến thức để tư vấn cho nạn nhân và người gây bạo lực. Việc kiểm tra, cập nhật thông tin còn yếu. Thống kê về bạo lực gia đình đối với phụ nữ chưa trở thành nhiệm vụ của một cơ quan cụ thể, gây khó khăn cho việc xây dựng chương trình hành động PCBLGĐ ở các cấp. Đặc biệt, hiện nay còn thiếu những dữ liệu cơ bản làm cơ sở để đánh giá việc can thiệp PCBLGĐ đối với phụ nữ cũng như giám sát các hoạt động PCBLGĐ đối với phụ nữ. Nguyên nhân từ phía người phụ nữ Nhận thức, thái độ, sự phản kháng của người phụ nữ sẽ quyết định một phần đến việc bạo lực gia đình có xảy ra đối với họ hay không. Trong thực tế xã hội, thực trạng vi phạm pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ đang ở mức báo động trong đó số lượng người phụ nữ phải chịu bạo hành từ phía người chồng với một con số giật mình. Điều này bắt nguồn từ nhận thức của người phụ nữ. Nhiều người phụ nữ đã không nhận thức được việc chồng sử dụng bạo lực đối với mình là trái pháp luật mà coi đó là chuyện thường tình, không tránh khỏi trong cuộc sống gia đình, đánh vợ là quyền của người chồng. Họ cũng không nhận thức được hành động đó vi phạm đến quyền tự do và uyền con người đồng thời không nhận thức được mình là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Chính vì nhận thức như vậy mà họ cứ cam chịu theo thời gian, không có sự phản kháng gì, hoặc nếu có thì rất yếu ớt. Người phụ nữ cam chịu như vậy vì họ thường suy nghĩ: "xấu chàng hổ ai"; "một sự nhịn, chín sự lành". Gần như tất cả các phụ nữ bị đánh đều cảm thấy xấu hổ khi phải kể với người khác bất hạnh về bản thân và gia đình họ. Họ cảm thấy bất lợi nếu muốn chồng "tu tỉnh" lại mà chuyện vợ chồng đánh nhau đã bị người ngoài biết. Do đó, dấu giếm và chấp nhận là phản ứng phổ biến của người phụ nữ khi họ phải chịu bạo hành từ chồng. Nhiều người vẫn đơn giản nghĩ rằng, rồi chồng mình sẽ thay đổi nên cứ âm thầm chịu đựng và đợi chờ chứ họ không thấy được điều họ hy vọng ấy rất khó xảy ra. 2.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Để nâng cao hiệu quả PCBLGĐ đối với phụ nữ thì giải pháp tốt nhất, thiết thực nhất phải hướng đến chính nạn nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Không một cơ quan tổ chức nào có thể giúp họ kịp thời bằng chính họ tự cứu lấy bản thân mình. 2.3.2.1. Giải pháp dành cho nạn nhân và người có hành vi BLGĐ đối với phụ nữ 2.3.2.1.1. Giải pháp người phụ nữ có thể làm khi có bạo hành xảy ra với mình - Tâm sự với những người đáng tin cậy về những gì đã xảy ra để nhận sự cảm thông và giúp đỡ. Có thể tâm sự với chồng nếu ba mẹ chồng là tác nhân gây nên nạn bạo lực gia đình; có thể tâm sự với ba mẹ đẻ, ba mẹ chồng, con cái nếu người chồng là tác nhân gây nên nạn bạo lực gia đình;Chính những người này sẽ giúp cho những người phụ nữ giải tỏa được tâm lý,tác động ngăn chặn hành động bạo lực có thể sẽ tiếp tục xảy ra. - Nếu bị thương do hành vi bạo lực thể xác, bạo lực tình dục gây ra thì hãy đến ngay trạm y tế, phòng khám, bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. - Nếu lo sợ sẽ có thai khi bị cưỡng hiếp, ép buộc quan hệ tình dục của chồng mà không muốn sinh con thì có thể sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp lý tưởng nhất trong vòng 3 ngày, hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên y tế khoa Kế hoạch hoá gia đình, để được hướng dẫn cụ thể. - Nếu nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở các vùng khó khăn, xa các trung tâm y tế thì cần đến ngay các tổ chức đoàn thể như: hội phụ nữ xã, hội nông dân, đoàn thanh niên để kịp thời được giúp đỡ. - Không phải lúc nào cũng phòng và tránh được bạo hành, do đó sẽ rất hữu ích nếu các nạn nhân bạo lực gia đình có được một kế hoạch an toàn tại nhà. * Kế hoạch an toàn tại nhà - Đối với các em nhỏ hay các thành viên khác trong gia đình là các con thì nên tránh khi bố say xỉn hay lúc bố mẹ cải nhau, vì rất có thể các em sẽ bị trút giận, nên dựa vào những người lớn hơn và đáng tin cậy như ông bà, cô dì, chú bác. - Nên tránh những cuộc cải vã, nếu không thể tránh khỏi thì cố gắng để những cuộc cãi vã đó xảy ra trong phòng có thể dễ dàng thoát ra được. Tránh xa những nơi có vũ khí, dao búa, gậy gộc... - Cần xác định một hay vài hàng xóm mà bạn có thể tâm sự, nói chuyện về tình trạng bị bạo hành của bạn và yêu cầu giúp đỡ nếu họ nge tiếng kiêu cứu của bạn. Nghĩ ra những cách thức như: hét thật lớn, làm phát ra am thanh thật to để cho những người trong gia đình bạn, con cái hay hàng xóm biết cần sự giúp đỡ. - Nói cho các con của mình biết chúng cần phải làm gì khi có bạo hành như:chạy ra khỏi nhà và kêu những người đáng tin cậy để nhờ sự giúp đỡ, hoặc lên kế hoạch chạy trốn với chúng. - Hãy đóng gói hành lý sẵn sàng. Trong đó có cả chìa khóa nhà, tiền, các giấy tờ tùy thân và áo quần hoặc gửi nhà bạn bè, người thân đề phòng các trường hợp đột xuất. - Nhớ các số điện thoại của các cá nhân, tổ chức có thể cứu giúp. - Hãy sử dụng bản năng và sự xét đoán của mình, trong tình thế nguy hiểm, hãy xác định xem điều gì có thể làm người gây bạo lực bình tĩnh trở lại. Chúng ta có quyền tự vệ để bảo vệ bản thân và các con của mình khi cần thiết. * Kế hoạch an toàn trong trường hợp bạo hành ở bên ngoài - Tránh ở một mình, đi lại một mình trên đoạn đường vắng người tại những nơi có thể bị lạm dụng hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục. - Nếu cảm thấy không an toàn trong môt tình huống nào đó, hãy cố gắng thoát khỏi nó. - Nhiều kẻ lạm dụng thường suy nghĩ rằng nạn nhân của mình đang không được giúp đỡ, do đó khi kêu to có thể làm gười gây bạo lực bối rối và mình có cơ hội chạy trốn. - Luôn sử dụng tiền trong người để có thể sử dụng khi cần thiết. - Nhớ các số điện thoại của các tổ chức cứu giúp, bao gồm các đường dây nóng cứu trợ bạo hành. - Nếu luôn ở trong môi trường dễ bị lạm dụng hãy học các kỹ năng tự vệ. 2.3.2.1.2. Giải pháp cho tác nhân, người gây ra nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ Theo nghiên cứu của quốc gia về bạo lực gia đình thì tác nhân gây ra nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ chủ yếu là người đàn ông( chính là người chồng của họ). Vì vậy, để hạn chế các vụ bạo lực trong gia đình thì ngoài việc cung cấp các biện pháp cho các chị em phụ nữ thì biện pháp hiệu quả cũng không kém phần quan trọng là phải chính nam giới, những người kết thúc việc này. Do đó hãy “chĩa mũi dùi” PCBLGĐ về phía đàn ông, đối tượng chủ yếu của hành vi bạo lực gia đình, một chiến dịch sử dụng biện pháp “khích tướng” đã được áp dụng mong hạn chế dần vấn đề này. Là một trong những người khởi xướng cho chiến dịch “Mình là đàn ông, mình chống bạo lực”. Với ý thức của rất nhiều người, việc đối mặt với vấn nạn bạo lực gia đình, điều quan trọng là cứu giúp người phụ nữ thoát khỏi hoàn cảnh của họ. Rất nhiều người đàn ông không bao giờ có quan niệm về bạo lực gia đình và không sử dụng bạo lực tại gia đình. Nhiều ngưới có phản đối kịch liệt việc sử dụng bạo lực trong gia đình và rất bất bình khi nghe những chuyện bất bình về bạo lực trong gia đình. Cho nên việc tổ chức thành lập các nhóm nam giới tham gia hoạt động chống bạo lực gia đình được đánh giá là khá hiệu quả. 2.3.2.2. Những giải pháp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc nâng cao hiệu quả PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn Tổ chức triển khai các các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ đối với phụ nữ - Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến gia đình và PCBLGĐ như: Luật PCBLGĐ năm 2007; luật bình đẳng giới_2006; chỉ thị số 49/2005/CT – TW về phát triển gia đình Việt Nam 2005; chỉ thị số 16/2008/CT – TTG về thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình 2008; Nghị Định số 08/2009/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình 2007; Nghi Định số 55/2009/NĐ – CP hướng dẫn sử phạt vi phạm hành chính luật bình đẳng giới 2009 đến cán bộ, cộng tác viên làm công tác PCBLGĐ và cộng đồng. - Xây dựng và triển khai các đề án, kế hoạch trong lĩnh vực PCBLGĐ như :Xây dựng ngôi nhà chung để các nạn nhân có thể lánh nạn khi có bạo lực xảy ra; xây dựng các đường dây nóng nhằm hổ trợ và can thiệp kịp thời khi cần sự giúp đỡ; - Đã đến lúc cần xã hội hoá vấn đề PCBLGĐ đối với phụ nữ. Mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, tổ chức trong xã hội, cần xác định được trách nhiệm của mình đối với vấn đề vi phạm pháp luật PCBLGĐ. Bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình để mỗi gia đình tự đóng cửa bảo nhau mà là vấn đề chung của xã hội, cần sự chung tay của cả xã hội. Có như vậy, việc PCBLGĐ đối với phụ nữ mới đạt được hiệu quả thiết thực. Các cơ quan quản lý nhà nước về PCBLGĐ: UBND Huyện, Phòng Văn Hóa Thông Tin, Phòng Tư Pháp; Công An Huyện cần làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc quản lý nhà nước về PCBLGĐ đối với phụ nữ để đạt được hiệu lực và hiệu quả. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật: cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật PCBLGĐ để mỗi hành vi vi phạm pháp luật PCBLGĐ được phát hiện sớm và bị xử lý theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; 2.3.2.2.2. Truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về PCBLGĐ đối với phụ nữ - Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và tăng cường đầu tư nguồn lực cho hoạt động này. - Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên Báo, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, trang thông tin của các sở, ngành, đoàn thể để phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về PCBLGĐ, đồng thời giới thiệu các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng và đấu tranh PCBLGĐ; phát hiện, phê phán những trường hợp vi phạm, xúi giục, cản trở, bao che các hành vi BLGĐ. - Tổ chức các chiến dịch truyền thông PCBLGĐ nhân các sự kiện như: ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày thế giới xóa bỏ bạo lực gia đình đối với phụ nữ 25/11 hàng năm. - Biên soạn, sao chụp các tài liệu tuyên truyền có nội dung xây dựng và củng cố nền tảng gia đình, giáo dục PCBLGĐ. Xây dựng hệ thống panô, áp phích với những thông điệp về PCBLGĐ; tờ rơi tuyên truyền về PCBLGĐ tại các địa bàn triển khai mô hình. - Tổ chức các hoạt động văn hóa và thể thao để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phê phán hành vi BLGĐ, thực hiện bình đẳng giới và tôn trọng các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các thành viên khác trong gia đình. - Đối với Hội phụ nữ, cần đề cao vị trí, vai trò của các cấp Hội trong việc tuyên truyền pháp luật về PCBLGĐ. Hội phụ nữ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các khoá tập huấn nâng cao cho chị em phụ nữ các cấp về kỹ năng tư vấn, hoà giải và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình trong các tình huống bạo lực gia đình. - Đối với Mặt trận Tổ quốc, tổ chức tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về PCBLGĐ đối với phụ nữ...; kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về PCBLGĐ đối với phụ nữ, bình đẳng giới; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về PCBLGĐ. Đối với Đoàn thanh niên, cùng phối hợp với cơ quan quản lý, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật về PCBLGĐ trong thế hệ trẻ về kỹ năng tư vấn, xử lý và phòng ngừa bạo lực gia đình, tránh để xảy ra bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ khi xây dựng gia đình. Nâng cao năng lực về PCBLGĐ đối với phụ nữ cho cán bộ phòng Văn hóa thông tin huyện Nông Sơn và các ban ngành, đoàn thể có liên quan Thứ nhất, Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phòng Văn hóa thông tin huyện để lực lượng này trở thành lực lượng nòng cốt thực hiện công tác quản lý địa phương về PCBLGĐ và tham gia trực tiếp vào hoạt động PCBLGĐ hiệu quả. Tham dự tập huấn sẽ được coi là bắt buộc đối với tất cả cán bộ phụ trách công tác gia đình, kể cả cán bộ đương nhiệm và cán bộ mới của phòng văn hóa thông tin. Thứ hai, Ngoài việc triển khai tập huấn cho cán bộ phòng văn hóa thông tin, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và triển khai chương trình tập huấn cho cán bộ các phòng Tư pháp, Công an, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội những kiến thức về PCBLGĐ và kỹ năng giúp đỡ, tư vấn cho nạn nhân bị BLGĐ. Thứ ba, Nội dung tập huống bao gồm các kiến thức cơ bản về PCBLGĐ đối với phụ nữ, bình đẳng giới, chính sách và pháp luật của Nhà nước về PCBLGĐ đối với phụ nữ, kỹ năng hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ tổ hòa giải. Thứ tư, Ủy ban nhân dân Huyện cử cán bộ ngành Tư pháp, công an, đại diện chính quyền địa phương, thành viên các tổ chức chính trị- xã hội trong Huyện trực tiếp tham dự các lớp tập huống kiến thức về PCBLGĐ đối với phụ nữ, kỹ năng giúp đỡ, tư vấn nạn nhân bị bạo lực do Trung ương tổ chức. Thứ năm, Chính quyền Huyện thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, trách nhiệm trong PCBLGĐ đối với phụ nữ. Mỗi địa phương cần có chính sách khuyến khích về kinh tế và tinh thần đối với những ai làm công tác gia đình. Có như vậy, những người làm trong cơ quan nhà nước mới tích cực phát huy trách nhiệm của mình trong hoạt động PCBLGĐ đối với phụ nữ. Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến nội dung PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn * Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê về bạo lực gia đình - Cơ sở dữ liệu, thống kê về BLGĐ cần phải được xây dựng trước hết ở cấp xã, thông qua việc thu thập thông tin ban đầu các hành vi BLGĐ và những vấn đề có liên quan. Cụ thể số lượng các loại hành vi BLGĐ như: số nạn nhân được phát hiện và trợ giúp, số vụ BLGĐ và người gây bạo lực được xử lý đúng pháp luật, số người gây bạo lực được tư vấn giáo dục (có tiến bộ, chưa có chuyển biến), số lượng các hội viên được tập huấn về PCBLGĐ, ngân sách chi cho công tác PCBLGĐ ở địa phương - Việc thống kê, cập nhật thông tin và báo cáo về PCBLGĐ sẽ do ban văn hóa thông tin xã thực hiện, trên cơ sở phối hợp với ban Tư pháp và Công an xã. - Cung cấp trang thiết bị cần thiết cho cán bộ ở địa phương phụ trách công tác thu thập, lưu trữ số liệu PCBLGĐ. Các xã cần bố trí 1 máy vi tính để lưu trữ thông tin bằng nguồn ngân sách của địa phương. * Xây dựng cơ chế cập nhật thông tin - Thường xuyên cập nhật các thông tin về BLGĐ và các chỉ báo kinh tế - xã hội có liên quan ở cấp cơ sở. - Công bố số liệu thống kê về số lượng, loại hình, các nguyên nhân và khía cạnh khác liên quan đến BLGĐ hàng năm. * Hướng dẫn thu thập và phân tích thông tin - Xây dựng chương trình cập nhật thông tin về PCBLGĐ và triển khai chương trình nhập dữ liệu ban đầu về PCBLGĐ ở các xã. - Báo cáo thường xuyên về thực trạng BLGĐ ở các xã trên địa bàn huyên . - Tổ chức tập huấn cho cán bộ trong ban văn hóa thông cấp xã và phồng văn hóa thông tin cấp huyện về chương trình nhập dữ liệu, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến PCBLGĐ. - Phân tích, đánh giá và báo cáo về thực trạng BLGĐ và hiệu quả của các biện pháp can thiệp. * Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý những trường hợp bạo lực gia đình đối với phụ nữ - Hoạt động kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho tình hình bạo lực gia đình cải thiện đáng kể. Chính quyền Huyện nên thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ theo quý hoặc sau khi đưa ra một kế hoạch, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. - Đối với những trường hợp bạo lực gia đình đối với phụ nữ chỉ mới xảy ra lần đầu, cơ quan có thẩm quyền nên tiến hành hòa giải. Nếu trường hợp vẫn còn tiếp tục tiếp diễn thì đưa ra quần chúng nhân dân góp ý. Căn cứ vào những tình tiết vi phạm mà có những biện pháp xử phạt hợp lý. - Đối với những trường hợp do cố ý vi phạm nhiều lần mặc dù đã được đưa ra góp ý trước cộng đồng, thì tiến hành các biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.3.2.2.5. Xây dựng mạng lưới trợ giúp nạn nhân BLGĐ - Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ nạn nhân (địa chỉ tin cậy tại cộng đồng); xây dựng cam kết giữa các thành viên trong mạng lưới và giữa mạng lưới với chính quyền địa phương về hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. Đến năm 2015, có 60% xã, trong toàn huyện có mạng lưới địa chỉ tin cậy. - Tăng cường năng lực, kỹ năng tư vấn cho các thành viên trong mạng lưới. - Hình thành đường dây nóng, báo nhanh, xử lý, ngăn chặn kịp thời những hành vi BLGĐ. Đến năm 2015, có 100% số xã trên toàn huyện có đường dây nóng. Mỗi địa chỉ tin cậy có đường dây nóng về PCBLGĐ. - Về mô hình PCBLGĐ đối với phụ nữ: tiếp tục củng cố, duy trì và thường xuyên rà sát các hoạt động của mô hình PCBLGĐ đối với phụ nữ tại 7 xã, 39 thôn. Như vậy, sẽ kịp thời phát hiện những hạn chế, khó khăn và đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời, mỗi xã bằng nguồn ngân sách của mình để tiến hành triển khai nhân rộng mô hình trên. - Về cơ sở vật chất hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình: Phòng văn hóa thông tin Huyện, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan để xây dung cơ sở vật chất, thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình đối với phụ nữ, theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. 2.3.2.2.6. Xây dựng, lồng ghép nội dung PCBLGĐ đối với phụ nữ vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” * Lồng ghép nội dung PCBLGĐ đối với phụ nữ vào tiêu chí bình xét gia đình văn hóa; ấp, khu phố văn hóa - Xây dựng gia đình văn hóa có tiêu chí: Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, không có hành vi bạo lực, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, đối xử công bằng với các con, không trọng nam khinh nữ, có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư, tích cực tham gia vào việc vận động, hòa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. - Xây dựng làng văn hóa có tiêu chí: Các gia đình thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật PCBLGĐ; đưa nội dung PCBLGĐ vào việc xây dựng và thực hiện các quy ước của địa phương; thông báo cho cộng đồng dân cư về những hành vi BLGĐ và hướng dư luận xã hội lên án những hành vi đó. - Xây dựng xã văn hóa có tiêu chí: Thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật PCBLGĐ; tạo điều kiện giải quyết tốt những mối bất hòa xảy ra trong các gia đình trên địa bàn xã. * Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của gia đình văn hóa - Hướng dẫn gia đình văn hóa sinh hoạt thường xuyên trong gia đình, giữ vững tiêu chí gia đình văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong mỗi gia đình. - Chính quyền các cấp cần điều chỉnh, bổ sung tiêu chí về thực hiện Luật PCBLGĐ đối với các thôn, xã, thi trấn, cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức khen thưởng, biểu dương các gia đình điển hình trong huyện. 2.3.2.2.7. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực PCBLGĐ đối với phụ nữ Pháp chế là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm minh, thống nhất và tự giác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân. Pháp chế trong lĩnh vực PCBLGĐ đối với phụ nữ là chế độ thực hiện các quy định pháp luật PCBLGĐ một cách nghiêm minh, thống nhất, tự giác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hôi, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân. Để tăng cường pháp chế trong lĩnh PCBLGĐ đối với phụ nữ, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCBLGĐ, tổ chức thực hiện tốt pháp luật PCBLGĐ, kịp thời đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm phạm pháp luật PCBLGĐ nhất là hành vi vi phạm pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ. Để có được một hệ thống pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ đáp ứng các tiêu chuẩn như vậy phải thực hiện nhiều biện pháp như: phải thường xuyên hệ thống hoá pháp luật để phát hiện và loại bỏ những quy định pháp luật trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật PCBLGĐ; kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật trong lĩnh vực PCBLGĐ đối với phụ nữ. Đưa ra xét xử nghiêm minh và kịp thời đối với các hành vi ngược đãi, hành hạ phụ nữ, nhất là các hành vi bạo lực gia đình. Pháp luật được chấp hành và thực hiện ở mức độ nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan, đó là ý thức pháp luật. Vì vậy, để tổ chức thực hiện tốt pháp luật, biện pháp có ý nghĩa quyết định là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời "tích cực tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhân dân". Không có ý thức pháp luật thì không thể tự giác tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. KẾT LUẬN Lịch sử xã hội loài người nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của phụ nữ. Trong bất kỳ cương vị nào, phụ nữ cũng luôn tỏ rõ năng lực của mình. Thấy rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng và Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Do đó, việc bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển, lôi cuốn phụ nữ Việt Nam tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội là cần thiết và không thể thiếu được, là yêu cầu của một xã hội hiện đại, văn minh và phát triển. Trong thời gian qua, công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ đã được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng đặc biệt quan tâm thực hiện và bước đầu đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác PCBLGĐ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế xã hội đặt ra do vậy tình trạng bạo lực gia đình vẫn tồn tại phổ biến với mức độ và hình thức ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: " Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện nền kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hoá xã hội và hội nhập mọi mặt trong khu vực và toàn cầu, xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Khóa Luận đã phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về bạo lực gia đình, pháp luật PCBLGĐ, vi phạm pháp luật PCBLGĐ để từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PCBLGĐ đối với phụ nữ đạt được hiệu quả cao hơn nữa; mong muốn đóng góp một chút hiểu biết của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, đem lại trật tự, ổn định xã hội, vào sự nghiệp bảo vệ, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04-02-2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10-12-2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Học thuyết về nhà nước của Chủ Nghĩa Mác- Lê Nin. Liên Hiệp Quốc (1979), Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em năm 2004 của Philipphin. Nghị định của Chính phủ số 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quốc hội nước CHXHCHVN (1992), Hiến pháp 1992. Quốc hội nước CHXHCNVN (1999), Bộ luật Hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Luật Hôn nhân và gia đình. Quốc hội nước CHXHCNVN (2001), Luật tổ chức Chính phủ. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội nước CHXHCNVN (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Quốc hội nước CHXHCNVN (2008), Luật Cán bộ, công chức. Quỹ Dân số LHQ, Báo cáo về bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. Trần Thị Hòe (2010), “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ”, Tạp chí Khoa học Chính trị. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Từ điển tiếng Việt (2003). Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ, ngày 20/12/1993. Uỷ ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1996), Luật mẫu về bạo lực gia đình. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban Soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. www. www. PHỤ LỤC Các bảng Bảng 1: Bảng số liệu về thực trạng tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, thông qua khảo sát. Bảng 2: Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bảng 3: Hình thức tuyên truyền pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bảng 4: Những khó khăn trong công tác PCBLGĐ đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bảng 5: Trách nhiệm PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Bảng 6: Các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra BLGĐ với phụ nữ tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Các biểu đồ Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện thực trạng tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam thông qua khảo sát. Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân đối với vấn đề PCBLGĐ đối với phụ nữ Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện hình thức tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện các biện pháp xử lý phổ biến nhất được áp dụng khi xảy ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_tot_nghiep_5758.doc
Luận văn liên quan