Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài1 2. Lịch sử vấn đề3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu7 5. Phương pháp nghiên cứu8 6. Đóng góp của luận văn8 7. Bố cục của luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ 1.1. Khái quát về so sánh10 1.1.1. Khái niệm “so sánh”10 1.1.2. Cấu trúc so sánh12 1.1.3. Các kiểu so sánh17 1.2. Khái quát về ca từ20 1.2.1. Khái niệm “ca từ”20 1.2.2. Ngôn ngữ trong ca từ21 1.2.3. Hình tượng ca từ23 1.2.4. Chủ thể cảm xúc trong ca từ24 1.3. Trịnh Công Sơn và những ca khúc của ông27 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn27 1.3.2. Khái quát về những ca khúc của Trịnh Công Sơn32 Tiểu kết36 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN 2.1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phương thức so sánh trong38 ca từ Trịnh Công Sơn 2.1.1. Các kiểu cấu trúc so sánh38 2.1.2. Đặc điểm của yếu tố được so sánh 2.1.3. Đặc điểm của yếu tố so sánh 2 2.1.4. Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của phương thức so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn 2.2.1. Đặc điểm của yếu tố được so sánh 59 2.2.2. Đặc điểm của yếu tố so sánh 2.2.3. Mối tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh Tiểu kết75 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH VỚI HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN 3.1. Phương thức so sánh với hình tượng em - người tình77 3.2. Phương thức so sánh với hình tượng tôi - chủ thể trữ tình83 3.3. Phương thức so sánh với những chiêm nghiệm về tình yêu93 3.4. Phương thức so sánh với những chiêm nghiệm về đời người100 Tiểu kết105 KẾT LUẬN107 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf145 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhoè 27 tôi con chim thanh bình - mơ đƣợc sống hồn nhiên nhƣ hoa trên đồng xanh một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 100 sớm kia rất hồng 28 tôi con chim vô vọng - linh hồn rất mong manh 29 tôi tên mục đồng 30 tôi tên tuyệt vọng 31 tôi cây chƣa già 32 tôi cƣời nhƣ đứa bé mới lớn lên giữa đời sống kia 33 tôi mơ có cuộc tình nhƣ mơ ƣớc đƣợc gần với những nụ hồng 34 tôi yêu tôi sống nhƣ bao ngƣời 35 lòng tôi tựa bông hoa vừa mọc - hân hoan giây xuống thế 36 ta là thác đổ 37 ta là đêm - nở đoá hoa vô thƣờng 38 ta nhƣ con đƣờng dài vắng ngƣời 39 ta nhƣ sóng lênh đênh 40 lòng ta nhƣ đã nát nhầu đam mê 41 lòng ta tựa nhƣ vắng ai 42 mình là cơn gió BẢNG 3.2 (Ghi chú: Dấu ngoặc đơn (...) trong (yếu tố mở rộng) chỉ khả năng "có" hoặc "không). 3.3. PHƢƠNG THỨC SO SÁNH VỚI NHỮNG CHIÊM NGHIỆM VỀ TÌNH YÊU “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dƣỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời”(Theo [38, tr.145]. Suốt cuộc đời mình, Trịnh Công Sơn đã “nuôi dƣỡng tình yêu” bằng những lời ca đƣợc cất lên từ một trái tim khao khát yêu thƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 101 Qua ca khúc, bằng phƣơng thức so sánh, Trịnh Công Sơn đã mang đến cách nhìn mới mẻ về tình yêu, miêu tả sinh động những cung bậc khác nhau của tình yêu và ca ngợi giá trị vĩnh hằng của tình yêu. Trƣớc hết, Trịnh Công Sơn đã mang đến cách nhìn mới mẻ về tình yêu qua sử dụng những hình ảnh độc đáo trong so sánh. Thế hệ của Trịnh Công Sơn có tuổi bằng với tuổi của chiến tranh. Ngay từ khi còn rất trẻ, chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh thƣờng trực trong tâm trí ông. Ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc về thân phận con ngƣời trong chiến tranh, miêu tả cuộc sống kinh hoàng đầy chết chóc hàng ngày của ngƣời dân. Cái khốc liệt, dữ dội của chiến tranh cũng đƣợc Trịnh Công Sơn đƣa vào những bản tình ca của mình bằng những hình ảnh so sánh mới lạ và độc đáo. Có lẽ chƣa có ai chiến tranh hoá tình yêu qua ca từ tác phẩm tài tình nhƣ Trịnh Công Sơn. Ông là ngƣời đƣa không khí chiến tranh vào tình yêu và nâng đề tài này lên đỉnh cao của nghệ thuật. Đại thi hào Hy Lạp - Homère từng nói: chỉ có hai chuyện đáng nói trên đời này thôi, là chiến tranh và tình yêu. Trịnh Công Sơn đã may mắn đƣợc lịch sử và số phận ban tặng cảm hứng từ cả “hai chuyện đáng nói trên đời” ấy. Trong ca khúc Tình sầu, ông đã so sánh tình yêu với hàng loạt những hình ảnh về chiến tranh: Tình yêu như trái phá con tim mù loà (nhƣ sức công phá của đại bác); Tình yêu như vết cháy trên da thịt người (nhƣ thƣơng tích của lửa hoặc bom cháy); Tình yêu như đốt sáng con tim tật nguyền (nhƣ ánh sáng và sức thiêu đốt của hoả châu); Tình yêu như nỗi chết cơn đau thật dài (nhƣ cái chết dễ dàng, chết thật tình cờ trong chiến tranh, để lại những nỗi đau không dễ nguôi ngoai). Với những ca từ này, ngƣời nghe cảm nhận đƣợc sự dữ dội , khốc liệt của chiến tranh và cũng là sự dữ dội, khốc liệt của tình yêu. Giữa tình yêu và những hình ảnh về chiến tranh đƣợc đem ra so sánh tƣởng nhƣ chẳng liên quan đến nhau và không có gì tƣơng đồng, nhƣng nếu lắng tâm hồn mình lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 102 và suy ngẫm thì ta thấy sự so sánh ấy là hoàn toàn có thể. Đó là trƣờng hợp của câu mở đầu ca khúc Tình sầu: Tình yêu như trái phá Con tim mù loà (Tình sầu) Trong chiến tranh, đạn đại bác (trái phá) có sức mạnh ghê gớm của loại vũ khí hạng nặng, đem lại sự đổ vỡ, huỷ diệt và cả cái chết, “những cái chết không báo trƣớc nhƣng cũng nhuốm đầy đủ màu sắc tai ƣơng của một kiếp nạn” [64]. Vậy mà trong ca khúc, đích nhằm đến của trái phá lại là một đối tƣợng đã mất khả năng nhận thức lí tính để ẩn náu trƣớc hiểm hoạ, là con tim mù loà... Vâng, trái tim đã mù loà vì tình yêu, và trƣớc tình yêu, nó đã có một nhịp đập khác. Tình yêu mang đến những cảm xúc về sự hiểm nguy bất trắc, nhƣng cũng có lúc mang đến những vị ngọt và trái chín: - Tình yêu như thương áo Quen hơi ngọt ngào (Tình sầu) - Tình yêu như trái chín Trên cây rụng rời (Tình sầu) Vị ngọt của tình yêu đƣợc diễn tả bằng những hình ảnh so sánh thật đơn sơ, bình dị nhƣng vẫn có một cái gì đó cô đơn, lẻ loi, buồn tủi. Nhƣ ngƣời tình đã đi xa rồi, chỉ còn lại hơi ấm quen thuộc trên chiếc áo để lại mà thôi. Cũng nhƣ trái chín trên cây rụng rời, sao mà xót xa, tội nghiệp đến vậy! Thứ hai là, qua so sánh, Trịnh Công Sơn đã thể hiện một cách sinh động và giàu hình ảnh những cung bậc khác nhau của tình yêu. Tình yêu trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn là một thứ tình cảm có tính nhị nguyên, tức là luôn mang trong nó những trạng thái, những thuộc tính đối lập (xa/gần; rộng/hẹp; trầm/reo vui; mật ngọt/mật đắng...): Tình xa như trời Tình gần như khói mây (Tình sầu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 103 Tình xa như trời - một sự so sánh hoàn toàn hợp lí vì không ai có đƣợc tình yêu trọn vẹn, cũng nhƣ trời kia xa lắm, có ai mà với tới. Nhƣng Tình gần như khói mây thì là một sự bất ngờ của lời ca đƣợc tác giả mang đến cho ngƣời nghe. Tại sao lại gần như khói mây? Khói mây thì có ai mà nắm bắt đƣợc bởi nó mong manh, dễ tan biến và luôn thay hình đổi dạng. Phải chăng đó cũng chính là một đặc tính của tình yêu - không ai nắm giữ đƣợc tình yêu trong tay mình cho dù nó đang ở thật gần. Nhƣ Trịnh Công Sơn từng nói: “Tình yêu tự đến và tự đi, không cần ai dìu dắt. Nó hoàn toàn tự do. Muốn giam cầm nó thì nó sẽ bay đi. Muốn thả nó bay đi có khi nó ở lại” (Theo [37, tr.25]). Tình trầm như bóng cây Tình reo vui như nắng (Tình sầu) Ở câu thứ nhất, với sự so sánh tình nhƣ bóng cây và với cơ sở so sánh là trầm, tác giả đã diễn tả một trạng thái của tình yêu: đứng yên, lặng lẽ và mờ nhạt. Câu thứ hai, trái lại, diễn tả một trạng thái hoàn toàn khác: Tình yêu đƣợc nhân cách hoá thành một thực thể sống động đầy hứng khởi với hành động reo vui và đƣợc so sánh với nắng, bởi nắng vốn mang màu sắc tƣơi sáng nên thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ dấu hiệu của niềm vui. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, nắng thƣờng đƣợc dùng nhƣ một hình ảnh biểu trƣng, chỉ niềm vui hiếm hoi nơi “cõi tạm”, và niềm vui ấy cũng hiếm hoi trong những bản tình ca vốn mang nặng nỗi buồn và ƣu tƣ của ông. Tình yêu là mật ngọt nhƣng cũng có thể là mật đắng: Tình yêu mật ngọt Mật ngọt trên môi Tình yêu mật đắng Mật đắng trong đời (Lặng lẽ nơi này) Tình yêu bao dung, độ lƣợng nhƣng cũng ích kỷ, hẹp hòi: Tình yêu như biển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 104 Biển rộng hai vai... Tình yêu như biển Biển hẹp tay người (Lặng lẽ nơi này) Hay một trạng thái khác của tình yêu, trong một sự liên tƣởng kì lạ hơn: Cuộc tình lên cao vút Như chim mỏi cánh rồi. Như chim xa lìa bầy. Như chim xa lìa trời. Như chim bỏ đường bay (Tình sầu) Đây là một cấu trúc so sánh hết sức độc đáo, không chỉ vì một A (yếu tố đƣợc so sánh) đƣợc đem ra so sánh với nhiều B (Yêú tố so sánh) mà còn vì sự đối lập giữa A và B: cuộc tình lên cao vút (hƣớng đi lên) đƣợc so sánh với chim mỏi cánh, chim xa lìa bầy, chim xa lìa trời, chim bỏ đường bay (hƣớng đi xuống). ở đây, sự say đắm, nồng nàn khi tình yêu đạt đến độ thăng hoa lại đƣợc so sánh với những trạng thái mệt mỏi và chia lìa. Phải chăng khi cuộc tình lên cao vút cũng chính là dự báo cho sự mất mát chia lìa? Điều này đã trở thành nỗi ám ảnh với ngƣời nhạc sĩ, bởi vậy cấu trúc so sánh này đã trở đi trở lại hai lần trong ca khúc Tình sầu, thể hiện sự lo lắng, bất an của Trịnh Công Sơn trƣớc một cuộc tình không may. Thứ ba là, bằng so sánh, Trịnh Công Sơn đã ca ngợi giá trị vĩnh hằng của tình yêu. Tình yêu trong nhạc Trịnh Công Sơn luôn là tình yêu gắn liền với nỗi bất hạnh, khắc khoải, chia lìa. Những ngƣời tình đến rồi đi và để lại cho ông những vết thƣơng không dễ hàn gắn và những nỗi đớn đau chẳng thể nguôi ngoai. Ngay đến tuổi thọ của những chuyện tình cũng chẳng dài lâu, chỉ mong manh như nắng và thoảng như gió vội: - Tình mong manh như nắng Tình còn đầy không em (Tình sầu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 105 - Có chút tình thoảng như gió vội Tôi chợt nhìn ra tôi (Nhƣ một lời chia tay) Tình yêu cũng là thứ tình cảm dễ đổi thay (Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh - Tạ ơn) và khiến ngƣời ta phải chờ mong trong khắc khoải, mỏi mòn những điều vu vơ chẳng bao giờ có đƣợc: Tình như đá hoài những chờ mong Tình vu vơ sao ta muộn phiền (Nhƣ một lời chia tay) Thế nhƣng, Trịnh Công Sơn vẫn tâm niệm: “Có ngƣời yêu thì hạnh phúc, có ngƣời yêu thì đau khổ, nhƣng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con ngƣời vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con ngƣời không thể sống mà không yêu” (Theo 42, tr.24]) Trịnh Công Sơn đã kết lại ca khúc Tình sầu bằng một hình ảnh so sánh đầy ý nghĩa: Tình cho nhau môi ấm Một lần là trăm năm (Tình sầu) Lời thổ lộ bất chợt này đã xoá đi những bất an, bất trắc, những giằng xé, giày vò trong tình yêu để chỉ còn lại cái giá trị vĩnh hằng của nó. Dù chỉ một lần thôi, có thể ngắn, có thể dài, có thể là mật ngọt, có thể là mật đắng nhƣng một lần ấy là trăm năm, là cả đời ngƣời, để ông luôn trân trọng và biết ơn. Để mang đến cách nhìn mới mẻ về tình yêu, miêu tả sinh động những cung bậc khác nhau của tình yêu và ca ngợi giá trị vĩnh hằng của tình yêu, Trịnh Công Sơn thƣờng so sánh tình yêu với những cái bên ngoài con ngƣời (những hiện tƣợng tự nhiên, những sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu tƣợng). Chẳng hạn: Tình yêu như vết cháy Trên da thịt người (Tình sầu) Ở đây, cơ sở so sánh, tức nét tƣơng đồng giữa cái đƣợc so sánh là tình yêu và cái so sánh là vết cháy trên da thịt người đã đƣợc ẩn giấu đi. Vết cháy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 106 trên da thịt người là một vết thƣơng làm cho ngƣời ta đau đớn, xót xa. Trịnh Công sơn đã từng phát biểu: Tình yêu có thể là một bông hoa, cùng lúc có thể là một tai nạn. Khi tình yêu là một tai nạn, chắc hẳn sẽ để lại những vết thƣơng. Và có vết thƣơng nào lại không xót xa, đau đớn! Trịnh Công Sơn đã cụ thể hoá nỗi đau của vết thƣơng lòng bằng nỗi đau của vết thƣơng trên thể xác. Nhạc sĩ đã dành cho ngƣời nghe cả một khoảng trời để suy ngẫm, liên tƣởng, từ đó tìm ra nét tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng ở hai vế: yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh. Qua đó phát hiện ra đặc điểm của đối tƣợng đƣợc so sánh. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho nhạc Trịnh trở thành một dòng nhạc “kén nguời nghe”. Để thể hiện những chiêm nghiệm về tình yêu, nhạc sĩ đã sử dụng phƣơng thức so sánh với những yếu tố đƣợc so sánh (A) và những yếu tố so sánh (B) đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 3.3): STT A - (phƣơng diện so sánh) tnss B - (yếu tố mở rộng) 1 tình yêu nhƣ biển - biển rộng hai vai 2 tình yêu nhƣ biển - biển hẹp tay ngƣời 3 tình yêu nhƣ trái phá com tim mù loà 4 tình yêu nhƣ vết cháy trên da thịt ngƣời 5 tình yêu nhƣ nỗi chết cơn đau thật dài 6 tình yêu nhƣ cơn bão đi qua địa cầu 7 tình yêu nhƣ trái chín trên cây rụng rời 8 tình yêu nhƣ thƣơng áo quen hơi ngọt ngào 9 tình yêu nhƣ đốt sáng con tim tật nguyền 10 tình yêu mật ngọt - mật ngọt trên môi 11 tình yêu mật đắng - mật đắng trong đời 12 tình yêu dấu chim bay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 107 13 tình ta nhƣ núi rừng cúi đầu 14 tình nhƣ nắng - vội tắt chiều hôm 15 tình nhƣ đá - hoài những chờ mong 16 tình nhƣ chút nắng 17 chút tình - thoảng nhƣ gió vội 18 tình - buồn nhƣ là nấm hoang 19 tình - xa nhƣ trời 20 tình - gần nhƣ khói mây 21 tình - trầm nhƣ bóng cây 22 tình - reo vui nhƣ nắng 23 tình - mong manh nhƣ nắng 24 tình ngỡ đã quên đi nhƣ lòng cố lạnh lùng 25 cuộc tình lên cao vút nhƣ nhƣ nhƣ nhƣ chim mỏi cánh rồi chim xa lìa bầy chim xa lìa trời chim bỏ đƣờng bay 26 một lần yêu thƣơng một đời bão nổi BẢNG 3.3 (Ghi chú: Dấu ngoặc đơn (...) trong (phương diện so sánh) và (yếu tố mở rộng) chỉ khả năng "có" hoặc "không). 3.4. PHƢƠNG THỨC SO SÁNH VỚI NHỮNG CHIÊM NGHIỆM VỀ ĐỜI NGƢỜI Giáo lí nhà Phật giải thích: Tất cả mọi sự vật trên đời đều lƣu chuyển và biến dịch, không có gì là thƣờng trụ, bất biến cả. Bất cứ một sự vật hiện tƣợng nào trên đời cũng phải trải qua 4 thời kì: “sinh - trụ - dị - diệt”. “Sinh” là sinh ra. “Trụ” là tồn tại, phát triển một thời gian. “Dị” là biến đổi. “Diệt” là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 108 tan biến mất. “Sinh - trụ - dị - diệt”, đó là quy luật chung của vạn vật. Cuộc đời mỗi con ngƣời cũng không nằm ngoài quy luật ấy... Sinh ra trong một gia đình theo Phật giáo và gắn bó với xứ Huế - nơi có nhiều chùa chiền, lăng tẩm, ngay từ khi còn rất trẻ, Trịnh Công Sơn đã thấm nhuần những giáo lí nhà Phật. Và hơn ai hết, ông ý thức rất rõ ràng tính vô thƣờng và sự hữu hạn của đời ngƣời. Trịnh Công Sơn luôn cho rằng cuộc đời này chỉ là “cõi tạm” và vòng đời một con ngƣời với thời gian trăm năm chỉ là một cuộc lƣu trú ngắn ngủi trên thế giới thực tại này: Người đi quanh thân thế của người Một trăm năm như tiếng thở dài (Nhƣ tiếng thở dài) Trong những ca từ mang đậm mầu sắc Phật giáo của Trịnh Công Sơn, có thể nhận thấy nỗi ám ảnh của ông về sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời ngƣời. Qua rất nhiều ca khúc, Trịnh Công Sơn đã nói lên nhận thức ấy qua hàng loạt cấu trúc so sánh. Trong cõi vô thuỷ, vô chung của trời đất, đời ngƣời chỉ nhẹ như mây khói, nhƣ chiếc lá vàng rơi rụng lúc thu sang (Đời nhẹ như lá thu - Cánh chim cô đơn). Đời ngƣời giống nhƣ đốm lửa: bé nhỏ, mong manh, dễ tàn, dễ tắt: Đời ta có khi là đốm lửa Một hôm nhóm trong vườn khuya (Đêm thấy ta là thác đổ) Trải qua một kiếp phù du, khi chạm đến bến bờ, đến ranh giới của cuộc đời, khi tuổi xuân đã già, con ngƣời chợt ngộ ra một điều: đời người như gió qua: Ôi phù du Từng tuổi xuân đã già Một ngày kia đến bờ Đời người như gió qua (Phôi pha) Ngoài sự ngắn ngủi, hữu hạn, Trịnh Công Sơn còn có những chiêm nghiệm mới mẻ về đời ngƣời sau những chiều trở về từ một con phố nào đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 109 Đời ngƣời là con nước trôi, trôi mãi về một nơi vô định: Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là con nước trôi (Nghe những tàn phai) Đời ngƣời là những chuyến xe đi về trong “cõi tạm” để rồi một ngày nào đó, một chuyến xe tựa như vừa đến nơi chia lìa: Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những chuyến xe (Nghe những tàn phai) Đời ngƣời có thể là những đám đông huyên náo, ồn ào, khi con ngƣời sống giữa ngƣời thân, bạn bè...: Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những đám đông (Nghe những tàn phai) Đời ngƣời cũng có thể là những quán không trống trải, vắng lặng, khi con ngƣời sống trong thế giới của riêng mình: Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những quán không (Nghe những tàn phai) Khi đắm chìm trong nỗi cô đơn, con ngƣời mới cảm nhận hết sự im vắng của cuộc đời: Đời sao im vắng Như đồng lúa gặt xong Như rừng núi bỏ hoang (Ru ta ngậm ngùi) Trong nỗi cô đơn, Trịnh Công Sơn đã đẩy đến tận cùng sự đối lập giữa cái hữu hạn của đời ngƣời với cái vô hạn của cuộc đời để làm nổi bật tính chất phù du của kiếp ngƣời: Trời cao đất rộng Một mình tôi đi... Đời như vô tận... Một mình tôi về với tôi (Lặng lẽ nơi này) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 110 Ý thức đƣợc sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời ngƣời và cảm nhận rõ ràng sự vắng lặng của cuộc đời, Trịnh Công Sơn luôn bị ám ảnh bởi cái chết, bởi sự vắng bóng của con ngƣời trong cuộc đời. Ông từng tâm sự: “Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm này hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trƣớc”. (Theo [37, tr.37]). Trong cuộc đời con ngƣời, sự sống và cái chết luôn kề sát nhau: - Còn sống một ngày Là hẹn chết mai đây (Buồn từng phút giây) - Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non (Giọt lệ thiên thu) Con ngƣời từ cõi hƣ vô đến với cuộc đời để sống trọn một kiếp ngƣời, rồi một chều chợt giật mình xót xa: Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một này (Cát bụi) Đời ngƣời - một khái niệm rất trừu tƣợng đã đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh với những sự vật hiện tƣợng cụ thể, gần gũi (lá thu, đốm lửa, gió qua, mây khói, con nước trôi, những quán không, những đám đông, những chuyến xe…). Với sự so sánh này, Trịnh Công Sơn đã làm nổi bật sự hữu hạn, thoáng chốc của kiếp ngƣời. Với việc ý thức rõ ràng tính chất ngắn ngủi, vô thƣờng của thời gian trong “cõi tạm”, của cuộc đời mỗi con ngƣời, Trịnh Công Sơn “không dồn đuổi con ngƣời ta tới một nhịp sống gấp gáp, cũng không làm con ngƣòi buông xuôi trƣớc số phận mà là nhìn nhận một cách chân xác chỗ đứng đúng nghĩa của con ngƣời” (Theo [46, tr.462]). Ông động viên mọi ngƣời: Hãy yêu ngày tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 111 Dù quá mệt kiếp người Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai (Để gió cuốn đi) Ông kêu gọi con ngƣời “phải sống hết mình trong mỗi sát na của hiện tại”, bởi: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (Mƣa hồng). Để thể hiện những chiêm nghiệm về đời ngƣời, nhạc sĩ đã sử dụng phƣơng thức so sánh với những yếu tố đƣợc so sánh (A) và những yếu tố so sánh (B) đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 3.4): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 112 STT A - (phƣơng diện so sánh) tnss B 1 đời ta tựa lá cỏ 2 đời ta là đốm lửa một hôm nhóm trong vƣờn khuya 3 đời mình là những chuyến xe 4 đời mình là những đám đông 5 đời mình là những quán không 6 đời mình là con nƣớc trôi 7 đời ngƣời nhƣ gió qua 8 đời nhƣ vô tận 9 đời - nhẹ nhƣ lá thu 10 đời - nhẹ nhƣ mây khói 11 đời - buồn nhƣ chiều hôm có cơn mƣa rào 12 đời - buồn nhƣ chiều đông nắng lên nƣơng dâu 13 đời - buồn nhƣ một vết thƣơng 14 đời - im vắng nhƣ nhƣ đồng lúa gặt xong rừng núi bỏ hoang 15 lá khô vì đợi chờ cũng nhƣ đời ngƣời mãi âm u 16 nắng vàng phai nhƣ một nỗi đời riêng 17 thiên thu là một đƣờng không bến bờ 18 một trăm năm nhƣ tiếng thở dài 19 sống chết - mong manh nhƣ thân cỏ hèn mọc đầy núi non 20 còn sống một ngày là hẹn chết mai đây BẢNG 3.4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 113 (Ghi chú: Dấu ngoặc đơn (...) trong (phương diện so sánh) chỉ khả năng "có" hoặc "không). TIỂU KẾT So sánh là một trong những phƣơng thức quan trọng trong việc xây dựng hình tƣợng nghệ thuật ở ca từ của Trịnh Công Sơn, đặc biệt là em và tôi - hai hình tƣợng đƣợc trở đi trở lại trong rất nhiều ca khúc. Phuơng thức này cũng đƣợc sử dụng để thể hiện một cách sâu sắc những chiêm nghiệm của tác giả về tình yêu và đời ngƣời. Em là hình tƣợng chung của những ngƣời phụ nữ đã đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và trở thành nguồn cảm hứng để ông viết lên những bản tình ca bất hủ. Bằng phƣơng thức so sánh, Trịnh Công Sơn đã vẽ lên bức chân dung của em với vẻ đẹp liêu trai, mong manh, vừa có thật vừa hƣ ảo. Vẻ đẹp của em có lúc đƣợc Trịnh Công Sơn so sánh với vẻ đẹp cao quý của thiên nhiên, cũng có lúc vẻ đẹp ấy trở thành chuẩn mực để thiên nhiên lấy làm cái so sánh. Qua phƣơng thức so sánh, trong ca từ của Trịnh Công Sơn, hình tƣợng tôi chính là sự nhập vai của tác giả để nói lên những tâm trạng, và nỗi niềm của mình. Để “diễn đạt mình”, Trịnh Công Sơn thƣờng sử dụng cấu trúc so sánh có yếu tố so sánh đƣợc mở rộng bằng những chi tiết miêu tả. Với những yếu tố so sánh này, chúng ta có thể thấu hiểu phần nào những tâm trạng, cảm xúc và nỗi lòng của hình tƣợng tôi: với cuộc đời, tôi là một kẻ cô đơn đến cùng cực; với quê hƣơng, tôi là một kẻ lạc loài; với tình yêu, tôi là một kẻ bị phụ tình. Cô đơn, lạc loài, bị phụ tình, nhƣng tôi luôn sống giữa cuộc đời bằng một trái tim yêu đời và yêu ngƣời tha thiết. Có ngƣời đã nhận xét, Trịnh Công Sơn đã yêu nhƣ một ngƣời trẻ và chiêm nghiệm về tình yêu nhƣ một ngƣời đã thấu lẽ tử sinh. Trong những bản tình ca của mình, bằng những hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ, Trịnh Công Sơn đã mang đến cho ngƣời nghe những cảm nhận mới mẻ về tình yêu, dẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 114 dắt họ trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu, và cuối cùng, khiến họ đồng tình với tác giả: dù hạnh phúc hay khổ đau, thì con ngƣời cũng không thể sống mà không yêu. Qua những ca từ mang đậm mầu sắc Phật giáo của Trịnh Công Sơn khi ông thể hiện những chiêm nghiệm về đời ngƣời, với sự so sánh đời ngƣời - một khái niệm trừu tƣợng với những sự vật hiện tƣợng cụ thể, gần gũi, có thể nhận thấy tác giả luôn ý thức rất rõ ràng về sự ngắn ngủi và hữu hạn của đời ngƣời. Từ sự ý thức ấy, ông trân trọng từng giây phút đƣợc có mặt trên cõi đời và luôn tâm niệm: sống cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cõi hƣ không. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 115 KẾT LUẬN 1. Việc xác định các cơ sở lí thuyết và miêu tả một phần thực tế (với những nét khái quát về ca từ, so sánh, cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn) là điểm tựa để nghiên cứu ca từ của Trịnh Công Sơn dƣới góc độ ngôn ngữ học, với phƣơng thức so sánh. Đến với nghệ thuật nhƣ một sự ngẫu nhiên của số phận, nhƣng Trịnh Công Sơn đã tạo dựng cho mình một dòng nhạc độc lập, có sức sống và vị trí riêng. Lắng nghe nhạc của ụng, chúng ta thấy đƣợc cái khốc liệt của chiến tranh qua những ca khúc phản chiến, sự hữu hạn của đời ngƣời qua những ca khúc về thân phận, và những cung bậc khác nhau của tình yêu qua những bản tình ca, đồng thời cảm nhận đƣợc lòng yêu đời và yêu ngƣời tha thiết của ngƣời nghệ sĩ đã sống giữa cuộc đời và đến với nghệ thuật bằng trái tim đầy lòng nhân ái. Một trong những yếu tố làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là phần ca từ (đƣợc hiểu là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc), và đó cũng là nơi thể hiện sự tài hoa trong sử dụng tiếng Việt của ông, trong đó có phƣơng thức so sánh. So sánh là một trong những phƣơng thức làm nên vẻ đẹp và nét độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật. Theo quan niệm của tu từ học, đây là phƣơng thức dùng để đối chiếu hai đối tƣợng khác loại, không hoàn toàn đồng nhất với nhau mà có thể chỉ có một nét giống nhau, thậm chí chỉ có một mối liên hệ sâu xa nào đó, nhằm gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe, và nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng đƣợc đem ra so sánh. Đây cũng chính là phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 116 2. Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, phƣơng thức so sánh xuất hiện với nhiều kiểu loại đa dạng, góp phần thể hiện cá tính sáng tạo riêng về ngụn từ nghệ thuật của nhạc sĩ xột về mặt hình thái cấu trúc cũng nhƣ về mặt ngữ nghĩa. Về mặt hình thái cấu trúc, ta gặp 13 kiểu cấu trúc so sánh, trong đó kiểu cấu trúc A + tnss + B chiếm số lƣợng nhiều nhất. Sử dụng cấu trúc thiếu cơ sở so sánh này, Trịnh Công Sơn đã dành cho ngƣời nghe một sự tự do liên tƣởng để tìm ra những nét giống nhau giữa yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, từ đó phát hiện ra đặc điểm của đối tƣợng đƣợc so sánh theo chiều hƣớng liên tƣởng của mình. Trong số 8 từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh, các từ ngữ sử dụng trong kiểu so sánh tƣơng tự (như, tựa, tựa như, như là, cũng như) có tần số xuất hiện cao nhất, tiếp theo là các từ ngữ sử dụng trong kiểu so sánh ngang bằng (là, bằng). Tần số xuất hiện của từ ngữ so sánh trong kiểu so sánh dị biệt hơn chỉ chiếm một số lƣợng rất nhỏ. Yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng trong cấu trúc so sánh thƣờng là kết cấu danh ngữ và cụm C - V, ít dùng động ngữ và tính ngữ; từ loại danh từ đƣợc tác giả dùng nhiều hơn tính từ và động từ. - Về mặt ngữ nghĩa, ở yếu tố đƣợc so sánh và yếu tố so sánh, Trịnh Công Sơn sử dụng hai trƣờng nghĩa đối lập: thuộc con ngƣời và ngoài con ngƣời. Trong đó, yếu tố đƣợc so sánh thƣờng thuộc trƣờng nghĩa thuộc con ngƣời, yếu tố so sánh thƣờng thuộc trƣờng nghĩa ngoài con ngƣời. Trong mối tƣơng quan ngữ nghĩa giữa yếu tố đƣợc so sánh (A) và yếu tố so sánh (B), thƣờng gặp là tƣơng quan giữa A thuộc con ngƣời - B ngoài con ngƣời, tiếp đó là A ngoài con ngƣời - B ngoài con ngƣời. Tƣơng quan giữa A ngoài con ngƣời - B thuộc con ngƣời và A thuộc con ngƣời - B thuộc con ngƣời chiếm một số lƣợng nhỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 117 3. Hình tƣợng nghệ thuật là một bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống, về con ngƣời, đƣợc nghệ sĩ xây dựng nên và thể hiện bằng nhiều cách, trong đó so sánh là một trong những phƣơng thức quan trọng. Trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, phƣơng thức so sánh góp phần không nhỏ trong việc xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời nghe, đặc biệt là em và tôi - hai hình tƣợng đƣợc trở đi trở lại trong rất nhiều ca khúc. Phƣơng thức này cũng đƣợc sử dụng để thể hiện một cách sâu sắc những chiêm nghiệm của tác giả về tình yêu và đời ngƣời. Bằng so sánh, Trịnh Công Sơn đã vẽ lên bức chân dung em với vẻ đẹp mong manh, vừa có thật vừa hƣ ảo. Đây cú thể cũng chính là hình tƣợng chung của những ngƣời phụ nữ đã đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và trở thành nguồn cảm hứng để ông viết lên những bản tình ca bất hủ. Qua xem xét phƣơng thức so sánh, chúng ta có thể thấu hiểu phần nào những tâm trạng, cảm xúc và nỗi lòng của hình tƣợng tôi - một hiện thân của chính tác giả: Với cuộc đời, tôi là một kẻ cô đơn đến cùng cực; với quê hƣơng, tôi là một kẻ lạc loài; với tình yêu, tôi là một kẻ bị phụ tình. Thế nhƣng, tôi luôn sống giữa cuộc đời bằng một trái tim yêu đời và yêu ngƣời tha thiết. Cũng qua những hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ trongg ca khúc, ngƣời nghe sẽ có đƣợc những cảm nhận mới mẻ về tình yêu, đƣợc dẫn dắt qua những cung bậc khác nhau của tình yêu, và cuối cùng, đồng tình với tác giả: con ngƣời luôn khao khát yêu và đƣợc yêu, dù khổ đau hay hạnh phúc. Sự ngắn ngủi và hữu hạn của đời ngƣời đƣợc thể hiện trong rất nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn, bằng sự so sánh đời ngƣời - một khái niệm rất trừu tƣợng với những sự vật hiện tƣợng cụ thể. Với việc ý thức rõ ràng tính chất ngắn ngủi, vô thƣờng của thời gian trần thế, của cuộc đời mỗi con ngƣời, Trịnh Công Sơn trân trọng từng giây phút đƣợc có mặt trên cõi đời, và luôn động viên mọi ngƣời hãy sống hết mình, bởi cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 118 4. Kết quả của việc nghiên cứu phuơng thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn là minh chứng cho khả năng tìm hiểu giá trị của văn bản nghệ thuật dƣới góc nhìn ngôn ngữ học. Đồng thời, nó có thể giúp những ngƣời yêu nhạc Trịnh tiếp cận có định hƣớng và dễ dàng hơn với dòng nhạc đƣợc đánh giá là “kén ngƣời nghe” này. Để có thể hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về ca từ của Trịnh Công Sơn, cần tiếp tục nghiên cứu ở những khía cạnh khác nữa: những câu bỏ lửng, sự sắp xếp các đơn vị từ ngữ, những nét đối xứng, các lớp từ ngữ, các kiểu câu, lối xƣng gọi... Ngoài phƣơng thức so sánh, cũng cần tìm hiểu thêm về các phƣơng thức tu từ khác: ẩn dụ, tƣợng trƣng, nhân hoá, hoán dụ... Tác giả luận văn này hi vọng sẽ có dịp tiếp tục xem xét các khía cạnh trên, để có cơ hội hiểu rõ hơn nữa phong cách ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn, ngƣời mà, nhƣ ông đó tự phỏc thảo chõn dung: “Qua ca khỳc, tụi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời ngƣời và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn”... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 120 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Hàn Thị Thu Hƣờng (2010), “Phƣơng thức so sánh trong ca khúc Tình sầu của Trịnh Công Sơn”, T/c Ngôn ngữ và Đời sống, số 8 (178) - 2010, tr.24-29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dƣơng Viết Á (2005), Ca từ trong âm nhạc Việt Nam, Nxb Viện õm nhạc, H. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 121 2. Dƣơng Viết Á (2005), Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hoá, tập 1, Nxb Hà Nội, H. 3. Jean Chevalier Alaingheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 4. Diệp Quang Ban (2003), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, H. 5. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng, từ ghép, đoản ngữ), Nxb ĐHQG, H. 6. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Nxb GD, H. 7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, H. 8. Hà Châu (1966), “Cách so sánh trong ca dao ngày nay”, T/c Văn học, số 9. 9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb GD, H. 10. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb GD, H. 11. Hữu Đạt (1981), “Thủ pháp so sánh trong ca dao và thơ hiện đại”, Văn nghệ, số 5. 12. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb GD, H. 13. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG, H. 14. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐHQG, H. 15. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD, H. 16. Hoàng Văn Hành (1976), Về bản chất của thành ngữ so sánh tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 1, tr 11-19. 17. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009), Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xã hội, H. 18. Lê thị Thu Hiền (2007), Quan niệm nhân sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn - Chuyên ngành Văn học Việt Nam, ĐHSPHN. 19. Đỗ Đức Hiểu và các tác giả khác (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới, H. 20. Nguyễn Hữu Thái Hoà và những ngƣời bạn (2007), Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, Nxb Trẻ, H. 21. Đinh Ngọc Hoa (1998), So sánh tu từ trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng, Ngữ học trẻ 98, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, HN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 122 22. Lƣu Quý Khƣơng (2003), “So sánh logic và so sánh tu từ”, T/c Ngôn ngữ, số 16. 23. Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình Việt ngữ, tập 3, Nxb GD, H. 24. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (2004), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, H. 25. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD, H. 26. Nguyễn Thế Lịch (1988), “Các yếu tố và cấu trúc so sánh nghệ thuật tiếng Việt” (số phụ của T/c Ngôn ngữ), số 1. 27. Nguyễn Thế Lịch (1991), “Từ so sánh đến ẩn dụ”, T/c Ngôn ngữ, số 3. 28. Nguyễn Thế Lịch (1998), “Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật”, T/c Ngôn ngữ, số 4. 29. Nguyễn Thế Lịch (2001), “Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 7 & 9. 30. Trần Thị Thuỳ Linh (2008), Nghiên cứu thủ pháp so sánh trong tiểu thuyết của Chu Lai và Lê Lựu, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Loan (2009), Quan niệm mĩ học trong ca từ và văn xuôi Trịnh Công Sơn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSPHN. 32. Đoàn Tiến Mạnh (2000) “Cấu trúc của vế chuẩn so sánh tu từ (qua cứ liệu văn xuôi)”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, H. 33. Ban Mai (2008), Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng, Nxb Lao động - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, H. 34. Hoàng Kim Ngọc (2009), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình, Nxb KHXH, H. 35. Lê Thị Nhƣ Nguyệt (2009), So sánh và ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn - Chuyên ngành Ngôn ngữ, ĐHSP Thái Nguyên. 36. Nhiều tác giả (2001), Trịnh Công Sơn - Cát bụi lộng lẫy, Nxb Văn hoá, tạp chí Sông Hƣơng, Huế. 37. Nhiều tác giả (2004), Trịnh Công Sơn - người hát rong qua nhiều thế hệ, Nxb Trẻ, H. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 123 38. Nhiều tác giả (2005), Trịnh Công Sơn - cuộc đời - âm nhạc - thơ - hội hoạ và suy tưởng, Nxb Văn hoá Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh. 39. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 40. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt (câu), Nxb GD, H. 41. Bùi Vĩnh Phúc (2008), Trịnh Công sơn - Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật, Nxb Văn hoá Sài Gòn, TP Hồ Chớ Minh. 42. Lê Minh Quốc (2006), Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người, Nxb Phụ nữ, H. 43. Nguyễn Quang Sáng (1990), Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn, Nxb Tác phẩm mới. 44. Fedinand De Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, H. 45. Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Thuỵ Kha - Đoàn Tử Huyến (2001), Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca - một cõi đi về, Nxb Âm nhạc, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, H. 46. Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Thuỵ Kha - Đoàn Tử Huyến (2004), Một cõi Trịnh Công Sơn, Nxb Thuận Hoá. 47. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb KHXH, H 48. Nguyễn Thanh (1974), “Bƣớc đầu tìm hiểu lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ Chủ Tịch”, T/c Ngôn ngữ, số 2. 49. Nguyễn Quý Thành (2000), “Cấu trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa của những câu tục ngữ Việt có dạng “A là B”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, H. 50. Bùi Đức Thao (2002), “Về phép so sánh trong tiếng Việt”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, H. 51. Thích Giác Thiện (2007), Vô thường, Nxb Tổng hợp TPHCM, TP Hồ Chí Minh. 52. Hoàng Tá Thích (2007), Như những dòng sông (Tản mạn về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), Nxb Văn nghệ, H. 53. Trần Thị Chung Toàn (1983), “Thang độ phép so sánh và sự phủ định”, T/c Ngôn ngữ, số 2. 54. Nguyễn Đức Tồn (1990), “Chiến lƣợc liên tƣởng - so sánh trong giao tiếp của ngƣời Việt Nam”, T/c Ngôn ngữ, số 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 124 55. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngư và tư duy, Nxb KHXH, H. 56. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc đểm tu từ tếng Việt, Nxb ĐH & THCN, H. 57. Bùi Tất Tƣơm (1997), Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb GD, H. 58. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng (2005), Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé, Nxb trẻ, H. 59. Tạp chí Thời Văn, số 2 (đặc tuyển về Trịnh Công Sơn và giới trẻ), Nxb Văn nghệ, 2005. 60. Bùi Khắc Việt (1978), “Về tính biểu trƣng của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 1. 61. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, H 62. Nguyễn Đắc Xuân (2003), Trịnh Công Sơn - Có một thời như thế, Nxb Văn học, H. 63. Nguyễn Nhƣ ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lê (2003), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb GD, H. 64. Bửu ý (2003), Một nhạc sĩ thiên tài, Nxb Trẻ, H. 65. http:// www.tcs-home.org. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 DANH MỤC NHỮNG CA KHÚC ĐƢỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN VĂN 1. Ai ngoài cánh cửa 2. Bài ca dành cho những xác ngƣời 3. Bay đi thầm lặng 4. Bên đời hiu quạnh 5. Bến sông 6. Biển nghìn thu ở lại 7. Biển nhớ 8. Biển sáng 9. Biết đâu nguồn cội 10. Bốn mùa thay lá 11. Bống bồng ơi 12. Bống không là bống 13. Buồn từng phút giây 14. Ca dao mẹ 15. Cánh chim cô đơn 16. Cánh đồng hoà bình 17. Cát bụi 18. Chỉ có ta trong một đời 19. Chiếc lá thu phai 20. Chiều một mình qua phố 21. Chiều trên quê hƣơng tôi 22. Chìm dƣới cơn mƣa 23. Chính chúng ta phải nói 24. Cho đời chút ơn 25. Cho một ngƣời nằm xuống 26. Cho quê hƣơng mỉm cƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 27. Chờ nhìn quê hƣơng sáng chói 28. Chuyện đoá quỳnh hƣơng 29. Chƣa mất niềm tin 30. Chƣa mòn giấc mơ 31. Có một dòng sông đã qua đời 32. Có một ngày nhƣ thế 33. Có nghe đời nghiêng 34. Có những con đƣờng 35. Cỏ xót xa đƣa 36. Còn ai với ai 37. Còn có bao ngày 38. Con đƣờng mùa xuân 39. Con mắt còn lại 40. Còn thấy mặt ngƣời 41. Còn tuổi nào cho em 42. Cúi xuống thật gần 43. Cũng sẽ chìm trôi 44. Cuối cùng cho một tình yêu 45. Dã tràng ca 46. Dân ta vẫn sống 47. Dấu chân địa đàng 48. Diễm xƣa 49. Du mục 50. Dựng lại ngƣời dựng lại nhà 51. Đại bác ru đêm 52. Để gió cuốn đi 53. Đêm 54. Đêm bây giờ đêm mai 55. Đếm thấy ta là thác đổ 56. Đi mãi trên đƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 57. Đi tìm quê hƣơng 58. Đoá hoa vô thƣờng 59. Đoản khúc thu Hà Nội 60. Đời cho ta thế 61. Đợi có một ngày 62. Đời gọi em biết bao lần 63. Đôi mắt nào mở ra 64. Đời sống không già vì có chúng em 65. Đốm lửa hồng 66. Đồng dao 2000 67. Đồng dao hoà bình 68. Đừng mong ai, đừng nghi ngại 69. Đƣờng xa vạn dặm 70. Em còn nhớ hay em đã quên 71. Em đã cho tôi bầu trời 72. Em đến cùng mùa xuân 73. Em đến từ nghìn xƣa 74. Em đi bỏ lại con đƣờng 75. Em đi trong chiều 76. Em hãy ngủ đi 77. Em là hoa hồng nhỏ 78. Em ở nông trƣờng em ra biên giới 79. Gần nhƣ niềm tuyệt vọng 80. Gia tài của mẹ 81. Giọt lệ thiên thu 82. Giọt nƣớc cành sen 83. Gọi đời lên mau 84. Gọi tên bốn mùa 85. Góp lá mùa xuân 86. Hạ trắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 87. Hai mƣơi mùa nắng hạ 88. Hành ca 89. Hành hƣơng trên đồi cao 90. Hạt điều khăn điều 91. Hát trên những xác ngƣời 92. Hãy cố nhƣ 93. Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày 94. Hãy đi cùng nhau 95. Hãy khóc đi em 96. Hãy nhìn lại 97. Hãy nói giùm tôi 98. Hãy yêu nhau đi 99. Hoa vàng mấy độ 100. Hoa xuân ca 101. Hoà bình là cơm áo 102. Hôm nay tôi nghe 103. Huế Sài Gòn Hà Nội 104. Huyền thoại mẹ 105. Khăn quàng thắp sáng bình minh 106. Khói trời mênh mông 107. Lại gần với nhau 108. Lặng lẽ nơi này 109. Lời buồn thánh 110. Lời của dòng sông 111. Lời mẹ ru 112. Lời ở phố về 113. Lời ru đêm 114. Lời thiên thu gọi 115. Mẹ đi vắng 116. Mênh mông Đồng Tháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 117. Môi hồng đào 118. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui 119. Một buổi sáng mùa xuân 120. Một cõi đi về 121. Một lần thoáng có 122. Một ngày nhƣ mọi ngày 123. Một ngày vinh quang một ngày tuyệt vọng 124. Mùa áo quan 125. Mùa hè đến 126. Mùa phục hồi 127. Mƣa hồng 128. Mƣa mùa hạ 129. Mừng sinh nhật 130. Muôn trùng biển ơi 131. Nắng thuỷ tinh 132. Này em có nhớ 133. Ngậm ngùi riêng ta 134. Ngẫu nhiên 135. Ngày dài trên quê hƣơng 136. Ngày mai đây bình yên 137. Ngày nay không còn bé 138. Ngày về 139. Nghe những tàn phai 140. Nghe tiếng muôn trùng 141. Ngọn lửa 142. Ngọn lửa vĩnh cửu ở Matxcơva 143. Ngủ đi con 144. Ngụ ngôn mùa đông 145. Ngƣời con gái Việt Nam 146. Ngƣời già em bé Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 147. Ngƣời mẹ Ô Lý 148. Ngƣời về bỗng nhớ 149. Nguyệt ca 150. Nhân danh Việt Nam 151. Nhìn những mùa thu đi 152. Nhớ mùa thu Hà Nội 153. Nhƣ cánh vạc bay 154. Nhƣ chim ƣu phiền 155. Nhƣ hòn bi xanh 156. Nhƣ một lời chia tay 157. Nhƣ một vết thƣơng 158. Nhƣ tiếng thở dài 159. Những ai còn là Việt Nam 160. Những con mắt trần gian 161. Những giọt máu trổ bông 162. Những giọt mƣa khuya 163. Nhƣng hôm nay 164. Níu tay nghìn trùng 165. Nối vòng tay lớn 166. Nƣớc mắt cho quê hƣơng 167. Ở trọ 168. Ông tiên vui 169. Phôi pha 170. Phúc âm buồn 171. Quê hƣơng nặng đau 172. Quỳnh hƣơng 173. Ra đồng giữa ngọ 174. Rồi nhƣ đá ngây ngô 175. Rơi lệ ru ngƣời 176. Ru đời đã mất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 177. Ru đời đi nhé 178. Ru em 179. Ru em từng ngón xuân nồng 180. Ru ta ngậm ngùi 181. Ru tình 182. Rừng xanh xanh mãi 183. Rừng xƣa đã khép 184. Sao mắt mẹ chƣa vui 185. Sẽ còn ai 186. Sóng về đâu 187. Ta đi dựng cờ 188. Tạ ơn 189. Ta phải thấy mặt trời 190. Ta quyết phải sống 191. Ta thấy gì đêm nay 192. Tết suối hồng 193. Thành phố mùa xuân 194. Thanh quan ca 195. Thiên sứ bâng khuâng 196. Thủa bống là ngƣời 197. Thƣơng một ngƣời 198. Tiến thoái lƣỡng nan 199. Tiếng ve gọi hè 200. Tình ca của ngƣời mất trí 201. Tình khúc Ơ - Bai 202. Tình nhớ 203. Tình sầu 204. Tình xa 205. Tình xót xa vừa 206. Tình yêu tìm thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 207. Tôi biết tôi yêu 208. Tôi đã mất 209. Tôi đang lắng nghe 210. Tôi ơi đừng tuyệt vọng 211. Tôi ru em ngủ 212. Tôi sẽ đi thăm 213. Tôi sẽ nhớ 214. Trả lại em 215. Trong mỗi đời riêng 216. Trong nỗi đau tình cờ 217. Tự tình khúc 218. Từng ngày qua 219. Tuổi đá buồn 220. Tuổi đời mênh mông 221. Tuổi trẻ Việt Nam 222. Tƣởng rằng đã quên 223. Ƣớc mơ về dòng điện 224. Ƣớt mi 225. Vẫn có em bên đời 226. Vẫn nhớ cuộc đời 227. Vàng phai trƣớc ngõ 228. Về giữa Trị An 229. Về thăm mái trƣờng xƣa 230. Về trong suối nguồn 231. Vết lăn trầm 232. Vì bé ngoan 233. Vì tôi cần thấy em yêu đời 234. Việt Nam ơi hay vùng lên 235. Vƣờn xƣa 236. Xa dấu mặt trời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 237. Xác ta xác thù 238. Xanh lòng tàn phai 239. Xin cho tôi 240. Xin mặt trời ngủ yên 241. Xin trả nợ ngƣời 242. Yêu dấu tan theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ VĂN BẢN CA KHÚC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN TÌNH SẦU 1. Tình yêu nhƣ trái phá Con tim mù lòa Một mai thức dậy Chợt hồn nhƣ ngất ngây Chợt buồn trong mắt nai Rồi tình vui trong mắt Rồi tình mềm trong tay Tình yêu nhƣ vết cháy Trên da thịt ngƣời Tình xa nhƣ trời Tình gần nhƣ khói mây Tình trầm nhƣ bóng cây Tình reo vui nhƣ nắng Tình buồn làm cơn say Cuộc tình lên cao vút Nhƣ chim mỏi cánh rồi Nhƣ chim xa lìa bầy Nhƣ chim xa lìa trời Nhƣ chim bỏ đƣờng bay Tình yêu nhƣ trái chín Trên cây rụng rời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Một mai thức dậy Chuyện trò với lá cây Rồi buồn nhƣ lá bay Một giòng sông nƣớc cuốn Một cuộc tình không may Tình yêu nhƣ thƣơng áo Quen hơi ngọt ngào Rời nhau hôm nào Hồn mình nhƣ vá khâu Buồn mình nhƣ lũng sâu Rồi tình trong im tiếng Rồi tình ngoài hƣ hao 2. Tình yêu nhƣ nỗi chết Cơn đau thật dài Tình khâu môi cƣời Hình hài xƣa đã thay Mặn nồng xƣa cũng phai Tình chia nhau gian dối Tình đày tình đôi nơi Tình yêu nhƣ cơn bão Đi qua địa cầu Tình thắp cơn sầu Tình dìu qua hố sâu Tình vời lên núi cao Rồi trong cơn yêu dấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Tình đày tình xa nhau Cuộc tình lên cao vút Nhƣ chim mỏi cánh rồi Nhƣ chim xa lìa bầy Nhƣ chim xa lìa trời Nhƣ chim bỏ đƣờng bay Tình yêu cho anh đến Bên cơn muộn phiền Tình đi âm thầm Nghìn trùng nhƣ vết sƣơng Lạnh lùng nhƣ dấu chim Tình mong manh nhƣ nắng Tình còn đầy không em Tình yêu nhƣ đốt sáng Con tim tật nguyền Tình lên êm đềm Vội vàng nhƣng chóng quên Rộn ràng nhƣng biến nhanh Tình cho nhau môi ấm Một lần là trăm năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên NHƢ CÁNH VẠC BAY Nắng có hồng bằng đôi môi em Mƣa có buồn bằng đôi mắt em Tóc em từng sợi nhỏ Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh Gió sẽ mừng vì tóc em bay Cho mây hờn ngủ quên trên vai Vai em gầy guộc nhỏ Nhƣ cánh vạc về chốn xa xôi Nắng có còn hờn ghen môi em Mƣa có còn buồn trong mắt trong Từ lúc đƣa em về Là biết xa nghìn trùng Suối đón từng bàn chân em qua Lá hát từ bàn tay thơm tho Lá khô vì đợi chờ Cũng nhƣ đời ngƣời mãi âm u Nơi em về ngày vui không em Nơi em về trời xanh không em Ta nghe nghìn giọt lệ Rớt xuống thành hồ nƣớc long lanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên TỰ TÌNH KHÚC 1. Tôi nhƣ trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà Chờ xem thế kỉ tàn phai Tôi nhƣ trẻ nhỏ tìm nơi nƣơng tựa Mà sao vẫn cứ lạc loài Tôi nhƣ là ngƣời lạc trong đô thị Một hôm đi về biển khơi Tôi nhƣ là ngƣời một hôm quay lại Vì nghe sa mạc nối dài Đừng nghe tôi nói lời tăm tối Đùng tin tôi nhé vì tiếng cƣời Đôi khi một ngƣời dƣờng nhƣ chờ đợi Thật ra đang ngồi thảnh thơi Tôi nhƣ là ngƣời ngồi trong đêm dài Nhìn tôi đang quá ngậm ngùi Một hôm buồn ra ngắm giòng sông Một hôm buồn lên núi nằm xuống 2. Tôi đi tìm ngày tìm đêm lâu dài Một hôm thấy đƣợc đời tôi Tôi yêu mọi ngƣời cỏ cây muôn loài Làm sao yêu hết cuộc đời Tôi nhƣ đƣờng về mở ra đô thị Chờ chân thiên hạ về vui Tôi nhƣ nụ cƣời nở trên môi cƣời Phòng khi nhân loại tiếng cƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Tìm tôi đi nhé đừng bối rối Đừng mang gƣơm giáo vào với đời Tôi nhƣ ngọn đèn từng đêm vơi cạn Lửa lên thắp một niềm riêng Tôi nhƣ nụ hồng nhiều khi ƣu phiền Chờ tôi rã cánh một lần Một hôm buồn ra ngắm giòng sông Một hôm buồn lên núi nằm xuống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ ĐOẠN TẢN VĂN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Phác thảo chân dung tôi Mỗi sáng, nhìn vào mặt gƣơng, lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc… Thủa ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mƣời tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mƣời hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar nhƣ một phƣơng tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát. Tôi không đến với âm nhạc nhƣ một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong… Đó là những năm 1956 - 1957, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những giấc mộng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mƣớt nhƣ trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhƣng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ... Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc “xƣớng ca vô loài”. Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhƣng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ. Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với ngƣời khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phƣơng tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hƣớng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ đƣợc với ngƣời khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống. Nhìn lại quãng đƣờng mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con ngƣời qua ca khúc dƣới ánh sáng hiền hoà nhân hậu của những ngày tôi đang sống. Phải chờ đến lúc soi gƣơng nhìn thấy tóc không còn mang màu xanh cũ nữa, mới nhận ra hết nỗi khát khao đƣợc yêu thƣơng mãi mãi con ngƣời và cuộc sống. Yêu thƣơng con ngƣời cũng là yêu thƣơng tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn con ngƣời. Tiếng hát sẽ mọc lên cây xanh tƣơi trong cuộc đời này nhƣ những cây tử đinh hƣơng mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận. Với ca khúc, tôi là ngƣời tình của thiên nhiên, là ngƣời bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời ngƣời và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn. Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành... Cuộc sống không thể thiếu tình yêu Ngƣời ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhƣng tình yêu cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có lúc nâng bổng con ngƣời nhƣng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những ngƣời quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Ngƣời ta có thể tin rằng mình đƣợc yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không đƣợc yêu. Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chƣa hiểu hết. Chƣa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có một ngƣời nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xƣng mình am tƣờng hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu. Có ngƣời yêu thì hạnh phúc; có ngƣời yêu thì đau khổ. Nhƣng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con ngƣời vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con ngƣời không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con ngƣời dã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết đƣợc thì khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Ngƣời giả, ngƣời thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói đƣợc. Ngƣời thật thì nằm bệnh, ngƣời giả thì nói, cƣời huyên thuyên. Đời sống vốn không bất công. Ngƣời giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Ngƣời thật thế nào cũng đƣợc đền bù. Tình yêu thời nào cũng có. Nhƣng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con ngƣời không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có ngƣời đã nói nhƣ vậy. Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: “Cuộc sống không thể thiếu tình yêu”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ BÚT TÍCH CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Trịnh Công Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Trịnh Công Sơn và Khánh Ly Sáng tác của Trịnh Công Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn.pdf