Quản lí đô thị - Đề tài Quản lý chất lượng công trình xây dựng

1- Xác định vấn đề: Sự nghiêm trọng, thời gian, thời điểm; người chịu trách nhiệm giải quyết; kinh phí và kế hoạch cải tiến. 2- Quan sát: Xem xét những tính chất đặc thù của vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Thu thập số liệu cần thiết. 3- Phân tích: Phân tích tìm ra nguyên nhân, hoặc đưa ra các giả thuyết, tìm nguyên nhân chính. 4- Hành động: Đề xuất các phương án xử lý, lựa chọn phương án xử lý tối ưu và triển khai thực hiện. 5- Kiểm tra: Ghi lại kết quả và so sánh kết quả thu được so với mục tiêu đề ra. 6- Tiêu chuẩn hoá: Nhằm mục đích loại trừ vĩnh viễn nguyên nhân xảy ra sự cố. Đào tạo và huấn luyện, phân công trách nhiệm cụ thể . 7- Kết luận: Xem xét lại cách thức giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cho công việc tương lai. Tổng kết lại những vấn đề tồn tại, lập kế hoạch xử lý.

ppt45 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lí đô thị - Đề tài Quản lý chất lượng công trình xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI:QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Trường đại học kiến trúc hà nội Khoa quản lý đô thị ************ CÁC NỘI DUNG NÊU RA Tìm hiểu các khái niệm chất lượng xây dựng, quản lý chất lượng. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, một số mô hình và phương pháp QLCL trong các doanh nghiệp Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình XD tại công ty CP. Phát triển kỹ thuật XD. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty Cổ phần Phát triển Kỹ thuật Xây dựng LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, đi đôi với với việc tập trung đầu tư, phát triển trong lĩnh vực xây dựng, thì công tác QLCL công trình cũng được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc. B ởi điều đó không chỉ đem lại uy tín và nâng cao thương hiệu cho đơn vị mà còn đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đ ể giúp cho công tác QLCL công trình có hiệu quả, thì ngoài việc thực hiện thi công theo đúng các Văn bản luật và dưới thì các Doanh nghiệp xây lắp cần phải tự hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình của đơn vị mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế . PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.1. Khái quát về chất lượng và chất lượng sản phẩm xây dựng: 1.1.1 Khái niệm về chất lượng Tiêu chuẩn Liên Xô: Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó qui định tính thích dụng của sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó Theo ISO 9000:2000: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan Việt Nam (theo ISO 8402:1999 ) Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn 1.1.2. Chất lượng sản phẩm xây dựng * Một số những đặc điểm của sản phẩm xây dựng: Sản phẩm XD luôn được gắn liền với địa điểm xây dựng nên sẽ bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình tại nơi sản xuất Một sản phẩm XD có thể được hình thành bởi nhiều các phương pháp sản xuất khác nhau, thời gian thi công kéo dài, có tính chất lưu động cao Sản phẩm XD được hình thành bao gồm từ nhiều các hạng mục nên việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình phải được thực hiện theo trình tự phù hợp với đặc điểm của sản phẩm xây dựng Sản phẩm XD có tính đơn chiếc và giá của sản phẩm cũng được hình thanh trước khi sản xuất. Trong quá trình sản xuất luôn có sự giám sát chất lượng và thường có những thay đổi về thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và đáp ứng được các yêu cầu thực tế đề ra Vì vậy, chất lượng sản phẩm xây dựng ngoài những đặc tính như đáp ứng mong đợi của khách hàng - chủ đầu tư. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng có thể được hiểu: Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng YẾU TỐ CHỦ QUAN TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT YẾU TỐ CON NGƯỜI MÁY MÓC THIẾT BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU, YẾU TỐ ĐẦU VÀO YẾU TỐ KHÁC QUAN HIỆU LỰC CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT 1.3. Quản lý chất lượng và QLCL công trình xây dựng: Khái niệm quản lý chất lượng Liên Xô: QLCL là xây dựng, bảo đảm và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng một cách hệ thống, cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Theo Kaoru Ishikawa: QLCL là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng Theo ISO 8402: 1999: Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Bao gồm: Nhà nước định hướng sự phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng kế hoạch, quy hoạch về chất lượng, ban hành luật và các chính sách khuyến khích chất lượng như, xây dựng công bố các văn bản pháp qui về quản lý chất lượng Nội dung chủ yếu về QLCL công trình của cấp Ngành - địa phương: + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về chát lượng công tác xây lắp và công trình. + Thanh kiểm tra việc thực hiện các giải pháp công nghệ, thiết kế đã được duyệt, các qui định có tính chất bắt buộc trong thi công. + Tham gia Hội đồng nghiệm thu các cấp theo qui định về tổ chức Hội đồng nghiệm thu Một số mô hình và phương pháp QLCL trong các doanh nghiệp Mô hình QLCL theo Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM): Giáo sư Nhật bản Histoshi Kume (Nhật): “Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là một dụng pháp quản lý đưa đến thành công, tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một tổ chức thông qua việc huy động hết tâm trí của tất cả các thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng. ISO 8402 : 1994: “Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ vịêc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội Các yếu tố cấu thành TQM QUẢN LÝ BẰNG CHÍNH SÁCH VÀ MỤC TIÊU CÁC NHÓM QUẢN TRỊ HOẠT DỰ ÁN TQM HÀNG NGÀY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM CHẤT LƯỢNG * Quản lý bằng chính sách và mục tiêu Là qui trình để cụ thể hoá chính sách của cấp lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý của mỗi bộ phận và thành hoạt động của toàn thể nhân viên. Những người quản lý bộ phận gánh trách nhiệm thực hiện mục tiêu của bộ phận mình. * Hoạt động của nhóm chất lượng Thông qua NCL, những vấn đề liên quan được giải quyết và đề xuất cải tiến được chuyển lên cấp cao nhất. Một số lợi thông qua NCL như: Khai thác tối đa khả năng của con người; Mọi người trong nhóm kiểm soát lẫn nhau; Kích thích sự sáng tạo của cá nhân, khuyến khích các cải tiến. * Nhóm dự án Một nhóm dựa án được thành lập để giải quyết một vấn đề cụ thể. Nó khác với NCL ở những điểm sau: - Thành viên của nhóm dự án được rút ra từ những bộ phận khác nhau, trong khi thành viên của NCL thường thuộc từng bộ phận. - Thành viên trong nhóm dự án do người quản lý chỉ định. - Thành viên trong nhóm dự án thường xuất thân từ cấp bậc cao hơn. - Nhóm dự án được giải thể khi nhiệm vụ của nhóm hoàn thành. * Hoạt động hàng ngày Phần này đề cấp đến các hệ thống và thủ tục thông thường để thực hiện công việc hàng ngày. Người ta liên tục nỗ lực để cải tiến hệ thống hoạt động hàng ngày. Mỗi lần cải tiến, phương pháp mới lại được chứng minh và duy trì Mô hình QLCL theo tiêu chuẩn ISO9000 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 ISO 9000: 2000 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - CƠ SỞ VÀ TỪ VỰNG ISO 9004: 2000 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG – HƯỚNG DẪN CẢI TIẾN HIỆU QUẢ ISO 19011: 2000 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁHỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG ISO 9001: 2000 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG – CÁC YÊU CẦU Các yêu cầu của hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 Cách thức giải quyết vấn đề chất lượng 1- Xác định vấn đề: Sự nghiêm trọng, thời gian, thời điểm; người chịu trách nhiệm giải quyết; kinh phí và kế hoạch cải tiến. 2- Quan sát: Xem xét những tính chất đặc thù của vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Thu thập số liệu cần thiết. 3- Phân tích: Phân tích tìm ra nguyên nhân, hoặc đưa ra các giả thuyết, tìm nguyên nhân chính. 4- Hành động: Đề xuất các phương án xử lý, lựa chọn phương án xử lý tối ưu và triển khai thực hiện. 5- Kiểm tra: Ghi lại kết quả và so sánh kết quả thu được so với mục tiêu đề ra. 6- Tiêu chuẩn hoá: Nhằm mục đích loại trừ vĩnh viễn nguyên nhân xảy ra sự cố. Đào tạo và huấn luyện, phân công trách nhiệm cụ thể . 7- Kết luận: Xem xét lại cách thức giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cho công việc tương lai. Tổng kết lại những vấn đề tồn tại, lập kế hoạch xử lý. Các phương pháp kỹ thuật và các công cụ QLCL Nhóm chất lượng - QC (Quality Circle) Kiểm soát quá trình bằng thống kê – SPC (Statistical process control). So sánh theo chuẩn mức (lập chuẩn đối sánh – Benchmarking). Phân tích kiểu sai hỏng và tác động – FMEA (Failure Mode and Effects Analysis). Triển khai chức năng chất lượng – QFD (Quality Function Deployment). Phương pháp 5S. Phương pháp 6 SIGMA. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ XN XD SỐ 3 XN XD CT & ĐIỆN NƯỚC XN NỀN MÓNG VÀ XD XN XD CÔNG TRÌNH LIÊN HỢP XN THI CÔNG CƠ GIỚI XN XD CÔNG TRÌNH VÀ GT XN HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH XN XÂY LẮP VÀ SXVLXD BAN GIÁM ĐỐC XN XD SỐ 2 XN ĐẦU TƯ XD HẠ TẦNG XN XD SỐ 1 PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG PHÒNG KINH TẾ TT - DỰ ÁN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ VP ĐẠI DIỆN TẠI TP HCM Sơ đồ hình Cây tổ chức của công ty 2.1. Khái quát về Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuât Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Cổ Phần Phát triển Kỹ thuật XD Công ty Cổ Phần Phát triển Kỹ thuật Xây dựng đã áp dụng và duy trì hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 từ năm 2003 đến nay. Mục tiêu chất lượng của Công ty CP. Phát triển Kỹ thuật Xây dựng: Tuân thủ nghiêm túc các quy định về chất lượng trong hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước, các quy định về chất lượng trong hồ sơ đặt hàng và hồ sơ thiết kế của khách hàng ; Thi công nhiều công trình đạt chất lượng cao, không có sản phẩm hỏng, mọi công trình đều đạt chất lượng nhằm nâng cao uy tín với khách hàng, vươn lên thành một trong những đơn vị hàng đầu của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội; Tuân thủ nghiêm túc các quy định của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 2.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật XD. Công ty Cổ Phần Phát triển Kỹ thuật Xây dựng có cơ cấu tổ chức bộ máy phân cấp quản lý và quản lý chất lượng như sau BAN GIÁM ĐỐC BAN ISO CÁC PHÒNG BAN TÁC NGHIỆP XÍ NGHIỆP TRỰC TIẾP THI CÔNG ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 ĐỘI THI CÔNG ĐỘI THI CÔNG SỐ 3 2.2.2. Quản lý chất lượng công trình trong thi công Để đảm bảo chất lượng vật tư đưa vào công trình, Công ty CP. Phát Triển Kỹ Thuật Xây Dựng có những biện pháp cụ thể bao gồm tất cả các khâu từ khảo sát, mua, lưu kho và đưa vào sử dụng. Sơ đồ kiểm tra chất lượng như sau CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG 3.1. Giải pháp kiểm soát hồ sơ bằng việc lập Đề cương hồ sơ chất lượng và bảng tổng kiểm soát hồ sơ chất lượng Bước 1: Lập đề cương hồ sơ chất lượng : Phần 1 : Các biên bản nghiệm thu công việc : Phần 2 : Các biên bản kiểm tra, báo cáo thí nghiệm chất lượng trong quá trình thi công Phần 3 : Các biên bản, chứng chỉ chất lượng vật liệu đầu vào trình duyệt trước khi thi công Bước 2: Lập bảng tổng kiểm soát hồ sơ: Tên các hạng mục công việc; Các loại biên bản hồ sơ liên quan đến chất lượng theo qui định của Hồ sơ thiết kế và các qui định hiện hành; Thể hiện được ngày, tháng lập biên bản và khối lượng công việc tương ứng 3.3. Giải pháp kiểm soát hồ sơ bằng việc Số hoá các công việc trên bản vẽ mặt bằng thi công. Căn cứ vào hồ sơ thiết kế chúng ta phân nhóm các hạng mục công việc có các công việc chi tiết giống nhau. Căn cứ vào yêu cầu của qui trình qui phạm nghiệm thu để phân ra các công việc chi tiết cần lập biên bản nghiệm thu khối lượng. Lập bản vẽ tổng mặt bằng hạng mục thi công. Qui ước, đánh số các công việc trên bản vẽ mặt bằng thi công theo thứ tự thi công, bắt đầu từ số 1. Qui ước các đợt thanh toán khối lượng bắt đầu từ số 1. Qui ước thứ tự gọi tên từ hạng mục - công việc - lần nghiệm thu thanh toán. 3.4. Thiết lập mối liên hệ trực tuyến từ Ban ISO và Phòng kỹ thuật của Công ty với công tác QLCL tại các công trường. Mô hình phân cấp quản lý BAN GIÁM ĐỐC BAN ISO CÁC PHÒNG BAN TÁC NGHIỆP XÍ NGHIỆP TRỰC TIẾP THI CÔNG ĐỘI THI CÔNG SỐ ĐỘI THI CÔNG SỐ ĐỘI THI CÔNG SỐ BAN GIÁM ĐỐC BAN ISO CÁC PHÒNG BAN TÁC NGHIỆP XÍ NGHIỆP TRỰC TIẾP THI CÔNG ĐỘI THI CÔNG SỐ ĐỘI THI CÔNG SỐ ĐỘI THI CÔNG SỐ MÔ HÌNH CŨ MÔ HÌNH MỚI 3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực hiện trường Nhóm cán bộ kỹ thuật hiện trường: Tổ chức đào tạo bằng cách hoặc cử đi học các lớp quản lý dự án, các lớp nâng cao nghiệp vụ thi công ở các trường chuyên ngành. Cũng có thể tổ chức cho cán bộ đi tham quan các công trình đang thi công có áp dụng công nghệ thi công tiên tiến trong và ngoài nước... Nhóm công nhân chuyên nghiệp và lao động phổ thông: Tổ chức thi nâng tay nghề và nâng lương cho đội ngũ công nhân chuyên nghiệp theo đúng định kỳ, gắn kết với công tác phổ biến đảm bảo chất lượng thi công theo qui trình, theo hướng dẫn đã qui định trong sổ tay chất lượng. Tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật và đào tạo sử dụng vận hành các loại máy móc thiết bị hiện đại. Tổ chức huấn luyện công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo định kỳ đã được qui định. 3.4. Áp dụng Quản lý chất lượng toàn diện TQM vào hệ thống QLCL của Công ty Cổ phần Phát triển Kỹ thuật Xây dựng. Đặc điểm TQM: Nhận thức chất lượng là hàng đầu: Đây là vấn đề quan điểm coi trọng lợi ích trước mắt hay lợi ích lâu dài. Nếu doanh nghiệp trước hết hướng vào lợi nhuận, sẽ không có sự đầu tư thích đáng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sẽ mất dần uy tín, thị phần và thất bại. Khi chúng ta ý thức được chất lượng là hàng đầu thì hành động của chúng ta là sẽ tập trung đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cũng là nền móng cho sự phát triển vững bền của doanh nghiệp. Định hướng vào người tiêu dùng và thị trường Sản phẩm làm ra thông thường phải thoả mãn một hoặc nhiều tiêu chuẩn về thuộc tính sử dụng được đề ra từ trước. Đối với sản phẩm xây dựng điều này càng thấy rõ. Nhu cầu của chủ đầu tư và thì trường rất đa dạng nên đòi hỏi nhà sản xuất luôn luôn không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm Các quá trình là khách hàng nội bộ của nhau Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng từng công đoạn. Như vậy, cần nhận thức nghiêm túc, coi các quá trình là khách hàng của nhau để từ đó chặt chẽ trong tiếp nhận sản phẩm dở dang từ quá trình trước và cung cấp chất lượng tốt nhất cho quá trình tiếp theo. Chỉ khi tinh thần đồng đội được quán triệt đầy đủ, hoạt động của doanh nghiệp trở nên thống nhất thì chất lượng mới thực sự được bảo đảm. Sử dụng thống kê như một công cụ quan trọng Thống kê giúp nhà quản lý phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến chất lượng của sản phẩm. Các thông tin phải được thu thập đầy đủ một cách khoa học, thường xuyên với độ chính xác cao và được xử lý bằng thống kê để rút ra kết luận cần thiết cho việc ra quyết định. Đây là một trong những công cụ rất hữu ích trong quản lý chất lượng sản phẩm. Tính đồng bộ trong quản lý chất lượng Đồng bộ giữa các cấp quản lý chất lượng và ngoài doanh nghiệp. Đồng bộ giữa các hoạt động quản lý chất lượng ở các giai đoạn khác nhau hình thành nên sản phẩm, từ nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất đến phân phối lưu thông. Đồng bộ giữa các biện pháp kinh tế – kỹ thuật, hành chính tổ chức và giáo dục tư tưởng. Đồng bộ giữa chất lượng vật tư, bán thành phẩm với chất lượng thành phẩm. Yếu tố nhân văn trong quản lý Trong doanh nghiệp luôn tồn tại cơ cấu dọc dưới hình thức các phòng ban như phòng tổ chức, hành chính, kế hoạch, sản xuất, kinh doanh... Song sự phối hợp giữa các phòng ban là rất cần thiết, đảm bảo sự đan chéo, kết hợp giữa các phòng ban là rất cải tiến chất lượng sản phẩm. Thành lập Hội đồng chức năng là một cơ chế đảm bảo sự tăng trưởng của doanh nghiệp trên cơ sở phối hợp, điều hoà, chỉ đạo mối quan hệ đan chéo giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Liên tục cải tiến chất lượng Một trong những điểm nổi bật của TQM là vấn đề liên tục cải tiến chất lượng. Chúng ta đã được biết ISO 9000 và TQM như là các phương thức quản lý chất lượng hiện đại và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên cả hai phương phức quản lý này có những điểm khác nhau mà tuỳ từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có những lợi ích khác nhau khi áp dụng đơn lẻ hai áp dụng song song hai phương thức quản lý chất lượng này Lợi ích khi sử dụng TQM Hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn, thương hiệu sản phẩm (một tài sản vô hình rất có giá) trở nên nổi tiếng. Tăng thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp có chất lượng của doanh nghiệp được đảm bảo, số lượng khách hàng tăng. Khách hàng trong và ngoài doanh nghiệp được thoả mãn nhiều hơn. Giảm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng. Đây kà lợi ích rất quan trọng, vừa làm giảm gía thành sản phẩm vừa giảm chi phí cho người tiêu dùng khi sử dụng. Cải tiến dịch vụ phục vụ khách hàng. Các bước thực hiện quản lý chất lượng toàn diện Bước 1. Am hiểu Bước 2. Cam kết Bước 3. Tổ chức về chất lượng Bước 4. Đo lường chất lượng Bước 5. Xây dựng kế hoạch chất lượng Bước 6. Thiết kế chất lượng Bước 7. Hệ thống chất lượng Bước 8. Sử dụng các công cụ thống kê trong QLCL Bước 9. Kiểm tra chất lượng Bước 10. Tổ chức nhóm chất lượng tổ đội sản xuất Bước 11. Đào tạo và huấn luyện về chất lượng Bước 12. Thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ KẾT LUẬN Trong điều kiện xu thế hội nhập toàn cầu và cạnh tranh hiện nay. Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn trong việc tồn tại, phát triển và cạnh tranh trong một môi trường hội nhập khu vực và toàn cầu hoá. Khó khăn và thách thức này chỉ có thể giải quyết khi doanh nghiệp chú trọng đến việc cải tiến, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nâng cao ưu thế cạnh tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquan_li_do_thi_de_tai_quan_ly_chat_luong_cong_trinh_xay_dung.ppt
Luận văn liên quan