Phương thức sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi

Đối với chính quyền địa phương: Những bất cập phát sinh từ thực tế đối với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất. Có thể nói việc phục hồi thu nhập cho người dân tái định cư là quá trình diễn ra trong nhiều năm, không chỉ dừng lại bằng việc các hộ dân bàn giao mặt bằng và về nơi ở mới.

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương thức sinh kế của người Ca Dong tại khu tái định cư thủy điện Đắk Đrinh – Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay, diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản là rất ít do điều kiện địa hình của khu vực. Phần lớn là nuôi cá nước ngọt tại những nơi có điều kiện thành ao, nhưng diện tích không lớn. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản rất nhỏ không đáng kể và chỉ cho mục đích tiêu thụ hộ gia đình, không có giá trị buôn bán. Giá trị thủy sản sản lượng năm 2003 là 8,385 tấn. Giá trị nuôi trồng thủy sản so với kinh tế chung là rất ít không đáng kể. Tại ba xã bị ảnh hưởng từ dự án từ trung tâm xã tới khu vực các thôn xóm trong khu vực lòng hồ chỉ thực hiện được bằng đi bộ hoặc xe ôm kết hợp. Tình trạng đường sá quá xấu, nhất là vào mùa mưa. Việc hệ thống đường giao thông khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế và giao lưu của địa phương. Đây là một 26 vùng địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối do đó việc phát triển hệ thống giao thông cũng rất khó khăn vì đòi hỏi kinh phí quá lớn. Người Ca Dong tại vùng ảnh hưởng của dự án bị mất đi chủ yếu về nguồn lực tự nhiên. Trong khi đó, người Ca Dong hoạt động kinh tế dựa vào môi trường tự nhiên là chủ yếu. Chính điều này, Ban quản lý dự án và chính quyền cần lưu ý khi đưa dân vào vùng tái định cư. Chính quyền phải có những chính sách để hổ trợ người dân khi không còn đất canh tác như trước nơi ở cũ. 2.1.3. Tình hình bồi thường hỗ trợ cho các hộ tái định cư Chính sách bồi thường của dự án được xây dựng trên quy định tại Nghị định 197 của Chính phủ, tuy nhiên do đặc thù khác nhau của mỗi dự án, có thể có những chính sách riêng để phù hợp, nhưng những khác biệt này phải được đa số những người bị ảnh hưởng chấp nhận và chính quyền địa phương thông qua. Với mục tiêu là đền bù đất đai, tài sàn và hỗ trợ kinh phí để họ có thể tái lập cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đối với những hộ thuộc diện nhận đất trong khu tái định cư sẽ được nhận 400m2 đất đã san ủi và phân lô theo đúng tiêu chuẩn đất thổ cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng. Hộ trong khu tái định cư được nhận tối thiểu 1ha đất nương rẫy hoặc 0,5ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha ruộng lúa nước 2 vụ. Đối với hộ nhận đất trong khu tái định cư sẽ được nhận một căn nhà cấp 4 có diện tích tính theo nhân khẩu cụ thể: 6 nhân khẩu trở lên được xây dựng 9m2/ khẩu, 3 đến 5 nhân khẩu được xây dựng 10m2/ khẩu, 2 nhân khẩu được xây dựng nhà có diện tích 25m2/ khẩu hộ [4, tr.52]. 27 Bảng 6: Khoản chi phí chính sách hỗ trợ: STT Nội dung Số tiền (triệu đồng / hộ) 1 Hỗ trợ việc di chuyển Trong phạm vi huyện Huyện này sang huyện khác 1.000.000 2.000.000 2 Ổn định đời sống 150.000 3 Hộ sản xuất nông nghiệp 2.000.000 4 Hộ làm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.500.000 5 Hộ kinh doanh 1.000.000 6 Gia đình chính sách 1.500.000 7 Ổn định sản xuất 2.000.000 8 Hỗ trợ tưới sản xuất nông nghiệp 3.000.000 Số liệu năm 2005 [4, tr.35] Dự án cũng đã triển khai thi công các hạng mục ở khu tái định cư, thu hồi đất, cấp đất cho dân tái định cư theo định mức 400m2 đất ở, 600m2 đất vườn, 01 ha đất sản xuất cho 1 một tái định cư. Nhà tái định cư cho hộ dưới 5 khẩu có diện tích 65m 2, trong đó nhà chính 45m2, nhà vệ sinh, nhà bếp 20m2; nhà cho hộ có 5 khẩu trở lên có diện tích 85m2, trong đó có nhà chính 65m2, nhà vệ sinh, nhà bếp 20m2. Tại khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực hồ chứa có diện tích đất thu hồi 460,28 ha; đã kiểm đếm cây cối, hoa màu và phê duyệt phương án bồi thường cây cối hoa màu, tổng kinh phí bồi thường đã chi trả cho dân là 33.346,513 triệu 28 đồng; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hạng mục lòng hồ, địa điểm Sơn Liên, tổng kinh phí là 45.192.767.325 đồng đã chi trả cho dân. [14, tr.8] Bảng 7: Phƣơng án bồi thƣờng đang lập tại hai xã Xã Sơn Long Xã Sơn Dung Diện tích 114,4 ha 220,08 ha Số hộ 164 hộ 272 hộ Số tiền bồi thƣờng 69.592 triệu đồng 82.026 triệu đồng Số liệu năm 2005 [15, tr. 8] Bảng 8: Phƣơng án bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tại các khu tái định cƣ Nước Vương Nước Lang Anh Nhoi 2 Diện tích 15,3 ha 12,4 ha 11,7 ha Số hộ 56 hộ 75 hộ 60 hộ Số tiền bồi thường 8.404 triệu đồng 7.708 triệu đồng 8.500 triệu đồng Số liệu năm 2005 [15, tr.9] 2.2 Sự thay đổi nguồn sinh kế của các hộ dân khu vực tái định cƣ Sinh kế của mỗi hộ dân được cấu thành bởi năm nguồn lực: nguồn nhân lực (kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe), nguồn lực xã hội (uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội), nguồn lực tự nhiên (các tài nguyên thiên nhiên: đất, nước. khí hậu, cây trồng), nguồn lực vật chất (nhà ở, phương tiện đi lại, thông tin) và nguồn lực tài chính (tiền, tín dụng, các nguồn hỗ trợ khác)[18]. Tại nơi ở mới, các nguồn lực của các hộ dân có nhiều thay đổi, nhất là nguồn lực tự nhiên, bởi hộ dân phải di chuyển từ nơi cũ sang vùng đất mới. 29 2.2.1 Nguồn lực con người Con người là vốn quan trọng nhất của các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình, của cộng đồng, trong đó học vấn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi chất lượng cuộc sống của hộ dân. Thực tế cho thấy học vấn của lao động trong các hộ điều tra mới chỉ dừng lại ở trình độ tiểu học, trung học, điều này phản ánh đúng với thực tế trình độ văn hóa dân trí của người dân khu tái định cư. Tại xã Sơn Liên “trong thời gian qua các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở, trường lớp từng bước kiên cố hóa; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường. Học sinh đi học đều hơn so với các năm trước, phổ cập giáo dụng tiểu học đúng độ tuổi và chống mù chữ. Năm học 2013 – 2014 có 3 cấp học gồm THCS với 109 HS/2 lớp/16 CBNV, tiểu học với 193HS/22 lớp/29 CBNV và mầm non với 94 cháu/7 lớp/10 CBNV [14, tr.7]. Bên cạnh đó, tại khu tái định cư của xã Sơn Liên cũng có điểm trường học THCS cách 1km. Đường di chuyển gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa do tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến việc học của học sinh nơi đây. Đối với xã Sơn Dung tình hình dạy và học trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng bỏ học và học giã gạo. Đặc biệt trong tháng 02, 3, 4 là mùa đót, mùa đâm trâu…nên các em thường xuyên nghỉ học. Trong năm 2013, tình hình ra lớp và nhập học vào các lớp mầm non, tiểu học và THCS của các trường tương đối đảm bảo; tỉ lệ học sinh 5 tuổi vào mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Cụ thể: tỉ lệ học sinh ra lớp đối với bậc học: mầm non đạt 100% (132/132), tiểu học 97,3% (360/360), THCS 85% (152/197) [13, tr.8]. Hầu hết các hộ đều làm nghề nông nghiệp, nguồn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trước khi tái định cư có 195 hộ và đến thời điểm hiện tại (sau tái định cư) dân số các hộ là 108 hộ tập trung vào khu tái định cư. Tất cả các lao động đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp, nhưng nguồn lao động vẫn chưa chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, nên xảy ra tình trạng dư thừa lao động. Trình độ dân trí thấp kém và hiểu biết kinh tế kĩ thuật còn 30 lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất kém, còn thiếu ăn ở nhiều hộ gia đình. Qua khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy rằng khó khăn hiện tại là việc được đi học của các em. Các em ở khu tái định cư phải đi bộ đến trường, vì thế hầu như chỉ học đến hết THCS (vì THPT cách các khu tái định cư đến 8km, đường đi lại khó khăn vào mùa mưa). Số lượng, trình độ lao động của các hộ không có nhiều khác biệt. Chúng tôi nhận thấy dự án chưa trang bị thêm về kiến thức, kĩ năng nhằm tạo thêm việc làm mới cho người dân. Các nguồn sinh kế của họ bị co hẹp lại (do mất đất) nhưng lại không được bổ sung hoạt động khác thay cho nông nghiệp. Nếu người dân trang bị thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sẽ giúp họ có điều kiện ổn định hoạt động kinh tế lâu dài. Mặt khác, nâng cao trình độ văn hóa sẽ giúp các hộ lao động tiếp cận nhanh với những phương pháp sản xuất mới. 2.2.2 Nguồn lực xã hội Liên quan đến mối quan hệ xã hội của cộng đồng người Ca Dong tại khu tái định cư rất thân thiết, họ vẫn giữ được mối quan hệ từ trước khi chuyển về nơi ở mới. Họ vẫn thường tổ chức những lễ hội văn hóa nhằm liên kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau. Bên cạnh đó, tại khu tái định cư có xây dựng nhà họp thôn là nơi sinh hoạt không thể thiếu của người Ca Dong. Các mối quan hệ trong cộng đồng vẫn được duy trì, ngoài ra, họ cũng dần có mối quan hệ gần gũi với người Kinh, họ cũng biết nói tiếng Kinh. Theo lời kể của cô Đinh Thị Truyền, trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Tây, “vào các mùa lễ hội người Ca Dong mời những người Kinh ở trung tâm cùng tham dự lễ hội”. Tại nơi ở mới, nhà văn hóa được xây dựng hiện đại, khang trang và rộng lớn hơn để tạo điều kiện cho người dân duy trì hoạt động văn hóa của cộng đồng tại đây. 2.2.3 Nguồn lực vật chất Mỗi hộ dân phát triển kinh tế phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện đi lại, nhà ở.... Ở phần nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu về nhà ở, phương tiện đi lại và thông tin của các hộ dân tại khu tái định cư. Khi di dời người dân thì ban UBND Xã Sơn Dung 31 quan lý dự án và chính quyền đã có những quy định về mức độ đền bù nhà ở. Nhà tái định cư là kiểu nhà cấp 4 dành cho hộ dưới 5 khẩu có diện tích 65m2, trong đó nhà chính 45 m 2 , nhà vệ sinh, nhà bếp 20m2; nhà cho hộ có 5 khẩu trở lên có diện tích 85m 2, trong đó nhà chính 65 m2, nhà vệ sinh, nhà bếp 20m2 [4, tr. 54]. Mẫu nhà xây dựng trong khu tái định cư phải được các hộ gia đình chấp thuận, phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân. Mặc dù để thực hiện dự án này, chính quyền đã cho lấy ý kiến của người dân về kiểu nhà mới. Theo kết quả điều tra của chúng tôi “Khi được hỏi là nhà ở hiện tại có phù hợp” nhận được ý kiến có 6 hộ (21,4%) cho là rất phù hợp, 11 hộ (39,3%) phù hợp và 11 hộ (39,3%) không phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy một điểm đáng chú ý bên cạnh nhà mới còn xây dựng nhà theo kiểu cũ. Vậy phải chăng nhà mới không đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt cũng như tập quán của người dân. Nhà mới được dùng để ngủ và chứa những đồ dùng. Đối với nhà sàn, người dân dùng để sinh hoạt, nấu ăn, tiếp khách, sinh hoạt gia đình. 32 Bảng 9 : Ý kiến đánh giá về hai nơi ở Diện tích nhà ở Chất lƣợng nhà ở Kém hơn nơi ở cũ 19 hộ 67,9% 0 hộ 0% Bằng nơi cũ 9 hộ 32,1% 6 hộ 21,4% Tốt hơn nơi cũ 0 hộ 0% 22 hộ 78,6% Tổng 28 hộ 100% 28 hộ 100% Số liệu kết quả thực địa sinh viên tháng 11/2013 Khi được hỏi ý kiến về ở nhà mới có thuận tiện cho việc sinh hoạt hay không? Nhận được trả lời 4 hộ (14,3%) cho rằng thuận tiện, 15 hộ (53,6%) cho rằng không thuận tiện, 9 hộ (32,15) có ý kiến bình thường. Theo kết quả điều tra cho chúng tôi cái nhìn mặc dù đồng ý với chất lượng nhà tốt hơn nhưng họ cho rằng nhà mới không thuận tiện cho họ. Chính vì điều này, mà nhiều hộ dân tái định cư di chuyển nhà sàn của mình bên cạnh nhà để sử dụng cho sinh hoạt. Diện tích đất cấp cho người dân có hạn, nên không có khu vực chăn nuôi, đặc biệt là diện tích làm vườn. Theo ý kiến của người dân, họ không hài lòng về cách bố trí nhà mới (theo kiểu thị trấn) vì nhà trước của họ bố trí xung quanh nhà văn hóa của thôn. Theo kết quả điều tra “Khi được hỏi anh chị có hài lòng về trạm y tế” nhận được 17 hộ hài lòng chiếm 60,7% ý kiến, 6 hộ bình thường chiếm 21,4% ý kiến, 17,9% ý kiến về việc không hài lòng. Chăm sóc y tế dành cho người dân đã được quan tâm từ chính quyền. Đối với xã Sơn Liên tại khu tái định cư có trạm y tế để người dân có thể chăm sóc sức khỏe. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân được cải thiện đáng kể so với nơi ở cũ. Hệ thống cung cấp điện tại hai khu được xây dựng hoàn thiện, cả hai nơi chúng tôi đến đều có mạng lưới điện. Tiêu chuẩn cấp điện cho tất cả các hộ tiêu chuẩn là 0,75KVA/ hộ. Tại khu tái định cư xã Sơn Liên đường dây điện đã đến 33 UBND xã, điện được lấy từ mỏ đá khu thi công gần tuyến đập chính. Tại xã Sơn Dung đã có tuyến đường điện từ UBND huyện tới. Vấn đề cung cấp điện được cải thiện đáng kể so với nơi ở trước. Người dân có tập quán sử dụng củi làm nhiên liệu để đun nấu. Tuy nhiên diện tích đất rừng không còn nhiều nên việc kiếm nguyên liệu làm chất đốt cho đun nấu gặp nhiều khó khăn. Chương trình đã hỗ trợ nguyên liệu khác như dầu nhưng do tập quán sinh hoạt của người dân lúc đầu gây nên khó khăn. Giao thông là huyết mạch để giúp phát triển sản xuất của một vùng. Hệ thống đường tại nơi tái định cư chưa được hoàn thiện, hiện nay đường vào khu tái định cư xã Sơn Dung còn là đường đất. Giao thông vào khu vực tái định cư đang trở thành trở ngại giao lưu, đi lại của người dân và phát triển kinh tế địa phương. Các xã Sơn Dung và Sơn Liên có đường xe ô tô đi đến UBND nhưng vào khu tái định cư thì vẫn chưa có đường, chủ yếu đi bộ và bằng xe máy. Giao thông thuận lợi sẽ giúp cho người dân dễ dàng trau đổi, mua bán hàng hóa. Và vấn đề cấp bách vào mỗi mùa mưa, đất sạt lở ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển của người dân. Mặc dù chính quyền đã có những biện pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất vào mùa mưa, nhưng chúng tôi nhận thấy nó chưa lâu dài. Ở đây, biện pháp không phải chỉ là từ phía chính quyền mà cần có sự đồng lòng từ phía người dân, hạn chế chặt phá cây rừng, trồng cây để giữ đất ở vùng sạt lở là một biện pháp cấp thiết. Nguồn nước dồi dào giúp người dân ổn định cho việc sản xuất. Trước đó người dân sống vùng thấp gần sông nên lượng nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Sau khi di chuyển nên mới, họ tích nước trong hồ ở khuôn viên nhà mới và dùng máy bơm để có nước sinh hoạt. Tại nơi tái định cư hệ thống cấp nước đã được xây dựng hoàn thiện, nhưng vẫn chưa có cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của người dân. Tóm lại ta nhận thấy rằng, người dân vẫn chưa được thụ hưởng những chính sách để hỗ trợ đảm bảo về an sinh xã hội. Chính quyền và ban quản lý chưa có chính sách phù hợp để người Ca Dong thật sự đảm bảo về nguồn lực vật chất. Vấn đề quan trọng là nhà ở chưa thuận tiện cho sinh hoạt, phong tục tập quán của người Ca Dong. Điều này ảnh hưởng đến việc giữ gìn những bản sắc trong mỗi hộ gia đình. 34 Bên cạnh đó, người Ca Dong sẽ dễ dàng rời khỏi ngôi nhà mới và tìm lại chỗ ở trước đây. Chính vì thế, chúng tôi nhận thấy chính quyền nên có những chính sách phù hợp để cho người dân có thể ổn định lâu dài tại ngôi nhà mới được nhà nước chi trả đền bù. 2.2.4 Nguồn lực tài chính Tại các xã nằm trong vùng dự án thủy điện Đắk Đrinh, “Hầu hết các hộ có thu nhập thấp, có một số gia đình đói nghèo, thiếu ăn trong thời gian giáp hạt. Kinh tế của các hộ bị ảnh hưởng đặc biệt là các hộ dân tộc Ca Dong phụ thuộc vào sản xuất lương thực và khai thác rừng. Trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là nhận thức và vận dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất và đời sống của người dân [4, tr.25]. Theo báo cáo của huyện Sơn Tây, các gia đình được nhận tiền đền bù hỗ trợ và nhà ở khu tái định cư. Trong đợt đền bù gần đây nhất là tại xã Sơn Long, theo ông Phạm Hồng Khuyến, chủ tịch UBND huyện Sơn Long cho biết “đợt này có 164 hộ dân nhận tiền đền bù tổng cộng 164 tỷ đồng từ dự án thủy điện Đắk Đrinh. Trong đó, hộ nhận nhiều nhất là 2 tỷ đồng và thấp nhất là 200 triệu đồng. nhận thức của bà con còn hạn chế, khi nhận được khoản tiền lớn họ dễ bị kẻ xấu lừa gạt hoặc tiêu xài phung phí, nguy cơ đói nghèo sau khi nhận tiền đền bù”[19]. Qua đây một vấn đề được đặt ra việc sử dụng tiền dự án sau khi chuyển sang tay của người dân chưa hiệu quả bởi nó thuộc tài sản của dân, nhà nước không thể kiểm soát được. Để sử dụng số vốn có hiệu quả thì cần đến các tổ chức và cả chính quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn hộ tái định cư cách thức làm đồng tiền sinh lợi, trong đó gởi số tiền tiết kiệm là một cách. Nếu không xài đúng cách thì các hộ tái định cư có nguy cơ đối mặt với cái nghèo. Theo anh Đinh Văn Thái tại khu tái định cư Nước Vương xã Sơn Liên cho biết “ngoài căn nhà trị giá hơn 500 triệu đồng, gia dình còn nhận tiền đền bù từ đất đai hoa màu khoảng 450 triệu đồng nữa. tuy nhiên , khoảng tiền này dùng đóng bàn ghế, giường tủ mua chăn nệm cho căn nhà mới, một chiếc xe máy, giàn karaoke, cặp loa. Số còn lại trả nợ cho “con buôn”, chủ hàng tạp 35 hóa. Sau khi chi tiêu hết tiền đền bù rồi thì vợ chồng đi làm thuê, vào rừng tìm nơi phát rẫy làm kiếm sống” [19]. 2.2.5 Nguồn lực tự nhiên Các hộ tái định cư trong vùng nghiên cứu đều có diện tích đất sản xuất trong vùng lòng hồ của dự án thủy điện, vì vậy họ được đền bù và cấp đất ở nơi ở mới. Các hộ tái định cư phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất lâm nghiệp. Theo nghiên cứu chúng tôi đi tìm hiểu các hoạt động sinh kế gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi của các hộ dân tái định cư. Bảng 10: Ý kiến về diện tích đất nông nghiệp tại nơi ở cũ và mới Ý kiến Số hộ % Diện tích đất lớn hơn 3 10,7 % Diện tích đất bằng 5 17,8 % Diện tích nhỏ hơn 20 71,5 % Tổng 28 100% Số liệu kết quả thực địa sinh viên tháng 11/2013 Hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân tái định cư vùng thủy điện Đắk Đrinh là sản xuất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp là nguồn sinh kế đóng vai trò quan trọng củ các hộ dân. Đất đai là tư liệu sản xuất tạo ra nguồn thu nhập đáp ứng nhu cầu hàng ngày, và cũng là nguồn tạo ra thu nhập. Đất nông nghiệp của các hộ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của họ. Theo kết quả điều tra, sau khi tái định cư có 10,7% ý kiến cho rằng diện tích đất lớn hơn và 17,8% cho rằng diện tích đất bằng. Và có 71,5% ý kiến cho rằng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp tại nơi ở mới nhỏ hơn. Đất đai được hổ trợ chưa khai thác và phần lớn là rừng thứ sinh và cây bụi. Dù có khai hoang nhưng mà vì đất mới nên chất lượng kém hơn đất canh chổ cũ. Đất sản xuất được đền bù không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của người dân 36 nên họ bị hạn chế về sản lượng nông nghiệp. Điều này làm cho người Ca Dong tìm về chỗ đất cũ ở rất xa khu tái định cư để tiếp tục canh tác. Vậy qua đây ta thấy được mặc dù người dân được đền bù hỗ trợ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đặt vấn đề là làm sao người dân có thể ổn định đời sống nếu không có được tư liệu để sản xuất. Việc thu hẹp đất để sản xuất khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống. Người dân không những cần đất để sản xuất nông nghiệp mà họ còn phải biết đến những kĩ thuật khác để phát triển sản lượng. Bảng 11: Sản lƣợng sản xuất nông nghiệp tại xã Sơn Liên Cây lƣơng thực Diện tích (ha) Năng suất bình quân (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Cây lúa nước 106 ha 42,8 453,68 Lúa rẫy 15 15 22,5 Cây ngô 20 25 50 Cây mì 48 180 864 Rau các loại 20 64,5 129 Đậu các loại 8 6,5 5,2 Số liệu năm 2012 [14, tr.2] Về hệ thống thủy lợi cho canh tác, người dân chủ yếu dựa vào nước sông, suối gần khu vực canh tác. Vì khu đất canh tác rất xa chỗ tái định cư di chuyển đoạn đường mất gần 1 giờ. Nguồn nước chủ yếu cũng nhờ vào lượng nước mưa tích trữ. Về người dân cho biết rằng nhu cầu sử dụng nước tại khu tái định cư chưa được đáp ứng đầy đủ cho sinh hoạt sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, người Ca Dong còn sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên phù hợp để họ có thể phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Để sản xuất lâm nghiệp, 37 người dân cần phải được trang bị giống và kĩ thuật sản xuất. Đây là vấn đề đòi hỏi chính quyền cần có những người có kiến thức để giúp đỡ người dân. Bên cạnh rừng trồng, rừng tự nhiên là nguồn tài nguyên chung, quan trọng của cộng đồng. Đối với khu tái định cư tại xã Sơn Liên người dân được hỗ trợ các giống cây trồng mới như xà cừ, sưa trồng phân tán. Diện tích xà cừ trồng mới ước đạt 50 ha, diện tích cây keo là 105 ha [14, tr.3]. Tại khu tái định cư tại xã Sơn Dung diện tích trồng mới năm gần 200 ha, trong đó: diện tích rừng trồng do nhà nước hỗ trợ giống là 190 ha, dân tự ươm và trồng khoản 10 ha (chủ yếu là cây xà cừ, huỳnh đàn, keo, quế…). [13, tr.2] Chăn nuôi là một trong những hoạt động sinh kế của người dân. Chăn nuôi của các hộ chưa có cải thiện đáng kể về sản lượng. Quy mô chăn nuôi của các hộ giảm do diện tích chuồng nuôi tại khu tái định cư nhỏ. Các hộ dân phải thả rông các gia súc chính vì thế làm quy mô chung giảm đáng kể. Các loại gia súc được chăn nuôi: trâu, bò, heo, dê…Nhìn chung ngành chăn nuôi chỉ mang tính tự cung tự cấp cho các hộ gia đình. Những hộ có kinh nghiệm khi di chuyển lên đến nơi ở mới cũng áp dụng những hình thức cũ. Vệ sinh chăn nuôi hầu như không có nên nguy cơ bệnh dịch là rất cao. Qua hoạt động tìm hiểu sinh kế của người dân, chúng tôi nhận thấy công tác ổn định đời sống cho người dân chưa đạt được chuyển biến tích cực. Đời sống của người dân tái định cư phải được ổn định và bền vững về sinh kế và môi trường. Các hộ dân khi di chuyển đến nơi ở mới, họ sẽ không có điều kiện để thực hiện các hoạt động sinh kế như trước đây để tìm thu nhập. Những hộ thuần nông thì không được nhận đất canh tác hoặc đất không đúng chủng loại và kém chất lượng. Hộ dân không có đất canh tác để gia tăng sản lượng. Chính vì điều này, người dân tái định cư đi tìm về chỗ cũ để sản xuất. Bên cạnh đó, sự đền bù và việc bồi thường chủ yếu là tiền mặt mà chính quyền lại chưa quan tâm đến giải quyết vấn đề tạo điều kiện người dân sản xuất. Tiền mặt được bồi thường nhiều người dân lại chưa sử dụng hợp lý gây ra tình trạng đói nghèo sau khi sử dụng tiền đó. Chính quyền cần tuyên truyền và giúp đỡ người dân để họ có thể sử dụng đồng tiền có ích. Mặt khác, chính quyền cần phải có nhiều cán bộ có nhiều kĩ năng để giúp đỡ hộ gia đình này. Qua những 38 vấn đề trên đây, chúng ta nhìn nhận rằng còn nhiều vấn đề bất cập trong việc hỗ trợ tái định cư. Người dân bị áp đạt, chưa phát huy được tính năng động và sáng tạo. Qua đây chúng tôi thấy muốn người dân có điều kiện phát triển thì chính quyền nên tiếp xúc và lấy ý kiến của họ về các vấn đề cần giải quyết. 2.3 Tác động chƣơng trình tái định cƣ đến sự thay đổi sinh kế của ngƣời dân Để đánh giá được mức độ thành công của chương trình tái định cư thì chi tiêu của hộ gia đình là một tiêu chí quan trọng. Các hộ tái định cư cho rằng di chuyển về nơi mới, việc thu nhập bị hạn chế vì họ bị thu hẹp đất canh tác. Đối với nơi cũ họ có thể thu nhập về thủy sản. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp đến hơn 80 % trong cơ cấu. Cơ cấu thu nhập của họ không còn đa dạng như nơi ở cũ. Cho đến nay, họ chưa được đào tạo về các ngành phi nông nghiệp. Điều này cho thấy chính quyền chưa tạo điều kiện cho người dân có thể tự khả năng tìm thu nhập, bền vững trong sinh kế của người dân. Sự thay đổi ở đây là những thay đổi trong cách quản lý nguồn vốn tài sản nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống trước sự thay đổi. Hầu hết, các hộ di dân đều có hoạt động sản xuất truyền thống tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên, không đầu tư về kĩ thuật như sự chăm sóc để tăng năng suất. Các hộ hầu như không biết đến khái niệm thị trường, các hoạt động chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi và khai thác rừng. Một số hộ có nguồn tài chính đầu tư mua cây keo giống để trồng, họ áp dụng kĩ thuật mới đưa vào sản xuất. Hiện tại, người dân được tiếp cận việc trồng lúa nước sử dụng phân bón thâm canh để nâng cao năng suất. Tuy có sự thay đổi nhưng chưa phải là toàn diện, vì diện tích đất bị thu hẹp. Mà tâm lý của người dân là sự ỷ lại vào số tiền trợ cấp hành tháng của chính quyền nên không có sự khác biệt nhiều so với lúc trước. Một vấn đề đặt ra ở đây, sau khi hết các nguồn hỗ trợ thì mức thu nhập của họ như thế nào. Vì vậy, nguồn thu nhập từ các hoạt động sinh kế cho người dân hiện nay chưa bền vững. 39 2.4 Những kết quả và hạn chế trong quá trình tái định cƣ 2.4.1 Những thành tích đạt được Chương trình tái định cư thuộc công rình thủy điện Đắk Đrinh góp phần mang lại những chuyển biến tích cực trong quá trình thay đổi nguồn sinh kế của các hộ dân khi di chuyển đến vùng đất mới thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án trồng trọt và chăn nuôi được quy hoạc theo tiêu chí nông thôn mới. Với sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương, kế hoạch tái định cư đã được xây dựng theo hướng tôn trọng và duy trì những văn hóa của đồng bào thiểu số trong khu vực. Và được đánh giá là bước đi đúng hướng, ban đầu ổn định cuộc sống sau khi tái định cư với các hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. 2.4.2 Những hạn chế cần giải quyết 2.4.2.1 Nguồn lực con người Sơn Tây là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi nên việc quản lý về nguồn nhân lực còn yếu lém mang tính quan liêu và sự thiếu hụt cán bộ có chất lượng gây ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình tái định cư. Những thay đổi tập quán, kỹ thuật canh tác và chương trình sinh kế là áp đặt đối với các hộ dân hầu hết có trình độ dân trí thấp. Họ không được hỗ trợ thỏa đáng kỹ năng, kiến thức trong việc chuyển đổi từ dạng canh tác trước đây (canh tác lúa nước) sang các dạng canh tác khác về sản xuất nông nghiệp nương rẫy, trồng rừng, chăn nuôi. Điều này sẽ dẫn đến việc đảm bảo an ninh lương thực cho người dân nơi đây. Trước mắt, người dân bị ảnh hưởng đang phải đối đầu với những khó khăn về di dời đến môi trường mới, cộng đồng, khí hậu và cuộc sống hoàn toàn mới. Về lâu dài, họ còn gặp rủi ro vì thiếu kỹ năng lao động, không được chính quyền quan tâm. Hầu hết tất cả người dân ở hai khu tái định cư Nước Vương xã Sơn Liên và Nước Lang xã Sơn Dung vẫn canh tác nông nghiệp lạc hậu, thiếu tính chủ động trong sản xuất, phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Hằng năm, sản lượng nông nghiệp của người dân Ca Dong tại hai khu tái định cư không cao. 40 2.4.2.2 Nguồn lực xã hội Những kết cấu xã hội hiện tại và các quan hệ cộng đồng bị phá vỡ bởi chia cắt giữa các thành viên và họ hàng về mặt địa lý (không cùng đến một điểm tái định cư). Việc xây dựng nhà văn hóa thôn vẫn còn thiếu đối với khu tái định cư Nước Lang xã Sơn Dung, gây khó khăn rất nhiều cho người dân tại nơi đây trong việc sinh hoạt cộng đồng. 2.4.2.3 Nguồn lực tự nhiên Việc thiếu đất đai, chất lượng xấu trong vùng đã làm cho công tác đền bù trở nên khó khăn. Tất cả những người tái định cư hiện đang thiếu đất canh tác nông nghiệp, hoặc phải đi rất xa mới đến nơi canh tác. Đến vùng đất mới, người dân chưa có sự trợ giúp kịp thời của chính quyền các cấp, nên năng suất sản xuất tại vùng đất này còn thấp. Hơn nữa hai khu tái định cư Nước Lang và Nước Vương có vị trí địa lý không thuận lợi, nằm gần đỉnh núi. Đây là một trong những nhân tố gây cản trở trong việc vận chuyển giống, các phương tiện kỹ thuật, thậm chí cả sản phẩm. Vì vậy gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất của người dân, thậm chí làm cho giá thành sản phảm thấp, giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm. 2.4.2.4 Nguồn lực vật chất Việc tổ chức nơi ở theo quy hoạch của điểm tái định cư dân cư là mỗi hộ có nhà, công trình phụ…và một diện tích đất sản xuất. Công trình nhà ở của khu tái định cư được xây dựng theo mẫu hiện đại và quá sát nhau và không đáp ứng hoàn toàn so với tập quán tín ngưỡng của người dân tộc. Người dân tại hai khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang chưa nhận được đất bồi thường nông nghiệp, hầu hết phải quay về nơi cũ canh tác. Thời gian đi từ khu tái định cư đến nơi canh tác mất khoảng 2 giờ đối với khu tái định cư Nước Lang và khoảng 30 41 phút đối với khu tái định cư Nước Vương. Đường giao thông nông thôn còn rất nhiều khó khăn, mặc dù tất cả địa phương đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, nhưng đường vào khu tái định cư có tỉ lệ bê tông hóa thấp, chất lượng đường vào thôn kém, nhất là khu tái định cư Nước Lang xã Sơn Dung hiện vẫn còn một số đoạn là đường đất và đang sữa chửa người dân gặp khó khăn rất nhiều nhất là trong mùa mưa, thường xuyên xảy ra xạt, lở. Hằng ngày người dân tại hai khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang phải đi bằng đường mòn đến nơi sản xuất. Khó khăn trong việc vẩn chuyển vật tư sản xuất và mang máy móc đến vùng sản xuất. Mặc dù hệ thống nước sinh hoạt đã được kéo đến tận các khu tái định cư nhưng nhìn chung nước sinh haotj cho người dân tại đây vẫn thiếu trầm trọng do thường xuyên bị mất nước. Và đến trung tâm xã Sơn Liên cũng thường xuyên bị mất nước. Người dân phải lấy nước từ các con suối và dự trữ trong thùng để sử dụng, việc thiếu nước trong mùa khô là không thể tranh khỏi. Hệ thống điện đã kéo đến từng hộ dân tại hai khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang. Mặc dù nhà máy thủy điện Đắk Đrinh đã đi vào hoạt động nhưng đến nay điện phục vụ sinh hoạt vẫn còn thiếu và thường xuyên bị mất điện trong mùa khô. Hiện tại đã có nhiều trường học được xây dựng kiên cố nhưng học sinh chỉ ở khu tái định cư Nước Vương xã Sơn Liên được học đến hết cấp 2, nếu muốn học đến cấp 3 thì phải đến trung tâm huyện Sơn Tây, còn đối với khu tái định cư Nước Lang xã Sơn Dung thì vẫn chưa có trường học. Tại khu tái định cư Nước Vương xã Sơn Liên người dân được tiếp cận với nhiều dịch vụ y tế do gần trung tâm xã, nhưng do thiếu bác sĩ chuyên khoa và các thiết bị y tế chỉ chửa được một số bệnh thông thường, bệnh nặng phải chuyển lên huyện hoặc tỉnh. Còn đối với khu tái định cư Nước Lang do xa trung tâm xã nên không thể tiếp cận với dịch vụ ý tế. Hơn nữa đối với việc trao đổi hàng hóa của các hộ dân tái định cư còn rất nhiều hạn chế. Xã không có chợ nông thôn để người dân trao đổi hàng hóa, mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Người dân chủ yếu mua ở các tiệm tạp hóa do người Kinh buôn bán, giá cả khá đắt do phải vận chuyển từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi lên các khu tái định cư. 42 2.4.2.5 Nguồn lực tài chính Đa số người dân tái định cư hiện đang sống nhờ tiền bồi thường thiệt hại, tiền chí phí hỗ trợ tái định cư. Rất nhiều hộ khi nhận khoản tiền mặt đền bù lớn đã gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng khoản tiền đó. Có rất ít số hộ đầu tư vào sản xuất, trong khi đó đa số hộ đã mua xe máy, karaoke, còn số khác lãng phí về rượu, bia. Những hộ này gặp cảnh thiếu lương thực trong tương lai và có thể lại rơi vào cảnh nghèo túng nếu như không tìm được nguồn thu nhập bền vững. Tóm lại, với những hạn chế trên đây, sự thiếu hụt về đất đại là nguồn lực lớn nhất trong việc đảm bảo sinh kế của các hộ nông dân và sự phát triển kinh tế- xã hội Sơn Tây. 43 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN Ở CÁC KHU TĐC THỦY ĐIỆN ĐẮK ĐRINH Tái định cư là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của dự án thủy điện Đắk Đrinh, nó đảm bảo nguồn lợi cho người dân tại nơi ở mới cũng như giúp họ cải thiện tình hình sinh kế. Nếu vấn đề này không được quan tâm một cách toàn diện sẽ dẫn đến nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Khu tái định cư đa phần đều thuộc đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Sự hình thành dự án thủy điện tác động nhiều đến đời sống kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc. Chính vì thế cần phải có những thay đổi mà điều đầu tiên là nên thay đổi về cách tiếp cận đối tượng. Ở vùng thủy điện Đăk Drinh người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc với trình độ dân trí còn thấp. Mặt khác, cần coi trọng các nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời trong thống kê, áp giá, đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân. “Nói một cách khác chính sách mới cần dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho người dân, thay vì việc đáp ứng đơn thuần các nhu cầu thiết yếu của họ. Đây là cách tiếp cận mới có thể còn xa lạ với tư duy cũ theo hướng chỉ đạo, lập kế hoạch từ trên xuống dưới trong công tác tái định cư, nhưng là một hướng đi cần tìm tòi, thử nghiệm. Công tác tái định cư còn mang tính áp đặt chủ quan từ các cơ quan chức năng, nguyện vọng của người dân chưa được nhìn nhận thấu đáo trong quá trình hoạch định chính sách.” [3, tr.2] Ngay cả trong một cộng đồng, khả năng nhận thức và tác động của tái định cư cũng rất khác nhau giữa phụ nữ, nam giới, già, trẻ, hộ giàu, hộ nghèo, hộ lao động. “Công tác tái định cư theo ý nghĩa đó còn hàm ý công tác di lòng dân trong đó sự đồng thuận, nhất trí chia sẻ khó khăn của người dân là rất quan trọng. Những bất cập về cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư hiện nay nhiều khi dẫn đến tâm lý dao động của các hộ dân, tạo nên sự thiếu tin tưởng đối với 44 chủ trương chính sách của nhà nước. Chính sách khuyến khích tái định cư xen ghép và tự nguyện phù hợp với đặc điểm văn hoá của các dân tộc còn góp phần cải thiện cuộc sống cho cộng đồng dân sở tại, hạn chế được những xung đột về văn hoá và phong tục tập quán giữa các cộng đồng, thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước”[2, tr.4]. Khó khăn trong việc công tác tái định cư di dân là thói quen, lối sống, tập tục canh tác của người Ca Dong bị thay đổi. Do đó, nâng cao hiệu quả công tác tái định cư tại các công trình thủy điện là một đòi hỏi bắt buộc và bức thiết hiện nay. Trước mắt, tập trung vào một số nội dung: 3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực Tái định cư thủy điện Đắk Đrinh ảnh hưởng đến nhiều người đặc biệt là người Ca Dong. Chính quyền cần tiến hành nghiêm túc các chương trình tái định cư, hỗ trợ tái định cư, cũng như phục hồi sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng. Nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân về mặt sinh kế, nhà ở, lương thực… So với nơi ở cũ tại lòng hồ thì người dân tái định cư dư án thủy điện Đắk Đrinh tại khu TĐC gặp nhiều khó khăn hơn trước. Đa số người Ca Dong sống tại khu TĐC là những người trong độ tuổi lao động nhưng họ thiếu kiến thức chuyên môn về kỹ thuật sản xuất còn hạn chế. Trình độ văn hóa còn thấp chủ yếu họ làm tự cung tự cấp không vận chuyển mua bán số lượng lớn. Điều này còn là vấn đề hạn chế về thị trường đối với người dân tại đây. Chính điều này họ sẽ rất dễ trở thành đối tượng bị tổn thương sau khi TĐC. Chính quyền địa phương và ban quản lý dự án nên xây dựng khung chương trình đào tạo là điều cần thiết hiện nay. Họ cần có những lớp đào tạo tay nghề, hỗ trợ học tập cho họ để có khả năng sản xuất khi về nơi ở mới, có thể chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cán bộ địa phương nên hướng dẫn cho người dân về những vụ mùa hợp lý, chọn giống cây trồng, quy trình canh tác, điều này sẽ giúp người dân có thêm nhiều kiến thức về sản xuất. chính quyền nên tạo điều kiện cho người dân tập trung vào việc nâng cao trình độ sản xuất , tăng cười vốn, điều kiện sản xuất cho người dân các khu TĐC. 45 Về mặt lâu dài, người dân cần nhận thức khả năng của họ để tự khả năng sinh sống cho bản thân mình. Chính quyền nên tạo động lực trong việc tìm việc làm và hướng phát triển của chính bản thân họ ở nơi ở mới. Điều này sẽ làm tránh đi tình trạng người dân thụ động mong đợi từ chính quyền. Bên cạn đó, cần phải nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng và chính quyền địa phương. Các chính sách phải phù hợp với nhu cầu thực tế của đồng bào. Để tạo điều kiện cho người Ca Dong có thể tự cải thiện cuộc sống của họ nên xây dựng những chương trình đào tạo hợp lý, thường xuyên hỗ trợ chương trình khuyến học cho các em ở khu tái định cư. 3.2. Giải pháp nguồn lực xã hội “Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư. Mỗi cộng đồng dân tộc có những thói quen, lối sống, tập tục canh tác khác nhau, thậm chí ngay trong một cộng đồng, khả năng nhận thức và tác động của việc tái định cư cũng khác nhau giữa các tầng lớp, thế hệ người. Bởi vậy, chính sách tái định cư không thể đồng nhất trong một tổng thể mà phải có các chính sách hết sức cụ thể cho từng đối tượng. Đối với các dự án thủy lợi, thủy điện lớn, tiến hành nghiên cứu xã hội học kỹ lưỡng, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, lối sống, thực trạng đất đai và sinh kế của các dân tộc, các hộ gia đình bị ảnh hưởng, nhằm tránh đưa ra những quyết sách về di dân, tái định cư duy ý chí, vội vàng, thiếu khoa học. Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư vốn còn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Bộ máy quản lý dự án di dân, tái định cư thủy điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện ở cơ sở, bảo đảm tiến độ di dân, tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất.” [2]. Người dân tại khu tái định cư canh tác chủ yếu là lúc, ngô và một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như keo. Trong đó lúa và ngô là hai mặt hàng thông dụng 46 được tiêu thụ ổn định. Nhưng vì số lượng sản xuất chưa lớn đủ để cung cấp ra thị trường. Lúa và ngô dùng cho sinh hoạt của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, cây keo được chính quyền chủ trương cung cấp giống cho mỗi hộ trồng nhưng lại không có nơi để tiêu thụ. Chính vì thế chính quyền cần giới thiệu và tạo thị trường để những sản phẩm được sản xuất được tiêu thụ. Do các khu tái định cư cách xa trung tâm huyện nên khó trong việc trau đổi các hàng hóa với những hộ khác. Điều này, đòi hỏi chính quyền phải tạo môi trường trau đổi cho các hộ dân ở gần khu tái định cư. Cung cấp cho người dân khu tái định cư về mạng lưới thông tin: nhu cầu tiêu dùng, giá cả các loại sản phẩm. tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền nên thực hiện việc đào tạo hướng dẫn cách thức làm ăn cho người dân ở khu tái định cư để họ có thể sản xuất. 3.3. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên Để phát triển kinh tế - xã hội ở các khu TĐC thủy điện Đắk Đrinh việc khai thác các nguồn lực tự nhiên là rất quan trọng nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố phát triển bền vững. Việc phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, khai thác lâu dài và có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên. Hơn nữa, việc phát huy nguồn nhân lực cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nông nghiệp. Phải kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại trong quá trình sử dụng giống, thu hoạch và bảo quản. Việc thiếu đất đai, chất lượng đất xấu gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường tái định cư. Chính quyền cần vận động người dân tại hai khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang khai hoang, phần đất khai hoang chia theo khả năng lao động cho người dân. Tiến hành xử lý đất hoặc lựa chọn giống cây trồng phù hợp cho người dân canh tác. Vị trí địa lý không thuận lợi cũng là nguyên nhân khiến sinh kế của người dân tại hai khu tái định cư Nước Vương và Nước Lang gặp rất nhiều khó khăn. Việc vận chuyển giống, các phương tiện kỹ thuật, thậm chí cả sản phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, nên tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện để vận 47 chuyển, đi lại từ khu tái định cư đến trung tâm huyện Sơn Tây cũng như trung tâm huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Rừng là tài nguyên quan trọng đối với quốc gia nói chung và huyện miền núi Sơn Tây nói riêng. Vì vậy, cần xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề rừng. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy diện tích rừng hiện đang suy giảm. Mặc dù chính quyền huyện Sơn Tây đã có chính sách cụ thể khuyến khích người dân trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Hơn nữa, tại huyện miền núi Sơn Hà đã phát triển ngành công nghiệp chế biến góp phần phát triển kinh tế rừng của huyện miền núi Sơn Tây. Giúp cho người dân có thể sống được từ rừng. Ngoài việc hỗ trợ tốt về vốn, hệ thống cơ sở hạ tầng, thị trường vẫn có sức ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên. Hoàn thiện hệ thống giao thông đến các khu TĐC, xây dựng đường cho xe nông dụng vào tới thôn, có đường điện sản xuất về tới xã. Quy hoạch chợ hoặc điểm dịch vụ, mua bán về tới xã. Đây là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm. 3.4. Giải pháp nguồn lực vật chất “Khuyến khích di dân, tái định cư nên khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép và tự nguyện nhằm hạn chế sức ép đất đai tập trung, tăng cường khả năng tự điều chỉnh, tiến tới hồi phục nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư. Chính sách khuyến khích tái định cư xen ghép và tự nguyện phù hợp với đặc điểm văn hoá của các dân tộc còn góp phần cải thiện cuộc sống cho cộng đồng dân sở tại, hạn chế được những xung đột về văn hoá và phong tục tập quán giữa các cộng đồng, thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước [3]. Chính quyền đã tạo điều kiện cho người dân khi đến các khu TĐC mới sẽ được hưởng các chính sách về hạ tầng, nhà cửa, đất sản xuất, đất canh tác…bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Nhưng đến nay, một số hạng mục vẫn chỉ nằm trên mặt giấy, thực hiện chậm hoặc chưa được thực hiện. Chính quyền cần nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân tại các khu TĐC như: ăn ở, an ninh lương thực, việc làm, 48 phát triển sản xuất, giao thông, hạn chế rủi ro đến mức có thể do di dân. Và có hai vấn đề cần được giải quyết trước mắt là nước sinh hoạt, sản xuất và đất canh tác. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân ở khu TĐC về các thông tin liên quan đến chính sách đền bù, hỗ trợ của nhà nước. Cần phải có thông tin về chiến lược sinh kế của các hộ dân ở các khu TĐC. Từ đó, có thể phổ biến những gia đình sử dụng nguồn sinh kế tiêu biểu, để cho những hộ khác rút kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn các nguồn lực. Cung cấp đầy đủ thông tin về mực nước hồ chứa đến người dân để điều chỉnh phù hợp với thời vụ sản xuất của người dân sống ở các khu TĐC. Quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư trường học, trạm xá và chợ gần nơi tái định cư để phục vụ người dân được tốt hơn. Ngoài ra, chính quyền cần quan tâm hơn về mặt đời sống tâm linh của người dân, chú trọng đến nhà văn hóa thôn của người dân để họ có nơi sinh hoạt cộng đồng. Chính quyền cân quan tâm hơn đến chất lượng đầu ra sản phẩm cho nhân dân, đảm bảo cuộc sống đầy đủ hơn, tránh tình trạng bị tiểu thương ép giá, lợi dụng. Còn đối với các dịch vụ xã hội, chính quyền cần quan tâm hơn, tạo điều kiện cho người dân tốt nhất. Do vị trí địa lý các khu TĐC khá xa so với trung tâm xã nên thường xuyên các khóa học sơ cấp về y tế cho người dân. 3.5. Giải pháp nguồn lực tài chính Tạo cơ hội cho hộ tiếp cận kinh tế rừng, cần lồng ghép thực hiện chương trình giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý và bảo vệ. Chính quyền cần tìm ra các giải pháp khuyến khích hỗ trợ việc phát triển ngành thủ công, thủy sản,…Ưu tiên các nguồn vốn của các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn nhằm đầu tư phát triển sản xuất tạo nguồn sinh kế bền vững cho đồng bào. Cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân tại mỗi điểm TĐC, sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng số tiền đền bù một cách hiệu quả. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kết khác thay cho nguồn sinh kế bị mất do việc TĐC gây ra. 49 Nhà nước cố gắng chi trả tiền đền bù cho người dân hợp lý, nhưng việc sử dụng số tiền đó phụ thuộc vào dân. Như đã noí trình độ dân trí không cao và kỹ năng quản lý kém nên việc quản lý số tiền lớn gặp nhiều khó khăn. Khi nhận được số tiền đền bù trong một khoảng thời gian quá ngắn thì sẽ không sử dụng hiệu quả và bền vững. Với việc sử dụng tiền đền bù để mua sắm những vật dụng trong gia đình và trả nợ cho những “con buôn” mà không quan tâm chú trọng đầu tư kinh tế để phát triển sản xuất. Qua những bất cập sử dụng tiền đền bù không hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực của các hộ dân sau này. Để phát triển tốt các nguồn lực tự nhiên vốn cũng là điều kiện tất yếu. Đối với các hộ dân người Ca Dong vốn là điều kiện rất quan trọng. Khi cho vay vốn, các tổ chức tín dụng cần chú ý cho vay để mua sắm trang thiết bị, chuồng trại,…phục vụ cho sản xuất. Hiện tại thu nhập của người dân vẫn còn thấp, vốn tích lũy không nhiều. Mặc dù chính quyền đã có những chính sách hỗ trợ người dân tại các khu TĐC (dự án 30a) nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa quy mô tín dụng cho hộ nông dân cũng như thời gian vay vốn, nhất là các hộ nghèo. 50 KẾT LUẬN Nhà máy thủy điện Đak Đrinh đã hoàn thiện và sản xuất điện cung cấp cho khu vực, góp phần giải quyết việc thiếu điện trong khu vực và những vùng lân cận, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách. Công tác di dân vào vùng tái định cư đạt được những thuận lợi cũng như gặp nhiều khó khăn. Việc chi trả tiền đền bù cho người dân được thực hiện đúng thời gian. Một số hộ dân đã bắt đầu ổn định đời sống tại khu tái định cư mới nhưng cũng có nhiều hộ chưa chuyển đến TĐC. Nhiều khu TĐC được xây dựng hàng chục tỷ nhưng chưa có người vào ở. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận định lại là thay đổi nơi ở của người dân dẫn đến thay đổi nguồn sinh kế của người dân tái định cư. Nguồn sinh kế chủ yếu của bài nghiên cứu được tìm hiểu ở năm khiến cạnh: nguồn lực nhân lực, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã hội. Chính sự thay đổi đã dẫn đến sự thay đổi của năm nguồn sinh kế này của người dân. Khi các hộ dân chuyển đến khu TĐC Nước Vương và Anh Nhoi thuộc xã Sơn Liên và Sơn Dung co hẹp nguồn lực tự nhiên kéo theo sự thay đổi của các nguồn lực còn lại. Qua bài viết, chúng tôi phần nào đã đánh giá được sự thay đổi theo chiều hướng tích cực và tiêu cực qua số liệu đã thu thập được. Nhưng nhìn chung thì sự thay đổi này thiếu sự bền vững so với nơi ở trước. Một số hoạt động sinh kế nổi bật của người dân tại khu tái định cư, trong đó nổi bật nhất là nương rẫy, lúa nước, chăn nuôi, trồng rừng. Hầu hết những hoạt động này đều dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên có sẵn của cộng đồng, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Các loại cây ngắn ngày không tạo được thu nhập nhiều cho người dân vì họ thiếu kỹ thuật để chăm sóc chúng. Bên cạnh đó, người dân tại khu TĐC lại rơi vào việc thiếu đất canh tác hoặc nơi canh tác rất xa điểm ở. Chính vì điều này hạn chế việc đi lại cho các hộ dân. Chính vì thế đói nghèo vẫn luôn gây áp lực đối với nguồn lực tự nhiên và môi trường sinh thái đặc biệt là đất nông nghiệp. 51 Kiến nghị Đối với chính quyền địa phương: Những bất cập phát sinh từ thực tế đối với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất. Có thể nói việc phục hồi thu nhập cho người dân tái định cư là quá trình diễn ra trong nhiều năm, không chỉ dừng lại bằng việc các hộ dân bàn giao mặt bằng và về nơi ở mới. Do kết cấu hạ tầng của các khu tái định cư còn rất yếu kém, nên đời sống của đồng bào các dân tộc hậu tái định cư còn khó khăn, vất vả. Còn rất nhiều việc phải làm để ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Cần chú trọng việc giải quyết vấn đề nước và đất sản xuất cho các hộ tái định cư vì đây là hai yếu tố quyết định đến việc ổn định và phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư cũng như hộ dân người địa phương sở tại. Đất đai và nương rẫy là nguồn sinh kế và an ninh lương thực của đồng bào dân tộc. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Nguyên Anh (2006). Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 2. Đặng Nguyên Anh (2007), Chính sách di dân tái định cư các công trình thủy điện ở Việt Nam từ góc độ nghiên cứu xã hội, Tạp chí DS & PT (số 6/2007). 3. Đặng Nguyên Anh (2007), Tái định cư cho các công trình thủy điện ở Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản, (số 8/2007). 4. Ban quản lý dự án thủy điện Đắk Đrinh (2005), Chuyên đề 2 tái định cư, Quảng Ngãi. 5. Ban quản lý dự án thủy điện Đắk Đrinh (2007), Dự án đầu tư báo cáo tóm tắt công trình thủy điện Đắk Đrinh, Quảng Ngãi. 6. Trần Bình(2001), Một số vấn đề về tộc người và dân tộc Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội, (số 2, 2001) 7. Lê Sĩ Giáo (2005), Dân tộc học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục, trang 8]. 8. Phạm Minh Hạnh (2009), “Sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La”, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 9. Ngân hàng phát triển Châu Á (2000), Cẩm nang về tái định cư, hướng dẫn thực hành. 10. Vũ Công Lân, Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến tái định cư tại Tây Nguyên – dự án “Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam” – TF052631, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Sang, Đậu Thị Bích Hoài “Đánh giá sự thay đổi nguồn sinh kế cuả các hộ di dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Hủa Na: trường hợp nghiên cứu tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”, năm 2010. 12. Đinh Long Ta (1999), Mấy nét văn hóa cổ truyền người Cadong – tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa thông tin Quảng Ngãi. 13. Ủy ban nhân dân xã Sơn Dung, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2013, Sơn Tây 14. Ủy ban nhân dân xã Sơn Liên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2013, Sơn Tây. 53 15. Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Sơn Tây 16. Một số vấn đề về tộc người – dân tộc ở Việt Nam, trang web Ngày truy cập 12/11/2013 17. Khái quát về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng phát triển huyện Sơn Tây – trang báo điện tử huyện Sơn Tây, 24/01/2013, trinh-xay-dung--phat-trien.aspx, ngày truy cập 12/11/2013. 18. Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD, trang web ngày truy cập 12/11/2013. 19. Trang web den-bu-tien-ty-cua-thuy-dien-2922011.html, ngày truy cập 12/11/2013. 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_f1_1__0136.pdf
Luận văn liên quan