Quản lý hộ tịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

Tên đề tài nghiên cứu: “Quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”. 2. Lý do và tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Quản lý hộ tịch được coi là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý về hộ tịch đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của nền hành chính quốc gia. Bởi chế độ quản lý hộ tịch không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử mà còn phản ánh mức độ nhất định truyền thống, tập quán trong tổ chức đời sống xã hội về quản lý dân cư ở mỗi quốc gia. Thực tiễn quản lý hộ tịch ở nước ta gần 60 năm qua cho thấy những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch. Mặc dù hoạt động quản lý hộ tịch có nhiều phát triển trong hơn nửa thế kỷ, và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây nhưng việc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin hộ tịch vẫn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Bắc Giang đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Với dân số 1.563.468 người (theo tổng điều tra dân số tháng 4/2009), gồm 27 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao ; với các đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hoà, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang. Bắc Giang có thể coi là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch. Khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của vùng, trong những năm gần đây, công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ còn bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế cần khắc phục. Nhận thấy sự cần thiết của công tác quản lý hộ tịch và yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn xã, và để phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành quản lý xã hội tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhóm sinh viên lớp Quản lý xã hội Khóa 26 quyết định chọn nội dung quản lý hộ tịch ở xã làm đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”. 3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài: * Khách thể nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Từ khi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ra đời và có hiệu lực thi hành vào ngày 01.01.2006 đến hết năm 2008. - Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại 14 xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đó là các xã: Đa Mai (thành phố Bắc Giang); Tân Mỹ (huyện Yên Dũng); Lương Phong (huyện Hiệp Hòa); Tam Hiệp, Phồn Xương (Yên Thế); Lan Giới, Cao Thượng, Cao Xá, Ngọc Thiện (huyện Tân Yên); Xương Lâm, Đại Lâm (huyện Lạng Giang); Việt Tiến, Tự Lại (huyện Việt Yên); Chu Điện (huyện Lục Nam). * Thuyết minh đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang * Đối tượng khảo sát:

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý hộ tịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài nghiên cứu: “Quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”. Lý do và tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Quản lý hộ tịch được coi là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý về hộ tịch đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của nền hành chính quốc gia. Bởi chế độ quản lý hộ tịch không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử mà còn phản ánh mức độ nhất định truyền thống, tập quán trong tổ chức đời sống xã hội về quản lý dân cư ở mỗi quốc gia. Thực tiễn quản lý hộ tịch ở nước ta gần 60 năm qua cho thấy những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch. Mặc dù hoạt động quản lý hộ tịch có nhiều phát triển trong hơn nửa thế kỷ, và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây nhưng việc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin hộ tịch vẫn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Bắc Giang đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Với dân số 1.563.468 người (theo tổng điều tra dân số tháng 4/2009), gồm 27 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao…; với các đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hoà, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang. Bắc Giang có thể coi là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch. Khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của vùng, trong những năm gần đây, công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ còn bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế cần khắc phục. Nhận thấy sự cần thiết của công tác quản lý hộ tịch và yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn xã, và để phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành quản lý xã hội tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhóm sinh viên lớp Quản lý xã hội Khóa 26 quyết định chọn nội dung quản lý hộ tịch ở xã làm đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay”. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài: * Khách thể nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Từ khi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ra đời và có hiệu lực thi hành vào ngày 01.01.2006 đến hết năm 2008. - Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại 14 xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đó là các xã: Đa Mai (thành phố Bắc Giang); Tân Mỹ (huyện Yên Dũng); Lương Phong (huyện Hiệp Hòa); Tam Hiệp, Phồn Xương (Yên Thế); Lan Giới, Cao Thượng, Cao Xá, Ngọc Thiện (huyện Tân Yên); Xương Lâm, Đại Lâm (huyện Lạng Giang); Việt Tiến, Tự Lại (huyện Việt Yên); Chu Điện (huyện Lục Nam). * Thuyết minh đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang * Đối tượng khảo sát: 4. Tình hình nghiên cứu có liên quan - Mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu: Có thể khẳng định rằng quản lý hộ tịch là hoạt động khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn và cần thiết hơn đó là sự thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương. Có như vậy nhà quản lý mới có thể áp dụng một cách linh hoạt pháp luật của nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao. - Giới thiệu những công trình tiêu biểu về quản lý hộ tịch đã được công bố trong thời gian qua như: - Cuốn sách “Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch” của tác giả Phạm Trọng Cường - H: Tư pháp, 2007 ; “Về quản lý hộ tịch”. Sách tham khảo / Phạm Trọng Cường. - H: Chính trị Quốc gia, 2004; “Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch” / B.soạn: Nguyễn Quốc Cường, Lương Thị Lanh, Trần Thị Thu Hằng... - H: Tư pháp, 2006; “Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch” - H: Chính trị Quốc gia, 2006; “151 Câu Trả Lời Về Hộ Tịch, Hộ Khẩu, Chứng Minh Nhân Dân Và Công Chứng, Chứng Thực” / L.G: Trần Huyền Nga. – H: NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng Ký và Quản Lý Hộ Tịch” - H: NXB Tư Pháp, 2006; “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch” – H: NXB Tư Pháp, 2007. Ngoài ra còn có các bài viết, tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn về quản lý hộ tịch trên những địa bàn cụ thể như: Tài liệu học tập về công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu. - Yên Bái: Ty công an Yên Bái, 1973; Tài liệu hướng dẫn thi hành điều lệ đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu. - Hải Hưng: Ty công an Hải Hưng, 1976;... Bên cạnh đó phải kể đến những tài liệu, báo cáo được gửi lên từ cấp cơ sở mang tính chất định kỳ. * Sự khác biệt giữa mục tiêu nghiên cứu đề tài đang nghiên cứu với các công trình của các nhà nghiên cứu khác Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay” : Đề tài tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác đó, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch ở Bắc Giang nói riêng và trên địa bàn các tỉnh, thành phố của cả nước nói chung. Mục tiêu nghiên cứu của “Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch” của tác giả Phạm Trọng Cường - H: Tư pháp, 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuản lý hộ tịch ở tỉnh bắc giang hiện nay.docx
Luận văn liên quan