Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chững giữa vấn đề dân tộc và thuộc địa có sự học tập , sáng tạo đặc sắc , có giá trị lớn lí luận và thực tiễn lớn lao. Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX đã chứng tỏ giá trị khoa học và thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc , nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân; chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc , giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người mãi là ngọn đuốc soi đường không chỉ trong thắng lợi cách mạng Việt Nam mà còn cho xã hội ngày nay.

docx18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những học phần quan trọng được giảng dạy trên giảng đường Đại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân, không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chí Minh mà còn nêu rõ và làm sáng tỏ những quan niệm , tư tưởng của Người về các vấn đề mang tính chất lịch sử . Không dừng lại ở đó, Tư tưởng của Người giống như một kim chỉ nam định hướng phát triển xã hội trong mọi giai đoạn của xã hội Việt Nam – thời chiến và thời bình, đó là luồng tư tưởng mới mẻ không chỉ dừng lại ở vấn đề đấu tranh ,giành độp lập hòa bình cho đất nước mà còn hướng tới xây dựng văn hóa , đạo đức và con người mới. Có thể nói rằng, tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo mới của Người – vừa kế thừa tư tưởng lớn của Mác – Lênin vừa sáng tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam thời bấy giờ . Thật đúng khi nói rằng : Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam , là một trong những đóng góp quan trọng và xuất sắc của Bác vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin . Tìm hiểu về mối quan hệ biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp là nền tảng để hiểu rõ thêm về cách mạng thể giới và cách mạng Việt Nam . Đó là trả lời cho câu hỏi : Tại sao các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại ? Tại sao chỉ khi thấy được mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp này thì cách mạng Việt Nam mới có thể bước sang một giai đoạn mới ? Và, hơn thế, ta thấy được Người đã vận dụng tư tưởng này từ chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với tình thế nước ta ra sao ?. Bài tiểu luận được viết dựa trên những kiến thức mà bản thân em đã được đọc trong giáo trình “ Tư tưởng Hồ Chí Minh “ và những bài giảng của giảng viên trên lớp . Ngoài ra , bài tiểu luận còn dựa trên những tài liệu, bài viết tham khảo từ các nguồn khác nhau, những giáo trình khác như “ Tuyển tập Hồ Chí Minh toàn tập “ ( tập 3, 4 ) và những ý kiến , đánh giá của cá nhân về vấn đề bàn luận . Em mong rằng sẽ nhận được những góp ý , chỉnh sửa từ phía giảng viên để hiểu sâu hơn nữa về học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi chỉnh sửa và góp ý xin thầy gửi vào địa chỉ email : hangtranneu94@gmail.com. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội , ngày 10 tháng 10 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Hằng Vấn đề bàn luận : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu , nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã vận dụng quan điểm này trong sự nghiệp đổi mới hiện nay như thế nào ? Bài viết Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc , đặc biệt trong những năm tháng chống thực dân Pháp , ở nước ta các phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm diễn ra vô cùng mạnh mẽ và sôi nổi nhưng kết quả đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng và chủ yếu là do các phong trào diễn ra còn nhỏ lẻ, chưa có sự đoàn kết thành một khối hung mạnh, dễ hình thành mà cũng nhanh chóng bị dập tắt, hơn thế còn do thiếu hụt và bế tắc về đường lối , về phương pháp đấu tranh. Không phủ nhận rằng, người lãnh đạo các phong trào ấy đều là những bậc tiền bối tâm huyết với sự nghiệp, dành trọn cuộc đời cho dân tộc nhưng do không nhận thức đuộc xu thể thời đại, không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại là giai cấp công nhân – một gia cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới , một lực lượng tiến bộ trong xã hội. Họ chưa nhận thấy được rằng cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản . Chính vì vậy, mục tiêu của các phong trào yêu nước đó không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại. Chẳng hạn như, Hồ Chí Minh nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì “ đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” ; con đường của Phan Châu Trinh cũng chẳng khác gì “ xin giặc rủ long thương” ; con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn , nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến . Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp và dân tộc. Trước những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước , mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của cha ông nhưng Hồ Chí Minh – người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới “ Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới “. Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dương , đến với nhân loại cần lao đang đấu tranh ở nhiều châu lục và các quốc gia trên thể giới , Người đã kết hợp tìm hiểu và khảo sát thực tiễn , nhất là ở ba nước phát triển : Anh, Pháp , Mỹ. Người tích cực tham gia vào các hoạt động trong phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức , phong trào giải phóng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản . Người đã tìm đến với cách mạng Tháng Mười Nga , đến với Lê- nin như một tất yếu của lịch sử. Đặc biệt hơn, sau khi đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa “ của Lê-nin , Người đã thấy rõ con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua. Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng :” Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản “ . Đây là một kết luận khẳng định một sự thay đổi lớn , một hướng đi mới, mục tiêu và nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ so với các bậc tiền bối đi trước ở Việt Nam, đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản , sự nghiệp cách mạng phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo , lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng. Người cũng chỉ rõ : “ Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn” , do đó con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa . Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay từ khi hoạt động trong phong trào công nhân ở Pháp, Người đã nhận thấy một hố sâu ngăn cách giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động ''chính quốc'' với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa. Đó là chủ nghĩa Sô-Vanh nước lớn của các dân tộc đi thống trị và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với các dân tộc bị thống trị. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về vấn đề dân tộc và giai cấp. Khái niệm về “ dân tộc “ và “ giai cấp “ “Dân tộc” là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước , có ý thức về sự thống nhất của mình , gắn bó với nhau bởi quyển lợi chính trị , kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thồng đấu tranh chung ( Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê ) “Giai cấp” là những tập đoàn người trong xã hội , có địa vị khác nhau , có quan hệ sản xuất khác nhau , có quan hệ tư liệu sản xuất khác nhau , có phương thức hưởng thụ khác nhau về tài sản xã hội ( Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê ) Nếu như Mác – Lênin chú trọng vào vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp thì Hồ Chí Minh lại chú trọng , đề cao vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước chân chính , một nhà cách mạng sáng tạo, vị anh hùng giải phóng dân tộc. Các Mác từ một nhà dân chủ trở thành một nhà cách mạng. Hồ Chí Minh từ một nhà yêu nước trở thành nhà cách mạng. Tuy rằng con đường đến với cách mạng của Hồ Chí Minh và Các-Mác có điểm khác nhau , nhưng đều gặp nhau ở sự nghiệp giải phóng xã hội , giải phóng giai cấp, giải phóng con người . Quan điểm của Mác – Lênin về mối quan hệ dân tộc và giai cấp. Theo quan điểm của Mác – Ăngghen , để xóa bỏ ách áp bức , bóc lột dân tộc , đem lại độc lập thật sự cho dân tộc thì cần phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột giai cấp. Mác- Ăngghen cho rằng chỉ có giai cấp vô sản mới có thể thống nhất được quyền lợi của chính giai cấp mình và mang lại lợi ích cho nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, từ đó mới thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp và nhân loại. Khác với Mác-Ăngghen , theo quan điểm của Lê-nin việc liên minh giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa là vô cũng cần thiết bởi cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận quan trọng của cách mạng vô sản, hơn nữa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giàng thắng lợi nếu không biết liên minh với các cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa. Đồng thời Lê –nin cũng bổ sung vào khẩu hiệu chiến lược của Mác : “ Vô sản toàn thể giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Như vậy , dù C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản , Lê-nin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc nhưng hai ông đểu có cùng quan điểm đó là coi vấn đề giải phóng giai cấp là vấn đề hàng đầu, là mục tiêu quan trọng và cần thiết nhất đề giải phóng con người nhân loại. Dễ dàng thấy được , vấn đề dân tộc ở Tây Âu về cơ bản đã được giải quyết trong các cuộc cách mạng tư sản trước trước đó , do vậy mà C.Mác chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp khi đưa ra quan điểm chiến lược của mình. Mặt khác, lúc bấy giờ các cuộc cách mạng chủ yếu ở châu Âu, do đó vận mệnh loài người được coi như phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển , tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng được nhìn nhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Một điểm khác biệt giữa C.Mác và Lê- nin là ở chỗ : Lê – nin cho rằng để giải phóng con người và nhân loại thì cần có sự liên minh giữa giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức chứ không đơn thuần chỉ có giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh giải phóng con người. Nhìn chung, trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, ở C.Mác và Lê-nin đều chú trọng vấn đề giai cấp hơn, điều đó cũng bởi điều kiện thực tiễn cách mạng ở Tây Âu thời bấy giờ khác so với điểu kiện cách mạng ở Việt Nam. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp. Được tiếp xúc với thực tế cách mạng ở các nước phương Tây , đặc biệt được tìm hiểu và lĩnh hội những tư tưởng của C. Mác và Lê-nin , Hồ Chí Minh đã vận dụng những gì đã tận mắt nhìn thấy ở các nước thuộc địa, và tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin vào cách mạng Việt Nam. Nhưng Người không áp dụng hoàn toàn các quan điểm , tư tưởng ấy mà tiếp thu có chọn lọc , phù hợp với hoàn cảnh , nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ . Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản , V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc , thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và V.I.Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa , thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Như vậy , có thể thấy được so với C.Mác và Lênin , trong quan điểm của Hồ Chí Minh có sự biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp nhưng Người đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề giai cấp , coi giải quyết vấn đề dân tộc là bước đầu quan trọng và thiết yếu nhất trên con đường giải phóng dân tộc cho nước nhà. Có sự khác biệt như vậy là bởi hoàn cảnh cách mạng ở nước ta khác so với các nước phương Tây,điều quan trọng hơn cả là Người đã thấy được giải quyết vấn đề dân tộc là phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Mục tiêu , nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, Hồ Chí Minh đã học hỏi và sáng tạo, điểu chỉnh và áp dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cành và mục tiêu nhiệm vụ của phong trào cách mạng Việt Nam. Bởi Người đã sớm nhận ra rằng nếu áp dụng y nguyên những tư tưởng ấy vào nước ta thì hoàn toàn không phù hợp. Trong suốt những năm tháng chống giặc ngoại xâm, mục tiêu và nhiệm vụ của dân tộc ta là phải toàn dân đoàn kết, liên minh các đảng phái , các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức trên dưới một lòng, đánh bại giặc ngoại xâm và bè lũ cướp nước, bán nước, giải phóng dân tộc , đem lại độc lập tự chủ cho nước nhà. Đặc biệt, sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra: Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công. Có thể nói rằng, độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu , là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thể kỉ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại dân tộc . “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do “ là khẩu hiệu hành động của toàn thể nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ . Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của dân tộc ta, Hồ Chí Minh từng nói :” Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn ; đấy là tất cả những điều tôi hiểu “. Trong quan niệm của Người, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, hoàn toàn , gắn với hòa bình, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Hồ Chí Minh từng kêu gọi vang dội núi sông : “ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả , chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ “. => Như vậy rõ ràng rằng, mục tiêu cấp thiết nhất của ta lúc bấy giờ là độc lập dân tộc, là toàn vẹn lãnh thổ, là thoát khỏi ách đô hộ của bọn thực dân. Độc lập , tự do trong quan điểm của Hồ Chí Minh là tự do và độc lập thực sự, đó là toàn dân tộc thoát khỏi kiếp lầm than , giải phóng toàn thể dân tộc chứ không phải giải phóng riêng cho một giai cấp đặc biệt nào trong xã hội. Nếu đơn thuần chỉ là giải phóng cho môt giai cấp nhất định nào đó trong xã hội thì dân tộc ta vẫn chưa thực sự được giải phóng bởi ở các tầng lớp, giai cấp khác vẫn còn phải chịu sự thống trị của thực dân , phong kiến. Chính quan điểm rõ ràng, tiến bộ ấy mà Hồ Chí Minh luôn đề cao và đặt yêu cầu giải phóng dân tộc lên hang đầu. Đó cũng chính là đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp. Nhiều người do chưa nghiên cứu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, cho rằng Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa , một người chạy theo chủ nghĩa dân tộc , một người dân tộc thuần túy, chứ không phải là người thiên về đấu tranh giai cấp. Quan điểm , nhận định trên là hoàn toàn vô căn cứ và thiển cận, vấn đề đăt ra là phải nghiên cứu thật kĩ tư tưởng của Người thì mới có thể từng bước tìm ra đúng bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc , đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước , nhưng Người luôn đứng trên quan điểm của giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp của Hồ Chí Minh thể hiện ở : khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyển lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức , dưới sự lãnh đạo của Đảng; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã tìm thấy vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp , giải phóng con người cũng xuất phát từ tư tưởng của sự kết hợp giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Mưu cầu cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, dân chủ bình đẳng, chống mọi áp bức , bất công xã hội đã mang nặng trong trái tim khối óc của Người ngay từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ, Hồ Chí Minh đi từ vấn đề giải phóng dân tộc đến vấn đề giải phóng giai cấp, từ vấn đề dân tộc đến vấn đề dân chủ, nhưng trong thực tế phương pháp của Người lại đi từ vấn đề giai cấp đến vấn đề dân tộc, từ vấn đề dân chủ đến vấn đề dân tộc. Theo Người, để giải quyết vấn đề dân tộc, thì phải giải quyết vấn đề giai cấp và vấn đề dân chủ. Ta có thể dễ dàng so sánh giữa quan điểm của Hồ Chí Minh và quan điểm của Mác – Lênin: Quan điểm của Mác – Lênin Quan điểm của Hồ Chí Minh Các Mác bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Lê-nin bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Hồ Chí Minh bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lê-nin bàn về giai cấp, đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh bàn về dân tộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt. Mọi tầng lớp, giai cấp cùng đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm. Mục đích : Giải phóng giai cấp Mục đích: Giải phóng dân tộc, mang lại độc lập tự do cho toàn thể dân tộc. Giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản Giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân Những cuộc đấu tranh đầu tiên trên nghị trường quốc tế, Hồ Chí Minh thẳng thắn nêu vấn đề đòi quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Sức hấp dẫn trong lúc ban đầu đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là lá cờ cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây. Ngay từ năm 1923, Người trả lời phỏng vấn của một nhà báo Liên Xô, rằng: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên, tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đàng sau những chữ ấy". Vấn đề đặt ra là Người muốn tìm hiểu xem đằng sau những từ ngữ dân chủ ấy ẩn chứa những gì? Có phải là dân chủ với nhân dân không, hay là dân chủ trong khuôn khổ cách mạng dân chủ tư sản? Từ năm 1917 đến năm 1923, Người ở Pari, thủ đô nước Pháp, đã nhìn thấy thực chất của "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" của một nền dân chủ tư sản phương Tây, một nền dân chủ do cách mạng tư sản dân chủ mang lại. Nguyễn Ái Quốc nhìn rõ cách mạng tư sản dân chủ thực chất là cuộc cách mạng tư sản, trong đó, nhân dân đưa ra những yêu sách về kinh tế và chính trị của mình, và do đó, gây ảnh hưởng đến cách mạng, làm cho cách mạng phát triển vượt ra khỏi giới hạn chính trị chật hẹp mà giai cấp tư sản đã nêu ra trước khi nổ ra cách mạng. Đó là những mặt tiến bộ, tích cực của cách mạng tư sản dân chủ. Nhưng bên cạnh đó, cách mạng tư sản dân chủ cũng còn những hạn chế nhất định ở chỗ cách mạng không nêu ra mục đích trực tiếp là tiêu diệt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà chỉ nêu việc tiêu diệt một cách kiên quyết nhất mọi tàn dư của chế độ phong kiến. Vì vậy, nếu cách mạng tư sản dân chủ có giành được thắng lợi, thì chế độ của nó vẫn nằm trong khuôn khổ của chế độ tư sản, trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại chủ trương lật đổ chế độ tư sản, thực dân ở Đông Dương. Người thấy sau vụ đàn áp dã man của chính quyền Đông Pháp, nhiều người dân Việt Nam, phần lớn là nhà nho, đã bị bỏ tù và sát hại. Vì vậy, Người kêu gọi các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, thì mới có thể giải phóng được nhân dân lao động. + Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu là vấn đề dân tộc thuộc địa , đân tộc bản xứ . Vấn đề được biểu hiện qua những nội dung chính như : - Các dân tộc thuộc địa trước hết phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình - Không được ỷ lại , chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. - Các dân tộc phải dựa vào chính sức mình, tranh thủ sự đoàn kết , ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến bộ toàn thế giới. - Các dân tộc cần có sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. + Với Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng XHCN. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân và giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột. Vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân - điều đó phù hợp với xu thế thời đại và lợi ích của các giai cấp và lực lượng tiến bộ trong dân tộc. Sức mạnh đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là cái gì khác mà là mục tiêu dân tộc luôn thống nhất với mục tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng XHCN. Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để, tạo tiền đề cho bước chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH. + Với Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp . Người luôn giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của giai cấp, nhưng đống thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế , lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc. + Với Hồ Chí Minh, giữ vững độc lập dân tộc mình , đồng thời tôn trọng độc lập dân tộc khác. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho riêng dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc khác. Người không quên nghĩa vụ quốc tế trong viêc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới , Người luôn tâm niệm “ giúp bạn là tự giúp mình “ và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. ** Những nhân tố dẫn tới thành công cách mạng giải phóng dân tộc. Đặt mối quan tâm lớn về vấn đề dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng mục tiêu bức thiết lúc bấy giờ là giải phóng dân tộc và cũng theo quan điểm của Người để giành thắng lợi thì cần quan tâm tới những yếu tố sau: - Động lực của đất nước là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta kế thừa tinh thần dân tộc được hun đúc qua hang nghìn năm lịch sử chống giặc ngoại xâm. Nó có nhiệm vụ giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam - Đường lối cứu nước là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.. Hồ Chí Minh khẳng định rằng : “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, chỉ có chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản mwois giải phóng đươc các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thể giới khỏi nô lệ => Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp , chủ nghĩa nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Vấn đề dân tộc đã trở thành vấn đề cần giải quyết trước tiê của cách mạng Việt Nam. Do yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc , Việt Nam cũng như các nước thuộc địa cần phát huy tính chủ động sáng tạo của mình trong sự việc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quố tế. Đây cũng chính là những điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh từ quan điểm của Mác - Lênin về mối quan hệ dân tộc và thuộc địa. IV. Sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã ngày càng cụ thể hoá và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, mà thực chất là nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong công cuộc xây đựng CNXH ở nước ta. Văn kiện của Đảng ta tại Đại hội lần thứ IX đã xác định rõ: “mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tổ quốc được sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc. Nhìn lại 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, Đại hội VI (năm 1986) đã chỉ rõ: Phải tránh những sai lầm giáo điều, rập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những nội dung và hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng dân tộc. Đại hội VII của Đảng đã chỉ ra các đặc trưng về mối quan hệ dân tộc: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới. Đại hội VIII của Đảng xác định: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời Đảng ta cũng đã xác định ba mục tiêu chủ yếu: “Xoá được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khoẻ của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới. Xoá được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch, vững mạnh”. Bước sang thế kỷ XXI, Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Đại hội IX: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX về công tác dân tộc đã ghi rõ: “Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” Nhìn lại lịch sử dân tộc ta trong thế kỷ XX, một thế kỷ vận động và phát triển mau lẹ và phức tạp của tình hình quốc tế, chúng ta càng thấy sự đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp. Vấn đề đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác liệt lẫn trong những khó khăn của hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đang thể hiện giá trị trường tồn nhất là trong bối cảnh các dân tộc đang đứng trước những thách thức cực kì nguy hiểm khi các thế lực hiếu chiến dựa vào tiềm lực quân sự hiện đại tiến hành chiến tranh xâm lược những nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp. Điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới, làm cơ sở vững chắc cho việc vận dụng, hoạch định, tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, để đưa dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, vững bước trong quá trình xây dựng một đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chững giữa vấn đề dân tộc và thuộc địa có sự học tập , sáng tạo đặc sắc , có giá trị lớn lí luận và thực tiễn lớn lao. Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX đã chứng tỏ giá trị khoa học và thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc , nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân; chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc , giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người mãi là ngọn đuốc soi đường không chỉ trong thắng lợi cách mạng Việt Nam mà còn cho xã hội ngày nay. Tài liệu tham khảo Tuyển tập Hồ Chí Minh toàn tập ( tập 3, 4 ) Giáo trình : Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Bộ giáo dục và đào tạo ) Bài viết của TS. Bế Trường Thành ( Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ) Bài viết của GS. Nguyễn Duy Quý đăng trên tạp chí Quốc phòng toàn dân ). ******************Hết******************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtu_tuong_ho_chi_minh_6252.docx
Luận văn liên quan