Quan hệ hợp tác ASEAN - EU thực tiễn và triển vọng

Giới thiệu về EU và ASEAN. 1. EU. 2. ASEAN. 3. Lý do mở rộng quan hệ. II. Tổng quan về mối quan hệ giữa EU và ASEAN. 1. Cơ sở pháp lý và cơ chế hợp tác. 1.1. Cơ sở pháp lý. 1.2. Cơ chế hợp tác. 2. Các lĩnh vực đã hợp tác. 2.1. Lĩnh vực hợp tác phát triển. 2.2. Lĩnh vực an ninh – chính trị. 2.3. Lĩnh vực kinh tế. III. Triển vọng. Danh mục tài liệu tham khảo

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ hợp tác ASEAN - EU thực tiễn và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu về EU và ASEAN: 1. EU: EU – The European Union – là một liên minh siêu quốc gia và liên chính phủ của 27 quốc gia. Được thành lập vào năm 1992 bởi Hiệp ước Liên minh châu Âu (Hiệp ước Masstricht) và là sự thế thừa de facto của Công đồng Kinh tế châu Âu (ECC) thành lập trong năm 1957. EU hiện nay đang trong giai đoạn mở rộng liên tục của quá trình hội nhập. EU được biết đến như một thực thể kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới, với 494 triệu dân, đạt tổng GDP lên đến 11.6 nghìn tỷ Euro trong năm 2006. 2. ASEAN: ASEAN – Assosiation of South East Asia Nations – Hiệp hội của các nước Đông Nam Á được thành lập vào ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thailand. Hiện nay, ASEAN bao gồm 10 nước thành viên: Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei Darussalam, Viet Nam, Laos và Myanmar và Cambodia, trong đó Timor Leste đang trong quá trình gia nhập. Tổng sản phẩm quốc nội của các nước thành viên ASEAN đạt được trên 656 tỷ Euro, với hơn 503 triệu dân, họ đã tạo ra một thi trường khu vực lớn nhất trên thế giới. 3. Lý do mở rộng quan hệ: EU và ASEAN cùng chia sẻ những mối quan tâm về lợi ích của một nền kinh tế mạnh hơn, cũng như lợi ích về chính trị và an ninh hơn bao giờ hết. Theo như nhận định chung của các chuyên gia, khu vực châu Á Thái Bình Dương trong tương lai sẽ dần trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới, với ASEAN nổi lên như một đối tác quan trọng cho đầu tư và thương mại. ASEAN cũng đang nỗ lực hướng tới việc tạo ra một không gian kinh tế khu vực sẽ giúp thu hút đầu tư trực tiếp từ ngước ngoài, ví dụ như việc tạo ra khu vực mậu dịch tự do (AFTA) vào tháng giêng năm 2003. Không những thế, ASEAN có vị trí chủ chốt trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, với mục tiêu cống hiến cho hòa bình, ổn định trong khu vực, và có một nền kinh tế có nhiều ảnh hưởng quan trọng, do đó ASEAN đã trở thành một đối tác chiến lược cho EU tại châu Á. Ngoài ra, cả hai khu vực đều tìm thấy sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu và EU, do đó mang muốn mở rộng chương trình hợp tác của mình với ASEAN. Ngoài ra, hai khu vực cũng chia sẻ những nét đặc trưng và tiêu chuẩn chung, chẳng hạn như ưu tiên cho sự đa dạng, hội nhập khu vực và một thế giới đa cực hòa bình và tôn trọng luật lệ với những tổ chức đa phương mạnh mẽ. II. Tổng quan về mối quan hệ giữa EU và ASEAN: 1. Tổng quan: Mối quan hệ hợp tác giữa EU và ASEAN lần đầu tiên được đề cập là tại Hiệp định Hợp tác lập ra năm 1980 giữa EC và các quốc gia thành viên của ASEAN. Hiệp định này có ý nghĩa tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và ngành dệt. Hợp tác trong lĩnh vực này còn được tăng cường bởi việc tổ chức các hội nghị trong một loạt các ngành công nghiệp cũng như trong lĩnh vực công nghệ, khoa học và năng lượng. Song song với Hiệp định năm 1980 (EU không thừa nhận Myanmar tham gia cơ chế hợp tác EU-ASEAN theo Hiệp định này vì lý do Myanmar vi phạm nhân quyền), cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác này còn là Quy chế năm 1992 về hỗ trợ tài chính và kĩ thuật, và hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển ở châu Mỹ Latinh và châu Á. Năm 2001, với những nhận thức rõ nét hơn về châu Á, Ủy ban đã đưa ra đề xuất trong thông báo “châu Âu và châu Á, một khung chiến lược để tăng cường quan hệ đối tác” tới Hội đồng châu Âu. Đề xuất này nhằm mục đích tăng cường sự hiện diện về chính trị và kinh tế của EU trên toàn khu vực châu Á. Đặc biệt, trong thông báo này, Ủy ban cũng đề xuất về mối quan hệ hợp tác giữa EU và ASEAN cần được tiếp tục đẩy mạnh phù hợp với 6 ưu tiên đã đề ra. 2. Các lĩnh vực đã hợp tác: Quan hệ hợp tác giữa EU và ASEAN được thực hiện qua cơ chế đối thoại. Quan hệ này được chính thức hóa tại Hội nghị Bộ trưởng (FMM – Foreign Ministers Meeting) lần thứ 10 năm 1977, thỏa thuận về hợp tác chính thức và mối quan hệ của ASEAN với Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), trong đó bao gồm Hội đồng Bộ trưởng của Cộng đồng Kinh tế, Đại diện thường trực của các nước Cộng đồng Kinh tế và Ủy ban EEC. Mối quan hệ đối thoại này được thể chế hóa tại Hiệp định Hợp tác năm 1980 và nhanh chóng mở rộng và bao trùm nhiều lĩnh vực. Nhưng tập trung cụ thể trên ba lĩnh vực: hợp tác phát triển (Development Cooperation), kinh tế (Economic Cooparation) và an ninh – chính trị (Security – political Cooperation). 1.1. Lĩnh vực hợp tác phát triển: Lĩnh vực này là một trong 3 lĩnh vực được ưu tiên mạnh cùng với hợp tác kinh tế và thương mại trong Hiệp định Hợp tác năm 1980. EU và ASEAN đã nhất trí thông qua việc sử dụng Cơ chế đối thoại khu vực ASEAN – EU (READI) để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai khu vực trong lĩnh vực phi thương mại. Thực tế cho thấy, EU đã tích cực hỗ trợ ASEAN hội nhập và nỗ lực xây dựng cộng đồng. Đã có nhiều chương trình hợp tác khác nhau trong một số lĩnh vực, ví dụ như quyền sở hữu trí tuệ, năng lượng, môi trường, phát triển nhân lực, khoa học kỹ thuật, giáo dục đại học… đã được triển khai thực hiện để hỗ trợ các mục tiêu của ASEAN. Có thể nói EU là nguồn cung cấp ODA lớn thứ hai của ASEAN sau Nhật và đã có khoảng 57 dự án chung của ASEAN được EU tài trợ. EU đã phân bổ 70 triệu Euro cho các chương trình hợp tác phát triển cho năm 2007 – 2013. Các chương trình đã được xác định cho đến nay là: ASEAN – EU Chương trình hỗ trợ hội nhập khu vực giai đoạn II (APPRIS II); hỗ trợ cho Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB); hỗ trợ hội nhập kinh tế ASEAN… 1.2. Lĩnh vực an ninh – chính trị: Đây là lĩnh vực hợp tác được đánh giá là thành công hơn lĩnh vực kinh tế. Trong những năm qua, EU đã tích cực tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), dù đây chỉ là diễn đàn liên chính phủ nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh thông qua đối thoại và hợp tác ở châu Á Thái Bình Dương. EU đồng thời tham gia cũng như chủ trì một số kỳ họp giữa EU và ASEAN như AEMM, PCMs, ISMs… Thông qua các kỳ họp, EU đã đóng góp đáng kể vào đối thoại nhiều hơn và trao đổi quan điểm về các khu vực cũng như các vấn đề quốc tế. Mối quan hệ hợp tác EU – ASEAN đã đạt được một cột mốc quan trọng với việc thông qua Tuyên bố Nuremberg về nâng cao quan hệ đối tác giữa hai khu vực năm 2007. EU cũng thể hiện sự quan tâm của mình về lĩnh vực này bằng việc gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Về an ninh, việc ký kết Tuyên bố về hợp tác chống khủng bố năm 2003 giữa ASEAN và EU đã thể hiện sự cam kết tiếp tục của hai bên để tham gia chặt chẽ hơn trong ứng phó với những thách thức của khủng bố quốc tế và đóng góp vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống lại chủ nghĩa khủng bố. Căn cứ vào cam kết này, hai bên đang thực hiện một chương trình hợp tác 3 năm (2008 – 2011) về lĩnh vực di cư và quản lý biên giới. 1.3. Lĩnh vực kinh tế: Để thức đẩy thương mại và đầu tư giữa hai khu vực, ASEAN và EU đã nhất trí về Sáng kiến thương mại liên khu vực ASEAN – EU (TREATI), đó là một cơ chế của chính sách đối thoại về các vấn đề liên quan đến kinh tế và thương mại. TREATI cũng bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật, và mở đường cho sự phát triển của khu vực tự do mậu dịch ASEAN – EU (FTA). Căn cứ vào TREATI, các hoạt động khác nhau đã được tiến hành trong thời gian 2004 – 2009. Chúng bao gồm chủ yếu là hội thảo và tham vấn giữa các quan chức EU và ASEAN và đại diện doanh nghiệp về các vấn đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đầu tư, an toàn thực phẩm, hải quan và vệ sinh dịch tễ (SPS)… Cả hai nhấn mạnh tầm quan trọng của Tổ chức thương mại thế giới WTO trong việc thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng và hội nhập toàn cầu. Đồng thời hai khối nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO đối với Lào và Campuchia. Để thúc đẩy hơn nữa cho việc thực hiện thảo thuận khu vực tự do mậu dịnh ASEAN – EU (FTA) năm 2007, hai bên đã thành lập một Ủy ban hỗn hợp (Joint Committee – JC) bao gồm các quan chức cấp cao để giám sát lộ trình FTA. III. Triển vọng: Có thể thấy, EU và ASEAN đã có một cơ chế hợp tác khá tốt đã qua thử thách, có một mạng lưới các mối quan hệ, mà nếu được sử dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai nhóm. Song, EU có sức mạnh kinh tế lớn hơn rất nhiều so với ASEAN. Đồng thời, EU là liên minh với nhiều thành viên có trình độ phát triển cao, trong khi ASEAN lại là một nhóm với phần lớn thành viên là quốc gia đang phát triển. Không những vậy, EU có trình độ nhất thể hoá cao, với một cơ cấu hợp tác mạnh có những yếu tố siêu quốc gia, trong khi ASEAN chưa trở thành một cộng đồng kinh tế với thị trường thống nhất, cơ chế hợp tác chưa chặt chẽ Trong quá khứ, quan hệ hợp tác giữa EU và ASEAN là một mối quan hệ mất cân đối, ASEAN dường như cần EU hơn và rất dễ bị tác động bởi các chính sách của EU. Do đó dẫn tới việc EU áp dụng chiến thuật gắn các vấn đề phi thương mại, đặc biệt là các vấn đề nhân quyền và môi trường với các lĩnh vực hợp tác ASEAN – EU. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng mạnh cũng như vị trí chiến lược của ASEAN tại khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay, EU đã có con mắt nhìn khác hơn về mối quan hệ này. Chính vì thế, để tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế, EU đã và đang ngày một quan tâm đến việc hợp tác với ASEAN trên các lĩnh vực một cách công bằng, cởi mở hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Có thể nhìn nhận rằng, mối quan hệ hợp tác EU – ASEAN hiện nay đang dần chuyển động và trở thành mối quan hệ qua lại, nghĩa là sự phát triển của nền kinh tế khu vực EU cần tới sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực ASEAN và ngược lại, ASEAN lại cần tới sự giúp đỡ của EU để phát triển hơn nữa. Danh mục tài liệu tham khảo 1. 2. 3. 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan hệ hợp tác ASEAN - EU thực tiễn và triển vọng.doc
Luận văn liên quan