MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu niên luận 2
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1. Tầm quan trọng của vấn đề tìm hiểu chữ Hán trên các Website 4
1.1.Quá trình hình thành 4
1.1.1. Sự ra đời của tin học và mạng Internet 4
1.1.2. Sự ra đời của tin học hóa Hán Nôm .5
1.2. Vai trò của việc tìm kiếm chữ Hán Nôm trên website .6
Chương 2. Phương pháp tìm kiếm chữ Hán trên các Website .7
2.1. Các trang Website tra chữ Hán trực tuyến 7
2.2.1. Phương pháp tìm kiếm qua mạng Google 7
2.2.2. Cách tra chữ Hán trên trang http://www.huesoft.com.vn 8
2.2. Các phần mềm chữ Hán .14
2.3.1. Cách tra phần mềm Hanokey 1.0 - 2.0 .14
2.3.2. Cách tra phần mềm Hanotool 20
2.3.3.Cách tra phần mềm Hanocon Converter 1.0 28
Chương 3. Ý nghĩa của việc tin học hóa chữ Hán và giao lưu trong thế giới
hiện đại 31
PHẦN KẾT LUẬN .33
Tài liệu tham khảo 34
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4392 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp tìm kiếm hán nôm qua Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Hiện nay tư liệu Hán Nôm còn lại không nhiều, bên cạnh đó giá cả các loại sách này lại tương đối cao. Trong khi đó đã có một số phần mềm cũng như các trang website đã liên tục cập nhật các chương trình Hán Nôm giúp cho những mọi người nghiên cứu và tìm hiểu một cách dễ dàng.
Mặc dù mấy năm gần đây đã xuất hiện việc tin học hóa Hán Nôm, nhưng các bạn học sinh, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu muốn tìm kiếm các tài liệu Hán Nôm thông qua mạng vẫn chưa phổ biến. Có lẽ do chưa biết đến hay còn hạn chế trong vấn đề sử dụng tin học.
Đề tài này sẽ giới thiệu một số phần mềm cũng như các trang web về Hán Nôm cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu sử dụng và tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước thời đại vi tính, việc đánh máy chữ Hán đối với người Trung Quốc quả là một vấn đề nan giải. Trong thập niên gần đây khi ngành vi tính phát triển, các phần mềm dùng cho văn bản chữ Hán ngày càng được năng cao, chữ Hán dùng trên máy vi tính sử dụng bình thường cũng như các loại văn bản khác được viết bằng mẫu tự La tinh trên thế giới. Họ có thể vừa đánh vừa in cùng một lúc tiếng Anh, tiếng Pháp, …, lẫn tiếng Trung trên cùng một văn bản.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số phần mềm Hán Nôm như Song Kiều, Hanosoft tool, Hanokey 1.0 – 2.0, Hano Convverter, Từ điển Hán Việt, Việt Hán….Trong đó phần mềm từ điển Song Kiều do tác giả Lê Anh Minh biên soạn năm 1998, còn lại các phần mềm Hanokey, Hanotool, Hanocon do tác giả Tống Phước Khải là chuyên viên tin học Trường ĐH DL Hồng Bàng – Tp Hồ Chí Minh biên soạn, chủ yếu dựa vào từ điển Thiều Chửu và một số từ điển khác, với số lượng hơn 10.000 từ và trên 50.000 mục từ ghép.
Các phần mềm này hầu hết là song ngữ Việt - Hán hay Hán - Việt nên rất dễ dùng cho các nhà nghiên cứu là người Việt Nam. Các phần mềm này cũng không phức tạp nên những ai chỉ biết dùng vi tính căn bản, thì vẫn có thể sử dụng các phần mềm này.
Các phần mềm này được cài đặt vào máy và sử dụng miễn phí. Bên cạnh đó còn có từ điển trực tuyến trên trang www.huesoft.com.vn/hannom. do tác giả Tống Phước Khải xây dựng và sử dụng miễn phí. Ngoài ra vẫn còn nhiều phần mềm và các trang web khác, nhưng qua khảo sát, tìm hiểu thì theo chúng tôi trên đây là những phần mềm cơ bản, thiết thực và đáng tin cậy nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu về cách sử dụng một số phần mềm cũng như các trang web có liên quan đến việc tìm hiểu và nghiên cứu Hán Nôm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu thông qua một số sách và các trang web có liên quan đến Hán Nôm và tin học hóa Hán Nôm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ giới thiệu một số phần mềm và các trang web về Hán Nôm, sau đó sẽ trình bày cách sử dụng các phần mềm này sao cho hiệu quả và nhanh nhất.
5. Kết cấu niên luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung Niên luận được chia làm ba chương.
Chương 1. Tầm quan trọng của vấn đề tìm hiểu chữ Hán trên các Website
1.1.Quá trình hình thành
1.1.1. Sự ra đời của tin học và mạng Internet
1.1.2. Sự ra đời của tin học hóa Hán Nôm
1.2.Vai trò của việc tìm hiểu chữ Hán trên các Website
Chương 2. Phương pháp tìm kiếm chữ Hán trên các Website
2.1. Các trang Website tra chữ Hán trực tuyến
2.2.1. Phương pháp tìm kiếm qua mạng Google
2.2.2. Cách tra chữ Hán trên trang
2.2. Các phần mềm chữ Hán
2.3.1. Cách tra phần mềm Hanokey 1.0 - 2.0
2.3.2. Cách tra phần mềm Hanotool
2.3.3.Cách tra phần mềm Hanocon Converter 1.0
Chương 3. Ý nghĩa của việc tin học hóa chữ Hán và giao lưu trong thế giới hiện đại
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Tầm quan trọng của vấn đề tìm hiểu chữ Hán trên các Website
1.1.Quá trình hình thành
1.1.1. Sự ra đời của tin học và mạng Internet
- Tin học
Khái niệm về tin học: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- Sự hình thành và phát triển của tin học:
Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người đã diễn ra tương đối nhanh. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1920, điện năng, điện thoại, rađiô, ôtô, máy bay đã được phát minh và đưa vào phục vụ cuộc sống con người. Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt thành tựu khoa học và kĩ thuật khác, trong đó có máy tính điện tử.
Trong vài thập kỷ gần đây, xã hội loài người đã có sự bùng nổ về thông tin. Theo quan điểm truyền thống, ba nhân tố cơ bản của nền kinh tế là điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và vốn đầu tư. Ngày nay ngoài ba nhân tố then chốt đó xuất hiện ra nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin – một dạng tài nguyên mới.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đang ở nên văn minh thứ ba. Sự hình thành và phát triển của mỗi nền văn minh gắn liền với một công cụ lao động mới như máy hơi nước đối với nền văn minh công nghiệp, máy tính điện tử đối với nền văn minh thông tin.
Cùng với sáng tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Trong bối cảnh đó, ngành tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Ngành tin học có những đặc điểm như những ngành khoa học khác nhưng nhưng cũng có một số đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
- Mạng Internet
Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
Có hàng trăm triệu người sử dung Internet nhưng không có ai sở hữu được nó. Internet được thiết lập năm 1983 và không ngừng phát triển nhờ có nhiều người dùng sẵn sàng chia sẽ những sản phẩm của mình cho mọi người cùng sử dụng, nhờ công nghệ cho các máy chủ ngày càng cải tiến và nguồn thông tin trên mạng ngày càng phong phú.
1.1.2. Sự ra đời của tin học hóa Hán Nôm
Với quá trình hình thành và phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, bởi những tiện ích của nó thì con người dần dần đã khai thác nó một cách triệt để. Tin học được áp dụng cho mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề và cả về việc bảo tồn các di sản Hán Nôm cũng không ngoại lệ. Vì tư liệu Hán Nôm còn lại so với một nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta thì còn quá ít ỏi. Trong khi những tư liệu hiếm hoi đó lại đang mất dần đi trong chính những thư viện bảo quản nó, vì những con mối mọt hay thời tiết đã làm cho những văn bản hàng trăm năm tuổi dần dần mất đi.
Từ những tính cấp bách trên buột chúng ta phải tìm cách để tháo gỡ, bảo tồn những di sản quý báu đó, để mai sau con cháu chúng ta còn có cơ hội biết đến nó. Và không cách nào khác ngoài việc sao chụp các văn bản Hán Nôm đưa vào lưu trữ trong máy tính. Từ đó việc tin học hóa Hán Nôm ra đời.
Ngày nay, đã có rất nhiều nhà tâm huyết về Hán Nôm, họ đã tự xây dựng các phần mềm từ điển Hán Nôm, các câu lạc bộ Hán Nôm trên Internet ra đời, nhằm giúp các nhà nghiên cứu cũng như các sinh viên và bạn đọc quan tâm đến di sản Hán Nôm tiếp cận được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
1.2. Vai trò của việc tìm kiếm chữ Hán Nôm trên website
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đã kéo theo sự hình thành và phát triển chóng mặt của mạng Internet. Như đã nói ở trên Internet là một mạng truyền thông toàn cầu cho việc trao đổi thông tin được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Việc đưa các tư liệu Hán Nôm vào mạng Internet , ngoài công tác bảo tồn ra thì nó còn giúp cho bạn đọc tìm hiểu các thông tin Hán Nôm được nhanh chóng và chính xác.
Mạng Internet còn giúp cho các cuộc thảo luận, các hội nghị hay các diễn đàn về Hán Nôm trực tiếp qua mạng được diễn ra mà không cần phải tốn nhiều kinh phí để tổ chức các hội nghị lớn. Trong khi đó mọi người vẫn có thể thảo luận ngay trên máy tính cá nhân ở nhà mình, mà không cần phải ra ngoài (tất nhiên máy tính gia đình này phải có kết nối mạng Internet).
Ngoài ra, nó còn giúp cho các nhà nghiên cứu về Hán Nôm ở mọi nơi có thể trao đổi thông tin cho nhau mà không cần mất nhiều thời gian.
Chương 2. Phương pháp tìm kiếm chữ Hán trên các Website
2.1. Các trang Website tra chữ Hán trực tuyến
2.2.1. Phương pháp tìm kiếm qua mạng Google
Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai người dự tuyển tiến sĩ tại trường Đại học Stanford. Họ chính thức thành lập công ty Google vào ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại ga ra của nhà một người bạn tại Menlo Park, California. Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto, là thành phố có nhiều trụ sở công ty công nghệ khác. Sau khi đổi chỗ hai lần nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003.
Đây là một trang web tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, khi chúng ta cần tìm kiếm một thông tin nào đó thì chỉ cần vào trang web:www.google.com.vn sau đó gõ từ khóa vào ô tìm kiếm rồi nhấn Enter hoặc nhấn biểu tượng tìm kiếm. Như hình ảnh dưới đây:
Ví dụ như khi gõ từ khóa: “Hán nôm” vào ô tìm kiếm và enter thì xuất hiện những trang web có liên quan như hình ảnh sau:
Lúc này những trang web nào có nội dung thông tin của chúng ta tìm kiếm thì chọn.
2.2.2. Cách tra chữ Hán trên trang
- Bước 1:
Vào biểu tượng Internet trên desktop (màn hình) kíp đúp vào biểu tượng, lúc đó sẽ xuất hiện trang Web, trên đường dẫn Address
ta xóa tên ở trên đó và gõ : http//www.huesoft.com.vn/hannom vào rồi nhấn phím Enter. Khi đó sẽ xuất hiện trang website có tiêu đề: Tự điển trực tuyến – Việt Hán Nôm (越 漢 喃) như bên dưới:
Ngay trong trang đầu tiên trên màn hình sẽ xuất hiện Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu. Ở phía dưới có các từ điển như: tiểu từ điển chữ Nôm, tiểu từ điển Việt Hán, tiểu từ điển Trung Việt, từ điển Trần Văn Kiệm…. Nhưng chung quy lại chỉ cần biết một cách tra của một từ điển, thì chúng ta có thể tra cứu các từ điển còn lại một cách dễ dàng.
Dưới đây chúng tôi chỉ trình bày cách tra của từ điển Thiều Chửu.
Nội dung của trang tự điển Việt-Hán này được biên soạn từ cuốn tự điển Hán-Việt của tác giả Thiều Chửu, xuất bản năm 1942, có tăng bổ. Từ điển Thiều Chửu là một cuốn sách được rất nhiều thế hệ người Việt Nam tin dùng và sử dụng trong hơn 60 năm qua. Với phần nội dung khá đầy đủ trích từ cuốn tự điển Thiều Chửu, phần trình bày dễ hiểu, nét chữ rõ ràng, tra tìm nhanh chóng, trang tự điển Việt-Hán của phần mềm này sẽ là một công cụ hữu ích cho những người sử dụng.
Cách tra của trang này như sau: Người dùng có thể tra theo nhiều cách: tra cứu theo chữ quốc ngữ, theo mã PinYin hoặc theo mã CangJie. Nếu muốn tra cứu tiếng Việt, bạn hãy chọn kiểu gõ thích hợp (Telex hoặc Vni). Nếu muốn tra cứu với mã PinYin (âm phổ thông TQ), hãy gõ đủ cả dấu thanh mà tương ứng là các số từ 1 tới 5. Ví dụ, nếu âm Hán Việt là “anh” thì âm PinYin là "ying1". Khi tra cứu theo mã CangJie (Thương Hiệt), loại mã CangJie đơn giản, chỉ lấy hai mã đầu và cuối. Ngoài ra nếu có bộ gõ chữ Hán có thể đánh thẳng chữ Hán (hay copy-paste từ đâu đó) vào ô "Từ cần tra", mặc định sẽ giải nghĩa ngay chữ đó. Khi đang xem phần giải nghĩa một chữ nếu gặp chữ khác muốn tra rõ cũng dùng cách copy-paste như trên để nhảy tới chữ đó.
Cuối cùng, hãy nhấn Enter hoặc biểu tượng tra cứu để xem kết quả
- Cách tra theo âm Hán Việt
Khi tra theo âm Hán Việt thì ta chỉ cần gõ chữ Hán Việt vào ô “Từ cần tra” sau đó gõ Enter hoặc nhấn biểu tượng để xem kết quả.
Ví như khi ta cần tra nghĩa của chữ: “thi” thì ta đánh chữ “thi” vào ô “từ cần tra” sau đó gõ Enter, và màn hình sẽ xuất hiện trang sau:
- Cách tra theo bộ thủ
Chọn mục “Tra theo bộ thủ” ở cột bên trái màn hình. Khi đó sẽ xuất hiện trang sau:
Nếu muốn chọn bộ thủ 4 nét, thì nhấn vào mục “Tra theo bộ” ở bên phải màn hình và chọn “四書 Bộ 4 nét”. Khi đó sẽ xuất hiện bảng sau:
Nếu chọn bộ Tâm 心 thì sẽ xuất hiện bảng sau:
Từ đó sẽ xuất hiện tất cả những chữ có bộ Tâm 心 như ở bảng trên. Sau đó ta chọn chữ cần tìm và nghĩa của chữ đó sẽ xuất hiện.
- Cách tra chữ Nôm
Vào mục “Tiểu từ điển chữ Nôm” ở cột bên trái màn hình. Thì sẽ xuất hiện trang như phần tra chữ Hán.
Nhập từ khoá vào ô "Từ cần tra", rồi nhấn phím Enter
Ví như ta muốn tìm chữ “thi” thì đánh chữ “thi” vào ô “Từ cần tra” rồi gõ Enter. Sẽ xuất hiện trang sau:
- Cách tra Hán Việt hiện đại
Vào mục “Tiểu từ điển Trung Việt”, nếu muốn tìm chữ “quốc gia” thì ta phải gõ “guo2jia1” rồi nhấn Enter. Khi đó xuất hiện trang sau:
Trên đây là phần tra nghĩa chữ Hán và Nôm ở trang www.huesoft.com.vn. Và ngoài trang này ra thì vẫn còn một số trang web khác phục vụ việc tra chữ Hán Nôm, nhưng đây là phần mềm theo chúng tôi là dễ sử dụng và đầy đủ nhất.
2.2. Các phần mềm chữ Hán
2.3.1. Cách tra phần mềm Hanokey 1.0 - 2.0
- Cách cài đặt phần mềm Hanokey 2.0
Tải phần mềm này ở trên website xuống hoặc mua đĩa phần mềm này trong các quầy bán CD (vì đây là phần mềm được sử dụng miễn phí nên chúng ta rất dễ tìm).
Bước 1: Chọn Hnkey20setup.exe sau đó nhấn Next
Bước 2: Khi xuất hiện bảng: Hanokey 2.0 Licence Agreement. Ta chọn: I acept the terms in the Licence Agreement, sau đó nhấn Next
Bước 3: Khi xuất hiện bảng: Hanokey 2.0 Installer 2 Go Wezard, ta chọn đường dẫn ở ô Browse (thường thì ở ô này máy tính đã tự động đưa đường dẫn vào ổ C rồi, nếu chúng ta không muốn thay đổi, thì có thể bỏ qua phần chọn đường dẫn). Sau đó chọn Next và tiếp tục chọn Install để thực hiện việc cài đặt.
Bước 4: Sau khi cài đặt xong ta chọn Finish để hoàn thành việc cài đặt.
Khi đã cài đặt xong thì bên ngoài màn hình Desktop sẽ xuất hiện biểu tượng . Khi sử dụng chúng ta kích đúp vào biểu tượng này để đánh chữ Hán - Nôm.
- Cách sử dụng phần mềm Hanokey 2.0
Phiên bản Hanokey 2.0 này là bản nối tiếp với phiên bản 1.0 đã cho ra đời trước đây. So với phiên bản trước Hanokey 2.0 đã hoàn toàn thay đổi về giao diện cũng như nội dung, cung cấp nhiều chức năng hơn cho người soạn thảo văn bản Hán Nôm. Đặc biệt Hanokey 2.0 cung cấp 4 bộ gõ cá nhân giúp người sử dụng có thể tạo ra những bộ gõ hoặc có thể sử dụng như bộ từ điển cho các mục đích khác nhau (vd: gõ một đoạn chữ Hán dài, gõ hoặc tra chữ Nhật, Hàn v.v.).
- Để đánh chữ Hán thì chúng ta thực hiện theo các bước sau:
Chạy chương trình, trước tiên Hanokey Board được hiển thị:
Hanokey Board chứa các nút lệnh và menu chương trình. Có 3 nút lệnh cho phép lựa chọn một trong 3 chế độ nhập ký tự: Hán, Nôm, Bộ thủ. Menu chứa các chức năng mở rộng và hướng dẫn sử dụng.
Chế độ nhập Hán:
Nhấn nút lệnh thứ nhất. Bar nhập chữ Hán phồn thể hiển thị:
Muốn chuyển sang chế độ nhập Hán giản thể ta nhấn Alt-G hoặc dùng menu Advance>Simplified
Font switch: Cho phép hoán đổi phông chữ ngay trong bảng gõ. Chức năng này chỉ cần thiết cho chế độ nhập chữ Nôm, do chữ Nôm không nằm qui tụ về một font. (Alt-F)
Gõ chữ âm Hán Việt vào ô text bên trái. Các chữ Hán cùng âm hiện ra trên 9 ô vuông bên phải. Nếu số lượng chữ Hán lớn hơn 9, thì dấu > sẽ nổi lên, sử dụng phím PageDown để xem các ký tự tiếp theo. Mỗi trang xem chứa 9 ký tự. Muốn lật về trang cũ sử dụng phím PageUp. Có thể bấm chuột vào dấu > hoặc < để thay thế cho phím PageDown và PageUp.
Cách nhập chữ Hán vào văn bản Word:
Nếu con trỏ đang ở ô chữ Việt thì sử dụng các phím số từ F1 đến F9 tuỳ theo số đại diện cho chữ Hán.
Nếu focus (con trỏ) đã chuyển sang các ô chữ Hán thì sử dụng phím từ 1 đến 9 (hoặc F1-F9 cũng được)
Hoặc có thể di chuyển focus đến ô chữ Hán cần chọn nhấn Enter để nhập sang Word.
Chuyển focus từ ô chữ Việt sang ô chữ Hán bằng cách sử phím Enter hoặc Tab.
Nếu sử dụng chuột thì chỉ cần click vào chữ cần nhập.
Muốn đóng bar nhập liệu thì nhấn chuột vào nút lệnh cuối thanh hoặc nhấn Alt-Q.
- Chế độ nhập NÔM:
Nhấn nút lệnh thứ hai. Bar nhập chữ Nôm hiển thị:
Cách sử dụng giống như chế độ nhập Hán.
Hiện tại các bạn được cung cấp 2 font chữ Nôm, đó là CJKV - ExtensionB, Han Nom 3.1 A.
Trong menu Options bạn nên chọn CJKV Font1 là font CJKV - ExtensionB. Kế đến chọn CJKV Font2 là Han Nom 3.1 A.
Trong khi nhập chữ Nôm nếu 1 trong 2 font không thể hiện được chữ Nôm, thì bạn dùng chức năng Font Switch để bật sang font kia.
Lượng chữ Nôm trong các cổ thư Việt Nam rất nhiều và đa dạng, do đó trong quá trình dùng bộ nhập Nôm nếu như người sử dụng phát hiện những chữ Nôm nào chưa có trong bộ gõ Nôm thì phải thêm vào bộ gõ Custom.
Cách thêm chữ Nôm: bạn sử dụng lệnh Insert > Symbol trong Word. Trong bảng Insert Symbol bạn chọn font chữ Nôm (CJKV-Extension B hoặc Han Nom 3.1 A), rồi tìm chữ Nôm cần sử dụng và insert vào Word.
Dùng Advance > Custom > Create my IME của Hanokey để thêm chữ Nôm này vào bộ gõ Custom. (Xem phần "Chế độ nhập Riêng")
Lưu ý:
Các chữ Nôm của Hanokey 2.0 đều tương thích với Unicode 4.0. Do đó, bạn có thể thay đổi font Nôm tuỳ ý miễn là font đó được tạo đúng theo chuẩn Unicode 4.0.
- Chế độ nhập theo BỘ THỦ:
Nhấn nút lệnh thứ ba. Bar nhập theo bộ thủ hiển thị:
Các bước thực hiện:
Nhập số nét của bộ thủ vào ô Text bên trái (vd:nhập số 2)
Chọn bộ cần sử dụng (vd: click chọn bộ Nhân)
Nhập số nét còn lại của chữ vào ô Text bên phải (vd: nhập số 6)
Các chức năng còn lại giống như chế độ nhập Hán và Nôm.
- Chế độ nhập theo tổng số nét bút:
Chọn menu Advance > Strokes. Bar nhập theo tổng số nét hiển thị:
Chỉ cần gõ con số vào, các chữ Hán có tổng số nét bút bằng con số đó sẽ thể hiện.
Các chức năng còn lại giống như các chế độ nhập khác.
- Chế độ nhập riêng:
Chọn menu Advance > Custom > My IME
Đây là bộ nhập "cây nhà lá vườn" của bạn. Muốn có từ điển dữ liệu của bộ nhập riêng này bạn phải sử dụng My IME để tạo bằng cách chọn menu Advance > Custom > Create my IME:
Các ô Text màu vàng dùng để thêm hoặc bớt chữ. Các ô Text màu trắng dùng để kiểm tra chữ đã nhập.
ADD: thêm từ; DEL: xoá từ; FONT: chọn font chữ.
Bạn có thể sử dụng ô Text màu trắng như một bộ gõ hoặc tra từ điển. Muốn chuyển chữ sang MS Word bạn dùng tổ hợp phím Shift - Enter.
Lưu ý: Tất cả các bộ gõ riêng sử dụng font Unicode, không hỗ trợ Vni Windows và ABC.
Trong quá trình đọc văn bản Word, nếu bạn thấy có chữ mới và muốn đưa vào bộ gõ riêng thì chỉ cần quét chọn chữ đó rồi nhấn chuột vào biểu tượng Paste của Create my IME thì lập tức nó sẽ được chuyển sang ô Text vàng của Create my IME.
- Tuỳ chọn trên Menu:
Menu Option:
CJKV font1: Chọn font Hán Nôm thứ nhất (font mặc định)
CJKV font2: Chọn font Hán Nôm thứ hai (font chuyển đổi khi dùng lệnh switch font)
CJKV color: Màu cho chữ Hán Nôm
VN code: Chọn bảng mã tiếng Việt. Lưu ý: phải chọn đúng với mã của key tiếng Việt đang sử dụng.
Insert space: Chèn hoặc không chèn khoảng trắng khi nhập ký tự sang Word.
Exit: Đóng chương trình.
Menu Advance:
Strokes: Nhập theo tổng số nét bút.
Simplified: Nhập chữ Hán giản thể.
Custom:
Create my IME: Tạo bộ nhập riêng.
My IME: Bộ nhập riêng.
Private IME1,2,3: Cũng tương tự như Create my IME, tuy nhiên không có Input Bar cho các bộ gõ này. Bạn phải sử dụng chức năng nhập liệu có sẵn trong form tạo IME.
Internal Edit: Cho phép thêm bớt ký tự trên các bộ nhập Nôm, Hán Phồn thể và Giản thể (chỉ hỗ trợ mã Việt Unicode).
Các phím gõ tắt:
Alt-Enter: xuống hàng bên văn bản Word
Alt-F: chuyển đổi font
Alt-Q: đóng bar nhập ký tự
Khi đang ở trong một chế độ nhập muốn chuyển sang chế độ khác:
Alt-N: chuyển sang nhập Nôm
Alt-H: chuyển sang nhập Hán
Alt-B: chuyển sang nhập theo Bộ thủ
Alt-T: chuyển sang nhập theo Tổng số nét bút
Alt-R: chuyển sang bộ gõ dành Riêng (Custom IME)
Riêng đối với chế độ nhập Hán:
Alt-G: chuyển sang nhập Hán Giản thể
Alt-P: chuyển sang nhập Hán Phồn thể
2.3.2. Cách tra phần mềm Hanotool
- Cách cài đặt phần mềm Hanotool
Phần mềm Hanotool cũng được sử dụng miễn phí và cài đặt chương trình này cũng gần tương tự như Hanokey 2.0. Sau khi cài đặt xong sẽ xuất hiện biểu tượng ở bên dưới góc Symstem như hình bên dưới:
- Cách sử dụng phần mềm Hanotool
Công cụ này cung cấp các khả năng tiện ích không chỉ riêng đối với người học chữ Hán Việt mà còn cho những người học chữ Hán của tiếng Phổ thông, tiếng Hàn và tiếng Nhật.
Nhấp chuột vào biểu tượng Hanosoft Tool ở góc system tray, Dictionary Tools sẽ xuất hiện (hoặc có thể nhấp phải chuột vào biểu tượng để chọn từ popup menu, hoặc nhấn tổ hợp phím ). Xem hình:
Như hình trên chúng ta thấy chữ Hán “hội”會 (会) có nhiều cách phát âm khác nhau bao gồm: âm Hán Việt, âm Nôm, âm Phổ thông, âm Hàn và âm Nhật:
Hán Việt có âm cối, hội. Như chữ 會議 hội nghị
Nôm có âm cuối, hội, hụi. Như chữ 制會 chơi hụi
Tiếng Phổ thông có âm hui3, hui4, gua1, guai4, gui4, kuai4. Như chữ 会客 huì-kè = tiếp khách
Trước phần chứa âm có ghi mã số unicode của chữ Hán. Như chữ 會 trên có mã số unicode là 6703.
Ở góc trên, bên phải của chữ Hán đang tra có kèm chú thích bộ thủ. Như chữ 會 trên có bộ thủ là viết: 曰
Có thể thực hiện việc tra chữ Hán theo nhiều cách thức:
Radical index: Tra chữ Hán theo bộ thủ.
Import character (biểu tượng mũi tên): Tra chữ Hán đã copy vào clipboard hoặc chữ Hán đã chọn trên văn bản Word.
Unicode: Tra theo mã số Unicode.
Conners: Tra theo tứ giác hiệu mã.
HanViet: Tra chữ Hán theo âm Hán Việt.
Pinyin: Tra chữ Hán theo âm Phổ thông.
Korean: Tra theo âm tiếng Hàn.
Japanese: Tra theo âm tiếng Nhật.
Muốn xem nghĩa của chữ Hán trên bảng kẻ ô, ta giữ phím và rê chuột đến chữ Hán cần tra.
Muốn xem nghĩa của chữ Hán trong phần giải nghĩa của tự điển, ta chỉ cần nhấp chuột vào trước chữ Hán đó.
Muốn nhập chữ Hán sang văn bản Word thì nhấp chuột tại chữ Hán cần nhập.
Muốn sửa đổi nghĩa của chữ Hán, ta nhấp đôi chuột vào chữ Hán được phóng to trên phần giải nghĩa.
- Sử dụng các bộ gõ
Trước hết nên chọn bảng mã unicode cho keyboard tiếng Việt (Unikey, Vietkey...). Mở Microsoft Word, nhấn tổ hợp phím . Trên màn hình sẽ xuất hiện thanh nhập chữ Hán / Nôm. Xem hình:
Khi này ta có thể bắt đầu gõ chữ tuỳ theo IME (Input Method Editor - thâu nhập pháp) đã chọn. Muốn thay đổi IME chỉ việc nhấp chuột vào nút lệnh ở đầu thanh (được khoanh đỏ như hình trên) hoặc nhấn phím F12.
Nhập chữ Hán theo âm Hán Việt
Gõ chữ âm Hán Việt vào ô nhập liệu. Một loạt các chữ Hán cùng âm xuất hiện.
Nhấn phím để kết thúc việc nhập tiếng Việt và bắt đầu chọn chữ Hán.
Tuỳ theo số thứ tự dưới mỗi chữ Hán mà nhấn các phím từ 1 đến 9 (hoặc không cần nhấn Space và gõ từ F1 đến F9) để nhập vào văn bản Word. Xem hình:
Thông thường trong văn bản có chữ Việt xen lẫn chữ Hán. Khi muốn chuyển sang gõ tiếng Việt thì nhấn tổ hợp phím để tắt thanh nhập. Con trỏ sẽ trở về văn bản Word và nhập chữ Việt bình thường.
- Nhập chữ Nôm
Tương tự như nhập chữ theo âm Hán Việt. Tuy nhiên để hiển thị những chữ thuần Nôm cần phải cài đặt font Nôm. Xem hình:
- Nhập chữ Hán theo Pinyin
Tương tự như nhập chữ theo âm Hán Việt. Tuy nhiên trong việc nhập theo Pinyin có một số đặc điểm riêng như sau: Bộ gõ cho phép nhập Pinyin không thanh hoặc có thanh (nhập chính xác). Các thanh được ký hiệu bằng các số từ 1 đến 4 cho nên nếu gõ tiếng Việt theo kiểu Vni thì phải tắt chế độ này trên keyboard Việt. Xem hình:
Trường hợp không thanh:
Trường hợp có thanh:
Nếu có kèm theo thanh thì số lượng chữ Hán được giảm đáng kể, do đó dễ chọn hơn.
Lưu ý:
Đối với các Pinyin có chứa “ü” thì sử dụng “u” thay thế trong trường hợp gõ không thanh, “v” trong trường hợp có thanh.
Muốn gõ phiên âm Pinyin thì gõ chữ không thanh kèm theo gạch nối -. Xem hình:
- Sử dụng bảng Radical Index
Bảng Radical Index cung cấp phương thức tra chữ Hán theo 214 bộ thủ Khang Hi truyền thống, đồng thời có tăng bổ các bộ thủ giản thể. Có thể chọn bảng này từ popup menu hoặc từ công cụ Dictionary Tool.
Chọn bộ thủ cần tra, sau đó chọn số nét cộng thêm tại combo box và nhấp nút lệnh OK. Nếu chọn All thì sẽ cho hiển thị tất cả chữ Hán thuộc bộ thủ đã chọn.
- Sử dụng Quick Lookup
Quick Lookup là công cụ dùng để tra cứu nhanh các chữ Hán trong phần giải nghĩa. Ta chỉ cần nhấp chuột vào trước chữ Hán thì nghĩa của nó sẽ được hiển thị trong Quick Lookup. Xem hình:
- Sử dụng Word Web Dictionary
Word Web Dictionary dùng để tra chữ Hán trong tài liệu Word hoặc trên trang Web. Sử dụng popup menu của Hanosoft Tool để mở Word Web Dict. Chọn chữ Hán trên trang Web và nhấp chuột vào biểu tượng mũi tên, nghĩa của chữ Hán sẽ được hiển thị. Xem hình:
- Sử dụng Pinyin & Hán Việt Converter
Các công cụ này dùng để chuyển chữ Hán thành chữ phiên âm Pinyin hoặc phiên âm Hán Việt. Sử dụng popup menu của Hanosoft Tool để mở công cụ Converter. Trên văn bản Word chọn nhóm chữ Hán cần chuyển. Nhấp vào nút lệnh ở bên phải - phía trên. Các chữ Hán sẽ được chuyển sang dạng phiên âm.
Xem hình:
Muốn chuyển các chữ này sang văn bản Word thì nhấp chuột vào nút lệnh phía dưới (biểu tượng paste). Lưu ý: cần phân biệt chữ Hán giản thể hay phồn thể để chọn radio button Simplified hoặc Traditional.
- Sử dụng Meaning Edit và CJKV Edit
Nhấp đôi chuột vào chữ Hán đang tra nghĩa trên Dictionary Tool (chữ Hán được phóng to trên phần giải nghĩa). Công cụ Meaning Editor hiện ra. Xem hình:
Trên là minh hoạ việc sửa đổi lại nghĩa của chữ 單. Sau khi sửa đổi xong chọn Update để ghi lại những sửa đổi. Muốn xoá hẳn chữ này thì chọn Delete.
Đối với những chữ Hán chưa được giải nghĩa thì nút lệnh Append sẽ có hiệu lực, sử dụng nút lệnh này để thêm nghĩa cho chữ.
Nút lệnh CJKV Edit dùng để sửa đổi âm Việt, Trung, Hàn và Nhật.
Trên popup menu của Hanosoft Tool còn có các lệnh khác:
Hanosoft IME: mở thanh nhập chữ Hán (giống như chức năng ).
Insert Space: dùng để chèn thêm khoảng trắng trong khi nhập chữ Hán.
Font (CJKV): chọn font chữ Hán / Nôm.
Exit: thoát khỏi chương trình.
Danh sách phím gõ tắt (shortcut key) dùng cho thanh nhập (IME bar)
: mở thanh nhập
: tắt thanh nhập
: mở tự điển
: tắt tự điển
: thay đổi thâu nhập pháp (Hán Việt, Pinyin, Nôm)
...: chọn chữ nhập vào Word (nhấn space khi bắt đầu chọn)
...: chọn chữ nhập vào Word
: lật sang trang sau trên thanh nhập (nếu số kí tự nhiều hơn 9)
: trở về trang trước trên thanh nhập
: xuống dòng bên văn bản Word
Lưu ý:
Hanosoft Tool cung cấp 2 kiểu gõ tiếng Việt là Vni và Telex cho nên khi không có phần mềm Việt keyboard hoặc có nhưng không dùng mã vẫn có thể gõ được tiếng Việt.
Chương trình cũng có thể chạy trên Windows 98. Tuy nhiên sẽ bị hạn chế một số chức năng.
2.3.3.Cách tra phần mềm Hanocon Converter 1.0
Cài đặt Hano Converter 1.0
Chúng ta có thể cài đặt Hano Converter 1.0 trên Windows 98, 2000 hoặc XP. Đơn giản chỉ cho chạy tập tin Setup.exe và chương trình cài đặt sẽ hướng dẫn thông qua từng bước cài đặt cho đến khi hoàn tất công việc cài Hano Converter 1.0 vào máy vi tính. Cài đặt phần mềm này cũng gần tương tự với hai phần mềm trên.
Shortcut của Hano Converter được tự động đưa vào Desktop. Nếu bạn không muốn shortcut trên Desktop này bạn có thể xoá đi và khởi động Hano Converter bằng cách vào Menu Program từ nút lệnh Start.
Sử dụng Hano Converter 1.0
Khi chạy, Hano Converter 1.0 hiển thị trên màn hình như sau:
Check box Top theo mặc định được đánh dấu, nhằm làm cho Hano Converter luôn nổi lên trên các ứng dụng khác, điều này giúp người sử dụng thuận tiện trong việc giao tiếp với các văn bản khác nhưng vẫn có thể chuyển sang Hano Converter một cách dễ dàng. Nếu bạn không thích chức năng này thì bạn có thể bỏ đánh dấu.
Các chức năng của các thành phần trên Hano Converter như sau:
Cách sử dụng:
- Bước 1. Các bước xác định:
Mở văn bản Hán cần đọc và xác định văn bản Hán đó thuộc loại giản thể hay phồn thể.
Kế đến xác định nhu cầu cần chuyển đổi của bạn: sang âm Hán Việt hay sang chữ phồn thể hoặc chữ giản thể.
Click chọn vào một trong bốn radio buttons phù hợp với 2 bước xác định trên.
- Bước 2. Thực hiện chuyển đổi:
Chuyển đổi thông thường (dành cho tất cả các loại văn bản):
Quét chọn khối văn bản Hán và thực hiện lệnh Copy (thông thường bạn sẽ sử dụng tổ hợp phím Ctrl – C hoặc chọn menu Edit > Copy).
Nhấn vào nút lệnh thứ nhất (có hình mũi tên trỏ vào tài liệu) của Hano Converter để thực hiện việc chuyển đổi.
Văn bản kết quả sẽ thể hiện ở khung text bên trái của Hano Converter.
Chuyển đổi trên văn bản Ms Word:
Chức năng này chỉ phụ thêm. Bạn có thể chỉ cần dùng cách thứ nhất. Tiện lợi của chức năng này là bạn không phải lệnh Copy:
Chỉ thực hiện việc quét khối chọn khối văn bản (không thực hiện lệnh Copy).
Nhấn vào nút lệnh thứ hai (hình tài liệu có cái kẹp giấy) của Hano Converter để thực hiện việc chuyển đổi.
Văn bản kết quả sẽ thể hiện ở khung text bên trái của Hano Converter.
- Bước 3. Dán kết vào văn bản Word:
Sau khi đã thực hiện xong việc chuyển đổi bạn có thể dễ dàng dán văn bản kết quả sang MS Word bằng cách bấm vào nút lệnh thứ 3 (biểu tượng Paste).
Nếu bạn cần xem hướng dẫn trợ giúp thì bấm vào nút lệnh thứ tư (có hình dấu chấm hỏi).
Lưu ý:
- Tất cả các ký tự trong văn bản cần đọc đều phải theo chuẩn Unicode.
- Văn bản kết quả của Hano Converter 1.0 là văn bản theo chuẩn Unicode.
Chương 3. Ý nghĩa của việc tin học hóa chữ Hán và giao lưu trong thế giới hiện đại
Bộ phần mềm Hanosoft bao gồm: Hanokey 1.0 và 2.0; HanoConverter; Từ điển Hán-Việt,Việt-Hán và Từ điển Hán Việt trực tuyến. Cả thảy độ vài MB, rất gọn nhẹ, dễ cài đặt và sử dụng, các phần mềm đều có hướng dẫn cặn kẽ, có thể chạy trên Windows 98 lẫn XP. Hanokey giúp gõ chữ Hán phồn thể, giản thể cũng như chữ Nôm theo âm hoặc bộ thủ.
HanoConverter giúp chuyển đổi qua lại giữa chữ Hán phồn thể và giản thể đồng thời đổi chúng ra âm Hán Việt.
Từ điển Hanosoft có khoảng 10.000 mục từ đơn và trên 50.000 mục từ ghép, hi vọng đó là cầu nối ngôn ngữ Việt xưa và nay. Hiện nay cũng có phần mềm Song Kiều của nước ngoài giá khá đắt nhưng chỉ thể hiện được chữ Hán chứ chưa thể hiện được chữ Nôm, hơn nữa bộ từ điển Song Kiều chỉ tra được tiếng Anh - Hán.
Phần mềm này phổ biến cho những ai quan tâm đến ngôn ngữ Hán - Nôm chứ không thương mại. Và đã được phổ biến rộng rãi trên website để tất cả những ai muốn học và sử dụng ngôn ngữ này có thể truy cập và download về sử dụng. Người sử dụng có thể tra cứu từ điển trực tiếp trên máy tính.
Bên cạnh đó nó còn lưu giữ được một kho tàng văn hóa vô giá của dân tộc ta và lưu truyền được mãi về sau.
Trong thế giới hiện nay hầu hết tất cả các ngôn ngữ đã được tin học hoá. Chữ Hán - Nôm cũng vậy, việc đưa chữ Hán - Nôm vào mạng máy tính đã góp phần không nhỏ trong giao lưu văn hoá với các nước và giúp bạn trên thế giới hiểu biết sâu hơn về một Việt Nam nghìn năm văn hiến.
Ngoài ra nó còn phục vụ chế bản sách vở liên quan Hán - Nôm, thiết kế mỹ thuật với phần mềm chế bản chuyên nghiệp như Photoshop và Corel để tạo mẫu mã bao bì, thiệp cưới, lịch, danh thiếp. Phần mềm này còn có thể hỗ trợ những người vi tính hóa gia phả dòng tộc để trình bày lại cho đẹp hơn, giúp lưu trữ tốt hơn và có thể gửi đi khắp nơi trên thế giới.
PHẦN KẾT LUẬN
Chữ Hán – Nôm vốn là một kho tàng quý báu của dân tộc, nhưng việc bảo tồn nó cũng là một vấn đề rất quan trọng. Trong mấy năm gần đây đã xuất hiện việc tin học hóa Hán Nôm, lúc này chữ Hán Nôm không còn bảo tồn bằng phương pháp thủ công nữa mà đã có sự can thiệp của công nghệ thông tin. Các phần mềm đánh chữ Hán – Nôm của các tác giả Tống Phước Khải, Lê Anh Minh, Lê Quý Ngưu… và nhiều tác giả khác nữa đã xây dựng nên các phần mềm chữ Hán, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nghiên cứu cũng như các bạn sinh viên yêu thích Hán Nôm khi tìm hiểu về vấn đề này.
Trong Niên luận đã hướng dẫn rõ ràng từng bước cài đặt, cũng như các thao tác sử dụng các phần mềm sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Niên luận được trình bày theo từng bước từ dễ đến khó, sao cho những ai chỉ mới sử dụng máy tính vẫn có thể dễ dàng tiếp cận đến nó.
Trong mấy năm gần đây đã xuất hiện nhiều website cũng như các phần mềm Hán Nôm, nhưng vẫn chưa có một tư liệu nào thống kê là bao nhiêu. Và cũng chưa có ai giới thiệu một cách chi tiết về các phần mềm.
Niên luận này đã tổng hợp được các phần mềm và các website thông dụng đã được phổ biến trong xã hội, nhằm giúp độc giả tiếp cận nhanh chóng dễ dàng hơn.
Từ những vấn đề nêu ra ở trên và ý nghĩa quan trọng có nó, nên đây là những phần mềm không thể thiếu cho việc bảo tồn và truyền bá văn hoá của chúng ta cho bạn bè thế giới cũng như con cháu mai sau.
Hy vọng rằng Niên luận này sẽ giúp những ai có nhu cầu nghiên cứu về Hán Nôm mà chưa thành thạo vi tính được tiếp cận các phần mềm dễ dàng hơn. Và mở ra những hướng nghiên cứu kỹ và sâu hơn ở các đề tài khoa học về sau.