Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3B
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinhcó khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo .Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm thẫm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Ở lớp 3 ,theo chương trình Giáo duc phổ thông - cấp Tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc là :
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (đọc, nghe , nói , viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi ttrường họat động của lứa tuổi .
- Biết thêm những từ ngữ ( gồm cả những thành ngữ , tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất , văn hoá , xã hội , bảo vệ tổ quốc .
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính .
- Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng / phút ) , nắm được ý chính của bài.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn chế , ngay cả giáo viên chưa tì m ra phương pháp để năng cao kết quả giờ đọc .
Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân , đọc theo nhóm , . nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc cách đọc của học sinh , không sửa sai . Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực , sinh ra nhàm chán khi học tập đọc .
Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp ba và tránh nhàm chán cho các em trong giờ học tôi chọn đề tài : "Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3B " .
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinhcó khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo ...Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm thẫm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Ở lớp 3 ,theo chương trình Giáo duc phổ thông - cấp Tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc là :
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (đọc, nghe , nói , viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi ttrường họat động của lứa tuổi .
- Biết thêm những từ ngữ ( gồm cả những thành ngữ , tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất , văn hoá , xã hội , bảo vệ tổ quốc...
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính .
- Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng / phút ) , nắm được ý chính của bài.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn chế , ngay cả giáo viên chưa tì m ra phương pháp để năng cao kết quả giờ đọc .
Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân , đọc theo nhóm , ... nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc cách đọc của học sinh , không sửa sai . Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực , sinh ra nhàm chán khi học tập đọc .
Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp ba và tránh nhàm chán cho các em trong giờ học tôi chọn đề tài : "Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3B " .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .
- Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh.
- Thông qua dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận ngôn ngữ học.
- Học sinh lớp 3B.
- Phương pháp dạy tập đọc lớp 3.
IV . NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .
- Xây dựng và xác dịnh các cơ sở lí luận để day cho học sinh tập đọc đúng yêu cầu của lớp 3.
- Đề xuất nội dung điều chỉnh phương pháp dạy .
- Tổ chức dạy học thực nghiệm.
- Kiểm tra tính hiệu quả của giờ dạy.
V . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp khảo sát thực tế .
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
PHẦN II : NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN.
I . CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC.
Phương pháp dạy tập dọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học như : chính âm , chính tả , ngữ điệu ...
Để tổ chức dạy đọc cho học sinhchúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc , nắm bản chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác .
Đọc bao gồm những yếu tố như : Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm , các cơ quan thính giác và thông hiẻu những gì đọc được. Nhiệm vụ của sự phát triển kỹ năng đọpc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc đó là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo .
Về cơ sở sinh lí của việc dạy đọc ta thấy đồng thời mắt nhìn , miệng đọc , tai nghe văn bản được đọc. Ngay khi đọc thầm , dù không pháp âm nhưng cơ quan tri thức , tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản .
II .CƠ SỞ SƯ PHẠM VÀ VIỆC DẠY ĐỌC CHO HỌC SINH.
Phương pháp dạy tập đọc mới bắt nguồn từ nhu cầu của công cuộc đổi mới đang diễn ra trên đất nước ta . Phương pháp dạy học mới quan niệm rõ ràng về
mục tiêu cần đạt , cách kiểm soát , đánh giá kết quả học tập của học sinh . Nó coi trọng thực hành, dạy lấy lợi ích của học sinh làm đích .
Ở lớp 3 , việc luyện đọc vẫn tập trung vào yêu cầu rõ ràng rành mạch là chủ yếu , chưa đòi hỏi phải đọc diễn cảm .
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT THỰC TIỄN.
1 ) Về sách giáo khoa.
Sách giáo khoa tiếng Việt 3 ( gồm2 tập )gồm 15 đơn vị học , mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm , học trong hai tuần (trừ chủ điểm ngôi nhà chung học trong hai tuần.
2 ) Về giáo viên và học sinh.
Hiện nay còn một số giáo viên kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho học sinh , chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh do chàng màng về nắm kiến thức chuẩn của học sinh từng khối lớp.
3 ) Kết quả điều tra thực trạng.
Qua khảo sát thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 3 cho thấy kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho học sinh , chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh cho dù học sinh có đọc đúng .
Giáo viên hầu như không kiểm soát được học trò của mình khi đọc các em chỉ cần đọc thuộc là được.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP .
Để giờ học nhẹ nhàng , đem lại hiệu quả thiết thực ( nhất là đối ví học sinh có điều kiện còn khó khăn trong học tập ) , khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản , cần linh hoạt phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực .Với lớp 3 học sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn ( đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 70 tiếng / phút ) , để đạt được yêu cầu này giáo viên càn sử dụng linh hoạt các biện pháp,hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.
- Hướng dẫn đọc từng câu : HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hơp luyện đọc đúng từ ngữ .GV nên chia nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham giatích cực vào quá trình luyện tập , qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân . lắng nghe học sinh đọc , để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng dọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời . Những thông tin ngược là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học thiết thực , tránh áp đặt mang tính chủ quan .
Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và cau diễn đạt trọn ý . từ đó học sinh sẽ học tốt các môm học còn lại .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp : HS nối tiếp nhau đoc từng đoạn trong bài . GV theo dõi HS dọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ , cáchngắt nhip tơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( nếu có ) ; hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK thông qua đọc ; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương ( nếu có ).
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm : có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm tư , dưa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp . HS cần đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc .GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác , có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn.
- Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt .
Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho học sinh có cách đọc nhẹ nhàng , vừa phải .
- Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc GV hướng dẫn HS luyện đọc thầm đọc đẻ hiểu văn bản.
- Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc , GVlựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của tưng em tránh đọc nhanh quá hay chậm quá : luyện đọc tốt và thi đọc tốt một hoặc cả bài ; đọc theo vai ; tổ chức ttrò chơi học tập có tác dụng luyện đọc ...Riêng đối với các bài học thuộc lòng , dù đã luyện đọc kỹ , GV cần bố trí thời gian để HS được học thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiểu cần đạt là : học thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp .
Để thể nghiệm tính đúng đắn hiệu quả của đề tài tôi tổ chức dạy thực nghiệm ở hai lớp 3B và 3D.
Tổ chức dạy thực nghiệm .
Tiết : 1 . Dạy thực nghiệm ở lớp 3B.
Tôi dạy như nội dung nghiên cứu của đề tài ,khi dạy sử dụng linh hoạt các phương pháp.
Tiết : 2 . Dạy đối chứng ở lớp 3D.
Tiến trình dạy như hướng dẫn của sách giáo viên- nhà xuất bản giáo dục.
Thời gian dạy 14/3/2008.
Bài dạy : Rước đèn ông sao.
Cả hai lớp có 26 học sinh.
Sau khi dạy được đồng nghiệp nhận xét : lớp 3B có không khí học sôi nổi hơn ; học sinh đọc bài tốt hơn , tốc độ đọc phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 3.
Nhận xét chung.
Qua tiết dạy ở lớp 3B đã vạn dung linh hoạt các phương pháp dạy học tôi nhận thấy không khí lớp học sôi nổi học sinh hào hứng học tập.Các em tích cực học tập một cách tự giác , giáo viên có thời gian quan tâm đến mọi đối tượng học sinh , tốc đọ đọc phù hợp ,biết ngắt nghỉ đúng nhờ vậy kết quả học tạp của học sinh được nâng cao.
Với lớp 3D không khí lớp học trầm , học sinh đọc kém hơn , tốc độ đọc của học sinh không đều em thì đọc nhanh quá ,em thì đọc chậm quá.
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN
Dạy tập đọc là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học .Nắm vững cách đọc các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu quả giao tiếp , giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3B.doc