LỜI MỞ ĐẦU Giả như con người không có nền đạo đức thì thế giới này sẽ ra sao? Nếu vậy ắt hẳn con người sẽ không tồn tại. Đạo đức là để hướng dẫn những hành vi của mình, nếu con người không có đạo đức thì con người cũng giống như bao nhiêu sinh vật khác vậy, không hơn không kém. Con người khác với con vật là ở chỗ, con người có tình yêu thương được thể hiện trong quan hệ giữa người với người. Những tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi giúp con người sống đúng với hữu thể có lý trí và linh hồn. Một xã hội mà trong đó con người không tôn trọng nhau, nghĩa là không được xây dựng trên những giá trị đạo đức thì xã hội ấy không còn là xã hội đúng như tên gọi của nó nữa. Một xã hội trong đó mọi người tôn trọng nhau, cư xử với nhau có trên có dưới thì xã hội đó mới thực là xã hội của con người.
A/ NHỮNG KHÁI NIỆM Ở CÁC KHÍA CẠNH KHÁC NHAU VỀ ĐẠO ĐỨC.
- Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người.
- Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình.
- Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.
- Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người.
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,- nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
- Đạo đức là- toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
- Đạo đức là- hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình.
B/ NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH. LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8894 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan điểm về đạo đức Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận và lựa chọn tin theo. Chính vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì. “Đức là gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Và khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác việc nước việc dân. Như vậy, “đức là gốc” ở đây phải là “đức lớn” – đức tận tâm, tận lực phấn đấu hy sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất với những phẩm chất đạo đức thông thường cụ thể, như hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng... trong đời sống hàng ngày.
Thứ ba, "Đức là gốc" trong xây dựng Đảng là Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" trong đó đạo đức là "gốc", vẫn là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt lên trên hết, trước hết. Bởi Đảng cộng sản muốn đóng được vai trò tiên phong thì trước hết phải là một đảng tiêu biểu cho đạo đức cách mạng, tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc và nhân dân. Có lẽ trong lịch sử phong trào cách mạng thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào coi trọng vấn đề đạo đức đến tầm mức như Hồ Chí Minh, đã đặt đạo đức lên vị trí hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Bởi thế, một đảng nếu xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng, nếu thoái hóa về đạo đức thì tức là đã hỏng từ "gốc" và cuộc cách mạng nếu được tiếp tục, tất yếu sẽ bị biến chất và không còn ý nghĩa. Tất nhiên, một đảng tiên phong cách mạng nếu chỉ có đạo đức cách mạng thì chưa đủ mà Đảng còn phải "là văn minh", phải tiêu biểu cho trí tuệ của cả dân tộc. Ngoài đạo đức cách mạng là yêu cầu tiên quyết, Đảng còn phải có trí tuệ, có năng lực nhận thức quy luật và hành động cách mạng đúng đắn, biết phân tích chính xác tình hình, đề ra đường lối, chủ trương sát đúng, đưa cách mạng tiến lên từng bước.
Có thể nhận thấy, quan niệm "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", đạo đức là "gốc" trong xây dựng Đảng là một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo và không được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch, suy thoái về đạo đức. Người cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Do đó, thường xuyên tự đổi mới và tự chỉnh đốn Đảng là một yêu cầu khách quan của chính sự nghiệp cách mạng trong tất cả các thời kỳ. Trong di chúc của mình, phần nói về những công việc phải làm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: "việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi. Và, không chỉ trong Di chúc, mà chính trong bài viết cuối cùng mà Hồ Chí Minh để lại cũng là bài viết về đạo đức. Phải chăng, Người muốn dành bài viết cuối cùng cho điều mà Người tâm huyết nhất và cũng là điều mà Người trăn trở nhất trong sự nghiệp cách mạng - Đó là vấn đề "nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", là "thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân".
Vậy:
"Đức là gốc" là quan điểm cơ bản, xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Với những nội dung sâu sắc, chứa đựng chiều sâu tư tưởng lớn, quan điểm "đức là gốc" của Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nối và nâng cao quan niệm đạo đức truyền thống của phương Đông và Việt Nam mà còn là một cống hiến quan trọng của Người đối với kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với dân tộc ta, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về đạo đức cách mạng là tài sản tinh thần vô giá, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mà không chỉ là tư tưởng, cuộc đời cách mạng không một gợn một chút riêng tư của chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những bài học lớn về đạo làm người. Xét đến cùng, triết lý lớn về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là triết lý về đạo làm người được tóm gọn trong sáu chữ: Thành người, làm người và ở đời. Và phải chăng, "tầm cỡ của một hiền triết chưa chắc ở chỗ giải đáp mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng... ở chỗ lựa chọn giáo điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó.
2. Quan điểm nhân, nghĩa, trí, dũng:
- Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì phải họ đều làm được. - Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
- Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.
- Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
1.Quan điểm đạo đức trung với nước, hiếu với dân.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ giữa dân với nước, giữa nhân dân với tổ quốc. Đây là mối quan hệ chi phối tất cả các mối quan hệ khác. Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của người đảng viên. Trung hiếu là khái niệm thuộc đạo đức truyền thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử.
Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước. Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua là người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan điểm “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuântheo lệnh vua là tôi không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với quan niệm của đạo đức phong kiến. Bác Hồ chỉ rõ: “Trung là trung với tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân”. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích nước, lợi dân.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đày tớ của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Bác còn chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”; Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ muốn cho xứng đáng phải làm được việc. Muốn làm được việc, thì phải được dân tin dân phục dân yêu. Muốn được dân tin dân phục dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó mà muốn được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời”.
Cần: Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Người siêng học tập thì mau tiến. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng hoạt động thì có sức khỏe. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh. Muốn cho chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc.
Cây gỗ bất kỳ to nhỏ đều có gốc và ngọn. Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để làm sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn thời giờ, mất công nhiều mà kết quả ít. Siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công để nhằm vào hai điểm: công việc (làm trước sau) và nhân tài (năng lực ai vào việc nấy). Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Cần là phải biết cách nuôi dưỡng, phân bổ cả tinh thần, vật chất và lực lượng của mình một cách hợp lý để làm việc lâu dài.
Đêm 30 Tết năm 1957, Bác đến thăm ba đồng chí cảnh vệ trực Phủ Chủ tịch và dạy anh em cách pha trà. Lượt nước đầu tiên và thứ hai, Bác đều rót vào một chiếc ca to, đậy kín lại. Lượt nước thứ ba, Bác rót ra 4 chén con để mọi người cùng uống. Tiếp những lượt nước sau, Bác chuyển trà từ ca vào ấm rồi thêm nước sôi vào, nhờ thế nước trà vẫn đậm đà. Cuối buổi, Bác mới nói: “Nghe nói mấy chú đầu tháng “trung nông”, giữa tháng “bần nông”, cuối tháng “cố nông” như thế là chi tiêu không kế hoạch. Nếu các chú chi tiêu theo lối pha trà của Bác thì vừa đủ tiền tiêu, vừa khỏi phải trả nợ”.
Kiệm: Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, làm chừng nào, xào chừng nấy như cái thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Thời giờ cũng phải được tiết kiệm như của cải. Của cải hết còn có thể làm thêm nhưng khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo trở lại được. Biết tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người khác.
Thánh hiền có nói: Một tấc bóng là một thước vàng. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Kết quả chữ cần kiệm to lớn như vậy cho nên người yêu nước thì phải thi đua thực hành cần kiệm.
Tháng 4/1969, Bộ Chính trị họp bàn chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn năm sau. Bác đang mệt nặng nên vắng mặt. Sau đó trên giường bệnh, nghe báo cáo lại cuộc họp, Người nói: “ Các chú nên bàn bạc cho kỹ. Còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa 19/5 làm ngày kỷ niệm lớn năm 1970. Hiện nay các cháu học sinh sắp vào năm học mới, giấy mực tiền bạc dùng tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dùng để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Liêm: Là trong sạch, không tham lam. Liêm có nghĩa rộng hơn là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên. Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp di công - dinh tư.
Vì vậy cán bộ phải thực hành chữ liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân. Quan tham vì dân dại. Nếu dân hiểu biết không chịu đút lót thì quan dù không liêm cũng phải hóa ra liêm. Vì vậy cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết thì sẽ gây nên tinh thần liêm khiết trong nhân dân.
Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại Mỹ năm 1965, nhân dân Hà Nội phải ăn cơm độn mỳ sợi, ngô, bột, bo bo. Bác yêu cầu: “Các chú thổi cơm độn cho Bác. Nhân dân, cán bộ ta ăn độn bao nhiêu phần trăm, cứ độn cho Bác từng ấy, giống như cán bộ với dân”, anh em cấp dưỡng thương Bác quá bèn thưa rằng quy định các cụ già trên 70 tuổi không phải ăn độn, nhưng Bác không đồng ý. Anh em bèn xay nhỏ ngô trộn vào gọi là thì Bác vẫn nhắc lại rõ ràng: “50% cơ mà!”.
Chính: Tức là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Cần - kiệm - liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là cây hoàn toàn. Một người phải cần - kiệm - liêm nhưng còn phải chính mới hoàn toàn. Trong xã hội, tuy có trăm công nghìn việc, song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Bất kỳ ở tầng lớp nào, giữ địa vị nào, làm nghề nghiệp gì, sự hoạt động của một người trong xã hội đều phải xác định cái đúng, cái tốt trong bản thân mình đối với mọi người và đối với công việc. Bản thân luôn tự kiểm điểm, tự phê bình sửa chữa khuyết điểm và hoan nghênh người khác phê bình mình.
Với mọi người phải chân thành khiêm tốn, thật thà đoàn kết, chớ nịnh trên, xem thường dưới. Trong công việc phải để việc công lên trên việc tư, việc nhà. Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, kế hoạch, cẩn thận, quyết tâm làm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mới giữ cương vị một thời gian ngắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng ra nhận trách nhiệm trước quốc dân: “Chính phủ do tôi đứng đầu chưa làm được việc gì đáng kể cho nhân dân. Có thể nói rằng: những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác...
Nhưng không, tôi phải nói thật: những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm là lỗi tại tôi. Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi”. Trong thư riêng gửi ông Vũ Đình Hòe, Bác viết: “ Việc ân xá, ân sám ở Thái Bình như thế là xong. Ông giám đốc N.V.H tỏ ra tận tâm với chức vụ, thì Chính phủ nên khen. Nhưng trong việc ở Thái Bình vừa rồi, ông ấy làm quá đáng, thì chúng ta phải phê bình giúp ông ấy sửa chữa và tiến bộ. Không vì công mà quên tội. Đó là cách chí công vô tư, để rèn luyện và cất nhắc cán bộ”.
Tại buổi họp của Hội đồng Chính phủ ngày 30/12/1967, Bác đã thẳng thắn góp ý: “Chính phủ ta tuy đã cố gắng nhưng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trong khi người công nhân, người nông dân, người chiến sĩ hy sinh làm tròn nhiệm vụ của mình, còn chúng ta những người làm lãnh đạo có khi lại làm chưa hết nhiệm vụ của mình. Tôi nói như vậy có đồng chí không thích, nhưng tôi nói có sách mách có chứng cả. Chúng ta phải gương mẫu trong quản lý và bảo vệ của công. Việc đoàn kết nội bộ trong các Bộ, các ngành chưa được tốt. Lề lối làm việc của chúng ta cũng có nhiều điểm chưa tốt, có tình trạng là nói mà không nghĩ, nghĩ mà không quyết, quyết rồi mà không làm...”.
Để quyết tâm xây dựng đất nước, hướng tới một tương lai tươi sáng, phồn vinh trong thế kỷ mới, mỗi người cần phải thấm nhuần lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Một hột gạo, một đồng tiền là mồ hôi, nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác. Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền, do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối. Thậm chí làm chợ đen chợ đỏ, thụt két, buôn lậu. Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính”.
5. Yêu thương, quý trọng con người.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right]
Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ nghĩa. Bác Hồ đã xác định phẩm chất yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách mạng cao đẹp nhất của người đảng viên.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Lòng yêu thương con người của Bác Hồ trước hết là dành cho đại đa số nhân dân lao động, người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta. Tình yêu thương con người của Bác thật bao la. Tình yêu thương con người đối với đồng bào mình, Bác Hồ chỉ có một ham muốn duy nhất là: “Tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đối với Bác Hồ, cả cuộc đời chỉ vì dân, vì nước không có gì lớn lao và quý báu hơn dân với nước. Thương yêu dân tộc mình, thương yêu con người. Bác từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Tấm lòng yêu thương con người của Bác Hồ còn được thể hiện rõ trong quan hệ đồng chí, đồng đội, anh em. Nhưng đối với bản thân mình Bác đòi hỏi phải nghiêm khắc, nhưng đối với bạn bè, đồng chí phải rộng rãi, đòi hỏi tất cả mọi người phải có sự tôn trọng con người, tôn trọng lẫn nhau. Đối với cán bộ, đảng viên, Bác dạy học chủ nghĩa Mác-Lênin là để thương yêu nhau hơn. Bác nói: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là để sống với nhau cho có nghĩa, có tình”. Đối với Bác chỉ có nâng con người lên, chứ không cho phép hạ thấp, vùi dập con người xuống, dù cho họ có khuyết điểm, thiếu sót. Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao điểm tích cực, hạn chế những tiêu cực để mỗi người,ngày càng tốt hơn, có ích hơn cho Đảng, cho đất nước. Và, Bác khuyên mọi người trong tự phê bình phải thẳng thắn, chân thành để giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Bác dạy “Ở đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Đối với Đảng, Bác đòi hỏi “Đảng phải thương yêu cán bộ, nhưng thương yêu không phải vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp cho họ học tập thêm, tiến bộ thêm.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/siz Tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân của Bác càng thể hiện rõ hơn trong Di chúc của Bác. Trong Di chúc, Bác căn dặn Đảng và Chính phủ thực hiện công việc đầu tiên trong hàn gắn vết thương sau chiến tranh là “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Đầu tiên là đối với cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong; đối với các liệt sĩ; với cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ; với phụ nữ, nông dân…. cuối cùng là những nạn nhân của chế độ cũ…Bác không bỏ xót đối tượng nào cả, thể hiện một tấm lòng thương yêu đối với tất cả mọi người.
6. Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức.
Đã có người cho rằng, học tập đạo đức Hồ Chí Minh khó quá. Học không phải là bắt chước. Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là nền tảng tư tưởng mà còn là kim chỉ nam cho hành động nữa. Học đạo đức Hồ Chí Minh là tìm hiểu bản chất của vấn đề để vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống. Chẳng hạn: học Hồ Chí Minh không có nghĩa là tất cả mọi người phải đi dép lốp mà học đức tính giản dị của Người.
Người dân có cảm tình với Đảng, với chế độ XHCN trước hết là qua gương sáng của cán bộ, đảng viên, những gương đó có sức mạnh cảm hoá, đưa đến cho người ta niềm tin. Trong lúc kêu gọi những người có ăn cứ 10 ngày nhịn một bữa, mỗi bữa một bơ để cứu giúp những người đang bị đói ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thì Hồ Chí Minh đã làm gương. Kêu gọi mọi người ra sức chống hạn để cứu lúa, kể cả huy động mọi người ở nông thôn bất kể ngày đêm tát nước, thì Hồ Chí Minh đi tát nước, đi cấy lúa với máy cấy thí nghiệm, v.v. Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi một người dân khoẻ mạnh thì cả dân tộc khoẻ mạnh và một trong những biện pháp để đạt được yêu cầu đó là mọi người phải thường xuyên tập thể dục, do đó Người kêu gọi mọi người hằng ngày hăng hái tập thể dục. Người nói: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Nói chuyện với cán bộ ở một trường huấn luyện (11-1945), Hồ Chí Minh nói: “Phải làm gương cho đồng bào, phải siêng năng, hăng hái. Tôi lấy thí dụ như trong việc cứu nạn đói, mình bảo người ta 10 ngày nhịn ăn một bữa mà chính đến ngày nhịn, mình lại cứ chén tỳ tỳ thì nghe sao được. Đáng lý dân nhịn một bữa mình nhịn hai bữa mới phải. Về việc khuyến nông cũng vậy, bảo người ta đào đất trồng ngô, trồng khoai mà lúc người ta làm mình lại ngủ thì sao được?…Miệng nói tay phải làm mới được.
Trông vào việc làm của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy phản chiếu lai láng như hồn anh minh của một số vị vua sáng láng triều Lý thế kỷ XI, XII như vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông…năm nào cũng vậy, cứ đầu mùa thì đi cày ruộng tịch điền, khi đến vụ thu hoạch thì đi thăm người dân gặt lúa để khuyến nông. Hồ Chí Minh có lẽ cũng tựa như vua Trần Nhân Tông thời nhà Trần, năm 1313, khi nước sông Cái (sông Hồng) lên to có nguy cơ vỡ đê, lụt lội, thì đã thân hành đi hộ đê, ông gạt bỏ lời can của một quan ngự sử “Bệ hạ nên chăm lo sửa sang đức chính, đắp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì”, mà cho rằng bản thân mình làm vua mà thân chinh đi hộ đê lúc dân gặp nạn lụt lội cũng là lo việc sửa sang đức chính vậy.
Hồ Chí Minh là người kỵ giáo điều, là một con người luôn luôn canh tân. Đã có nhiều lần Người đề cập vấn đề giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin. Nói chuyện với cán bộ của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng năm 1968, Người nói: “Các chú dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác – Lênin, chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là thế nào không? Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác. Hồ Chí Minh cho rằng: “Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin thiết thực nhất. Cũng như vậy, Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Làm gương sáng cho người khác soi, đó là một phương cách xử thế ở đời của Hồ Chí Minh. Nhiều cái phản văn hoá hay là đạo đức giả thường là có “4 N”:
- Nói thì nhiều nhưng làm thì ít.
- Nói thì hay nhưng làm thì dở.
- Nói để đấy rồi không làm gì cả.
- Nói một đằng làm một nẻo.
Hồ Chí Minh cho rằng: ở phương Đông và ở Việt Nam, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Cán bộ, đảng viên, những người có chức có quyền, nhất là những cán bộ chủ chốt, nếu nêu một tấm gương sáng thì sẽ tạo ra một đời sống văn hoá lành mạnh cho xã hội, còn ngược lại thì hậu quả sẽ khôn lường.
Hồ Chí Minh không dùng lối “thị phạm”, tức là làm mẫu để dạy người khác. Hồ Chí Minh không “lên lớp”, không “dạy” ai cả, mặc dù những câu, những bài Người viết, những lời Người nói, những việc Người làm đều toát lên toàn bộ tính sư phạm của Người. Tự lời ăn, tiếng nói, tự cái hành xử hằng ngày của Người chính là thân giáo, là có ngôn, mà những ai có lòng cầu thị có thể soi vào đấy. Hồ Chí Minh soạn bài giảng cho các lớp huấn luyện những người yêu nước Việt Nam những năm 1925-1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc), sau này tập hợp in thành sách Đường cách mệnh, đầu tiên Người quan tâm là giáo dục cho học viên về Tư cách của một người cách mệnh gồm có 23 điều. Và, điều 10 trong 23 điều tư cách đó được ghi trong cuốn Đường cách mệnh là: “Nói thì phải làm”.
Hồ Chí Minh cũng như bao con người khác, nghĩa là cũng có những sở thích riêng. Xã hội có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu sở thích. Mỗi người đều có những sở thích riêng hợp lại, thống nhất lại trong một xã hội. Đó là sự thống nhất của cái đa dạng. Mà như thế mới có một xã hội năng động và phát triển. Không biết từ bao giờ, Hồ Chí Minh nghiện thuốc lá. Đến năm 1965, Hồ Chí Minh chấp hành quyết định của bác sĩ là bỏ thuốc lá. Đến tháng 3 năm 1968, Hồ Chí Minh viết một bài thơ bằng chữ Hán:
Vô đề
Tam niên bất ngật tửu xuy yên
Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên
Hỷ kiến nam phương liên đại thắng
Nhất niên tứ quý đổ xuân thiên
Nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch:
Không đề
Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
Một năm là cả bốn mùa xuân.
7. Xây đi đôi với chống.
Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại không thích quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi con người vì những lý do khác nhau, nên không phải mọi người đều tốt. Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình". Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Cho nên, chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] 8. Tu dưỡng bền bỉ suốt đời.
Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự giáo dục và rèn luyện mà nên. Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục. Đã là con người thì khó tránh khỏi vấp phải khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Cho nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân là phải được tiến hành đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quá trình hoạt động cách mạng.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên nếu thực tâm làm theo lời Bác thì sẽ hoàn toàn thực hiện được. Vì những điều Bác dạy, không phải chỉ có vĩ nhân hay lãnh tụ mới thực hiện được, mà mọi người đều thực hiện được vì đó là những điều rất bình dị trong cuộc sống của mỗi người.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Vận dụng Tư tưởng về đạo đức có thể nói đó là hợp điểm tư tưởng về con người và tư tưởng về văn hoá của Hồ Chí Minh.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Với con người, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là cái quan trọng nhất quyết định tính cách, tức là nhân cách. Đức phải gắn với tài và tài phải có đức đảm bảo. Theo Người, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức sẽ không làm được điều ích lợi cho đời , thậm chí còn có hại, sinh ra những thói xấu như kiêu căng, tự mãn, ích kỷ rồi thành hư hỏng, có khi phạm tội. Bởi thế, Người đòi hỏi có đức phải có tài và có tài phải có đức.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Văn hóa có cốt lõi của nó là ở đạo đức. Thiện- Ác, Tốt- Xấu, hay- dở đều có ở con người và phần nhiều là kết quả của giáo dục. Tuỳ thuộc ở môi trường, hoàn cảnh và giáo dục như thế nào mà con người có thể tốt hay xấu. Do đó, giáo dục trước hết và chủ yếu là giáo dục đạo đức, sửa chữa, cải tạo cái xấu, vun trồng, tập luyện cái tốt. Người xác định học để làm việc, làm người, học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp - dân tộc - nhân loại . Người đặc biệt chú trọng tới các đức tính mà giáo dục các đức tính thì phải chăm lo từ bé, có sự chỉ dẫn tỷ mỷ, chu đáo, nêu gương của các thầy giáo, cô giáo. Giáo dục nhà trường là trung tâm để hình thành nhân cách. Song phải có hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục gia đình - nhà trường và xã hội. Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục thực hành đạo đức đều mang ý nghĩa Văn hoá đạo đức, thấm vào nhận thức, tình cảm, vào hành vi, lối sống, sự ứng xử của con người, giữa người với người trong xã hội.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Vận dụng phương châm xử thế của người xưa, Người nói rõ đạo đức công dân, trách nhiệm công dân và thái độ ứng xử đối với dân, gắn liền trách nhiệm và lợi ích, quyền và nghĩa vụ. Với Hồ Chí Minh, chính trị là đoàn kết và thanh khiết, từ việc nhỏ tới việc lớn. Theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng Đảng chân chính cách mạng, làm cho Đảng trở thành Đảng của đạo đức và văn minh. Đạo đức cách mạng trong Đảng, trong cán bộ, đảng viên, nhất là ở những người lãnh đạo, cầm quyền là hạt nhân của đạo đức cách mạng - một nền đạo đức mới tiêu biểu cho xã hội mới.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Điều quan trọng và thiết thực là ở chỗ, Người chỉ rõ: phải thực hành đạo đức cách mạng trong công việc, trong tổ chức, trong phong trào thi đua yêu nước, trong lối sống và hành vi của cán bộ công chức đặc biệt là những người lãnh đạo có chức có quyền. Chú trọng bồi dưỡng tình cảm cách mạng, đem những nội dung mới, tinh thần đổi mới và quyết tâm đổi mới để xây dựng đạo đức cách mạng. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới làm nên sự nghiệp. Cán bộ phải tích cực gần gũi mật thiết với quần chúng như máu với thịt, như cá với nước.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người căn dặn cán bộ đảng viên, dù bất cứ ở cương vị gì, giữ trọng trách gì cũng phải luôn sâu sát dân và hướng tới dân, vì dân. Phải tận trung với nước, tận hiếu với dân, làm đầy tớ và công bộc của dân, do đó phải dân chủ, không rơi vào ''quan chủ'', là đầy tớ chứ không phải lên mặt quan cách mạng''. Làm điều lợi cho dân, tránh điều hại cho dân dù chỉ là một cái hại nhỏ. Không đảm bảo công bằng làm cho lòng dân không yên thì đó là điều nguy hại cho chế độ.
Đạo đức cách mạng ở trong Đảng đòi hỏi phải nêu cao tính tiên phong gương mẫu, đấu tranh phê bình và tự phê bình, có lý có tình, thấu tình đạt lý, ăn ở với nhau có tình có nghĩa, phải có tình thương yêu đồng chí, giữ gìn sự sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Công chức nhà nước phải tận tâm tận lực với công việc, chấp hành luật pháp, tôn trọng kỷ luật công vụ, thi hành đạo đức công chức
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Ai nấy đều biết 6 điều Người dạy Công an nhân dân, trong đó có những lời thấm thía: với chính phủ phải tuyệt đối trung thành, với dân phải kính trọng lễ phép. Đây là những lời dạy chung cho tất cả mọi người, thấm nhuần đạo đức và văn hoá đạo đức mà nổi bật là Văn hóa trọng dân và trọng pháp.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] - 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng với những nội dung: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những bài học chuẩn bị cho thế hệ trẻ vào đời làm công dân tốt của nhà nước, làm chiến sĩ trung thành của chế độ.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right]
Đạo đức cách mạng còn đòi hỏi tẩy trừ những thói xấu: tệ lãng phí, quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí là không thương dân, mỗi đồng tiền bát gạo mà chúng ta tiêu dùng đều từ mồ hôi nước mắt của dân, thương dân thì phải tiết kiệm. Tham ô là ăn cắp của công, ăn cắp của dân, là có tội với dân, là tội ác và kẻ thù của chế độ mới. Thực hành đạo đức cách mạng thì phải ra sức đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống lại những thói hư tật xấu trong con người mình, cuộc đấu tranh đó âm thầm và quyết liệt, có không ít sự đau đớn ở trong lòng.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] - Đạo đức cách mạng đối với tuổi trẻ, với thanh niên càng trở nên quan trọng để nuôi dưỡng hoài bão, chí khí lớn, nghị lực đấu tranh cho chân lý, đạo lý, tình thương, lẽ phải. Trung thực - Khiêm tốn - Đoàn kết - Vị tha- Nhân ái - Khoan dung, đó là những đức tính và giá trị đạo đực mà Người ra sức thực hiện ở mỗi con người. Lại có một điều thấm thía khác. Người căn dặn thanh niên: tuổi trẻ phải có chí tiến thủ, hoài bão lo việc lớn, vì nước vì dân trẻ phải biết tránh xa danh vọng, quyền lực vì những cái đó dễ làm hư hỏng con người.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người không chỉ nêu lên những nội dung phong phú của đạo đức cách mạng mà còn gợi mở bao điều quý giá khác về giáo dục, thực hiện đạo đức cách mạng. Theo Người, phương pháp phải thích hợp, mềm dẻo, linh hoạt, đã đúng lại còn phải khéo nữa thì mới có sức thuyết phục lòng người.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người đã nâng phương pháp giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng lên tầm phương pháp tư tưởng, lên trình độ khoa học và nghệ thuật, có sức lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ lòng người ở mọi đối tượng, tầng lớp, thế hệ.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Như đã nói ở trên, sức thuyết phục mạnh mẽ của đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở trí tuệ, tư tưởng mà còn là ở sự khéo léo, tinh tế nhất là ở tấm gương trong sáng, mẫu mực về đạo đức của Người trong đời sống đạo đức hàng ngày.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người đã thực hiện nhất quán giữa tư tưởng đạo đức và hành động đạo đức. Suốt một đời tận tụy vì dân, vì nước, Người là biểu tượng cao quý của đức hy sinh, lo cho dân, sống vì dân, thấu hiểu dân tình, dân sinh, dân ý, trở thành lãnh tụ của dân, thân dân và chính tâm. Tình thương yêu rộng lớn của Người đối với nhân dân, đồng bào là không bao giờ thay đổi. Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, đó là phương châm ứng xử và hành động của Người.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người là lãnh tụ gần dân, sống trong lòng dân, đến với dân chân tình cởi mở, không một chút nào xa lạ, quan cách.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người sống một cuộc sống đạm bạc, đồng cảm với dân, làm tất cả những gì có thể làm được để chăm lo cuộc sống hàng ngày những lợi ích thường nhật của dân.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân dân từ chính khách, trí thức cao cấp tới dân thường để mưu cầu hạnh phúc thiết thân hàng ngày của họ. Người trung thành đến cùng với mục tiêu lý tưởng đã theo đuổi mà thực chất là để cho mọi người dân được sống trong độc lập tự do, có độc lập tự do thì mới có hạnh phúc. Vì thế, Người đảm nhận chức vụ lãnh đạo trong sự tín nhiệm tuyệt đối của dân mà vẫn chỉ nghĩ đó là bổn phận, trách nhiệm công dân của mình, giống như một người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào ra mặt trận mà thôi.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Người đã có biết bao nhiêu chuyến đi công tác ở trong và ngoài nước. Đến đâu, Người cũng giản dị tự nhiên quan tâm thực sự tới cuộc sống của dân chúng, ân cần, chu đáo, chăm lo cho tất cả, chỉ quên mình. Trong trái tim của mỗi người Việt Nam thuộc các thế hệ khác nhau, Hồ Chí Minh là đồng nghĩa với sự kính yêu, biết ơn, ngưỡng mộ. Với đạo đức, nhân cách của Người, ngay đến kẻ thù cũng phải nể trọng.
[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right] Cho đến những năm cuối đời, Người còn trực tiếp làm việc với Hội nghị ngành Than, tìm hiểu cặn kẽ vì sao ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ này lại có chiều hướng giảm sút và phải vực dậy như thế nào. Người trực tiếp sửa chữa điều lệ Hợp tác xã nông nghiệp và trong bản thảo Di chúc còn ghi, Người chủ trương miễn thuế nông nghiệp cho bà con nông dân để bà con yên tâm phấn khởi sản xuất. Ước nguyện của Người đã thành sự thật. Người học được bài học an dân trị quốc của ông cha ta, lo an sinh để an dân. Người làm việc với Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương) để bàn về cuộc vận động người tốt việc tốt... cho đến phút cuối cùng trên giường bệnh, Người vẫn lo cho dân nơi lũ lụt, mong tin chiến trường miền Nam thắng lớn. Muôn vàn tình thương của Người để lại cho đời, chỉ riêng Người "quên nỗi mình đau để nhở chung"... "Nâng niu tất cả chỉ quên mình''. . .Một Con người với đạo đức và Nhân cách như thế đã đi vào lịch sử, bất tử trong lòng dân.[right][size=1][url=]Copyright © SinhVienCnhh.Net | Diễn Đàn SVCNHH - CNTP - Posted by 08CNHH[/url][/size][/right]
9. Xây dựng môi trường văn hoá đạo đức trong sạch
Môi trường đạo đức hiện đang bị ô nhiễm ở lĩnh vực này, lĩnh vực nọ. Ô nhiễm đến mức độ nào? Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, người ta có thể dùng máy để đo, cũng có thể cơ thể con người chúng ta cảm nhận được. Nhưng, môi trường đạo đức nếu bị ô nhiễm thì đo thế nào? Có thể thấy:
Một, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng…”. Đây chính là nhận định của Đại hội X (4-2006) của Đảng. Cơ chế mới đã khơi dậy sự năng động của xã hội trong các lĩnh vực nhưng cũng phần nào chưa kiểm soát được một cách chắc chắn những cái ác, cái xấu. Những tệ nạn xã hội vẫn đang phát triển. Đồng tiền có sức mạnh ma quái đang làm hỏng nhiều cán bộ, đảng viên và làm hỏng các chuẩn mực quan hệ ứng xử của con người.
Cũng tại Đại hội X, phần Báo cáo về công tác xây dựng Đảng, còn viết: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng”. Đáng chú ý là lần đầu tiên trong một văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, có ghi: “Vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Thoái hoá về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Quá trình này chưa khắc phục được nhiều, nhất là các kiểu “chạy”, nhưng khắc phục ra sao thì vẫn đang ở phía trước. Đó là sự nhức nhối về môi trường đạo đức “có vấn đề”.
Hai, tệ nghiện hút ma tuý diễn ra nghiêm trọng và có chiều hướng phát triển mạnh trong xã hội Việt Nam. Nghiện hút ma túy đi liền và tạo ra hệ lụy với bao tệ nạn khác. Xã hội sẽ bị băng hoại về tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần, nhất là đạo đức, lối sống, trong số đó đáng lo ngại là tầng lớp thanh niên, lực lượng chủ công xây dựng một đất nước phát triển. Đây là một chỉ số đo mà đáng báo động về môi trường đạo đức của xã hội Việt Nam hiện đại.
Ba, vấn đề trật tự, an toàn xã hội cũng ở vào tình trạng “có vấn đề”. Làm sao thật yên tâm khi đi ra đường, nhất là chỗ vắng. Và, đặc biệt là tai nạn giao thông. Nhìn ở góc độ văn hoá đạo đức, thì vấn nạn giao thông là một biểu hiện rõ nét của sự suy thoái đạo đức.
Đó là ba điều “thấy” của chúng ta khi đề cập vấn đề này. Có thể còn nhiều biểu hiện khác nữa. Chúng ta không nhìn môi trường đạo đức ở Việt Nam qua lăng kính màu đen. Đương nhiên, những mảng sáng vẫn có nhiều. Nhưng, thực sự chưa yên tâm.
Xây dựng đạo đức trong môi trường như thế khó khăn hơn rất nhiều. Trách nhiệm làm cho môi trường đạo đức trong sạch không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của cả hệ thống chính trị, nhưng trước hết và cơ bản nhất là của từng gia đình. Trong xây dựng môi trường đạo đức, theo Hồ Chí Minh, rõ nhất là chú trọng những vấn đề sau đây:
- Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tôn trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục.
- Tạo ra một cách thường xuyên tinh thần đề cao cái đẹp, cái tốt; lên án cái xấu, cái ác và khuyến khích mọi người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện.
- Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc xây dựng môi trường đạo đức mới.
- Giải quyết đồng bộ tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, làm cho đất nước Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Hồ Chí Minh thường chú ý đến việc khơi dậy cái thánh thiện của con người. Hồ Chí Minh hoá giải để chuyển hoá từ cái xấu thành cái tốt của người khác một cách có hiệu quả. Hồ Chí Minh luôn luôn tìm chữ “đồng” trong sự khác biệt (Sự khác biệt thì ai, cộng đồng nào và lúc nào chả có). Người rất chú ý nhân lên cái tốt, cái đẹp mà những cái tốt, cái đẹp đó ở ngay trong mỗi người, trong mỗi cộng đồng dân cư, ở ngay bên cạnh, ở chung quanh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên, Người đã có ý kiến biên soạn và xuất bản sách “Người tốt việc tốt”. Người còn có ý kiến đối với loại sách này giá bán rẻ thôi để nhiều người mua, khổ sách vừa thôi để người ta dễ bỏ túi. Đầu tháng 6 năm 1968, trước khi qua đời hơn 1 năm, Hồ Chí Minh làm việc với một số cán bộ của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng về việc biên soạn và xuất bản loại sách này. Người quan niệm: từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
Không hiểu sao bây giờ chúng ta chưa chú ý tiếp tục biên soạn và xuất bản loại sách này. Thấy trong các báo viết về vụ án nhiều quá. Thấy sách in lậu, xuất bản lậu về mê tín dị đoan nhiều quá.
Cuộc sống của mỗi người chính là một yếu tố cấu tạo nên cuộc sống của xã hội. Mà đứng về khía cạnh văn hoá mà nói thì mỗi cá nhân lại là kết quả của một quá trình giáo dục hàng ngày của tất cả các tổ chức trong xã hội.
Chúng ta không chờ có một môi trường tốt rồi mới xây dựng đạo đức mà đó là cả một quá trình vừa xây, vừa chống, không thụ động. Và chỉ số phát triển của mỗi một dân tộc, phải chăng cần nhìn vào môi trường đạo đức nữa, nơi mà ở đó mỗi một con người, mỗi một cộng đồng, mỗi một dân tộc đều có cơ hội, điều kiện để tự do phát triển vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ chứ không chỉ là nhìn vào chỉ số tăng trưởng kinh tế. Xã hội càng phát triển thì tư duy và những quan niệm về các giá trị tinh thần cũng có khi đổi thay. Đó là tất yếu của cuộc sống. Nhưng, có những giá trị bền lâu, chúng như những viên ngọc mà chúng ta phải giữ gìn, luôn mài sáng nó lên. Hồ Chí Minh chính là người đưa ra thông điệp đó, thông điệp khuyến khích mọi người vươn tới những điều thiện, mỹ.
II. Làm gì để nâng cao đạo đức trong công việc.
Mỗi cá nhân, tập thể chung ta cần phải tham gia tích cực chương trình phát động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta phát động ( bắt đầu từ ngày 03-02-2007 và tổng kết vào ngày 03-02-2011).
Đối với công việc, Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai.
Cần phải tránh làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch.
Không được Kéo bè kéo cánh, đây lại là một bệnh rất nguy hiểm nữa đói với tổ chức. Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống.
Bệnh này rất tai hại cho tổ chức. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm tổ chức bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng nghiệp. Nó gây ra những mối nghi ngờ.
Không được đặt lợi ích của mình lên lợi ích của cơ quan, tổ chức. Không nên tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết để rồi làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Không ngần ngại trước những công việc khó khăn mà phải biết tự mình tìm cách tháo gỡ, chứ không phải việc gì dễ thì giành lấy cho mình còn việc khó dành cho người khác. Làm việc phải có kỹ cương, nề nếp.
Phải luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, không ngừng học tập nghiên cứu các vấn đề chung của xã hội để vận dụng vào công việc một cách tích cực và hợp lý nhằm đưa lại hiệu quả cao hơn cho công việc của mình cũng như kết quả chung của tổ chức.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các quan điểm đạo đức của người đã cho em thấy được những tố chất để hoàn thiện đạo đức một con người như thế nào. Đó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải có nghị lực, không ngừng học tập và tu dưỡng đạo đức của mình nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan điểm về đạo đức Hồ Chí Minh.doc