Khóa luận khoa quan hệ quốc tế:
Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và đang tác động nhiều đến việc định hướng chính sách đối ngoại của các nước và khu vực trong đó có Nga và ASEAN.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng là khu vực năng động nhất thế giới với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và những hợp tác mang tính toàn cầu. Khu vực ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong nhiều mối liên kết toàn cầu và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nước lớn.
Những năm đầu thế kỷ XXI khi tổng thống Putin lên cầm quyền thì Liên bang Nga ngày càng quan tâm nhiều hơn tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như ASEAN điều này thể hiện rõ trong chính sách hướng đông của Liên bang Nga. Chính sách này được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia, kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương trong khu vực. Đường lối đối ngoại của nga ở khu vực này được khẳng định phải tận dụng tối đa hiệu quả của việc kết hợp lợi ích bên trong với bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cũng như phát triển nước Nga nói chung và vùng Siberi và Viễn Đông của Nga nói riêng. ASEAN coi Nga là một nhân tố quan trọng cho hòa bình và phát triển trên thế giới và còn nhiều tiềm năng để họ có thể phát triển hợp tác trong tương lai.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực đang diễn ra hết sức sôi động trên thế giới và khu vực quan hệ Nga ASEAN ngày càng được đẩy mạnh, Việt Nam là một nước nằm trong ASEAN nghiên cứu quan hệ Nga ASEAN trong giai đoạn này đem lại kinh nghiệm thực tiễn và bổ ích cho các nhà nghiên cứu các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và những hiểu biết này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước cũng như rút ra được bài học kinh nghiệm cho chúng ta trong quá trình xây dựng quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga trong thời gian tới.
Đây là lý do em chọn đề tài: “ Quan hệ giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2000- 2010”
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NGA – ASEAN TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI. 3
1.1. Bối cảnh quốc tế: 3
1.1.1. Toàn cầu hóa : 3
1.1.2. Cách mạng khoa học công nghệ : 4
1.1.3. Xu thế hòa bình hợp tác phát triển: 5
1.1.4. Quan hệ giữa các nước lớn với nhau: 6
1.2. Chính sách đối ngoại mới của Nga: 7
1.2.1. Tiềm lực mới của Nga hiện nay: 7
1.2.2. Chính sách đối ngoại mới của Nga hiện nay: 8
1.3. Khu vực ASEAN: 9
1.4. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tới quan hệ Nga – ASEAN: 10
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA NGA VÀ ASEAN GIAI ĐOẠN 2000 -2010 12
1.1. Những nội dung chủ yếu của quan hệ Nga – ASEAN giai đoạn năm 2000 đến năm 2010: 12
1.1.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị - an ninh: 12
1.1.2. Quan hệ trên lĩnh vực thương mại: 18
1.1.3. Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư: 21
1.1.4. Quan hệ trên lĩnh vực quân sự: 25
1.1.5. Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng : 30
1.1.6. Quan hệ trên lĩnh vực khoa học công nghệ : 32
1.1.7. Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa du lịch: 34
1.2. Nhận xét quan hệ Nga – ASEAN trong thời gian qua: 37
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ NGA – ASEAN TRONG THỜI GIAN TỚI 41
3.1. Định hướng phát triển quan hệ Nga – ASEAN trên một số lĩnh vực chủ yếu: 41
3.1.1. Định hướng phát triển về chính trị, an ninh: 42
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế: 44
3.1.3. Định hướng về văn hóa, khoa học và giáo dục: 45
3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ Nga – ASEAN: 46
3.2.1. Tăng cường hợp tác chính trị và an ninh: 46
3.2.2. Cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư: 47
3.2.3. Tăng cường hỗ trợ phát triển giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục và đào tạo: 49
3.2.4. Tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực ưu tiên: 49
3.3. Vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ Nga – ASEAN: 51
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư một bước cần thiết trên con đường biến nước Nga thành một cường quốc năng lượng hàng đầu và tạo dựng một vị thế quan trọng ở khu vực này.
Quan hệ trên lĩnh vực khoa học công nghệ :
Trong quan hệ hợp tác toàn diện Nga – ASEAN thì hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ nhất tại Kuala Lumpur ngày 13/12/2005 nhấn mạnh những tiềm năng to lớn mà hai bên sẵn có đối với hợp tác thương mại và đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp hợp tác chặt chẽ đối với các ngành máy khai thác mỏ, máy công cụ, máy làm đường, xây dựng, thiết bị điện và máy công nghiệp. Mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong khai thác tài nguyên. Trao đổi các bí quyết trong các lĩnh vực khác nhau của năng lượng, bao gồm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng ( mặt trời, gió, thủy triều và sóng biển, hydro, sinh học..) thúc đẩy các công nghệ và nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
Nga còn có thế mạnh về khoa học vũ trụ và đã từng hợp tác với nhiều nước trong việc phát triển khoa học vũ trụ. Cách đây chưa lâu tên lửa mang tên “Zenit” của Nga đã thành công trong việc đưa lên quỹ đạo vệ tinh liên lạc của Malaixia. Ở Indonexia trên đảo Baik tại tỉnh Iria – Jaya hai bên đã hiện thực hóa đề án hàng không vũ trụ chung “ Xuất phát trên không”.
Trong khuôn khổ ASEAN+1 ( ASEAN + Nga) một trong những sang kiến mới nhất của Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) gần đây là việc thết lập quan hệ hợp tác khoa học ASEAN-Nga . Tháng 10 năm 2000 Hội thảo “Quan hệ đối thoại Nga – ASEAN” đã thu hút các quan chức chính phủ các nhà khoa học, giáo dục, thương nhân Nga bàn luận sôi nổi về hợp tác hàn lâm ASEAN – Nga. Rất nhiều trường đại học và viện nghên cứu Nga bày tỏ ý muốn tham gia vào các hoạt động của AUN. Hoạt động đầu tiên nhằm thúc đẩy hợp tác Nga – ASEAN về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực là việc đưa ra hai ý kiến: Gặp gỡ bàn tròn Nga – ASEAN, đặc biệt là cuộc gặp giữa các phó hiệu trưởng và phó chủ tịch từ các trường đại học của AUN và Nga để học hỏi về hệ thống giáo dục đại học của nhau và tìm kiếm các khả năng hợp tác khoa học.
Năm 2005, trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nga lần thứ nhất diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaixia, và trước khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga tới Lào dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+10, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga đã thông báo: Nga coi hợp tác khoa học kỹ thuật, ngăn chặn và giảm thiểu các hậu quả của thiên tai là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên hợp tác với ASEAN trong đó thúc đẩy hoạt động của Nhóm công tác chung về Hợp tác khoa học kỹ thuật Nga –ASEAN. Nga đã rổ chức triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật một cách để quảng bá thương hiệu của mình và đưa ra giá cả khiêm tốn mà họ tin sẽ hấp dẫn được người tiêu dùng ASEAN.
Ngày 9 tháng 10 năm 2006 tại Hội thảo “Nga – Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: hướng tới quan hệ chiến lược và kinh tế đối thoại giữa các nền văn minh” diễn ra tại Matsxcova, Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong nói, ASEAN muốn tăng cường quan hệ với Nga về năng lượng, kỹ thuật máy, nghiên cứu khoa học và du lịch. Ông cho rằng trao đổi nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Trước đó, ngày 1 tháng 7 năm 2004, trong bài phát biểu tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN+1, phiên họp với Liên Bang Nga tại Indonexia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan đã đánh giá nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ các mục tiêu kinh tế là tiềm năng hợp tác thứ 2 sau hợp tác năng lượng Nga – ASEAN. Ông nói “ Nga được thế giới công nhận về những đột phá trong nghiên cứu khoa học và công nghệ đi đầu thế giới trong một số lĩnh vực. ASEAN mong muốn được khai thác các khả năng hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và công nghệ vũ trụ. Ở giai đoạn đầu cần tập trung vào các trương trình phát triển nguồn nhân lực như tổ chức các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo và chương trình trao đổi cán bộ khoa học.
Cuối cùng để củng cố vị thế của Nga ở thị trường ASEAN trước hết phụ thuộc vào khả năng xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo và hiệu quả của Nga với các nước này,trong điều kiện cạnh tranh với các nước đã thành công trên thị trường ASEAN như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan. Với khả năng tài chính của mình Nga sẽ có khả năng và sẽ không bỏ qua cơ hội thuận lợi trong việc mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật – sản xuất với các nước ASEAN vì vậy mối quan hệ kinh tế thương mại khoa học của Nga và ASEAN sẽ phát triển tron thời gian tới.
Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa du lịch:
Sự hợp tác giao lưu văn hóa du lịch giữa Nga và ASEAN cũng được chú ý phát triển cùng với các quan hệ khác. Sự giao lưu văn hóa giúp cho người dân của hai bên hiểu biết lẫn nhau và đó cũng là cơ sở để phát triển các lĩnh vực khác nhất là du lịch. Trong dịp kỷ niệm 42 năm thành lập ASEAN Đại sứ các nước ASEAN cũng tổ chức “Ngày văn hóa _ ẩm thực ASEAN” tại Nga để giới thiệu văn hóa ASEAN với người dân Nga.
Những năm gần đây, do mức sống của người dân Nga và nhiều nước ASEAN tăng nhanh, phát triển du lịch giữa hai phía Nga và ASEAN mạnh hơn. Ngày càng nhiều người Nga tìm đến các nước ASEAN như điểm đến của du lịch, ASEAN được coi như một vùng đất đầy kỳ thú( báo Manila Times ngày 6/2/2005). Kể từ năm 1998 cùng với tăng trưởng của nền kinh tế Nga lượng khách du lịch Nga ra nước ngoài đã tăng đáng kể. Năm 1998, số người Nga đi du lịch nước ngoài hàng năm là 10,25 triệu, năm 2001 con số này đã tăng gấp đôi là 20,25 triệu và năm 2004 là 24,5 triệu. Trước đây các văn phòng du lịch ở Nga chủ yếu quảng cáo cho các chuyến đi đến Châu Âu, giờ đây những văn phòng này nhanh chóng bổ sung các tuor đến Đông Nam Á để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người Nga và tỷ lệ tour Châu Âu – Đông Nam Á là 50-50 mà điều này không chỉ diễn ra ở Matxcova mà còn ở nhiều thành phố khác.
Trước đây Thái Lan là địa chỉ quen thuộc thì hiện nay các điểm du lịch đã đa dạng hơn bao gồm Việt Nam, Malaixia, Lào, Singapo, Campuchia, Philippin, Mianma. Nếu như năm 2002 Thái Lan đón 40.341 lượt khách du lịch Nga thì con số đó tăng lên gấp đôi vào năm 2004 với 80.489 người. Đến năm 2006 con số đó tăng kỷ lục lên trên 200.000 người. Đặc biệt giữa Nga và Thái lan có những chính sách nhằm đào tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch giữa 2 bên. Theo Itar – Tass, ngày 23 tháng 3 năm 2007, giữa Nga và Thái đã ký hiệp định về visa theo đó khách du lịch Nga chỉ cần có hộ chiếu là được vào Thái Lan trong thời hạn dài nhất là 30 ngày. Ở Thái Lan có các khu spa hiện đại dịch vụ chu đáo, thân thiện, có các chương trình mua sắm hấp dẫn giá cả phải chăng nên thu hút được rất nhiều khách du lịch ở Nga.[4.tr64-74]
Sự đa dạng nhân chủng ở Indonexia đã tạo điểm riêng độc đáo thu hút khách du lịch ở Nga. Năm 2003 số lượng du khách Nga tới Indonexia đạt 14.413, chiếm 0.32% lượng khách du lịch nước ngoài tới Indonexia năm đó, đến năm 2005 con số này tăng lên đến 17,138 du khách. Đến Malaixia du khách có thể tham gia môn lặn có bình dưỡng khí và các chương trình mạo hiểm có tên là Robinsonada và thăm hòn đảo Bali xinh đẹp. Malaixia với nhiều chiến lược quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt trên Internet, đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách ở Nga.[4.tr64-74]
Philippin đầu năm 2006 đưa ra thông báo về số lượng du khách tăng đột biến vào Philippin năm 2005 ( tăng gấp 3 lần từ hơn 3000 khách năm 2004 lên hơn 10.000 năm 2005). Đầu năm 2006 Philippin đã tham gia vào hoạt động “Spa and Health Moscow 2005” và “Leisure Fair Moscow 2005” tại Matxcova nhờ đó có cơ hội quảng bá cho ngành du lich Philippin đến tất cả nước Nga rộng lớn. Điều này làm cho nước Nga quan tâm nhiều hơn tới Philippin, nước này đã xuất bản sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nga để thuận tiên cho khách du lịch trong đó hãng máy bay Kras Air đã mở các chuyến bay thẳng từ Novosibirsk và Krasnoarsk ở vùng Siberi tới Cebu, Philippin để đón du khách từ vùng này.
Trong số các nước thành viên của ASEAN, Việt Nam là nước có quan hệ văn hóa với Nga khá phát triển đây cũng là điều kiện tốt để phát triển quan hệ du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch ASEAN, Việt Nam có đủ hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Nga để phục vụ các đoàn du khách từ Nga. Đồng thời, các chuyến du lịch rất đa dạng và phong phú. Việt Nam và Nga đã ký Hiệp định Hợp tác Du lịch ngày 19 tháng 11 năm 1997 kể từ đó Việt Nam trở thành điểm đến cho khách du lịch Nga. Khoảng 12.500 du khách Nga đến Việt Nam năm 2004, tăng 42% so với năm 2003, năm 2005 con số này là 23.800 và trong 8 tháng đầu năm 2006 số lượng du khách Nga tới Việt Nam đã là 19.000( số liệu của bộ ngoại giao Việt Nam). Tại hội nghị các Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 tổ chức tại Hội An, Việt Nam, hai bên Nga – Việt đã đề xuất Nga giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực du lịch cung cấp thông tin về các hội chợ và triển lãm du lịch được tổ chức ở Nga và Việt Nam, mời hãng du lịch Nga và các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội du lịch ở Việt Nam.
Các nước ASEAN đang nỗ lực đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy du lịch đến khu vực đặc biệt hướng tới những khách hàng đầy tiềm năng như Nga khi Nga hiện đang đứng vị trí thứ 10 trên thế giới về lượng dân đi du lịch. Từ ngày 26/1 đến ngày 3/2/2007 hơn 1600 đại biểu bao gồm các quan chức ngành du lịch và đại diện các công ty du lịch từ các nước ASEAN đã nhóm họp tại Singapo để bàn về việc thúc đẩy khu vực ASESAN như một hướng du lịch chung. Năm 2006, Thái Lan đã đề xuất ý tưởng về Visa chung cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á, theo đó khách du lịch có thể thăm quan các nước trong ASEAN một cách dễ dàng theo một tour chung. Tham gia diễn đàn du lịch ASEAN năm 2007 có đại diện các đối tác du lịch quan trọng của ASEAN là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga trong đó Nga được coi là một cường quốc du lịch mới nổi lên.
Nga hiện nay cũng đang nổi lên là một trong những nước thu hút khách du lịch quốc tế kể từ năm 2003 Nga nằm trong số top 10 nước thu hút lượng khách du lịch lớn nhất thế giới, với tổng số khách nước ngoài đến Nga năm 2003 là 20,4 triệu, năm 2004 là 19,9 triệu, chiếm 2,6 thị phần du lịch thế giới. Nhưng khách du lịch đến Nga phần lớn là từ các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản..và các nước Châu Âu.
Trong xu thế gia tăng mạnh mẽ khách du lịch trên thế giới trong đó có cả Nga và ASEAN ngành du lịch của Nga và ASEAN cho thấy tiềm năng hợp tác rất lớn và hứa hẹn khả năng sinh lời cao cho các nhà đầu tư và hoạt động du lịch của cả 2 bên. Vì vậy Nga và ASEAN đã ký Hiệp định Hợp tác văn hóa ASEAN-Nga Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nga lần thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2010.
Nhận xét quan hệ Nga – ASEAN trong thời gian qua:
Kể từ nửa cuối thập kỷ 1990 mối quan hệ Nga – ASEAN mới được chú ý phát triển cho đến nay theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như các nhà quản lý, quan hệ Nga – ASEAN vẫn chưa xứng tầm của hai bên trên tất cả các lĩnh vực từ quan hệ chính trị an ninh đến kinh tế và văn hóa xã hội. Nhưng quan hệ Nga – ASEAN đang ngày càng phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong những năm qua.
Quan hệ Nga – ASEAN phát triển dưới mức tiềm năng trên tất cả các mặt:
Về mặt chính trị an ninh: Đây được đánh giá là lĩnh vực có sự tiến bộ nhanh nhất trong thời gian vừa qua. Nga đã trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN từ năm 1996. Từ đó đến nay quan hệ hai bên không ngừng được nâng lên. Nhiều hiệp định, tuyên bố chung đã được hai bên ký kết, nổi bật là Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Nga – ASEAN diễn ra năm 2005. Đông Nam Á không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ Nga như Đông Bắc Á nhưng trên bình diện địa chiến lược Nga lại có sự ràng buộc với tiểu khu vực này về lợi ích chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, hàng hải rất quan trọng nên chính sách Đông Nam Á luôn trở thành bộ phận không thể thiếu trong chiến lược toàn cầu của Liên Bang Nga.
Về mặt kinh tế: Quan hệ kinh tế giữa hai bên đã có bước phát triển nhanh trong thời gian qua và đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Các nước Malaixia, Thái Lan, Singapo và Việt Nam vẫn là những đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN. Các hoạt động đầu tư cũng đang được xúc tiến triển khai mạnh mẽ hơn thể hiện mong muốn của cả hai phía về việc xây dựng một quan hệ hợp tác toàn diện trong đó đưa quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư phát triển tương xứng với những tiến bộ đã đạt được trên lĩnh vực quan hệ chính trị, ngoại giao. Tuy nhiên quan hệ kinh tế - thương mại Nga – ASEAN còn cách khá xa nhu cầu và tiềm năng nhìn chung quan hệ hợp tác troang các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế chưa đi vào chiều sâu như quan hệ hợp tác đã có giữa ASEAN với các bên đối thoại đầy đủ khác ( Mỹ, Nhật Bản và EU).
Giá trị thương mại và đầu tư đều nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Đây là nhận định của các cơ quan hữu quan cũng như các doanh nghiệp và các nhà phân tích. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là đối tác năng động nhất của Nga thị phần thương mại của Nga với khu vực này chiếm khoảng 15% tổng thương mại của Nga, tuy nhiên hiện nay tỷ trọng thương mại của Nga với ASEAN chỉ chiếm khoảng 1% thương mại của Nga với giá trị gần 5 tỷ USD, một tỷ lệ rất nhỏ so với thương mại Nga – Trung Quốc( chiếm 5,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và 7,4% kim ngạch nhập khẩu của Nga).
Còn đối với ASEAN, Nga chỉ chiếm 0,6% tổng giá trị thương mại của khu vực này năm 2008, thấp hơn nhiều so với kim ngạch thương mại của ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ đều chiếm trên 10% thương mại quốc tế của ASEAN. Trong lĩnh vực đầu tư của Nga ở ASEAN rất hạn chế dự án đầu tưu quy mô lớn hơn không nhiều có thể khẳng định nga chưa phải là nước đầu tư quan trọng. Ở ASEAN chỉ có Singapo là nước tập trung nhiều các công ty lớn đã đầu tư nhiều ở Nga.
Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Nga – ASEAN có thể nói mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Quan hệ kinh tế Nga – ASEAN mới chỉ dựa vào một số lĩnh vực là thế mạnh của cả hai bên, chưa có sự hợp tác toàn diện với Nga lĩnh vực năng lượng và vũ khí vẫn là thế mạnh để thâm nhập khu vực Đông Nam Á. Đầu tư của Nga cũng chỉ tập chung chủ yếu ở một số lĩnh vực về năng lượng như dầu khí.
Quan hệ của Nga mới chỉ tập trung vào một số nước ASEAN như với Singapo, Việt Nam, Thái Lan, Malaixia, Indonexia và một số có quan hệ ít hơn như là Philippin còn những nước như Lào, Campuchia, Mianma hay Bruney, quan hệ kinh tế với Nga không đáng kể.
Về các mặt khác: như lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục Nga – ASEAN còn rất hạn chế. Các ý tưởng mới hình thành, các hành động đang ở bước đầu của sự thử nghiệm. Hợp tác khoa học công nghệ còn quá nghèo nàn so với tiềm năng khoa học công nghệ dồi dào của Nga và nhu cầu lớn của các nước ASEAN. Quan hệ về văn hóa, xã hội Nga – ASEAN bị cản trở rất nhiều vì người dân các nước ASEAN hiểu biết rất hạn chế về nước Nga và ngược lại người dân Nga cũng biết ít về các nước Đông Nam Á.
Một đặc điểm nổi trội trong quan hệ Nga – ASEAN là các quan hệ song phương trong khi hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN mới đạt được những bước đi ban đầu. Khởi sắc sớm và phát triển tương đối hoàn chỉnh là quan hệ Nga – Thái Lan. Hiện nay hai bên đã xúc tiến xây dựng các liên doanh mới trên lĩnh vực vận tải, du lịch, công nghiệp giấy, hóa chất, khai thác đá quý… Đặc biệt hợp tác Nga – Thái trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa và vũ trụ diễn ra khả quan. Quan hệ Nga – Việt cũng khá nổi bật, Nga có quan hệ khá chặt chẽ với Việt Nam và đã từng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam và đã từng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam và quan hệ truyền thống này tạo thuận lợi không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Liên Bang Nga. Tuy nhiên quan hệ này vẫn phát triển chậm không thỏa đáng so với nền tảng đã có.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
NGA – ASEAN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Định hướng phát triển quan hệ Nga – ASEAN trên một số lĩnh vực chủ yếu:
Nga và ASEAN trở thành đối tác của nhau năm 1996 quan hệ giữa Nga và ASEAN nhìn chung cho tới nay đều có bước tiến rõ rệt. Trong tuyên bố chung của ngời đứng đầu chính phủ Nga và các nước thành viên ASEAN (2005), hai bên nhất trí tăng cường đối thoại, thắt chặt quan hệ kinh tế xã hội và an ninh. Mục tiêu này đã được định hướng bởi Chương trình hành động toàn diện về đẩy mạnh hợp tác ASEAN – Nga được ký kết vào tháng 12 – 2005, đã xác định một loạt lĩnh vực và phương hướng hợp tác cho 10 đến 15 năm tới.
Từ khi thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Á –Âu đặc biệt là sự phát triển của kinh tế với tốc độ cao kéo dài cho đến năm 2008 Nga dần lấy lại vị thế của mình đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện cới khu vực Châu Á –Thái Bình Dương và ASEAN. Những thay đổi trong chính sách của Nga với khu vực Đông Nam Á cũng có thể làm chậm đi sự hiện diện của Nga thêm vào đó chủ nghĩa đa phương đang phát triển mạnh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thể hiện rõ sự tồn tại của các tổ chức như ASEAN, APEC, ASEM… Như vậy có thể thấy rằng trước hàng nghìn khó khăn trở ngại nhưng quan hệ Nga – ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI cho đến năm 2010 đã chứng tỏ rằng hai bên đều quyết tâm đưa quan hệ lên tầm cao mới với rất nhiều kế hoạch được dự định và triển khai và có thể khẳng định rằng quan hệ hợp tác toàn diện giữa Nga và ASEAN sẽ phát triển tốt đẹp trong thời gian tới.
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 25/12 có bài bình luận về mối quan hệ giữa Nga và ASEAN, trong đó nhấn mạnh: "Năm 2010, Nga và ASEAN đã xích lại gần nhau hơn không phải về mặt địa lý mà về mặt chính trị. Số phận của Nga không tách rời số phận châu Á. Mátxcơva chủ trương tích cực tham gia quá trình liên kết ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".[6]
Định hướng phát triển về chính trị, an ninh:
Trong bối cảnh các quan hệ quốc tế của ASEAN và Nga không ngừng được củng cố, vào năm 2003, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Nga ra “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển” tại Phôm Phênh. Văn kiện này là bước khởi đầu cho việc hình thành cơ sở pháp lý về quan hệ đối thoại ASEAN – Nga và góp phần thúc đẩy hợp tác chính trị, an ninh giữa hai thực thể này có chiều sâu và thực chất hơn. Tiếp đến ASEAN và Nga ký “ Tuyên bố chung về chống khủng bố quốc tế” tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Nga nhóm họp tại Bruney năm 2004 là một hành động mới về an ninh ( Trước đó vào năm 2002, Nga cũng đã ký Tuyên bố chống khủng bố với các nước tham gia Hội nghị APEC tại Indonexia. Lúc đó Nga và Indonexia đã cùng đưa ra sáng kiến đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo nhằm tránh tư tưởng “ đối đầu giữa các nền văn minh” cũng như chủ nghĩa dân tộc quá khích).
Bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trong hợp tác chính trị, an ninh khu vực là ASEAN và Nga năm 2004 ký Hiệp ước TAC và hai bên tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 12/2005. Việc ký Hiệp ước này không chỉ tạo ra cơ sở chính trị- pháp lý ổn định cho việc củng cố và thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai thực thể này mà còn góp phần vào việc củng cố môi trường hòa bình ổn định, an ninh ở Đông Nam Á. Bởi vì Nga là thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, lại đang trên đà phục hồi có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh và nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên sức nặng của Nga trong các vấn đề chính trị, an ninh sẽ trở nên quan trọng hơn với khu vực.
Một trong lĩnh vực quan trọng của hợp tác chính trị, an ninh giữa ASEAN và Nga là sự phối hợp hành động trong khuôn khổ ARF. Nga vừa là một trong những thành viên sáng lập (từ 1994) và từng là đồng chủ tịch của các cuộc họp giữa kỳ của ARF về hợp tác khắc phục hậu quả thiên tai (1998-2000) và về chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (2003-2004). Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa ASEAN và Nga tháng 12/2005 tổ chức tại Kuala- Lumpur đã tiếp tục khẳng định tư tưởng cơ bản trong hợp tác chính trị, an ninh giữa hai thực thể này. Theo tinh thần tuân thủ các vấn đề quốc tế và đa phương trong giải quyết các vấn đề quốc tế, và nhận thức được rằng cần có sự phối hợp hành động tập thể mới có thể đảm bảo hòa bình và ổn định. Nga và ASEAN đã bày tỏ sự ủng hộ những nỗ lực của nhau trong việc sử dụng các cơ chế hiện có như APEC, ARF, ACD( đối thoại hợp tác Châu Á), SCO, cũng như việc thiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước SEANWFZ và xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN.
Việc tăng cường hợp tác chính trị và an ninh trong thời gain tới được xác định là vẫn phát triển dựa trên các cơ sở đã có được, đồng thời thường xuyên tiến hành các cuộc tiếp xúc trong phạm vị các cơ chế đối thoại. Nhấn mạnh hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Thường xuyên tiến hành các cuộc họp các nhân vật cấp cao Nga – ASEAN về chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Trao đổi thông tin về tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố ngăn chặn chúng vẫn là định hướng chính.
Một trong những quan hệ khá nổi bật hiện nay giữa ASEAN và Nga và sẽ tiếp tục được chú ý phát triển trong thời gian tới là hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có việc mua bán vũ khí, đào tạo và troa đổi nhân viên quốc phòng. Sự gia tăng hợp tác trao đổi vũ khí và công nghệ quốc phòng gắn liền với nhu cầu đảm bảo an ninh của mỗi bên trong bối cảnh gia tăng khủng bố bạo lực, chạy đua vũ trang, đồng thời là kết quả của sự tái khởi động trở lại của bộ máy quốc phòng của nước Nga sau khi nền kinh tế của nước này tăng trưởng khá cao, lượng ngoại tệ khổng lồ thu được từ xuất khẩu dầu mỏ. Sự xuất khẩu vũ khí của Nga đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đưa về cho đất nước nhiều ngoại tệ và làm tăng ảnh hưởng chính trị, an ninh của Nga trên trường quốc tế, trong đó có khu vực các nước ASEAN còn các nước ASEAN ngày càng đầu tư lớn hơn cho ngân sách quốc phòng và đang đa dạng hóa các khách hàng của mình và hướng tới Nga. Sự hợp tác quân sự giữa các nước ASEAN và Nga được thể hiện rõ qua các bạn hàng như Indonexia, Malaixia và Việt Nam.
Định hướng phát triển kinh tế:
Trong 10 năm tới Nga và ASEAN sẽ phát triển theo chiều sâu với sự tăng dần thị phần hàng hóa có giá trị tăng cao và các công nghệ phức tạp hơn. Sự thay đổi rộng lớn và đa dạng của xuất khẩu sẽ cuốn hút cả hai phía, xong các đặc tính về chất lượng sẽ khác nhau. Các nước ASEAN rõ ràng tập trung vào kỹ thuật đa dạng của cuộc sống hàng ngày, công nghệ thông tin, các sản phẩm công nghiệp, một số dạng sản phẩm kỹ thuật máy và công cụ sản xuất công nghiệp. Còn nước Nga phù hợp với sự chuyên môn hóa đã có, tập trung vào ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ, thiết bị luyện kim, năng lượng thủy nhiệt điện, năng lượng nguyên tử, các dạng khác của chế tạo máy hạng nặng và giao thông, công nghệ sinh học, các vật liệu mới. việc so sánh 2 cơ cấu xuất khẩu chứng tỏ sự tồn tại tiềm năng hợp tác hỗ trợ cao, đặc biệt khi tính đến sự khác biệt không chỉ trong các cơ cấu sản xuất công nghiệp mà còn cả sự khác nhau không kém phần quan trọng trong môi trường nông nghiệp. Nếu cả hai phía biết thỏa thuận về hợp tác cùng cố gắng, sẽ mở ra con đường tăng nhanh một cách đáng kể về thương mại, đầu tư qua lại, hợp tác công nghệ. Hiện nay mức độ thương mại đạt được còn xa với khả năng thực thế và hơn nữa xa hơn với tiềm năng của 2 bên nên trong thời gian tới 2 bên sẽ tích cực hợp tác trong lĩnh vực này.
Nga và ASEAN đã và đang xây dựng các chương trình phát triển chung các khuôn khổ hợp tác chặt chẽ hơn và đồng thời Nga cũng đang tìm kiếm hợp tác song phương với từng thành viên ASEAN. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh 2005 hai bên đã ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và phát triển, đây được xem là nền tảng của chương trình hợp tác toàn diện 10 năm giữa Nga và ASEAN.
Một là, thúc đầy phát triển quan hệ thương mại và đầu tư các bên đã nhấn mạnh đến phương hướng và giải pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư thuân lợi hơn như: Tổ chức thường xuyên các hội nghị tư vấn của các Quan chức cấp cao ASEAN –Nga cũng như tổ chức hội nghị của Nhóm làm việc ASEAN – Nga về hợp tác kinh tế thương mại(ARWGTEC), trao đổi các thông tin liên quan đến thương mại và đầu tư đặc biệt là chính sách thuế quan…, tăng cường và phát triển hợp tác theo các phương thức như thiết lập các mối liên hệ giữa các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và các thủ tục đánh giá phù hợp đào tạo nhân lực trên các lĩnh vực, khuyến khích hội đồng kinh doanh của Nga và ASEAN..
Hai là, hợp tác về tài chính, tập trung vào các vấn đề: trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và thông tin về chống rửa tiền và nguồn tài chính của chủ nghĩa khủng bố.
Ba là, hợp tác công nghiệp khuyến khích các công ty đến từ nước thành viên ASEAN và Nga tham gia đầu tư vào các dự án lớn của nhau, các điều kiện và hình thức cụ thể sẽ được xác định thông qua đối thoại trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quền 2 bên.
Bốn là, lĩnh vực năng lượng, 2 bên sẽ tổ chức hội nghị tư vấn xác định cơ hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sử dụng năng lượng có hiệu quả, chia sẻ và chuyển giao công nghệ nghiên cứu phát triển. Đẩy mạnh hơp tác trên lĩnh vực thăm dò sản xuất vận chuyển và sử dụng dầu mỏ khí đốt và các sản phẩm tinh chế khác.
Năm là, lĩnh vực giao thông vận tải, Nga và ASEAN sẽ tổ chức các hội nghị tư vấn về hợp tác giao thông vận tải, hợp tác đảm bảo an ninh vận tải hàng không và hàng hải ở ASEAN và Nga, nghiên cứu trao đổi thông tin về khủng bố và đào tạo chung các chuyên gia an ninh vân tải, thực hiện tốt nhất các dự án xây dựng cảng đường ngầm và đường cao tốc.
Sáu là, phát triển hợp tác các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Nhận biết vai trò của SMEs trong việc duy trì sự năng động của các nền kinh tế, các bên chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hợp tác giữa SMEs của các nước ASEAN và Nga về mặt xây dựng khả năng, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu thị trường. Thúc đẩy xây dựng khả năng thể chế trong các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh gồm các khu vực phổ biến thông tin, tổ chức triển lãm sản phẩm của SMEs, thiết lập các dịch vụ hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật xúc tiến xuất khẩu và các dịch vụ hỗ trợ.
Định hướng về văn hóa, khoa học và giáo dục:
Nga và ASEAN đã nhấn mạnh việc mở rộng quan hệ về nhân văn và tăng cường giao lưu trên phạm vi địa phương và khu vực. Với mục đích này, Nga và ASEAN đã tính đến việc xây dựng cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN và không gian thống nhất về du lịch ASEAN và sẽ nghiên cứu, thực hiện các chương trình trao đổi văn hóa giáo dục, thể thao, các chương trình trao đổi khác nhằm củng cố không khí hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa 2 bên.
Hơn nữa nhiệm vụ của Nga hiện nay là đa dạng hóa các mối quan hệ, trước hết là nhờ các sản phẩm khoa học , các sản phẩm chế tạo máy, dịch vụ viễn thông, hoạt động vũ trụ. Định hướng này được sự ủng hộ của ASEAN. Như Tổng Thư Ký ASEAN- ông Ong Keng Yong đã tuyên bố trong Diễn đàn kinh tế Thế giới “ Nga và khu vực châu Á- Thái Bình Dương hướng tới hợp tác kinh tế chiến lược và đôi thoại văn minh” được tổ chức và tháng 10/ 2003. Những định hướng ưu tiên mới trong sự hợp tác kinh tế Nga – ASEAN là thực hiện các dự án công nghệ cao, dựa trên tiềm năng kỹ thuật của Nga và sức lao động rẻ và hệu quả của khu vực.
Quan hệ hợp tác khoa học giáo dục giữa Nga và các nước ASEAN đã có từ rất lâu ít nhât là từ nửa sau thế kỷ XIX. Trong thời kỳ chiến tranh các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia có quan hệ mật thiết với Liên Xô hàng vạn cán bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội được đào tạo ở liên xô chủ yếu là ở Nga.Hợp tác trên các lĩnh vực từ kinh tế quân sự giáo dục đào tạo văn hóa thể thao phát triển chưa từng có các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà máy, hầm mỏ, lực lượng vũ trang đâu đâu cũng in đâm dấu ấn văn hóa Nga do đó quan hệ văn hóa khoa học kỹ thuật giáo dục Nga – ASEAN trong thời gian tới tiếp tục dựa trên nền tảng đã có.
Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ Nga – ASEAN:
Tăng cường hợp tác chính trị và an ninh:
Việc tăng cường hợp tác chính trị an ninh sẽ làm cơ sở cho hợp tác toàn diện Nga – ASEAN trong thời gian tới. Nga và ASEAN cần có cách tiếp cận tổng thể về cấn đề an ninh đồng thời gắn hợp tác chính trị an ninh với hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác mà mục tiêu tối cao là nâng caco vị thế của Nga ở Đông Nam Á cũng như vị thế của ASEAN ở Nga vì vậy những vấn đề cần được hai bên quan tâm hợp tác như:
Đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt ở khu vực Biển Đông đây là tuyến đường biển quan trọng an ninh ở khu vực biển đông có ý nghĩa quan trọng quyết định với các hoạt động kinh tế khu vực toàn cầu.
Một lĩnh vực mà Nga có ưu thế và lĩnh vực được các nước ASEAN quan tâm đó là việc hợp tác dự báo và phòng chống thiên tai những định hướng và giải pháp cụ thể vấn đề này đã được xác định khá chi tiết trong Chương trình hành động tổng thế. Hai bên xem xét khả năng và hình thức hỗ trợ nhau trong việc xây dựng năng lực để đối phó với các thảm họa thiên nhiên cũng như con người gây ra bằng việc thiết lập các cơ quan phản ứng đối với tình trạng khẩn cấp, trang bị cho cơ quan này những trang thiết bị kỹ thuật. Xem xét việc áp dụng các công nghệ hiện đâị của Nga dùng cho hoạt động cứu trợ và cảnh báo sớm bao gồm các hệ thống đánh giá tính ổn định của tòa nhà hay dự báo thảm họa và việc áp dụng các công nghệ hàng không của Nga trong việc ngăn ngừa cháy rừng và các đám cháy trên mặt đất.
Giới thiệu công nghệ của Nga và kinh nghiệm giám sát việc xử lý môi trường và công nghệ gây nguy hiểm và phát triển phần mềm dành cho việc đưa ra các quyết định về ứng đối với thảm họa.
Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là đảm bảo an ninh liên quan đến quá tình quốc tế đặc biệt liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho cư dân và khách du lich các bên hoạt động sống bình thường trên lãnh thổ của nhau.
Hai bên cũng cần xem xét việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nga – ASEAN lần tiếp theo sau lần thứ 2 được tổ chức vào 30/10/2010 để hoàn thiện hơn quan hệ Nga ASAEN và tạo thêm một nấc thang nữa cho quan hệ hai bên.
Cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư:
Hợp tác về lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa Nga và ASEAN vẫn còn chưa tương xứng vậy nên Nga và ASEAN cần sớm nghiên cứu một Hiệp định thương mại tự do Nga – ASEAN đây là một hướng ưu tiên và giải pháp hàng đầu để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên về cơ bản hiệp địn này bao gồm cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ tuy nhiên cần xác định những danh mục ưu tiên tự do hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế của mỗi bên.
Đa dạng hóa những hàng hóa và dịch vụ trong thương mại đôi bên, trước hết là xuất nhập khẩu những sản phẩm lợi nhuận cao và có sức cạnh tranh về giá cả. Tăng khối lượng cùng với tăng tỷ phần hàng hóa có lợi nhuận và kỹ thuật cao trong thương mại song phương. Các nước ASEAN sẽ tập trung vào kỹ thuật điệnt ử và kỹ thuật gia dụng, công nghệ thông tin, những sản phẩm công nghiệp, trang thiết bị công nghiệp. Còn Nga với trình độ của mình sẽ tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ công nghiệp hàng không và vũ trụ, trang thiết bị luyện kim, thủy điện và nhiệt điện, năng lượng nguyên tử, những sản phẩm chế tạo máy công nghiệp nặng, giao thông công nghệ sinh học và những mặt hàng khác. Hai bên có tiềm năng bù trừ rất cao nếu như hai bên cùng thỏa thuận liên kết sức mạnh thì giữa họ sẽ mở ra con đường tăng cường thương mại lớn đầu tư từ hai phía và hợp tác kỹ thuật.
Thúc đẩy hợp tác ở cấp động doanh nghiệp, ngành và địa phương của các nước ASEAN và Nga. Sự tham gia của các khu vực, các chủ thể kinh tế, trong đó có cả đại diện của những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tính đến nhiều hơn và đòi hỏi phải thành lập một hệ thống thông tin rõ ràng và tin cậy về những điều kiện kinh tế tài chính của các chủ thể ở Nga và các nước ASEAN. Hệ thống này cần bao gồm cơ sở dữ liệu về những công ty và tập đoàn của Nga có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của các đối tác tiềm năng của ASEAN, cũng như cần thiết trao đổi thông tin thường xuyên giữa hai bên với các tổ chức quan tân ở các nước ASEAN. Chính phủ hai bên cần tạo cơ chế khuyên khích các địa phương các ngành chủ động trong việc hợp tác với nhau, coi trọng vai trò của các doanh nghiệp coi đó là tác nhân chính cho phát triển quan hệ Nga ASEAN, các cấp các ngành và doanh nghiệp của hai bên cũng cần nỗ lực giới thiệu bản than tăng cường trao đổi và giới thiệu các sản phẩm của mình tiến hành các hội trợ triển lãm…nhằm cung cấp thông tin cho người dân Nga và ASEAN.
Thuận lợi hóa đầu tư và tự do hóa đầu tư là một xu hướng chung và tiềm năng trong quan hệ kinh tế Nga - ASEAN các định hướng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp sẽ khó thực hiện được nếu không có các giải pháp cụ thể nhằm thuận lợi hóa và tiến đến tự do hóa đầu tư và thuận lợi hóa đầu tư giữa Nga và ASEAN nên tập trung vào những việc sau:
Cải thiện môi trường đầu tư đặc biệt với lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như đầu tư của Nga vào các tam giác phát triển tiểu vùng sông Mê Kong, thăm dò khai thác chế biến dầu khí…Bảo hiểm đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt là đầu tư của ASEAN vào Nga vì thị trường Nga về cơ bản là mang tính bảo hộ cao và các quan hệ thị trường chưa hoàn toàn phát triển. Cần gắn kết hoạt động đầu tư với hoạt động thương mại hàng hóa dịch vụ.
Tăng cường hỗ trợ phát triển giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục và đào tạo:
Để thúc đẩy hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục đào tạo, ASEAN và Nga cần đầu tư nhiều hơn vào Quỹ phát triển hợp tác ASEAN – Nga. Hàng năm các nước ASEAN và Nga nên tổ chức các ngày văn hóa của nhau ở mỗi nước. Cụ thể, tổ chức các festival thường kỳ về văn hóa dân tộc ở các nước ASEAN và Nga. thuacs đẩy trao đổi thông tin về phim và tham gia các triển lãm và festival văn hóa do hai bên và quốc tế tổ chức. Tăng cường tiếp xúc con người thông qua trao đổi chuyên giao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sân khấu, âm nhạc, tạp kỹ, múa, kịch, bảo tàng và thư viện. Tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ được tham gia các khóa học, hội thảo về lĩnh vực mà họ quan tâm và tạo điều kiện trao đổi văn hóa trên cơ sở thương mại. Đẩy mạnh hơp tác giữa Itar – Tass và thông tấn xã của các nước ASEAN, tạo điều kiện cho các nhà báo của ASEAN và của Nga trao đổi giao lưu. Tăng cường triển lãm giáo dục tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục – đào tạo.
Tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực ưu tiên:
Tập trung cải thiện và phát triển hạ tầng giao thông : phát triển tuyến đường biển từ các cảng của ASEAN đến cảng Vladivostoc của LB nga hiện nay tuyến đường này chủ yếu có các tàu của Hàn Quốc và Nhật Bản hoạt động hàng hóa từ Việt Nam và các nước ASEAN khác khóa đi vào vùng Viễn Đông của Nga. Song song với phát triển tuyến đường biển này thì cần nối lại và phát triển tuyến đường sắt Âu – Á nối Nga nới các nước Đông Nam Á. Vận tải hàng không cũng là một lĩnh vực cần được hai bên quan tâm và phát triển. Hiện nay các chuyến bay và dịch vụ hàng không giữa Nga và ASEAN chưa phát triển đủ mức cần thiết để thúc đẩy hoạt động thương mại và du lịch phát triển.
Hợp tác năng lượng và an ninh năng lượng, Nga mặc dù không phải thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nhưng nước Nga chiếm một vị trí quan trọng trong cung cấp dầu mỏ và khí gas lớn trên thế giới . Một mặt Nga và ASEAN hợp tác xây dựng các đường cung cấp dầu khí từ phía Đông nước Nga sang các nước ASEAN mặt khác Nga có thế mạnh về công nghiệp năng lượng như kỹ thuật xây dựng các nhà máy điện kể cả điện hạt nhân. Rõ ràng, hợp tác năng lượng và an ninh năng lượng giữa Nga và ASEAN là một trong những hướng hợp tác ưu tiên của Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp tham gia vào hợp tác khoa học và công nghệ giữa Nga và ASEAN cần thành lập mạng lưới diễn đàn doanh nghiệp và công nghệ Nga – ASEAN do Phòng thương mại công nghiệp tổ của các nước tổ chức. Hình thành mạng lưới liên kiết các doanh nghiệp và các chủ sở hữu các công nghệ trong các lĩnh vực liên quan, khuyến khích hợp tác khoa học giữa các doanh nghiệp…của hai phía. Xây dựng các Website quảng bá thông tin in ấn tạp chí lựa chọn tư vấn và tìm các dự án R&D, giáo dục, công nghiệp để làm cơ sở dữ liệu cho việc hình thành các liên kết. Hỗ trợ việc đàm phán và chuẩn bị các hợp động tạo điều kiện ưu đãi về tài chính cho các hợp đồng liên doanh liên kết. Xây dựng các quỹ hỗ trợ và quỹ đầu tư cho các dự án nghiên cứu để triển khai từ các nguồn đầu tư của cả tư nhân và nhà nước. Phát triển các hình thức thuê mua các dịch vụ công nghệ cao của Nga. Tổ chức các diễn đàn khu vực và trong nước và các hoạt động có liên quan để khuyến khích chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Nga và ASEAN. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và trao đổi cùng có lợi giữa các thành viên của ASEAN với Nga tăng cường hợp tác trao đổi thông tin khoa học và công nghệ và thực hiện các dự án liên kết chính.
Quan hệ về khoa học và công nghệ giữa Nga và ASEAN sẽ được xác định phương hướng ưu tiên và hình thức hợp tác trên cơ sở: Quan điểm tiếp cận nhu cầu giữa Nga và Ủy ban ASEAN trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Khuyến khích chuển giao và trao đổi công nghệ, thực hiện các trao đổi thông tin khoa học các dự án chung. Bảo đảm bảo hộ quyền sở hữu cá nhân, nêu lên trong khuôn khổ Chương trình hành động tổng thể phù hợp với luật pháp quốc gia và công ước quốc tế mà Nga và các nước ASEAN tham gia.
Phát triển hợp tác trong lĩnh vực truyền thông và thông tin, đặc biệt với việc sử dụng tiềm năng vũ trụ của Nga. Tổ chức Thông tin liên lạc vũ trụ của Nga và Trạm thông tin Indonexia PT Telekomunikasi Indonexia đã ký thỏa thuận về xử lý các vấn đề xây dựng vệ tinh liên lạc và truyền thông và hệ thống điều khiển trên mặt đất. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 120 triệu đô la Mỹ. Dự án này đảm bảo cung cấp những dịch vụ hiện đại trên lãnh thổ Nga và các nước Châu Á – Thái Bình Dương. Những công ty truyền thông của Nga quan tâm đến việc đầu tư vào hệ thống điện thoại di động của các nước ASEAN. Như công ty Altimo đã tuyên bố ý định tham gia vào cổ phần hóa các tập đoàn di động của Việt Nam.
Cuối cùng là lĩnh vực du lịch cũng cần được coi trọng hơn nữa, các dự án phát triển du lịch cần được đẩy mạnh.
Vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ Nga – ASEAN:
Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong vành đai châu Á - Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược - nằm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á - có đường lãnh hải dài và chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, Việt Nam chiếm vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế diễn ra khắp châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của các nước lớn trong khu vực cũng như đóng vai trò cầu nối hữu ích giữa các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế lớn, trong đó, đáng lưu ý là Hội nghị cấp cao ASEAN 1996, Hội nghị cấp cao Cộng đồng Pháp ngữ 1997, Chủ tịch ASEAN năm 1998, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC-16) năm 2006, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Á - Âu (ASEM) năm 2007 và đặc biệt là gánh vác vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 bao gồm cả trọng trách 2 lần Chủ tịch luân phiên của Hội đồng và Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc khoá 2009. Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đóng góp cho các vấn đề quan trọng giúp các quốc gia Đông Nam Á triển khai thành công nhiều lĩnh vực hợp tác bản lề.Trong vai trò Chủ tịch ASEANnăm 2010, Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò của mình khi tham gia các diễn đàn quốc tế quan trọng như Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN – EU, Hội nghị ASEAN - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á. Việt Nam không chỉ đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trên các diễn đàn đối thoại toàn cầu mà còn đóng góp rất nhiều vào sự thành công trong việc tổ chức các hội nghị cấp cao của ASEAN, các hội nghị chuyên ngành và nhiều hoạt động cộng đồng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao tầm ảnh hưởng và uy tín của Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.Vai trò của Việt Nam sẽ nổi lên như một người chơi chiến lược ở tầm trung trong các vấn đề khu vực. Việt Nam cần mối quan hệ đa phương tốt để cân bằng các nước lớn, bảo đảm chính sách đối ngoại đa phương.Mở rộng quan hệ với liên bang Nga giúp Việt Nam củng cố được vị trí của mình trên thị trường truyền thống cho nhiều loại hàng hóa sản phẩm; mặt khác điều đó cũng tạo điều kiện để Liên Bang Nga thâm nhập vào khu vực Đông Nam á đầy sôi động hiện nay. Và Việt Nam có thể tính đến vai trò nhân tố Nga trong chính sách đối ngoại với khu vực.
Nâng cao vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ Nga ASEAN :
Việt Nam và Liên Bang Nga có quan hệ truyền thống lâu đời, kinh nghiệm hợp tác Nga – Việt và việc coi Việt Nam như một trung gian đặc biệt để tìm kiếm những dự án và những hướng hợp tác mới với những nước khác của ASEAN sẽ góp phần vào phát triển quan hệ kinh tế của Nga với các nước ASEAN.
Một mặt quan hệ Việt Nam Liên Bang Nga cùng thúc đẩy quan hệ Nga -ASEAN một mặt phải nỗ lực phát triển quan hệ song phương Việt Nga trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế văn hóa xã hội.
Về chính trị, an ninh: trong điều kiện cụ thể của mỗi nước, vấn đề an ninh, chính trị có thể khác nhau nhưng việc đảm bảo an ninh, ổn định chính trị là yêu cầu chung của 2 nước. Để thực hiện yêu cầu đó, hai nước phải cùng nhau quyết tâm hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chống tội phạm xuyên quốc gia và chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế ( trao đổi thông tin, gúp đào tạo chuyên gia, cung cấp phương tiện hợp tác hành động…) hợp tác chặt chẽ trong hoạt động ngoại giao trên cơ sở đồng quan điểm hoặc gũi trong phần lớn các vấn đề quốc tế vì lợi ích củng cố hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.
Về kinh tế - thương mại : Hai bên cần phân tích một cách khoa học để tìm ra những sản phẩm ngành hàng, dịch vụ mà mỗi quốc gia có lợi thế và hợp tác hiệu quả: ưu tiên trong lĩnh vực sản phẩm kỹ thuật cao, dịch vụ thông tin, các hoạt động vũ trụ ( không chỉ ưu tiên hợp tác khai thác dầu khí, sản xuất năng lượng bao gồm: thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân mà cả hợp tác về luyện kim và chế tạo). Cụ thể để khai thác thế mạnh của mỗi bên cho phát triển thương mại – đầu tư yêu cầu: Hai bên dành cho nhau những ưu đãi đầu tư trong một số lĩnh vực nhất định và thỏa thuận cơ chế tín dụng hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, bảo hiểm rủi ro xuất khẩu.
Doanh nghiệp hai bên cần thực hiện nhiều cá hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm ở thị trường của nhau ngoài ra cần liên kết sức mạnh của những nhà xuất khẩu Việt Nam và những người đại diện Việt Nam ở Nga với mục đích thành lập một mạng lưới tiêu thụ to lớn. Để đạt được điều này cần tiến hành một chính sách tương ứng và thực hiện một loạt những biện pháp cụ thể để tăng cường những hoạt động của những nhóm Việt Nam ở Nga trên cơ sở Hiệp hội những nhà kinh doanh Việt Nam. Trong phạm vi Hiệp hội cần đưa ra những chiến lược xung kich vào thị trường Nga khi biết rất rõ luật pháp Nga và thị trường Nga.
Chính phủ Việt Nam cần ủng hộ cuộc đàm thoại tích cực theo hình thức “ những nhóm hoạt động Nga + Việt Nam + chính phủ Nga” với mục đích giúp các nhà kinh doanh vượt qua được những cản trở hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, thuế và visa, cũng như việc mở những đại lý ngân hàng và những đại diện thương mại theo luật pháp Nga. Chính phủ 2 bên cần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên có cơ hội tiếp xúc nhau nhiều hơn. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nga qua đó có thể đẩy mạnh việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh.
Về hợp tác khoa học kỹ thuật và giáo dục đào tạo: cần đẩy mạnh những hoạt động nghiên cứu chung về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tăng cường các hoạt động trao đổi khoa học, các cuộc khảo nghiên cứu chung hoặc độc lập giữa các trường, viện nghiên cứu và các nhà khoa học của hai nước.
Về quân sự, quốc phòng: quan hệ này chỉ dừng lại ở việc mua bán vũ khí giữa hai nước mà nó cần phát triển theo chiều hướng sâu hơn. Nga tiếp tục cung cấp các thiết bị an ninh và quốc phòng cho Việt Nam theo các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận, tăng cường hợp tác đào tạo chuyên gia quân sự trao đổi thông tin trao đổi trang thiết bị quân sự, vũ khí khí tài, có thể cùng nhau đầu tư xây dựng các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng…
Về văn hóa du lịch : Việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo góp phần tăng cường hợp tác văn hóa giữa hai nước mà chủ yếu là tăng cường trao đổi văn hóa phẩm giữa hai nước phù hợp với thuần phong mỹ tục hoặc quy định của mỗi nước. Tăng cường đào tạo các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Tiếp đến, phát huy hơn nữa vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam hiện nay là một nước lớn và tham gia tích cực vào hoạt động của ASEAN cần phải vận dụng tối đa vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam trong ASEAN tất nhiên các nước ASEAN sẽ chú trọng đến kinh nghiệm hợp tác Nga – Việt cũng như những lợi ích mà họ có thể gặt hái được
KẾT LUẬN
Quan hệ ASEAN – Nga đã phát triển sang một giai đoạn mới khi Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa hai bên được tổ chức tại Kuala Lumpur tháng 12 năm 2005, đã tạo một khuôn khổ quan trọng làm nền tảng cho quan hệ Nga – ASEAN phát triển trong vòng 10 đến 15 năm tới. Tuy nhiên, nếu so với các bên đối thoại khác và nhìn về viễn cảnh đến 2015 – 2020, khi ASEAN định hình trở thành Cộng đồng ( trước hết là Cộng đồng kinh tế) với mức độ liên kết cao hơn trên tất cả các mặt và các đối tác lớn cũng hoàn thành chương trình thiết lập khu vực mậu dịch tự do với ASEAN thì Nga và ASEAN cần phải có bước đi cụ thể và quyết liệt hơn theo hướng tăng cường liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại và đẩy mạnh đầu tư để tạo đà cho sự phát triển các lĩnh vực hợp tác khác.
Dưới sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường quốc tế và khu vực trong đó nổi lên những vấn đề như sự gia tăng cạnh tranh về dầu mỏ, vũ khí hạt nhân, bùng nổ xung đột, khủng bố bạo lực, ly khai dân tộc, gia tăng của toàn cầu hóa và chuyển nhanh xang nền kinh tế tri thức, sự cạnh tranh ưu thế địa – chính trị ở Đông Nam Á giữa các nước lớn, trước hết trong hợp tác chính trị, an ninh và kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này góp phần thúc đẩy quan hệ Nga – ASEAN tiến về phía trước. Sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế cao của các nước ASEAN và Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI đã và đang tạo ra một xung lực mới thúc đẩy sự tìm kiếm bạn hàng giữa hai thực thể này. Ngoài ra sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên nhất là về dầu khí và kim loại, suwjhungf hậu về tiềm lực quốc phòng và chiếm lĩnh nhiều ngành công nghệ cao cùng với tư cách là nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an có quyền phủ quyết của Liên hợp quốc là cơ sở tiền đề quan trọng cơ hội thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ Nga – ASEAN lên tầm cao mới trong thập niên tới.
Hiện nay quan hệ Nga – ASEAN trước mắt cũng như trong tương lai gần đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua đó là tính thiếu đồng bộ và “tiểu thị trường” của cả Nga và ASEAN còn khá lớn. Triển vọng quan hệ Nga – ASEAN trong thập niên tới sẽ tốt hơn nhiều so với hiện nay, hợp tác kinh tế Nga – ASEAN vẫn mang đặc điểm nổi bật là quan hệ trao đổi thương mại hình thức hợp tác đầu tư có tăng nhưng còn ở quy mô vừa phải và chủ yếu tập trung ở lĩnh vực khai thác năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và một số ngành công nghiệp chế tạo và du lịch.
Hiện tại và trong những năm tới hợp tác Nga – ASEAN vẫn chủ yếu là phát triển quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài quan hệ truyền thống với Việt Nam, quan hệ Indonexia, Malaixia – Nga, Thái Lan – Nga và Mianma – Nga sẽ có nhiều triển vọng hơn. Ngoài lĩnh vực hợp tác về quân sự, quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam và Thái lan có thể phát triển nhanh hơn các nước trong ASEAN. Còn Singapo trong thập niên tới vẫn là nhà đầu tư số 1 của ASEAN tại Nga, nhìn chung quan hệ kinh tế - thương mại ASEAN – Nga trong thập niên tới vẫn chưa ngang tầm với sự đòi hỏi của thực tiễn và tiềm năng sẵn có của hai thực thể này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà, ( 2006), Cục diện Châu Á – Thái Bình Dương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trần Khánh ( 2006), Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
Võ Đại Lược (2004), Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế trong một số nước lớn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Duy Quý ( 2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Thuấn (2007), Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Thuấn ( 2009), Quan hệ Nga – ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thắng ( 2004), Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới. NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.
Hội thảo, tạp chí:
PGS. TS. Ngô Xuân Bình ( 2007), Vài nét về chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 12.
TS. Nguyễn An Hà (2007), Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 06.
TSKH. Hoàng Minh Hà ( 2007), Chiến lược đối ngoại của Liên Bang Nga đến năm 2020 và vị trí của ASEAN trong chiến lược đó, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 06.
Nguyễn Phương Hoa (2007), Quan hệ văn hóa Nga – ASEAN : Di sản lịch sử và triển vọng hợp tác trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 06.
Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga – ASEAN trong xu thế hình thành Cộng đồng Đông Á, Báo cáo tham luận hội thảo quốc tế “ Hướng tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”. TP.Hồ Chí Minh, tháng 3/2007.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 18-04-2002, Thông điệp Liên Bang của Tổng Thống Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt (TLTKĐB).
TTXVN, số 248 ngày 25-10-2008, Nga tìm kiếm vị thế mới trên thế giới, TLTKĐB.
TTXVN, số 005 ngày 07-01-2009, 2008 : Năm của những khủng hoảng, TLTKĐB.
TTXVN, ngày 21-2-2008, Phát biểu của Tổng thống Putin về chiến lược phát triển của Nga đến năm 2020.
Các trang Web :
www.vneconomy.com.vn
www.users.globalnet.co.uk
www.aseansec.com
www.mid.ru
www.cpv.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ giữa Nga và ASEAN giai đoạn 2000- 2010.doc