Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1986 đến nay –Thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kinh tế - xã hội, trước hết là quy hoạch và hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá và phát triển ngành nghề gắn với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để phát huy lợi thế so sánh của tỉnh Bắc Ninh.

pdf194 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1986 đến nay –Thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng trong sản phẩm tương đối thấp, chỉ 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy, giá trị thực thu của các hàng thủ công mỹ nghệ rất cao từ 95-97%. Tuy nhiên, còn nhiều tiềm năng to lớn ở nông thôn Bắc Ninh chưa được 166 khai thác và phát huy. Sự phục hồi và phát triển các làng nghề còn mang tính tự phát, chưa có định hướng và qui hoạch chiến lược tổng thể phát triển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, muốn thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến năm 2015 không thể không phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các làng nghề truyền thống, các làng nghề mới, xây dựng và hình thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở nông thôn. Trong thời gian tới, để tiếp tục xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh, cần xác định theo những quan điểm sau: Một là, nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò và vị trí của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề trong điều kiện kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển. Coi đó là hướng quan trọng khai thác tiềm năng, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, nâng cao quỹ mua và sức mua của thị trường nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời là nhân tố tích cực tạo nên sự phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Hai là, phát triển các làng nghề, xây dựng các khu, cụm công nghiệp phải gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn của tỉnh, nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất ở nông thôn và đưa nông thôn Bắc Ninh ngày càng phát triển theo hướng nông thôn - đô thị, nông thôn - văn hóa, nông thôn - sinh thái. Ba là, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch (du lịch làng nghề), nhằm khai thác tiềm năng, phát triển mạnh mẽ hơn khu vực du lịch của tỉnh trong những năm tới. Bốn là, phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải đặt trong cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Các ngành nghề phi nông nghiệp là bộ phận cấu thành của kinh tế nông thôn và có quan hệ gắn bó với kinh tế nông nghiệp, tạo thành một cơ cấu kinh tế hợp lý. Khôi phục và phát triển các làng nghề, khu, cụm công nghiệp phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế trước hết thể hiện qua việc sử dụng các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. 167 Năm là, phát triển các làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp làng nghề phải đi đối với xây dựng và phát triển nông thôn mới, giữ gìn, chọn lọc các thuần phong mỹ tục và các giá trị truyền thống. Sáu là, phát triển các làng nghề truyền thống phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển bền vững nông thôn. Phương hướng phát triển làng nghề thủ công nghiệp giai đoạn tới là: phát huy ngành nghề truyền thống địa phương trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị đặc thù của các sản phẩm làng nghề, xây dựng làng nghề mới, tạo việc làm thu hút nhiều lao động, tăng cơ cấu giá trị các sản phẩm thủ công nghiệp trong nông thôn từ 25 % năm 2005 lên 40% năm 2010 và 50%-60% vào năm 2015, phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu từ sản phẩm làng nghề truyền thống và làng có nghề toàn tỉnh lên trên 10 triệu USD/năm, coi đây là thế mạnh của Bắc Ninh. Biện pháp tiếp tục xây dựng và phát triển làng nghề, các khu, cụm công nghiệp làng nghề cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới: - Đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề. Chiến lược phát triển làng nghề là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chính quyền các cấp đề ra các biện pháp đồng bộ về mặt bằng sản xuất và kinh doanh, kỹ thuật và công nghệ, những giải pháp về vốn và tổ chức quản lý phù hợp với thực tiễn địa phương để thúc đẩy phát triển các ngành nghề, làng nghề như: sắp xếp bố trí các khu dân cư, nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu… vừa đảm bảo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động, lại vừa bảo vệ cảnh quan sinh thái và môi trường cho dân cư trong các làng nghề. - Tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý thị trường đất đai, thị trường bất động sản. Mặt khác, cần hoàn thiện công cụ, biện pháp điều tiết thị trường đất đai, bình ổn thị trường đất đai để tạo điều kiện góp phần ổn định sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Thực hiện chính sách ưu tiên về mặt bằng đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, doanh nghiệp có hướng kinh doanh tốt. Cần tăng quyền tự chủ cho các hộ, doanh nghiệp trong sử dụng đất để sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 168 - Đồng bộ hoá và cụ thể hoá chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký đầu tư và phân định rõ cơ chế quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Tiếp tục cải cách thủ tục thuê đất theo hướng “một cửa”, ngăn chặn hiện tượng thu các khoản phí phi chính thức để giảm giá thuê đất thực tế, góp phần giảm chi phí đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia thuê đất. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư và tín dụng nhằm hỗ trợ cho các làng nghề, khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ hơn nữa vốn đầu tư phát triển và tín dụng ưu đãi cho các nghiệp chủ ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Nhà nước cần có chính sách lãi suất hợp lý, đơn giản hoá các thủ tục cho vay trung hạn và dài hạn đối với các ngành nghề và các sản phẩm cần khuyến khích phát triển. Khai thác mọi nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ. Nhà nước cần có chính sách đầu tư vốn, đồng thời huy động vốn từ các doanh nghiệp để bảo vệ, xử lý giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Ngành tài chính cần tham mưu đề xuất với tỉnh để có chính sách ổn định và ưu đãi về thuế đối với các làng nghề mới được khôi phục, ngành nghề mới phát triển. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tín dụng và cung cấp dịch vụ tín dụng cho phát triển sản xuất của các làng nghề truyền thống, cụm, khu công nghiệp làng nghề. Cần dành một phần vốn ngân sách để hỗ trợ cho công tác khuyến công, đào tạo nghề, phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư xử lý phế thải, bảo vệ môi trường sinh thái. - Để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp trong các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với các nghiệp chủ ở làng nghề truyền thống, hoặc đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Khuyến khích bảo tồn các công nghệ truyền thống, nâng cao độ tinh xảo và giá trị văn hóa, thẩm mỹ của sản phẩm làng nghề truyền thống. Cần có chính sách tôn vinh, ưu đãi, tận dụng các nghệ nhân khuyến khích truyền nghề, dạy nghề cho lớp trẻ. Định kỳ tổ chức xét công nhận và trao tặng danh hiệu cao quý đó. Đồng thời cần có 169 chế độ khen thưởng đối với những thợ giỏi, những nhà kinh doanh làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, xuất khẩu nhiều, những người có sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Đặc biệt, khuyến khích những doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động, thu nhập ổn định và ngày một tăng. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách khoa học-công nghệ và chính sách bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề truyền thống. Chính sách khoa học cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng: tạo nhiều cơ hội tiếp cận thông tin khoa học-công nghệ cho các doanh nghiệp ở các làng nghề truyền thống như thông tin về mẫu mã, thiết kế sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cũng như các quy định của người tiêu dùng. Đổi mới, hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong các làng nghề truyền thống và trong các cụm công nghiệp làng nghề. - Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các làng nghề, ngành nghề thủ công nghiệp trong nông thôn. Ngoài chính sách chung liên quan đến phát triển ngành nghề, nhà nước cần có một hệ thống chính sách riêng cho làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng. . Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trên cơ sở phân công phân cấp, giao trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện quy hoạch, trong xây dựng và tổ chức thực hiện. 3.4.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động Sự phát triển vũ bão của khoa học - công nghệ và sự xuất hiện kinh tế tri thức trong những năm đầu thế kỷ 21 chẳng những không làm giảm đi vai trò của nguồn nhân lực, mà còn làm cho nó ngày càng trở nên quan trọng hơn. Kỹ năng và trí tuệ của con người chính là yếu tố không thể thiếu để đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào cuộc sống. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, để quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông 170 thôn Bắc Ninh đến năm 2015 đạt được mục tiêu đề ra, điều quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định là nâng cao chất lượng lao động thích hợp với điều kiện của cơ chế thị trường và phát triển khoa học - công nghệ. Để nâng cao chất lượng lao động nông thôn cần tập trung vào các vấn đề sau: Một là, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát triển lao động có tay nghề trong nông nghiệp, nông thôn. Theo đó cần: - Tăng ngân sách cho phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở cho giáo dục - đào tạo, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề. - Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, gia đình đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo thông qua nhiều kênh huy động khác nhau. - Thu hút các nguồn vốn hữu hình và vô hình hỗ trợ, tài trợ trong và ngoài tỉnh. - Đa dạng hoá các hình thức giáo dục - đào tạo ở nông thôn. - Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo như đào tạo nghề cho thanh niên, khuyến học, tín dụng đào tạo. - Tạo mọi điều kiện để thu hút nhân tài về khu vực nông thôn đầu tư phát triển, cũng như chuyên gia trí thức. Về nội dung đào tạo, tỉnh cần đa dạng các hình thức đào tạo theo các hướng sau: - Đào tạo kỹ năng và kiến thức khởi sự sản xuất kinh doanh. - Đào tạo nâng cao khả năng kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp như mở các khoá về phát triển quản trị kinh doanh, về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000; áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; về pháp luật thương mại trong và ngoài nước; xúc tiến thương mại, kỹ năng marketing, ứng dụng công nghệ thông tin và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000. - Nội dung các khoá học cần được thiết kế đơn giản về lý thuyết, dễ áp dụng, dễ phổ cập và chuyển giao. - Song song với việc làm này cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp như tư vấn pháp luật, thiết kế, kinh doanh, quảng cáo, marketing… để hỗ trợ cho nông dân cũng như các doanh nghiệp nông thôn. - Xây dựng và phát triển văn hoá trong sản xuất, kinh doanh (văn hoá 171 sản xuất, kinh doanh) ở khu vực nông thôn để tạo nên hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, hộ nông dân, cũng như địa bàn nông thôn trong tỉnh. Hai là, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Để khơi thông dòng chảy lao động nông thôn cần tập trung giải quyết một số nội dung sau: - Xây dựng cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế hợp lý để đảm bảo việc làm cho người lao động. Theo đó, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần lao động thuần nông, giải phóng đất đai, khắc phục tình trạng diện tích đất nông nghiệp thấp như hiện nay. Đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đa dạng hoá việc làm và thu nhập. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị cao; các làng nghề gắn liền với đô thị hoá nông thôn, hình thành các thị trấn, thị tứ trên các trục đường giao thông. Cần có chính sách và cơ chế khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp để giải quyết từng bước tình trạng thiếu việc làm trầm trọng và việc làm có thu nhập thấp ở nông thôn hiện nay, hạn chế việc di chuyển quá mức lao động từ nông thôn vào thành thị. Khuyến khích các hình thức hợp tác kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, có quy mô thích hợp. Có chính sách khuyến khích những người có vốn và kỹ thuật mở mang hình thức sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế trang trại, vì đây là hình thức tổ chức lao động, giải quyết việc làm có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. - Phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, cần theo hướng kích cầu lao động và tăng cả về số lượng và chất lượng cung. Đẩy mạnh các trung tâm tư vấn giới thiệu và tìm kiếm việc làm, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế giữa các tỉnh trong và ngoài vùng, với nước ngoài để khơi thông dòng chảy lao động, cũng như tiếp cận tri thức và nguồn vốn từ ngoài tỉnh. Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là việc hình thành các khu công nghiệp, đô thị mới, giao thông phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đồng nghĩa với việc một bộ phận hộ nông dân sẽ giảm hoặc không còn đất để sản xuất, hàng nghìn người sẽ không có việc làm sau khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi 172 nông nghiệp. Ở những nơi này cuộc sống của người lao động vẫn chưa được cải thiện đáng kể, còn một bộ phận nông dân có đời sống khó khăn, lúng túng trong tìm kiếm việc làm, một bộ phận lao động dôi dư phần lớn ngoài nghề nông ra thì không có nghề nghiệp gì khác. Muốn làm việc được phải có nghề, nhưng đáng tiếc là lâu nay việc đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho hộ nông dân nơi có đất bị thu hồi, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động ở nước ngoài. Ba là, Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn, chú trọng phát triển nông thôn một cách toàn diện. Tập trung phát triển mạnh kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân, phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ để từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông dân. Xây dựng các làng, xóm trên bốn mặt: kinh tế no đủ, sung túc; văn hoá phát triển, dân trí nâng cao; xã hội văn minh; môi trường lành mạnh. Đặc biệt mở rộng và phát huy dân chủ trong nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Muốn vậy, cần quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển đô thị (chủ yếu là đô thị nhỏ), xây dựng các khu dân cư, hình thành đô thị mới. Các loại quy hoạch như quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng kinh tế v.v… đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện, bài bản, có tầm nhìn xa, khắc phục tình trạng manh mún, cục bộ. Chú trọng nâng cao đời sống của nông dân không chỉ về kinh tế mà phải quan tâm các mặt văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ. Nói rộng hơn, đây là vấn đề phát triển con người ở nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ với nhau, cùng nhau phát triển để đời sống nông dân ngày càng cải thiện, văn minh và bền vững. 173 Tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho chương trình giảm nghèo của tỉnh. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa và phát huy khả năng trợ giúp của xã hội để thực hiện tốt chương trình nói trên, đặc biệt là ở các vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh. 3.4.7. Phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ liên kết kinh tế và đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn 3.4.7.1. Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế được cấu thành từ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Những hình thức sở hữu và thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được dựa trên 2 hình thức cơ bản là: sở hữu công cộng (công hữu bao gồm sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể) và sở hữu tư nhân (tư hữu). Còn sở hữu hỗn hợp được hình thành trên cơ sở đan xen hỗn hợp giữa các hình thức sở hữu và kết quả của sự hợp tác, liên doanh giữa các chủ sở hữu khác nhau là nhà nước, tập thể và tư nhân. Công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, các hình thức sở hữu khác ngày càng phát triển mạnh mẽ không hạn chế theo luật định cần được xem là chế độ kinh tế cơ bản của giai đoạn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Qua 20 năm đổi mới và nhất là gần 10 năm tỉnh Bắc Ninh xây dựng và phát triển, vấn đề phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế luôn luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố và ngày càng hoàn thiện, đã góp phần giải phóng sức sản xuất cho tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh. 174 Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo tư duy mới. Đó là chuyên môn hoá, tập trung hoá cao hơn kết hợp với đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Phát triển nền kinh tế tỉnh theo hướng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương chiến lược đã được khẳng định. Song, vấn đề quan trọng là phát triển các loại hình kinh doanh ở nông thôn như thế nào để đạt được yêu cầu huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.[22] Quán triệt quan điểm trên, qua nghiên cứu vai trò của các chủ thể tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh, giải pháp để phát triển kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn tới như sau: Đối với khu vực kinh tế tập thể Kinh tế tập thể phát triển bền vững và có hiệu quả sẽ có tác dụng củng cố vai trò nền tảng của kinh tế công hữu và góp phần làm cho nền tảng này ngày càng vững chắc. Vì lẽ đó, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế tập thể với thực thể cấu thành chủ yếu là các hợp tác xã cổ phần, có sự tham gia của cả pháp nhân và thể nhân (người góp vốn và người góp sức lao động) dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể (vốn không chia), không giới hạn ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, liên kết rộng rãi với nhiều hình thức sở hữu khác trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ tham gia hoạt động dịch vụ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 175 Đây là những đặc trưng hoàn toàn mới mà các hợp tác xã kiểu cũ không thể dung nạp được. Phải coi trọng thực chất và hiệu quả kinh tế, lấy việc thu hút nhiều lao động, xoá đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu cho xã viên và người lao động, coi trọng lợi ích cá nhân và tôn trọng lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước làm mục đích hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới. Tôn trọng, tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ (kể cả chủ trang trại) phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường và hợp tác xã chỉ đảm nhận những công việc mà từng chủ thể riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Xét về mặt bản chất, các hợp tác xã chính là những doanh nghiệp tập thể hoạt động trong kinh tế thị trường, cho nên cần tháo gỡ chức năng xã hội mà hiện nay hợp tác xã phải đảm nhiệm, trả lại cho chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các hợp tác xã tập trung mọi nguồn lực cho nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở đổi mới công nghệ và quản lý. Vì vậy, trước mắt cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã với những giải pháp chủ yếu sau: Củng cố và phát triển mạnh các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ, từ đó tạo mối quan hệ gắn bó giữa hợp tác xã nông nghiệp với hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác. Củng cố và phát triển nhiều mô hình hợp tác xã như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã đa chức năng, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, hợp tác xã chuyên ngành . Hoàn thiện cơ chế quản lý, nội dung và phương thức hoạt động của các hợp tác xã. Cần tập trung đổi mới phương thức huy động vốn, đa dạng hình thức sở hữu, hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong hợp tác xã. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ theo chương trình phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin thị trường trong nước và quốc tế, quy hoạch vùng, sản phẩm của từng ngành và địa phương để các hợp tác xã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. 176 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển các hoạt động dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra đối với kinh tế hộ, doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Cần tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã tiếp cận với các nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô và phương thức hoạt động. Hình thành và phát triển chuỗi hợp tác xã để tạo nên mối liên kết bền vững. Đối với kinh tế hộ nông dân Đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, nhưng phương thức tổ chức sản xuất cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, manh mún. Trước hết tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa” với sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp, các ngành. Hỗ trợ nông dân giải quyết khó khăn về vốn, kỹ thuật và kiến thức hoạt động kinh tế. Khuyến khích các hộ liên kết với nhau và liên kết với các chủ thể kinh tế khác dưới những hình thức thích hợp để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đối với kinh tế trang trại Xây dựng cơ chế, chính sách tiếp tục đẩy mạnh kinh tế trang trại, nâng cao năng lực sản xuất hiện tại để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao. Tạo điều kiện tích tụ đất đai, vốn ban đầu, phương hướng sản xuất để phát triển thêm nhiều trang trại về nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi lợn, gia cầm. Có chính sách ưu đãi, đào tạo các chủ trang trại để có thêm kiến thức, trình độ quản lý, marketing, tiếp thu các tiến bộ khoa học- kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất. Được vay vốn của quỹ phát triển sản xuất, vay vốn trung và dài hạn để nâng cao trang thiết bị sản xuất, kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi đối với các trang trại giống như chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp. Tạo cơ hội cho họ tiếp cận với những cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lớn, tham gia dự Hội chợ ngành nông nghiệp. 177 Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp trong nông thôn Để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn hiện nay không thể không phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Thực tiễn ở Bắc Ninh cho thấy cần phát triển đồng bộ các doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mà chủ yếu là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đây là những doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Sản phẩm của các doanh nghiệp là cây trồng, vật nuôi, sản phẩm và vật dụng tiêu dùng phục vụ cho đời sống dân sinh nông thôn. Cần thống nhất nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân. Tạo điều thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, nới lỏng quy định về điều kiện kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những can thiệp không đáng có của các cấp lãnh đạo vào công việc của doanh nghiệp. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung phải được coi là nhiệm vụ lâu dài và then chốt để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các thị trường đầu ra lẫn đầu vào. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để các doanh nghiệp thực hiện tốt quan hệ với các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã thông qua các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật ứng trước vốn cho sản xuất nguyên liệu và thu mua sản phẩm nông nghiệp đưa vào chế biến bằng các thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ tiên tiến. Có chính sách giải quyết mặt bằng sản xuất, vốn và đào tạo chủ doanh nghiệp để khuyến khích các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân - đó là những tổ chức sản xuất, 178 kinh doanh hàng hoá có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn). Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân để ổn định và phát triển nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Đối với khu vực kinh tế nhà nước Trên cơ sở đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và góp phần quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn và cổ phần chi phối). Hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp bao gồm các trạm sản xuất giống, cây, con, các công ty khai thác công trình thuỷ nông. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá Chuyển các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh sang thực sự kinh doanh theo kinh tế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Cần có sự thay đổi căn bản cơ chế hoạt động của các doang nghiệp nhà nước hoạt động công ích để đảm bảo vừa phục vụ thiết thực và có hiệu quả quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa quan tâm đến hiệu quả hoạt động. Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Sau 20 năm đổi mới, từ sự hiện hữu trên thực tế và những đóng góp quan trọng của mình vào thành quả phát triển đất nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận nội tại, hữu cơ không thể thiếu được của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là cuộc cạnh tranh quyết liệt. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào có môi trường đầu tư hấp dẫn, cùng với ổn định tình hình xã hội là những lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải có chiến lược, thể chế và chính sách rõ ràng, nhất quán để khai thác, phát huy tối ưu những lợi thế này cho quá trình phát triển rút ngắn hơn. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích hơn nữa và tạo mọi điều 179 kiện để thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học-công nghệ, đầu tư cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, hoặc các dự án mà địa phương không thể thực hiện đươc. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, thống nhất các quy định về ưu đãi đầu tư và chi phí đầu tư giữa đầu tư trong tỉnh và ngoài tỉnh (trong đó có đầu tư nước ngoài), tạo môi trường thuận lợi cho hình thức hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và doanh nghiệp nước ngoài, thông qua đó để doanh nghiệp trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, phương thức kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh. Đây là giải pháp rất có ý nghĩa đối với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là khi Việt Nam là thành viên WTO. 3.4.7.2. Phát triển các quan hệ liên kết giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh Quá trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tương thích với những biến đổi nhanh chóng của thị trường, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh là quá trình mang tính tổng hợp có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc liên kết giữa các bên tham gia là một vấn đề hết sức bức thiết. Sự liên kết có thể theo các hướng sau: Liên kết giữa các chủ thể nông nghiệp sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến nông sản; liên kết giữa các chủ thể nông nghiệp với các chủ thể thương mại và công nghiệp chế biến; liên kết giữa chủ thể nông nghiệp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển giao khoa học, công nghệ; liên kết theo hình thức đa tuyến đó là mối liên kết giữa “bốn nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Sự liên kết hiệu quả giữa các chủ thể kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Dù dưới hình thức nào, các quan hệ liên kết chỉ phát huy tác dụng và bền vững khi và chỉ khi đảm bảo lợi ích hài hoà giữa các chủ thể tham gia và xu hướng vận động của nền kinh tế. 180 3.4.8. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Trên cơ sở chính sách hiện hành của nhà nước, căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh Bắc Ninh, cần xây dựng chính sách phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trước hết luận án đề cập giải pháp về một số chính sách chủ yếu sau: 3.4.8.1. Chính sách về ruộng đất Tiến hành quy hoạch sử dụng đất, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân; quản lý chặt chẽ, bảo vệ đất canh tác nhất là đất trồng lúa. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng, đô thị, khu dãn dân phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc chuyển các ruộng úng, trũng sang nuôi trồng thuỷ sản phải làm theo quy hoạch. Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân thực hiện quyền chuyển đổi ruộng đất, thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để tăng quy mô thửa đất canh tác. Sửa đổi, bổ sung chính sách đền bù và ổn định cuộc sống, tạo việc làm, nhà ở tái định cư cho các hộ nông dân ở những nơi chuyển đổi đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, giao thông và đô thị hoá. 3.4.8.2. Chính sách về tài chính - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, kết cấu hạ tầng làng nghề nông thôn. - Ưu tiên cho vay vốn phát triển trang trại. - Miễn, giảm thuế một vài năm đầu cho các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm. - Điều chỉnh lãi suất tiền vay, thời gian vay cho từng loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế. -Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản (nhất là đối với lương thực) để chủ động bù đắp thiệt hại khi thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi. 181 -Trong cơ cấu đầu tư, cần tăng tỷ lệ vốn từ ngân sách nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư nhiều hơn cho chương trình khuyến nông, khuyến công trong nông nghiệp, nông thôn. 3.4.8.3. Chính sách hỗ trợ mới đối với nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh khi Việt Nam gia nhập WTO Sửa đổi, điều chỉnh, loại bỏ các trợ cấp không phù hợp, chuyển sang các hình thức trợ cấp mà WTO cho phép áp dụng (như hỗ trợ tiếp thị, thông tin, tư vấn thị trường, ưu đãi cước phí vận tải...). Xây dựng chương trình thu mua nông sản, tăng cường hỗ trợ nông nghiệp thông qua nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, đào tạo, khuyến nông. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi, chương trình công nghệ sinh học, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng chính sách phát triển ngành hàng, nhất là những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giữ vững thị trường, việc làm và thu nhập cho nông dân; đồng thời hỗ trợ nông dân ổn định cuộc sống khi thị trường có biến động xấu. 3.4.8.4. Chính sách nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực -Dự kiến trong nông thôn Bắc Ninh đến năm 2010 có khoảng gần 600 nghìn người trong độ tuổi lao động, nhu cầu lao động thực sự cho nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 60-70%. Vì vậy cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề trên. -Dành nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo nghề, dạy nghề đối với nông dân, bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân -Nâng cấp hệ thống trường dạy nghề trong tỉnh, khuyến khích mở trường dạy nghề tư nhân, đào tạo nghề dưới nhiều hình thức, phát triển nghề, làng nghề mới. 3.4.8.5. Củng cố và hoàn thiện hợp tác xã nông nghiệp - Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã. 182 -Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, đầu tư công nghiệp chế biến nông sản, mở rộng các dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, chế biến sản phẩm nông sản. 3.4.8.6. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Đầu tư xây dựng chương trình ứng dụng công nghê sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kể cả giống thủy sản. Khuyến khích các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản thực phẩm, xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao. 3.4.8.7. Chính sách giảm nghèo Thực hiện chính sách đầu tư vốn, cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất đối với các hộ nghèo. Khai thác tốt các quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, quỹ phục vụ người nghèo thông qua các dự án hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật, khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, trước hết là các đối tượng diện chính sách. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo, được thụ hưởng các phúc lợi xã hội, từng bước nâng cao dân trí. * * * Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006-2015, đòi hỏi phải giải quyết đồn g bộ nhiều biện pháp về kinh tế, hành chính, kỹ thuật và tổ chức. Những giải pháp được nêu ra trong luận án này đều xuất phát từ sự phân tích thực tiễn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua mà chủ yếu từ năm 1997 đến nay, đồng thời có vận dụng kinh nghiệm thành công của một số tỉnh, một số nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á. Mỗi giải pháp được tác giả nêu trên đều có vị trí quan trọng riêng, đồng thời chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì vậy, khi triển khai thực hiện cần phải được tiến hành đồng bộ. 183 Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình đặc điểm của từng địa phương, của từng vùng có thể lựa chọn, ưu tiên những giải pháp cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững. Có những giải pháp phải thực hiện trong một thời gian dài có thể từ 10 đến 20 năm sau, có những giải pháp phải đòi hỏi thực hiện khẩn trương như: giải pháp về rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; về áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ; về khai thác triệt để lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển. 184 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Luận án đã luận giải những nội dung cơ bản của đề tài đặt ra và có những đóng góp chủ yếu sau đây: 1-Bằng cách tiếp cận hệ thống và lôgíc, luận án đã hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với nội dung phong phú: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, sinh học hoá; phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Đồng thời luận án nêu rõ kinh nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ, một số tỉnh trong nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và khả năng vận dụng vào tỉnh Bắc Ninh. 2- Tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn, luận án đã phân tích và nhận định rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình nông nghiệp, nông thôn có những biến đổi sâu sắc, tuy nhiên quá trình đó vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại và nhiều hạn chế, yếu kém. 3- Để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần áp dụng một cách tích cực và đồng bộ nhiều giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, trong đó việc hoàn thiện môi trường, thể chế đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trong các làng nghề, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại là những giải pháp rất quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh. 185 Kiến nghị 1- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kinh tế - xã hội, trước hết là quy hoạch và hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá và phát triển ngành nghề gắn với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để phát huy lợi thế so sánh của tỉnh Bắc Ninh. 2- Tiếp tục củng cố, đổi mới hợp tác xã kiểu mới, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Theo đó, nhà nước cần nghiên cứu có một chiến lược lâu dài và đồng bộ trong việc tiêu thụ nông sản hàng hoá. Chỉ đạo tích cực hơn việc chuyển đổi ruộng đất để tạo điều kiện tích tụ đất đai, “dồn điền đổi thửa”, giao quyền sử dụng lâu dài. Sớm có chính sách đền bù, tạo việc làm và ổn định đời sống cho nông dân ở các vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng phi nông nghiệp. 3- Trên cơ sở huy động vốn tự có trong nhân dân là chính, cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vùng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu đãi vùng sản xuất hàng hoá và khu vực cần tác động để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4- Cần có các chính sách đầu tư: vốn, khoa học-công nghệ, cũng như chiến lược sử dụng các nguồn lực đất đai, vốn, lao động, cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần đầu tư nguồn ngân sách để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt trong khu vực nông thôn. 5- Hiện nay, Trung ương đã thành lập một cơ quan làm chức năng tổ chức, điều phối hoạt động vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong đó có tỉnh Bắc Ninh, làm chức năng phối hợp thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề xuất các cơ chế chính sách, các dự án lớn liên quan đến cả vùng. Đề nghị Ban điều phối phát triển vùng sớm triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, điều phối hoạt động một cách thiết thực và có hiệu lực cao./. 186 DANH MỤC NHỮNG BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH 1- Nguyễn Sỹ (1996), Tiềm năng Tiên Sơn và hướng đi đã chọn, Tạp chí Cộng sản (17), tháng 9/1996, trang 43. 2- Nguyễn Sỹ (1997), Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Giáo dục lý luận (2) năm 1997, trang 51. 3- Nguyễn Sỹ (1997), Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Ninh, Tạp chí Giáo dục lý luận (4) tháng 8/1997, trang 28. 4- Nguyễn Sỹ (2001), Làng nghề ở Bắc Ninh, Tạp chí Cộng sản (14) tháng 7/2001, trang 46. 5- Nguyễn Sỹ (2001), Sự phát triển của làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2001. 6- Nguyễn Sỹ (2002), công trình tham gia nghiên cứu, Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2002. Tác giả: GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS Trần Minh Đạo, TS Nguyễn Văn Phúc. 7- Nguyễn Sỹ (2005), công trình tham gia nghiên cứu. Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Trung tâm thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Chủ nhiệm đề tài GS-TS Nguyễn Trí Dĩnh. 8- Nguyễn Sỹ (2006), Bắc Ninh đẩy nhanh lộ trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Cộng sản (15) tháng 8/2006, trang 45. 9- Nguyễn Sỹ (2006), Những giải pháp đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chuyên đề (3), Viện chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Thanh niên, năm 2006, trang 16. 187 DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. A Dam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IV (1981), Chỉ thị 100-CT/TW. 3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ 17, Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh. 4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ 14, Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tây. 5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ 14, Văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương. 6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ 14, Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. 7. Ban Kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo 3 năm thực hiện nghị quyết 15- NQ/TW khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. 8. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002). Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ Chính trị BCH TW Đảng (2005), Về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng đến 2010 và định hướng đến 2020, Nghị quyết 54. 10. Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (1993), Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 – 2020, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. C.Mác (1975), Phê phán khoa học kinh tế chính trị, quyển 1, tập 3. NXB sự thật, Hà Nội. 188 13. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. NXB Thống kê, Hà Nội. 14. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình tỉnh Bắc Ninh, năm 2004, NXB Thống kê, Hà Nội. 15. Cục Thống kê Bắc Ninh (2003), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, Tỉnh Bắc Ninh. 16. Cục Thống kê Bắc Ninh, Niên giám thống kê 1997, 1998, 1999, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. NXB Thống kê. 17. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Thực trạng doanh nghiệp Bắc Ninh, NXB Thống kê, Hà Nội. 18. Nguyễn Trí Dĩnh (1997), Lịch sử kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Vũ Văn Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế Chính trị học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng (2001 – 2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X và Văn kiện các Hội nghị BCH Trung ương. 23. Đỗ Đức Định (1999), Một số vấn đề về chiến lược công nghiệp hoá và lý thuyết phát triển. NXB Thế giới. 24. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc gia, trang 180. 26. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Naibitt J (1988), Tám xu hướng phát triển của Châu Á đang làm thay đổi thế giới. NXB Chính trị quốc gia. 189 28. Đỗ Hoài Nam (2004), Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Trọng Nghĩa (2004), Tác động của quá trình công nghiệp hoá đến sự phát triển kinh tế của Đài Loan trong thời kỳ (1949 – 2000) thực trạng và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 30. Oshima H.T (1989), Tăng trưởng kinh tế ở Châu Á gió mùa (3 tập), Viện Châu Á Thái Bình Dương. 31. Nguyễn Đình Phan (2002), Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Perkins D.H, Dapice D.D, Haughton JH (chủ biên), (1994), Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay. NXB Chính trị quốc gia. 33. Prtersen J.L (2000), Con đường đi đến năm 2015. Hồ sơ của tương lai. NXB Chính trị quốc gia. 34. Riedel J (2005), Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở. NXB Chính trị quốc gia. 35. Cao Huy Quân, Lý Thành (chủ biên) (1992), 40 năm kinh nghiệm Đài Loan, NXB Đà Nẵng. 36. Phạm Thị Quý (2002), Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Sở Công nghiệp Bắc Ninh (2005), Báo cáo kết quả hoạt động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về phát triển làng nghề, khu, cụm công nghiệp làng nghề. 38. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh (2005), Báo cáo đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. 39. Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh (2005), Đề án quy hoạch môi trường Bắc Ninh thời kỳ 2006 – 2020, kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 – 2010. 40. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 190 41. Sta-lin (1965), toàn tập 12, NXB Sự thật, Hà Nội. 42. Lê Đình Thắng (2002), Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta thập niên đầu thế kỷ 21, Kỷ yếu hội thảo khoa học kinh tế các trường đại học. 43. Thủ tướng chính phủ (2004), Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết định số145/2004/QĐ TTg. 44. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2005), Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ Bắc Ninh từ 2001 – 2005, Văn phòng Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh. 45. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2006), Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại hoá. 46. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2005), Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, 16, 17. Văn phòng Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Ninh 47. Tổng cục thống kê (2003), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, NXB Thống kê, Hà Nội. 48. Tổng cục thống kê (2001), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991 – 2000, NXB Thống kê, Hà Nội. 49. Nguyễn Thế Thảo (2005), Phát huy lợi thế so sánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân , Hà Nội. 50. Trung tâm kinh tế châu Á Thái Bình Dương (VAPEC) (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 51. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, chủ nhiệm đề tài GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh. 52. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 191 53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh 54. V.I.Lê-Nin (1976), Sự phát triển của tư bản ở Nga, NXB Tiến bộ Matxcova năm 1976, trang 542 – 543. 55. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 56. Robert F.Ash (1998), Agricultural Development in China 1949 – 1989. Oxford University Press. 57. Yiping Huang (1998), Agricultural Reform in China, Cambridge University Press. 58. K.A.Ingersent, A.J Raymer & R.C.Hine (1998), The Reform of the Common Agriculture Policy, McMillan Press Ltd. 59. Gerard E. D. Souuza & Tesfa G. Gebremedhin (1998), Sustainability in Agricultural and Rural Development, Ashgate. 192

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkth_2010_la_nguyen_sy_neu_www_kinhtehoc_net__8912.pdf
Luận văn liên quan