Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: "Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó".
- Ông chủ có ở nhà không? - họ hỏi.
- Không, chồng tôi đi làm rồi - bà trả lời.
- Thế thì chúng tôi không thể vào được.
Buổi chiều, khi chồng trở về, bà kể lại câu chuyện cho chồng nghe. Chồng bà muốn biết họ là ai nên bà ra mời ba người đàn ông - vẫn chờ từ sáng - vào nhà.
- Ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được - họ trả lời.
- Sao lại thế? - người phụ nữ ngạc nhiên hỏi
Một người giải thích: "Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ hai vợ chồng bà hãy quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà".
Người phụ nữ đi vào và kể lại toàn bộ câu chuyện. "Tuyệt thật - người chồng vui mừng - đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu Sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải". Nhưng người vợ không đồng ý.
"Tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành Công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể". Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe trong góc phòng bỗng lên tiếng đề nghị: "Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình sẽ tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc". "Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái - người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ - Em hãy ra ngoài và mời ngài Tình Yêu, đây chính là người khách chúng ta mong muốn".
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quà tặng cuộc sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khóc…
Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.
Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.
Quà tặng của anh lính thủy
Kính gửi: Đô đốc David L. McDonald - Lực lượng Hải quân
“Thưa ngài đô đốc,
Tôi biết lá thư này đến tay ngài chậm mất một năm, nhưng dù sao, điều quan trọng nhất là ngài nhận được nó. Vì có đến mười hai người yêu cầu tôi viết lá thư này gửi ngài.
Tết năm ngoái, tôi và bạn gái đến Mỹ du lịch. Trong suốt năm ngày khốn khổ, mọi thứ đều rối tinh lên. Chúng tôi không có lấy một phút được thở phào. Ngay đúng đêm giao thừa, chúng tôi còn bị mất cắp tiền nên phải vào dùng bữa ở một nhà hàng bình dân cũ kỹ. Chẳng có một chút không khí năm mới nào, cả trong tiệm ăn lẫn trong tim chúng tôi!
Đêm hôm đó trời mưa và lạnh. Trong tiệm ăn chỉ có 5 bàn có người, tóm lại là rất tẻ nhạt. Có hai cặp vợ chồng người Đức ngồi hai bàn. Một gia đình người Pháp ngồi một bàn. Một người lính thuỷ đang ngồi một mình. Trong góc có một ông cụ đang chơi piano một bản nhạc chậm chạp. Tôi nhìn quanh và để ý ai cũng cặm cụi ăn, im như đá. Người duy nhất có vẻ vui là anh lính thủy. Vừa ăn, anh ta vừa viết một lá thư, rồi lại mỉm cười nữa.
Bạn tôi gọi một món Pháp, nhưng do không biết tiếng Pháp nên khi họ mang ra, đó là một món chúng tôi không sao nuốt nổi. Tôi bực quá nên hơi to tiếng, và bạn tôi tấm tức khóc. Thật kinh khủng! Còn ở bàn của gia đình người Pháp, ông bố vừa đét cho cậu con trai một cái và nó khóc ré lên. Còn cô gái người Đức lại mắng mỏ chồng cô ta suốt.
Một bà cụ cầm giỏ hoa bước vào. Bà ta đi đôi giầy ướt bết lại và mang giỏ hoa đến từng bàn mời mua. Chẳng ai gật đầu. Mệt mỏi ngồi xuống một chiếc bàn, bà quay ra gọi người phục vụ: “Xin cho một bát súp rau!”, rồi quay sang người chơi đàn pianô, bà thở dài: “Joseph, anh có tưởng tượng được không này, một bát súp rau để đón giao thừa? Cả chiều nay tôi không bán được bông hoa nào!”. ông cụ chơi đàn ngừng tay chỉ vào chiếc đĩa đựng tiền “boa” vẫn đang trống không.
Lúc đó, anh lính thuỷ trẻ đã ăn xong và đứng dậy. Vừa khoác áo, anh vừa bước lại gần giỏ hoa:
- Chúc mừng năm mới! - Anh mỉm cười rồi cầm hai bông hồng - Bao nhiêu tiền ạ ?
- Hai đôla thưa ông!
Ép phẳng một bông hoa để kẹp vào lá thư vừa viết, anh lính thuỷ đưa bà cụ một tờ 20 đôla.
- Tôi không có tiền trả lại, thưa ông - Bà cụ nói - Để tôi đi đổi.
- Không, thưa bà - Anh đáp và cúi xuống hôn lên gò má nhăn nheo - Đó là món quà năm mới.
Rồi anh cầm bông hoa kia đi về phía chúng tôi và lịch sự nói:
- Thưa anh, có thể cho phép tôi tặng bông hoa này cho người bạn xinh đẹp của anh được không ?
Anh đặt bông hoa vào tay bạn tôi, quay ra chúc tất cả mọi người một năm mới tốt lành rồi đi khỏi tiệm ăn.
Tất cả mọi người ngừng ăn. Ai cũng nhìn theo anh lính thuỷ. Ai cũng im lặng. Chỉ vài giây sau, không khí năm mới tràn ngập tiệm ăn, nở bừng như pháo hoa.
Bà cụ chạy đi đổi tờ 20 đôla ra hai tờ 10 đôla rồi đặt một tờ vào đĩa của ông Joseph:
- Joseph, quà năm mới của tôi, anh cũng phải nhận một nửa, quà của tôi cho anh đấy!
Ông cụ mỉm cười và bắt đầu chơi bài “Happy New Year”. Không khí trở nên nhộn nhịp. Thậm chí gia đình người Pháp còn gọi rượu vang mời mọi người.
Chỉ khoảng một tiếng đồng hồ trước, chúng tôi còn là một trong số những người đang bị hành hạ trong một tiệm ăn tồi tàn, thì cuối cùng, đó lại là đêm giao thừa tuyệt nhất chúng tôi từng có.
Thưa đô đốc, trên đây là tất cả những gì tôi muốn kể cho ngài nghe. Là người đứng đầu lực lượng hải quân, tôi nghĩ hẳn ngài muốn nghe về món quà đặc biệt mà người lính thuỷ đó đã mang tới cho chúng tôi. Anh ta mang tâm hồn của tình yêu, tâm hồn của năm mới và đã tặng nó cho chúng tôi vào đêm giao thừa năm ngoái ấy. Xin cảm ơn ngài đã đọc, và chúc mừng năm mới”.
Tình bạn
Hai người bạn đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".
Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".
Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"
Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được..."
Còn bạn, trong cuộc đời mình bạn có biết cách viết trên cát và đá không?
Cô gái đi xe buýt
Đã một năm kể từ khi Susan bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng và mặc cảm. Và tất cả những gì đủ để cô còn bám víu vào cuộc sống là vì bạn trai cô - Mark.
Mark là một sĩ quan quân đội. Anh rất yêu Susan, đã nhìn thấy cô tuyệt vọng đến mức nào, anh quyết định giúp Susan lấy lại được sức mạnh và tự lập. Đầu tiên, anh tìm cho cô một công việc dành cho người khiếm thị. Nhưng làm sao cô đến chỗ làm việc được đây? Mark đề nghị đưa cô đến chỗ làm hằng ngày, dù hai người ở hai đầu thành phố.
Tuy nhiên sau đó, Mark nhận ra rằng đó không phải là giải pháp. Susan sẽ phải tự mình đi xe buýt, tự đến chỗ làm - đó mới là cách đúng. Nhưng Susan rất nhạy cảm, cô ấy sẽ phản ứng thế nào?
Đúng như với Mark nghĩ, Susan hết sức hốt hoảng khi nghe tới việc mình phải tự đi xe buýt. "Em bị mù" mà" - Cô phản ứng bằng giọng cay đắng - "Làm sao em biết em sẽ đi đến đâu? Anh bỏ rơi em phải không?"
Mark rất đau lòng khi nghe những lời đó, nhưng anh biết phải làm gì. Anh hứa sẽ cùng cô đi xe buýt mỗi sáng và mỗi chiều, bao lâu cũng được, cho đến bao giờ cô quen với việc đi xe buýt.
Trong hai tuần liền, Mark trong bộ đồng phục quân đội, đi theo Susan đến nơi làm việc. Anh dạy cô làm sao để sử dụng các giác quan khác, nhất là thính giác, để biết mình đang ở đâu và làm sao để quen với môi trường mới. Anh cũng giúp cô làm quen với những người lái xe buýt, nhờ họ để mắt đến cô, giữ cho cô một chỗ ngồi hằng ngày...
Đến một hôm, Susan nói cô có thể tự đi được.
Sáng thứ hai, lần đầu tiên, họ đi theo hai hướng khác nhau.
Thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mỗi ngày Susan đều tự đi xe buýt đến chỗ làm và đón xe buýt đi về. Susan cảm thất rất vui vì cô vẫn tự mình làm được mọi việc.
Thứ hai của 5 tuần sau đó, Susan đón xe buýt đi làm như mọi khi. Khi cô đang đóng tiền mua vé tháng cho người lái xe, bỗng anh lái xe nói: "Tôi thật ghen tỵ với cô đấy nhé!".
Susan không biết có phải anh ta nói với mình không. Nhưng nói cho cùng, có ai mà lại đi ghen với một cô gái mù đang đấu tranh để mà sống chứ? Cô hỏi:
- Sao anh lại ghen với tôi được?
- Vì cô được quan tâm và bảo vệ. Cô quả là hạnh phúc!
- Tôi được bảo vệ? Anh nói thế tức là sao?
- Suốt mấy tuần qua, sáng nào tôi cũng thấy một chàng trai mặc đồng phục quân đội lái xe theo, rồi đứng bên kia đường nhìn cô xuống xe. Anh ta nhìn theo đến khi cô đi qua đường an toàn, đi vào nơi cô làm việc và vẫy tay chào cô rồi mới lái xe đi. Cô quả là một người may mắn!
Susan khóc. Vì cô không nhìn thấy Mark nhưng cô cảm thấy Mark ở bên cạnh. Cô là người may mắn vì cô đã nhận được một món quà mà cô không cần phải nhìn thấy tận mắt để tin: món quà của tình yêu có thể mang ánh sáng đến những nơi nhiều bóng tối nhất.
Tình yêu đích thực không bao giờ gục ngã.
Bobsy
Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và đạt được mọi ước mơ của mình. Bây giờ thì chuyện đó không thể có được nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳ diệu. Cô nắm lấy tay con và hỏi "Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?". "Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên."
Người mẹ mỉm cười: "Hãy chờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở thành sự thật hay không". Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực của Phoenix, Arizona. Ở đó cô gặp người lính cứu hỏa Bob, người có trái tim lớn hơn cả thành phố Phoenix. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.
Người lính cứu hỏa Bob nói "Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hỏa trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làm cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái mũ cứu hỏa, không phải là đồ chơi, với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su. Tất cả đều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi".
Ba ngày sau người lính cứu hỏa Bob đến đón Bobsy, mặc cho cậu bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ. Bobsy ngồi ở ghế sau và giúp lái chiếc xe về đến trạm. Cậu bé cảm thấy như đang ở trên thiên đường. Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Cậu đi trên một chiếc xe cứu hoả khác, một chiếc xe y tế, và cả trên chiếc xe của Chỉ huy lính cứu hỏa. Cậu còn được đài truyền hình địa phương quay phim.
Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc mà mọi người dành cho, Bobsy vô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức mà cậu đã sống thêm được ba tháng. Một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ tiên đoán.
Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ huy trả lời, "Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ xe cứu hỏa chạy đến thì xin cô hãy thông báo qua radio cho toàn bệnh viện nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình. Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn".
Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện. Dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3, 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsy nhìn lên người chỉ huy và nói: "Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?"
"Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự", người chỉ huy nói.
Nghe những lời nói đó, Bobsy mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.
Cô bé bán diêm
Đêm Giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thanh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu thế ra đời.
Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...
Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dãy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dầy đặc, với cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Mẹ trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mồi lần que diêm tắt, hình ảnh người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.
Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng thương nằm chết bên cạnh đống diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm…
Hạnh phúc
Trong một căn phòng ở bệnh viện có hai người đàn ông lớn tuổi đang bị bệnh rất nặng. Một trong số hai người được phép ngồi dậy một giờ mỗi buổi chiều. Trong phòng chỉ có mỗi một cửa sổ nhìn ra bên ngoài lại nằm cạnh giường người đàn ông này. Người thứ hai bị buộc phải nằm bất động trên giường mà không được đi lại hay ngồi dậy. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình, công việc, về cuộc sống của họ trong quân ngũ và cả về nơi họ đã đi nghỉ mát.
Vào mỗi buổi chiều khi người đàn ông có giường bên cạnh cửa sổ ngồi dậy, ông ta kể cho người bạn cùng phòng của mình nghe về những điều ông thấy bên ngoài cánh cửa. Người thứ hai dần dần chỉ sống bằng những khoảng một tiếng, khi mà cuộc sống buồn chán của ông được làm tươi sáng và sinh động hơn bởi những hoạt động và màu sắc từ thế giới bên ngoài cửa sổ. Khung cửa nhìn ra một công viên với một hồ nước rất đẹp. Vịt trời và thiên nga bơi lội trên mặt nước trong khi những đứa trẻ thả những con thuyền nhỏ của chúng bên bờ hồ. Những cặp tình nhân đi dạo tay trong tay giữa rừng hoa muôn màu.
Người đàn ông bên cửa sổ mô tả những cảnh này chi tiết đến mức người thứ hai có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra toàn bộ khung cảnh. Có ngày người ngồi bên cửa sổ kể về một cuộc diễu hành đi ngang qua. Dù lúc đó người thứ hai không nghe thấy tiếng nhạc, ông ta vẫn có thể tưởng tượng được qua những mô tả của người thứ nhất. Ngày lại ngày trôi qua như vậy.
Một buổi sáng, khi y tá đến thăm, người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời trong đêm. Ai cũng rất đau buồn vì chuyện này. Sau khi mọi việc đã qua, người thứ hai hỏi xin được chuyển đến bên cửa sổ. Cô y tá chuyển người này và sau đó rời khỏi phòng.
Chậm rãi và đau đớn, người đàn ông cố nhấc mình lên để nhìn ra ngoài cửa sổ lần đầu tiên. Cuối cùng, ông cũng có thể tự mình nhìn ra ngoài. Ông cố gắng xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài là một bức tường rất cao che hết tầm nhìn. Người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi cô y tá tại sao mà người bạn cùng phòng vừa mới qua đời có thể kể về những điều kỳ diệu như vậy, hệt như ông ta đang nhìn thấy thật. Cô y tá suy nghĩ một chút rồi trả lời. "Có lẽ ông ta muốn khích lệ ông đó", cô y tá nói.
Hạnh phúc thay khi có thể làm cho người khác hạnh phúc, bất kể chúng ta đang ở trong tình cảnh nào. Chia buồn làm giảm nỗi đau, nhưng chung vui lại làm tăng niềm hạnh phúc. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được.
Tác giả của câu chuyện này không rõ là ai, nhưng nó đem lại hạnh phúc và may mắn cho những ai đọc nó. Hãy gửi câu chuyện này cho những người bạn của bạn mà bạn ước muốn đem lại may mắn cho họ. Bạn sẽ thấy rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn trong thời gian gần nhất!
Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu tin tưởng, bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình... và một ngày kia, khi mà bạn ít ngờ tới nhất, ước mơ của bạn sẽ thành sự thật. Đừng bao giờ mất niềm tin nơi bản thân mình và những ước mơ của bạn bởi vì có thể một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra với chính bạn.
Chúc bạn may mắn!!!
Một chiếc vòng
Có một chiếc vòng bị cắt đi một mảnh hình tam giác. Cái vòng muốn được trọn vẹn, không thiếu mẩu nhỏ nào nên lang thang tìm kiếm mảnh thất lạc nhưng vì nó không hoàn hảo nên chỉ có thể lăn đi rất chậm. Nó chiêm ngưỡng những bông hoa bên đường. Nó tán gẫu với những con sâu. Nó tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nó đã thấy rất nhiều mảnh vỡ khác nhau nhưng không có cái nào là vừa với nó. Và nó để lại tất cả bên đường rồi tiếp tục cuộc tìm kiếm.
Một ngày kia, chiếc vòng tìm thấy một mảnh rất vừa vặn. Thật là hạnh phúc! Giờ đây nó có thể toàn vẹn, không thiếu chút gì. Nó lắp lại cái mẩu đã mất và bắt đầu lăn. Bây giờ đã là một cái vòng thật hoàn hảo và nó có thể lăn rất nhanh, quá nhanh để có thể lưu ý tới những bông hoa và nói chuyện cùng lũ sâu. Và khi chiếc vòng nhận ra thế giới đổi khác như thế nào khi lăn nhanh quá, nó dừng lại, suy nghĩ, rồi vứt mảnh vỡ vừa tìm được lại bên đường và tiếp tục lăn đi chậm rãi.
Câu chuyện mang lại một bài học khá kỳ lạ: chúng ta càng trở nên toàn vẹn hơn khi mất đi hay bỏ lỡ một cái gì đó. Trên một phương diện nào đó, một người có tất cả mọi thứ là một người đáng thương. Anh ta sẽ không bao giờ có được niềm thích thú để khát khao, để hi vọng và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những mơ ước về một điều tốt đẹp hơn. Anh ta cũng sẽ không bao giờ có được cái cảm giác được một ai đó yêu thương, cho anh ta những cái anh ta luôn luôn muốn mà không bao giờ có. Một con người sống toàn vẹn là người biết rằng để vượt qua những thảm kịch và tồn tại, là người có thể thất bại mà vẫn cảm thấy bình an, mình đã thoát ra khỏi điều tồi tệ nhất mà vẫn nguyên vẹn.
Cuộc sống thật sự giống như một mùa bóng, ở đó ngay cả đội bóng giỏi nhất cũng có thể thua 1/3 số trận nó tham dự và ngay cả đội bóng tệ hại nhất cũng có những giờ phút huy hoàng. Mục tiêu của chúng ta là có nhiều trận thắng hơn thất bại. Hãy tin tưởng rằng cái mà cuộc sống đòi hỏi ở chúng ta không phải là "hãy hoàn hảo", không phải là "đừng bao giờ mắc sai lầm" mà là "hãy toàn vẹn".
Và cuối cùng nếu chúng ta đủ dũng cảm để yêu, đủ mạnh mẽ để tha thứ, đủ rộng lượng để vui mừng vì hạnh phúc của những người khác, và đủ khôn ngoan để hiểu rằng hạnh phúc có cho tất cả mọi người, chúng ta sẽ tận hưởng được cảm giác hoàn toàn sung sướng mà không có điều gì có thể đem lại được.
Bài học về lòng biết ơn
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào.
Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến. Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
Ngôn ngữ tình yêu
Hai người yêu nhau nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình nhà cô gái. Họ cho rằng chàng trai không xứng đáng với địa vị của gia đình cô và họ sẽ không tha thứ cho cô nếu tiếp tục có quan hệ với anh ta.
Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai, nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: "Anh có yêu em nhiều không?". Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai người bất hòa. Cô thường trút giận lên chàng trai.
Về phía mình, chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm anh tốt nghiệp và quyết định đi du học. Trước khi ra đi, anh đã cầu hôn: "Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi nhưng tất cả những gì mà anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình, anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ?".
Cô gái ưng thuận và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai đi học, hai người làm lễ đính hôn. Cô gái tham gia công tác xã hội trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảm của mình qua những lá thư và điện thoại. Tuy có khó khăn nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau.
Một ngày nọ, cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy, cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường. Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mình. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng nhưng những gì cô có thể thốt ra chỉ là tiếng thở dài. Cô đã mất đi giọng nói. Bác sĩ bảo rằng tai nạn đã gây tổn thương não của cô và khiến cô không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ cô động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện cô chỉ biết khóc trong thầm lặng.
Xuất viện về nhà, tình trạng của cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng điện thoại reo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim. Cô không muốn cho anh biết và càng không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư nói rằng cô không còn đủ kiên nhẫn đợi chờ anh nữa. Cô gửi lại anh chiếc nhẫn đính hôn. Chàng trai gửi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại nhưng cô không trả lời và chỉ khóc.
Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hy vọng rằng cô sẽ thật sự quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn.
Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ mình hãy quên anh đi. Nhưng một hôm bạn của cô đến và cho hay anh đã trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó cô không còn nhận được tin tức gì của anh.
Một năm trôi qua…
Một hôm, người bạn của cô đến thăm và trao cho cô thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô gái như tan vỡ. Nhưng khi mở thiệp cưới, cô thấy tên mình trong tấm thiệp. Ngước lên, cô thấy anh đang đứng trước mặt.
Chàng trai dùng những cử chỉ của ngón tay nói với cô gái: "Một năm qua anh đã dành thời gian học ngôn ngữ này, chỉ để em hiểu rằng anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội nói với em rằng anh yêu em".
Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Và nụ cười hạnh phúc đã trở lại trên môi cô gái.
………
Câu chuyện trên có thể là không có thật, nhưng nếu bạn biết rằng trên thế gian này luôn có một người yêu quý bạn, luôn nghĩ đến bạn thì bạn thực sự là một người hạnh phúc đó.
Hai người trên hoang đảo
Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người dạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lần làm thuyền nhưng không lần nào thành công. Cuối cùng, họ đồng ý với nhau là cùng ngồi cầu nguyện. Mỗi người sẽ ở một nửa hòn đảo xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh nghiệm.
Đầu tiên, người thứ nhất cầu nguyện có được thức ăn. Sáng hôm sau, người thứ nhất tìm thấy một cây có nhiều quả rất ngon nên anh ta không còn phải lo lắng đi tìm thức ăn nữa. Ở phần bên kia hòn đảo, đất vẫn khô cằn và người thứ hai không tìm được gì cả.
Hết một tuần, người thứ nhất cầu nguyện cho có bầu bạn. Chỉ sau một ngày, ở bên đảo của người thứ nhất có một chiếc tàu khác bị đắm và một người phụ nữ dạt vào. Hai người chuyện trò cho bớt cô đơn, còn ở phần bên kia hòn đảo, người thứ hai vẫn không có gì khác.
Liên tục ngững ngày sau đó, người thứ nhất cầu nguyện được căn nhà, quần áo ấm và nhiều thức ăn hơn. Phép màu lại xảy ra. Những gì anh ta ước thường xuất hiện ngay vào buổi sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác xảy ra ở phần đảo của người đàn ông thứ hai.
Cuối cùng, người thứ nhất và người phụ nữ - nay đã là vợ anh ta- cầu nguyện có một chiếc tàu. Sáng hôm sau, một chiếc tàu lớn xuất hiện trên bãi biển. Người thứ nhất dẫn vợ mình lên tàu và quyết định bỏ người thứ hai ở lại trên đảo. Anh ta nghĩ rằng người kia không đáng được nhận bất kì tứ gì anh ta có được từ những lời cầu nguyện riêng của anh ta.
Khi chiếc tàu chuẩn bị rời bến, bỗng người thứ nhất nghe thấy có tiếng nói vang lên từ không trung: "Tại sao ngươi lại bỏ bạn mình?". Người thứ nhất thản nhiên cao giọng: "Tất cả mọi thứ đều do tôi cầu nguyện mà có. Anh ta chẳng cầu nguyện được gì cả nên anh ta không xứng đáng để đi cùng tôi."
"Ngươi sai rồi" - giọng nói vang lên trách móc - "Từ đầu đến cuối, anh ta chỉ ước có một điều và ta đã thực hiện cho anh ta điều ước ấy". Người thứ nhất rất ngạc nhiên: " Hãy cho tôi biết anh ta đã ước gì vậy?"
"Anh ta đã ước rằng những lời cầu nguyện của ngươi được biến thành sự thật!"
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy một.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình , đang mớm mồi cho những con chim non ... Bình yên thật sự.
"Ta chấm bức tranh này!” - nhà vua công bố - “Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".
Giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời
Một chàng trai sắp bước sang tuổi 30 nhưng luôn lo lắng về tương lai của mình. Anh tự hỏi không biết giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mình đang ở phía trước hay là những năm tháng mà anh đã trải qua rồi. Thói quen hàng ngày của anh ta là đến phòng tập thể dục trước khi đến sở làm. Một buổi sáng, anh ta chú ý đến một ông lão đã lớn tuổi nhưng vẫn được vẻ cường tráng và lạc quan. Anh đến làm quen và hai người trò chuyện với nhau về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cuối cùng chàng trai hỏi: "Đâu là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời ông?". Không chút lưỡng lự, ông lão đáp:
"Khi tôi còn là một đứa bé, tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi cha mẹ. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi đến trường học, tôi học được những kiến thức mới mẻ từ thầy cô, bạn bè. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi tôi nhận được việc làm đầu tiên, được gánh vác trách nhiệm và được trả lương bởi những nỗ lực của mình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi tôi gặp vợ tôi, chúng tôi yêu nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Khi tôi là một người cha, nhìn những đứa con của mình lớn lên. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.
Và bây giờ, tôi đã 79 tuổi. Tôi có sức khỏe. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tôi đang yêu vợ tôi như lần đầu chúng tôi mới gặp nhau. Đây là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi."
Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những giai đoạn đẹp nhất nếu chúng ta biết trân trọng và sống hết mình, đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích.
Hãy giữ lấy những ước mơ
Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi ngựa ở San Ysidro. Anh đã cho phép tôi dùng nhà của anh để tổ chức những buổi gây quỹ nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do thanh niên thực hiện.
Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói:
- Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ.
Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hoá. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bẩy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.
Nghe cha đáp, cậu bẻ liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.
Kể đến đây Monty dừng lại và hỏi tôi:
- Bạn có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói: "Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó".
Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp: "Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình".
Hoa dành dành trắng
Từ khi tôi 12 tuổi, năm nào cũng vậy, cứ đúng vào sinh nhật tôi, một bông hoa dành dành trắng lại được gửi tới nhưng người gửi không bao giờ ghi tên. Hoa chuyển đến không kèm theo thiếp hay lời chúc nào cả, tôi gọi điện ra bưu điện hỏi thì họ bảo rằng người gửi không cho biết tên. Đoán chán chẳng ra được, tôi không suy nghĩ nữa mà chỉ khoái thưởng thức vẻ đẹp và mùi hương dịu dàng của loại hoa tôi yêu thích. Nhưng thực ra tôi chưa bao giờ hoàn toàn ngừng tưởng tượng về người gửi hoa. Có thể người gửi chính là anh chàng dễ thương cao nhất lớp tôi, hẳn là mê tít tôi nhưng còn quá nhút nhát đến nỗi phải giấu tên... Hoặc cũng có thể là một người tôi không hề quen biết nhưng đã để ý tôi...
Mẹ cũng thường hay gợi ý... Mẹ hỏi liệu có ai đó mà tôi đã từng giúp đỡ không, vì có thể người đó muốn cảm ơn. Mẹ nhắc tôi nhớ đến những lúc tôi đang phi xe đạp vào ngõ và nhìn thấy cô hàng xóm đèo con đi học về, giỏ xe đầy hàng hóa và tôi đã giúp cô xách hàng vào nhà. Cũng có thể người gửi hoa bí ẩn là ông cụ sống một mình ở nhà bên kia đường mà tôi vẫn thường hay ra bưu điện gửi thư hộ. Mẹ gợi ý cho tôi như thế bởi mẹ luôn muốn chúng tôi có trí tưởng tượng phong phú và linh hoạt. Mẹ cũng muốn tôi biết rằng tôi được yêu quý, không chỉ từ gia đình, mà còn từ rất nhiều người khác mà có thể tôi không biết.
Năm tôi lên 17 tuổi, cậu bạn dễ thương cao nhất lớp tôi có bạn gái. "Mối tình" đơn phương suốt mấy năm qua của tôi thực sự "vỡ mộng". Tôi nằm nhà khóc suốt mấy ngày. Vài hôm sau, tôi nhận được một tấm thiếp, màu đỏ: "Khi chuyện buồn qua đi, những niềm vui sẽ tới". Vẫn không ghi người gửi. Tôi được an ủi rất nhiều vì biết vẫn còn có người quan tâm đến mình. Thế là tôi lại khoái chí chạy bổ ra đường chơi.
Nhưng cũng có những chuyện mà "người vô danh" không giúp tôi hàn gắn được. Một tháng trước hôm tôi thi tốt nghiệp trung học, bố tôi qua đời vì một cơn đau tim. Tôi quyết định không ra thành phố thi đại học nữa, chỉ thi vào trường cao đẳng gần nhà. Tôi cảm thấy thiếu an toàn kinh khủng.
Thực ra, ngay trước hôm bố mất, mẹ và tôi đã đi mua được một chiếc váy rất đẹp để khi đi thi ĐH tôi sẽ mặc. Đó là chiếc váy chấm xanh-trắng giống như của Scarlett O’Hara vậy. Nhưng sau khi bố mất vài ngày, tôi gầy sụt hẳn đi, cái váy trở nên rộng thùng thình một cách ngớ ngẩn. Do có quá nhiều chuyện phải lo, tôi đã quên hẳn không mang chiếc váy đi sửa. Nhưng mẹ tôi không quên nó. Ngay trước hôm nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp cấp 3, tôi thấy chiếc váy được gấp cẩn thận đặt trên ghế sôpha. Nó đã được sửa cho vừa với người tôi. Tôi không còn quan tâm đến chiếc váy nhưng mẹ thì có. Mẹ bảo, tôi phải giống như những bông dành dành trắng mà ai đó gửi cho tôi: “Mạnh mẽ và kỳ diệu”.
Mẹ mất 10 ngày trước sinh nhật lần thứ 22 của tôi. Và tôi cũng nhận ra rằng đó là sinh nhật lần đầu tiên, kể từ năm tôi 12 tuổi, mà những bông dành dành trắng không đến nữa…
Sống trọn vẹn từng ngày
Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison - tổng giám đốc của Tập đoàn Coca Cola - đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.
"Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là một quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại - gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần - đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn”.
Bạn làm thế nào đây?
Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt.
Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.
Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm.
Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.
Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu.
Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.
Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.
Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.
Những chiếc hộp
Ngày xửa ngày xưa, có hai ông cháu nhà kia sống nghèo khổ trong một túp lều, khó khăn lắm mới đủ cái ăn cái mặc. Đứa cháu thường hay tủi thân vì không có quần áo đẹp như bọn trẻ cùng xóm, lại hay bị bọn chúng giễu cợt. Nhất là mỗi dịp Giáng Sinh, chẳng bao giờ có một cây thông hay một món quà nào trong túp lều cả.
Giáng Sinh năm cậu bé lên 10 tuổi vẫn như mọi năm, nó vẫn nghĩ không hy vọng có chuyện tốt đẹp gì. Nhưng người ông nhân từ đã tặng quà cho nó là hai chiếc hộp: một chiếc hộp đen và một chiếc dán giấy bóng vàng. Hai chiếc hộp được đặt cạnh nhau và cố định ở nóc tủ. Ông bảo nó phải để nguyên chúng ở đấy thì mới “thiêng” và dặn:
- Khi cháu buồn, hãy ngồi nói cạnh chiếc hộp đen. Còn khi cháu vui, hãy ngồi tâm sự bên chiếc hộp màu vàng.
Mặc dù hai chiếc hộp rỗng chưa hẳn là món quà, nhưng nó cũng là một niềm an ủi vào lễ Giáng Sinh nên đứa cháu làm theo ông dặn, chứa đựng cả nỗi buồn và niềm vui vào hai chiếc hộp. Nó cảm thấy khi vui và nói chuyện cạnh chiếc hộp vàng, niềm vui cứ như được nhân lên và đọng mãi. Còn khi buồn và tâm sự cạnh chiếc hộp đen, nỗi buồn vơi đi hẳn. Hai chiếc hộp, rốt cuộc cũng làm khuây đi được những nỗi tủi thân bực bội của cậu bé nghèo.
Nhưng rồi quá tò mò, có lần cậu đánh bạo mở hai chiếc hộp ra. Ở đáy chiếc hộp đen, cậu bé thấy một lỗ thủng.
- Ông ơi, thế này thì những nỗi buồn của cháu đâu hết rồi? - Đứa cháu hỏi.
Người ông đáp:
- Chúng đã rơi ra và bay đi cả rồi cháu ạ!
Và ông tiếp:
- Còn chiếc hộp vàng không thủng để niềm vui và những điều may mắn sẽ ở lại mãi với cháu!
Bạn đã có những chiếc hộp nào cho riêng bạn rồi?
Không chịu buông tay
Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè ở Florida, một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau.
Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càng gần cậu con trai hơn.
Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ - nơi người mẹ đang hoảng hốt đứng chờ.
Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu. Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.
Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu của người mẹ nên đã vội vả lấy 1 chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu. Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.
Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp - bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.
Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên.
- Không đâu! Hãy nhìn tay cháu đã - cậu bé nói rồi kéo tay áo lên.
Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu - khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương để giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:
- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.
Tha thứ mãi mãi
Lisa ngồi trên sàn với chiếc hộp trước mặt. Cái hộp cũ kĩ đựng một tờ giấy kẻ ô vuông. Và dưới đây là câu chuyện đằng sau những ô vuông...
“Các con phải tha thứ cho anh chị em mình bao nhiêu lần?”, Cô giáo trường Chủ nhật hỏi và đọc to luôn câu trả lời cho cả lớp nghe: " 70 nhân 7 lần".
Lisa kéo tay Brent - em trai cô: “Thế là bao nhiêu lần?”
Brent viết số 490 lên góc vở Lisa. Brent nhỏ bé, vai hẹp, tay ngắn, đeo cặp kính quá khổ và tóc rối bù. Nhưng năng khiếu âm nhạc của cậu làm bạn bè ai cũng phục. Cậu học Pianô từ năm lên 4, kèn Clarinet năm lên 7 và giờ đây cậu đang chinh phục cây kèn Oboa. Lisa chỉ giỏi hơn em trai mình mỗi một thứ: bóng rổ, hai chị em thường chơi bóng rổ sau giờ học. Brent thấp bé lại yếu, nhưng nó không nỡ từ chối chị vì đó là thú vui duy nhất của Lisa giữa những bảng điểm chỉ toàn yếu với kém của cô.
Sau giờ học, hai chị em lại chạy ra sàn bóng rổ. Khi Lisa tấn công, Brent bị khuỷu tay Lisa huých vào cằm. Lisa dễ dàng ghi điểm. Cô hả hê với bàn thắng cho đến khi nhìn thấy Brent ôm cằm.
“Em ổn cả chứ? Chị lỡ tay thôi mà!”
“Không sao, em tha lỗi cho chị”, Cậu bé cười. “Phải tha thứ 490 lần và lần này là 1, vậy chỉ còn 489 lần nữa thôi nhé!”
Lisa cười. Nếu nhớ đến những gì Lisa đã làm với Brent thì hẳn 490 lần đã hết từ lâu lắm.
Hôm sau, hai chị em chơi bắn tàu trên giấy. Sợ thua, Lisa nhìn trộm giấy của Brent và dễ dàng "chiến thắng".
“Chị ăn gian!”, Brent nhìn Lisa nghi ngờ.
Lisa đỏ mặt: “Chị xin lỗi!”
“Được rồi, em tha lỗi”, Brent cười. “Thế là chỉ còn 488 lần thôi, phải không?”
Sự độ lượng của Brent làm Lisa cảm động. Tối đó, Lisa kẻ một biểu đồ với 490 hình vuông: “Chúng ta dùng cái này để theo dõi những lần chị sai và em tha lỗi. Mỗi lần như vậy, chị sẽ gạch chéo 1 ô”. Miệng nói, tay Lisa đánh dấu 2 ô. Rồi cô dán tờ biểu đồ lên tường.
Lisa có rất nhiều cơ hội đánh dấu vào biểu đồ. Mỗi khi nhận ra mình sai, Lisa xin lỗi rất chân thành. Và cứ thế... Ô thứ 211: “Lisa giấu sách Tiếng Anh của Brent và cậu bé bị điểm 0”. Ô thứ 394: “Lisa làm mất chìa khoá phòng Brent” ... Ô thứ 417: “Lisa dùng thuốc tẩy quá nhiều làm hỏng áo Brent” ... Ô thứ 489: “Lisa mượn xe đạp của Brent và đâm vào gốc cây”. Ô thứ 490: “Lisa làm vỡ chiếc cốc hình quả dưa mà Brent rất thích”.
“Thế là hết”, Lisa tuyên bố. “Chị sẽ không có lỗi gì với em nữa đâu”.
Brent chỉ cười: "Phải, phải"
Nhưng rồi vẫn có lần thứ 491. Lúc đó Brent là sinh viên trường nhạc và cậu được cử đi biểu diễn tại đại nhạc hội New York. Niềm mơ ước thành hiện thực.
Người ta gọi điện đến thông báo lịch biểu diễn nhưng Brent không có nhà, Lisa nghe điện: "2h chiều ngày mùng 10 nhé". Lisa nghĩ mình có thể nhớ được nên cô đã không ghi lại…
“Brent này, khi nào con biểu diễn?”, mẹ hỏi.
“Con không biết, họ chưa gọi điện báo ạ!”, Brent trả lời.
Lisa lặng người, mãi mới lắp bắp: “Ôi!... Hôm nay ngày mấy rồi ạ?”
“Mười hai, có chuyện gì thế?”
Lisa, bưng mặt khóc nức lên: “Biểu diễn... 2 giờ... mùng 10... người ta gọi điện... tuần trước...”
Brent ngồi yên, vẻ mặt nghi ngờ, không dám tin vào nhữnng gì Lisa nói.
“Có nghĩa là... buổi biểu diễn đã qua rồi?”, Brent hỏi.
Lisa gật đầu. Brent ra khỏi phòng, không nói thêm lời nào. Lisa về phòng, ngậm ngùi khóc. Cô đã huỷ hoại giấc mơ của em cô, làm cả gia đình thất vọng. Rồi cô thu xếp đồ đạc, lén bỏ nhà đi ngay đêm hôm đó, để lại một mảnh giấy dặn mọi người yên tâm.
Lisa đến Boston và thuê nhà sống ở ngay đó. Cha mẹ cô nhiều lần viết thư khuyên nhủ nhưng Lisa không trả lời: "Mình đã làm hại Brent, mình sẽ không bao giờ về nữa". Đó là ý nghĩ trẻ con của cô gái 19 tuổi.
Rất lâu sau, trong một lần đi dạo cô gặp lại người láng giềng cũ - bà Nelson.
“Tôi rất tiếc về chuyện của Brent...”, bà ta mở lời.
Lisa ngạc nhiên: “Sao ạ?”
Bà Nelson nhanh chóng hiểu rằng Lisa không biết gì. Và bà kể cho cô nghe tất cả: xe chạy với tốc độ quá cao, Brent gặp tai nạn và được đưa đi cấp cứu, các bác sĩ tận tâm nhưng Brent không qua khỏi…
Ngay trưa hôm đó, Lisa quay về nhà. Cô ngồi lặng yên trước chiếc hộp. Cô không thấy tờ biểu đồ ngày xưa kín đặc các gạch chéo mà lại có một tờ giấy lớn:
“Lisa yêu quý,
Thật sự em không muốn đếm những lần mình tha thứ, nhưng chị lại cứ muốn làm điều đó. Nếu chị muốn tiếp tục đếm, hãy dùng tấm bản đồ mới em làm cho chị.
Yêu chị,
Brent”
Mặt sau chiếc hộp là một tờ biểu đồ giống như Lisa đã làm lúc trước, với rất nhiều ô vuông. Nhưng chỉ có duy nhất ô vuông đầu tiên được đánh dấu và bên cạnh là dòng chú thích bằng bút đỏ: "Lần thứ 491: Tha thứ mãi mãi!"
Vết thương
Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi.
Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng: "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."
Tình yêu, giàu sang và thành công
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: "Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó".
- Ông chủ có ở nhà không? - họ hỏi.
- Không, chồng tôi đi làm rồi - bà trả lời.
- Thế thì chúng tôi không thể vào được.
Buổi chiều, khi chồng trở về, bà kể lại câu chuyện cho chồng nghe. Chồng bà muốn biết họ là ai nên bà ra mời ba người đàn ông - vẫn chờ từ sáng - vào nhà.
- Ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được - họ trả lời.
- Sao lại thế? - người phụ nữ ngạc nhiên hỏi
Một người giải thích: "Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ hai vợ chồng bà hãy quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà".
Người phụ nữ đi vào và kể lại toàn bộ câu chuyện. "Tuyệt thật - người chồng vui mừng - đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu Sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải". Nhưng người vợ không đồng ý.
"Tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành Công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể". Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe trong góc phòng bỗng lên tiếng đề nghị: "Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình sẽ tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc". "Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái - người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ - Em hãy ra ngoài và mời ngài Tình Yêu, đây chính là người khách chúng ta mong muốn".
Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: "Ai trong ba vị là Tình Yêu xin mời vào và trở thành khách của chúng tôi". Thần Tình Yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Cùng lúc, hai vị thần còn lại cũng đứng dậy và đi theo sau thần Tình Yêu. Vô cùng ngạc hiên, người phụ nữ hỏi: "Tôi chỉ mời ngài Tình Yêu. Tại sao các ông cũng vào? Các ông đã nói không thể vào cùng một lúc kia mà". Hai người cùng nhau trả lời: "Nếu bà mời Giàu sang hoặc Thành Công thì sẽ chỉ một mình người khách được mời đi vào. Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi sẽ cùng vào. Bởi ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang".
Sưu tầm từ Internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quà tặng cuộc sống.doc