Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các
nước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến
việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học.
Các phương pháp day học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang
dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy
học sinh làm trung tâm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp
trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực
quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang
được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Bởi vì:
- Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học
nổi tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov .và
nhiều người khác cho rằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực
quan trong dạy học là điều rất cần thiết.
- Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như:
I.I.Alecne, I.D.Dvere .và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng
như các nhà phương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương
pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn
phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực
quan trong dạy học địa lí. Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực
hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng
dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái
niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng,
chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy
học địa lí.
Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa
lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm:
+ Các loại hình bản đồ: Qủa Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong
sách giáo khoa, bản đồ trong át lát, bản đồ câm
+ Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu
+ Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu .
Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến
thức ở kênh chữ và kênh hình. Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc
kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến
thức trên kênh chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt
để kiến thức ở kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều
kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp
cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức
bền chặt hơn, chắc chắn hơn.
Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện
nay cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại
ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học
sinh khai thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy, học sinh
tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tế còn hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp sử
dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT Tỉnh Thái Nguyên theo
hướng tích cực”.
115 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức đúng đắn về sự hình thành và phát triển của các thiên
thể, về các hiện tượng tự nhiên là kết quả của vận động tự quay quanh trục
của Trái Đất.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Quả địa cầu, một cây nến.
- Bản đồ thế giới.
- Băng hình, đĩa CD về Vũ Trụ, Trái Đất.
- Học sinh chuẩn bị tài liệu sưu tầm về Trái Đất, Vũ trụ, hệ Mặt Trời...
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ
3- Giáo viên giới thiệu bài mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
73
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
Giáo viên cho học sinh xem băng hình về Vũ Trụ.
-
I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt
Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt
Trời.
1- Vũ trụ:
Là khoảng không gian vô tận chứa
các thiên hà.
Hoạt động 1 (nhóm): Sau khi xem đoạn băng, kết
hợp quan sát hình 5.1 và những kiến
thức đã học em hãy cho biết Vũ Trụ là gì ?
Hình 5.1 . Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà(
nhìn nghiêng).
Khái niệm Vũ Trụ học sinh đã được học ở lớp 6, ở
đây giáo viên cần hướng dẫn học sinh kết hợp quan
sát hình 5.1 và kiến thức đã học để nắm nội dung cơ
bản của khái niệm này.
- Mặt Trời chỉ là một trong rất nhiều ngôi sao( hàng
tỉ) trong dải Ngân Hà.
- Bằng kiến thức đã học, GV gợi học sinh nhớ lại:
Trái Đất của chúng ta là một khối cầu vĩ đại, nhưng
Mặt trời còn lớn hơn rất nhiều.
Từ đó, các em có thể hình dung cụ thể về sự bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
74
la, vô cùng tận của Vũ Trụ.
- Giáo viên phân biệt Thiên Hà (nhiều thiên thể), dải
Ngân Hà là thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời.
- Vậy Hệ Mặt Trời là gì ?
Hình 5.2. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và
quỹ đạo chuyển động của chúng.
- Hoạt động 2: Dựa vào hình 5.2, kể tên các hành
tinh thuộc Hệ Mặt Trời? Quỹ đạo chuyển động của
chúng?
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Hoạt động 3: Dựa vào hình 5.2, Trái Đất là hành
tinh thứ mấy của Hệ Mặt Trời ? Em nhận xét gì về
khoảng cách này ? (Từ thực tế nêu ra).
GV cần lưu ý để học sinh nắm được: ngoài chuyển
động xung quanh Mặt Trời, các hành tinh còn tự
quay quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng
hồ( trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh).
Hoạt động 4 (nhóm): Trái đất có mấy chuyển động,
chuyển động theo hướng nào ? Thời gian của các
chuyển động ?
GV sử dụng hình vẽ:
2- Hệ mặt trời:
- Là một tập hợp các thiên thể nằm
trong Dải Ngân Hà (mặt trời, các
hành tinh, thiên thể và các đám bụi
khí)
- Gồm 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim
tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh,
Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vư-
ơng tinh.
3- Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
- Vị trí thứ ba trong hệ mặt trời
(khoảng cách 149,6 triệu km).
- Nhận lượng nhiệt, ánh sáng đảm
bảo cho sự sống.
- Trái đất tự quay quanh trục, vừa
chuyển động tịnh tiến xung quanh
mặt trời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
75
Hình 5.3. Chuyển động tự quay quanh trục của
Trái Đất
Quan sát hình, em hãy mô tả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái đất?
GV hướng dẫn học sinh mô tả đúng và kết hợp cung
cấp cho học sinh những kiến thức mới:
- Trục (tưởng tượng) của Trái đất tạo với mặt phẳng
quỹ đạo chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt
Trời một góc là 66033'
- Thời gian Trái đất tự quay một vòng quanh
trục là một ngày đêm (24 giờ).
Hình 5.4. Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời.
Dựa vào hình vẽ, em hãy: - Mô tả chuyển động tịnh
tiến của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
- Cho biết Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
76
theo hướng nào? Thời gian Trái Đất chuyển động
trên quỹ đạo một vòng là bao nhiêu ngày?
- Giáo viên chuẩn kiến thức về hai chuyển động của
Trái Đất, mô tả bằng Quả Địa Cầu để học sinh hình
dung.
GV chuẩn kiến thức.
Giáo viên mô tả lại hoạt động tự quay của Trái
Đất. Dùng một ngọn nến diễn tả hiện tượng ngày -
đêm.
Hình. 5.5. Thực nghiệm về sự luân phiên ngày,
đêm của điểm A trên bề mặt Trái Đất
Vì sao có hiện tượng ngày đêm, sự luân phiên ngày
đêm?
Trước hết cần cho học sinh hiểu khái niệm ngày là
khoảng thời gian mà bề mặt Địa Cầu được chiếu sáng,
đêm là khoảng thời gian mà phần bề mặt Địa Cầu
khuất trong bóng tối.
Để thực nghiệm, giáo viên đặt quả Địa Cầu trên mặt
bàn, trước một ngọn nến đã được thắp sáng. Cho học
sinh quan sát rồi đánh dấu một điểm A nào đó ở bề
mặt Địa Cầu thuộc phần được chiếu sáng. GV xoay
quả Địa Cầu từ trái sang phải sao cho điểm A bị chìm
vào bóng tối, tiếp tục xoay nữa thì điểm A sẽ lại được
chiếu sáng. GV cho học sinh rút ra nhận xét.
II- Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của trái đất:
1- Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất hình cầu và tự quay
quanh trục nên có hiên tượng ngày
đêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
77
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 5.3: Các múi
giờ trên Trái Đất.
Hình 5.6. Các múi giờ trên Trái Đất.
Trước hết cần giải thích: múi giờ là gì? Đó là
dongười ta phân chia bề mặt Địa Cầu thành 24 phần
dọc theo kinh tuyến giống hình những múi cam.
GV phân biệt cho học sinh hiểu các khái niệm: giờ
địa phương, giờ múi.
Giáo viên: Do Trái Đất hình cầu, tự quay quanh
trục --> ở các kinh tuyến khác nhau nhìn thấy mặt
trời độ cao khác nhau --> có giờ khác nhau.
GV hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, đọc tên các địa
phương có giờ sớm, giờ muộn và tập tính giờ của
mỗi khu vực trên Trái Đất khi múi giờ gốc là 0 giờ,
12 giờ.
Luyện tập cách tính đổi ngày khi một con tàu đi
qua kinh tuyến đổi ngày.
Học sinh điền các lãnh thổ có cùng một giờ sớm
hơn hay muộn hơn giờ GMT vào bảng mẫu sau.
Giờ
sớm
Tên
địa
phương
+1 +2 +3 +4 +5 +6 +7 +8 +9
+
10
+
11
+
12
Giờ
muộn
Tên
địa
0 -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9
-
10
-
11
2- Giờ trên Trái Đất và đƣờng
chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương: Các điểm thuộc các
kinh tuyến khác nhau có giờ khác
nhau.
- Chia trái đất ra 24 múi giờ, mỗi
múi giờ cách 150.
- Giờ múi: Các địa phương nằm
cùng một múi giờ.
- Giờ quốc tế: Giờ ở múi số 0.
- Đường chuyển ngày quốc tế: kinh
tuyến 1800 (Tây --> Đông lùi 1
ngày và ngược lại)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
78
phương
- Hoạt động 6: Học sinh nghiên cứu hình 5.3, bản
đồ trên bảng múi giờ 0, kinh tuyến 1800, Việt Nam
ở múi giờ số mấy ? Xác định giờ ở một số thủ đô
của một số nước: Hà Nội, Bắc Kinh, Tô-ki -ô, Oa-
sinh-tơn thuộc múi giờ nào?
- Bài tập: Ở Anh lúc 2h sáng ngày 3/4 thì ở Cu Ba là
mấy giờ, ngày bao nhiêu? (Biết Cu Ba ở múi giờ số
19).
Múi giờ 0 - 12 tăng 1h qua mỗi múi giờ ; 12 - 24
giảm 1h khi qua mỗi múi.
- Hoạt động 7: Học sinh nghiên cứu hình 5.4. Trước
hết GV yêu cầu HS mô tả lại đối tượng địa lí được
thể hiện trên hình 5.4.Cho biết ở bán cầu Bắc vật
thể chuyển động lệch phía nào ? Ở bán cầu Nam ?
Hình 5.4. Sự lệch hướng chuyển động của các vật
thể trên Trái đất
Giáo viên chuẩn kiến thức, nêu lực Côriôlit, nêu sự
lệch hướng của vật thể ở hai bán cầu.
Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác được những
kiến thức cần thiết ở hình 5.4, GV dùng phương
pháp thuyết trình để giải thích nguyên nhân gây ra
sự lệch hướng của các vật thể trên Trái Đất( lực
côriôlit).
3- Sự lệch hƣớng chuyển động
của các vật thể:
- Khi trái đất tự quay quanh trục,
các vật thể chuyển động trên bề mặt
trái đất bị lệch hướng so với hướng
ban đầu. Lực làm lệch hướng là lực
Côriôlit.
- Bán cầu Bắc: Vật chuyển động
lệch về hướng bên phải.
- Bán cầu Nam: Vật chuyển động
lệch về bên trái.
- Lực Côriôlit tác động mạnh đến
hướng chuyển động của các khối
khí dòng biển
IV. Củng cố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
79
V. Hoạt động nối tiếp: Làm bài tập trong SGK và chuẩn bị bài mới.
Bài 24: PHÂN BỐ DÂN CƢ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƢ VÀ ĐÔ
THỊ HÓA
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu đặc điểm phân bố dân cư thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới
sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng.
- Hiểu được đặc điểm và bản chất của đô thị hóa.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tính mật độ dân số, xác định vị trí các thành phố lớn trên bản đồ
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng
số liệu về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và tỉ lệ dân cư
thành thị.
- Ba đặc điểm chính của đô thị hóa, mặt tích cực và tiêu cực của quá
trình này
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới
- Hình 24.1 trong sách giáo khoa (phóng to).
-Một số hình ảnh về nông thôn, các thành phố lớn trên Trái Đất.
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
I- Phân bố dân cƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
80
- Hoạt động 1: Nêu tiêu chí đánh giá sự phân bố dân cư.
Trên thế giới có chỗ đông dân, nhưng lại có chỗ cư dân vô
cùng thưa thớt.Thoạt nhìn, tưởng việc cư trú của con người
là hoàn toàn tùy tiện. Nhưng thực ra, sự phân bố dân cư là
một hiện tượng xã hội có tính quy luật.
- Học sinh tính một số ví dụ cụ thể.Ví dụ: tính mật độ dân
số của Việt Nam.
Diện tích: 331.212 km2.
Dân số: 85,17 triệu người( 2007)
Mật độ dân số?
Hình 24.1- Bản đồ phân bố dân cư thế giới
Dựa vào bảng 24.1 và bản đồ dân cư thế giới, hãy nhận xét
tình hình phân bố dân cư trên thế giới hiện nay.
Số
thứ
tự
Khu
vực
Mật độ
dân số
(ng/km
2
)
Số
thứ
tự
Khu vực
Mật độ
dân số
(ng/km
2
)
1 Bắc Phi 23 10 Đông Á 131
2
Đông
Phi
43 11
Đông
Nam Á
124
3
Nam
Phi
20 12 Tây Á 45
4 Tây Phi 45 13 Trung- 143
1- Khái niệm
- Là sự sắp xếp dân số một
cách tự phát hoặc tự giác trên
một lãnh thổ nhất định, phù
hợp với điều kiện sống và các
yêu cầu xã hội.
- Tiêu chí đánh giá: Mật độ
dân số
- Đơn vị: người/km2
2. Đặc điểm:
a/ Phân bố dân cƣ không
đều trong không gian
- Năm 2005 mật độ dân số
trung bình của thế giới là 48
người/km2
- Những khu vực dân cư tập
trung đông đúc như Tây Âu,
Đông Á, Trung Nam Á- -
Những khu vực dân cư thưa
thớt như vùng ven Bắc Băng
Dương, châu Úc, vùng hoang
mạc ở Trung Phi, vùng rừng
rậm xích đạo Nam Mĩ và
vùng núi cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
81
Nam Á
5
Trung
Phi
17 14 Bắc Âu 55
6 Bắc Mĩ 17 15 Đông Âu 93
7 Ca-ri-bê 166 16 Nam Âu 115
8
Nam
Mĩ
21 17 Tây Âu 169
9
Trung
Mĩ
60 18
Châu Đại
Dương
4
Bảng 24.1.Phân bố dân cƣ theo các khu vực, năm 2005
Dựa vào bảng 24.2 nêu sự thay đổi về tỷ trọng phân bố dân
cư thế giới theo thời gian? Giải thích?
Các châulục 1650 1750 1850 2005
Á 53,8 61,5 61,1 60,6
Âu 21,5 21,2 24,2 11,4
Mĩ 2,8 1,9 5,4 13,7
Phi 21,5 15,1 9,1 13,8
Đại Dương 0,4 0,3 0,2 0,5
Toàn thếgiới 100,0 100,0 100,0 100,0
Bảng 24.2. Tỉ trọng phân bố dân cƣ theo các châu lục,
thời kì 1650-2005.
Số dân của Châu Á là đông nhất, vì đây là một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia
tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển
cư liên lục địa.
Dân số Châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ thế
kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng vào giữa
thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột,
một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương,
b/ Phân bố dân cƣ biến động
theo thời gian
- Tỉ trọng dân số Châu Á
giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ
trọng lớn nhất.
- Tỉ trọng dân số châu Âu
giảm dần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
82
nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm liên tục cho đến nay.
Dân số châu phi giảm mạnh từ thế kỉ XVII cho đến giữa
thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Từ
cuối thế kỉ XIX đến nay, dân số bắt đầu tăng lên do mức
gia tăng tự nhiên rất cao.
Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư
liên tục từ châu Phi, châu Âu.Riêng châu Đại Dương, số
dân rất nhỏ so với tổng dân thế giới, có tăng lên ít nhiều
sau khi có dòng nhập cư từ châuÂu, châu Á tới.
- Giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Vì sao có vùng dân cư tập trung đông, có
vùng thưa dân ? Cho một số ví dụ.
Học sinh nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để hình thành
sơ đồ.
- Tỉ trọng dân số Châu Đại
Dương, châu Phi, châu Mỹ
tăng lên.
3- Các nhân tố ảnh hƣởng
đến sự phân bố dân cƣ
Các nhân tố ảnh hướng
tới phân bố dân cư
Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố kinh tế - xã hội
Khí
hậu
Nguồn
nước
Địa
hình
và
đất
đai
Khoáng
sản
Trình
độ
phát
triển
lực
lượng
sản
xuất
Tính
chất
của
nền
kinh tế
Lịch
sử khai
thác
lãnh
thổ
Chuyển
cư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
83
Hình 24.2 Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam, trang dân cư, em hãy nhận
xét sự phân bố dân cư ở nước ta. Giải thích nguyên nhân?
Liên hệ với địa phương em?
-Phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí giữa đồng bằng, ven
biển với trung du, miền núi( 75% dân số tập trung ở đồng
bằng.
-Chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn( nông thôn
76,9%).
Hoạt động 4: Nêu sự phân loại các loại hình quần cư.
Học sinh quan sát tranh ảnh về quần cư nông thôn và quần
cư thành thị.
II- Các loại hình quần cƣ:
1- Khái niệm
- Quần cư là hình thức biểu
hiện cụ thể của việc phân bố
dân cư trên bề mặt Trái Đất,
bao gồm mạng lưới các điểm
dân cư tồn tại trên một lãnh
thổ nhất định.
2- Phân loại và đặc điểm
a/ Phân loại:
- Có hai loại hình quần cư chủ
yếu
+ Quần cư nông thôn
+ Quần cư thành thị
b/ Đặc điểm
Quần cư
nông thôn
- Xuất hiện
sớm
- Mang tính
chất phân
tán
- Sản xuất
Quần cƣ
thành thị
- Xuất hiện
muộn
- Tính chất
tập trung,
mật độ cao
- Sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
84
Hình 24.3. Quần cƣ nông thôn
Hình 24.4. Quần cƣ thành thị.
Đây là hai ảnh chụp điển hình của hai loại hình quần cư:
loại hình quần cư nông thôn và loại hình quần cư thành thị.
GV mô tả nhanh hai bức ảnh.
GV đặt câu hỏi phát vấn và gợi mở để HS nêu được đặc
điểm và chức năng của quần cư nông thôn và quần cư
thành thị.
- GV lưu ý với học sinh, mỗi một đô thị thực hiện một chức
năng nhất định. Căn cứ vào chức năng có thể phân biệt các
loại đô thị:
- Công nghiệp: Đi- tơ- roi( Hoa Kì), Nam Định (Thái
Nguyên).
nông nghiệp
là chủ yếu
- Còn có tiểu
thủ công
nghiệp, dịch
vụ, du lịch
công nghiệp
là chủ yếu
và dịch vụ
- Là trung
tâm kinh tế,
văn hóa,
chính trị
III- Đô thị hóa
1- Khái niệm
Đô thị hóa là một quá trình
kinh tế- xã hội mà biểu hiện
của nó là sự tăng nhanh về số
lượng và quy mô của các điểm
dân cư đô thị, sự tập trung dân
cư trong các thành phố, nhất là
các thành phố lớn và phổ biến
rộng rãi lối sống thành thị.
2- Đặc điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
85
- Thương mại, giao thông( Hải Phòng).
- Hành chính- chính trị- văn hóa( Luân- Đôn, Va-ti-căng).
- Du lịch: Đà Lạt.
-Tổng hợp: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nghiên cứu mục III.1, và những kiến thức đã học, hãy
trình bày khái niệm đô thị hóa?
Hoạt động 5: Dựa vào bảng 24.3, nhận xét về sự thay đổi
dân cư thành thị và nông thôn.
Khu vực 1900 1950 1970 1980 1990 2005
Thành thị 13,6 29,2 37,7 39,6 43,0 48,0
Nông thôn 86,4 70,8 62,3 60,4 57,0 52,0
Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Bảng 24.3. Tỉ lệ dân cƣ thành thị và nông thôn, thời kì
1900-2005.
Hoạt động 5: Dựa vào bảng 24.3, nhận xét về sự thay đổi
dân cư thành thị và nông thôn.
Hình 24.5. Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới thời kì2000-
2005(%).
Dựa vào hình 24 điền tên các khu vực, châu lục dân cư
thành thị cao ? Khu vực, châu lục dân cư thành thị thấp?
Tỉ lệ dân thành thị Vùng phân bố
a/ Dân cƣ thành thị có xu h-
ƣớng tăng nhanh
Năm 2005 chiếm 48%
b/ Dân cƣ tập trung vào các
thành phố lớn và cực lớn
- Thế giới có 270 thành phố >
1 triệu dân, 50 thành phố > 5
triệu dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
86
( nước, khu vực)
<25%
25-50%
51-70%
> 70%
Liên hệ với Việt Nam; Năm 2005: tỉ lệ dân số thành thị là
25%.
Kể tên các thành phố đông dân trên thế giới.
Mêhicô: 29,6 triệu dân
Xaopaolô: 26 triệu dân
Xêun: 22 triệu dân
Thượng Hải: 15 triệu dân.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy kể tên các thành phố
có số dân đông.
Liên hệ thực tế, cho ví dụ.
Hoạt động 6: Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát
triển kinh tế - xã hội.
GV cho học sinh quan sát hình ảnh về các thành phố lớn.
- Tập trung nhiều ở châu Mỹ,
Liên Bang Nga, Ôt x trây lia.
c/ Phổ biến rộng rãi lối sống
thành thị
3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa
đến phát triển kinh tế - xã
hội và môi trƣờng.
a/ Tích cực:
Đô thị hóa gắn liền với công
nghiệp hóa, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, công cụ lao động.
Thay đổi sự phân bố dân cư,
lao động.
b/ Tiêu cực
Đô thị hóa không gắn liền với
công nghiệp hóa, nông thôn
thiếu nhân lực, vấn đề việc
làm, nhà ở, môi trường .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
87
Hình 24.6. Thành phố DUBAI( ẤN ĐỘ )
Liên hệ tác động của đô thị hóa đối với các vấn đề: kinh
tế- xã hội- môi trường ở nước ta.
IV. Củng cố
V. Hoạt động nối tiếp: Làm bài tập trong SGK và chuẩn bị bài mới.
BÀI 32: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng. Tình hình sản xuất và
phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: Khai thác than, khai thác dầu và
công nghiệp điện lực.
- Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất, phân bố ngành công nghiệp
luyện kim.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những
nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện trên thế giới
- Biết nhận xét biểu đồ sử dụng cơ cấu năng lượng thế giới.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim
trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những hạn chế,
thuận lợi của hai ngành này ở nước ta so với thế giới.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ địa lý khoáng sản thế giới.
- Các hình ảnh minh họa về ngành công nghiệp khai thác than, dầu, điện
lực, luyện kim đen và màu trên thế giới và ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
88
- Hình 32.4 và 32.5 trong SGK ( phóng to)
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ
3- Giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Hoạt động 1: Học sinh nêu các ngành thuộc
công nghiệp năng lượng
- Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò gì ?
- Hoạt động 2 (cặp, bàn)
- Giáo viên chia nhóm cụ thể, làm theo các nội
dung
+ Vai trò
+ Trữ lượng
+ Tình hình khai thác
+ Phân bố của các ngành công nghiệp năng lư-
ợng. Liên hệ Việt Nam
- Đại diện trình bày kết quả.
- Giáo viên bổ sung, củng cố.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng hình “ Phân
bố trữ lượng và sản lượng khai thác than của
thế giới năm 2000-2003.GV hướng dẫn học
I- Công nghiệp năng lƣợng
1- Vai trò
- Ngành kinh tế quan trọng, cơ bản của
một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ
phát triển được với sự tồn tại của cơ sở
năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa
học kỹ thuật
- Gồm:
+ Công nghiệp khai thác than
+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ
+ Công nghiệp điện lực
a/ Công nghiệp khai thác than
- Vai trò
+ Nguồn năng lượng cơ bản, xuất hiện
rất sớm
+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện,
luyện kim
+ Nguyên liệu cho CN hóa chất
- Trữ lượng:
+ 13.000 tỷ tấn (3/4 than đá).
- Tình hình khai thác:
+ Sản lương tăng trung bình 5,4% từ
1820 tr tấn(1950)- 5266 tr tấn(2001).Từ
đầu thập kỉ 90 mức tăng giảm xuống còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
89
sinh đọc bản đồ, xác định những nước có sản
lượng than lớn nhất, nhỏ nhất?
Hãy nhận xét về sự phân bố các vùng than và
các nước sản xuất than nhiều nhất, ít nhất thế
giới?
Hình 32.1. Phân bố trữ lƣợng và sản lƣợng
khai thác than của thế giới
- Than đá: Nước khai thác nhiều nhất là Trung
Quốc (1.357 triệu tấn), Hoa Kỳ (992 triệu tấn),
Ấn Độ, Liên Bang Nga, Pháp, Ô- xtrây-li-a,
Nam Phi... Những nước đứng đầu về sản lượng
khai thác là những nước có trữ lượng than lớn
trên thế giới.
Học sinh sử dụng Át lát địa lí Việt Nam, trang
công nghiệp năng lượng, xác định sự phân bố
ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta?
Liên hệ tình hình khai thác than ở tỉnh Thái
Nguyên?
- Việt Nam: Trữ lượng 6,6 tỷ tấn ( đứng đầu
Đông nam Á). Riêng vùng than Quảng Ninh
chiếm 90% trữ lượng. Sản lượng tăng đều từ
5,2 tr tấn( 1975)- 6,4 tr tấn(1986). Năm 2004
đạt 26 triệu tấn.
Thái Nguyên: có một số mỏ than mỡ, trữ
lượng nhỏ, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp luyện kim, nhiên liệu cho nhà máy nhiệt
1,5%.
+ Khai thác 5 tỷ tấn/năm.
- Phân bố:
+ Nước khai thác nhiều là những nước có
trữ lượng lớn: Trung Quốc 1.357 triệu
tấn/năm, Hoa Kỳ 992 triệu tấn/năm, Ấn
Độ, Liên Bang Nga, Ba Lan, Đức...
Liên hệ Việt Nam.
Liên hệ địa phương.
b/ Khai thác dầu mỏ
- Vai trò:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
90
điện, sinh hoạt...
Bằng kiến thức thực tế, em hãy kể tên các mỏ
than của tỉnh?
- Phấn Mễ, Làng Cẩm, Núi Hồng, Khánh
Hòa...
Hoạt động 2: Cả lớp.
GV đặt câu hỏi: vì sao dầu mỏ được coi là “
vàng đen” của mỗi quốc gia?
Ngoài những kiến thức trong SGK, GV có thể
mở rộng thêm giá trị của dầu mỏ ở chỗ ngoài
khả năng sinh nhiệt lớn( 10.000 đến 15.000
kcal/kg), còn tiện sử dụng và vận chuyển, dễ
dàng cơ khí hóa việc nạp nhiên liệu vào động
cơ. Nhiên liệu cháy hoàn toàn, không tạo thành
tro...Dầu mỏ không chỉ là nhiên liệu mà còn là
nguyên liêu quý cho công nghiệp hóa học,
dược phẩm...
Dựa vào hình 32.2- Trữ lượng dầu mỏ và sản
lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kì
2000-2003.
GV hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, đọc từng
loại đối tượng được biểu hiện trên bản đồ rồi
ghi các thông tin đọc được vào bảng dưới đây.
GV dựa vào phần trình bày trong bảng của
+ Nhiên liệu quan trọng (vàng đen)
+ Nguyên liệu cho CN hóa chất
- Trữ lượng:
+ 400-500 tỷ tấn. Tập trung ở các nước
đang phát triển ở khu vực Trung Đông(
65% trữ lượng thế giới), Mĩ La Tinh(
7,2%), Châu Phi( 9,3%), Liên Bang Nga
và Đông Âu( 7,9%), Châu Á và châu Đại
Dương( 4,6%).
- Khai thác: 3,8 tỷ tấn/năm
- Phân bố:
+ Nước khai thác nhiều là các nước đang
phát triển ở Trung Đông( Arâp xêut, I
Rắc, I Ran, Các Tiểu Vương Quốc A
Râp, các nước Bắc Phi, Vênêxuêla,và các
nước Liên Bang Nga...
Khu
vực
Trữ
lượng
dầu
mỏ (tỉ
tấn)
Khu
vực có
trữ
lượng
lớn
nhất
Sản
lượng
khai
thác
của
từng
Khu
vực có
sản
lượng
dầu
nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
91
học sinh, yêu cầu nhận xét.
Bổ sung: Khu vực Trung Đông 50% trữ lượng
dầu mỏ thế giới. CN dầu khí là ngành kinh tế
xương sống của khu vực này.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, trang công
nghiệp, liên hệ tình hình khai thác dầu khí ở
nước ta. Kể tên các mỏ dầu lớn?
Hình 32.3. Khai thác dầu trên biển Việt
Nam.
- Việt Nam:
+ Từ chỗ phải nhập từng lít dầu hỏa để thắp
đèn đến nay công nghiệp dầu khí của nước ta
đã có những chuyển biến đáng kể.
+ Năm 2002 đứng thứ 31/85 nước sản xuất dầu
khí. Tổng trữ lượng dự báo dầu khí là 5-6 tỉ
tấn, trong đó trữ lượng đã tìm kiếm, thăm dò là
1,5- 2 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa
phía Nam.
+ Năm 2004 đạt 20 triệu tấn dầu thô và hàng tỷ
m
3
khí.
GV yêu cầu học sinh kể tên các mỏ dầu lớn ở
nước ta.
khu
vực
(tr t/n)
nhất
(tr t)
Bắc
Mĩ
6,2
201-
350
Mĩ La
Tinh
10,3
100-
150
Châu
Phi
13,2
Trung
Đông
92,5 x
100-
>350
Châu
Âu,
Liên
Xô cũ
11,3 >350 x
Châu
Á và
châu
Đại
Dương
6,6
151-
200
Liên hệ Việt Nam.
c/ Công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Cơ sở phát triển ngành công nghiệhiện
đại, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật và nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
92
Dụa vào bảng và những kiến thức thực tế, em
hãy trình bày vai trò của ngành công nghiệp
điện lực?Cơ cấu điện năng?
Hình 32.4. Cơ cấu sử dụng điện năng thế giới
Dựa vào kiến thức đã học và hình 32.6, GV
hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ để hiểu rõ các
loại năng lượng được biểu hiện trên từng biểu
đồ và sự thay đổi của nó qua các thời kì.
Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng
năng lượng thế giới, năm 1940-2000. Tương lai
của nguồn năng lượng nguyên tử, thủy điện và
nguồn năng lượng mới?
GV chuẩn kiến thức.
- Điện lực là ngành trẻ, sản lượng trong 50 năm
tăng 16 lần (32%/năm)
cao đời sống văn minh.
- Cơ cấu
+ Nhiệt điện
+ Thủy điện
+ Điện nguyên tử
+ Năng lượng gió, mặt trời
- Sản lượng 15.000 tỷ kw/h
- Phân bố: Các nước phát triển
Liên hệ Việt Nam.
II- Ngành công nghiệp luyện kim
- Gồm hai ngành
+ Luyện kim đen
+ Luyện kim màu
Năm 1940
14
57
3
26
Năm 2000
5
20
14
54
7
Củi, gỗ
Than đá
Năng lượng nguyên tử, thủy điện
Dầu khí
Năng lượng mới
Năm 2000
5
20
14
54
7
Củi, gỗ
Than đá
Năng lượng nguyên tử, thủy điện
Dầu khí
Năng lượng mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
93
Hình 32.5. Phân bố sản lƣợng điện năng thế
giới, thời kì 2000-2003.
Hoạt động 3: dựa vào hình 32., GV hướng dẫn
học sinh đọc bản đồ và điền các thông tin vào
bảng sau:
Nước
Tổng sản
lương (tỉ
kwh/năm)
Sản lượng
điện bình
quân
(kwh/năm)
Nhận
xét
Cao nhất: Na Uy (23.500 kw/h/người)
Canada (16.000 kw/h/người)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức
thực tế, hãy nhận xét tình hình phát triển và
phân bố ngành công nghiệp điện lực ở nước ta?
Kể tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điên có
công suất lớn đã và đang xây dựng?
- Năm 2004 Việt Nam sản lượng 46 tỷ kw/h (
561 kw/h/năm).
Nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Sơn La Thác
Bà, Yaly, Trị An....Nhà máy nhiệt điện: Phả
Lại, Phú Mĩ, Thủ Đức...
CN luyện
kim đen
CN luyện
kim màu
Vai trò
- Là 1 trong
những ngành
quan trọng
nhất của CN
nặng
- Nguyên liệu
cơ bản của
ngành chế tạo
máy, gia công
KL
- Ng/liệu cho
CN chế tạo
máy, ô tô, máy
bay...
- Phục vụ CN
hóa chất, CN
điện tử và một
số ngành khác:
Thương mại,
bưu chính
Đặc
điểm
kinh tế,
kỹ
thuật
- Sử dụngkhối
lượng lớn
nguyên liệu,
nhiên liệu và
chất trợ dung
- Quy trình
phức tạp
- Quặng sắt,
than
----> gang ---->
thép
----> thỏi, tấm
- Hàm lượng
kim loại thấp,
phải qua quá
trình làm giàu
sơ bộ.
- Quặng kim
loại màu dạng
đa kim
---> sử dụng
biện pháp rút
tối đa ng/tố
trong quặng
Phân
bố
- Nước phát
triển: Nga,
Nhật, Hoa
Kỳ...
- Nước ít
quặng sắt, phải
nhập khẩu từ
- Nước công
nghiệp phát
triển
- Nước đang
phát triển: cung
cấp quặng tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
94
Hình 32.6. Sản lƣợng quặng sắt và sản xuất
thép trên thế giới, thời kì 2000-2003.
Hoạt động 4:
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, dựa vào
bảng trong SGK và hình 32.5, hãy hoàn thành
bảng sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp luyện
kim đen
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp
luyện kim màu
- Đại diện trình bày.
GV yêu cầu học sinh nhận xét về sự phân bố
sản lượng sắt, thép trên thế giới, cho ví dụ.
Quốc gia nào có sản lượng thép và quặng sắt
nhiều nhất, ít nhất trên thế giới?
Tại sao Đức, Nhật Bản... sản lượng quặng sắt
không có hoặc rất ít mà sản lượng thép lại lớn?
- Giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức.
Liên hệ Việt Nam.
nước đang phát
triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
95
IV. Củng cố
V. Hoạt động nối tiếp: Làm bài tập trong SGK, chuẩn bị bài mới.
3.6. Tổ chức thực nghiệm
3.6.1. Tiến hành thực nghiệm
Để có cơ sở đánh giá giờ thực nghiệm hiệu quả, chính xác, sau mỗi giờ
thực nghiệm cần đánh giá thái độ học tập của học sinh và sự tiếp nhận của
giáo viên trong việc khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 10 theo hướng
tích cực. Tôi đã tiến hành như sau:
- Dự giờ, trao đổi với các GV và HS thực nghiệm.
- Trao đổi với giáo viên và học sinh đồng thời điều tra theo phiếu.
- Kiểm tra chất lượng giờ học bằng các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
ngay sau giờ học bằng phiếu học tập. Kết quả kiểm tra sẽ được hệ thống hóa
bằng các bảng tổng hợp sau khi GV chấm bài của HS. Những câu hỏi kiểm tra
và đáp án có nội dung như nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Thang
điểm của hai lớp được xây dựng theo thang điểm 10.
3.6.2.Kết quả thực nghiệm.
Sau khi tổng kết kết quả kiểm tra, khảo sát, chúng tôi thu được kết quả
cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm
Trƣờng THPT Lớp
Số
học
sinh
Điểm
3
4
5
6
7
8
9
10
Sông Công
TNA2 44 0 0 4 7 9 15 6 3
ĐCA6 48 0 1 9 12 8 14 3 1
Vùng cao Việt Bắc TNA3 39 0 1 2 5 9 12 6 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
96
ĐCA7 38 0 3 4 15 10 3 2 1
Lê Hồng Phong
TNC1 51 0 0 4 7 16 13 7 4
ĐCC13 43 0 2 7 12 14 3 3 2
Chu Văn An
TNA1 45 0 0 4 6 8 12 10 5
ĐCA2 47 0 3 7 18 6 9 2 2
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả dạy thực nghiệm
Kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện
(xem Hình 3.1).
Xếp loại
Thực nghiệm Đối chứng
Tổng % Tổng %
Giỏi ( 9-10 điểm) 45 25,13% 16 9,09%
Khá ( 7- 8 điểm) 94 52,51% 67 38,06%
Trung bình (5-6 điểm) 39 21,78% 84 47,72%
Yếu ( < 5 điểm) 1 0,55% 9 5,11%
0
10
20
30
40
50
60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Thực nghiệm
Đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
97
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra các lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng
3.6.3. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm.
Thông qua quá trình thực nghiệm ở một số trường nói trên, dựa trên các
mẫu phiếu khảo sát và đánh giá kết quả làm bài của học sinh, chúng tôi có
nhận xét như sau:
- Việc khai thác kênh hình trong qua trình giảng bài đã tạo điều kiện
cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan, sinh động hơn, việc tiếp
thu kiến thức địa lí dễ dàng và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ học sinh hơn,
khơi dậy ở học sinh niềm say mê, hứng thú trong việc học môn địa lí.
Điểm trung bình chung của kiểu TKBG thực nghiệm cao hơn so với
điểm trung bình của các kiểu TKBG bình thường của giáo viên.
- Với những lớp dạy đối chứng học sinh ít tập trung hơn nên giờ học có
phần tẻ nhạt, lớp học trầm hơn. Sự tiếp thu kiến thức của các em còn mang tính
thụ động, chưa phát huy được tính tích cực học tập nên kết quả học chưa cao.
- Lớp thực nghiệm: Điểm trung bình chung cao, tỉ lệ học sinh bị điểm
yếu hầu như không có, điểm trung bình 5-6 giảm hẳn (21,78%), số học sinh
đạt điểm khá tăng lên rõ rệt (52,51%), điểm 9-10 cao hơn hẳn (25,13% ).
- Lớp đối chứng: điểm trung bình chung thấp hơn, vẫn còn học sinh bị
điểm yếu (5,11%), tỉ lệ điểm trung bình 5-6 khá cao (47,72%), số học sinh
đạt điểm khá (38,6%), điểm. 9-10 ít (9,09 ).
3.7. Tiểu kết chƣơng 3.
Khi tiến hành thực nghiệm, tác giả đã chú ý một số vấn đề sau:
1. Dựa vào mục đích thực nghiệm, tác giả đã định ra các nhiệm vụ cụ
thể, nhằm giúp bản thân và các đồng nghiệp tham gia thực nghiệm
có ý thức rõ ràng, vạch ra kế hoạch tiến hành cụ thể theo từng thời
gian giảng dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
98
2. Để đảm bảo tính khoa học, tính khách quan của công trình nghiên
cứu, đồng thời không ảnh hưởng đến tiến trình chung của việc học
tập trong các trường, nhóm giáo viên thực nghiệm đã chuẩn bị đầy
đủ mọi điều kiện và phương tiên giảng dạy từ trước.
3. Tôn trọng thiết kế bài học địa lí mà tác giả đề tài đã trình bày trước
nhóm, sau khi tham gia hoàn thiện ba bài thực nghiệm, mỗi giáo
viên truyền đạt trung thành nội dung giảng dạy của ba bài đó theo
phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt chú ý sử dụng kênh hình và
sử dụng phối hợp các loại kênh hình trong một bài học địa lí.
4. Các trường, lớp thực nghiên cần phải tổ chức ở các vùng miền khác
nhau, một mặt đảm bảo tính khách quan của đề tài, mặt khác đề tài
được trải nghiệm ở nhiều vùng miền khác nhau sẽ có giá trị hơn khi
ứng dụng trong thực tiễn giáo dục.
5. Chọn các bài thực nghiệm sao cho trải ra bao trùm đầy đủ các loại
hình trong sách giáo khoa Địa lí 10. Nếu các bài thực nghiệm đều có
bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ thì việc sử dụng từng loại rồi rút
ra quy trình sử dụng sẽ hợp lí và nên có loại bài sử dụng phối hợp
các loại kênh hình thì đề tài sẽ hoàn chỉnh hơn.
6. Qua kết qủa thực nghiệm cho thấy, đề tài đưa ra đúng yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông tỉnh Thái
Nguyên. Kết quả của đề tài minh chứng cho tính đúng đắn của việc
sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí nói chung và dạy học Địa lí
10 nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
99
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
1) Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài
nước về lí luận dạy học địa lí, về kênh hình và sử dụng kênh hình để xây dựng
cơ sở khoa học cho đề tài, cơ sở lí luận của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho
giáo viên phổ thông khi sử dụng kênh hình.
2) Dựa vào đặc điểm đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật vật chất,
thiết bị dạy học; dựa vào tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở các
trường THPT; dựa vào tình hình thực tế sử dụng kênh hình trong dạy học Địa
lí 10 ở tỉnh Thái Nguyên; đồng thời dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học môn Địa lí (trong đó có đổi mới về quan niệm sử dụng kênh hình
trong dạy học địa lí 10), yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
và tăng cường hoạt động tự học của học sinh, tăng cường thực hành, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường sử dụng các phương
tiện kĩ thuật hiện đại, tác giả đã thiết kế ba bài mẫu theo hướng nghiên cứu
của đề tài, nhằm đưa ra một dạng bài khai thác tổng hợp kênh hình trong dạy
học Địa lí 10, để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí trong nhà trường.
Trên cơ sở thiết kế bài học địa lí 10, tác giả tiến hành thực nghiêm ở các
trường phổ thông. Đó là những điều rất quan trọng trong việc thực hiện tốt
mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3) Trình bày quan niệm về kênh hình trong các sách giáo khoa địa lí,
bước đầu phân chia các loại hình, tranh ảnh và bảng biểu trong dạy học Địa lí
10 và nêu ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong dạy học địa lí; đồng thời
nêu lên phương pháp sử dụng kênh hình địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội trong
dạy học địa lí 10, áp dụng vào sử dụng để giảng dạy 3 bài mẫu.
4) Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng kênh
hình, song việc sử dụng còn tản mạn, chưa thu vào một mối – bản đồ, làm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
100
việc sử dụng kém hiệu quả. Công trình nghiên cứu của tác giả đề tài đã khắc
phục những tồn tại trên, nêu lên việc sử dụng kênh hình lấy bản đồ làm cơ sở,
làm trung tâm tồn tại của các loại hình trong dạy học địa lí. Khi sử dụng kênh
hình, vừa diễn giải kiến thức tàng trữ trong kênh hình, vừa chỉ ra được thực tế
địa lí đang tồn tại của nó, giúp cho việc tiếp thu kiến thức có cơ sở chắc chắn.
5) Thiết kế ba giáo án thể hiện ý đồ của tác giả trong việc sử dụng từng
hình riêng lẻ và sử dụng phối hợp các hình trong một bài giảng địa lí 10. Thực
nghiệm sư phạm ba giáo án trên ở bốn trường THPT đã đem lại kết quả khả
quan. Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Giáo viên thực nghiệm vừa giảng dạy vừa quan sát học sinh, phát huy
tính tích cực, tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức, đồng thời có gợi mở những
lúc học sinh gặp khó khăn trong việc khai thác kiến thức trong kênh hình, sẽ
giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
- Tác giả đề tài trực tiếp dạy và theo dõi việc tiếp thu kiến thức của học
sinh là tốt nhất. Bởi vì, theo dõi trực tiếp sẽ cảm nhận được những thuận lợi,
khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc dạy học và tiếp nhận kiến thức,
kịp thời điều chỉnh cho những đơn vị kiến thức dạy tiếp theo. Trường hợp bất
khả kháng thì tác giả nên tăng cường dự giờ để cùng giáo viên thực nghiệm
theo dõi học sinh học tập và rút kinh nghiệm sau mỗi bài.
6) Cách đặt vấn đề sử dụng kênh hình phối hợp nhưng lấy bản đồ làm
trọng tâm, mọi hình vẽ đều hướng vào bản đồ làm cho việc dạy học địa lí
không khô khan, rất đa dạng, rất sinh động. Điều đó làm cho giáo viên tuy có
vất vả hơn nhưng học sinh rất hào hứng trong giờ học, các em hăng say phát
biểu theo nhiều hướng khác nhau song đều đi đến kết luận thống nhất. Đây là
phương pháp cần trong dạy học địa lí hiện nay.
2.Những tồn tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
101
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy thời gian thực
nghiệm chưa được nhiều. Nếu có thời gian dài hơn, chắc chắn việc thực
nghiệm sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích trong dạy học địa lí hiện nay.
3.Hƣớng mở rộng của đề tài
Nếu tiếp tục theo hướng nghiên cứu đề tài này chúng tôi thiết nghĩ sẽ
nghiên cứu kênh hình cho cả chương trình địa lí. Bởi vì hiện nay kênh hình
địa lí ở nước ta tồn tại nhiều nhất, do đó có thể bỏ đi làm lại tất cả các bản đồ
giáo khoa ở các cấp học, bậc học. Đi theo hướng này sẽ đem lại lợi ích không
nhỏ cho ngành giáo dục.
4.Kiến nghị
1) Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên nên tổ chức trao đổi sâu rộng
trong giáo viên để xác định phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa
lí cho có hiệu quả nhất
2) Tổ chức thẩm định lại các loại đồ dùng dạy học hiện có ở các trường
phổ thông, loại bỏ những đồ dùng không phù hợp với việc dạy học một bài cụ
thể.
3) Trang bị các phương tiện dạy học đúng với yêu cầu giảng dạy từng
bài cụ thể, kiên quyết không dùng một đồ dùng cho hai cấp học khác nhau,
tạo ra tính trực quan ảo, không có giá trị trong dạy học địa lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lâm Quang Dốc, Bản đồ giáo khoa, NXB Đại Học Sư Phạm, 2008
2.Lâm Quang Dốc, Bản đồ học, NXB Đại Học Sư Phạm, 2004
3.Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo Dục, năm 2010.
4.Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2010.
5. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, Hướng dẫn sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007.
6. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí
ở lớp 11 THPT theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ, 2005
7.Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu
Hằng, Trần Đức Tuấn, Phương pháp dạy học địa lí (tài liệu bồi dưỡng
giáo viên), NXB GD, Hà Nội, 1996.
8. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng phúc, Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học
sư phạm Hà Nội, 2004.
9. Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì ?, NXB Giáo dục, 1985
10. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Phương pháp dạy học địa lí theo
hướng tích cực, NXB ĐHSP, năm 2004
11. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Kĩ thuật dạy học địa lí, NXB Giáo
Dục, hà Nội 1999
12.Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997
13. Trần Bá Hoành, Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Hà Nội, 2003.
14. Nguyễn Hữu Huấn, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa
lí ở lớp 7 THCS, luận văn thạc sĩ, 2005
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
103
15. Nguyễn Trọng Phúc, Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ
thông, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2004.
16. Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000
17. Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa
lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998.
18. Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học
địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997.
19. Nguyễn Trọng Phúc, Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003- 2004.
20.Trần Đức Tuấn, Dạy học theo quan điểm định hướng hành động, Thông
tin khoa học sư phạm, 2003
21.Nguyễn Quý Thao ( chủ biên), Tập bản đồ thế giới, Trung tâm bản đồ và
tranh ảnh giáo dục, 2001
22. Lê Thông ( Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ ( đồng chủ
biên), Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB GD, 2006
23 . Lê Thông ( Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ ( đồng
chủ biên), Sách giáo viên Địa lí 10, NXB GD, 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
104
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT TỈNH
THÁI NGUYÊN
Để giúp chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc sử dụng kênh hình trong dạy
học địa lí lớp 10 THPT, làm cơ sở khoa học để nghiên cứu, đánh giá, đề ra
những kiến nghị thích hợp cho việc sử dụng kênh hình nhằm nâng cao chất
lượng dạy học địa lí lớp 10 nói riêng và trong toàn bộ chương trình phổ thông
nói chung, xin quý thầy cô cho biết một số thông tin và trả lời một số vấn đề sau:
Họ tên giáo viên:.............................................................
Đơn vị công tác: ..............................................................
Nơi đào tạo:.....................................................................
Năm tốt nghiệp.......................
Số năm trực tiếp giảng dạy:...................
Quý thầy cô đánh dấu x vào mà thầy cô thấy hợp lí trong các câu
sau đây:
1. Kỹ năng sử dụng kênh hình trong dạy học của giáo viên hiện
nay:
Rất tốt
Đáp ứng được yêu cầu
Cần được bồi dưỡng thêm
2. Kênh hình dùng để dạy học địa lí hiện nay:
Đủ
Thiếu
Rất thiếu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA ĐỊA LÍ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
105
3. Quan niệm của quý thầy cô về kênh hình sử dụng trong dạy
học địa lí:
Kênh hình không thể thiếu được trong quá trình dạy học địa lí
Không nên lạm dụng quá nhiều kênh hình
Kênh hình dùng để minh họa kiến thức trong bài rất tốt
Có thể khai thác kiến thức từ kênh hình
4. Quý thầy (cô) sử dụng phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở mức độ
nào?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không sử dụng
Chỉ sử dụng nếu nội dung bài cần thiết.
5. Theo quý thầy(cô), các kênh hình đƣợc sử dụng ở lớp 10 hiện
nay:
Rất tốt
Cân phải được sửa chữa để hoàn chỉnh hơn
Còn nhiều điểm không phù hợp
6. Xin quý thầy (cô) góp ý cụ thể về việc sử dụng kênh hình trong
chƣơng trình địa lí lớp 10 hiện nay:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
106
KHOA ĐỊA LÍ
PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC TẬP
VÀ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH QUA GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
Sau khi được học bài mà trong đó thầy (cô) triệt để khai thác kênh hình
trong quá trình giảng bài, em hãy cho biết một vài thông tin và trả lời một số
vấn đề sau;
Họ và tên:..................................
Trường:......................................
Lớp:.............
Tên thầy (cô) dạy:...................
Tên bài học:.............................
Đánh dấu x vào mà em cho là đúng:
1. Nghe giảng bài có gắn với kênh hình em thấy:
- Dễ hiểu, dễ nhớ, khắc sâu kiến thức hơn.
- Rắc rối, khó hiểu hơn.
- Kênh hình không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
2. Theo em, thầy(cô) có nên dạy học theo cách thức khai thác triệt
để kênh hình nhƣ tiết học mà em vừa đƣợc tham dự không?
- Có
- Không
3. Em có đề nghị gì với thầy(cô) về vấn đề dạy học có kênh hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
107
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ
QUAY XUNG QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Họ và tên HS…………………………………..Lớp: ………………………..
Trường THPT: ……………………………………………………………….
Giáo viên dạy: ………………………………………………………………..
Thời gian làm bài: 10 phút
Điểm Lời phê
I. Hãy khoanh tròn vào phƣơng án trả lời em cho là đúng nhất
Câu 1. Giờ GMT là giờ ở:
A. Múi số 7
B. Múi số 0
C. Múi số 1
D. Các điểm nằm trong cùng một múi giờ.
Câu 2. Đường chuyển ngày quốc tế đi qua múi giờ số:
A. Múi số 12.
B. Múi số 7.
C. Múi số 0.
D. Múi số 3.
Câu 3. Điền vào chỗ chấm
Do lực Côriôlít, nên ở Bán cầu Bắc, vật chuyển động lệch
về......................., ở Bán cầu Nam bị lệch về ........................... theo hướng
chuyển động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
108
Câu 4. Căn cứ vào bản đồ múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam,
biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31-12.
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 24: PHÂN BỐ DÂN CƢ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƢ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Họ và tên HS…………………………………..Lớp: ………………………..
Trường THPT: ……………………………………………………………….
Giáo viên dạy: ………………………………………………………………..
Thời gian làm bài: 10 phút
Điểm Lời phê
I. Hãy khoanh tròn vào phƣơng án trả lời em cho là đúng nhất
Câu 1. Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phân bố dân cƣ, nhân
tố có tính chất quyết định là:
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Tính chất của nền kinh tế.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 2. Trên thế giới tỉ lệ dân cƣ thành thị đang có xu hƣớng:
A. Tăng nhanh.
B. Giảm.
C. Không có số liệu cụ thể.
Câu 3. Giữa hai kiểu quần cƣ thành thị và quần cƣ nông thôn có sự
khác biệt lớn về:
A. Cấu trúc
B. Chất lượng cuộc sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
109
C. Chức năng và mức độ tập trung công nghiệp
D. Mức độ đô thị hóa.
II. Hãy sắp xếp các ý A, B. C, D, E, H, I, K vào 1, 2 cho phù hợp:
1. Những khu vực tập trung đông dân cư:.........
2. Những khu vực thưa dân:.............
A. Trung- Nam Á. E. Tây Âu.
B. Đông Nam Á. H. Đông Á.
C. Châu Đại Dương. I. Nam Phi
D. Ca-ri-bê. K. Nam Mĩ.
III. Hãy điền vào chỗ chấm
Đô thị hóa là:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
110
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên)
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Họ và tên HS…………………………………..Lớp: ………………………..
Trường THPT: ……………………………………………………………….
Giáo viên dạy: ………………………………………………………………..
Thời gian làm bài: 10 phút
Điểm Lời phê
I. Hãy khoanh tròn vào phƣơng án trả lời em cho là đúng nhất
Câu 1. Ngành công nghiệp năng lượng gồm:
A. Công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, điện.
B. Công nghiệp điện tử- tin học, hóa chất, cơ khí.
C. Công nghiệp khai thác dầu mỏ, vật liệu xây dựng.
D. Công nghiệp điện lực, chế biến lương thực- thực phẩm.
Câu 2. Khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhất thế giới ?
A/ Bắc Mỹ ; B/ Mỹ La tinh ; C/ Trung Đông ; D/ Bắc Phi
Câu 3. Quốc gia có sản lƣợng điện năng cao nhất thế giới
A. Hoa Kì ; B. Nhật Bản ; C. Ca na đa ; D.Trung Quốc
Câu 4. Ở Việt Nam, điện đƣợc sản xuất chủ yếu từ:
A. Nhiệt điện và thủy điện ; B. Điện nguyên tử
C. Điện nguyên tử và tuabin khí; D. Thủy điện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
111
II. Tại sao Nhật Bản, Đức ....sản lƣợng quặng sắt không có hoặc rất
ít mà sản lƣợng thép lại rất
lớn?.......................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Bảng điểm kiểm tra thực nghiệm sƣ phạm
Đơn vị: Học sinh
Bài Lớp Sĩ số 3 4 5 6 7 8 9 10
32
TN
A1
45 0 0 4 6 8 12 10 5
32
ĐC
A2
47 0 3 7 18 6 9 2 2
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
Ngày tháng năm 2010
Xác nhận của nhà trƣờng Giáo viên giảng dạy
Nguyễn Việt Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
112
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT SÔNG CÔNG
KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Bảng điểm kiểm tra thực nghiệm sƣ phạm
Đơn vị: Học sinh
Bài Lớp Sĩ số 3 4 5 6 7 8 9 10
5
TN
A2
44 0 0 4 7 9 15 6 3
5
ĐC
A6
48 0 1 9 12 8 14 3 1
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
Ngày tháng năm 2010
Xác nhận của nhà trƣờng Giáo viên giảng dạy
Trần Thị Thúy Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
113
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT VÙNG CAO VIỆT BẮC
KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Bảng điểm kiểm tra thực nghiệm sƣ phạm
Đơn vị: Học sinh
Bài Lớp Sĩ số 3 4 5 6 7 8 9 10
24
TN
A5
39 0 1 2 5 9 12 6 4
24
ĐC
A6
38 0 3 4 15 10 3 2 1
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
Ngày tháng năm 2010
Xác nhận của nhà trƣờng Giáo viên giảng dạy
Hà Thị Thu Hƣơng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực.pdf