Mở đầu
Chương 1: Những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Mỹ - Việt Nam
1.1 Tình hình thế giới
1.2 Khái quát về quan hệ Mỹ - Việt Nam trước năm 1995
1.3 Chính sách đối ngoại của hai nước
1.3.1 Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh
1.3.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Chương 2: Về thực tiễn quan hệ Mỹ - Việt Nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay
2.1 Trong lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao
2.2 Trong lĩnh vực Kinh tế - Thương mại
2.3 Trong lĩnh vực khác
Chương 3: Triển vọng về quan hệ Mỹ - Việt Nam và một số kiến nghị
3.1 Một số nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam trong thời gian qua
3.2 Triển vọng
Kết luận
Tài liệu tham khảo
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình Dương, trong đó gồm cả Đông Nam Á.
Nội dung chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam gồm những trọng điểm sau:
Thứ nhất: Bình thường hoá quan hệ với Việt Nam giúp cho Mỹ có cơ hội xoá bỏ những mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ. Giải quyết những hậu quả chiến tranh, tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, tạo điều kiện cho Mỹ thoát khỏi “hội chứng Việt Nam”, đồng thời mở đường cho các nhà kinh doanh Mỹ thâm nhập vào thị trường Việt Nam buôn bán và đầu tư, đem lại lợi nhuận, việc làm và lợi thế mới cho Mỹ trong cuộc cạnh tranh kinh tế và thương mại toàn cầu hiện nay.
Thú hai: Thông qua vị trí và vai trò của Việt Nam, Mỹ kiềm chế các đối tác lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Nga, Nhật Bản, Trung Quốc...)
Việt Nam có mối quan hệ với tất cả các nước lớn, nên Mỹ muốn tác động tới Việt Nam để giành lợi thế hơn so với các nước khác. Còn với Trung Quốc, Việt Nam là nước ở ngay cạnh Trung Quốc nên Mỹ tính toán triệt để lợi dụng Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Trung, không để Việt Nam và Trung Quốc liên kết với nhau với vai rò hai nước chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba: Mỹ theo đuổi chiến lược lâu dài, thực hiện “diễn biến hoà bình” để chuyển hoá Việt Nam đi vào quỹ đạo của Mỹ, triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
1.3.2 Chính sách đối ngoại của việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Khái quát đặc điểm tự nhiên xã hội
Tên chính thức: Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày quốc khánh: 02 tháng 09 (năm1945) – Ngày độc lập
Thủ đô: Hà Nội
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ ngày: 12 tháng 7năm 1995
Diện tích: 334.960 km2, trong đó diện tích đất là 331.700 km2, diện tích mặt nước là 3.260 km2.
Dân số: 83,1199 triệu người (năm 2005)
Tổng thu nhập quốc dân (GDP): 44,5 tỷ USD (năm 2004)
Quá trình hình thành tư duy đối ngoại đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam
Trong Đại hội của Đảng lần VII, Đảng Cộng sản việt Nam xác định rõ: đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm khai thác tốt nhất các nhân tố quốc tế phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước, đồng thời mở rộng và phát huy vị thế của dân tộc Việt Nam, đóng góp với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển.
Từ nhận thức đúng đắn của đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dần dần hoàn thiện đường lối đối ngoại đổi mới.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản chủ trương cần phải thực hiện sách lược thêm bạn bớt thù, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Chủ trương về đối ngoại là mở cửa và hội nhập quốc tế, quan hệ với tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
Trong những năm tiếp theo, khi thực hiện và duy trì đường lối đối ngoại của mình, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển"
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và phát huy tích cực các yếu tố thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và sẽ tiếp tục làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình ở vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma túy, ... Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia.
Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển.
Nhiệm vụ, phương châm, phương hướng hoạt động đối ngoại hiện nay
Nhiệm vụ hoạt động đối ngoại
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là sự kế tục tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao Việt Nam, là sự tiếp tục đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới.
Hoạt động đối ngoại nhằm khai thác tốt nhất nhân tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cọng sản và công nhân, các lực lượng tiến bộ đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, cùng đó là phát triển quan hệ với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới.
Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, cùng đó phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp vị trí, điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, với diễn biến của tình hình thế giới và các đối tác quan hệ.
Mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổchức khu vực và quốc tế theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
Phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, tại Đại hội VII, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ ba – khoá VII (6/1992) đã đề ra bốn phương châm xử lý trong quan hệ đối ngoại mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo.
Một là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Công tác đối ngoại vừa phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc vừa góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Khi thực hiện nghĩa vụ dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn luôn luôn chú ý mối quan hệ quốc tế, đoàn kết và hợp tác với các nước, các tổ chức, các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam đó là việc xác định cách mạng việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, sức mạnh dân tộc kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại.
Hai là: Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá mối quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, vẫn luôn giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hai bên cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, để hoà nhập nhưng không hoà tan.
Ba là: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Tránh thiên hướng chỉ nhấn mạnh hợp tác, hoặc chỉ nhấn mạnh đấu tranh. Lợi ích trùng thì hợp tác, lợi ích không trùng thì đấu tranh. Vì thế, trong hợp tác phải có đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, thiết lập quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, cung tồn tại hoà bình. Thực hiện tốt hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm tranh thủ tập hợp lực lượng, tránh khuynh hướng của các lực lượng thù địch, không thân thiện, lợi dụng hợp tác để phân hoá, cô lập ta trên trường quốc tế.
Bốn là: Tham gia hợp tác khu vục, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Trong hoạt động đối ngoại, chúng ta vừa coi trọng mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, các đảng phái chính trị, vừa chú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng, tranh thủ thế mạnh của các nước, tạo lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Đó là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Phương hướng hoạt động đối ngoại
Tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước, chúng ta chủ trương:
- Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh, các nước trong phong trào không liên kết – thúc đẩy phát triển đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế.
- Củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cánh tả , các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
- Chủ động hội nhập, quốc tế, mỏ rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. Tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.
Việt Nam tăng cường quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, củng cố tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa hai đảng và nhân dân hai nuớc.
Việt Nam kiên trì chính sách ủng hộ một nước Campuchia hoà bình độc lập, không liên kết, có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Việc ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không những tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và tận dụng những ưu đãi về thương mại với các nền kinh tế mạnh trên trường quốc tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới.
Việt Nam xây dựng mối quan hệ ổn định, lâu dài, hữu nghị, láng giềng thân thiện với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” ; chủ trương giải quyết vấn đề biên giới đường bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ bằng đàm phán thương lượng.
Củng cố tình đoàn kết với Cuba, kiên quyết củng cố cuộc đấu tranh đòi Mỹ xoá bỏ cẩm vận đối với Cuba. Thúc đẩy quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước Triều Tiên. Việt Nam tăng cường hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ và mở rộng hợp tác với các nước ở khu vực Nam Á.
Xác lập quan hệ với các nước, các khu vực có tiềm năng kinh tế như xuất khẩu dầu mỏ, các nước có nhu cầu thị trường lao động, lương thực ở Trung Đông và Châu Phi, mở ra một thị trường hành hoá và lao động có ý nghĩa cho Việt Nam.
Thúc đẩy quan hệ với các nước lớn trên thế giới như: Mỹ, Liên Bang Nga, Anh, Pháp... và các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây, những nước đã từng là đối tác và thị trường truyền thống của Việt Nam, để tranh thủ xu thế mở rộng thị trường của các nước.
CHƯƠNG 2
VỀ THỰC TIỄN QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ ĐẾN NAY (1995 ĐẾN NAY)
2.1 Trong lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao
Mười ba năm vừa qua, hai nước đã có những bước đi tích cực để phát triển quan hệ song phương. Về mặt chính trị, hai nước đã tiến hành trao đổi các đoàn ở hầu hết các cấp, các ngành. Các cuộc thăm viếng đó, nhất là ở cấp cao như cấp Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn An ninh Quốc gia… của Mỹ thăm Việt Nam và các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao,Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Thương mại… của Việt Nam thăm Mỹ, ngoài ra hai nước còn có các cuộc tiếp xúc cấp cao tại các diễn đàn đa phương và việc trao đổi các đoàn nghị sĩ, đoàn của các tổ chức nhân dân. Các cuộc đàm phán, tiếp xúc này đã từng bước giúp xác định được một khuôn khổ cho mối quan hệ ổn định, lâu dài vì lợi ích của nhân mỗi nước và vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Cũng cần nhấn mạnh rằng hơn 10 năm qua, hàng trăm đoàn đại biểu của các tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ và hàng nghìn người đã cố gắng tìm các biện pháp đóng góp thiết thực cho phát triển quan hệ giữa hai nước.
Về việc giải quyết những hậu quả do chiến tranh để lại, hai bên đã hợp tác trong việc giải quyết vấn đề người mất tích MIA. Việt Nam đã cùng với phía Mỹ tổ chức 81 đợt khai quật ở khắp các địa phương trong cả nước để tìm kiếm hài cốt lính Mỹ trả lại cho phía Mỹ. Trong thời gian qua, phía Mỹ đã bắt đầu hợp tác trong việc cung cấp những thông tin nhất định để hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm người Việt Nam mất tích.
Đáng chú là trong những năm qua, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo và từ thiện của Mỹ, cùng với các tổ chức chính trị - Xã hội Việt Nam, đã đi đầu trong việc khai thông quan hệ giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lãnh đạo hai nước có những quyết định chính trị để bình thường hóa và phát triển quan hệ. Gần 300 các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã làm việc tại Việt Nam và trong những năm qua, đã thực hiện hàng ngàn dự án về viện trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, hậu quả chiến tranh, giúp đỡ người tàn tật, người già, trẻ em và xây dựng trường học, bệnh viện… Đặc biệt, trong lúc Mỹ vẫn còn lẩn tránh những vấn đề liên quan đến hậu quả của chất độc Da Cam/dioxin, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã tiếp cận vấn đề này. Ở đây, cần nhấn mạnh vai trò của các tổ chức cựu chiến binh Mỹ và cựu chiến binh Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cựu binh Mỹ đã mong muốn làm những điều gì đó tốt cho Việt Nam hôm nay. Trong thực tế, họ đã làm được nhiều việc, và cùng với các cựu chiến binh Việt Nam, họ đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Trong thời gian từ khi bình thường hoá quan hệ tới nay, Mỹ và Việt Nam đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao sang thăm lẫn nhau, và có ký kết một số hiệp định quan trọng (Xem phần phụ lục)
Ngoài ra, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có các cuộc gặp gỡ tại nhiều Diễn đàn đa phương trên thế giới. Mục đích các chuyến thăm và gặp gỡ là sự tăng cường hiểu biết giữa hai bên và thảo luận về những vấn đề trong quan hệ song phương và những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Những năm qua, còn có hàng trăm đoàn với hàng nghìn người Mỹ từ các tầng lớp, ở nhiều bang khác nhau đã thăm Việt Nam. Đồng thời cũng có nhiều đoàn Việt Nam thăm Mỹ. Người Mỹ đến Việt Nam được tiếp xúc với tình hình thực tế đã xoá bỏ mặc cảm với sự hiểu biết mới về sự phát triển của đất nước và thiện chí của nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ, sau chuyến đi, trở thành những cầu nối quan trọng trong việc vận động, kiến nghị chính quyền, Quốc hội Mỹ có biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
Một điều nữa phải kể đến, đó là từ hoạt động ngoại giao nhân dân, hai bên đã có dịp trao đổi thông tin, tìm hiểu luật pháp của Mỹ, thị trường Mỹ, vận động thành lập các quỹ hỗ trợ nhân đạo, giáo dục tại Việt Nam.
Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn mới, quan hệ đối ngoại nhân dân càng có điều kiện phát triển. Với tinh thần "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", chắc chắn, hoạt động ngoại giao nhân dân sẽ góp phần đáng kể giúp chuyển biến quan hệ giữa nhân dân hai nước từ tinh thần "hoà giải" đến "quan hệ hợp tác hữu nghị" có lợi cho cả hai bên và cho hoà bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Trong các hiệp định đã ký, phải kể tơi hiệp định khung Thương mại và Đầu tư (TIFA) tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Theo Hiệp định TIFA hai bên sẽ thành lập một Hội đồng hợp tác song phương mà đứng đầu hai bên đã được nâng lên lãnh đạo cấp Bộ trưởng để có những thẩm quyền và trách nhiệm lớn hơn trong việc bàn những định hướng và chính sách lớn, những sáng kiến hợp tác mới thúc đẩy quan hệ song phương cũng như các biện pháp giải quyết vướng mắc trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai bên bao gồm cả những khó khăn, kiến nghị hiện nay của doanh nghiệp hai nước.
Hai nước đã bắt đầu thảo luận về TIFA kể từ đầu năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. TIFA tạo dựng một nền tảng để hai nước có thể phát triển quan hệ thương mại đầu tư sâu rộng hơn qua WTO và BTA, và giải quyết những tranh chấp thương mại song phương. TIFA sẽ trở thành một diễn đàn để hai nước đánh giá việc thi hành quy chế WTO và BTA, đặc biệt việc thực hiện những cam kết về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng thị trường dịch vụ, minh bạch về hành chính và luật pháp.
Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây của Tổng thống Mỹ George Bush vào tháng 11/2006, hai bên đã ra tuyên bố chung trong đó khẳng định quyết tâm bảo đảm cho quan hệ song phương ổn định, xây dựng, có nền tảng rộng lớn và được tiến hành trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền và cùng có lợi.
2.2 Trong lĩnh vực Kinh tế - Thương mại
Trong quan hệ hai nước, hợp tác kinh tế - thương mại luôn là lĩnh vực trọng tâm và cũng là lĩnh vực đạt được nhiều kết quả tích cực nhất.
Trong lĩnh vực thương mại
Kể từ khi Việt nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và sau 5 năm ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (năm 2000), quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những bước phát triển mới. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng mạnh (nếu năm 1995 mới đạt 169,7 triệu USD, năm 2000 mới đạt 732,8 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt 8,6 tỉ USD). Năm 2006 đã gấp nhiều lần năm 1995 và năm 2000 (gấp hơn 50 lần năm 1995 bình quân 1 năm tăng 42,9%, gấp 11,7 lần năm 2000 bình quân 1 năm tăng 50,7%), đều cao hơn nhiều các chỉ số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời gian của Việt Nam (2,75 lần và 18,4%/năm). Tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vì thế đã tăng nhanh qua các năm (năm 1995 mới đạt 3,1%, năm 2000 mới đạt 5,1% thì đến năm 2006 đã đạt 21,6%) và Mỹ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bước sang năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng cao hơn tốc độ chung (bốn tháng đầu năm đạt 2,8 tỉ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ, trong đó dệt may đạt 1,2 tỉ USD, tăng 32,9% và chiếm 45% tổng kim ngạch dệt may của Việt Nam; giày dép đạt 290 triệu USD, tương ứng chiếm 24,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 267 triệu USD, tương ứng chiếm 35,3%).
Đáng lưu ý, trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam, Việt Nam có vị thế xuất siêu. Mức xuất siêu đã tăng nhanh và hiện đạt quy mô khá lớn (năm 2000 mới đạt 0,4 tỉ USD, thì năm 2006 đạt 7,5 tỉ USD). Tuy nhiên, xuất khẩu vào Mỹ đang gặp khó khăn, hiện đang bị chững lại do Mỹ thực hiện Chương trình giám sát hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam - một chương trình phi lý về ba mặt (Việt Nam không cạnh tranh với sản xuất dệt may trong nước của Mỹ vì Mỹ không sản xuất hàng dệt may hàng loạt; kim ngạch dệt may của Việt Nam vào Mỹ chỉ chiếm chưa đến 3% tổng kim ngạch dệt may nhập khẩu của Mỹ, Việt Nam đứng thứ 8 trong các nước xuất khẩu vào Mỹ nhưng chỉ có Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước có nền kinh tế chuyển đổi lại bị giám sát, còn 6 nước đứng trên Việt Nam lại không bị, chứng tỏ Mỹ đối xử không công bằng).
Hiện tại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 43 của Hoa Kỳ với kim ngạch thương mại hàng hóa năm 2006 đạt 9,7 tỉ đô la, trong đó Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam 1,1 tỉ đô la. So với năm 2001, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng trưởng tới 500%.
Hiện Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là: Dệt may, thủy sản, giày dép, đồ gỗ nội thất và nông lâm sản. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá cao bởi sự cạnh tranh về giá, mẫu mã và chất lượng. Hàng dệt may đứng vị trí thứ 5 trong trong số khoảng 10 nước xuất khẩu mặt hàng này vàoHoa Kỳ. Mặt hàng gỗ cũng khẳng định được vị thế của mình ở thị trường Hoa Kỳ với mẫu mã, chất liệu phong phú và đa dạng, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 10 trong số các nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào Hoa Kỳ. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng trung bình 40-50%/năm và trở thành nước cung ứng giày dép lớn thứ 4 vào Hoa Kỳ, (sau Trung Quốc, Italia và Braxin).
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ(Đơn vị tính: Triệu USD)
Năm
VN xuất sang Hoa Kỳ
VN nhập từ Hoa Kỳ
Tổng kim ngạch
2004
5275,8
1163,4
6439,2
2003
4554,9
1324,4
5879,3
2002
2394,8
580,0
2974,8
2001
1053,2
460,4
1513,6
2000
821,3
367,5
1188,8
1999
608,4
291,5
899,9
1998
554,1
273,9
828,0
1997
388,4
286,7
675,1
1996
331,8
616,6
948,4
1995
199,0
252,3
451,3
1994
50,5
172,9
223,4
5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ (triệu USD)
Thứ tự
Nhóm hàng
2002
2003
2004
1
Dệt may
971,34
251,10
2755,90
2
Thuỷ sản
617,03
730,50
565,58
3
Giày dép
224,20
324,80
473,40
4
Nông lâm sản
179,20
236,20
359,50
5
Đồ gỗ
81,80
189,60
388,60
Tổng kim ngạch
2.390
4.470
5.200
Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm qua được đánh giá là tích cực thể hiện qua việc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước. Tuy nhiên trong mối quan hệ này giữa hai nước vẫn còn nhiều bất đồng, vướng mắc liên quan tới việc bảo hộ c ác mặt hàng thuỷ sản (cá Bas sa, cá Tra, tôm), hàng dệt may, giầy dép của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ hay viện dẫn đến chính sách giá cả (trợ cấp giá cá, bán phá giá,...), chất lượng sản phẩm hoặc cơ chế của nền kinh tế (kinh tế thị trường) để gây sức ép lên các doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ cũng đang tạo ra những rào cản cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là hai vụ kiện "bán phá giá" cá da trơn và tôm đông lạnh.
Cùng với những thuận lợi khách quan, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã không ngừng đầu tư và phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nhờ đó khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được cải thiện, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phong phú hơn.
Trong bối cảnh chung của quan hệ giữa hai nước đang từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và hiểu biết hơn về thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Thượng vụ Việt nam tại Mỹ, năng lực cung cấp hàng hoá và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn hạn chế.
Một trong những điểm yếu đễ thấy của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ là quy mô sản xuất nhỏ, nên không đủ khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn.
Trong lĩnh vực đầu tư
Tính 2004, Hoa Kỳ đã có 259 dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD; trong đó có 219 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ tăng nhanh ở Việt Nam với số lượng 278 hội viên Phòng thương mại đang hoạt động trong nhiều ngành sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ. Hiện Hoa Kỳ là 1 trong 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 800 doanh nghiệp đang hoạt động tại 29 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam tuy đứng sau nhiều nước nhưng hiện đang đứng vị trí cao cả về hai nghĩa. Một mặt, lượng vốn tính đến hết tháng 3.2007 đã đạt 2.302 triệu USD, đứng thứ 8 trong hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, đó là những dự án có kỹ thuật - công nghệ khá cao, phần nhiều đều thuộc công nghệ nguồn. Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam.
Các lĩnh vực mà các nhà đầu tư Hoa Kỳ tập trung đầu tư là: Công nghiệp, xây dựng, dầu khí, nông, lâm, ngư nghiệp... Hình thức đầu tư: đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức được các nhà đầu tư Hoa Kỳ lựa chọn phổ biến khi đầu tư vào Việt Nam, chiếm 74,9% số dự án; đầu tư theo hình thức liên doanh chiếm 18,7% số dự án. Số còn lại thuộc hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Hiện nay, trong tổng số 2,7 triệu Việt kiều trên toàn thế giới, cộng đồng người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 1,4 triệu người; trong đó hơn 200.000 người là trí thức (có văn bằng cử nhân trở lên).Hiện Việt kiều tại Hoa Kỳ có khoảng 20 dự án đầu tư vào Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 85 triệu USD và 650 doanh nghiệp hoạt động theo luật Khuyến khích đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 88 tỷ đồng (trên tổng số 74 dự án và 1200 doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài).
Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam(Đơn vị tính: Đôla Mỹ)
Năm
Số dự án
Vốn đầu tư
2004
30
74.936.765
2003
27
84.415.000
2002
39
162.812.397
2001
28
139.564.000
2000
15
81.685.000
1999
19
135.634.112
1998
17
125.143.156
1997
14
273.960.626
1996
14
143.760.139
1995
25
534.816.775
1994
21
233.663.336
1993
1
200.000
1992
2
1.677.000
1991
3
18.939.106
1990
1
625.000
1989
2
1.660.000
1988
1
280.000
Tổng số
259
2.013.772.412
Viện trợ kinh tế của Mỹ dành cho Việt Nam cũng tăng nhanh trong thập kỷ qua. Tổng giá trị các chương trình viện trợ do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) giám sát và thực hiện ở Việt Nam đã tăng từ khoảng 2 triệu USD năm 1996 lên 12,5 triệu USD năm 2003. USAID có kế hoạch viện trợ cho Việt Nam 11 triệu USD trong tài khoá 2004 và 13 triệu USD trong tài khoá 2005.
Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS), tổng viện trợ của Mỹ cho Việt Nam, kể cả các chương trình của USAID, trong tài khoá 2003 đã lên tới 40 triệu USD. Các chương trình viện trợ lớn của Mỹ cho Việt Nam gồm phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc trẻ em, trao đổi giáo dục, trợ giúp lương thực thực phẩm và hỗ trợ cho việc thực hiện BTA.
2.3 Trong các lĩnh vực khác
An ninh- Quân sự
Hoa Kỳ và Việt nam đã và đang hợp tác trong một số lĩnh vực chốnh khủng bố, trong đó Việt Nam yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ hợp tác ngăn chặn
Và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân có hành động khủng bố chống Việt nam.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã trao đổi Tuỳ viên quân sự vào năm 1995 và 1997. Kể từ khi bình thường hoá quan hệ tới nay, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn, kể cả các đoàn cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Trong đó phải kể tới những chuyến thăm quan trọng như:
- Ngày 13/3/2000: Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen thăm Việt Nam.
Đáp lại, vào Tháng 11/2003: Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Hoa Kỳ. Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã thăm Việt Nam. Tàu hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị cảng Việt Nam vào tháng 11/2003 và tháng 7/2004.
Khoa học-Công nghệ, Văn hóa, Du lịch, Giáo dục-đào tạo, Y tế và Lao động Du lịch của Hoa Kỳ vào Việt Nam hàng năm tăng nhanh, tạo điều kiện tốt hơn cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước. Đến tháng 11/2004 đạt 247.221 lượt khách, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2003 và Hoa Kỳ đã trở thành nước thứ 2 (sau Trung Quốc) về số lượng khách du lịch vào Việt Nam. Đường bay thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được nối lại sau 30 năm gián đoạn.
Lượng khách đến Việt Nam cũng đã tăng nhanh qua các năm, năm 2006 đạt trên gần 386 nghìn lượt người, đứng thứ ba trong các nước và vùng lãnh thổ. Thời gian lưu trú của Việt Nam dài, mức chi tiêu khá, nên tổng số tiền khách Mỹ chi tiêu ở Việt Nam lớn nhất, lên đến trên nửa tỉ USD, chiếm 16% tổng số tiền chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam.
Hai nước đã ký kết nhiều văn bản: Bản Ghi nhớ (MOU) cấp Bộ như: Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ Y tế (12-1997); Thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao (tháng 3-1999);Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn (1-2001); Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành Thủy sản Việt Nam (11-3-2003); Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam-Hoa Kỳ (ký ngày 17/11/2000)...
Viện Giáo dục quốc tế của Hoa Kỳ mở văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm 1992, bắt đầu bằng các chương trình giới thiệu giáo dục và cấp học bổng Hoa Kỳ cho sinh viên Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết nguyên tắc hợp tác trong việc thực hiện Đề án Quỹ giáo dục của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (VEF), VEF với ngân sách hàng năm 5 triệu USD kéo dài trong 10 năm đang góp phần đáng kể vào việc đào tạo các chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học kỹ thuật cho Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đang dành khoảng 4 triệu USD mỗi năm cho chương trình trao đổi giáo dục Fullbright. Theo số liệu của Quỹ Châu Á (Asia Foundation), hiện có khoảng 2.500 sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học của Hoa Kỳ.
Ngày 23/6/2004, Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách 15 nước hưởng viện trợ trong Kế hoạch Viện trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5/2005, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick đã thông báo Mỹ dành 25 triệu USD cho chương trình phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam trong năm 2005.
Hợp tác về các vấn đề nhân đạo sau chiến tranh
Với truyền thống và chính sách nhân đạo, Việt Nam đã và đang hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Ngay từ năm 1991, Việt Nam đã cho phép Hoa Kỳ đặt Văn phòng POW/MIA tại Hà Nội. Đến nay, hai nước đã tiến hành 89 đợt tìm kiếm hỗn hợp và phía Việt Nam đã trao cho Mỹ hơn 850 bộ hài cốt. Phía Hoa Kỳ cũng đang từng bước hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh ở Việt Nam như cung cấp các thông tin liên quan tới việc tìm kiếm người Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Hai bên hợp tác tổ chức một số Hội nghị về nghiên cứu hậu quả chất độc màu da cam. Từ năm 2000, cơ quan viện trợ USAID đã tài trợ cho nhiều tổ chức NGO (Peace Tree, VNAH, HealthEd...) thực hiện các chương trình rà phá bom mìn, trồng cây xanh, trợ giúp nạn nhân... Ngày 25/2/2004, Trung tâm xử lý bom mìn của Bộ Quốc phòng (BOMICO) và Quỹ cựu chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam (WAF) ký Dự án "Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam.
Ngày 9/2/2007: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine tuyên bố Mỹ sẽ hỗư trợ gần 400.000 USD để tẩy độc khu vực sân bay Đà Nẵng nhằm ngăn chặn sự lây lan của chất dioxin và hạn chế khả năng phơi nhiễm dioxin của người dân sinh sống ở khu vực trên.
Ngày 25/5/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua khoản chi 3 triệu USD hỗ trợ bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Sự hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo, văn hóa, du lịch, thể thao, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia... từng bước được mở rộng. Tuy hai bên vẫn còn một số bất đồng, nhất là vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhưng chắc chắn rằng những khác biệt này là rất nhỏ so với lợi ích chung của hai nước và cần được giải quyết thông qua đối thoại. Với nỗ lực và thiện chí của cả hai bên, quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới, phục vụ lợi ích của hai dân tộc, góp phần bảo đảm hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Một số nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam tronh thời gian qua
(Từ tháng 7/1995 đến tháng 5/2008)
Kể từ khi thiết lập mối quan hệ bình thường hoá tới nay đã được mười ba năm. Có thể rút ra một số nhận xét chính về quan hệ giữa hai nước như sau:
Thứ nhất: Thời gian qua đánh dấu một giai đoạn mở đầu của “trang sử mới” trong quan hệ Mỹ - Việt Nam với sự nỗ lực nhất định của hai bên.
Khi tuyên bố bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, Tổng thống Bin Clintơn và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đều nói lên kỳ vọng tốt đẹp giữa hai bên là: “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” với tinh thần hoà giải và mong muốn quan hệ hai nước sẽ phát triển tốt đẹp hơn quá khứ.
Với nỗ lực chung của cả hai phía, trong thời gian qua, nhiều việc, nhiều sự kiện, nhiều kết quả khả quan đã được ghi nhận trong giai đoạn mới này.
Có thể thấy rõ bước đi cố gắng, thận trọng, có bài bản và có cân nhắc tính toán kỹ của cả Mỹ và Việt Nam trong việc kiến tạo quan hệ giữa hai nước, hai Chính phủ trong thời kỳ mới.
Mười ba năm có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ, tuy kế tiếp nhau, nhưng vẫn có những sắc thái riêng nhất định của mỗi giai đoạn. Đó là:
- Giai đoạn từ tháng 7/1995 đến hết năm 2000: giai đoạn thuộc nhiệm kỳ của Tổng thống Bin Clintơn. Ông đã có một quyết định hơn hẳn so với những người tiền nhiệm là bình thường hoá quan hệ với CHXHCN Việt Nam. Hai bên nhanh chóng thiết lập Đại sứ quán ở thủ đô hai nước. Các đại diẹn lâm thời của các Đại sứ quán bắt đầu hoạt động. Nhiều cuộc tiếp xúc, viếng thăm lẫn nhau bắt đầu được triển khai. Những hoạt động tìm hiểu lẫn nhau, đặt quan hệ với nhau của các cơ quan Chính phủ và Phi Chính phủ bước đầu được khai thông. Trong giai đoạn này, hai nước cùng diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn, nên nó đều có tác động nhất định đến nhân sự lãnh đạo cũng như đường lối, chính sách cụ thể của mỗi quốc gia.
- Giai đoạn sau, từ đầu 2001 đến nay: giai đoạn thuộc nhiệm kỳ của Tổng thống George Walker Bush (nhậm chức nhiệm kỳ đầu ngày 20/1/2001 và tái nhậm chức nhiệm kỳ 2 ngày 20/1/2005). Hai nước đã cử Đại sứ chính thức và mở rộng thêm quan hệ bằng việc thiết lập thêm quan hệ Tổng lãnh sự quán. Quan hệ giữa hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu hơn trước và có nhiều vấn đeef nảy sinh hơn.
Thứ hai: Khả năng và tiềm năng hợp tác của hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ là rất phong phú, mới được triển khai thực hiện ở bước đầu, do đó còn được phát triển mở rộng hơn nữa.
Có thể thấy cả hai nước đều có nhiều tiềm năng để cùng tham gia hợp tác với nhau, chứ không phải chỉ là một chiều, tuy rằng GDP, trình độ phát triển, điều kiện tự nhiên và xã hội của hai nước là khác nhau nhiều. Vấn đề hiện nay là tuỳ thuộc vào thiện chí của hai bên và sự bảo đảm cân bằng lợi ích để có thể phát huy dược mặt hợp tác nhiều hơn nữa, đồng thời sẽ vượt qua những trở ngại nhất định.
Thứ ba: Thực tế quan hệ Việt - Mỹ trong mười ba năm qua cung cấp cho cả hai bên nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học có thể rút ra đẻ xây dựng quan hệ giữa hai nước trong bước chuyển mình của nền kinh tế toàn cầu, phù hợp với cục diện thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Điều chắc chắn, phía Mỹ là nước có truyền thống thực dụng và thứa biết kịp thời rút kinh nghiệm.
Còn phía Việt Nam, càng không thể chậm trễ, bởi lẽ chúng ta đã nhận thửc rõ thời cơ và nguy cơ để cố gắng vươn lên chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục nguy cơ, như nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.
3.2 Một số dự báo triển vọng trong quan hệ Mỹ - Việt Nam thời gian tới.
3.2.1 Những khả năng tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ - Việt Nam
Công luận trên thế giới, ở khu vực cũng như trong nước ta rất thường xuyên quan tâm đến tiến triển của quan hệ Mỹ - Việt trong thời gian qua, cũng như trong tương lai. Tại sao vậy? Bởi lẽ quan hệ Mỹ - Việt trong giai đoạn mới này vẫn hàm chứa những tính chất đặc thù nhất định:
- Là quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, đã từng đối đầu qua chiến tranh ác liệt trong quá khứ.
- Bản thân nước Mỹ đặt quan hệ với Việt Nam hiện nay, các thế lực “Bảo thủ” của chính quyền Mỹ vẫn rắp tâm lái Việt Nam đi theo “quỹ đạo của Mỹ” bằng con đường “diễn biến hoà bình” (kể cả bằng sức mạnh quân sự và gây ra bạo loạn khi cần thiết)
Thế nhưng cả Mỹ và Việt Nam đều đang vận động và bị chi phối bởi nhiều phía: Phía thế giới, phía khu vực, kể cả các lực lượng trong nội bộ của mỗi nước.
Nhìn về lâu dài, quan hệ Mỹ - Việt Nam bao gồm bốn khả năng chủ yếu:
Một là: Nếu mà tích cực phát triển lên (mặt hợp tác, hữu nghị, hỗ trợ, hiểu biết,...) hoàn toàn xoá bỏ, chuyển hoá, thay thế được mặt tiêu cực (những gì phải đấu tranh, tiêu cực, xích míc,...), mặt đấu tranh giảm dần đi, không còn vấn đề gì gọi là “nguy cơ” đe doạ quan hệ Mỹ - Việt nữa, thì đây là khả năng tích cực nhất.
Hai là: Khả năng quan hệ giữa hai nước càng xấu dần đi và tái hiện sự “đối đầu” căng thẳng đi đến “bùng nổ”, tan vỡ quan hệ và mâu thuẫn bộc lộ công khai phải giải quyết bằng bạo lực, bằng chiến tranh, lật đổ,... đay là khả năng tiêu cực nhất.
Ba là: Khả năng bình thường, vừa co hợp tác, vừa có đấu tranh trong quan hệ giữa hai bên Mỹ - Việt Nam, hai nước có quan hệ nhùng nhằng với nhau, không thù địch, không gắn kết với nhau, như quan hệ giữa nhiều với khác nhau.
Bốn là: Khả năng Mỹ “ nốt chửng” Việt Nam êm thấm bằng “diễn biến hoà bình”, Việt Nam tự sụp đổ.
3.2.2 Một số dự báo về triển vọng quan hệ Mỹ - Việt trong tời gian tới
Từ 4 kịch bản trên, theo tôi dự đoán, phía Việt Nam, khả năng tích cực (1 hoặc 3) sẽ thành hiện thực còn khả năng tiêu cực (khả năng 2 hoặc 4) rất khó đê xảy ra. Bởi vì:
Xu thế toàn cầu hiện nay là hoà bình, hợp tác hữu nghị.
Mục đích của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đều mong muốn thiết lập quan hệ với nhau. Vì với Mỹ, Việt Nam có địa chính trị thuận lợi, là cầu nối đến Châu Á – Thái bình Dương. Còn phía Việt Nam, mong muốn cân bằng các nước lớn
Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản việt Nam luôn muốn hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
Do vậy, nhất định quan hệ Mỹ - Việt ngày càng trở nên tốt đẹp!
Theo sát, nghiên cứu các diễn biến thực tế và tính đến những nhân tố mới tác động, chúng ta có thể dự báo một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Nhiều dấu hiệu tốt cho thấy phía Mỹ đã tự tháo gỡ những khó khăn, giải toả những vấn đề bế tắc, gồm những nội dung mà quan chức hai nước đã gặp nhau nhiều lần thảo luận và trao đổi với nhau.
Thứ hai: Khi vượt qua được những “ ngưỡng cửa “ trên, chắc chắn quan hệ đầu tư, thương mại, tín dụng, tài chính của Mỹ được phát triển, mở rộng với quy mô lớn và gia tăng hơn hẳn những năm trứơc. Cùng với quan hệ kinh tế, các quan hệ khác về khoa học – kĩ thuật, giáo dục, văn hoá, xã hội của hai bên cũng sẽ được phát triển mạnh.
KẾT LUẬN
Sau hơn 10 năm bình thường hóa, quan hệ chính thức trên các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị - an ninh đã phát triển mạnh mẽ. Quan hệ dân gian cũng phát triển toàn diện. Sự hiểu biết được tăng cường và mối quan hệ toàn diện phát triển trên một mức cao hơn đang là cơ sở mới cho quan hệ Việt - Mỹ.
Nhưng phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm. Quan hệ trên thực tế vẫn ở dưới mức tiềm năng, và đó sẽ là cơ sở để hai bên tiếp tục có những sáng kiến chủ động thúc đẩy quan hệ. Đồng thời, những khác biệt về chính trị - xã hội cũng như tranh chấp thương mại cũng đã xuất hiện, và đó sẽ là cơ sở để hai bên lo ngại về những bước lùi có thể có trong quan hệ song phương. Tuy nhiên, xét về tổng thể, khi xu thế phát triển quan hệ đã trở thành không thể đảo ngược và các cơ hội bị bỏ lỡ đã trở nên không ai mong muốn, thì hướng về tương lai đã trở thành một thông điệp rõ ràng.
Nếu so sánh một cách đơn giản, mối quan hệ giữa hai nước cũng giống như một cuộc chơi, với tên gọi cho cuộc chơi và luật lệ cho người chơi. Một khi đã có giao tiếp nhưng tên gọi cuộc chơi chưa được xác định, và theo đó là luật chơi chưa rõ ràng thì quan hệ sẽ không tránh khỏi khó khăn, do trong hoàn cảnh đó, những kỳ vọng có thể trở nên không thực tế, một số hành vi có thể không được chấp nhận, và một số lĩnh vực có thể chưa được khai thác hết.
Do đó, định vị rõ ràng cho mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ là điều cần thiết trong giai đoạn này. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nêu rõ trong chuyến thăm Mỹ lần này, VN và Mỹ sẽ tìm các biện pháp để “xây dựng quan hệ đối tác xây dựng hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả”.
Có thể có người vẫn cho rằng một cuộc chơi giữa Mỹ và VN sẽ không tương xứng: Mỹ là một siêu cường quốc có chiến lược tầm toàn cầu, trong khi đó VN là một nước đang phát triển với tầm nhìn và hoạt động khu vực; như vậy, cơ sở của cuộc chơi sẽ không đầy đủ, và cuộc chơi sẽ không “hoành tráng”.
Nhưng đây sẽ là một cuộc chơi thú vị, vì những lý do sau. Mối bận tâm trong một số giới ở Mỹ đến chiến lược toàn cầu trong giai đoạn chiến tranh lạnh đã khiến Mỹ không quan tâm đến những hoàn cảnh đặc thù ở một nước có tên VN mà vẫn nhảy vào can thiệp ở VN với mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản theo logic của thuyết Đôminô. Điều đó đã buộc Mỹ phải trả giá mà sau này chính McNamara, một trong những kiến trúc sư của cuộc chiến tranh, phải thừa nhận rằng Mỹ đã “sai lầm ghê gớm”. Nói một cách khác, ngay từ khi đó, việc VN không được nhìn nhận như một đất nước mà Mỹ cần phải có một cuộc chơi riêng đã đưa tới VN như một cuộc chiến đối với Mỹ.
Và khi phải đương đầu với Mỹ, VN vẫn là một người chơi đàng hoàng. VN đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất đất nước, và nhìn nhận chiến thắng ở góc độ đó. Ngay cả khi một số người Mỹ vẫn cảm thấy khó chấp nhận kết cục của cuộc chiến thì vẫn không thể phủ nhận thực tế là đối thủ của họ đã cố gắng tạo cho Mỹ một lối thoát “trải thảm đỏ” ra khỏi cuộc chiến.
Như vậy, không chỉ nên coi VN là một đất nước, đã đến lúc Mỹ còn phải coi VN là một đối tác xứng tầm. Sau hơn 20 năm đổi mới, VN đã có thể và sẵn sàng làm bạn và làm đối tác tin cậy của các nước, đúng như đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản VN đề ra. Kể cả với Mỹ, điều này cũng đang đúng. Quá khứ đã khép lại, quan hệ đã mở ra. Người Mỹ, kể cả cựu binh, đến VN đều thấy người dân và Chính phủ VN thân thiện và hướng về phía trước; thậm chí lịch sử khó khăn trong quan hệ giữa hai nước cũng trở thành mối dây đặc biệt củng cố quan hệ hai bên và hòa bình, ổn định của Đông Nam Á cũng trở thành mục tiêu chung của hai nước.
Nếu Mỹ thật sự coi VN là một đối tác tốt, xây dựng một khuôn khổ đối tác mới cho quan hệ hai nước sẽ là công việc của thì tương lai gần. Nói một cách dễ hiểu, cuộc chơi sẽ được đặt tên, luật chơi sẽ được cùng xây dựng, và hai bên sẽ đi vào một cuộc chơi và chơi đúng luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Bình, “Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thị trường Hoa Kỳ - thực trạng và triển vọng”; Tạp chí Thông tin đối ngoại số 11 năm 2004
Bộ Ngoại giao (2000) “Chính sách của Việt Nam (1995 - 2000)” NXB Chính trị quốc gia, H.2000
Lê Công Phụng “Sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 10 năm nhìn lại”; Tạp chí Thông tin đối ngoại tháng 6 năm 2005
Phạm Xanh (2006), “Góp phần tìm hiểu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” NXB chính trị quốc gia, H.2006
“Tuyên bố của Chính phủ Mỹ về bình thường hóa quan hệ với Việt Nam của Tổng thống Bin Clintơn” Báo Nhân dân ngày 12/7/1995
“Tuyên bố của Việt Nam – Hoa Kỳ”; Báo Nhân dân 22/6/2005
Viện quan hệ quốc tế (2004) “Tập bài giảng quan hệ quốc tế” NXB Lý luận Chính trị, H.2004
www.vietnamnet.vn
www.thegioivietnam.com
www.cpv.org.vn
www.dangcongsan.vn
PHỤ LỤC
Những dấu mốc quan trọng trong Quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Về phía Hoa kỳ:
- Ngày 5/8/1995: Ngoại trưởng W.Chistopher thăm Việt Nam.- Ngày 4/9/1995: Cựu Tổng thống G.Bush thăm Việt Nam.- Ngày 12/7/1996: Cố vấn An ninh quốc gia A.Lake thăm Việt Nam.- Ngày 6/4/1997: Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin thăm Việt Nam.- Ngày 27/6/1997: Ngoại trưởng M.Albright thăm Việt Nam và ký Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.- Từ 7 đến 10/12/1997: Bộ trưởng Y tế-Xã hội Dona Shalala thăm Việt Nam- Ngày 6/9/1999: Ngoại trưởng M.Albright thăm Việt Nam
- Ngày 13/3/2000: Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen thăm VN.- Ngày 24 đến 26/7/2000: Ngoại trưởng C.Powell thăm Việt Nam nhân dịp dự ARF 8 và PMC tại Hà Nội.
- Từ 16 đến 19/11/2000: Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam.- Ngày 8-12/2/2004: Đô đốc Thomas Fargo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thăm Việt Nam.
- Ngày 17 đến 20/11/2006: Tổng thống George W.Bush thăm chính thức Việt Nam nhân dịp tham dự Hội nghị APEC.
Về phía Việt Nam:
- Ngày 20/9/1998: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Hoa Kỳ.
- Tháng 10/1998 : Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Trần Hanh lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ.- Từ 18 đến 22/6/2000: Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng thăm Hoa Kỳ- Từ 21 đến 24/9/2000: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Hoa Kỳ- Ngày 9 đến 14/12/2001: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ,chứng kiến Lễ phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (có hiệu lực ngày 10/12/2001).
- Ngày 12 đến 22/6/2002: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến Lễ ký Tuyên bố về Hợp tác giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bang Texas và Bản ghi nhớ về Chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.
- Ngày 30/9 đến 2/10/2003: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Hoa Kỳ.- Ngày 3 đến 7/12/2003: Phó Thủ tướng Vũ Khoan thăm Hoa Kỳ- Tháng 11/2003: Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Hoa Kỳ.
- Ngày 22-30/4/2004: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Mỹ, tham dự lễ ra mắt của "Nhóm nghị sỹ Mỹ vì quan hệ Mỹ-Việt" (28/4/2004).
- Ngày 19/6/2005: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ.- Ngày 18 đến 23/6/2007: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hoa Kỳ.
Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại
Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thỏa thuận về kinh tế sau đây: - Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997).- Hiệp định về hoạt động của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) (ngày 26/3/1998).- Hiệp định bảo lãnh khung và Hiệp định khuyến khích dự án đầu tư giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ-EXIMBANK (ngày 9/12/1999).- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001).- Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001).- Hiệp định dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003).- Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004).- Thư thỏa thuận hợp tác về phòng chống ma túy (có hiệu lực từ 14/1/2004).Hai bên đang đàm phán để ký kết Hiệp định khung hợp tác về Vận tải biển; Bản ghi nhớ hợp tác về nông nghiệp.
- Ngày 21/6/2007: Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức ký Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư (TIFA) tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn một số sự kiện đáng lưu ý như:
- Tháng 2/1995: Việt Nam và Mỹ mở Cơ quan Liên lạc tại Washington, D.C. và Hà Nội.
- Ngày 11/7/1995 : Tổng thống Mỹ W. Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 12/7, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
- Tháng 8/1995: Việt Nam và Mỹ khai trương Đại sứ quán tại Oasinhtơn và Hà Nội. Ngoại trưởng Mỹ W. Christopher lần đầu tiên thăm Việt Nam.
- Ngày 12/5/1997 : Việt Nam và Mỹ trao đổi Đại sứ đầu tiên.
- Tháng 11/1997 : Tại cuộc họp cấp cao APEC tại Canada, Mỹ ủng hộ Việt Nam vào APEC.
- Ngày 11/3/1998 : Tổng thống Mỹ W. Clinton lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng Đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam. Sau đó, hàng năm Tổng thống Mỹ ra quyết định gia hạn miễn áp dụng Điều luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.
- Ngày 29/7/1999: Cuộc trao đổi chính trị lần đầu tiên giữa hai Bộ Ngoại giao diễn ra ở Hà Nội. Đến năm 2004, đã diễn ra 4 vòng đối thoại chính trị.
.- Ngày 22/6 đến 2/7/2001: Trong dịp dự khóa họp về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc tại New York, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm làm việc tại Hoa Kỳ trao đổi về hợp tác khoa học, công nghệ và giáo dục giữa hai nước.
- Ngày 9/9/2002: Lần đầu tiên Chính phủ 2 nước ký MOU về chương trình dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam từ 2003-2008 trị giá khoảng 20 triệu USD.
- Ngày 8-22/7/2003: Đoàn Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) của Mỹ vào Việt Nam triển khai Quỹ VEF, trao 22 học bổng đầu tiên cho sinh viên Việt Nam sang đào tạo tại Mỹ theo Đạo luật "Quỹ Giáo dục Việt Nam" (có tổng số tiền là 145 triệu USD trong 18 năm).
- Ngày 23/7/2003: ITC tuyên bố Việt Nam bán phá giá cá tra, ba sa vào thị trường Hoa Kỳ và áp thuế bán phá giá đối với philê cá tra, basa của Việt Nam
- Ngày 19 đến 21/11/2003: Tàu hải quân Mỹ lần đầu tiên thăm hữu nghị cảng Sài Gòn.
- Ngày 23/6/2004: Tổng thống Mỹ chọn Việt Nam vào danh sách 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ AIDS khẩn cấp (quốc gia duy nhất ở châu Á) giai đoạn 2004-2008
- Ngày 15/9/2004: Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo về tình hình tự do tôn giáo thế giới, trong đó xếp Việt Nam vào danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.
- Ngày 22/1/2008: Trợ lý Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ phụ trách vấn đề xuất nhập cảnh và hải quan Julie L. Myers và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đào Việt Trung đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) mang tính lịch sử, mở ra một thời kỳ mới của quan hệ đối tác và hợp tác ngoại giao rộng khắp hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Một số hình ảnhTổng thống G.Bush và phu nhân thăm chính thưc việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLTV1133.doc