Quản lý bán hàng siêu thị Co.op Suối Tiên

I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG: 1. Giới thiệu tổng quan : Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất của con người ngày càng tăng, nên đòi hỏi phải có một hệ thống siêu thị với mạng lưới rộng lớn. Trong mạng lưới đó có siêu thị Co-Op Mart Suối Tiên cũng là một siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-Op Mart, có đầy đủ các loại hàng. Siêu thị Co-Op Mart Suối Tiên được khai trương vào năm 2009, với qui mô 2 tầng. Siêu thị nằm ở gần khu du lịch Suối Tiên nên rất thuận tiện cho việc mua hàng của các khách du lịch và các người dân ở gần đó. Siêu thị chuyên mua bán với các hình thức bán lẻ và bán sỉ. Nguồn hàng chủ yếu do các nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc các công ty trong và ngoài nước cung cấp. Khách hàng của siêu thị là người tiêu dùng,các hiệu tạp hoá nhỏ Siêu thị có đa dạng các mặt hàng: quần áo, rau, quả, thit, cá Siêu thị có quầy thu ngân, quầy kế toán . Tại đây khách hàng có thể tìm thấy được rất nhiều mặt hàng mà mình cần. Vì thế, mục đích của hệ thống siêu thị cần có môt cơ cấu quản lý thật chặt chẽ để giúp cho việc quản lý siêu thị được dể dàng hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng một cách nhanh chóng. Các hoạt động chính của siêu thị gồm nhập hàng vào kho, xuất hàng từ kho ra quầy, quản lý quầy, báo cáo số luợng và doanh thu hàng bán, báo cáo tồn kho trong tháng.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý bán hàng siêu thị Co.op Suối Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG: 1. Giới thiệu tổng quan : Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất của con người ngày càng tăng, nên đòi hỏi phải có một hệ thống siêu thị với mạng lưới rộng lớn. Trong mạng lưới đó có siêu thị Co-Op Mart Suối Tiên cũng là một siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-Op Mart, có đầy đủ các loại hàng. Siêu thị Co-Op Mart Suối Tiên được khai trương vào năm 2009, với qui mô 2 tầng. Siêu thị nằm ở gần khu du lịch Suối Tiên nên rất thuận tiện cho việc mua hàng của các khách du lịch và các người dân ở gần đó. Siêu thị chuyên mua bán với các hình thức bán lẻ và bán sỉ. Nguồn hàng chủ yếu do các nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc các công ty trong và ngoài nước cung cấp. Khách hàng của siêu thị là người tiêu dùng,các hiệu tạp hoá nhỏ… Siêu thị có đa dạng các mặt hàng: quần áo, rau, quả, thit, cá… Siêu thị có quầy thu ngân, quầy kế toán... Tại đây khách hàng có thể tìm thấy được rất nhiều mặt hàng mà mình cần. Vì thế, mục đích của hệ thống siêu thị cần có môt cơ cấu quản lý thật chặt chẽ để giúp cho việc quản lý siêu thị được dể dàng hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng một cách nhanh chóng. Các hoạt động chính của siêu thị gồm nhập hàng vào kho, xuất hàng từ kho ra quầy, quản lý quầy, báo cáo số luợng và doanh thu hàng bán, báo cáo tồn kho trong tháng. Sơ đồ tổ chức: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA SIÊU THỊ CO-OP MART Tổ văn phòng Tổ thu ngân Tổ quản lý Tổ tin học Tổ bảo vệ Tổ văn phòng: gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc có nhiệm vụ điều phối toàn bộ hoạt động của siêu thị. Tổ phải nắm được tình hình mua bán, doanh thu của siêu thị để báo cáo lại cho ban giám đốc hợp tác xã Sài Gòn Co-Op. Việc báo cáo được thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc cũng có khi báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Tổ bảo vệ: kiểm tra, bảo vệ an ninh của Siêu Thị, ghi nhận Hàng Hóa đổi lại của khách hàng. Tổ thu ngân: thực hiện việc bán hàng và lập hóa đơn cho khách hàng đồng thời ghi nhận lại số hàng hoá bán được của mỗi loại để báo cáo cho tổ quản lý sau mỗi ca làm việc. Tổ mặt hàng: nhiệm vụ của tổ là kiểm tra chất lượng hàng hoá và nắm tình trạng hàng hoá của siêu thị, đảm bảo hàng hoá luôn ở trong tình trạng tốt nhất khi đến tay khách hàng. Khi phát hiện hàng hư hỏng phải kịp thời báo ngay cho tổ văn phòng để có biện pháp giải quyết và điều phối hàng. Tổ tin học: thực hiện việc nhập liệu, kết xuất các báo cáo cần thiết phục vụ cho tổ Văn Phòng Trình bày vấn đề: Với một siêu thị nêu trên. Nếu dùng một phần mềm quản lý siêu thị bình thường thì sẽ gặp một số vấn đề bất tiện như sau: Cơ sở dữ liệu của các khách hàng thân thiết được lưu trữ ở nhiều nơi và không có sự đồng bộ . Thống kê báo cáo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thống kê theonhiều tiêu chí khác nhau. Hệ thống chưa hỗ trợ việc tra tìm các thông tin khách hàng, nhân viên và hàng hóa. Cụ thể như: Dịch vụ khách hàng thân thiết chỉ thiết lập được ở từng siêu thị của hệ thống. Điều này là bất hợp lý, làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng, làm giảm khả năng cạnh tranh của siêu thị. Không thể cho thấy báo cáo đầy đủ, gây ra tình trạng thiếu thông tin tổng hợp dẫn đến người quản lý khó đưa ra kết luận chính xác. Tốn thời gian và nhân viên cho việc hướng dẫn khách hàng, không có thông tin đầy đủ chính xác khi có nhu cầu. Giải quyết vấn đề: Xuất phát từ những nhược điểm của chương trình quản lý siêu thị bình thường, nên việc cần một chương trình có khả năng xử lý và bảo mật cao hơn là cấp thiết. Chương trình này có thể giải quyết được những vấn đề mà chương trình quản lý siêu thị bình thường chưa đáp ứng được như: Nhân viên có thể sử dụng chung một account cấp cho mỗi khách hàng được dùng ở tất cả siêu thị thuộc hệ thống Co-Op. Nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng của siêu thị tốt hơn từ đó thu hút được khách hàng nhiều hơn, tăng doanh thu của siêu thị. Giúp người quản lý có thể làm tốt công tác quản lý khách hàng, theo dõi tình hình phục vụ khách hàng một cách dễ dàng. Có thể thống kê đầy đủ theo nhiều tiêu chí khác nhau, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các kết luận đáng tin. Từ đó có thể thấy được nnhững yếu kém của hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện tốt hơn và dễ quản lý hơn. Tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng đến mua hàng, tiết kiệm chi phí nhân viên, thông tin là công khai để bảo đảm quyền lợi cho mỗi cá nhân. Với mục tiêu cải thiện khả năng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các siêu thị, chương trình này đã cải thiện nghiệp vụ bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng cho các siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Co-Op. Ngoài ra, hoạt động nghiệp vụ bán hàng trong hệ thống hiện nay là ổn định, mục tiêu cải thiện năng suất của nghiệp vụ này là chính yếu. Nghĩa là, việc mô hình hóa nhằm đến mục tiêu làm rõ cơ chế hoạt động của siêu thị đồng thời thêm một số chức năng tiện dụng cho khách hàng và người quản lý. 2. Xác định các nghiệp vụ: Chương trình quản lý siêu thị gồm các nghiệp vụ sau: - Quản lý nhân viên - Quản lý bán hàng - Quản lý khách hàng thân thiết - Quản lý hàng hóa - Quản lý thống kê tổng hợp a. Quản lý nhân viên: Nhân viên làm việc trong siêu thị và được chia ra theo chức năng của từng người như người quản lý, bán hàng, bảo vệ, nhân viên kiểm tra chất lượng hàng,… Người quản lý siêu thị và cũng là người quản trị hệ thống. Người quản lý được gọi chung cho những người được cấp quyền là"Quản lý", có thể bao gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán, nhân viên tin học, … Nhân viên bán hàng, đứng ở quầy thu tiền và tính tiền cho khách hàng bằng cách nhập các mã vạch quản lý trên từng mặt hàng vào hệ thống thông qua một đầu đọc mã vạch. Trong siêu thị có rất nhiều quầy thu ngân, mỗi quầy được phụ trách bởi một hay nhiều nhân viên bán hàng. Tại mỗi thời điểm chỉ có một nhân viên phụ trách một quầy thu ngân. Hệ thống phải lưu lại phiên làm việc của nhân viên để tiện cho việc quản lý sau này. Mỗi nhân viên khi vào làm trong siêu thị sẽ được đăng ký một tên đăng nhập nhằm để quản lý. Khi đăng nhập vào hệ thống, nhân viên đó sẽ sử dụng tên này để đăng nhập. Người quản lý chịu trách nhiệm quản lý tên đăng nhập của nhân viên. Tồn tại duy nhất. Mỗi nhân viên khi sử dụng tên đăng nhập sẽ được đăng ký kèm theo một mật khẩu đăng nhập. Mỗi nhân viên chỉ được biết duy nhất một mật khẩu của mình. Mật khẩu có thể rỗng. Tùy theo quyền và chức vụ trong công ty mà nhân viên có quyền đăng nhập tương ứng. b. Quản lý bán hàng: Hàng ngày, các nhân viên bán hàng phải tiếp nhận một số lượng lớn các yêu cầu mua hàng của khách hàng. Hệ thống phải cho phép nhân viên bán hàng lập hoá đơn tính tiền cho khách hàng một cách nhanh chóng. Đối với các khách hàng mua lẻ thì hệ thống không cần lưu thông tin của khách hàng mà chỉ lưu lại hoá đơn để bộ phận kế toán thống kê. Đối với khách hàng thân thiết thì nhân viên lưu lại thông tin của khách hàng và cấp cho khách hàng thẻ khách hàng thân thiết với số điểm thưởng tương ứng giá trị hoá đơn mua hàng. Ngoài việc bán lẻ, siêu thị còn bán sỉ cho các đơn vị cần mua với số lượng nhiều. Với các đơn vị này thì hệ thống cần phải lập hoá đơn chi tiết cho họ để thanh toán tiền. Khi nhận được đơn đặt hàng, bộ phận tiếp nhận đơn đặt hàng kiểm tra khả năng đáp ứng đơn đặt hàng. Nếu đủ khả năng đáp ứng đơn đặt hàng, bộ phận này sẽ nhập thông tin đơn đặt hàng vào hệ thống và in hóa đơn. Bộ phận giao hàng sẽ chuyển hàng và hóa đơn tới tận nơi cho khách hàng. c. Quản lý khách hàng thân thiết: Khi một khách hàng chưa là khách hàng thân thiết của siêu thị đến mua hàng, nếu tổng giá trị hàng hoá trong một lần mua từ 50.000đ trở lên thì sau khi tính tiền khách hàng có thể đăng ký chương trình khách hàng thân thiết của siêu thị với nhân viên quản lý. Nhân viên quản lý sẽ lưu trữ lại các thông tin của khách hàng và cấp cho các khách hàng này thẻ khách hàng thân thiết với số điểm thưởng tương ứng giá trị hóa đơn ở trên. Những đợt mua hàng tiếp theo có giá trị hơn 50.000đ, trước khi thanh toán hóa đơn, khách hàng cần đưa thẻ khách hàng thân thiết cho nhân viên bán hàng, hệ thống sẽ tự động tính toán và cập nhật điểm thưởng của khách hàng. Khi khách hàng thân thiết có số điểm trên 30 điểm của siêu thị thì trong các đợt mua hàng sau đó, họ sẽ được giảm giá 5% trên tổng giá trị hàng họ mua. Tuy nhiên, cuối năm hệ thống phải tự động xoá khách hàng này ra khỏi danh sách khách hàng thân thiết của siêu thị. d. Quản lý hàng hóa: Hàng ngày, căn cứ vào tình hình bán hàng ở siêu thị, bộ phận kiểm kê sẽ thống kê để biết mặt hàng nào đã hết hay còn ít trong kho từ đó đưa ra yêu cầu nhập hàng mới, hoặc xuất hàng từ kho ra quầy đối với mặt hàng còn ít. Mỗi mặt hàng sẽ được đánh một mã vạch, thực hiện theo quy tắc: Bộ mã bán hàng: là bộ mã mang tính cách pháp lý giữa Siêu Thị (bên bán) và người tiêu dùng (bên mua). Mỗi một mặt hàng kinh doanh đều có một mã số riêng để phân biệt với những hàng khác. Một mã bán hàng có độ dài 13 ký tự theo cấu trúc của hệ thống mã vạch barcode quốc tế đối với những mặt hàng có in sẵn mã vạch của nhà sản xuất. Nếu một mặt hàng nào không có sẵn mã vạch, hay nếu có mã vạch mà mã vạch không có khả năng tin cậy thì mặt hàng đó sẽ được dùng mã nội bộ của Siêu Thị làm mã bán hàng, và mã này có chiều dài 8 ký tự. Nhập hàng hoá Mặt hàng mới nhập về sẽ được nhân viên quản lý phụ trách tin học lưu trữ các thông tin của hàng vào hệ thống quản lý. Các thông tin bao gồm: Mã vạch, giá bán, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lượng, đơn vị tính… Nguồn hàng được nhập dưới hai hình thức: Đơn đặt hàng: Hợp đồng mua bán giữa siêu thị và nhà cung cấp. Hợp đồng trao đổi hàng hoá giữa siêu thị với các doanh nghiệp khác. Hàng nhập về ,thủ kho cần ghi thêm số lượng hàng nhập vào thẻ kho. Mỗi mặt hàng đều có thẻ kho riêng. Nếu hàng đã có trong kho thì thủ kho sẽ ghi thêm vào thẻ kho có sẵn, đối với mặt hàng mới thì thủ kho cần tiến hành lập thẻ kho mới. Xuất hàng hoá Nhân viên bán hàng chuyển hàng từ kho ra quầy bán. Quầy bán là nơi trưng bày nhiều mặt hàng cùng chủng loại để thuận tiện cho khách hàng mua hàng và giúp cho nhân viên bán hàng dễ kiểm soát hàng hóa, khi hàng hóa hết hạn sử dụng để loại bỏ hay bổ sung lên quầy khi hết hàng. e. Quản lý thống kê tổng hợp: Vào cuối ngày, bộ phận kế toán sẽ thống kê tình hình bán hàng của siêu thị, tính toán xem lượng hàng tồn, hàng hết để lên kế hoạch nhập hàng mới hay thanh lý hàng tồn. Hệ thống phải cho phép bộ phận kế toán thống kê chi tiết về tình hình của siêu thị. Vào cuối tháng hoặc khi được ban giám đốc yêu cầu, bộ phận kế toán sẽ lập báo cáo thống kê về tình hình bán hàng của siêu thị gửi lên ban giám đốc. Hệ thống phải cho phép bộ phận kế toán làm báo cáo thống kê về tình hình bán hàng trong tháng hoặc trong khoảng thời gian cho trước. Khi có hàng hết hoặc cần bổ sung hàng mới, siêu thị sẽ nhập hàng từ các nhà cung cấp. Thông tin về hàng cần nhập phải được lưu lại để bộ phận kế toán có thể thống kê tình hình mua bán trong siêu thị. Thông tin này sẽ được trình lên ban giám đốc để duyệt xem có được phép nhập hàng hay không. Khi nhập hàng mới bộ phận kho sẽ lập mã vạch, tính toán số lượng rồi nhập hàng vào hệ thống. Hệ thống phải cho phép bộ phận kho nhập hàng mới vào hay cập nhật hàng. g. Các Mẫu phiếu: Phiếu mua hàng: Siêu thị Coop-Mart Suối Tiên PHIẾU MUA HÀNG Số:.............................. Ngày:......................... Tên nhà cung cấp : ............................................................................................. Mã nhà cung cấp:……………………………………………………………… Địa chỉ: .............................................................................................................. Số điện thoại: .......................................................... ......................................... STT Mã số Tên hàng ĐVT Đơn giá Số lượng Thành tiền Ghi chú Tổng cộng: Số tiền bằng chữ: ............................................................................................ ........................................................................................................................... Ngày ........tháng .......năm 20... Kế toán trưởng Cửa hàng trưởng Thẻ kho: Siêu thị Coop-Mart Suối Tiên Số:....................... THẺ KHO Thẻ lập ngày.........tháng.......năm 20... Tên hàng:.......................................................................................................... Đơn vị tính:........................................................................................................ Stt Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Số Ngày Nhập Xuất Tồn Phiếu đề nghị: Siêu thị Coop-Mart Số:................................ Suối Tiên PHIẾU ĐỀ NGHỊ Ngày.........tháng .........năm 20... Quầy: ................................................................................................................ Ngày:................................................................................................................. Stt Mã số Tên hàng ĐVT Đơn giá Số lượng Ghi chú Ngày ........tháng .......năm 20... Phụ trách quầy Phiếu xuất: Siêu thị Coop-Mart Số:........................ Suối Tiên PHIẾU XUẤT Ngày ........tháng .........năm 20... Quầy:................................................................................................................. Stt Mã số Tên hàng ĐVT Số lượng Ghi chú Cửa hàng trưởng Thủ kho Người nhận Siêu thị Coop-Mart Số:........................... Suối Tiên PHIẾU GIAO CA Ngày ........tháng ........năm 20... Ca: .................................................................................................................... Quầy: ................................................................................................................ STT Mã số Tên hàng ĐVT Số lượng Ghi chú Nhập Xuất bán Tồn Người giao ca Người nhận ca Phiếu giao ca Siêu thị Coop-Mart Số:........................... Suối Tiên HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Ngày ........tháng..........năm 20... Quầy: ................................................................................................................ STT Mã số Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng: Hoá đơn bán hàng: Báo cáo doanh thu: Siêu thị Coop-Mart Suối Tiên BÁO CÁO DOANH THU Từ ngày .......................đến ngày.................. STT Mã số Tên hàng Thành tiền Tổng cộng: Kế toán trưởng Cửa hàng trưởng Báo cáo nhập xuất tồn: Siêu thị Coop-Mart Suối Tiên BÁO CÁO NHẬP XUẤT TỒN Từ ngày.......................đến ngày .......................... STT Mã số Tên hàng Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Ghi chú Ngày...........tháng........năm 20... Kế toán trưởng Cửa hàng trưởng Báo cáo thiếu hàng: Siêu thị Coop-Mart Suối Tiên BÁO CÁO THIẾU HÀNG Từ ngày ......................đến ngày.................. STT Mã số Tên hàng Thiếu đầu kỳ Nhập Xuất Thiếu cuối kỳ Ghi chú Ngày .........tháng ........năm 20... Kế toán trưởng Cửa hàng trưởng II. PHÂN TÍCH YÊU CẦU: 1. Sơ đồ chức năng: Quản Lý Báo Cáo Thống Kê Chú thích: NV: Nhân Viên KH: Khách Hàng TT: Thân Thiết Quản Lý Nhân Viên Quản Lý Bán Hàng Quản Lý Khách Hàng Thân Thiết Quản Lý Hàng Hóa Thêm NV Mới Hiệu Chỉnh NV Xóa NV Tra Cứu Hóa Đơn Lập Hóa Đơn Thêm KH Mới Hiệu Chỉnh KH Xóa KH Nhập Hàng Xuất Hàng Lên Quầy Kiểm Kê Mặt Hàng Trên Quầy Hệ Thống Quản Lý Kiểm Kê Hàng Tồn Kho Tra cứu thông tin NV Quản lý thông tin NV In Hóa Đơn Tra Cứu KH TT Quản Lý Thông Tin KH TT 2. Đặc tả nghiệp vụ: Quản lý nhân viên: Chức năng quản lý nhân viên cho phép người quản lý tra cứu thông tin các nhân viên và duy trì thông tin các nhân viên của siêu thị trong hệ thống. + Chức năng tra cứu thông tin nhân viên cho phép người quản lý tìm kiếm các thông tin của nhân viên kết hợp với các đặc điểm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND … (tìm kiếm theo điều kiện). + Chức năng quản lý thông tin nhân viên cho phép người quản lý thêm mới nhân viên, hiệu chỉnh thông tin nhân viên, xóa tên nhân viên ra khỏi hệ thống. Biểu đồ UC: Luồng sự kiện của UC Quản lý thông tin nhân viên: Luồng chính: 1. Use case này bắt đầu khi người quản lý muốn thêm mới, hiệu chỉnh thông tin, xóa nhân viên của siêu thị trong hệ thống. 2. Hệ thống hiển thị danh sách các nhân viên của siêu thị. 3. Hệ thống yêu cầu người quản lý chọn chức năng muốn thực hiện. 4. Sau khi người quản lý chọn chức năng, một trong các luồng phụ tương ứng sau được thực hiện: A1: Nếu người sử dụng chọn Thêm: luồng Thêm được thực hiện. A2: Nếu người sử dụng chọn Hiệu chỉnh: luồng Hiệu chỉnh được thực hiện. A3: Nếu người sử dụng chọn Xóa: luồng Xóa được thực hiện. 5. UC kết thúc. Luồng nhánh A1: Thêm nhân viên 1. Hệ thống yêu cầu người quản lý nhập thông tin về nhân viên bán hàng, gồm: họ tên (*), số CMND (*), ngày sinh, địa chỉ(*), điện thoại, ngày vào làm(*), chức vụ(*). * Lưu ý: Các thông tin có dấu sao (*) là các thông tin bắt buộc phải có. 2. Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết về nhân viên, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Thêm. Ngược lại thực hiện luồng E3. 3.Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ và sự mâu thuẫn trong cơ sở dữ liệu của các thông tin. Nếu thông tin về nhân viên không đầy đủ thì thực hiện luồng E1. Nếu thông tin không hợp lệ thực hiện luồng E2. 4. Thông tin về nhân viên bán hàng được thêm vào trong hệ thống. Hệ thống tự động phát sinh mã nhân viên thông qua một công thức cho trước. 5.Nhân viên vừa mới được nhập vào hệ thống sẽ tự động được sắp xếp tăng theo tên. Danh sách nhân viên mới được cập nhật lại được hiển thị trở lại màn hình. 6. UC kết thúc. Luồng nhánh A2: Hiệu chỉnh thông tin nhân viên 1. Hệ thống truy xuất và hiển thị thông tin của nhân viên bán hàng đã được người quản lý chọn từ danh sách nhân viên bán hàng của siêu thị. 2. Người quản lý thay đổi một số thông tin của nhân viên này. Bao gồm tất cả các thông tin được chỉ ra trong luồng Thêm(A1). 3. Sau khi sửa đổi các thông tin, người quản lý chọn chức năng Cập nhật. Ngược lại thực hiện luồng E3. 4. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin. Nếu thông tin về nhân viên không đầy đủ thì thực hiện luồng E1. Nếu thông tin không hợp lệ thực hiện luồng E2. 5. Thông tin về nhân viên bán hàng được cập nhật lại vào hệ thống và đưa ra lại màn hình. 6. UC kết thúc. Luông nhánh A3: Xóa nhân viên 1. Người sử dụng chọn một nhân viên muốn xoá. 2. Người sử dụng chọn chức năng Xóa. 3.Hệ thống nhắc người sử dụng xác nhận xóa nhân viên bán hàng (được chọn từ danh sách các nhân viên bán hàng của siêu thị). 4. Người sử dụng chấp nhận xóa. Ngược lại thực hiện luồng E3. 5. Thông tin về nhân viên bán hàng được xóa hoàn toàn ra khỏi hệ thống. 6. UC kết thúc. Luồng lỗi E1: Thông tin về nhân viên không đầy đủ 1. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: thiếu các thông tin cần thiết và yêu cầu bổ sung đầy đủ các thông tin. 2. Người sử dụng hệ thống có thể bổ sung đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện. 3. UC kết thúc. Luồng lỗi E2: Thông tin về nhân viên không hợp lệ 1. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: các thông tin về nhân viên không hợp lệ và yêu cầu người sử dụng hệ thống chỉnh sửa lại các thông tin không hợp lệ . 2.Người sử dụng hệ thống có thể chỉnh sửa các thông tin không chính xác hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện. 3.UC kết thúc. Luồng phụ E3:Việc xác nhận không được người sử dụng hệ thống chấp thuận 1. Thông báo việc xác nhận không được người sử dụng chấp thuận.(Trong các luồng sự kiện Thêm, Hiệu chỉnh thông tin và Xóa nhân viên). 2. Hệ thống sẽ trở lại trạng thái trước đó của từng luồng sự kiện tương ứng. 3. Kết thúc UC. Kịch bản của UC Hiệu chỉnh nhân viên: Người quản lý chọn chức năng Hiệu chỉnh nhân viên và chọn các nhân viên cần hiệu chỉnh (ở đây ta chọn theo mã nhân viên). Hiệu chỉnh thông tin về số điện thoại, ngày vào làm. Biểu đồ trình tự: Biểu đồ cộng tác: Luồng sự kiện của UC Tra cứu thông tin nhân viên: Luồng chính: 1. Use case này bắt đầu khi người quản lý muốn tìm kiếm, tra cứu thông tin nhân viên trong hệ thống 2. Hệ thống hiển thị tất cả các nhân viên của siêu thị sắp xếp theo họ tên. 3. Hệ thống yêu cầu người sử dụng chọn chức năng muốn thực hiện (chức năng tìm kiếm có điều kiện-Tìm) 4. Hệ thống yêu cầu người sử dụng chọn các điều kiện tìm kiếm theo ý muốn và hệ thống hổ trợ. 5. Khi chọn xong điều kiện tìm kiếm, người sử dụng chọn chức năng Tra cứu. Danh sách các nhân viên thoả điều kiện đã được đưa ra sẽ được hiển thị. Nếu không có nhân viên nào thỏa điều kiện thì thực hiện luồng A1. 6. UC kết thúc. Luồng phụ A1: Không có nhân viên nào thoả điều kiện tìm kiếm 1. Hệ thống tự động thông báo cho người sử dụng biết không có nhân viên nào thoả điều kiện. 2. Hệ thống trở về trạng thái trước đó. 3. Use-case kết thúc. Quản lý bán hàng: Sau khi nhân viên bán hàng quét các mặt hàng qua máy quét. Hệ thống sẽ lập hóa đơn và in hóa đơn cho khách hàng. Hoá đơn được in và giao cho khách hàng, đồng thời cơ sở dữ liệu sẽ được hệ thống tự động cập nhật lại. Hệ thống lưu hoá đơn vào cơ sở dữ liệu với những thông tin: mã hoá đơn, ngày lập hoá đơn, mã nhân viên, tổng giá trị hoá đơn, mã mặt hàng và số lượng đã bán. Hệ thống cập nhật lại cơ sở dữ liệu các thay đổi về: số lượng các mặt hàng, số điểm thưởng của khách hàng thân thiết dựa trên trị giá hóa đơn. Đồng thời nghiệp vụ này cho phép người quản lý tra cứu thông tin hóa đơn được lưu trong hệ thống. Bao gồm các thao tác: tìm kiếm kết hợp với các đặc điểm mã phiếu, ngày tháng lập, … (tìm kiếm theo điều kiện). Biểu đồ UC: Luồng sự kiện của Lập hóa đơn: Luồng chính: 1. Use case này bắt đầu khi nhân viên bán hàng chọn chức năng lập hóa đơn. 2.Hệ thống yêu cầu nhân viên nhập mã số từng mặt hàng cần tính tiền. Thông tin về : mã vạch, số lượng mặt hàng đó được mua. 3. Hệ thống tự động tính tổng số tiền khách hàng trả dựa trên đơn giá của mặt hàng, số lượng hàng hoá, thuế giá trị gia tăng đối với từng mặt hàng được lưu CSDL. 4. Hệ thống tính tổng số điểm tương ứng với số tiền của hóa đơn. 5. Nếu khách hàng có thẻ khách hàng thân thiết thì nhập mã số khách hàng vào hệ thống. 6. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của mã số khách hàng thân thiết. Nếu mã khách hàng thân thiết không có trong cơ sở dữ liệu thực hiện luồng A. 7. Hệ thống lấy thông tin điểm thưởng về khách hàng thân thiết này lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. 8. Sau khi hệ thống kiểm tra thông tin khách hàng thân thiết là thỏa, hệ thống kiểm tra số điểm trước đó của khách hàng thân thiết có trên 30 điểm không. Nếu thỏa, giảm 5% trị giá hóa đơn . 9. Nhân viên bán hàng chọn chức năng in hóa đơn để lưu trữ và in hóa đơn 10. Hệ thống in ra hoá đơn cho khách hàng 11. UC kết thúc. Luồng phụ A: Khách hàng thân thiết không hợp lệ 1. Hệ thống thông báo mã khách hàng không có. 2. Hệ thống trả lại màn hình trước đó. Luồng sự kiện của UC Tra cứu hóa đơn: Luồng chính: 1. Use case này bắt đầu khi người quản lý muốn tìm kiếm, tra cứu thông tin hóa đơn trong hệ thống 2. Hệ thống hiển thị tất cả các hóa đơn của siêu thị được sắp xếp theo mã. 3. Hệ thống yêu cầu người sử dụng chọn chức năng muốn thực hiện 4. Hệ thống hiển thị giao diện tìm kiếm giao tiếp với người sử dụng. 5. Hệ thống yêu cầu người sử dụng chọn các điều kiện tìm kiếm theo ý muốn và hệ thống hổ trợ. 6. Khi chọn xong điều kiện tìm kiếm, người sử dụng chọn chức năng Tra cứu 7. Hệ thống kiểm tra có hóa đơn nào thỏa điều kiện tìm kiếm hay không? Nếu không thỏa thực hiện luồng A. 8. Danh sách các hóa đơn thoả điều kiện đã được đưa ra sẽ được hiển thị. 9. UC kết thúc. Luồng phụ A1: Hóa đơn không thỏa điều kiện tìm kiếm 1. Hệ thống tự động thông báo cho người sử dụng biết không có hóa đơn nào thoả điều kiện. 2. Hệ thống trở về trạng thái trước đó. 3. Use-case kết thúc. Biểu đồ trình tư: Biểu đồ cộng tác: Quản lý khách hàng thân thiết: Chức năng quản lý khách hàng thân thiết cho phép người quản lý tra cứu thông tin các khách hàng thân thiết và duy trì thông tin các khách hàng thân thiết trong hệ thống. + Chức năng quản lý thông tin khách hàng thân thiết cho phép người quản lý thêm mới khách hàng, hiệu chỉnh thông tin khách hàng, xóa tên khách hàng thân thiết ra khỏi hệ thống. + Chức năng tra cứu khách hàng thân thiết cho phép người quản lý tra cứu thông tin các khách hàng thân thiết của siêu thị được lưu trong hệ thống kết hợp với các đặc điểm họ tên, ngày tháng năm sinh, … (tìm kiếm theo điều kiện) Biểu đồ UC: Luồng sự kiện của UC Quản lý thông tin khách hàng thân thiết: Luồng chính: 1. Use case này bắt đầu khi người nhân viên muốn thêm mới, hiệu chỉnh thông tin, xóa khách hàng thân thiết trong hệ thống. 2. Hệ thống hiển thị tất cả các khách hàng thân thiết của siêu thị 3. Hệ thống yêu cầu người quản lý chọn chức năng muốn thực hiện . 4. khi người sử dụng chọn chức năng, một trong các luồng phụ tương ứng sau được thực hiện: A1: Nếu người sử dụng chọn Thêm mới: luồng phụ Thêm được thực hiện. A2: Nếu người sử dụng chọn Hiệu chỉnh thông tin: luồng phụ Hiệu chỉnh thông tin được thực hiện. A3: Nếu người sử dụng chọn Xóa khách hàng: luồng phụ Xóa khách hàng được thực hiện. Luồng phụ A1: Thêm mới 1. Hệ thống yêu cầu người quản lý nhập thông tin về khách hàng thân thiết, bao gồm: họ tên (*), ngày sinh, địa chỉ(*), điện thoại, ngày cấp thẻ (*). Lưu ý: Các thông tin có dấu sao (*) là các thông tin bắt buộc phải có 2. Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết về một khách hàng, người sửdụng hệ thống chọn chức năng Thêm. 3. Hệ thống kiểm tra thông tin của khách hàng có đầy đủ hay không hợp lệ. Nếu thiếu thông tin thực hiện luông E1. Nếu không hợp lệ thực hiên luồng E2. 4. Người sử dụng hệ thống chọn chức năng thêm mới. Ngược lại thực hiện luồng E3. 5. Thông tin về khách hàng thân thiết được thêm vào trong hệ thống. Hệ thống tự động phát sinh mã khách hàng thân thiết. 6. Khách hàng thân thiết vừa mới được nhập vào hệ thống sẽ tự động được sắp xếp tăng theo tên và đưa trở lại màn hình hiển thị. 7. UC kết thúc. Luồng phụ A2: Hiệu chỉnh thông tin khách hàng thân thiết 1. Hệ thống yêu cầu người sử dụng chọn các khách hàng cần hiệu chỉnh. 2. Hệ thống truy xuất và hiển thị thông tin của khách hàng đã được người sử dụng hệ thống chọn từ danh sách các khách hàng thân thiết của siêu thị. 3. Người sử dụng hệ thống thay đổi một số thông tin của khách hàng. Bao gồm tất cả các thông tin được chỉ ra trong luồng Thêm mới. 4. Sau khi sửa đổi các thông tin, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Cập nhật. Ngược lại thực hiện luông E3. 5. Hệ thống kiểm tra thông tinh của khách hàng có hợp lệ hay có đầy đủ không. Nếu thông tin không đầy đủ thực hiện luông E1. Nếu không hợp lệ thực hiện luồng E2. 6. Thông tin về khách hàng được cập nhật lại vào hệ thống và đưa ra lại màn hình hiển thị. 7. UC kết thúc. Luông phụ A3: Xóa khách hàng thân thiết 1. Hệ thống yêu cầu người sử dụng chọn khách hàng muốn xóa. 2. Hệ thống nhắc người sử dụng xác nhận xóa khách hàng thân thiết (khách hàng này đã được người sử dụng hệ thống chọn từ danh sách các khách hàng thân thiết của siêu thị). 3. Người sử dụng chấp nhận xóa. Ngược lại thực hiện luồng E3. 4. Thông tin về khách hàng thân thiết được xóa hoàn toàn ra khỏi hệ thống. 5. UC kết thúc. Luồng lỗi E1: Thông tin về khách hàng không đầy đủ 1. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: thiếu các thông tin cần thiết và yêu cầu bổ sung đầy đủ các thông tin. 2. Người sử dụng hệ thống có thể bổ sung đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện. 3. UC kết thúc. Luồng lỗi E2: 1. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: các thông tin về nhân viên không hợp lệ và yêu cầu người sử dụng hệ thống chỉnh sửa lại các thông tin không hợp lệ . 2.Người sử dụng hệ thống có thể chỉnh sửa các thông tin không chính xác hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện. 3.UC kết thúc. Luồng phụ E3:Việc xác nhận không được người sử dụng hệ thống chấp thuận 1. Thông báo việc xác nhận không được người sử dụng chấp thuận.(Trong các luồng sự kiện Thêm, Hiệu chỉnh thông tin và Xóa nhân viên). 2. Hệ thống sẽ trở lại trạng thái trước đó của từng luồng sự kiện tương ứng. 3. Kết thúc UC. Biểu đồ trình tự: Biểu đồ cộng tác: Quản lý hàng hóa: Cho phép nhân viên kiểm kê kiểm tra các mặt hàng trên quầy và các mặt hàng còn tồn trong kho để biết xuất hàng lên quầy và nhập hàng vào kho. + Chức năng kiểm kê hàng hóa trên quầy cho biết mặt hàng nào đã được bán ra từ quầy và mặt hàng nào còn tồn trên quầy. + Chức năng kiểm kê các mặt hàng tồn kho cho biêt mặt hàng nào đã xuất ra quầy và mặt hàng nào còn tồn trong kho. Biểu đồ UC: Luồng sự kiên của UC kiểm kê hàng: Luồng chính: 1. Người dùng nhập thời điểm muốn hệ thống thống kê đến thời điểm đó. 2. Hệ thống cho phép người dùng lựa chọn kiểu thống kê theo yêu cầu: chủng loại, loại, mặt hàng. 3. Người dùng chọn một trong các yêu cầu mà hệ thống cho phép lựa chọn. 4.Người dùng chọn thống kê theo yêu cầu: chủng loại. 5. Hệ thống liệt kê tất cả chủng loại của hàng hóa có trong siêu thị. 6. Người dùng chọn các phiếu Nhập hàng hóa hoặc chọn tất cả phiếu Nhập hàng hóa. 7. Hệ thống truy xuất từ CSDL theo yêu cầu tên phiếu xuất hàng hóa yêu cầu 8. thống kê để lọc các loại mặt hàng tương ứng với chủng loại đã chọn. 9. Hệ thống truy xuất từ CSDL theo yêu cầu hóa đơn bán hàng yêu cầu thống kê để lọc các loại mặt hàng tương ứng với chủng loại đã chọn. 10. Hệ thống truy xuất từ CSDL theo yêu cầu tên loại hàng hóa yêu cầu thống kê và tất cả các hàng hóa nằm trong loại hàng. 11. Người dùng chọn thống kê theo yêu cầu chi tiết hơn là: mặt hàng. 12. Hệ thống sẽ liệt kê tất cả những mặt hàng có trong siêu thị. 13. Người dùng chọn các mặt hàng của hàng hóa hoặc chọn tất cả mặt hàng của hàng hóa. 14. Hệ thống truy xuất từ CSDL, và hiện thị danh sách theo yêu cầu: Tên mặt hàng của hàng hóa yêu cầu thống kê, tổng số lượng bán của từng mặt hàng của hàng hóa, trong khoảng thời gian đã chọn. 15.Người dùng thông báo đã xem xong thì dòng sự kiện (con) này kết thúc. 16. Người dùng thông báo cho hệ thống là không muốn thống kê nữa thì use case này được kết thúc. Luồng sự kiện của UC xuất hàng lên quầy: Luồng chính: 1. Người quản lý chọn chức năng quản lý phiếu xuất hàng. 2. Hệ thống hiển thị giao diện quản lý phiếu xuất hàng. Luồng A1:Thêm 1. Nếu người quản lý chọn chức năng "Thêm", luồng phụ "Thêm được thực hiện. 2. Hệ thống xoá trắng form nhập phiếu xuất hàng. 3. Người quản lý nhập tên phiếu xuất hàng mới. 4. Hệ thống hợp lệ hoá chức năng thêm. Luồng A2:Cập nhật 1. Người dùng chọn chức năng cập nhật thông tin về phiếu xuất mới nhập. 2. Hệ thống cập nhật phiếu xuất hàng mới vào cơ sở dữ liệu. 3. Nếu người sử dụng chọn một phiếu xuất hàng đã có trong cơ sở dữ liệu và chọn chức năng "Sửa", luồng phụ "Sửa" được thực hiện. 4. Hệ thống cho phép người quản lý chỉnh sửa tên phiếu xuất hàng nhưng không cho sửa mã phiếu xuất hàng (đây là mã quản lý do hệ thống cấp). 5. Hệ thống hợp lệ hoá chức năng cập nhật. 6. Người quản lý chọn chức năng cập nhật. 7. Hệ thống cập nhật thông tin phiếu xuất mới được chỉnh sửa vào CSDL. Luồng A3: Xóa 1. Nếu người sử dụng chọn một phiếu xuất hàng đã có trong cơ sở dữ liệu và chọn chức năng "Xoá", luồng phụ "Xoá" được thực hiện. 2. Hệ thống yêu cầu người quản lý xác nhận thao tác xóa. 3. Người quản lý xác nhận thao tác xoá. 4. Phiếu xuất hàng được chọn sẽ được xoá khỏi cơ sở dữ liệu. Luồng sự kiên của UC Nhập hàng: Luồng chính: 1. Nhân viên quản lý chọn chức năng quản lý phiếu Nhập hàng. 2. Hệ thống hiển thị giao diện quản lý phiếu Nhập hàng. Luồng A1:Thêm 1. Nếu người dùng chọn chức năng "Thêm", luồng phụ "Thêm được thực hiện. 2.Hệ thống xoá trắng form nhập phiếu Nhập hàng. 3. Người quản lý nhập tên phiếu Nhập hàng mới. 4. Hệ thống hợp lệ hoá chức năng thêm. 5.Người dùng chọn chức năng cập thêm thông tin về phiếu Nhập mới nhập. 6. Hệ thống thêm phiếu Nhập hàng mới vào cơ sở dữ liệu. Luồng A2: Cập nhật 1. Nếu người sử dụng chọn một phiếu Nhập hàng đã có trong cơ sở dữ liệu và chọn chức năng "Sửa", luồng phụ "Sửa" được thực hiện. 2. Hệ thống cho phép người quản lý chỉnh sửa tên phiếu Nhập hàng nhưng không cho sửa mã phiếu Nhập hàng (đây là mã quản lý do hệ thống cấp). 3.Hệ thống hợp lệ hoá chức năng cập nhật. 4. Người quản lý chọn chức năng cập nhật. 5. Hệ thống cập nhật thông tin phiếu Nhập được chỉnh sửa vào CSDL. Luồng A3: Xóa 1. Nếu người sử dụng chọn một phiếu Nhập hàng đã có trong cơ sở dữ liệu và chọn chức năng "Xoá", luồng phụ "Xoá" được thực hiện. 2. Hệ thống yêu cầu người quản lý xác nhận thao tác xóa. 3. Người quản lý xác nhận thao tác xoá. 4. Phiếu Nhập hàng được chọn sẽ được xoá khỏi cơ sở dữ liệu. III. Thiết kế CSDL: 1. Sơ đồ lớp: 2. Bảng ERD: IV. Thiết kế màn hình giao diện: 1. Màn hình chính khi mở giao diện: 2. Màn hình đăng nhập 3. Màn hình Quản lý hàng hóa 4. Màn hình Lập hóa đơn 5. Màn hình Quản lý chủng loại hàng 5. Màn hình Loại hàng 6. Màn hình Thống kê hàng hóa 7. Màn hình Quản lý khách hàng thân thiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý bán hàng siêu thị Coop Suối Tiên.doc