Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng lộ trình như đã cam kết khi gia nhập WTO đồng thời tạo môi trường pháp lý để các ngân hàng thương mại cạnh trạnh bình đẳng thực sự với nhau Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa đối với cơ quan hải quan. Phát triển các dịch vụ đi kèm của phương thức tín dụng chứng từ. Như đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hồ Chí Minh, Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ như sau: Dịch vụ thông báo L/C, sửa đổi LC, Dịch vụ xác nhận L/C, Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán, Dịch vụ chiết khấu truy đòi, Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi, Dịch vụ chuyển nhượng L/C

docx22 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 8170 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Lớp: Tài chính doanh nghiệp 25B Giảng viên hướng dẫn: PHD Hoàng Thị Lan Hương Nhóm thực hiện: 1 Trần Thị Hải Yến 2 Lê Thị Hân 3 Nguyễn Thị Quý 4 Trịnh Mạnh Toàn 5 Trần Trọng Hưng 6 Nguyễn Đức Lương MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG Các tên gọi của thư tín dụng Khái niệm Các bên tham gia vào phương thức thanh toán thư tín dụng Chức năng của thư tín dụng Đặc điểm của thư tín dụng Phân loại thư tín dụng Nội dung chính của một L/C Bộ chứng từ trong phương thức L/C CHƯƠNG II – QUY TRÌNH L/C VÀ MỘT SỐ L/C ĐẶC BIỆT CHƯƠNG III – RỦI RO, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Tổng quan giữa lý thuyết và thực tế Một số loại rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán L/C Thực trạng thanh toán LC ở Việt Nam hiện nay Giải pháp hỗ trợ CHƯƠNG I: TỔNG QUAN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Các tên gọi của thư tín dụng Letter of credit. Documentary credit. Documentary Letter of Credit. Credit (được định nghĩa trong UCP600). Tên viết tắt là: L/C, LC, LOC, DC, D/C. Khái niệm Tín dụng chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng thương mại theo yêu cầu của người nhập khẩu phát hành một thư tín dụng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi người này xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). Hiện nay, Thư tín dụng thường được mở bằng điện SWIFT Các bên tham gia vào phương thức thanh toán L/C Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định. Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong L/C. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng. Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant). Người thụ hưởng (Beneficiary). Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liện quan được quy định cụ thể trong UCP và ISBP. Chức năng của thư tín dụng Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua bán quốc tế. L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua. Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ. Các đặc điểm đặc biệt của L/C L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở L/C). Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (điều 4 UCP600). Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa/dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng sai , nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với L/C, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán (Điều 5 UCP600). Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang. Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào thì phải quy định rõ trong thư tín dụng. Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Phân loại LC Phân theo loại hình L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C) L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) Phân theo thời điểm thanh toán L/C trả ngay (L/C at Sight) L/C trả chậm/ không có xác nhận (Usance Payable L/C) L/C hỗn hợp (Mixed Payment L/C) Phân theo hình thức thanh toán L/C trả ngay (L/C at Sight) L/C chiết khấu (Negociation L/C) L/C chấp nhận (Acceptance L/C) L/C trả dần (Deferred Letter of Credit) Phân theo phương thức sử dụng L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp L/C không hủy ngang được chiết khấu L/C không hủy ngang không truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse L/C) L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) L/C không hủy ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) L/C tuần hoàn (Revolving L/C) L/C với điều khoản đỏ (Red Clause L/C) L/C dự phòng (Standby L/C) L/C đối ứng (Reciprocal L/C) L/C giáp lưng (Back to Back L/C) Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Với loại này, sau khi L/C được mở, thì nội dung của L/C có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào, không cần có sự đồng ý của người được hưởng và người yêu cầu mở L/C. Như vậy, thư tín dụng này chưa phải là văn bản cam kết trả tiền thực sự, mà mới chỉ là một thư hẹn sẽ trả tiền. Do vậy, loại L/C này ít được sử dụng. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Khi loại L/C này được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó, nếu không có sự đồng ý của người được hưởng L/C. Như vậy, tính đảm bảo của L/C này rất cao, nên nó được dùng khá phổ biến trong thanh toán thương mại quốc tế. Loại L/C này là cơ sở của các loại L/C khác. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006). Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán L/C trả chậm/ không có xác nhận (Usance Payable L/C): Phương thức qui định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành (ví dụ: 90 ngày). Người xuất khẩu cho người nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán. Tuy nhiên ngày thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Do đó, L/C phải nêu rõ thời gian thanh toán. Thư tín dụng trả dần (Deferred Payment L/C) trong đó quy định việc trả tiền làm nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định.Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận thanh tóan và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Negotiation L/C – L/C có giá trị chiết khấu: L/C cho phép người hưởng có thể chiết khấu bộ bô chứng từ tại 1 ngân hàng chỉ định (nominated bank) hay tại bất kỳ NH nào.Trong L/C NH mở cam kết hòan trả tiền cho NH chiết khấu đã được chỉ định hay bất kỳ NH nào theo quy định của L/C Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Irevocable confirmed L/C): Là lọai thư tín dụng không thể hủy ngang do một ngân hàng mở và được ngân hàng khách xác nhận. Việc xác nhận L/C thường do người xuất khẩu đề nghị khi họ không tin tưởng vào khả năng tài chính của NH mở L/C hoặc không chấp nhận những rủi ro chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở nước của NH mở. Dùng thư tín dụng loại này thì việc nhận tiền của người xuất khẩu là vô cùng chắc chắn. Đối với người nhập khẩu khi phải mở loại L/C này thì ngoài việc phải ký vốn mở L/C tại Ngân hàng, trả thủ tục phí mở L/C, còn phải chịu thêm phí xác nhận và đặt cọc tiền xác nhận cho Ngân hàng xác nhận L/C. Đó là những bất lợi cho người nhập khẩu. Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu không bảo lưu khi người hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng tương tự như trách nhiệm của ngân hàng phát hành. Thư tín dụng không truy đòi lại tiền (Irrevocable without recuorse L/C): Khi sử dụng loại L/C này, thì người xuất khẩu (người hưởng lợi L/C) phải phát hành một hối phiếu ghi “không được truy đòi người phát phiếu”. Như vậy, sau khi đã thanh toán cho người huởng, Ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền của L/C bất kỳ trong trường hợp nào. Loại L/C này được dùng rất phổ biến trong các hợp đồng mua bán chịu hàng hoá Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng đựơc (Irrevocable Transferable L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của Ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác (second ben), theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary). Loại L/C này chỉ được chuyển nhượng một lần, chi phí cho việc chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Tuy nhiên người hưởng thứ 2 tái chuyển nhượng cho người hưởng đầu lại không bị cấm và người hưởng đầu vẫn có quyền tiếp tục chuyển nhượng L/C cho 1 người khác.  Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại thư tín dụng được dùng để trả tiền nhiều lần, trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Sau khi thư tín dụng truớc đã được trả tiền song, thì thư tín dụng kế tiếp tự động có hiệu lực. Khi khối lượng hàng hoá lớn được giao đều đặn làm nhiều lần thì dùng loại L/C này sẽ rất thuận tiện. L/C có thể tuần hòan theo 3 cách : Tự động (automatic): Sau khi xử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của NH mở. Trong L/C ghi “we open irrevocable L/C revolving monthly.The full amount again becomes available under the same terms and conditions, on the first day of each calendar month”. Bán tự động (part automatic): Sau khi sử dụng L/C, trong một thời hạn nhất định, nếu không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C thì một L/C mới với các điều kiện tương tự lại tiếp tục có hiệu lực. Trong L/C ghi “this will be operative for the second & third shipment unless otherwise notice by us”. Hạn chế (restrictive): phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị. L/C ghi “reinstatement by us by way of amendment”. L/C có thể tuần hòan theo số tiền hoặc thời gian. Khi tuần hòan theo thời gian, L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hòan, đồng thời phải quy định rõ L/C đó là tuần hòan tích lũy hay không tích lũy. Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse’s receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder’s receipt ) thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này , người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó. Khỏan ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh tóan bộ chứng từ. Điều khoản đỏ được sử dụng truyền thống tại các quốc gia mà hàng hóa cần được mua bởi người thụ hưởng là len, bông, cao su v.v. Người thụ hưởng yêu cầu thanh toán trước một phần tiền để trả trực tiếp hoặc thông qua đấu giá. Có ba loại điều khoản đỏ: The unsecured or clean red clause: Số tiền ứng trước để người thụ hưởng có thể trả trước tiền cước phí. The secured or documentary red clause: Số tiền ứng trước được thực hiện khi người thụ hưởng đưa ra được những tài liệu như biên lai khoa, vận đơn và các tài liệu cần thiết cho chuyến cùng với cam kết của nười thụ hưởng. Nếu sau khi ứng trước, mà phát hiện ra các lỗi trong tài liệu mà bên thụ hưởng cung cấp, ngân hàng trung gian có quyền yêu cầu hoàn trả lại toàn bộ số tiền ứng trước, các khoản lãi và phí từ ngân hàng phát hành. The “receipt and undertaking” or “Invoice and undertaking” clause: Ngân hàng trung gian ứng trước số tiền theo hóa đơn của người thụ hưởng cùng với cam kết của người thụ hưởng rằng anh ta sẽ trả lại số tiền đã ứng trước nếu các tài liệu anh ta cung cấp không tuân thủ đúng các quy định về tín dụng. Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C): Đây là loại thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm trước người nhập khẩu về mặt tài chính khi L/C tuy đã được mở, nhưng người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với L/C. Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước bao gồm: – Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng. – Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện. . Loại L/C này được dùng phổ biến ở Mỹ. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Loại L/C này thường được dùng trong phương thức mua bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia công quốc tế. Thư tín dụng đối ứng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng nới nó đã được mở. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Thông thường khi tiến hành mua bán qua trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này. Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, thì người xuất khẩu dùng L/C này để mở một L/C khác cho người khác hưởng với những nội dung gần giống như L/C ban đầu (L/C gốc), như vậy L/C sau gọi là L/C giáp lưng. Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là NH phát hành L/C giáp lưng hòan tòan chịu trách nhiệm thanh tóan bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc. Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hòan tòan độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C. Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hòan tòan yên tâm về thanh tóan vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2 do người trung gian mở. Nội dung chính của một L/C 7.1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing) -         Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên qua đến L/C và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán -         Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp (nếu có) -         Ngày mở L/C: là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạn hay không. 7.2. Tên ngân hàng mở L/C (opening bank; issuing bank) Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật không. Còn người xuất khẩu kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không. 7.3. Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo (advising bank), ngân hàng trả tiền (negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận (confirming bank) 7.4. Tên và địa chỉ người thụ hưởng (beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of...) 7.5. Tên và địa chỉ người mở L/C 7.6. Số tiền của L/C (amount) Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng, phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp đồng không. 7.7. Loại L/C (form of documentary credit) Ðối với nhà xuất khẩu, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C). Nếu lô hàng có giá trị lớn, ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên lựa chọn L/C có xác nhận 7.8. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C (date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C. Số ngày chuyển chứng từ bằng DHL từ Việt Nam: đi Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông mất 3-4 ngày; đi Châu Âu: Italia, Ðức, Bỉ... mất 5-7 ngày. Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ VIệt Nam: đến các nước châu á hết 5-7 ngày; đến các nước Châu âu hết 10-15 ngày. 7.9. Thời hạn giao hàng (shipment date or time of delivery) -         Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later than... hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001 -         Trong vòng: shipment must be effected during.... -         Khoảng: shipment must be about...' -         Ngày cụ thể: shipment must be effected on.... 7.10. Cách giao hàng -         Giao hàng một lần (partial shipment not allowed) -         Giao hàng nhiều lần trong thời gian quy định, số lượng quy định (partial shipment allowed) -         Giao hàng nhiều lần nhưng quy định giới hạn trọng lượng của mỗi chuyến, giới hạn số chuyến -         Giao nhiều lần, mỗi lần có số lượng như nhau 7.11. Cách vận tải -         Trong L/C cho phép chuyển tải hay không, nếu cho phép thì phải ghi “transshipment permitted”; không cho phép ghi: “transhipment not allowed” -         Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người nhập khẩu lựa chọn: “transhipment at....port with through Bill of Lading acceptable” 7.12. Phần mô tả hàng hoá (Description of goods) Người xuất khẩu phải kiểm tra: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá cả hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không? Người bán có năng lực thực hay không? 7.13. Các chứng từ thanh toán (documents for payment) cần kiểm tra kỹ -         Số loại chứng từ phải xuất trình -         Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3 bản) -         Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại -         Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ -         Quy định cách thức trả tiền Bộ chứng từ trong phương thức L/C Sau khi bên nhà xuất khẩu nhận được L/C thông báo, họ sẽ tiến hành chuyển giao hàng hóa. Khi hàng hóa lên tàu, họ sẽ gửi một bộ chứng từ bản gốc (Original) về cho ngân hàng thông báo, đồng thời gửi thêm một bộ copy cho nhà nhập khẩu (nếu có yêu cầu) bằng DHL. Bill of Lading (Vận đơn) Có 5 loại: Straight bill of lading (Vận đơn đích danh) Order bill of lading (Vận đơn theo lệnh) Bearer bill of lading (Vận đơn vô danh) Surrender bill of lading Airway bill Invoice (Hóa đơn) Proforma Invoice (Hóa đơn chiếu lệ) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) Packing List (Bảng kê danh sách hàng hóa đóng thùng chi tiết) Certificate Of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc) Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng) Shipping Documents (Chứng từ giao hàng) Other Documents (Các chứng từ khác nếu có) Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói) Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) Booking Note (Giấy lưu cước phí) Bill of Lading Terms and Conditions (Các điều khoản của Vận đơn đường biển) Export Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá xuất khẩu) Import Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá nhập khẩu) Sale Contract (Hợp đồng mua-bán hàng hoá) Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán. Trường hợp này có thể được giải quyết như sau: Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán. Người bán viết thư cam kết bồi thường. Người bán điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán. Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu. CHƯƠNG II – QUY TRÌNH L/C VÀ MỘT SỐ L/C ĐẶC BIỆT Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Hai bên ký kết hợp đồng thương mại. Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán. Ngân hàng nhận đơn rồi nộp lên phòng tín dụng xem xét, sau đó chuyển sang phòng thanh toán quốc tế ký nhận rồi chuyển lên lãnh đạo chi nhánh đồng ý thì mới được mở. Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở. Ngân hàng thông báo nhận được L/C kiểm tra xem có lỗi không sau đó mới chuyển bản gốc L/C cho người bán. Người bán xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng thông báo để được thanh toán. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với  L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ. Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua. Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng. Trong quá trình thanh toán L/C nên lưu ý một số điểm sau: Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến 100% giá trị L/C). L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá. Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán. Lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 500 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong các giao dịch xuất khẩu nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu, người nhập khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền, người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu, người nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định. Các lợi ích đối với người xuất khẩu - Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. - Thanh toán bằng tín dụng thư được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu - Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác đinh (nếu là L/C trả chậm). - Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Các lợi ích đối với người nhập khẩu - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán. CHƯƠNG III – CÁC LOẠI RỦI RO, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Tổng quan giữa thực tế và lý thuyết Mở LC Trên thực tế, công tác mở LC đơn giản hơn so với những gì trình bày trong lý thuyết. Nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt, người muốn mở LC chỉ cần mang 1 bản hợp đồng đến NH. TVV sẽ hướng dẫn khách hàng điền giấy đề nghị mở thư tín dụng và giấy đề nghị mua ngoại tệ( nếu có), xem như hoàn tất bộ hồ sơ. Theo lý thuyết, người xin mở LC viết đơn yêu cầu phát hành LC gửi đến ngân hàng, và vì bản chất pháp lý của đơn yêu cầu này giống như hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và người xin mở LC, người xin mở LC khi viết đơn cần cẩn thận dựa vào các văn bản như: luật thương mại VN 2005, pháp lệnh điều chỉnh ngoại hối VN 2001, các lệnh điều chỉnh NH phát hành và người yêu cầu, UCP 600 nếu có điều chỉnh Tuy nhiên trên thực tế, tại các NH người phải nắm giữ các văn bản này là TVV- người trực tiếp tư vấn cho khách hàng để điền vào đơn. Một thực tế khác là hầu như các khách hàng này không có kiến thức nhiều về LC và cũng không có thời gian để tìm hiểu các văn bản điều chỉnh đó. LC sau khi mở ngoài việc thông báo cho NHTB còn phải gửi chính công điện đã gửi cho người xin mở LC. Khi nhận bộ chứng từ Tại NH, khi nhận được bộ chứng từ đòi tiền, NHTB sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu bằng cách gọi điện thoại tực tiếp. Nếu trực tiếp người đại diện hợp pháp của nhà nhập khẩu đến để thanh toán thì không cần mang theo gì hết. Trường hợp người đại diện hợp pháp này cử người khác đi thay thì phải yêu cầu NH gửi bản fax để người đi thay cầm theo bản fax đến NH. Khi tất toán hồ sơ Nhà nhập khẩu cần gửi them bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu trong thời gian nhất định khi đã thanh toán và nhận hàng.\ Khác Các công việc như thu phí, kí quỹ, . Đều được thực hiện trên hệ thống FCC. Trong qui trình, hầu như tất cả các doanh nghiệp khách hàng đều phải thực hiện them bước vay, mua ngoại tệ của ngân hàng để ký quỹ hoặc thanh toán. Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau và có mối quan hệ ngược chiều. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro ngân hàng gặp phải càng lớn và ngược lại. Trong hoạt động thanh toán TDCT, ngân hàng cũng không thể tránh khỏi rủi ro. Các rủi ro trong thanh toán TDCT mà ngân hàng và các bên tham gia thường gặp là: Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà XK hay gặp những rủi ro sau: Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thoả mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà NK sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà XK sẽ gặp bất lợi. Trong thanh toán TDCT, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toán cho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK. Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau : Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C. Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C. Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó người ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợithì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với nhau. Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C. Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường gặp vẫn là: Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng. Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho nhà XK khi lập bộ chứng từ thanh toán. Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi nhà XK hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NH xin thanh toán. Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà XK phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà NK là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được NH phát hành sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của nhà XK. Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không. Nhà NK có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NH phát hành. - Khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi ro. Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá. Nếu nhà NK không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này. - Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà NK chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà NK cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để NH phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải trả thêm một khoản phí cho NH. Hơn nữa, nếu nhà NK không nhận hàng theo qui định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành - Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho NH sau này. - Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK. - Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. - Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà NK không chấp nhận và NH sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà NK. - Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ(full set off bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C. - NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 500, đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng, theo qui định của UCP 500 là không quá 7 ngày. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá (test key), mẫu điện của NH phát hành trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Rủi ro xảy ra với NH thông báo là khi NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưa xác nhận được tình trạng mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của NH mở L/C. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận - Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy, NH xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành. - Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, NH phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận không thể đòi tiền NH phát hành. Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định Các NH được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK trước khi nhận được tiền hàng từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà XK. Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức thanh toán TDCT cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định của L/C, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên kia. Rủi ro đạo đức đối với nhà XK Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/C nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn của TTQT. Khi người NK không thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sót cho dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán. Rủi ro đạo đức đối với nhà NK Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì NH chỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay không. Do đó nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc giao hàng như : cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng Một nhà XK chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, người NK vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng. Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng NH là người gánh chịu rủi ro đạo đức : NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp người NK chủ tâm không hoàn trả. NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết của mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó, phương thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêptừ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán.Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia XNK và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình cônghoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng rtới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền. Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba, Iraq cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó. Tóm lại những nội dung trên đã đi vào nghiên cứu các vấn đề cơ bản về thanh toán TDCT, trong đó phần lớn tập trung vào việc phân tích các loại rủi ro đối với các chủ thể tham gia vào phương thức thanh toán này. Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ ( D/C hay L/C) ở Việt Nam hiện nay Ngày nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang cố gắng đa dạng hóa dịch vụ của mình để cung cấp tốt hơn cho khách hàng. Đối với dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, các ngân hàng đều đang cải tiến công nghệ ngân hàng ngày một hiện đại, nhờ đó, tăng nguồn vốn phi lãi cho ngân hàng. Thực trạng hiện nay ở các ngân hàng thương mại Việt Nam là nguồn vốn huy động được ở các ngân hàng thương mại chủ yếu là nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của khách hàng, nguồn thu từ việc cung cấp các dịch vụ vẫn còn rất hạn chế. Giải pháp hỗ trợ việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng lộ trình như đã cam kết khi gia nhập WTO đồng thời tạo môi trường pháp lý để các ngân hàng thương mại cạnh trạnh bình đẳng thực sự với nhau Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa đối với cơ quan hải quan. Phát triển các dịch vụ đi kèm của phương thức tín dụng chứng từ. Như đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hồ Chí Minh, Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ như sau: Dịch vụ thông báo L/C, sửa đổi LC, Dịch vụ xác nhận L/C, Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán, Dịch vụ chiết khấu truy đòi, Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi, Dịch vụ chuyển nhượng L/C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphuong_thuc_thanh_toan_lc_0022.docx
Luận văn liên quan