Phương pháp điều tra hình sự - Những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu. Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn và giải pháp kiến nghị

Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHỨNG MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 2 1.1. Những đặc trưng cơ bản trong điều tra các tội XPSH 2 1.2. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu 8 Chương 2. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU . 12 2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu 12 2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu 12 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM XPSH TRONG THỜI GIAN TỚI 16 3.1. Các giải pháp chung 16 3.2. Các giải pháp cụ thể 17 KẾT LUẬN . 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp điều tra hình sự - Những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu. Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn và giải pháp kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định của luật TTHS. - Hoạt động điều tra nói chung và điều tra các tội phạm XPSH nói riêng rất dễ bị phiến diện, một chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sau của quá trình tố tụng. Hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi phát hiện có dấu hiệu của vụ án XPSH. Các thông tin, dấu vết của các vụ án XPSH thường đa, phản ánh trên nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó, hoạt động điều tra phải được tiến hành trong những khuôn khổ pháp lí về mặt thời hạn, biện pháp... nên các điều tra viên dễ phiến diện, một chiều. Thực tế, khi tiến hành điều tra, các điều tra viên thường hoạt động độc lập, tự giải quyết những vấn đề cần phải chứng minh và thường có xu hướng buộc tội nhiều hơn gỡ tội. Điều đó dễ đưa điều tra viên đến chỗ chỉ chú ý đến những chứng cứ buộc tội, chứng cứ làm tăng TNHS mà bỏ quên các chứng cứ gỡ tội, chứng cứ làm giảm nhẹ TNHS cho bị can. Mặt khác, trong quá trình điều tra các vụ án XPSH thường tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trinh sát hỗ trợ và các biện pháp này được tiến hành bí mật, nên có thể dẫn đến sự chệch hướng điều tra mà điều tra viên không lường trước. Khả năng phiến diện, một chiều, chệch hướng điều tra luôn đạt ra những yêu cầu cho chính công tác điều tra và công tác kiểm sát điều tra nhằm tránh những sai lầm, thiếu sót đáng tiếc xảy ra. 1.2. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu. 1.2.1. Đặc điểm hình sự các tội phạm xâm phạm sở hữu. Ngoài những đặc điểm chung giống các loại tội phạm khác, tội phạm xâm phạm sở hữu còn có những đặc điểm riêng sau đây: 1.2.1.1. Đặc điểm về đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu. - Phần lớn đối tượng của những vụ án xâm phạm sở hữu là nam giới, có nhiều tiền án, tiền sự, một số bị can không có nơi cư trú nhất định. - Thường là những đối tượng côn đồ, lưu manh, hung hãn, có quan hệ gia đình và xã hội phức tạp; - Đặc điểm tâm lý: Đa số các đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu có những hành vi liều lĩnh, đặc biệt là đối tượng phạm tội cướp tài sản có hành vi tàn bạo, coi thường tính mạng người khác. Khi thực hiện tội phạm thế hiện tính liều lĩnh cao độ, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. - Đặc biệt, đối tượng phạm tội xâm phạm sở hữu thường tham gia vào các hoạt động tệ nạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, bảo kê gái mại dâm, các nhà hàng, tiệm nhảy... 1.2.1.2. Thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm: *Giai đoạn chuẩn bị gây án: Nội dung của giai đoạn chuẩn bị gây án bao gồm: Lựa chọn mục tiêu để thực hiện tội phạm: + Đối với những vụ cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản bọn chúng thường đi trên đường, đến các nhà ga, bến xe, đón phục ở các đoạn đường vắng để lựa chọn những người có nhiều tài sản để cướp, cướp giật, cưỡng đoạt. + Đối với những vụ xảy ra trong nhà, bọn tội phạm thường nhằm vào những gia đình giàu có, các chủ tiệm vàng... sau đó chúng điều tra quy luật sinh hoạt, làm ăn, buôn bán của chủ nhà, tìm hiểu những nơi cất các tài sản để thực hiện hành vi cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp... + Đối với những vụ xảy ra ở các kho hàng, kho bạc, ngân hàng thì bọn chúng nghiên cứu kỹ giá trị của các loại tài sản đó, chế độ bảo vệ, đặc điểm địa hình xung quanh khu vực kho hàng, ngân hàng, kho bạc để thực hiện hành vi chiếm đoạt. - Chuẩn bị vũ khí, công cụ phương tiện cần thiết để gây án. Mua sắm vũ khí, phương tiện đi lại, bình xịt hơi cay, kìm cộng lực, chìa khoá vạn năng... * Giai đoạn gây án: - Tiếp cận mục tiêu tấn công bằng các thủ đoạn như bí mật đột nhập, giả danh người mua hàng; giả danh cán bộ Công an, cán bộ kiểm tra điện nước; giả danh cán bộ đưa thư từ, bưu phẩm; giả làm khách hỏi thăm đường... để tiếp cận. - Sau khi tiếp cận mục tiêu, chúng thường nhanh chóng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu gặp sự cản trở, chúng tháo chạy, hoặc chủ động tấn công chống trả để chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ chạy. * Giai đoạn sau khi gây án: - Nhanh chóng rút khỏi hiện trường - Nhiều trường hợp khi bị truy đuổi bọn tội phạm sử dụng vũ khí chống trả - Nhanh chóng cất giấu, tiêu thụ các tài sản đã chiếm đoạt được. 1.2.1.3. Địa điểm và thời gian gây án: - Địa điểm gây án thường lựa chọn là những nơi có đặc điểm địa hình thuận lợi cho việc xuất hiện, gây án và rút khỏi hiện trường sau khi gây án. - Thời gian gây án: thường tập trung chủ yếu trong khoảng từ 17h - 23h 1.2.1.4. Những dấu vết phổ biến của vụ án xâm phạm sở hữu - Dấu vết chân, dấu vết giày, dép, dấu vết vân tay của thủ phạm, - Dấu vết công cụ, phương tiện gây án, dấu vết súng đạn, dấu vết nguồn hơi, dấu vết lục soát tài sản, - Dấu vết sinh vật như máu, lông, tóc... trong các vụ cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản; - Các loại dấu vết khác như: dấu vết đổ vỡ, thay đổi đồ vật tại hiện trường, dấu vết cỏ, cây bị dập nát... - Trường hợp nạn nhân của vụ xâm phạm sở hữu bị thương hoặc bị giết mà trước đó có sự vật lộn, giằng co, chống cự lại thủ phạm thì trên cơ thể của nạn nhân và thủ phạm có thể để lại các dấu vết bầm tím, cào cắn, bông, vải, sợi, máu, lông, tóc... - Ngoài ra, trên đường đến hoặc rút chạy khỏi hiện trường của vụ án còn có thể có các loại vũ khí như súng, dao, lựu đạn, dây trói; những đồ vật, phương tiện... do thủ phạm vứt lại hoặc đánh rơi. 1.2.1.5. Những công cụ, phương tiện và vũ khí mà bọn tội phạm xâm phạm sở hữu thường sử dụng khi gây án: Súng, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê, kiếm, mã tấu, búa, rìu, gậy gỗ, thanh sắt, côn gỗ, hộp xịt hơi cay, thuốc ngủ, thuốc mê, kìm cộng lực, chìa khoá vạn năng, dây trói, mũ che mặt, găng tay cao su, các loại phương tiện giao thông như xe máy, xe đạp, ô tô và các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại di động Việc quyết định sử dụng loại công cụ, vũ khí gây án nào phụ thuộc vào thói quen, sở trường của đối tượng gây án hoặc nhóm đối tượng gây án cũng như mục tiêu, địa điểm... mà chúng dự định và lựa chọn để thực hiện tội phạm. 1.2.1.6 Đặc điểm nhân thân người bị hại Trong các vụ án xâm phạm sở hữu người bị hại là người bị xâm phạm trực tiếp về tài sản, đối với tội phạm cướp, cưỡng đoạt tài sản, người bị hại bị đe doạ về tinh thần nên họ thường rơi vào tình trạng tinh thần bị hoảng loạn, sợ hãi; trong một số trường hợp họ còn bị đau đớn về thể xác do hành vi sử dụng vũ lực của người phạm tội. Do vậy, đa số người bị hại đều căm ghét người phạm tội, tích cực cộng tác với cơ quan điều tra trong việc cung cấp những thông tin phản ánh về tội phạm, mong muốn cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra thủ phạm và tài sản bị chiếm đoạt. Song bên cạnh đó, cũng có một số ít người bị hại vì những nguyên nhân khác nhau như sợ lộ bí mật đời tư, sợ lộ những hành vi phạm tội trước đó của chính người bị hại như: buôn lậu, tham ô... nên thường có hành vi cản trở hoạt động điều tra; không tích cực cộng tác với cơ quan điều tra. 2.2.2. Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu. Căn cứ vào các Điều từ 133 đến 145 Bộ luật Hình sự và Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong quá trình điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu cần chứng minh những vấn đề cơ bản sau: Một là: Có vụ xâm phạm sở hữu xảy ra hay không? Để chứng minh làm rõ vấn đề này cần tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai người bị hại, lấy lời khai những người làm chứng... để thu thập tài liệu chứng cứ làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản, vũ khí, công cụ phương tiện mà thủ phạm đã sử dụng khi thực hiện tội phạm, thiệt hại do tội phạm gây ra. Hai là: Thời gian và địa điểm xảy ra Vấn đề thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm xâm phạm sở hữu cần được làm rõ, vì đây là cơ sở để tiến hành những biện pháp điều tra ban đầu, truy bắt người phạm tội theo dấu vết nóng, xác định phạm vi đối tượng gây án, những người làm chứng về vụ án. Để làm rõ thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm xâm phạm sở hữu cần tiến hành các biện pháp khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can. Ba là: Thủ đoạn gây án. Những tài liệu về thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm có thể thu thập được trong quá trình khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai người bị hại, hỏi cung bị can... Bốn là: Công cụ, phương tiện thủ phạm sử dụng để thực hiện tội phạm. Trong quá trình điều tra cần làm rõ được đặc điểm, chủng loại, nguồn gốc của những công cụ, phương tiện và vũ khí mà thủ phạm sử dụng khi gây án. Để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh làm rõ vấn đề này và phát hiện thu giữ cần tiến hành các biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, trưng cầu giám định... Năm là: Những tài sản bị chiếm đoạt. Chứng minh làm rõ số lượng, chủng loại, giá trị, đặc điểm, nguồn gốc của những tài sản bị chiếm đoạt là căn cứ để xác định có tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra hay không, mức độ thiệt hại và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Những tài liệu phản ánh về những tài sản bị chiếm đoạt có thể thu thập được thông qua các biện pháp lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, khám xét, hỏi cung bị can... Sáu là: Người bị hại trong vụ án xâm phạm sở hữu. Trong quá trình điều tra cần chứng minh làm rõ người bị hại là ai, trường hợp người bị hại bị thương thì phải làm rõ đặc tính, mức độ thương tích và mối liên hệ nhân quả giữa vết thương tích với hành vi dùng vũ lực của người phạm tội bằng cách trưng cầu giám định. Đặc tính và mức độ thương tích là cơ sở để cá thể hoá hành vi phạm tội, mức độ hình phạt cũng như xác định mức độ bồi thường thiệt hại do hành vi tội phạm gây ra. Bảy là: Người thực hiện hành vi phạm tội Trong quá trình điều tra cần chứng minh làm rõ những ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Họ tên tuổi, địa chỉ của các bị can phạm tội xâm phạm sở hữu, khi thực hiện hành vi phạm tội có đồng phạm hay không? Nếu có đồng phạm cần chứng minh làm rõ vai trò, vị trí của từng bị can trong vụ án. Đặc biệt chú ý làm rõ đặc điểm nhân thân của từng bị can trong vụ án. Khi đánh giá vai trò vị trí của từng bị can trong vụ án cần căn cứ vào nội dung của sự bàn bạc, thoả thuận và hành vi cụ thể của từng bị can trong quá trình gây án. Nếu băng, ổ nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu hoạt động đã lâu thì phải làm rõ được từng giai đoạn hoạt động của băng, ổ nhóm, tất cả những vụ án do băng, ổ nhóm tội phạm gây ra và vai trò của từng đối tượng trong từng vụ án. Tám là: Động cơ và mục đích phạm tội. Động cơ và mục đích phạm tội xâm phạm sở hữu được phản ánh chủ yếu ở động cơ tư lợi và mục đích chiếm đoạt tài sản, bên cạnh đó cũng có động cơ huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Để làm rõ vấn đề này cần phải đánh giá đặc điểm hành vi phạm tội, quan hệ của thủ phạm với người bị hại, đặc điểm nhân thân của thủ phạm và giá trị của tài sản mà thủ phạm định chiếm đoạt hay đã chiếm đoạt, định huỷ hoại hoặc làm hư hỏng hay đã huỷ hoại hoặc làm hư hỏng. Chín là: Chứng minh làm rõ những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm. Nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề cần chứng minh nêu trên trong từng vụ án sẽ định hướng cho Điều tra viên thực hiện yêu cầu của pháp luật, đó là chứng minh làm rõ sự thật của từng vụ án cụ thể một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy vậy, những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu nêu trên chưa phải đã hết. Mức độ cụ thể hoá những vấn đề cần chứng minh này phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể và từng tội danh trong nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự. Chương 2. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu Trong thời gian qua, công tác điều tra với tội phạm sở hữu đã được những kết quả nhất định: - Tổ chức lực lượng của các đơn vị công an từng bước được kiện toàn, công tác bố trí lực lượng ban đầu đã phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương. Cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu phần lớn được đào tạo cơ bản, có năng lực, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh vững vàng, xông xáo, có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội xâm phạm sở hữu nói riêng. - Các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản như: công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật được chấn chỉnh và từng bước đã phát huy tác dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. - Công tác phòng tội phạm đã được chú trọng, trong đó công tác tuyên truyền vận động quần chúng, công tác quản lý đối tượng, quản lý địa bàn, tuyến trọng điểm đã được coi là các mặt công tác cơ bản trong đấu tranh chống tội phạm. - Công tác điều tra khám phá xử lý các đối tượng hoạt động xâm phạm sở hữu đã đạt được những kết quả cao. Công tác phối hợp lực lượng trong đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu đã được thực hiện kịp thời, có chiều sâu và ngày càng được tăng cường. Trên đây là một số kết quả mà lực lượng làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu đạt được. 2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra với loại tội phạm này, cụ thể như sau: - Về tổ chức lực lượng đấu tranh chống tội phạm xâm phạm sở hữu còn nhiều vấn đế bất hợp lý như: tổ chức lượng lượng làm công tác điều tra còn phân tán, chưa chuyên sâu phù hợp với từng loại tội phạm, từng địa bàn. Mô hình tổ chức của Cơ quan điều tra theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 triển khai chậm và hình thức, chưa đi sâu vào các công tác nghiệp vụ cụ thể. - Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, không đồng đều, kiện toàn công tác khó khăn, trang bị phương tiện chưa đảm bảo yêu cầu nên đã ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng. - Sự phối hợp giữa mảng điều tra và mảng trinh sát theo cơ chế của pháp lệnh mới chưa chặt chẽ, mỗi mảng vẫn còn hoạt động riêng lẽ theo cách mình, dẫn tới hiệu của của công tác điều tra phám phá còn nhiều hạn chế. - Phương tiện được trang bị để phục vụ đấu tranh chống tội phạm xâm phạm sở hữu còn rất thiếu, chưa có kế hoạch lâu dài. Trong đó các đối tượng hoạt động xâm phạm sở hữu khio hoạt động phạm tội, bị phát hiện, bắt giữ chúng chống trả quyết liệt, nhiều lúc ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của cán bộ chiến sỹ. - Kinh phí đầu cho công tác này còn hạn chế, không đảm bảo yêu cầu đấu tranh chống tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm hình sự nói chung trong tình hình mới. - Công tác nghiệp vụ cơ bản gồm: điều tra cơ bản, sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được chưa cao, còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng hoạt động. - Đối tượng hoạt động xâm phạm sở hữu ngày càng táo bạo, trắng trợn và tinh vi xảo quyệt, chúng luôn tìm mọi cách để đối phó lại hoạt động điều tra của các cơ quan Công an. - Sự phối hợp giữa các địa phương, các lực lượng trong đấu tranh chống tội phạm xâm phạm sở hữu còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết, mang nặng về hình thức. Vai trò của Công an xã, phường, thị trấn chưa được nâng cao trong việc quản lý đối tượng, quản lý địa bàn theo quy định của pháp luật về hành chính. - Một số quyết định Tố tụng hình sự của cơ quan điều tra không được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Và cũng chưa có văn bản quy định pháp luật nào quy định chặt chẽ về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Cho nên, nhiều quyết định của Cơ quan điều tra không được Viện kiểm sát phê chuẩn, nên gây khó khăn cho cơ quan điều tra. -Tình trạng người sau khi chấp hành hình phạt tù tái phạm đối với tội xâm phạm sở hữu là rất cao (khoảng 50%), đối với những người tái phạm khi thực hiện tội phạm là rất nguy hiểm, vì sẽ tinh vi, có nhiều thủ đoạn đối phó hơn. - Công tác tập huấn đối với việc thực hiện quyết định 360, 361, 362, 363 của Bộ trưởng Bộ Công an còn ít. Đặc biệt là quyết định 362 về công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật nên cán bộ trinh sát chưa thể năm hết nội dung, chưa thấm nhuần công tác này. - Việc tiếp nhận tin báo đối với các vụ án xâm phạm sở hữu còn chậm do người báo tin đến cơ quan Công an xã, phường, thị trấn báo tin và lực lượng công an cơ sở thực hiện việc nhận tin và báo tin lên các lực lượng làm công tác điều tra đối với tội phạm xâm phạm sở hữu còn chậm. Khi tiếp nhận tin báo, cán bộ trực ban còn chưa thu thập đày đủ thông tin liên quan đến vụ án mà người báo tin biết. Hiện nay trong quá trình điều tra các vụ án XPSH Cơ quan CSĐT đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào công tác khám phá tội phạm. Song kết quả khám phá loại tội phạm này rất thấp so với kết quả khám phá các loại tội phạm khác, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do những hạn chế trong phương pháp điều tra loại tội phạm này như sau: Việc phân công, phân cấp trong quá trình điều tra các vụ án XPSH có tính chiếm đoạt xảy ra nói chung và điều tra các tội phạm XPSH, nói riêng chưa thống nhất. Chủ yếu do Cơ quan CSĐT cấp Huỵên tiến hành điều tra, khi xuất hiện vấn đề khó giải quyết mới chuyển giao cho cơ quan điều tra cấp Tỉnh. Có nhiều vụ án bị thất lạc dấu vết, hiện trường bị xáo trộn có nguyên nhân do Công an cấp xã triển khai bảo vệ hiện trường chậm; lực lượng làm công tác khám nghiệm hiện trường không có phương tiện, chuyên môn trong phát hiện, thu lượm dấu vết đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình điều tra vụ án. Sự quan tâm của lãnh đạo CQĐT các cấp đối với loại tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt xảy ra tại các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa đúng mức. Do đó, việc đầu tư lực lượng, phương tiện để tiến hành điều tra cũng như quá trình chỉ đạo đã chưa sát hợp trong từng tội phạm cụ thể. Công tác nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm làm chưa tốt, có nơi chưa thực hiện đúng năng thẩm quyền mà Bộ luật TTHS và Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS quy định. Đối với những vụ án do cơ quan điều tra nhận tin báo từ giai đoạn ban đầu, công tác điều tra tại hiện trường cũng chưa kịp thời, chưa tiến hành các biện pháp cấp bách trong quá trình điều tra tại hiện trường. Nhiều nơi, điều tra viên chỉ hiểu điều tra tại hiện trường là khám nghiệm hiện trường mà thôi. Vì vậy, nhiều vụ án công tác điều tra tại hiện trường không được tiến hành đầy đủ. Lấy lời khai người làm chứng, trong quá trình điều tra tại hiện trường cũng còn nhiều hạn chế, mới chỉ lấy lời khai những người có mặt tại hiện trường, chưa mở rộng phạm vi điều tra để thu thập tài liệu, lời khai để phục vụ quá trình điều tra. Công tác hỏi cung bị can, điều tra viên chưa chú trọng sử dụng các biện pháp phối hợp như sử dụng đặc tình trại giam và chưa chú ý đến những vấn đề để phục vụ yêu cầu mở rộng điều tra vụ án. Sau quá trình điều tra tại hiện trường, nhiều trường hợp điều tra viên chưa lập kế hoạch điều tra, hay lập kế hoạch điều tra còn hình thức, chiếu lệ, chưa sát hợp với tình huống điều tra từng vụ án. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện đối tượng trong các vụ án còn nhiều hạn chế, nhất là các biện pháp trinh sát bí mật (cơ sở bí mật, đặc tình). Mối quan hệ giữa lực lượng cảnh sát điều tra với công an các phường, xã trong quá trình điều tra vụ án không chặt chẽ, còn thiếu một quy chế phối hợp giữa các lực lượng này Nhiều vụ án, sau khi phát hiện đối tượng, điều tra viên áp dụng các biện pháp điều tra chưa phù hợp, chưa kịp thời để truy bắt đồng bọn và thu giữ vật chứng. Do đó, thời hạn điều tra vụ an kéo dài mà vẫn không truy bắt hết các bị can trong ổ nhóm tội phạm, tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt không thu hồi, trả lại cho người bị hại được. Đồng thời cũng chưa có biện pháp xử lý thích đáng đối với những người tiêu thụ tài sản là vật chứng của các vụ án XPSH. Số lượng các vụ án chưa được điều tra xử lý còn nhiều, chủ yếu là do các nguyên nhân sau: + Số lượng điều tra viên, trinh sát viên, công an các phường xã còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. + Việc điều động, sử dụng điều tra viên chưa khoa học. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, trong một số vụ án chưa rõ thủ phạm, một số quận, huyện đã giao cho điều tra viên chịu trách nhiệm thụ lý mà không có sự tham gia hoặc chủ trì của lực lượng trinh sát viên, do vậy, đã vừa thiếu người, vừa phải mang vác thêm công việc mà lực lượng chủ trì đáng lẽ ra phải là lực lượng trinh sát. + Trong một bộ phận điều tra viên, trinh sát viên có tư tưởng chạy theo vụ việc- những vụ án đã rõ thủ phạm và dễ điều tra thì làm, còn những vụ án chưa rõ thủ phạm nên khó điều tra thì bỏ mặc, bỏ qua các vụ giá trị tài sản không lớn lắm. + Trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, khám phá còn thiếu và phần lớn đã cũ, số thì quá lạc hậu như các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, các dụng cụ khám nghiệm hiện trường, án phí còn hạn hẹp... + Bên cạnh đó, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này này càng tinh vi, xảo quyệt hơn, trong khi đó, một số điều tra viên, trinh sát viên trình độ còn hạn chế không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Trong những vụ án phải đình chỉ điều tra, nguyên nhân chủ yếu là: hành vi không cấu thành tội phạm, chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội chưa đến tuổi và hết thời hạn gia hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội. Những vụ phải tạm đình chỉ điều tra chủ yếu là do trong quá trình điều tra, các đối tượng đã bỏ trốn. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM XPSH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Các giải pháp chung 3.1.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật, tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh chống tội phạm Một trong những biện pháp có ý nghĩa chiến lược là phải tiến hành cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm. Việc tuyên truyền, vận động giáo dục phải được tiến hành thường xuyên và để phòng chống tội phạm XPSH thì cần phải chú ý tuyên truyền, vận động hai nhóm đối tượng chủ yếu là quần chúng nhân dân ở ngoài xã hội, những nhóm đối tượng có nhiều khả năng, điều kiện thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vế các tội xậm phạm sở hữu… Cùng với việc tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân, các cơ quan có chức năng mà nhất là lực lượng công an cơ sở cần phải cải thiện tác phong, thái độ làm việc, đặc biệt là khi tiếp nhận tin báo về tội phạm của nạn nhân, cần phải có thái độ cảm thông và nhiệt tình, khẩn trương trong việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ truy tìm. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi tiếp xúc với nạn nhân đã không có thái độ cảm thông, trái lại còn có thái độ quan liêu, hách dịch, trách cứ và qua loa đại khái trong việc lập hồ sơ, biên bản- đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng dù có tội phạm xảy ra nhưng nạn nhân không tin tưởng ở công an, sợ sự phiền phức khi báo công an nên họ thà chấp nhận thiệt hại mà không báo cáo, tố giác tội phạm. 3.1.2. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật của nước ta nhất là các văn bản pháp luật có liên quan đến đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua, nhìn chung đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong giai đoạn mới tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tiếp tục hoàn thiện. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, việc quy định định lượng giá trị từ văn bản để xác định có phạm tội hay không phạm tội trong Bộ luật Hình sự hiện hành, đặc biệt là một số tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt. - Điều kiện, khả năng và phương tiện của các cơ quan giám định hiện nay chưa cho phép chúng ta định giá tài sản một cách chính xác, nhất là những tài sản không tiêu dùng phổ biến ở ngoài thị trường. Bên cạnh đó, thời gian tạm giữ có hạn, trong khi đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thường là người từ địa phương khác đến, công tác quản lý con người còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nên Công an địa phương không đủ điều kiện để xác minh tất cả các trường hợp, bởi vậy, nhiều vụ việc xảy ra mặc dù có yếu tố hình sự vẫn được xử lý hành chính. Việc quy định tiêu chuẩn của Điều tra viên, đặc biệt là quy định Điều tra viên phải tốt nghiệp Đại học tại điều 30 của Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS hiện hành cũng có biểu hiện của sự nóng vội không cần thiết, không phù hợp với thực tiễn hiện nay, xuất phát từ những lý do sau đây: - Theo Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS cũ (năm 1989) quy định điều tra viên có 3 bậc: Cao cấp, Trung cấp và Sơ cấp trong đó có 2 bậc điều tra viên Trung cấp và sơ cấp có thể trình độ là trung học. Bởi vậy hiện nay, chúng ta còn có số lượng rất nhiều Điều tra viên trung cấp, sơ cấp nhưng trình độ vẫn trung học. Hiện nay, chúng ta quy định nâng cấp quá nhanh trình độ của Điều tra viên (Điều tra viên sơ cấp cũng phải có trình độ Đại học) là biểu hiện của sự nóng vội không phù hợp với thực tiễn. - Qua nghiên cứu thực tiễn công tác điều tra tội phạm, chúng tôi nhận thấy hầu hết những Điều tra viên có trình độ trung học nhưng vẫn phát huy tác dụng rất tích cực, đáp ứng tốt yêu cầu của công tác điều tra khám phá tội phạm. - Hiện nay, số lượng Điều tra viên của hầu hết các Cơ quan Điều tra các cấp đều thiếu một cách trầm trọng. Bởi vậy quy định tiêu chuẩn của Điều tra viên trên đây đã làm cho lực lượng Điều tra viên đã thiếu lại càng thiếu nhiều hơn, gây sức ép cho các trường Đại học và xáo trộn, ảnh hưởng đến tư tưởng của lực lượng điều tra viên. Chúng tôi xin đề xuất sửa đổi điều 30 của Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS hiện hành theo hướng: Quy định tiêu chuẩn Điều tra viên có 3 bậc: Cao cấp, trung cấp và sơ cấp, trong đó Điều tra viên Cao cấp, Trung cấp trình độ phải Đại học còn Điều tra viên Sơ cấp thì trình độ trung học trở lên, có kinh nghiệm công tác, có khả năng điều tra các vụ án ít nghiêm trọng, nghiệm trọng thì được bổ nhiệm là Điều tra viên Sơ cấp. 3.2.Các giải pháp cụ thể 3.2.1. Tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản Công tác nghiệp vụ cơ bản là công tác không thể thiếu được để góp phần có hiệu quả trong việc phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm XPSH nói riêng. Song, công tác nghiệp vụ cơ bản là một công tác vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn để bảo vệ an ninh trật tự, nên chúng ta cần phải tính toán lại để nhất định phải triển khai được các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, mà nhất là mạng lưới bí mật của lực lượng CSND. 3.2.2. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ điều tra và cán bộ cơ sở Thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án XPSH của các điều tra viên, trinh sát viên, công an các phường, xã trong những năm qua cho thấy, kết quả điều tra, khám phá án chưa cao và trong các hoạt động điều tra cũng còn nhiều bất cập có phần do trình độ chuyên môn của điều tra viên, trinh sát viên và Công an cơ sở có những hạn chế nhất định. Quá trình tiến hành tố tụng, các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo quy định của pháp luật TTHS đã không thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Nhiều vụ án, Thủ trưởng CQĐT phải trực tiếp củng cố hồ sơ vụ án nhiều lần hoặc phải xin gia hạn điều tra. Vì vậy, trong điều kiện chưa thể một sớm một chiều tăng quân số điều tra viên, trinh sát viên và lực lượng Công an cơ sở, thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ này là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án XPSH trong thời gian tới, cụ thể là: Trước hết, các CQĐT các cấp cần phải rà soát để phân loại số điều tra viên hiện có theo tiêu chí hiệu quả điều tra, khám phá các loại án đã xảy ra trên địa bàn. Trên cơ sở đó xác định những điều tra có nhiều kinh nghiệm trong điều tra khám phá các vụ án XPSH có tính chiếm đoạt và những điều tra viên còn thiếu kinh nghiệm trong điều tra các loại án này. Trong thời gian trước mắt, CQĐT chỉ nên giao những vụ án XPSH có tính chiếm đoạt phức tạp, chưa rõ thủ phạm cho những điều tra viên có nhiều kinh nghiệm điều tra loại án này và giao cho họ nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho số điều tra viên còn thiếu kinh nghiệm trong điều tra khám phá loại án này. Học viện CSND, Trường Đại học CSND, Trung học CSND tuỳ theo từng đối tượng để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên và Công an cơ sở. Các khoa nghiệp vụ cần chủ động phối hợp với công an các địa phương thường xuyên tổ chức các chuyên đề điều tra khám phá các loại tội phạm. Tuy nhiên, yếu tố quyết định nhất giúp hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên và Công an cơ sở là môi trường đào tạo thực tiễn. Lãnh đạo các cấp công an phải kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, phát hiện, uốn nắn kịp thời những thiếu sót trong quá trình hoạt động thực tiễn để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm. 3.2.3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan chống tội phạm XPSH a. Đối với cơ quan CSĐT nói chung. Việc bố trí, sắp xếp lại cơ quan CSĐT theo hướng chuyên sâu hiện nay theo pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự hiện hành là hợp lý, tạo được sự gắn kết liên hoàn trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra trinh sát với các hoạt động điều tra theo tố tụng, khai thác nguồn nhân lực, phân định rõ nhiệm vụ đấu tranh chuyên sâu đối với các loại tội phạm, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi lực lượng trước yêu cầu đòi hỏi cấp bách của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn mô hình tổ chức và hoạt động của văn phòng cơ quan CSĐT các cấp (Bộ, tỉnh, huyện) chúng tôi thấy rằng, có một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. 3.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ để xây dựng kế hoạch điều tra các vụ án XPSH. Điều tra vụ án hình sự thực chất là quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình đó được tiến hành trên cơ sở kế hoạch điều tra. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm XPSH, chúng tôi thấy cần phải hoàn thiện công tác thu thập chứng cứ thông qua một số hoạt động điều tra sau đây: - Công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm. Đây chính là cơ sở thiết thực để hoàn thiện việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm theo hướng sau: Tại công an các phường, xã, lực lượng làm nhiệm vụ trực ban hình sự khi tiếp nhận tin báo tội phạm XPSH cần chú ý xác định thời điểm xảy ra tội phạm và phải báo ngay cho lãnh đạo thường trực của công an phường, xã biết để họ báo tin cho Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp Huyện và phân công, bố trí lực lượng làm công tác bảo vệ hiện trường, tiến hành các biện pháp cấp bách. Trực ban hình sự nhận được tin báo ngoài việc phải ghi vào sổ trực ban nội dung tin báo, người bào tin, cách xử lý tin thì phải chú ý hướng dẫn người báo tin cách giữ nguyên hiện trường. Tại Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội các quận, huyện, khi tiếp nhận tố giác về tội phạm do quần chúng nhân dân cung cấp, trực ban hình sự cũng phải chú ý thời điểm xảy ra tội phạm, các thông tin giúp xác định loại hiện trường vụ án rồi điện báo ngay cho Công an phường, xã nơi xảy ra tội phạm yêu cầu phối hợp tiến hành xác minh nguồn tin, bảo vệ hiện trường, tiến hành các công việc cấp bách tại hiện trường- nếu có vụ án vừa xảy ra. Và báo lãnh đạo CQĐT bố trí lực lượng tiến hành công tác điều tra tại hiện trường. Trong trường hợp nhận tin báo về tội phạm do Công an phường, xã cung cấp thì Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện chú ý hỏi để xác định hiện trường của vụ án là loại có thể khám nghiệm hay không thể khám nghiệm và yêu cầu bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo lãnh đạo CQĐT bố trí lực lượng tiến hành công tác điều tra tại hiện trường. Để đảm bảo sự chuyển báo tin kịp thời phục vụ cho quá trình điều tra tội phạm, lực lượng Công an địa phương cần phối hợp, vận động, tuyên truyền để họ chấp hành tốt các quy định về công tác chuyển báo tin, tránh tình trạng vụ án đã xảy ra nhưng lực lượng bảo vệ cố ý giữ lại để điều tra, gây nhiều khó khăn trở ngại cho công tác điều tra, phát hiện tội phạm của các cơ quan công an sau này. Lực lượng tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm phải có thái độ đúng mực, phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, tiến hành kiểm tra xác minh theo đúng trình tự kể cả những vụ án có số lượng tài sản bị chiếm đoạt không lớn lắm. Tránh thái độ coi thường, xem nhẹ, coi đây chỉ là những vụ việc “lặt vặt“, có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm rất đáng tiếc. - Công tác điều tra tại hiện trường. Để làm tốt công tác điều tra tại hiện trường các vụ án XPSH, trước hết cần phải phân loại hiện trường của vụ án để có biện pháp điều tra tại hiện trường phù hợp. Kết quả nghiên cứu về thực tiễn hoạt động điều tra, cho thấy có thể phân loại hiện trường điều tra các vụ án XPSH. Hiện trường có thể khám nghiệm là những hiện trường mà khi thực hiện hành vi phạm tội, thủ phạm để lại nhiều loại dấu vết, vật chứng. CQĐT có khả năng phát hiện, thu lượm để phục vụ cho quá trình điều tra vụ án. Hiện trường có thể khám nghiệm trong những vụ án XPSH. Khi nhận tin báo tội phạm, xác định hiện trường vụ án thuộc loại có thể khám nghiệm, lực lượng tiếp nhận tin báo phải tổ chức bảo vệ hiện trường kịp thời. CQĐT phải triển khai ngay lực lượng, phương tiện để tiến hành điều tra tại hiện trường. Khi tới hiện trường, điều tra viên chủ trì có thể bố trí lực lượng, phương tiện tiến hành những biện pháp cấp bách (nếu có yêu cầu), sau đó mới tiến hành khám nghiệm hiện trường. Lực lượng khám nghiệm hiên trường cần quan tâm, phát hiện, thu giữ dấu vết vân tay lạ có tại hiện trường để so sánh, đối chiếu với dấu vân tay thu được trong các vụ án đã xảy ra, làm cơ sở xây dựng giả thuyết về đối tượng gây án. Khi nhận được tin báo tội phạm trong những trường hợp này, và khi đến hiện trường vụ án, điều tra viên không nên tổ chức khám nghiệm hiện trường mà cần tiến hành những biện pháp cấp bách và những biện pháp điều tra khác. Khi tiến hành các biện pháp điều tra tại hiện trường, điều tra viên phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, trực tiếp gặp gỡ để xây dựng lòng tin, phát huy ý thức tự giác của quần chúng nhân dân - Hoàn thiện thủ thuật, chiến thuật điều tra tố tụng để nâng cao chất lượng công tác thu thập, củng cố, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Để nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án XPSH, ngoài việc hoàn thiện công tác điều tra tại hiện trường, tăng cường các biện pháp trinh sát bí mật hỗ trợ cho các biện pháp điều tra tố tụng, điều tra viên thụ lý điều tra vụ án cần tiếp tục hoàn thiện thủ thuật, chiến thuật tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng để nhằm nâng cao chất lượng công tác thu thập, củng cố, đánh giá chứng cứ. Trước hết, điều tra viên cần làm tốt công tác chuẩn bị như nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu địa hình, địa điểm và những điều kiện cần thiết để tiến hành các biện pháp, xác định mục đích tiến hành và lập kế hoạch tiến hành từng biện pháp điều tra sát hợp với từng tình huống cụ thể. Thủ phạm các vụ án chiếm đoạt tài sản thường bán tài sản chiếm đoạt được ngay sau khi thực hiện tội phạm nên đa số các trường hợp khám xét chỗ ở của bị can không thu được tài sản là vật chứng của vụ án. Do đó, truy tìm vật chứng cần được xác định là 1 biện pháp điều tra khẩn cấp. Trong điều tra các vụ án này, khi có căn cứ bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì tiến hành luôn biện pháp khám xét. Chú ý kết hợp công tác truy bắt đối tượng tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có với công tác mở rộng truy bắt thủ phạm và ngược lại. Khi tiến hành hỏi cung bị can trong điều tra vụ án XPSH, nhất là số bị can là đối tượng có tiền án, tiền sự- chúng đã có kinh nghiệm trong khai cung, điều tra viên cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, lý lịch bị can để tìm ra những thủ thuật hỏi cung phù hợp trong từng nội dung, vấn đề cần hỏi đối với từng bị can trong từng giai đoạn. Những nội dung này cần phải được cụ thể hoá trong kế hoạch điều tra vụ án. CQĐT phải thường xuyên xây dựng mạng lưới đặc tình trại tạm giam để nắm diễn biến tư tưởng của bị can, thu thập thông tin phục vụ hoạt động hỏi cung. Khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên phải chú ý phát hiện và khai thác các biểu hiện tâm lý lo sợ của bị can để sử dụng thủ thuật, chiến thuật hỏi cung cho phù hợp - trong các vụ án có đồng phạm, các bị can thường có tâm lý lo sợ mình là người bị hỏi cung đầu tiên, và cũng sợ đồng bọn đổ lỗi cho mình. Trong lần hỏi cung đầu tiên, các điều tra viên nên dùng biện pháp tác động vào tâm lý của bị can làm cho bị can tin rằng các đồng phạm khác đã bị bắt và họ đã thành khẩn khai báo. Đặc biệt chú ý để khai thác mâu thuẫn giữa các bị can trong vụ án, các bị can thường đổ lỗi cho nhau. Điều tra viên cần chú ý thời gian để xây dựng, sử dụng đặc tình trại tạm giam tiếp cận bị can để nắm diễn biến tư tưởng, thu thập thông tin phục vụ hoạt động hỏi cung. Trong quá trình hỏi cung, bên cạnh việc hỏi bị can về diễn biến vụ án và mục đích phạm tội thì điều tra viên phải chú ý hỏi để làm rõ bước chuẩn bị thực hiện phạm tội để phục vụ cho yêu cầu mở rộng điều tra vụ án. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế trong công tác lấy lời khai người bị hại và người làm chứng, điều tra viên phải chú ý khai thác thông tin có giá trị đối với việc mở rộng điều tra vụ án; điều tra viên cần quan tâm những thông tin phục vụ việc củng cố chứng cứ buộc tội và những chứng cứ chứng minh vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình của bị can nhưng phải chú ý thu thập những thông tin về đối tượng mà người bị hại hoặc nhân chứng nghi là người thực hiện tội phạm làm cơ sở xác định cũng như phân loại đối tượng nghi vấn. Một điểm đáng chú ý nữa là khi tiến hành lấy lời khai người bị hại hoặc nhân chứng, các điều tra viên phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân khi muốn triệu tập họ để lấy lời khai làm sao không ảnh hưởng đến việc làm, kinh doanh,v.v.. của những người này. Cùng với hoạt động thu thập chứng cứ, điều tra viên phải chú ý sử dụng các biện pháp tác động tâm lý đối với họ nhằm tạo lòng tin của họ vào kết quả của cuộc điều tra mà CQĐT đang tiến hành. Chỉ tiến hành đối chất giữa các bị can để làm rõ những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, đến việc tiêu thụ tài sản, ăn chia tài sản,. v.v.. chứ không tiến hành đối chất để làm rõ số vụ án mà đồng phạm đó đã thực hiện. Thực tiễn điều tra các vụ án XPSH cho thấy, nếu tiến hành nhận dạng người để xác định thủ phạm gây án mà không có kết quả sẽ kéo theo thái độ ngoan cố trong khai báo của bị can. Thêm vào đó, đa số người bị hại hoặc người làm chứng không có thông tin hoặc có ít thông tin về nhân dạng của thủ phạm và luôn có ác cảm với loại tội phạm này. Vì vậy, chỉ tiến hành nhận dạng người để xác định thủ phạm gây án khi người bị hại, người làm chứng khai và xác nhận thông tin về đặc điểm nhân dạng của đối tượng - khi có ít nhất 2 người khai và xác nhận, không tổ chức nhận dạng nếu chỉ có 1 người bị hại hoặc một người làm chứng và xác nhận. Thông tin đó phải được điều tra viên kiểm tra các điều kiện có thể gây ảnh hưởng đến kết quả nhận dạng của họ vào thời điểm xảy ra vụ án. Trong trường hợp muốn có thêm thông tin để xác định đối tượng hiềm nghi, CQĐT tổ chức cho người bị hại, người làm chứng nhận dạng ảnh của những đối tượng có tiền án, tiền sự về các hành vi chiếm đoạt tài sản đang được quản lý trên địa bàn và các địa bàn lân cận, kể cả một số đối tượng trên các địa bàn khác. Nhưng cần chú ý: Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó. Biện pháp nhận dạng chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2 người khai và xác nhận về đối tượng. Không tổ chức nhận dạng nếu chỉ có người bị hại hoặc người làm chứng và xác nhận về đối tượng. Vì đã có nhiều trường hợp nhận dạng sai. Một số vụ án thủ phạm là người từ nơi khác đến nơi gây án nên người bị hại hoặc người làm chứng không có thông tin hoặc có ít thông tin về nhân dạng của thủ phạm nên hiệu quả nhận dạng rất thấp. 3.2.5. Chấn chỉnh việc tổ chức phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH với các lực lượng khác trong điều tra các vụ án XPSH. Thực tiễn điều tra các vụ án XPSH đã khẳng định: Sự thành công hay thất bại của công tác điều tra phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ của lực lượng CSND, trong đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH làm nòng cốt. Trong thời gian qua, các lực lượng được giao nhiệm vụ, phân công trách nhiệm trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này cơ bản đã thực hiện tốt theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an cấp trên, các văn bản chỉ đạo của ngành. Nhưng trong quá trình phối hợp, nhất là giữa các lực lượng nghiệp vụ với lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH, các lực lượng tham gia công tác điều tra các vụ án xâm phạm sử hữu chưa thường xuyên trao đổi những thông tin cần thiết, nhất là thông tin về đối tượng thường ít và tản mạn, ít nhiều làm giảm hiệu quả trong công tác phòng ngừa và điều tra đối với loại tội phạm này. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sử hữu trong thời gian tới, theo chúng tôi cần phải tăng cường mối quan hệ phối hợp trên những phương diện sau: - Thông qua công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, công tác thăm hỏi, công tác quản lý đối tượng, quản lý hộ nhân khẩu, phòng cháy chứa cháy... của lực lượng Công an cơ sở để nắm tình hình những đối tượng có tiền án, tiền sự với các hành vi chiếm đoạt tài sản trong diện quản lý, những đối tượng có biểu hiện bất minh về chi tiêu trong sinh hoạt thường ngày để cung cấp những thông tin cần thiết cho lực lượng trinh sát viên và điều tra viên khi tiến hành công tác sưu tra trong tiến hành điều tra các vụ án có liên quan đến những đối tượng nói trên. - Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã thông qua công tác quản lý địa bàn và thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, khi phát hiện những băng, ổ, nhóm tội phạm xâm phạm tài sản có tính chiếm đoạt cần phải phối hợp nhanh chóng với lực lượng trinh sát hình sự để tiến hành thu thập tài liệu, xác minh những hoạt động của băng, ổ, nhóm tội phạm này để áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi cần thiết. Đồng thời, giữa lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH với lực lượng Cảnh sát Khu vực và Công an phụ trách xã phải thường xuyên trao đổi thông tin cần thiết về những hoạt động của ổ, nhóm tội phạm phục vụ cho các yêu cầu nghiệp vụ điều tra đề ra. - Lực lượng CSĐT phải có trách nhiệm thường xuyên thông báo thông tin về những đối tượng có hành vi phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt đã bị bắt giữ nhưng đã đình chỉ điều tra hoặc bị xử lý hành chính cho lực lượng Công an phường, xã nơi đối tượng cư trú biết để theo dõi, quản lý đưa vào diện sưu tra. - Khi lực lượng trinh sát đề nghị công an phường, xã cung cấp thông tin về đối tượng sưu tra thuộc địa bàn quản lý hoặc thực hiện những biện pháp nghiệp vụ cần thiết đối với đối tượng bị nghi thực hiện tội phạm thì Công an các phường, xã nơi quản lý đối tượng phải có ý thức nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện yêu cầu này. - Thông qua công tác điều tra theo TTHS, CQĐT phải có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an cơ sở và trinh sát hình sự mở rộng diện đối tượng khai thác, phát hiện những đối tượng có liên quan đến các đối tượng phạm tội, đồng thời cung cấp cho lực lượng trinh sát hình sự những thông tin cần thiết về các đối tượng liên quan để tiến hành công tác sưu tra, phát hiện tội phạm. - Trong những trường hợp tiến hành các hoạt động điều tra như: áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khám xét, khám nghiệm hiện trường để đảm bảo đúng thủ tục pháp luật cũng như tạo điều kiện cho việc thu thập chứng cứ, tìm rõ tội phạm và thực hiện hành vi phạm tội; giữa lực lượng Điều tra viên, trinh sát viên và Công an cơ sở phải có sự phối hợp chặt chẽ, không được coi nhẹ sự phối hợp tham gia của các chủ thể. - Theo thẩm quyền điều tra của mình, lực lượng trinh sát viên trong quá trình tham gia hoạt động điều tra phải có trách nhiệm phối hợp và cung cấp những thông tin mà mình biết về vụ án, để lực lượng Điều tra viên biết để tiến hành thu thập hoặc phối hợp tiến hành các biện pháp chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ theo đúng qui định. Trong trường hợp này lực lượng điều tra viên không được từ chối yêu cầu phối hợp của lực lượng trinh sát. - Trong trường hợp có quyết định xác lập chuyên án trinh sát thì điều tra viên phải trực tiếp tham gia hoặc phải phối hợp, cung cấp cho lực lượng trinh sát biết những thông tin để thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành chuyên án theo đúng kế hoạch đã đề ra. - Mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT với trại tạm giam, nhà tạm giữ: Khi tiến hành giam giữ, CQĐT phải bàn bạc, thống nhất với lãnh đạo trại tạm giam, nhà tạm giữ trong việc sắp xếp, bố trí hợp lý, chống thông cung và thực hiện các yêu cầu khác phục vụ cho hoạt động điều tra như bố trí đặc tình trại giam, bố trí cài đặt các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ... Khi thực hiện các công việc này phải đảm bảo yêu cầu bí mật thì mới có hiệu quả. - Đối với lực lượng kỹ thuật hình sự phải cố gắng đáp ứng yêu cầu giám định của Cơ quan CSĐT một cách nhanh chóng, kịp thời; mặt khác, điều tra viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng mọi biện pháp hợp pháp, nhanh chóng thu thập mẫu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người giám định trong việc đưa ra kết quả chính xác, kịp thời. Tóm lại: Để mối quan hệ phối hợp trên đây phục vụ tốt cho hoạt động điều tra, khám phá tội phạm cần phải xây dựng, quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp, trách nhiệm của mỗi lực lượng tham gia trong quá trình điều tra tội phạm. Có như vậy mới tạo được sự đồng bộ, thống nhất. Ngoài các mối quan hệ như đã trình bày ở trên, quá trình điều tra vụ án XPSH cần có nhiều mối quan hệ khác với một số lực lượng khi có yêu cầu đặt ra. Như mối quan hệ với lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ trong việc cài đặt các thiết bị đặc biệt để kiểm soát, theo dõi di biến động, trạng thái tâm lý của đối tượng nghi vấn; mối quan hệ với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc phát hiện, bắt giữ đối tượng nghi vấn... Nhìn chung, quá trình tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm cần thiết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất giữa các lực lượng tham gia. Có như vậy mới tạo ra sự phối hợp đồng bộ để giải quyết các yêu cầu điều tra hiện tại cũng như góp phần cho việc đề ra các giả thuyết, kế hoạch điều tra thích hợp để giai đoạn tiếp theo đạt kết quả tốt. KẾT LUẬN Hoạt động điều tra khám phá các tội phạm XPSH là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Trong thời gian qua, kết quả điều tra khám phá loại tội phạm này còn thấp. Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng hoạt động điều tra khám phá các tội phạm XPSH một cách toàn diện nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích, đồng thời thấy được những sơ hở thiếu sót cũng như những vướng mắc và nguyên nhân của nó là rất cần thiết. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án XPSH bao gồm các nhóm giải pháp chung như: Giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật, tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh chống tội phạm; Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nội quy bảo vệ. Và các giải pháp cụ thể: Tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản; Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ điều tra và cán bộ cơ sở; Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan chống tội phạm XPSH; Nâng cao chất lượng thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ để xây dựng kế hoạch điều tra các vụ án XPSH. Chấn chỉnh việc tổ chức phối hợp giữa lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH với các lực lượng khác trong điều tra các vụ án XPSH. Với những nội dung nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận không thể khái quát hết được thực trạng cũng như đề ra những giải pháp xác với thực tế về công tác điều tra khám phá các vụ án về tội phạm xâm phạm trật tự sở hữu, những vấn đề cần chứng minh trong các vụ an xâm phạm sở hữu, mong thầy góp ý chỉnh sửa thêm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công an, Quy định tạm thời về việc phân công thẩm quyền điều tra của CQĐT và các Cơ quan khác của lực lượng CAND được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ban hành kèm theo Quyết định số 1023/2000/QĐ-BCA (V19) ngày 22 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ Công an, Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm và cấp giấy chứng nhận ĐTHS trong CAND ban hành kèm theo Quyết định số 1113/2000/QĐ-BCA ngày 7 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ Công an, Quyết định số 189/2005/QĐ-BCA ngày 2 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ. Bộ Công an, Quyết định số 5600/2004/QĐ-BCA(X13) ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi tên và chuyển giao một số đơn vị thuộc tổ chức của Tổng cục Cảnh sát. Bộ Công an, Quyết định số 5601/2004/QĐ-BCA(X13) ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi tên và chuyển giao một số Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ Công an, Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số qui định của Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm 2004 trong CAND. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02-5-2005 về cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 25-6-2005 về cải cách tư pháp đến năm 2010 định hướng 2020. Bộ Nội vụ, Chỉ thị số 26/BNV ngày 22 ngày 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc bổ nhiệm và phân công, quan hệ giữa thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT trong lực lượng CAND. Bộ Nội vụ, Quyết định số 262/BNV ngày 27 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thống nhất tên gọi, con dấu và việc bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT các cấp của lực lượng CAND. Học viện CSND, Giáo trình Luật TTHS Việt Nam (Dành cho hệ sau đại học), Xưởng in Học viện CSND, Hà Nội - 2003. Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Pháp lệnh Tổ chức ĐTHS, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội - 1989. Quang Đỗ Ngọc, PGS, TS Đỗ Ngọc Quang, CQĐT Công an nhân dân trong TTHS, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội - 2001. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, Bộ luật Tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp điều tra hình sự - Những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra các tội xâm phạm sở hữu Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn v.doc