Như nhiều phân tích ở trong báo cáo này, tính
dễ bị tổn thương của phụ nữ nhập cư là một vấn
đề có tính hai chiều. bên cạnh những hạn chế về
khung pháp lý và chính sách, nhận thức và thái
độ của lao động nhập cư cũng là một yếu tố dẫn
đến tính dễ bị tổn thương. điển hình là vấn đề liên
quan đến gần 1/3 phụ nữ lao động nhập cư không
tham gia bHXH, bHYT. đây không hoàn toàn là
kết quả do sự tắt trách, trốn tránh trách nhiệm của
người sử dụng lao động mà chính bản thân nhiều
phụ nữ lao động nhập cư cũng không có nhận
thức đúng về sự cần thiết phải tham gia bHXH,
bHYT như quy định. Như vậy, đảm bảo quyền
của phụ nữ nhập cư, giảm tính dễ bị tổn thương
của phụ nữ nhập cư là một vấn đề cần thiết phải
có trách nhiệm của chính những người phụ nữ
lao động nhập cư. Ở góc độ đó, báo cáo này đưa
ra một số khuyến khị cụ thể sau:
• Trước hết, trước khi quyết định di cư,
cần tìm hiểu thông tin về công việc, địa
bàn nơi đến để có sự chuẩn bị cần thiết.
đây không chỉ là một vấn đề cần quan
tâm đối với lao động nữ xác định di cư là
một sinh kế mà ngay cả với những phụ
nữ quyết định di cư như là một biện pháp
ứng phó ngắn hạn. Hiểu về tình hình
công việc và điều kiện sinh hoạt là yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến sự chuẩn
bị của phụ nữ trước thay đổi lớn về công
việc và cuộc sống của họ.
39 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phụ nữ di cư trong nước - Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g di cư
không tham gia bHXH, bHYT là hệ quả từ cả hai
phía: nhận thức của người lao động về bảo hiểm và
hành vi của người sử dụng lao động.
Bảng 4. 6. Tỷ lệ phụ nữ lao động di cư có BHyT
Trung bình
Theo công việc Theo địa phương
Công nhân Lđ tự do Hải Phòng quảng Ninh TP HCM
Có bảo hiểm 52,5 73,6 30,7 40,7 60,0 56,7
Không có bảo
hiểm 47,5
26,4 69,3 59,3 40,0 43,3
Nguồn: Điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
Câu hỏi đặt ra với vấn đề này là vai trò của các cơ
quan chính quyền, tổ chức công đoàn, các đoàn
thể như thế nào? Trong thực tế, đảm bảo quyền
cho người lao động được tiếp cận với bHXH, bHYT
là một trách nhiệm của hệ thống chính quyền và tổ
chức công đoàn. Ở giác độ này, kết quả khảo sát
cho thấy chính quyền địa phương đã có những nỗ
lực nhất định nhưng chưa có hiệu quả cao vì công
tác thanh kiểm tra mới chỉ rất hạn chế. Trong khi
đó, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tư
nhân, những đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ di
cư trong diện khảo sát của báo cáo này còn rất hạn
chế, chưa có tính đại diện tốt được cho quyền lợi
chính đáng của người lao động.
58| |59Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
4.2.2 Tiếp cận với dịch vụ giáo dục và y tế
Tiếp cận với dịch vụ giáo dục là một yếu tố cơ bản
cấu thành quyền xã hội và quyền dân sự của phụ
nữ di cư. Tiếp cận với giáo dục đối với phụ nữ di
cư ở đây gồm hai khía cạnh: bản thân phụ nữ di cư
có cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ; và con cái đi kèm với phụ nữ di cư
có khả năng tiếp cận với giáo dục tại nơi đến. Ở cả
hai khía cạnh này, kết quả khảo sát đều đưa ra một
bức tranh không tích cực, thậm chí là đáng lo ngại,
về khả năng tiếp cận với dịch vụ giáo dục đối với
phụ nữ di cư và con cái của họ.
về khía cạnh tiếp cận với các cơ hội đào tạo để nâng
cao năng lực chuyên môn và tay nghề, hầu hết phụ
nữ di cư đều không có cơ hội để đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn. Như đã phân tích ở Chương 2,
đây là một thực tế có thể dự đoán được vì động cơ
di cư của lao động nữ chủ yếu là để đi làm, tạo thu
nhập chứ không phải là để tìm kiếm cơ hội đào tạo
phát triển chuyên môn. Kết quả khảo sát cho thấy,
hầu hết phụ nữ di cư được hỏi trong mẫu khảo sát
chủ yếu thực hiện việc học tập ngoài thời gian di cư,
tức hầu hết đã đạt đến trình độ học tập này trước
khi thực hiện việc di cư (94,5%). Họ không học thêm
được gì trong quá trình di cư. Cơ hội học hỏi đáng kể
duy nhất với phụ nữ di cư làm công nhân là đào tạo
ngắn hạn dưới dạng ‘cầm tay chỉ việc’ và ‘vừa học
vừa làm’ tại cơ sở sản xuất khi mới được tuyển dụng.
Ở một số nhà máy xí nghiệp có hình thức thi nâng
bậc tay nghề và thi để nâng bậc lương cho các công
nhân. Tuy nhiên, với tính chất lao động phổ thông,
những đào tạo này cũng chỉ giúp cho các nữ công
nhân có thể thực hiện được một số thao tác trong
một vài khâu của cả dây chuyền sản xuất. đối với
những nữ lao động trong khu vực phi chính thức với
các ngành nghề tự do thì việc chị em được học tập,
trau dồi kiến thức mới là gần như không có.
về phía bản thân phụ nữ di cư, việc vừa lao động
sản xuất vừa tiếp tục học tập nâng cao trình độ
là điều khó khăn. một trong những rào cản lớn đó
là quỹ thời gian còn lại của phụ nữ di cư quá eo
hẹp. Như đã phân tích ở trên, thời gian làm việc
trung bình của phụ nữ di cư là 9,2 giờ/ngày và
gần như không có ngày nghỉ cuối tuần. bên cạnh
đó, chi phí sinh hoạt cao (như dưới đây) đi đôi với
thu nhập không cao nên khó đảm bảo để phụ nữ
di cư có thể trang trải được sinh hoạt phí, gửi tiền
về gia đình tại nơi xuất cư mà vẫn có thể đủ tiền
trang trải cho đào tạo nâng cao tay nghề. Chính
vì thế cơ hội thay đổi nghề nghiệp theo chiều dọc
(từ lao động thủ công lên lao động có kỹ thuật
chuyên môn, từ cấp thấp lên cấp cao) ở nữ lao
động di cư thường ít mà chủ yếu là thay đổi nghề
nghiệp theo chiều ngang (vẫn là lao động thủ
công nhưng chuyển từ công ty này sang công ty
khác hay chuyển từ nghề này sang nghề khác).
đối với các nữ lao động di cư có con nhỏ đi cùng, kết
quả khảo sát cho thấy việc tiếp cận với giáo dục gặp
nhiều khó khăn về học phí, về trường học và các thủ
tục cho trẻ đến trường. Do không có hộ khẩu thường
trú nên lao động nữ di cư phải gửi con em của họ đến
các cơ sở tư nhân (chủ yếu là mầm non, tiểu học). Ở
khía cạnh này, kết quả khảo sát tại hiện trường cho
thấy có nhiều cơ sở gửi trẻ tư nhân ở những nơi tập
trung nhiều lao động nhập cư nên chi phí cũng không
quá cao so với thu nhập trung bình của lao động
nhập cư. Nhưng vấn để quan trọng là chất lượng của
những cơ sở này không theo tiêu chuẩn chính thức
nào, chủ yếu chỉ là mang tính tự phát ở quy mô nhỏ.
với một số phụ nữ di cư có con học trong các trường
công lập thì thường phải đóng góp thêm các khoản
phí để ‘có chỗ’. Tại địa bàn khảo sát của nghiên cứu
này, mới chỉ có rất ít các đơn vị sản xuất quy mô lớn
có chính sách xây dựng nhà trẻ mẫu giáo cho công
nhân gửi trẻ nhỏ nhưng số lượng những đơn vị này
còn quá ít nên chưa thể giải quyết được khó khăn
này cho phụ nữ di cư. Hộp 4.6 dưới đây ghi nhận một
số ý kiến của phụ nữ di cư về những khó khăn phổ
biến mà họ gặp phải khi cho con cái tiếp cận với giáo
dục. Lưu ý rằng cả phụ nữ di cư làm công nhân và
lao động tự do đều phải đối mặt với khó khăn này ở
mức độ gần như tương tự.
vấn đề sức khỏe là một trong những vấn đề trọng
tâm khi tìm hiểu về tình hình đời sống của lao động
di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng.
đồng thời, sức khỏe cũng là một trong những yếu
tố thể hiện tính dễ bị tổn thương của lao động nữ
di cư đặc biệt là vấn đề sức khỏe sinh sản đối với
các nữ lao động di cư. Ở khía cạnh này, các phân
tích ở trên đã đề cập đến mức độ tham gia bHYT.
Kết quả khảo sát cho thấy có gần ½ phụ nữ di cư
không tham gia bHYT và vì vậy sẽ phải bỏ tiền túi
cho các chi phí chăm sóc y tế phát sinh. Ngoài ra,
kết quả khảo sát có phát hiện một số vấn đề khác
liên quan đến mức độ sử dụng các dịch vụ y tế
của phụ nữ di cư. Như đã phân tích trong chương
2, hơn 60% phụ nữ di cư là ở trong độ tuổi từ 15
đến 29; đồng thời hơn ½ phụ nữ di cư đã lập gia
đình. với đặc thù này, nhu cầu chăm sóc sức khỏe
sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ di cư là
khá lớn. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết phụ
nữ di cư đều rất ít đi khám sức khỏe (trừ khi khám
sức khỏe là yêu cầu của người sử dụng lao động
khi tuyển dụng). Theo ý kiến của nhiều nữ công
nhân, một số đơn vị sử dụng lao động có tổ chức
khám sức khỏe theo định kỳ cho công nhân. Tuy
nhiên việc khám sức khỏe định kỳ này khá đơn
giản, chỉ dừng lại ở việc đo chiều cao, cân nặng
hay đo mắt đơn thuần cho công nhân.
4.3 Tính dễ bị tổn thương trong đời sống
sinh hoạt
Kết quả khảo sát đưa ra một số phát hiện quan
trọng về tính dễ bị tổn thương của phụ nữ lao động
di cư trên các khía cạnh về (i) điều kiện sinh hoạt
(nhà ở, sử dụng điện, sử dụng nước); (ii) sinh hoạt
văn hóa tinh thần và hòa nhập cộng đồng.
4.3.1 Điều kiện sinh hoạt: nhà ở, sử dụng
điện, sử dụng nước
một trong những khó khăn đầu tiên mà phụ nữ nhập
cư gặp phải chính là khó khăn về nơi cư trú. Kết
quả khảo sát trình bày trong bảng 4.7 cho thấy hầu
hết phụ nữ nhập cư đều sống trong nhà cấp 4 (gần
71% ); một số ít (khoảng 8%) phải sống trong các
nhà tạm bợ. Xét về địa bàn khảo sát, TP HCm có tỷ
lệ phụ nữ nhập cư phải ở nhà tạm nhiều nhất trong
số 3 địa điểm khảo sát với 11,7% (so với Hải Phòng
và Quảng Ninh là 4,9 và 8,3%). Tỷ lệ phụ nữ nhập
cư ở nhà cấp 4 cũng cao nhất ở nhóm mẫu thành
phố Hồ Chí minh với 76,7% (cao hơn so với tỷ lệ
này ở Quảng Ninh là 3 điểm %, so với Hải Phòng là
14 điểm %). Quan sát tại hiện trường cho thấy nhà
ở dạng cấp 4 của phụ nữ nhập cư thường rất đơn
giản. Quan sát thường gặp nhất là một căn phòng
có diện tích trên dưới 10 m2, với từ 2-4 phụ nữ nhập
cư cùng sinh sống, không có tiện nghi gì đáng giá
(chủ yếu chỉ có tủ quần áo và một số thiết bị rất đơn
sơ). Hầu hết các phòng trọ đều không có nhà tắm,
nhà vệ sinh riêng mà sử dụng chung với chủ nhà
trọ hoặc với các phòng trọ khác. Khó khăn về chỗ
ở, điều kiện ở tồi tàn là một nỗi bức xúc lớn của
lao động nhập cư. Nhiều cấp chính quyền cũng rất
chia sẻ với khó khăn này nhưng chưa có biện pháp
gì đáng kể để hỗ trợ cho lao động nhập cư đỡ khó
khăn về chỗ ở. Theo kết quả khảo sát, có đến 68%
phụ nữ di cư thuê nhà nhưng không có hợp đồng
thuê nhà nên rất rủi ro, có thể bị người cho thuê
lấy lại nhà vì bất kỳ lý do gì mà không báo trước;
những quyền hợp pháp khác của người thuê nhà
cũng không được đảm bảo. Hộp 4.7 dưới đây ghi lại
những phản ánh phổ biến của phụ nữ di cư về tình
trạng nhà ở của họ.
Hộp 4. 6. Khó khăn trong tiếp cận giáo dục với con cái của phụ nữ di cư
“Khó khăn trong cuộc sống thì có thể nói là nhiều... việc học hành cho con cái cũng rất khó, ở Gò
Vấp có thể nói là áp lực trường học rất là lớn... tại vì dân nhập cư động cho nên mình phải giải
quyết hết [không có hỗ trợ gì cả]” (PvS, Cb phụ nữ, Gò vấp, TP HCm)
“Công nhân nữ có con thì cực khổ trong việc gởi con ở mẫu giáo, nhà trẻ... nhà trẻ nhà nước thì
đa số các phường có nhưng mà không đủ để nhận số lượng trẻ cho nên nhiều khi người ta phải
gởi ở ngoài, những nhóm trẻ gia đỉnh, gởi những người quen này nọ để người ta đi làm.” (PvS,
Cb phòng LđTb&XH, Gò vấp, tpHCm)
“Con thì chưa gửi vì bé quá trường công người ta chưa nhận, còn trường tư thì phí đắt quá nên
trông con khó khăn lắm.” (PvS số 2.25, Lđ tự do, 32 tuổi)
“Tiền đóng cao so với ở quê, gần 2 triệu đấy là tiền đầu năm học. Rồi nhiều tiền phát sinh khác,
tháng đóng hơn 600.000 đồng. Rồi nhiều thứ phát sinh khác, như lợp mái tôn, khám BHYT...”
(TLN, Lđ tự do, Hải Phòng)
Nguồn: Điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
60| |61Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
đi kèm với điều kiện về chỗ ở là sử dụng điện
và nước sinh hoạt. Như đã chỉ ra trong một số
nghiên cứu khác (ví dụ như Desingkar và cộng
sự 2006), lao động nhập cư thường phải trả chi
phí cao hơn cho sử dụng nước sinh hoạt và sử
dụng điện. Lý do chính là vì hầu hết lao động
nhập cư đều thuê phòng trọ của người cho thuê
là các chủ hộ tư nhân, không có đồng hồ nước
và công-tơ điện riêng nên phải chịu mức chi phí
trả cho nước sinh hoạt và điện cao hơn nhiều so
với mức quy định. Kết quả khảo sát trong nghiên
cứu này cũng khẳng định lại thực tế nêu trên.
về khía cạnh sử dụng nước, ngoài vấn đề giá
nước sinh hoạt phải trả cho chủ nhà trọ cao hơn
so với mức giá thông thường, có rất nhiều ý kiến
cho rằng chất lượng nước sinh hoạt còn rất kém,
không đảm bảo vệ sinh. Hộp 4.8 ghi nhận một số
ý kiến phổ biến tại các cuộc phỏng vấn hoặc thảo
luận nhóm với phụ nữ di cư trong đó những vấn
đề như “nước đục, bẩn”, “nước bị ô nhiễm”, “chỉ
sử dụng được cho giặt giũ” là những phản ánh về
chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Hộp 4. 8. Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh
“Nước dùng nước máy nhưng mà không sạch, nước máy bẩn Họ xả khí có nước váng, rỉ vàng.
Uống có mùi tanh. Nước bẩn bị dị ứng ngứa da. Hai đứa bị viêm phụ khoa vì bẩn quá.” (PvS số
2.1, công nhân, 24 tuổi)
“Nước thì toàn nước giếng thôi không được sạch như quê mình. Nước bị vẩn đục, nước giếng lọc
không được sạch” (PvS số 2.2, công nhân, 20 tuổi)
“Nước thì dùng nước máy và cả nước giếng khoan, nước máy hay mất lắm, nước giếng khoan thì
có nhiễm phèn” (PvS số 2.23, tự do, 34 tuổi)
“Nước đó cũng đục Nói chung là mình chỉ tắm rửa giặt giũ thôi chứ ăn uống thì không nấu nước
đó” (PvS số 3.26, tự do, 24 tuổi)
Nguồn: Điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
Bảng 4. 7. Loại hình nhà ở của phụ nữ lao động nhập cư (%)
Trung bình
Theo công việc Theo địa phương
Công nhân Lđ tự do Hải Phòng quảng Ninh TP HCM
Nhà tạm 8,3 11,0 5,6 4,9 8,3 11,7
Nhà cấp 4 70,7 69,2 72,2 62,3 73,3 76,7
Nhà mái bằng 10,5 7,7 13,3 14,8 10,0 6,7
Nhà tầng 8,8 8,8 8,9 18,0 6,7 1,6
Nhà chung cư/
tập thể 1,7
3,3 0,0 0,0 1,7 3,3
Nguồn: Điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
Hộp 4. 7. Phụ nữ di cư gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở
“Mỗi lần đi tìm nhà trọ rất khó. Ở nhà người thân mấy tháng rồi mới mướn được” (TLN, tự do, Hồ
Chí minh)
“Người ta lấy nhà lại, nhiều khi lãnh lương không có tiền đóng thì phải chuyển chỗ khác ở”
(TLN, công nhân, Hồ Chí minh)
“Nhà trọ cho thuê thì đang vẫn ở đây, ăn tết xong phải chuyển chỗ khác” (PvS số 2.24, tự do, 35 tuổi).
“Nhà ở cũng có một căn phòng nhỏ, 4 đứa ở cũng không thoải mái, chật chội” (PvS 1.11, công
nhân, 17 tuổi.
“Nhà cửa phòng chật chội lắm, cửa sổ không có, bí, không thoáng mát” (PvS số 2.1, công nhân, 24 tuổi).
“...thuê quán mất hơn 1 triệu, ăn ngủ tại quán luôn, rất chật chội nhiều khi phải ngủ với hóa chất, thuê
phòng có 13 m2 mà vừa ăn vừa sinh hoạt, ở một mình nhưng mà rất nhiều đồ (TLN, tự do, Hải Phòng)
“Cái khó khăn nhất là điều kiện sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn vì đối tượng này họ phải thuê
các khu nhà trọ, mà ở đây các nhà trọ không đủ điêu kiện vệ sinh cho họ.” (PvS 1.33, cán bộ
LđLđ, Hải Phòng)
Nguồn: Điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
về điện sinh hoạt, đa số các khu lao động nữ di cư
thuê trọ đều có điện và nguồn điện đủ sinh hoạt trong
gia đình. Tuy nhiên, cũng như những nghiên cứu
trước đây đã chỉ ra, lao động di cư thường phải trả
giá điện cao hơn so với mức quy định. Tại các khu
vực khảo sát có đông nữ lao động di cư thuê trọ, giá
điện thường dao động từ 2.500 đồng đến 3.500 đồng
một số điện. Trong thực tế, giá sử dụng điện là cao vì
các chủ nhà trọ tính giá điện vào khung giá có mức
sử dụng điện lớn. vì chỉ có một công-tơ điện nên chủ
nhà trọ phải trả tiền điện ở khung giá cao dẫn đến giá
điện mà họ yêu cầu người lao động nhập cư trả cũng
cao. bên cạnh đó, theo ý kiến chia sẻ của nhiều phụ
nữ trong diện phỏng vấn, một số chủ nhà trọ cố tình
nâng mức giá điện lên cao như là một khoản phụ
trội. Cùng với tiền thuê nhà, tiền điện hàng tháng mà
các nữ lao động di cư phải trả cũng chiếm một khoản
đáng kể trong các khoản chi tiêu của họ.
4.3.2 Hạn chế trong hòa nhập cộng đồng
mức độ hòa nhập với sinh hoạt chính trị, xã
hội, và văn hóa tại nơi đến là một yếu tố quyết
định đối với đảm bảo quyền dân sự và chính trị,
quyền văn hóa và xã hội của phụ nữ nhập cư
được đảm bảo. Ở khía cạnh này, phụ nữ di cư
lao động trong diện được khảo sát có tính dễ bị
tổn thương rất cao về khía cạnh hòa nhập xã hội.
việc chuyển đến một nơi ở mới tạo ra những
thách thức cho những người phụ nữ nhập cư
trong việc hòa nhập vào môi trường xã hội và
cộng đồng xa lạ đối với họ. biểu 4.1 dưới đây
trình bày kết quả điều tra một số khía cạnh phản
ánh mức độ hòa nhập cộng đồng của đối tượng
phụ nữ di cư. Xét về khía cạnh tham gia các hoạt
động cộng đồng, kết quả khảo sát cho thấy phụ
nữ di cư ít tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng
nơi họ đăng ký tạm trú. Có đến 64% số người
được hỏi nó họ “chưa bao giờ tham gia sinh hoạt
cộng đồng” tại nơi cư trú, 68% chưa bao giờ
tham gia sinh hoạt tổ dân phố. Sinh hoạt Hội Phụ
nữ cũng rất hạn chế đối với lao động nữ di cư.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 66% phụ nữ di
cư chưa bao giờ tham gia vào sinh hoạt của các
chi Hội phụ nữ tại nơi đến. Các hoạt động sinh
hoạt cộng đồng tự nguyện khác như sinh hoạt
câu lạc bộ, sinh hoạt hội đồng hương cũng còn
rất hạn chế.
Biểu đồ 4. 1. Mức độ tham gia các quan hệ xã hội cộng đồng (%)
Chưa bao giờ
100%
50%
0%
Tham gia họp
tổ dân cư
Sinh hoạt
chi hội phụ nữ
Gặp gỡ sinh
hoạt nhóm
đồng hương
Gặp gỡ
đồng nghiệp
Tham gia
hoạt động
cộng đồng
nơi cư trú
Thỉnh thoảng Thường xuyên
Nguồn: điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
62| |63Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
Hạn chế trong mức độ hòa nhập với cộng đồng nơi
cư trú đặt là một dấu hỏi lớn về nguyên nhân. Kết
quả khảo sát định tính gợi ý nhiều lý do, cản trở
mức độ hòa nhập cộng đồng của phụ nữ nhập cư.
Hộp 4.9 dưới đây tóm tắt một số kết quả định tính
về vấn đề này. Trong số những nguyên nhân được
nhắc đến thì có cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Từ góc độ phụ nữ nhập cư, họ bận đi làm cả
ngày nên cũng không có thời gian quan tâm nhiều
đếu các công việc khác. một số phụ nữ có bày tỏ
quan tâm nhưng họ cũng chưa chủ động trong việc
tìm kiếm các cơ hội hòa nhập cộng đồng. Từ góc
độ chính quyền và các tổ chức đoàn thể, kết quả
khảo sát cũng gợi ý rằng lao động di cư chưa được
chú ý đúng mức nên họ còn chưa phải là đối tượng
ưu tiên trong chính sách của chính quyền các cấp
hay hoạt động của các tổ chức đoàn thể. về vấn đề
này, nhiều cán bộ ở địa bàn khảo sát chia sẻ những
khó khăn trong triển khai hoạt động đoàn thể với
đội ngũ lao động nữ di cư. Những khó khăn này
một phần cũng xuất phát từ điều kiện công việc của
người lao động; họ phải làm việc cả ngày nên việc
tiếp cận gặp khó khăn, trong khi đó các chủ doanh
nghiệp nhiều khi không hợp tác tốt với chính quyền
và tổ chức đoàn thể trong tổ chức những sinh hoạt
cộng đồng cho người lao động.
Hộp 4. 9. Các yếu tố cản trở hòa nhập cộng đồng
“Không phải là không muốn [tham gia sinh hoạt cộng đồng] mà là không có thời gian, đi làm về mệt
thì chỉ nghỉ ngơi thôi chứ cũng chẳng muốn tham gia hoạt động gì cả” (PvS 1.12, công nhân, 18 tuổi)
“Mình cũng không để ý đến chỉ đi làm rồi về, rồi lại đi làm thôi chứ cũng không tham gia sinh hoạt
gì cả.” (PvS số 2.3, công nhân, 20 tuổi)
“Em không tham gia mà cũng chẳng thấy ai mời gì cả. Các chị em ở đây cũng thế, chỉ đi làm rồi
về nhà ngủ thôi chứ chẳng có tổ chức hay hoạt động gì ở đây cả chị ạ” (PvS 1.16, công nhân,
17 tuổi)
“Không tham gia các sinh hoạt địa phương do mình tỉnh lẻ cũng không có ai hỏi Cũng không
có, đi làm hoài cũng không hỏi Tết trung thu thì không cho quà, không thấy gì cả.” (PvS số
3.26, tự do, 24 tuổi)
“Mình thì chưa biết mà cũng chưa nghe đến chương trình nào cho chị em phụ nữ nhập cư cả. Mình
cũng chỉ là người tạm trú ở đây nên có khi họ có những hoạt động mà không thông báo cho mình ...
Hơn nữa mình làm xa nhà quần quật suốt ngày cũng không có thời gian đâu mà tham gia... Chưa
bao giờ mình thấy mời mình đi họp hay là tham gia hoạt động gì” (PvS 1.29, TD, 33 tuổi)
Nguồn: Điều tra Phụ nữ và Di cư trong nước, 2011
điều kiện làm việc căng thẳng, thu nhập không cao,
hòa nhập cộng đồng kém dẫn đến sinh hoạt văn
hóa tinh thần của phụ nữ lao động nhập cư tại địa
bàn khảo sát rất nghèo nàn. Không tham gia đáng
kể gì vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đi
làm từ sáng đến tối khuya nên sinh hoạt văn hóa
tinh thần của người phụ nữ di cư giới hạn lại trong
phạm vi hẹp của chính những phụ nữ di cư. Sự xa
cách giữa người phụ nữ nhập cư và gia đình của
họ ở quê khiến cho cuộc sống của họ thêm áp lực
và khó khăn. Nỗi nhớ nhà và sự cô đơn khi xa quê:
“Chỉ là hơi buồn vì xa gia đình vì mình mới ở quê
lên thành phố hơi nhớ nhà (PvS 1.15, công nhân,
18 tuổi). Hay vì di cư phải chia cách với con cái và
chồng con: “Cuộc sống ở đây thì xa quê xa nhà
thì nhớ lắm, đặc biệt là con thì lại còn nhỏ, mới có
3 tuổi thôi nên nhiều lúc nhớ con cứ nằm ôm gối
khóc. Rồi thương con nữa, bé thế mà để ở nhà,
hai bố con cứ lụi cụi một mình.” (PvS số 3.11, công
nhân, 30 tuổi). Khi đó, cuộc sống đặc biệt khó khăn
hơn khi ốm đau, bệnh tật không có ai bên cạnh:
“Xa quê lúc ốm đau không có người thân bên cạnh
chăm sóc” (TLN, tự do, Hải Phòng).
Những phân tích trong chương 3 đã chỉ rõ nhiều
phụ nữ di cư là kết quả của sự thôi thúc do điều
kiện kinh tế gia đình khó khăn, cần tìm việc làm
để có thêm thu nhập. Trong hoàn cảnh đó, áp
lực từ các đô thị về việc làm, thu nhập, và một
phần là do bạn bè/người thân giới thiệu đã dẫn
rất nhiều phụ nữ đến quyết định di cư. bên cạnh
đó một bộ phận chị em phụ nữ khi di cư cũng cân
nhắc đến triển vọng được cải thiện cuộc sống và
tìm kiếm cơ hội phát triển. Trong điều kiện đó,
Chương 4 này cho thấy một khoảng cách rất lớn
giữa ‘kỳ vọng’ và ‘thực tế’. Ngoại trừ mục tiêu
kiếm thêm thu nhập, phụ nữ di cư phải đối mặt
với rất nhiều rủi ro, tính dễ bị tổn thương của họ
rất cao vì các quyền cơ bản không được đảm
bảo: điều kiện nhà ở khó khăn, tiếp cận dịch vụ y
tế/giáo dục hạn chế, chi phí sinh hoạt cao, ít tham
gia sinh hoạt cộng đồng, đời sống văn hóa tinh
thần nghèo nàn. Di cư với phụ nữ, trong nghiên
cứu này, là một hành trình đầy gian nan.
Phần 5:
CHíNH sáCH đốI vớI
PHỤ Nữ DI Cư:
THựC TRạNG vÀ
MỘT số đề XuấT
64| |65Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
Trên cơ sở những phân tích ở trên, Chương cuối cùng của báo cáo này tập trung vào hai nội dung chính. Phần thứ nhất chỉ ra
rằng khung pháp lý và chính sách đối với lao
động di cư còn rất hạn chế. Trên cơ sở đó, căn
cứ vào những phân tích về đặc thù của lao động
nữ di cư, động cơ di cư, và đặc biệt là tính dễ bị
tổn thương của phụ nữ di cư, phần cuối sẽ đưa
ra một số khuyến nghị về chính sách.
5.1 Khung pháp lý và chính sách với lao động
nữ di cư
một số nghiên cứu gần đây như uN (2010a,b) đã
tổng kết một số vấn đề liên quan đến di cư trong
nước và chỉ ra rằng ngoại trừ một khung pháp lý
chặt chẽ bảo vệ các quyền của mọi công dân,
trong đó bao gồm người lao động di cư, việt Nam
chưa có bất kỳ chính sách đáng kể gì mang tính
đặc thù đối với đối tượng di cư trong nước. Những
khung pháp lý này được xác định bởi Hiến Pháp,
một số Công ước và Tuyên ngôn quốc tế công
nhận về quyền của lao động di cư trong nước vì
lý do kinh tế, cam kết của việt Nam với trong thực
hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (và
được cụ thể hóa thêm bởi các mục tiêu Phát triển
việt Nam), và trong những văn kiện chiến lược
như Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 2001-
2010, 2011-2020 và các Kế hoạch Phát triển Kinh
tế-Xã hội 5 năm trong thời gian gần đây. một bộ
phận rất quan trọng của khung pháp lý này là một
số bộ luật có tác động đến người lao động (trong
đó có lao động di cư) như Luật Lao động, Luật
bảo hiểm Xã hội, Luật Cư trú, Luật Dân sự, Luật
khám chữa bệnh, Luật trợ giúp pháp lý. Riêng đối
với đối tượng phụ nữ di cư, còn có các công ước
quốc tế và bộ luật liên quan khác như Công ước
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDaW), Luật bình đẳng Giới. đáng lưu ý nhất
là hệ thống khung pháp lý này dù chặt chẽ nhưng
phạm vi điều chỉnh hầu hết là chung, không giới
hạn đối với di cư.
Di cư là một vấn đề gắn với phát triển. Tuy nhiên,
di cư trong nước có vai trò như thế nào với phát
triển kinh tế-xã hội còn là một vấn đề đang tiếp tục
được xem xét. Trong Chiến lược Phát triển Kinh
tế-Xã hội 2001-2010 (và các bản kế hoạch 5 năm
trong giai đoạn chiến lược này), vấn đề di cư tự
do được nhắc đến với chủ trương kiềm chế di cư
tự do. đến Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội
2011-2020, vấn đề di cư hoàn toàn không được
nhắc đến. Thay vào đó, nội dung lao động nông
thôn được đề cập với mục tiêu tạo việc làm cho
lao động nông thôn, đào tạo nghề cho thanh niên
nông thôn. Chiến lược này tiếp tục nhấn mạnh
đến ưu tiên hỗ trợ cho người nghèo và các nhóm
yếu thế khác nhưng không nhắc đến đối tượng
lao động di cư nghèo ở các đô thị như là một
đối tượng cần có quan tâm đặc biệt. Thay vào
đó, văn kiện chiến lược này tiếp tục nhấn mạnh
mục tiêu cải thiện hệ thống an sinh xã hội, tập
trung vào các trọng tâm bHXH, bHYT và các hỗ
trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ngay
cả trong văn bản Chiến lược Toàn diện về tăng
trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (CPRGS)
– một văn kiện chiến lược đóng vai trò là khung
cho các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
giảm nghèo của việt Nam với các đối tác phát
triển cũng chỉ đề cập đến vấn đề di cư khi đặt ra
yêu cầu phải “giải quyết tốt di dân đô thị” khi đề
cập đến “Công nghiệp và phát triển đô thị”.
Trong bối cảnh vấn đề di cư trong nước không
được đề cập một cách rõ ràng trong những văn
kiện mang ý nghĩa chiến lược ở tầm cao nhất,
một hệ quả là hệ thống chính sách do các bộ/
ngành liên quan cũng ít có những trọng tâm cụ
thể vào vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị.
điều đó cũng một phần xuất phát từ thực tế là
đối tượng di cư trong nước gần như không thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của một bộ/ngành cụ
thể nào. bộ NN&PTNN có thời gian đã chịu trách
nhiệm về vấn đề di cư nhưng là trong khuôn khổ
các chương trình di cư kinh tế mới trong thập
niên 1980. bộ Công an cũng có trách nhiệm về
quản lý lao động nhập cư thông qua thực hiện
việc đăng ký hộ khẩu theo Luật Cư trú. bộ Giáo
dục, bộ Y tế chịu trách nhiệm nói chung về tiếp
cận với giáo dục và y tế nhưng không có trách
nhiệm cụ thể đối với đối tượng lao động nhập cư.
bộ LđTb&XH là bộ có liên quan nhiều nhất đến
các vấn đề về lao động di cư. Liên quan trực tiếp
đến đối tượng lao động di cư, bộ LđTb&XH có
CHÍNH SáCH đỐI vỚI PHỤ NỮ
DI CƯ: THỰC TRẠNG vÀ
mộT SỐ đỀ XuẤT
66| |67Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
chức năng quản lý nhà nước về các chính sách
xã hội (bảo trợ xã hội, giảm nghèo, phòng chống
tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc
trẻ em). Tuy nhiên, bộ LđTb&XH cũng chưa có
chính sách cụ thể gì đáng kể tập trung riêng vào
đối tượng lao động di cư. văn bản chính sách
liên quan trực tiếp nhất của bộ LđTb&XH về vấn
đề này là Thông tư 13/2009/TT-bLđTbXH ngày
06/5/2009 về hướng dẫn các vấn đề về quản lý
người lao động, quản lý thông tin, nội quy lao
động, thỏa ước tập thể, lương tại các khu công
nghiệp, chế xuất.
về các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm
nghèo, phát triển kinh tế nông thôn, việt Nam đã
có một hệ thống rất nhiều các chương trình/chính
sách khác nhau, từ các chương trình mục tiêu
quốc gia đến các chương trình tiếp cận có trọng
điểm theo đối tượng đặc thù, theo vùng, hay theo
các lĩnh vực cụ thể. Phạm (2010) và Jones và
cộng sự (2010) đã đưa ra những đánh giá khá
toàn diện về hệ thống hơn 40 chương trình/chính
sách giảm nghèo của việt Nam. đối tượng mục
tiêu của tất cả các chương trình/chính sách giảm
nghèo đều là người nghèo ở các khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa hay một số đối tượng
đặc thù khác. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ chương
trình/chính sách nào đề cập một cách trực tiếp
đến đối tượng lao động di cư từ nông thôn ra
thành thị - là một đối tượng yếu thế mà nghiên
cứu này chỉ ra là có tính dễ bị tổn thương cao.
bên cạnh đó, cũng cấn nhấn mạnh rằng ngay cả
khi một số đối tượng lao động di cư đáp ứng đủ
tiêu chuẩn của một số chương trình/chính sách
hỗ trợ giảm nghèo (ví dụ như là hộ nghèo, hộ
dân tộc thiểu số...) thì gia đình của họ tại nơi xuất
cư sẽ được thụ hưởng chính sách chứ cá nhân
người lao động di cư không có hộ khẩu thường
trú tại nơi đến không thể được thụ hưởng những
chính sách đó.
về khía cạnh lao động nữ, việt Nam có một hệ
thống khung pháp lý gồm các Hiến pháp, Công
ước Quốc tế, Luật, và các văn bản quy phạm
pháp luật đồ sộ về bình đẳng giới. việt Nam là
một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới
ký tham gia Công ước từ năm 1980. vấn đề bình
đẳng giới được thể chế hoá trong hầu hết các
văn bản pháp luật, đã tạo cơ sở pháp lý, tạo điều
kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam
và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá - xã hội, như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu
tư, bộ luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật
dạy nghề, Luật Giáo dục, Luật Khoa học và công
nghệ, bộ luật Dân sự, bộ luật Hình sự, Luật Hôn
nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Cư trú, Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh cán
bộ, công chức và nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác như các nghị định, quyết định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư
hướng dẫn của các bộ, ngành. đặc biệt, việt
Nam thông qua Luật bình đẳng giới năm 2006,
Luật ngăn chặn và chống bạo lực gia đình năm
2007. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp lý đồ sộ
này, khó có thể tìm thấy nội dung cụ thể nào chỉ
liên quan đến đối tượng phụ nữ di cư.
Trong khung pháp lý và chính sách hiện hành liên
quan đến vấn đề di cư, quy định về đăng ký hộ
khẩu gia đình là một trong những quy định có ý
nghĩa tác động trực tiếp nhất đến các đối tượng
di cư. Hệ thống hộ khẩu có một chiều dài lịch
sử đã từ rất lâu, được sử dụng để kiểm soát và
giám sát những thay đổi trong cư trú. Hệ thống
hộ khẩu đã từng được sử dụng để kiểm soát di
cư, làm cơ sở cho phân phối hàng hóa trong
thời kỳ bao cấp. mặc dù môi trường pháp lý ở
việt Nam đã thay đổi rất đáng kể trong thời kỳ
đổi mới nhưng chế độ hộ khẩu vẫn được duy
trì. Thay đổi đáng kể nhất là sau khi Luật Cư trú
được ban hành năm 2007, kể từ đó các loại hộ
khẩu được đơn giản hóa chỉ còn hai loại là cư trú
thường xuyên và tạm trú, các điều kiện để được
đăng ký hộ khẩu thường trú cũng được nới lỏng.
Tuy nhiên, việc thực hiện còn có nhiều bất cập
và thiếu thống nhất. Gần đây, một số thành phố
lớn lại đưa ra những quy định riêng về hạn chế
đăng ký hộ khẩu thường xuyên (như trường hợp
của đà Nẵng đầu năm 2012). Trong thực tế, hộ
khẩu vẫn là một trong những loại giấy tờ cần thiết
khi thực hiện các thủ tục hành chính như mua
bán quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tiếp cận với
dịch vụ y tế, giáo dục, sử dụng điện, nước, vay
ngân hàng, khai sinh cho con cái, thụ hưởng các
chương trình/chính sách hỗ trợ và rất nhiều thủ
tục khác. với rất nhiều dịch vụ công, có đăng ký
hộ khẩu thường trú là điều kiện cơ bản để sử
dụng dịch vụ; các loại hộ khẩu tạm trú hoặc gặp
khó khăn trong tiếp cận, hoặc phải trả phí dịch
vụ cao hơn khi sử dụng dịch vụ. đối với lao động
di cư, nếu có đăng ký thì sẽ là loại hộ khẩu tạm
trú. đây là một hạn chế lớn đối với khả năng tiếp
cận dịch vụ công, và trở ngại đáng kể đối với lao
động di cư khi thực hiện các thủ tục hành chính
tại nơi đến.
Trong điều kiện khung pháp lý và chính sách
cho đối tượng di cư còn nhiều bất cập, một điểm
đáng mừng là chính quyền một số tỉnh/thành phố
- là điểm đến của nhiều dòng di cư từ nông thôn
đã có một số chính sách áp dụng trong phạm vi
hẹp của địa phương để hỗ trợ cho lao động di
cư. điển hình là TP HCm với Qđ 90/2005/Qđ-
ub của ubND TP HCm và Hướng dẫn số 2211/
LđTbXH.HD của Sở Lao động Thương binh Xã
hội TP. HCm về quản lý lao động theo Quy chế
quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có
thời hạn trên địa bàn, trong đó đưa ra các biện
pháp quản lý lao động nhập cư để có kế hoạch
đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Thêm vào đó
là Quyết định 75/2006/Qđ-ubND ngày 17/5/2006
của ubND TP.HCm ban hành quy chế quản lý
nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở
trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, mới chỉ có
rất ít tỉnh/thành phố làm được những động thái
tích cực này để hỗ trợ lao động di cư. Ngoài ra,
một số tổ chức phi chính phủ quốc tế trong thời
gian gần đây cũng có một số can thiệp ở quy mô
nhỏ để hỗ trợ cho lao động di cư. Chương trình
“Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ
nữ nghèo đô thị việt Nam” của tổ chức aav là
một ví dụ trong số này.
5.2 một số khuyến nghị
Những phân tích ở trên cho thấy khung pháp lý và
chính sách ở việt Nam hiện hành chưa có một ưu
tiên cụ thể nào hướng đến đối tượng lao động di
cư trong nước, thậm chí có một số quy định còn
tạo ra nhiều khó khăn cho người di cư tại điểm
đến. Ngoài các quyền lợi hợp pháp được bảo
vệ theo Hiến pháp và các bộ luật áp dụng chung
cho mọi đối tượng lao động, lao động nhập cư
(cụ thể hơn là lao động nhập cư nữ) chưa phải là
đối tượng quan tâm chính trong các chương trình,
chính sách của các bộ ngành và địa phương. đây
có lẽ là lý do cơ bản và chủ yếu dẫn đến quyền
của phụ nữ lao động di cư chưa được đảm bảo
như phát hiện trong nghiên cứu này. vì vậy, phụ
nữ lao động di cư phải chịu nhiều rủi ro, tính dễ
bị tổn thương cao là một hệ quả có thể dự đoán
trước được. Trong bối cảnh đó, báo cáo này đưa
ra một số khuyến nghị cụ thể sau đây.
Về quan điểm: Cần coi lao động di cư là một
vấn đề phát triển
đây là một vấn đề cần sớm được thống nhất
trong các văn kiện chiến lược quốc gia để từ đó
trở thành nguyên tắc trong lập chính sách và ra
quyết định. mặc dù di cư có thể kéo theo những
hệ quả xã hội nhất định (biến động về cư trú,
trật tự xã hội, tệ nạn xã hội, quá tải của hệ thống
cở sở hạ tầng đô thị...) nhưng di cư rõ ràng là
một vấn đề phát triển trong điều kiện hiện nay
ở việt Nam. Từ góc độ nơi xuất cư, di cư là một
lựa chọn của nhiều người trong lực lượng lao
động muốn thay đổi nơi cư trú để có việc làm,
tạo ra thu nhập cho bản thân, trợ giúp thu nhập
gia đình. Ở khía cạnh này, di cư đã giúp nhiều
hộ nghèo ở nông thôn cải thiện thu nhập và điều
kiện sống. Ở góc độ nơi đến, lao động di cư là
nguồn lao động bổ sung cần thiết, nhất là đối với
các công việc lao động phổ thông trong các lĩnh
vực sản xuất, dịch vụ đòi hỏi sử dụng nhiều lao
động. vì vậy, luồng di cư cần được xem là một
nguồn lực kinh tế có đóng góp nhất định đối với
tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Chỉ đến khi
luồng lao động di cư được đặt đúng với ý nghĩa
của nó thì các quan điểm tiêu cực về di cư, kiểm
soát và hạn chế di cư, thậm chí là có tính phân
biệt đối xử với lao động di cư mới được xóa bỏ.
Quan điểm này cần được thể hiện trong những
văn kiện có ý nghĩa chiến lược ở cấp cao nhất
của quốc gia để có thể trở thành một chủ trương
chính thức đối với quản lý vấn đề phát triển là di
cư trong nước.
68| |69Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
Về quản lý nhà nước: lao động di cư cần phải
là một vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà
nước thống nhất của một bộ/ngành chức
năng
Như đã phân tích ở trên, lao động di cư là một vấn
đề khá phức tạp và cho đến nay vẫn chưa thuộc
trách nhiệm cụ thể của một bộ/ngành chức năng
nào. đây có thể là một lý do quan trọng dẫn đến
thực trạng là lao động di cư gần như vẫn “nằm
ngoài” phạm vi điều chỉnh của các chính sách,
chương trình của Chính phủ. Lao động di cư từ
nông thôn ra thành thị vẫn hay được coi là một
động thái mang tính ‘phi chính thức’, làm việc
trong khu vực ‘phi chính thức’ và không chịu sự
quản lý trực tiếp của một cơ quan chức năng cụ
thể nào. Ở góc độ này, báo cáo cho rằng quản lý
nhà nước về lao động di cư cần phải là một chức
năng chính thức của bộ LđTb&XH; theo đó, đối
tượng lao động di cư, nhất là đối tượng phụ nữ di
cư, sẽ phải được cân nhắc như một phần các đối
tượng thụ hưởng của những chính sách xã hội do
bộ LđTb&XH trực tiếp quản lý. bên cạnh đó, bộ
LđTb&XH sẽ phải có trách nhiệm phối hợp với
các bộ ngành liên quan khác (như y tế, giáo dục)
để đưa ra những biện pháp phù hợp đối với lao
động di cư.
Cũng liên quan đến quản lý nhà nước, chính
quyền địa phương có một vai trò quan trọng vì
họ là cấp chính quyền có tác động trực tiếp nhất
đối với lao động di cư. Ở góc độ này, trước hết
cần có sự quán triệt về chủ trương đối với chính
quyền các cấp về quan điểm lao động di cư là
một luồng lao động bổ sung cho địa phương; di
cư là một vấn đề phát triển chứ không phải là một
‘vấn đề xã hội’ hay thậm chí là ‘vấn đề dẫn đến
tệ nạn’. đây là một điều kiện cơ bản để các cấp
chính quyền địa phương có thể đưa ra những
quyết định chính sách theo hướng ‘vì người lao
động di cư’. Cũng cần nhấn mạnh rằng yếu tố
‘quá tải’ về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công là một
mối quan ngại chính dẫn đến một số quan điểm
có phần tiêu cực về lao động nhập cư của chính
quyền các đô thị lớn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh
rằng với đà tăng trưởng kinh tế và nhu cầu sử
dụng các dịch vụ tiện ích công cộng tăng nhanh
chóng như thời gian qua, hệ thống các cơ sở
khám chữa bệnh và giáo dục ở những thành phố
lớn hầu hết đều gặp phải tình trạng quá tải. Sự
xuất hiện của lao động nhập cư, đặc biệt là ngắn
hạn, có tác động làm cho mức độ ‘quá tải’ ở đây
trở nên trầm trọng hơn chứ không phải là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng ‘quá tải’ này.
Nguyên nhân cơ bản là vì hạn chế trong năng
lực cung cấp dịch vụ và đây là khó khăn chính
mà chính quyền địa phương cần tập trung chứ
không phải là hạn chế/kiểm soát di cư để ‘giảm
tải’ cho hệ thống cung cấp dịch vụ công cộng.
Về cải cách pháp lý: cải cách hệ thống đăng
ký hộ khẩu gia đình là cấp thiết
Luật Cư trú năm 2007 đã đánh dấu một bước
thay đổi lớn về chế độ hộ khẩu ở việt Nam thông
qua việc chỉ quy định hình thức cư trú lâu dài
và tạm thời (thay vì 4 loại đăng ký hộ khẩu như
trước đây). Luật Cư trú cũng nới lỏng những yêu
cầu đối với đăng ký hộ khẩu thường trú và bãi bỏ
một số quy định về việc sử dụng hộ khẩu thường
trú trong những thủ tục hành chính, pháp lý. Tuy
nhiên, hạn chế cơ bản nhất là hộ khẩu thường
trú vẫn được sử dụng như một điều kiện cơ bản
để có thể tiếp cận được với dịch vụ công cốt yếu
ở địa phương. và như vậy, đây vẫn là một quy
định tạo ra khó khăn cho lao động nhập cư, thậm
chí là hạn chế việc sử dụng dịch vụ công của họ.
mặc dù đây là một hạn chế của Luật Cư trú nhìn
từ góc độ của lao động nhập cư, nhưng hạn chế
này gắn với một vấn đề lớn hơn đó là quan điểm
chủ đạo về lao động nhập cư. Sự tồn tại của hạn
chế hành chính này có thể coi là một kết quả của
quan điểm cho rằng lao động nhập cư là một vấn
đề cần được kiểm soát và hạn chế. Rõ ràng, đây
đã là một quan điểm lỗi thời và không phù hợp
trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay ở
việt Nam. Cần nhấn mạnh rằng di cư là một vấn
đề phát triển. việc hạn chế di cư bằng các biện
pháp hành chính sẽ không giảm được di cư mà
chỉ làm tăng tính dễ bị tổn thương của đối tượng
đặc biệt này.
Trong điều kiện đó, báo cáo này cho rằng cần
có sự cải cách triệt để hơn trong hệ thống đăng
ký hộ khẩu gia đình. Luật Cư trú năm 2007 cần
được sửa đổi để chỉ giữ chế độ hộ khẩu như là
một công cụ quản lý hành chính về biến động
dân số, hỗ trợ cho tính toán và quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu về hộ khẩu thường
trú khi sử dụng các thủ tục pháp lý và hành chính,
tiếp cận dịch vụ công cần phải được loại bỏ. Lưu
ý rằng đây không phải là vấn đề gì mới mẻ mà
đã được quy định ngay trong Hiến Pháp của việt
Nam (điều 52). để đảm bảo việc sửa đổi này có
thể được thực hiện, như đã phân tích ở trên,
quan điểm về lao động nhập cư là một vấn đề
phát triển cần được quán triệt một cách rộng rãi
từ cấp trung ương đến chính quyền cơ sở. đặc
biệt, các thành phố lớn nơi tập trung nhiều đối
tượng lao động nhập cư cần có sự chuẩn bị cho
cải cách quy định đăng ký hộ khẩu gia đình theo
hướng này.
mặc dù báo cáo này khuyến nghị cần xem xét di
cư là một vấn đề phát triển và loại bỏ các biện
pháp quản lý hành chính đối với di cư, báo cáo
cũng cho rằng đối với điều kiện đặc thù hiện nay
ở việt Nam thì lao động nhập cư vẫn là một lĩnh
vực cần có quản lý nhà nước. đối với một số tỉnh/
thành phố có sự tập trung cao của lao động nhập
cư thì có thể vẫn phải đặt ra câu hỏi: hạn chế di
cư như thế nào để không gây ra khó khăn cho
công tác quản lý, hỗ trợ lao động nhập cư trên
địa bàn? Quan điểm của báo cáo này là những
công cụ sử dụng để quản lý lao động nhập cư
cần thiết phải là công cụ mang tính kinh tế. Duy
trì chế độ hộ khẩu để kiểm soát hành chính với
đối tượng nhập cư là không phù hợp, và như đã
nói ở trên, chỉ làm tăng tính dễ tổn thương của
lao động nhập cư.
Phát huy vai trò của chính quyền địa phương
để giảm tính dễ bị tổn thương của lao động
nữ nhập cư
• Do đặc thù lao động nhập cư hiện nay
là một vấn đề tâp trung chính ở một số
tỉnh/thành phố có tốc độ phát triển công
nghiệp nhanh, chính quyền các tỉnh/thành
phố này cần phải đi đầu trong những nỗ
lực về chính sách đối với lao động nhập
cư trong khi chờ đợi những thay đổi về
quan điểm và chính sách từ trung ương
về vấn đề di cư trong nước. Kết quả khảo
sát trong báo cáo này gợi ý rất nhiều vấn
đề mà chính quyền địa phương cần thiết
phải can thiệp để đảm bảo quyền chính
đáng cho lao động nhập cư, đặc biệt là
lao động nữ. Cụ thể, báo cáo đưa ra một
số khuyến nghị sau đây:
• Do hầu hết lao động nữ nhập cư là lao
động phổ thông, làm công việc đơn giản
ít hoặc không đòi hỏi trình độ kỹ thuật,
chuyên môn (may mặc, da giày, ...) nên
độ ổn định của việc làm thấp. để hỗ trợ
cho lao động nhập cư giảm tính dễ bị
tổn thương do công việc bấp bênh, cần
có kế hoạch đào tạo nghề cho lao động
nhập cư, để họ có thể dễ tìm việc làm khi
mất việc.
• Cần xây dựng các cơ chế tiếp cận thông
tin về di cư cả ở nơi đi và nơi đến, quan
tâm đến nhóm phụ nữ di cư. việc cung
cấp đầy đủ và đúng đắn các thông tin liên
quan đến di cư (cơ hội việc làm, ngành
nghề, các quyền lợi và nghĩa vụ của người
lao động, khả năng tiếp cận các dịch vụ
giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác,
giá cả sinh hoạt) không chỉ giúp cho phụ
nữ cân nhắc trước khi đi đến quyết định
có di cư hay không, mà còn phòng ngừa
những rủi ro, bất trắc đối với phụ nữ di
cư trong cuộc sống (bị lạm dụng, lừa đảo,
xâm hại). Ở khía cạnh này, chính quyền
địa phương có thể chỉ đạo các trung tâm
giới thiệu việc làm thuộc Sở LđTb&XH là
đầu mối cho việc cung cấp thông tin cần
thiết cho lao động nhập cư.
70| |71Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
• Các cấp chính quyền, đoàn thể cần vận
động các chủ nhà trọ, các cơ sở mầm non
không tăng giá thuê nhà, không tăng học
phí trông trẻ. Giúp phụ nữ di cư giảm bớt
khó khăn trong điều kiện lương thấp, giá
cả sinh hoạt tăng. Các cấp chính quyền
địa phương cần biết những khó khăn mà
người dân di cư gặp phải khi mới đến
đồng thời cần hỗ trợ họ hòa nhập với nơi
đến và đảm bảo việc tiếp cận của họ với
các chương trình xóa đói giảm nghèo.
• Cần có sự kiểm tra và giám sát việc
thực hiện Luật Lao động của các đơn
vị sử dụng nhiều lao động nhập cư tại
địa phương để đảm bảo người lao động
được ký hợp đồng lao động. Cần phải
đẩy mạnh tuyên truyền về nghĩa vụ và
quyền lợi khi mua bHYT, bHXH. Tăng
cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
quy định của Nhà nước về bHYT, bHXH,
xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
nhằm tăng phạm vi lao động nhập cư
tham gia bHYT, bHXH.
• Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tích cực
có những hoạt động nhằm thúc đẩy hòa
nhập cộng đồng của lao động nhập cư tại
nơi đến. vai trò của tổ chức Công đoàn,
đoàn Thanh niên trong trường hợp này
có ý nghĩa quan trọng. Riêng đối với lao
động nữ nhập cư, Hội Phụ nữ cần phải
là tổ chức đoàn thể đi đầu trong tổ chức
các sinh hoạt giúp phụ nữ nhập cư hòa
nhập được tốt với cộng đồng tại nơi cư
trú.
• Riêng với đối tượng lao động di cư nữ,
việc trang bị cho phụ nữ di cư kiến thức
về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình
dục và HIv/aIDS, cùng với các kỹ năng
phòng ngừa sự lây truyền các bệnh qua
đường tình dục và HIv/aIDS là vấn đề
cần được quan tâm. điều này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với người lao
động có thu nhập thấp ở các khu vực đô
thị và đối với phụ nữ trẻ làm việc và sinh
sống tại các khu công nghiệp.
Ở đằng sau tất cả các biện pháp như trên, cần thiết
phải có sự thống nhất giữa các cấp chính quyền về
quan điểm quản lý đối với đối tượng lao động nhập
cư. báo cáo này nhấn mạnh rằng việc thực hiện các
biện pháp đề xuất ở trên sẽ không hiệu quả, chỉ là
‘nửa vời’ nếu như lao động nhập cư vẫn bị coi là một
‘vấn đề xã hội’ cần được quản lý. Là bên tác động
trực tiếp đến người lao động nhập cư, chính quyền
địa phương cần coi trọng lao động nhập cư như là
một nguồn lực kinh tế quan trọng trong phát triển
kinh tế-xã hội tại địa phương.
Lao động di cư nữ và trách nhiệm của chính
họ với giảm tính dễ bị tổn thương
Như nhiều phân tích ở trong báo cáo này, tính
dễ bị tổn thương của phụ nữ nhập cư là một vấn
đề có tính hai chiều. bên cạnh những hạn chế về
khung pháp lý và chính sách, nhận thức và thái
độ của lao động nhập cư cũng là một yếu tố dẫn
đến tính dễ bị tổn thương. điển hình là vấn đề liên
quan đến gần 1/3 phụ nữ lao động nhập cư không
tham gia bHXH, bHYT. đây không hoàn toàn là
kết quả do sự tắt trách, trốn tránh trách nhiệm của
người sử dụng lao động mà chính bản thân nhiều
phụ nữ lao động nhập cư cũng không có nhận
thức đúng về sự cần thiết phải tham gia bHXH,
bHYT như quy định. Như vậy, đảm bảo quyền
của phụ nữ nhập cư, giảm tính dễ bị tổn thương
của phụ nữ nhập cư là một vấn đề cần thiết phải
có trách nhiệm của chính những người phụ nữ
lao động nhập cư. Ở góc độ đó, báo cáo này đưa
ra một số khuyến khị cụ thể sau:
• Trước hết, trước khi quyết định di cư,
cần tìm hiểu thông tin về công việc, địa
bàn nơi đến để có sự chuẩn bị cần thiết.
đây không chỉ là một vấn đề cần quan
tâm đối với lao động nữ xác định di cư là
một sinh kế mà ngay cả với những phụ
nữ quyết định di cư như là một biện pháp
ứng phó ngắn hạn. Hiểu về tình hình
công việc và điều kiện sinh hoạt là yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến sự chuẩn
bị của phụ nữ trước thay đổi lớn về công
việc và cuộc sống của họ.
• Tích cực hơn trong tham gia vào các
hoạt động của cộng đồng, của các tổ
chức đoàn thể để tăng cường hòa nhập
với cộng đồng nơi đến là một vấn đề phụ
nữ lao động nhập cư cần quan tâm. với
đặc thù của công việc lao động phổ thông
đòi hỏi nhiều thời gian, lại hay làm thêm,
làm ca đêm để bổ sung thu nhập, phụ
nữ nhập cư thường rất ít chú ý đến khía
cạnh hòa nhập cộng đồng. điều đó dẫn
đến nhiều bất cập trong sinh hoạt và đời
sống văn hóa tinh thần của họ tại địa bàn
cư trú. báo cáo này cho rằng hòa nhập
cộng đồng, trở thành một phần của cộng
đồng là một định hướng cơ bản để biến
quyết định di cư thành một quyết định có
đóng góp vào phát triển con người.
Tài liệu tham khảo
đào, bích Hà (2009), “Hiện trạng công việc và đời sống của nữ nhập cư làm giúp việc nhà tại thành phố
Hồ Chí minh”, Tạp chí Xã hội học, số 106, tr. 51-58.
Desingkar, P., a. Winkels, S. akter, và Trần Chiến Thắng, (2006), Life of Migrants in Vietnam, báo cáo
nghiên cứu của Overseas Development Institute, London.
IRC (2010a), Phân tích Nghèo đô thị: Kết quả từ khảo sát Nghèo đô thị (UPS), báo cáo nghiên cứu của
Công ty Nghiên cứu và Tư vấn đông Dương (IRC).
IRC (2010b), Báo cáo Việt Nam trên Đường đạt đến Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ, báo cáo của
Công ty Nghiên cứu và Tư vấn đông Dương (IRC) cho bộ KH&đT và uNDP về tình hình thực hiện các
mục tiêu mDG.
Jones, R., Trần Thị Hạnh, và Nguyễn anh Phương, Trương thị Thu Trang (2009), Rà soát tổng quan các
chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, báo cáo nghiên cứu của uNDP Hà nội.
Nguyễn, Thị bích Nga (2003), “việc làm và đời sống của người lao động theo thời vụ từ nông thôn ra
Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội và xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam định)”,
Tạp chí Xã hội học, 1 (81), tr. 42-52.
Niimi, Y., b. Reilly, và Phạm Thái Hưng, (2009), ‘Determinants of Remittances: Evidence from Internal
migrants in vietnam’, Asian Economic Journal, 23(1), 19–39
Phạm, Thái Hưng (2010), Bối cảnh kinh tế-xã hội mới và những thách thức đặt ra cho giảm nghèo của
đồng bào dân tộc thiểu số, báo cáo nghiên cứu cho CEma và uNDP.
Phạm, Thái Hưng; bùi anh Tuấn; đào Lê Thanh (2009), Việc làm Phi nông nghiệp ở Nông thôn có phải
là con đường giảm nghèo cho nông thôn Việt Nam, báo cáo nghiên cứu cho Chương trình Nghiên cứu
chính sách kinh tế (PEP)
Tổng Cục Thống kê (TCTK) (2010), Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam: Kết quả toàn bộ, NXH
Thống kê: Hà nội.
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) (2007), nghiên cứu người
Công giáo di cư từ các địa phương về Hà Nội, báo cáo nghiên cứu
uN việt Nam (2008), Giới và biến đổi khí hậu ở Việt Nam: nghiên cứu các tài liệu hiện có, báo cáo của
các cơ quan Liên Hợp Quốc tại việt Nam.
uN việt Nam (2010a), Di cư trong nước: cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt
Nam, báo cáo của các cơ quan Liên Hợp Quốc tại việt Nam.
uNDP việt Nam (2010b), Di cư trong nước và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam: Kêu gọi hành động,
báo cáo của các cơ quan Liên Hợp Quốc tại việt Nam.
van de Walle, D. và D. Cratty (2003), ‘Is the Emerging Non-Farm market Economy the Route Out of
Poverty in vietnam?’, Policy Research Working Paper No. 2950, Development Research Group, World
bank, Washington, D.C.
bùi, Thị Thanh Hà (2009), “Công nhân nhập cư và việc tìm kiếm bạn đời”, Tạp chí Xã hội học, số 106, tr. 41-50.
viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2004), Lao động nhập cư tại một số đô thị của Việt Nam, báo cáo
nghiên cứu.
World bank (2006), Accelerating Vietnam’s rural development: growth, equity and diversification.
Volume 1: Overviews, văn phòng World bank tại việt Nam.
Ghi chú: Theo dự kiến ban đầu, nghiên cứu có sử dụng phương pháp tình huống để tìm hiểu sâu hơn
thông tin về một số khía cạnh cụ thể. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên số lượng nghiên cứu
trường hợp không nhiều. Kết quả của các nghiên cứu trường hợp cũng không đưa ra nhiều thông tin
gì mới so với những kết quả phân tích dựa trên những công cụ khác.
72| Phụ nữ Di cư trong nước:Hành trình Gian nan Tìm kiếm Cơ hội
Tổ CHứC ACTIoNAID quốC TẾ TạI vIệTNAM
địa chỉ: 14 - 16 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội, việt Nam
Tel: +84 (4) 39439866 * Fax: +84 (04) 39439872
website:actionaid.org/vi/vietnam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- aav_baocaopndicu_vn_4761.pdf