- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.
- Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác
- Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
- Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình
44 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối phiếu đặt ra, được ghi sau chữ No. và đặt trên cùng bên trái của văn bản hối phiếu.
Địa điểm ký phát hối phiếu: Khi phát hành hối phiếu, người ký phát cần ghi rõ địa điểm phát hành. Đó là nơi hối phiếu được tạo lập, thường là tên thành phố, được ghi bên dưới tiêu đề và đặt ở giữa văn bản hối phiếu.
Ngày ký phát hối phiếu: ngày tháng và năm ký phát là thời điểm hối phiếu được lập ra, nó thường được ghi bên cạnh địa điểm ký phát hối phiếu. Nó đánh dấu thời điểm tính thời hạn hiệu lực của hối phiếu và còn là căn cứ xác định thời điểm trả tiền. Thông thường, ngày ký phát hối phiếu là ngày xuất trình chứng từ cho ngân hàng thanh toán. Như vậy, ngày phát hành hối phiếu không thể trước ngày giao hàng ghi trên vận tải đơn, hóa đơn cũng không thể sau ngày quá hạn giá trị của thư tín dụng.
Số tiền bằng số: được ghi sau chữ For và đặt bên trái ngay dưới số hiệu hối phiếu hoặc ghi kế tiếp theo tiêu đề Exchange for của hối phiếu, và cần phải diễn đạt rõ ràng tên đầy đủ của đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, số tiền bằng số phải khớp với số tiền bằng chữ được nói trong văn bản hối phiếu và nó cũng không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền quy định trong thư tín dụng.
Thời hạn trả tiền của hối phiếu: được ghi tiếp ngay cạnh chữ At. Nếu trả ngay, sau chữ At sẽ để trống hoặc ghi vào đó chữ Sight. Nếu trả chậm, thời hạn trả tiền sẽ được ghi cụ thể là bao nhiêu ngày vào sau chữ At. Cụ thể, nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày nhận hối phiếu thì sẽ ghi là “X ngày sau khi nhìn thấy…” (At X days after sight…). Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày giao hàng thì sẽ ghi là “X ngày sau khi ký vận đơn…” (At X days after bill of lading date). Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu, thì ghi “X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu” (At X days after date…).
Thứ tự số bản của hối phiếu: Thông thường hối phiếu được phát hành thành hai bản và có đánh thứ tự số bản bằng chữ FIRST hoặc SECOND. Việc này nhằm để phân biệt bản này với bản kia và giá trị thanh toán của hai bản là như nhau.
Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện: được thể hiện bằng câu lệnh Pay to hoặc Pay to the order of và được đặt ngay sau nơi thể hiện thứ tự số bản của hối phiếu. Đây là câu lệnh vô điều kiện nên sau câu lệnh này không được kèm theo bất cứ điều kiện gì.
Tên người thụ hưởng: nằm ở phía sau câu lệnh, tên người thụ hưởng có thể được chỉ định cụ thể, hoặc là người cầm phiếu hoặc suy đoán theo lệnh. Người thụ hưởng có thể là ai, công ty nào, ngân hàng tên gì, nước nào, chi nhánh ở đâu…, cần phải ghi chi tiết.
Số tiền bằng chữ: đặt phía sau tên người thụ hưởng, thể hiện sau chữ “the sum of” và khớp đúng với số tiền bằng số, và đồng thời thể hiện rõ ràng và đầy đủ đơn vị tiền tệ.
Tham chiếu chứng từ kèm theo: chứng từ hối phiếu sẽ được tham chiếu với tín dụng thư bằng cách ghi câu: “Drawn under L/C No…. date …… issued by…..”.
Tên người nhận ký phát: được đặt dưới cùng bên trái văn bản hối phiếu sau chữ To:…. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người nhận ký phát là ngân hàng phát hành thư tín dụng.
Tên và chữ ký người ký phát: được đặt dưới cùng bên phải văn bản hối phiếu. Cụ thể, là người đại diện cho doanh nghiệp trong trường hợp hối phiếu thương mại và người đại diện cho ngân hàng trong trường hợp hối phiếu ngân hàng.
Ví dụ về một mẫu hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ:
No.12345/200x BILL OF EXCHANGE
For US$32,829.00 Ho Chi Minh City, August 17, 200x
At 90 days after sight of this FIRST Bill of exchange (SECOND of the same tenor and being unpaid) pay to the order of Asia Commercial Bank the sum of UNITED STATES DOLLARS THIRTY TWO THOUSAND EIGHT HUNDRED TWENTY NINE ONLY.
Drawn under Irrevocable L/C No. 12345 dated July 17, 200x issued by Bank of Tokyo – Mitsubishi.
TO: BANK OF TOKYO – MITSUBISHI For and on Behalf of
TOKYO, JAPAN Cholonimex
(Authorized Signature)
Chứng từ thương mại người xuất khẩu phải lập là những chứng từ mà ngân hàng mở L/C chỉ định rõ trong nội dung L/C. Thông thường, bộ chứng từ thương mại gồm những chứng từ sau đây:
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): do người xuất khẩu lập chứng minh cho ngân hàng mở L/C biết rằng hàng hóa đã giao theo trị giá phù hợp với quy định của L/C.
Vận tải đơn (Bill of Lading): do đơn vị vận chuyển hàng hóa phát hành, chứng minh rằng hàng đã được chuyển giao và ai nắm giữ vận đơn sẽ có quyền định đoạt hàng hóa.
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin): do Văn phòng thương mại phát hành để chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa,
Chứng nhận chất lượng/ số lượng (Certificate of quality/ quantity): do cơ quan kiểm định phát hành để chứng nhận về chất lượng và số lượng hàng hóa được chuyển giao.
Bảng kê bao bì, đóng gói (Packing list): do người xuất khẩu lập để giúp cho người nhập khẩu dễ dàng nhận diện và kiểm soát hàng hóa.
Chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance): do công ty bảo hiểm hàng hóa phát hành khi bán bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả tiền L/C cho ngân hàng mở L/C trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Chứng từ tài chính và chứng từ thương mại lập thành bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế mà người xuất khẩu cần phải xuất trình với ngân hàng phát hành.
IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BẰNG L/C
1. Quy trình mở L/C
Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gởi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến. Quy trình mở L/C gồm có ba bước:
Lập giấy đề nghị mở L/C
Mở L/C
Thông báo L/C
Quy trình mở thư tín dụng được biểu diễn như sau:
NH mở L/C
NH thông báo L/C
Người hưởng thụ L/C (XK)
Người xin mở L/C (NK)
(2) L/C
Hợp đồng
(1) Giấy đề nghị mở L/C
(3) L/C
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc đơn đặt hàng), tổ chức nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gởi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ) để yêu cầu ngân hàng mở một L/C cho người bán hay người xuất khẩu hưởng.
Nội dung của giấy đề nghị mở L/C đã được trình bày ở trên. Ở đây, em chỉ muốn nói đến những điểm cơ bản mà người nhập khẩu cần phải chú ý khi lập giấy đề nghị mở L/C:
Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở thư tín dụng do Ngân hàng mở thư tín dụng ấn hành.
Tổ chức nhập khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận được.
Khi lập giấy đề nghị mở thư tín dụng, đơn vị nhập khẩu phải tôn trọng những điều kiện ghi trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã ký trên hợp đồng.
Giấy đề nghị mở thư tín dụng sẽ được lập tối thiểu là 2 bản. Sau khi ngân hàng ký nhận, đóng dấu sẽ gởi trả lại cho đơn vị một bản.
Giấy đề nghị mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng với Ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để Ngân hàng mở thư tín dụng soạn thảo thư tín dụng gởi cho bên xuất khẩu.
Khi lập giấy đề nghị mở thư tín dụng gởi cho Ngân hàng, tổ chức nhập khẩu còn phải gởi kèm theo các chứng từ quan trọng sau đây:
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Giấy phép nhập khẩu lô hàng hoặc quota nhập khẩu.
Hợp đồng thương mại.
Phương án kinh doanh.
Báo cáo tài chính…
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng của tổ chức nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, nếu đồng ý, Ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản, tín dụng số tiền ký quỹ bằng 100% trị giá thư tín dụng trong trường hợp L/C trả ngay, hoặc một tỷ lệ phần trăm trên trị giá thư tín dụng nếu L/C trả chậm. Sau đó Ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho tổ chức xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng qua bên đơn vị xuất khẩu có thể thực hiện bằng đường bưu chính, bằng điện tín hoặc bằng hệ thống SWIFT.
Như vậy cần chú ý rằng, L/C là văn bản do Ngân hàng mở L/C lập theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu, chứ không phải văn bản do đơn vị nhập khẩu lập. Nội dung của một thư tín dụng đã được trình bày ở trên.
Ngày nay, khi những tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống thì phương thức chuyển thư tín dụng bằng hệ thống SWIFT đang ngày càng chiếm ưu thế hơn so với việc chuyển thư tín dụng bằng đường bưu chính hoặc bằng điện tín. Sau đây là những điểm cơ bản về hệ thống SWIFT:
SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế (Viết tắt của Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication). Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải lợi nhuận. Lý do sử dụng SWIFT của các ngân hàng trên thế giới là dựa vào những ưu điểm của nó như:
Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.
Chi phí cho một điện giao dịch thấp.
Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng ngân hàng trên thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh đó trong thực tế vẫn tồn tại các phương tiện truyền tin khác, ví dụ như khi muốn gởi bộ chứng từ đi, như vậy phải gởi bằng thư tín, hoặc nếu ngân hàng nước nhập khẩu hoặc ngân hàng nước nhập khẩu không tham gia vào hệ thống SWIFT.
Tham gia SWIFT là tham gia vào một mạng lưới chung (không chỉ TTQT mà bao gồm cả cho việc giao dịch vàng, chứng khoán, các lại giao dịch có giá trị khác)
Mỗi ngân hàng hoặc một tổ chức / định chế tài chính tham gia vào SWIFT được cấp 01 mã SWIFT (BIC CODE), đây có thể hiểu là địa chỉ khi gia nhập vào một mạng lưới.
Tổ chức SWIFT không hẳn là một tổ chức phi lợi nhuận mà thực tế trái ngược lại, sự phát triển trong kinh doanh của SWIFT là một con số kinh khủng, một bài toán nhỏ để có thể tính được doanh thu 1 ngày của SWIFT trung bình ít nhất là 200 triệu USD (60000 định chế tài chính tham gia x trung bình 10 000 usd/tháng), giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25USD/điện , giá này tùy thuộc vào lượng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT đang sử dụng.Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT có thể nói là bậc nhất trên thế giới, hacker chưa bao giờ tấn công được vào hệ thống này.
Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của Ngân hàng mở L/C gởi đến, Ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn”. Nếu gởi bằng thư thì kiểm chữ ký, gởi bằng điện thì kiểm mã, lưu ý việc thông báo L/C có thể qua hai ngân hàng.
Ví dụ ba trường hợp thông báo L/C của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C
VCB
HCM
NGƯỜI THỤ
HƯỞNG
Trường hợp 1: VCB HCM tiếp nhận L/C từ ngân hàng mở L/C và trực tiếp thông báo cho người thụ hưởng – là khách hàng của VCB. Điều này được thể hiện trong L/C bằng câu “PLEASE ADVISED BENEFICIARY…”.
L/C Thông báo L/C
Trường hợp 2: VCB HCM tiếp nhận L/C từ ngân hàng thông báo thứ nhất chuyển đến. Do ngân hàng mở L/C không có quan hệ đại lý với VCB HCM, nhưng khách hàng thì quan hệ giao dịch tại đây, nên việc thông báo L/C phải được thực hiện qua trung gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu kiểm tra và thanh toán L/C. Điều này được thể hiện trong L/C bằng câu: “ADVISING THROUGH VIETCOMBANK HCM CITY BRANCH”.
Ngân hàng phát hành L/C
NH thông báo thứ nhất
VCB
Người thụ hưởng
L/C Thông báo L/C Thông báo L/C
Trường hợp 3: VCB HCM tiếp nhận L/C từ Ngân hàng phát hành và chuyển đến Ngân hàng thông báo thứ hai để Ngân hàng này thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng. Nếu Ngân hàng thứ hai là Ngân hàng Đông Á thì điều này được thể hiện bằng câu: “ADVISE TRROUGH DONGA BANK HCM”.
Ngân hàng phát hành L/C
NH thông báo thứ hai
VCB
Người thụ hưởng
L/C Thông báo L/C Thông báo L/C
2. Quy trình thanh toán L/C
Quy trình thanh toán L/C bắt đầu từ bước 4 trở đi bao gồm các khâu chính đó là giao hàng, lập bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu và kiểm tra bộ chứng từ, thanh toán của ngân hàng mở L/C và thanh toán tại ngân hàng chỉ định .
Nhập Khẩu
Xuất Khẩu
(4) Hàng hóa
NH
mở L/C
(7) Thanh toán
(6) Telex và bộ chứng từ
NH
thương lượng
(9) Thanh toán & nhận bộ chứng từ
(5) Bộ chứng
từ
(8) Thanh
toán
Sơ đồ 13.3: Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng mở L/C.
NH
mở L/C
(7) Thanh toán
(6) Telex và bộ chứng từ
NH
thương lượng
(9) Thanh toán & nhận bộ chứng từ
(5) Bộ chứng
từ
(8) Thanh
toán
NK
(4) Hàng hóa
XK
Sơ đồ 13.4: Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng chỉ định trên L/C.
Bước 4: Tổ chức xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gởi đến tiến hành kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước đây. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoạt động bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.
Đây là khâu quan trọng đối với tổ chức xuất khẩu vì L/C có thể giống hợp đồng và cũng có thể khác hợp đồng, nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện đúng theo những điều khoản của L/C. Những nội dung quan trọng cần kiểm tra khi nhận L/C bao gồm:
- Thời gian mở L/C – Thông thường L/C được bên nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định, để bên xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa gởi đi. Nhưng nếu mở quá sớm trước ngày giao hàng thì bên nhập khẩu bị đọng vốn vì khi mở L/C tổ chức nhập khẩu phải ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị kim ngạch L/C. Do vậy, thường bên nhập khẩu không thích mở L/C quá sớm, nhưng nếu mở quá trễ thì bên xuất khẩu không có đủ thời gian chuẩn bị cho việc giao hàng. Vì vậy thời gian mở L/C cần phải hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
- Ngân hàng mở L/C – Ngân hàng mở L/C là Ngân hàng cam kết, đảm bảo việc thanh toán cho tổ chức xuất khẩu. Vì vậy tổ chức xuất khẩu cần xem xét người đảm bảo (Ngân hàng mở L/C) có uy tín hay không (thái độ chính trị, tiềm lực vốn), trách nhiệm cam kết thanh toán có rõ ràng cụ thể hay không. Ngân hàng này có quan hệ giao dịch lần nào chưa… Nếu chưa an tâm thì có thể yêu cầu có Ngân hàng thứ ba đóng vai trò Ngân hàng xác định để được đảm bảo hơn.
- Loại thư tín dụng – Thư tín dụng có nhiều loại như thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C), thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C), thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmerd irrevocable L/C), thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)… Mỗi loại có tính chất sử dụng khác nhau. Hiện nay thì Ngân hàng thường hay sử dụng L/C không thể hủy ngang và L/C có xác nhận. Nếu L/C không ghi rõ là L/C “irrevocable” hay “revocable” thì đó là Irrevocable tức là không được hủy ngang. Tương tự như vậy nếu L/C không ghi rõ L/C “confirmed” thì đó là L/C “inconfirmed” tức là không có xác nhận.
- Ngày và địa điểm hết hiệu lực (date and place of expiry) – Tất cả thư tín dụng đều quy định ngày cuối cùng có hiệu lực cho việc xuất trình chứng từ để thanh toán. Nếu tổ chức xuất khẩu sau khi giao hàng, xuất trình bộ giá trị thanh toán vượt qua ngày giá trị cuối cùng của thư tín dụng sẽ không chấp nhận thanh toán. Vì vậy tổ chức xuất khẩu cần phải nghiên cứu thời hạn hiệu lựa của L/C xem có đủ thời gian để thực hện các khâu chuẩn bị hàng hóa, giao hàng và xuất trình bộ chứng từ thanh toán.
- Kim ngạch L/C (Amount) – Mỗi L/C được định mức bằng một số tiền nhất định. Thông thường kim ngạch L/C bằng giá trị đơn vị hàng hóa (CIF hay FOB…) nhân với số lượng hay trọng lượng hàng hóa.
Ngoài ra để tạo điều kiện cho tổ chức xuất khẩu linh hoạt trong việc gởi hàng hoặc do tính chất của từng loại hàng hóa, kim ngạch L/C được phép quy định xê dịch cộng trừ một số phần trăm nhất định.
- Điều kiện giao hàng – Hàng hóa được phép giao từng phần (Partial shipment) hay không, chuyển tải, cho phép hay không cho phép (Transhipment allwed), hàng hóa phải được giao trên boong tàu (on deck) hay trên khoang tàu (on board) hay chở trần (in bulk).
Lưu ý ngay cả khi L/C không cho phép chuyển tải, ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn ghi rõ việc chuyển tải sẽ xảy ra trong chừng mực mà hàng hóa liên quan gửi bằng các container, moóc (Trailer), sà lan (Lash) như đã chứng minh trong vận đơn.
Thông thường điều kiện giao hàng tùy thuộc khả năng cung ứng hàng của tổ chức xuất khẩu, khả năng nhận hàng của tổ chức nhập khẩu, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải. Vì vậy tùy tình hình thực tế của hàng hóa mà xem xét. Ngoài ra có những trường hợp thư tín dụng quy định hàng hóa gửi đi phải đi phải do tàu container được ghi đích danh trong L/C
Nếu những điều kiện giao hàng trên tổ chức xuất khẩu nhận thấy không thực hiện được thì đề nghị điều chỉnh L/C.
- Địa điểm gửi nhận hàng – Thông thường hàng hóa được gửi trên tàu từ một cảng nước xuất khẩu đến một hay nhiều cảng do nhà nhập khẩu quy định trong thư tín dụng.
- Bộ chứng từ thanh toán – Tổ chức xuất khẩu cần cẩn thận, nghiên cứu xem tổ chức nhập khẩu yêu cầu xuất trình những giấy tờ loại nào, ai cấp, bao nhiêu bản. Khả năng tổ chức xuất khẩu có thể đáp ứng được hay không.
- Điều kiện về hàng hóa – Số lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa.
- Điều kiện đặc biệt khác như phí, xác nhận, cách gửi chứng từ… Lưu ý nếu trong telex có câu “Full details to follow” hoặc ghi là “The mail confirmation is to be the operative credit instrument” thì telex chưa có giá trị.
Tóm lại, tổ chức xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng cần hết sức thận trọng kiểm tra, phân tích từng điều khoản trước khi tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng. Chỉ cần sai một trong những điều khoản trong L/C thì sẽ không được thanh toán. Do đó nếu không đồng ý ở điều khoản nào thì đề nghị sửa đổi bổ sung. Việc đề nghị có thể thực hiện bằng cách : điện trực tiếp cho các tổ chức nhập khẩu hoặc điện cho Ngân hàng mở L/C thông qua Ngân hàng thông báo. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, sửa đổi, bổ sung thư tín dụng được mở hoàn chỉnh, tổ chức xuất khẩu tiến hành nghiệp vụ giao hàng. Thông thường chi phí tu chỉnh L/C bên xuất khẩu chịu.
Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tổ chức xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán.
Hồ sơ chứng từ gửi Ngân hàng thanh toán gồm có phiếu xuất trình chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu và các chứng từ chi tiết phù hợp với những điều khoản ghi trong thư tín dụng.
Bước 6: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nhập vào.
Khi Ngân hàng bên xuất khẩu (ví dụ Vietcombank) nhận được chứng từ cùng bản gốc L/C do tổ chức xuất khẩu (người hưởng lợi L/C) gửi đến kèm các bản tu chỉnh (nếu có), Ngân hàng bên xuất khẩu Vietcombank cần thực hiện:
Kiểm tra chi tiết từng loại chứng từ, thanh toán viên sẽ xem lại ngày xuất trình chứng từ có nằm trong thời hạn hiệu lực và đúng theo quy định của L/C hay không?
Kiểm tra các loại chứng từ đã được xuất trình đầy đủ chưa?
Cuối cùng kiểm tra tổng quát bằng cách đọc lại L/C một lần nữa để xem bộ chứng từ có điều gì không thỏa mãn L/C không?
Sau khi kiểm tra thì tùy vào tình trạng cụ thể của bộ chứng từ mà Ngân hàng giải quyết như sau:
Bộ chứng từ không có sai sót thì xem xét tiếp nội dung của L/C quy định trả tiền ngay hay là thương lượng để xử lý.
Nếu L/C quy định thực hiện trả tiền ngay thì việc thanh toán bằng L/C bằng cách trả tiền ngay thường có hai không trường hợp:
Trường hợp 1: Trả tiền ngay tại Ngân hàng quy định (thường là Ngân hàng thông báo L/C). Điều này được thể hiện trong L/C bằng câu: “AVAILABLE BY PAYMENT AT ADVISING BANK’S COUNTER” hoặc “AVAILABLE BY PAYMENT AT YOUR COUNTER”. Trong trường hợp này, tại VCB chỉ chiết khấu cho khách hàng (nếu khách hàng có yêu cầu) mặc dù L/C yêu cầu thanh toán tại Ngân hàng thông báo của nước người thụ hưởng.
Trường hợp 2: Trả tiền tại Ngân hàng phát hành. Trường hợp này Ngân hàng phát hành sẽ tự mình thanh toán toàn bộ chứng từ do Ngân hàng thương lượng gửi đến. Điều này được quy định trong L/C bằng câu: “AVAILABLE BY PAYMENT AT THE ISSUING BANK’S COUNTER” hoặc “AVAILABLE WITH… (tên Ngân hàng phát hành) BY PAYMENT”. Trong trường hợp này, sau kiểm tra bộ chứng từ xong VCB HCM sẽ gửi bộ chứng từ đến Ngân hàng phát hành để họ quyết định việc thanh toán.
Nếu L/C quy định bằng thương lượng. Điều này được quy định trong L/C bằng câu: “AVAILABLE ANY BANK IN BENEFICIARY’S COUNTRY BY NEGOTIATION” hoặc “AVAILABLE WITH ADVISING BANK BY NEGOTIATION”. Đối với loại L/C này VCB HCM sẽ gởi bộ chứng từ và đòi tiền theo phương tiện mà L/C quy định bằng điện (TTR) hoặc bằng thư và có thể chiết khấu cho khách hàng. Về phía Ngân hàng nước ngoài sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ hoặc nhận được bộ thông báo của VCB HCM tại Ngân hàng mà VCB HCM chỉ định. Cách thức gửi bộ chứng từ và chỉ thị đòi tiền quy định tùy theo một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: L/C không cho phép đòi tiền bằng điện. Trong trường hợp này cần xem xét tiếp xem Ngân hàng trả tiền có phải là Ngân hàng phát hành hay không.
Nếu Ngân hàng trả tiền cũng là Ngân hàng phát hành thì Hối phiếu sẽ được ký phát cho Ngân hàng phát hành. Lúc này VCB HCM sẽ gửi bộ chứng từ thanh toán bao gồm Hối phiếu kèm thư Ngân hàng (Covering Schedule) và bộ chứng từ đến cho Ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán. Trong thư Ngân hàng ghi rõ các nội dung sau:
Chứng nhận các điều khoản của L/C đã được thực hiện đúng.
Số tiền mà Ngân hàng phát hành phải trả.
Chỉ thị việc trả tiền vào tài khoản của VCB HCM tại Ngân hàng đại lý mà VCB HCM có tài khoản.
Nếu Ngân hàng trả tiền khác Ngân hàng phát hành thì xem xét xử lý tùy theo một trong hai trường hợp:
- L/C quy định gửi Hối phiếu đến Ngân hàng phát hành. Lúc này trên Hối phiếu mục TO và mục DRAWN UNDER thể hiện tên Ngân hàng phát hành. Còn thư Ngân hàng sẽ gửi đến Ngân hàng trả tiền.
- L/C quy định gửi Hối phiếu đến Ngân hàng trả tiền. Trong trường hợp này Hối phiếu được ký phát cho Ngân hàng trả tiền do L/C chỉ định. Lúc đó VCB HCM sẽ gửi Hối phiếu kèm thư đòi tiền và thư Ngân hàng cho Ngân hàng trả tiền mà L/C chỉ định. Còn bộ chứng từ và thư Ngân hàng sẽ được gửi đến Ngân hàng phát hành.
Trường hợp 2: L/C cho phép đòi tiền bằng điện. Điều khoản này rất có lợi cho nhà xuất khẩu vì thời gian mà nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán rất nhanh (2 – 3 ngày) so với trường hợp đòi tiền bằng thư (5 - 10 ngày).
Nếu ngân hàng trả tiền khác Ngân hàng phát hành thì VCB HCM sẽ đòi tiền Ngân hàng trả tiền bằng Telex hoặc Swift, đồng thời gửi bộ chứng từ kèm theo thư Ngân hàng và bản copy điện đòi tiền đến cho Ngân hàng phát hành. Hối phiếu trong trường hợp này phải được gửi đến cho Ngân hàng phát hành hay Ngân hàng trả tiền tùy theo yêu cầu của L/C. Nếu Hối phiếu gửi cho Ngân hàng trả tiền thì thường gửi sau bức điện đòi tiền, mục đích là giúp cho Ngân hàng trả tiền lưu trữ hồ sơ. Ngoài ra, trong bức điện đòi tiền Ngân hàng phải ghi rõ số L/C, tên Ngân hàng nào phát hành, có lời xác nhận chứng từ phù hợp của VCB… và chỉ thị trả tiền.
Nếu bộ chứng từ có sai sót gì thì tất cả các sai sót hoặc bất hợp lệ của chứng từ đều được thanh toán viên ghi vào phiếu kiểm chứng tứ xuất khẩu, sau đó chia và xử lý sai sót ra thành hai loại: sai sót có thể sửa chữa được và sai sót không thể sửa chữa được.
Các sai sót có thể sửa chữa được – Các lỗi này liên quan đến việc lập chứng từ. Thường có các trường hợp sau:
- Người lập chứng từ đánh nhầm hoặc đánh sai lỗi chính tả cả thông tin trên chứng từ. Lỗi này rất phổ biến trong thực tế. Tuy có vẻ không quan trọng nhưng nó có thể là cái cớ để Ngân hàng nước ngoài trì hoãn việc thanh toán thậm chí từ chối việc thanh toán.
- Do thiếu kinh nghiệm trong việc lập chứng từ nên người lập đã hiểu sai nội dung và thể hiện sai nội dung mà L/C quy định.
- Sự thiếu sót các điều kiện ghi thêm do người lập chứng từ đọc không kỹ L/C. Ví dụ: L/C yêu cầu ghi số hợp đồng hoặc Shipping Mark trên tất cả các chứng từ thanh toán nhưng thực tế có một số chứng từ do đơn vị xuất khẩu trình không được thể hiện những nội dung này.
Các chứng từ xuất trình không phù hợp như: Xuất trình hai Hối phiếu đều là bản số 1 hoặc là bản số 2, chứng từ xuất trình không phải là bản gốc theo yêu cầu của L/C…
Tuy nhiên các sai sót về việc lập chứng từ đều có thể sữa chữa được. Do đó khi bộ chứng từ được kiểm tra có những sai sót thuộc loại này, thanh toán viên sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để yêu cầu nhà xuất khẩu điều chỉnh lại sai sót.
Các sai sót không thể sữa chữa được – Các lỗi này thường liên quan đến hàng hóa như chất lượng, số lượng hay trọng lượng hàng hóa hoặc liên quan các thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước hay các cơ quan khác nên không sữa chữa được. Các trường hợp bất hợp lệ không thể sữa chữa được có thể là :
Giao hàng thiếu hoặc quá số lượng yêu cầu.
Giao hàng trễ.
Hàng hóa được giao ngoài quy định của L/C.
Xuất trình chứng từ trễ hạn.
Sai đơn giá.
Cách thức giao hàng và phương tiện vận chuyển không phù hợp với quy định của L/C. Ví dụ, L/C yêu cầu giao hàng đến cảng Kobe nhưng người bán giao hàng đến cảng Osaka.
Hàng hóa có quy cách, phẩm chất thể hiện trên các chứng từ xác minh bản chất hàng hóa không phù hợp với yêu cầu của L/C.
Trị giá bảo hiểm lô hàng không đúng yêu cầu.
Các yêu cầu đặc biệt nhằm đáp ứng các thủ tục nhập khẩu ở nước người mua không thỏa mãn.
Người xuất khẩu làm sai quy định về gửi chứng từ.
Rõ ràng với những bất hợp lệ vừa nêu trên, người bán không thể nào sữa chữa được. Trong trường hợp này thanh toán viên sẽ căn cứ vào mức độ bất hợp lệ và sự tín nhiệm giữa các bên liên quan để giải quyết. Đối với bộ chứng từ bất hợp lệ thường có những cách giải quyết sau đây:
Thứ nhất, yêu cầu nhà xuất khẩu liên hệ với nhà nhập khẩu tu chỉnh lại L/C cho phù hợp với chứng từ. Tuy nhiên trường hượp này rất ít được sử dụng vì nếu tu chỉnh thì thời gian tu chỉnh phải còn nằm trong thời hạn xuất trình cứng từ và thời hạn hiệu lực của L/C.
Thứ hai, thương lượng chứng từ với điều kiện bảo lưu. Điều này có nghĩa là người bán đứng ra ký chấp nhận bảo lưu một số bất hợp lệ nhỏ mà Ngân hàng cho là không đáng kể, có thể xác nhận phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Một số bất hợp lệ có thể thương lượng theo cách này bao gồm:
- Người lập chứng từ đánh nhầm hoặc sai lỗi chính tả các thông tin trên chứng từ (mà họ không sửa). Tuy nhiên việc đánh “nhầm” này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất hàng hóa, thwoif gian giao hàng hiệu lực của L/C…
- Ngày ký các chứng từ khác nhau, ngày ký vận đơn. Có nhiều công ty xuất trình L/C có ngày cấp sau ngày vận đơn. Nhưng theo quan điểm của Ngân hàng để tránh việc tranh cãi với Ngân hàng nước ngoài ta nên sửa ngày trên chứng từ chứng nhận xuất xứ cùng ngày với ngày vận đơn. Nếu công ty không sữa thì để bảo vệ quyền lợi cho công ty Ngân hàng xác nhận phù hợp với lý do UCP không có điều khoản nào quy định cụ thể về vấn đề này.
- Thể hiện cảng đi và cảng đến chung chung không cụ thể. Ví dụ: L/C quy định cảng giao hàng VIETNAMESE port hoặc cảng đến ghi MOMBASA AND/OR DAR ES SALAM AND/OR BEIRA. Ngân hàng yêu cầu công ty ghi cụ thể giao hàng cảng nào ở Việt Nam hoặc giao hàng đến cảng nào ở nước ngoài nhưng công ty không đồng ý sửa. Trong trường hợp này Ngân hàng vẫn xác nhận phù hợp với lý do là chứng từ được thiết lập theo đúng L/C.
- Các đơn vị sửa chứng từ chỉ đóng dấu sửa nhưng không ký nháy và Ngân hàng xác nhận phù hợp với lý do L/C không quy định sửa phải có ký nháy và trong UCP cũng không có khoản nào đề cập đến vấn đề này.
- Một số chứng từ thiếu Shipping mark, số L/C nhưng L/C không quy định cụ thể.
Đối với những trường hợp như trên trước khi gửi chứng từ Ngân hàng yêu cầu khách hàng ký chấp nhận bảo lưu về những bất hợp lệ đó. Khi gửi chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài, VCB HCM vẫn xác nhận chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng. Cách gửi chứng từ và điều khoản của thư tín dụng cũng giống như trường hợp chứng từ hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên điều cần lưu ý ở đây là nếu có quá nhiều lỗi sai như vậy thì VCB HCM sẽ không xác nhận phù hợp và cũng không nêu các bất hợp lệ đó. Vì nếu xác nhận phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy VCB HCN chỉ gửi chứng từ đi và thương lượng với Ngân hàng phát hành.
Thứ ba, gửi chứng từ trên cơ sở nhờ thu. Khả năng từ chối thanh toán của Ngân hàng phát hành L/C khá lớn đối với những bộ chứng từ có bất hợp lệ nặng liên quan đến hàng hóa hoặc việc nhận hàng của người nhập khẩu. Vì vậy, trong trường hợp VCB HCM chỉ gửi bộ chứng từ đi nhờ thu (nếu nhà xuất khẩu đồng ý gửi nhờ thu) và mọi rủi ro đều do nhà xuất khẩu gánh chịu. Khi gởi nhờ thu VCB HCM yêu cầu khách hàng ký chấp nhận gửi nhờ thu. Các bất hợp lệ sau đây thường áp dụng cách này:
Giao hàng trễ.
Xuất trình chứng từ khi L/C hết hiệu lực.
Giao hàng vượt ngoài quy định của L/C.
Mua bảo hiểm không đúng quy định.
Sai đơn giá số tiền vượt quá gí trị L/C cho phép.
Các bất hợp lệ liên quan đến số lượng chất lượng hàng hóa…
Về phía nhà xuất khẩu khi chuyển sang phương thức nhờ thu thì bị chuyển từ tư thế chủ động sang tư thế bị động phụ thuộc vào nhà nhập khẩu có chịu thanh toán hay không. Ngoài ra nhà xuất khẩu còn chịu thiệt hại do bị giam vốn, do chi phí rất nhiều về điện tín để thương lượng giữa hai bên xuất khẩu thông qua Ngân hàng. Do đó nhà xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ những nội dung yêu cầu của thư tín dụng, nếu thấy chỗ nào bất lợi hoặc không thực hiện được thì phải yêu cầu tu chỉnh ngay để tránh những tình trạng như trên.
Trong trường hợp này, sau khi nhà xuất khẩu đồng ý gửi chứng từ trên cở sở nhờ thu theo L/C thì VCB HCM sẽ không đánh điện cho Ngân hàng phát hành (mặc dù cho phép đòi tiền bằng điện) mà VCB HCM sẽ giải quyết bằng cách:
Cách 1: Gửi bộ chứng từ kèm theo thư Ngân hàng đến cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu Ngân hàng phát hành nhờ thu. Tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện khi Ngân hàng phát hành đã thương lượng với nhà nhập khẩu và nhà nhập khẩu chấp nhận những bất hợp lệ đó. Do đó nếu chấp nhận những bất hợp lệ đó thì Ngân hàng phát hành sẽ chuyển trả tiền vào tài khoản của VCB HCM chỉ thị. Trong thư Ngân hàng gửi cho Ngân hàng phát hành, VCB HCM không nêu lên các bất hợp lệ mà chỉ yêu cầu Ngân hàng phát hành nhờ thu.
Cách 2: Điện báo bất hợp lệ cho Ngân hàng phát hành (nếu nhà xuất khẩu không đồng ý gửi nhờ thu). Khi điện thông báo bất hợp lệ cho Ngân hàng phát hành, VCB HCM yêu cầu khách hàng ký chấp nhận bất hợp lệ. Sau đó VCB HCM điện yêu cầu Ngân hàng phát hành thương lượng với nhà nhập khẩu về những bất hợp lệ đó. Nếu đồng ý thì phải điện báo cho VCB HCM biết. Tuy nhiên do hệ thống truyền tin ngày càng hiện đại nên các Ngân hàng thường nhận được điện rất sớm (khoảng một ngày). Do đó hiếm khi xảy ra trường hợp hàng đến trước nhưng chứng từ chưa đến.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gởi đến tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản trên L/C đã mở trước đây. Nếu thấy phù hợp ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu theo lệnh của ngân hàng thông báo.
Trường hợp mua hàng trả chậm thì ngân hàng mở L/C nếu đồng ý thanh toán thì gởi điện chấp nhận về Ngân hàng bên xuất khẩu và sau đó Ngân hàng mở L/C gởi hối phiếu cho tổ chức nhập khẩu để ký chấp nhận trên hối phiếu có kỳ hạn. Lưu ý, khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu phát hiện sai một điều kiện thì Ngân hàng mở L/C sẽ không thanh toán. Nhưng tốt nhất là hỏi đơn vị L/C rồi xử lý.
Bước 8: Nhận được điện báo có về tài khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C.
Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C thanh toán và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở L/C (Người nhập khẩu).
Nếu tổ chức nhập khẩu từ chối thanh toán thì tùy trường hợp mà Ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết. Cở sở pháp lý để giải quyết sự tranh chấp này là Giấy đề nghị mở thư tín dụng đơn vị nhập khẩu gửi cho Ngân hàng khi yêu cầu mở thư tín dụng.
V. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1. Giới thiệu về UCP – UCP 600:
UCP là viết tắt của từ “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). UCP là văn bản do Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và ban hành. Nó là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa quốc tế thống nhất về tín dụng chứng từ, được hơn 165 quốc gia công nhận. UCP được coi là cẩm nang hoạt động cho các doanh nghiệp hoạt động thanh toán quốc tế và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới.
Bản UCP đầu tiên được soạn thảo và thông qua năm 1993 tại Viên (Áo) với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia. UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 600 – kết quả của lần sửa đổi thứ bảy.
Vào tháng 5 năm 2003, Phòng thương mại quốc tế - ICC đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng bắt đầu xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng với tình hình thực tiễn mới. Mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cần xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu lầm và áp dụng không thống nhất.
Ban soạn thảo gồm 9 thành viên đã ra đời để sửa đổi UCP 500, đồng thời Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng thành lập Ban cố vấn gồm 41 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đến từ 26 quốc gia trên thế giới. Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay cho UCP 500. UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Tuy nhiên, các bản UCP ra đời sau không bác bỏ các UCP ra đời trước đó, cả 7 bản UCP vẫn còn giá trị hiệu lực trong thanh toán quốc tế. Do vậy, các bên tham gia trong một quá trình thanh toán quốc tế cụ thể nào đó có thể thỏa thuận với nhau chọn bất kỳ bản nào và nhất thiết phải ghi nhận trong hợp đồng ngoại thương và L/C.
2. Nội dung của UCP 600:
Trong đề án này, em chỉ xin nêu ra tiêu đề của các điều lệ quy định về các quy tắc thanh toán tín dụng chứng từ. Cụ thể như sau:
Điều 1: UCP 600 là các quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào (bao gồm cả thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng) nếu nội dung của tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này.
Điều 2: UCP 600 nêu ra các định nghĩa sau: Ngân hàng thông báo, Người yêu cầu, Ngày làm việc ngân hàng, Người thụ hưởng, Xuất trình phù hợp, Xác nhận, Ngân hàng xác nhận, Tín dụng, Thanh toán, Thương lượng thanh toán, Ngân hàng chỉ định, Xuất trình, Người xuất trình.
Điều 3: UCP 600 giải thích các cụm từ chỉ về thời gian như “vào hoặc vào khoảng”, “đến”, “cho đến khi”, “từ”, “giữa”…, hoặc các cụm từ như “độc lập”, “chính thức”… để mô tả về ngân hàng phát hành…
Điều 4: Tín dụng và hợp đồng: nói rõ mối quan hệ giữa tín dụng và quan hệ hợp đồng giữa các bên liên quan.
Điều 5: Nêu quy định các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ.
Điều 6: Các quy định về thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình.
Điều 7: Các quy tắc về việc cam kết của Ngân hàng phát hành, bao gồm điều kiện, các hình thức thanh toán và cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành.
Điều 8: Các quy tắc về cam kết của Ngân hàng xác nhận.
Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi.
Điều 10: Quy định về sửa đổi tín dụng.
Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện.
Điều 12: Sự chỉ định.
Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng.
Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ.
Điều 15: Xuất trình phù hợp.
Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo.
Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao.
Điều 18: Hóa đơn thương mại.
Điều 19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau.
Điều 20: Vận đơn đường biển.
Điều 21: Giấy gởi hàng đường biển không chuyển nhượng.
Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không.
Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm.
Điều 26: “trên boong” “người gởi hàng xếp và đếm” “người gởi hàng kê khai gồm có” và chi phí phụ thêm vào cước phí.
Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo.
Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm.
Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình.
Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá.
Điều 31: Giao hàng và trả tiền từng phần.
Điều 32: Giao hàng và trả tiền nhiều lần.
Điều 33: Giờ xuất trình.
Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của Chứng từ.
Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dịch thuật.
Điều 36: Bất khả kháng.
Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị.
Điều 38: Tín dụng có thể chuyển nhượng.
Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được.
VI. RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC BÊN THAM GIA THANH TOÁN L/C VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
1. Đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất “bên trong” của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Như vậy, sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Và nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.
Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.
Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành L/C. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định thì ngân hàng mở có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho ngân hàng phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàng phát hành chỉ định.
Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng cập cảng. Vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn, đây lại là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên thiếu vận đơn thì hàng hóa không được giải tỏa. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp ngay hàng hóa thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gởi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh hàng, nhà nhập khẩu phải trả một khoản chi phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu không nhận hàng theo quy định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.
Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ” thì một người khác cso thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập khẩu.
2. Đối với nhà xuất khẩu:
Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.
Thư tín dụng có thể hủy ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần có sự đồng ý của người này.
Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận đều có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa…trong khi dó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo cũng không được thanh toán. Tương tự, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu luôn phải chịu những rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của nước nhập khẩu.
Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu có một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hang phục vụ mình xác minh L/C là thật.
3. Đối với ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. Như vậy, rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là rất hiện hữu, dó đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần áp dụng một quy trình thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Trong số các nhân tố, ngân hàng phát hành cần phải xem xét đó là liệu ngân hàng có thu lại được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản. Ngân hàng phát hành cần phải trả lời các câu hỏi sau: Nhà nhập khẩu sẽ là người chắc chắn sở hữu hàng hóa?, Hàng hóa đảm bảo chất lượng và có thể bán được?, Hàng hóa có dễ hỏng và giá cả có hay biến động hay không?, Hàng hóa có bị hư hại trong quá trình vận chuyển, nếu có thì có bảo hiểm không, và ngân hàng có quyền đòi tiền bảo hiểm không?, Có sự thông đồng lừa đảo giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, hậu quả có thể là hàng hóa sẽ không bao giờ được chuyển đi?, Có hạn chế nào liên quan đến loại hàng hóa nhập khẩu không, như hạn chế về giấy phép kinh doanh, đối tượng mua bán?
Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu. Về mặt nguyên tắc, ngân hàng phát hành có quyền truy đòi ngân hàng trả tiền cho bộ chứng từ có sai sót nhưng việc này rất mất thời gian và tốn kém.
Nếu ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ đó có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu. Khi mở L/C là ngân hàng đã thực hiện cam kết tài chính và chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, ngân hàng nên yêu cầu đối với khách hàng mới lần đầu mở L/C cung cấp cho ngân hàng tài sản cầm cố thế chấp hoặc ký quỹ cho ngân hàng 100% giá trị của L/C. Nếu là khách hàng phát hành L/C thường xuyên, ngân hàng có thể cấp một “Hạn mức tín dụng nhập khẩu” để cho người nhập khẩu mở L/C với tổng giá trị bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu. Tỷ lệ % ký quỹ có thể giảm xuống nếu mức độ tin cậy của khách hàng tăng lên.
4. Đối với ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để bảo đảm rằng thư tín dụng là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước khi gởi thông báo cho nhà xuất khẩu
5. Đối với ngân hàng được chỉ định
Các ngân hàng được chỉ định tuy không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành, nhưng trên thực tế, ngân hàng này thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó, ngân hàng được chỉ định chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
6. Đối với ngân hàng xác nhận
Nếu bộ chứng từ hoàn hảo, thì ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho người xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ ngân hàng phát hành hay không. Như vậy, Ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế của nước ngân hàng phát hành.
Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận thì không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành.
Chương 4
THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I. CÁCH THỨC MỞ L/C TẠI VIỆT NAM:
1. Ðiều kiện mở L/C:
Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:
+ Quyết định thành lập Công ty
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng
2. Cách thức mở L/C:
2.1. Các giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng để mở L/C
Ðối với L/C at sight:
+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)
+ Quota ( đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)
+ Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)
+ Ðơn xin mở L/C at sight ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.
Ðối với L/C trả chậm
+ Giấy phép nhập khẩu ( nếu có) hoặc quota nhập
+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu
+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng).Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.
+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng)
2.2. Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C
- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.
- Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác
- Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
- Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình
3. Ký quĩ mở L/C:
3.1. Cơ sở ký quỹ
Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũy ( 100%; dưới 100% hoặc không cần ký qũy) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:
Uy tín thanh toán của doanh nghiệp
Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng
Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp
Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu
Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu
3.2. Cách thức ký quĩ:
- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quĩ, ngân hành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quĩ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quĩ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện
- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quĩ, giải quyết bằng hai cách sau:
+ Mua ngoại tệ để ký quĩ
+ Vay ngoại tệ để ký quĩ.
4. Thanh toán phí mở L/C:
Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện ký quỹ:
Ví dụ: Tại Vietcombank
Ký qũi
Phí mở L/C
100% trị giá L/C
0,075% trị giá L/C mở
30 - 50% trị giá L/C
0,1% trị giá L/C mở
Dưới 30% trị giá L/C
0,15% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 200 USD)
Miễn ký quĩ
0,2% trị giá L/C mở ( min 5 USD và max 300 USD )
Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% - 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.
II. THỰC TRẠNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM:
Ngày nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang cố gắng đa dạng hóa dịch vụ của mình để cung cấp tốt hơn cho khách hàng. Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, các ngân hàng đều đang cải tiến công nghệ ngân hàng ngày một hiện đại, nhờ đó, tăng nguồn vốn phi lãi cho ngân hàng. Thực trạng hiện nay ở các ngân hàng thương mại Việt Nam là nguồn vốn huy động được ở các ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn vốn huy động được từ tiền gởi của khách hàng, nguồn thu từ việc cung cấp các dịch vụ vẫn còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, nỗ lực cố gắng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong dịch vụ thanh toán quốc tế đáng được ghi nhận. Trong vòng bảy năm trở lại đây, Ngân hàng Citibank đã tổ chức trao giải thưởng cho các ngân hàng Việt Nam đạt chất lượng xuất sắc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Năm 2009, ngày 16 tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Citi đã công bố danh sách các ngân hàng đạt giải thưởng này trong năm nay. Số lượng ngân hàng đạt giải thưởng về chất lượng cao trong thanh toán quốc tế năm nay là 18 ngân hàng, tăng hơn so với các năm trước. Việc số lượng các ngân hàng trong nước đoạt giải tăng lên rõ rệt hàng năm là minh chứng rõ ràng nhất về sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn của các ngân hàng thương mại. Cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là mục tiêu mà các ngân hàng đều hướng đến trong tương lai, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, đang trên con đường hội nhập sâu thương mại quốc tế.
III. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng lộ trình như đã cam kết khi gia nhập WTO đồng thời tạo môi trường pháp lý để các ngân hàng thương mại cạnh trạnh bình đẳng thực sự với nhau
Nhà nước cần sớm ban hành văn bản xác nhận UCP, URC làm cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp phát sinh khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa đối với cơ quan hải quan
Phát triển các dịch vụ đi kèm của phương thức tín dụng chứng từ. Như đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hồ Chí Minh, Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ như sau: Dịch vụ thông báo L/C, sửa đổi LC, Dịch vụ xác nhận L/C, Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán, Dịch vụ chiết khấu truy đòi, Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi, Dịch vụ chuyển nhượng L/C…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuongthucthanhtoanquocte_120301020732_phpapp01_3262.doc