Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh trường nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến nay trường đã đào tạo miễn phí được 25 khóa, trong đó đã tốt nghiệp 24 khoá với tổng số học viên 1152 em, hiện trường đang đào tạo học viên khoá 24 và khoá 25 với tổng số học viên là 235 em. Hầu hết các em đều đã tìm được cho mình những công việc ổn định, phù hợp với ngành nghề mà mình đã học, với mức lương đủ để các em trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Trong số đó, có nhiều em được mời về làm việc tại những nhà hàng và khách sạn lớn trong thành phố như khách sạn Equatorial, tàu BonSai, nhà hàng Xu, khách sạn Rex, khách sạn Majestic, khách sạn Omni, khách sạn Novotel, “Học đi đôi với hành” luôn là phương châm giảng dạy mà nhà trường hướng tới. Chính vì lẽ đó,trường đã xây dựng nhà hàng thực hành Sesame có sức chứa từ 100 đến 150 người, với trang thiết bị hiện đại và một cửa hàng bánh trong khuôn viên của trường.

doc25 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh trường nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2016 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS TRẦN ĐÌNH TUẤN HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH 1.1 1.1.1 1.1.2 Những vấn đề lý luận về thực tập nghề làm bánh Khái niệm Đặc điểm của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh 1.2. 1.2.1 1.2.2 1.2.3 Lý luận về quản lý hoạt động thực tập nghề Những khái niệm về quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh Nội dung quản lý hoạt động thực tập nghề Các yếu tổ tác động đến quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Kết luận chương 1 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 2.2 2.3 2.4. 2.4.1 2.4.2 Khái quát đặc điểm nhà trường. Thực trạng hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của thực trạng trên Nguyên nhân của những ưu điểm Nguyên nhân của những hạn chế Kết luận chương 2 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 3.2 3.3 Yêu cầu quản lý hoạt động thực tập nghề trong tình hình mới Các biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Kết luận chương 3 Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận 2 Kiến nghị DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực con người và tiềm năng con người chính là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội bền vững. Trong chiến lược phát triển con người, GD&ĐT có vai trò quyết định và được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tại Điều 61, Hiến pháp năm 2013 có nêu: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng nguồn lao động là yếu tố then chốt quyết định sực phát triền kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Một trong những minh chứng rõ nét nhất là đất nước Nhật Bản - một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên và gắn liền với nhiều thiên tai nhưng con người nơi đây đã chăm chỉ và không ngừng sáng tạo để vượt qua những cản trở của thiên nhiên để trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới; là tấm gương sáng cho các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một trong những phương pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động là hệ thống giáo dục của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng phải hiện đại, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và phù hợp với đối tượng người học. Trong hệ thống giáo dục của một quốc gia sẽ gồm nhiều cấp bậc khác nhau trong đó đào tạo nghề là một khâu quan trọng và tác động rõ rệt đến chất lượng đội ngũ lao động. Đào tạo nghề được xem như là giải pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển năng động thuộc loại bậc nhất cả nước và dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch đòi hỏi có một đội ngũ nhân lực du lịch được đào tạo bài bản để đáp ứng nhu cầu phát triển. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một quá trình phức tạp, theo hướng toàn diện về: học vấn, phong cách, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ; hiệu quả và chuẩn hóa theo hệ thống tiêu chí quốc tế. Xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch, dịch vụ ăn uống hiện nay, ngày càng có nhiều các tiệm bánh thương hiệu nổi tiếng Girval, Tourlesjour, BrodardNgày càng có nhiều các đầu bếp chuyên làm bánh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, các tạp chí lớn được nhiều người biết đến. Nhu cầu nhân lực cho nghề làm bánh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các thương hiệu bánh nổi tiếng, các nhà hàng khách sạn 5 sao cũng cần một đội ngũ thợ làm bánh có tay nghề, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhất. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề trong đó lĩnh vực đào tạo nghề về khách sạn nhà hàng đang phát triển. Trường nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là một cơ sở đào tạo nghề khách sạn – nhà hàng miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố có chức năng đào tạo không thu phí cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các mái ấm, nhà mở; trẻ em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn với bốn nghề Làm Bánh Âu, Phụ Bếp, Pha chế – Phục vụ nhà hàng, Phục vụ Buồng. Nhà trường rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho học sinh, chương trình đào tạo được thường xuyên cập nhật bổ sung, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngành du lịch. Học sinh được thực tập tại các nhà hàng, khách sạn chuyên nghiệp đẳng cấp để đủ năng lực làm việc trong môi trường khách sạn quốc tế sau khi ra trường. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do đội ngũ cán bộ quản lý non trẻ, liên tục có sự thay đổi, kinh nghiệm chưa nhiều nên công tác quản lý chưa đạt hiệu quả như mong muốn nhất là quản lý hoạt động thực tập của học sinh tại các nhà hàng khách sạn làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của trường. Trước tình hình này, nhiều năm qua nhà trường đã có một số giải pháp trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề nói chung và lý hoạt động thực tập nói riêng nhưng chưa có cơ sở lý luận, chưa mang tính hệ thống. Điều đó đặt ra cho nhà trường phải xem xét một cách tổng thể việc tổ chức, quản lý lý hoạt động thực tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường nghiệp vụ nhà hàng, thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn nghiên cứu. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nhật Bản bắt đầu việc hướng nghiệp-đào tạo dạy nghề từ lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông với nhiều phương cách linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội Nhật Bản một cách hợp lý nhất trong đường lối chiến lược “Kỹ thuật Lập quốc”, nghĩa là dùng khoa học kỹ thuật để vươn tới, xây dựng một đất nước Nhật Bản hùng mạnh về Kỹ thuật thay vì đường lối “Phú quốc Cường Binh” như thời “công nghiệp hoá” của Minh Trị Duy Tân. Lượng học sinh cấp 3 chọn học ở đại học (4 năm) chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%); kế đến là các trường chuyên tu/ cao đẳng chuyên nghiệp (18,2%) trong số đó tỷ lệ chọn học chuyên tu (chỉ học một nghề) là 88,9%. Điều này cho thấy khuynh hướng chọn học nghề cụ thể (chuyên tu) chiếm đa số tuyệt đối trong những em tốt nghiệp  trung học phổ thông mà không đi vào đại học(18,2%): (Thống kê năm 1989, Niên giám Giáo dục, Bộ GD NB). Đối với trong nước vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động đào tạo nghề rất được quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển Giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006-2010 là: "Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển biên căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiên của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề." Thể chế hoá chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, quốc hội đã ban hành luật Giáo dục- năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo (Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề). Luật Dạy nghề năm 2006, quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong luật dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: "Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mở nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá. Ngay sau Đại hội XI của Đảng, Chính phủ đã sớm phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 với quan điểm chỉ đạo: Phát triển nhân lực trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của Chiến lược phát triển nhân lực được xác định: “Đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”. * Các đề tài trong nước có liên quan đến lĩnh vực dạy nghề - Giáo dục kỹ thuật- nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, tác giả Trần Khánh Đức, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội – 2002, tập hợp các bài báo khoa học của tác giả về cơ sở lý luận và phương pháp luận phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. - Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sỹ của tác giả Phan Chính Thức, Đại học Sư phạm Hà Nội -2003, đi sâu nghiên cứu, đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, tác giả Nguyễn Viết Sự, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội -2005. Nội dung tập hợp các bài viết đã đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, đề tài nhiên cứu khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp. - Hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Đề tài cấp Bộ – Tổng cục Dạy nghề - 2005. - Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta – thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – 2007. Nội dung chính là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường, thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta. - Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, Luận văn Tiến sỹ Quản lý giáo dục của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hằng năm 2013; đã nêu các giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. - Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục của Thạc sỹ Bùi Văn Hưng năm 2012; đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng những yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động trong nước. Tuy nhiên các đề tài quản lý hoạt động thực tập nghề chưa được nghiên cứu đến nhiều và riêng đối với ngành Nghiệp Vụ Nhà Hàng chưa có đề tài nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn từ đó đề xuất các biện pháp nhằm quản lý, tổ chức điều khiển hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập nghề. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động thực tập nghề. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động thực tập thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh 4. KHÁCH THỂ - ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh * Khách thể nghiên cứu: Hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh tại các đơn vị nhà hàng khách sạn. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh tại các đơn vị nhà hàng khách sạn Đối tượng khảo sát là học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh Thời gian khảo sát và các số liệu nghiên cứu từ 2011 đến 2016. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, quản lý động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập do một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do chương trình, nội dung thực tập nghề nghề chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhận thức và thái độ của học viên còn hạn chế... Nếu đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. 6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -Lênin; quán triệt tư tưởng giáo dục và quản lý giáo dục của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng phương pháp luận nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục, các phương pháp nghiên cứu dựa trên các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về quản lý đào tạo nghề. Khái quát hoá các văn bản có liên quan đến quản lý đào tạo nghề theo quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử lôgíc và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học . 6.2. Các phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn,... để luận giải các nhiệm vụ của đề tài. Cụ thể là: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận. Bao gồm các công trình, đề tài khoa học về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, giáo khoa liên quan đến bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; các bài báo khoa học, các tham luận hội thảo khoa học về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức; các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan đến hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng khác nhau, thuộc các chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, rút ra những những nhận định, đánh giá, những kết luận khoa học làm cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn giáo dục và quản lý giáo dục. Tập trung vào các phương pháp điều tra, sử dụng các bảng hỏi với học sinh cán bộ, giáo viên trong đơn vị nhằm thu được kết quả nghiên cứu. Tọa đàm với học sinh cán bộ, giáo viên trong đơn vị với mục nghiên cứu các vấn đề liên quan. Tiến hành xin ý kiến chuyên gia, nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, các văn bản tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu, tính toán các tham số, vẽ biểu đồ nhằm đánh giá chính xác định lượng kết quả thu được. 7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Lý luận: Góp phần khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh - Thực tiễn: Làm rõ được thực trạng quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh đó là cơ sở đề xuất được một số biện pháp tác động phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề của Trường trong giai đoạn hiện nay. 8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH 1.1. Những vấn đề lý luận về thực tập nghề làm bánh 1.1.1. Khái niệm - Khái niệm 1: Nghề làm bánh Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.  Nghề làm bánh là một lĩnh vực hoạt động lao động, sản xuất mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại bánh đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Hiểu một cách đơn giản, nghề làm bánh là nghề con người có được những tri thức, những kỹ năng để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon mỗi ngày. Các thợ làm bánh có thể làm việc trong nhà hàng hoặc cửa tiệm chuyên bán bánh Tuy nhiên, cũng có một số khác thích tự mình quản lý cửa hàng bánh riêng để có thể tự do sáng tạo những món bánh mình thích. Thay vì nướng bánh sẵn rồi để qua đêm, thợ làm bánh thường phải dậy rất sớm nhằm kịp chuẩn bị cho những mẻ bánh đầu tiên. Tất cả đều phải sẵn sàng trước giờ mở cửa cửa hàng. Một thợ làm bánh cần phải có một sức khỏe tốt để bắt kịp nhịp độ công việc. Thông thường, họ phải thức dậy trước tất cả mọi người và chỉ kết thúc ngày làm việc của mình khi mọi thứ đã được dọn dẹp sạch sẽ. Tương tự như mọi công việc khác, ngoài sự chính xác về tỉ lệ, khối lượng các nguyên liệu thì một người làm bánh còn phải có lòng yêu nghề tha thiết. “Nấu ăn là một nghệ thuật và người nấu ăn là một nghệ sĩ” –  phương châm mà bất cứ thợ làm bánh nào cũng phải nhớ. Một chiếc bánh chỉ ngon khi được làm ra dưới đôi tay tài hoa cùng một trái tim nồng ấm.Sự cẩn thận không bao giờ là thừa đối với nghề làm bánh. Một thợ làm bánh giỏi luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của từng khâu riêng biệt. Đối với họ, chẳng có giai đoạn nào được coi là quan trọng hơn vì chỉ cần một sơ suất, mẻ bánh đang làm rất dễ phải hủy toàn bộ. Để trở thành một thợ làm bánh, học viên sẽ phải học những kỹ thuật cơ bản của việc làm bánh, từ việc nhận biết các loại bột cho đến cách nhào bột, trộn bột rồi cách đặt nhiệt độ lò nướng, trang trí bánh Ngoài ra, một thợ làm bánh rất cần có một kiến thức nền cơ bản và kinh nghiệm thực tế. Những điều tưởng chừng rất đơn giản như cách sắp xếp đồ trong bếp, cách giữ bếp sạch, chọn khuôn bánh, chọn dụng cụ, cách tổ chức làm việcđều cần phải được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp. Khái niệm 2: Đào tạo nghề làm bánh Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Đào tạo nghề làm bánh là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ để người học làm ra các loại bánh đáp ứng được những nhu cầu của xã hội, người học có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Khái niệm 3: Thực tập nghề làm bánh Theo tõ ®iÓn Gi¸o dôc häc Qu©n sù: thùc tËp, sù vËn dông tæng hîp kiÕn thøc, kü n¨ng, kü x¶o ®­îc lÜnh héi trong qu¸ tr×nh häc tËp vµo gi¶i quyªt c¸c nhiÖm vô ®Æt ra theo chøc tr¸ch mµ sau khi ra tr­êng ng­êi häc sÏ ®¶m nhiÖm. Thùc tËp ®­îc tiÕn hµnh theo kiÓu “nhËp vai, tËp lµm” trªn c¸c c­¬ng vÞ. Thùc tËp ®­îc diÔn ra trong c¶ nhµ tr­êng vµ ®¬n vÞ vµ chØ ®­îc tiÕn hµnh trong mét thêi gian nhÊt ®Þnh khi ng­êi häc ®· ®­îc trang bÞ mét l­îng tri thøc cÇn thiÕt, phï hîp, ®¸p øng víi “vai” ®­îc ph©n c«ng. Thùc tËp: TËp lµm trong thùc tÕ ®Ó ¸p dông vµ cñng cè kiÕn thøc lý thuyÕt, trau dåi thªm vÒ nghiÖp vô chuyªn m«n. Lµ d¹ng ho¹t ®éng thùc tiÔn sau phÇn häc lý thuyÕt nh»m môc ®Ých cô thÓ hãa vµ cñng cè kiÕn thøc, ph¸t triÓn kh¶ n¨ng quan s¸t, nhËn thøc, h×nh thµnh c¸c kü n¨ng kü x¶o cÇn thiÕt cho cuéc sèng tù lËp trong t­¬ng lai cña häc viªn. Thùc tËp mét c¸ch cã hÖ thèng, th­êng xuyªn lµ ph­¬ng thøc quan träng nhÊt ®¶m b¶o nguyªn t¾c gi¸o dôc “lý luËn liªn hÖ víi thùc tiÔn”. Néi dung vµ h×nh thøc thùc tËp thay ®æi theo ®Æc thï cña mçi m«n häc. Thực tập nghề làm bánh là hoạt động đưa học sinh học nghề bánh đi quan sát, học tập, làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh bánh trên địa bàn thành phố, các nhà hàng khách sạn có bộ phận làm và phục vụ bánh theo chương trình đào tạo nghề. Hoạt động này sẽ cung cấp các kiến thức thực tế, tạo điều kiện cho học viên có cơ hội tiếp xúc với cơ sở sản xuất giúp cho học viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, củng cố thêm các kiến thức chuyên môn đã học, nâng cao khả năng giao tiếp, năng lực làm việc và tiếp cận thực tế sản xuất. Thực tập nghề có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập của học viên mà còn với cả sự nghiệp của họ sau này. Đợt thực tập nghề giúp học viên hoàn thiện thêm về mọi mặt trong quá trình đào tạo, như: củng cố thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nâng cao thái độ, tính yêu nghề, tăng cường năng lực giao tiếp, khả năng làm việc, quản lí, rèn luyện ý thức kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, làm quen với môi trường công tác Việc thực tập nghề là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo học viên. Qua quá trình thực tập nghề nghiệp, học viên không chỉ được tiếp thu thêm kiến thức mà còn có cơ hội áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội. Từ đó, học viên từng bước làm quen với thực tiễn công việc và hình thành các kỹ năng cho bản thân để sau khi ra trường có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc. 1.1.2. Đặc điểm của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc điểm về tâm lý lứa tuổi và đối tượng học sinh. - Đặc điểm về mục đích – mục tiêu của thực tập nghề làm bánh của học sinh. - Đặc điểm về nội dung, chương trình thực tập nghề. - Đặc điểm về phương pháp, hình thức tổ chức thực tập nghề. 1.2. Lý luận về quản lý hoạt động thực tập nghề 1.2.1. Những khái niệm về quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh - Khái niệm hoạt động thực tập nghề. Hoạt động thực tập nghề là hoạt động đưa học viên ở các cơ sở đào tạo nghề đi thực tập, làm việc thực tế tại các đơn vị sản xuất trực tiếp nhằm tiếp cận điều kiện lao động nghề nghiệp đây là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của học viên theo mục tiêu đào tạo nghề đã đề ra. Kỳ thực tập này giúp học viên được tiếp cận với nghề nghiệp mà các bạn đã lựa chọn. Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp học viên hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời, cùng với chiến lược rèn luyện phù hợp hơn. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp học viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Trong thực tế, chương trình đào tạo trong các trường đã cung cấp hệ thống lý luận và lý thuyết hữu dụng về ngành nghề và nhất thiết cần được áp dụng vào thực tiễn sinh động với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ thể. Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với học viên. Những trải nghiệm ban đầu này giúp học viên tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp các bạn không quá ảo tưởng dẫn đến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động. Trong quá trình thực tập, học viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu ích cho học viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, học viên còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập. - Khái niệm quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Quản lí là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy khi đưa ra các định nghĩa về quản lí, các nhà nghiên cứu thường gắn với các loại hình cụ thể hay hoạt động nghiên cứu của mình. - Harol Koontz “Quản lí là một hoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”. - Còn F.W Taylor “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. - AnNapu F.F “Quản lí là một hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một khoa học và là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lí con người nhằm đạt được mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”. - Xét quản lí là một hành động, các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” - Dựa vào vai trò nguồn lực trong quản lí, tác giả Trần Kiểm đã đưa ra khái niệm về quản lí: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức: thì “Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu. Quản lí một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn” Theo Mai Hữu Khuê “Quản lí là sự tác động có mục đích tới tập thể những người lao động nhằm đạt được kết quả nhất định và mục đích đã đặt trước”. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến”. Từ những định nghĩa trên, ta có thể khái quát, rút ra là: Quản lí là nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu đã xác định trong quá trình hoạt động. Quản lí bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống, bao gồm: - Chủ thể quản lí (Người quản lí, cơ quan quản lí) đề ra mục tiêu, kế hoạch hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các đối tượng tổ chức và hoạt động đạt tới mục tiêu đã định sẵn. - Khách thể quản lí, (đối tượng bị tác động quản lí, chỉ đạo, con người được tổ chức là (một tập thể, một xã hội), thế giới vô sinh (các trang thiết bị kỹ thuật), thế giới hữu sinh (vật nuôi, cây trồng). - Cơ chế quản lí: những phương thức (giải pháp) mà nhờ đó hoạt động quản lí, được thực hiện và quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí được vận hành điều chỉnh. - Mục tiêu chung: cho cả chủ thể quản lí và đối tượng quản lí chỉ đạo là căn cứ để chủ thể quản lí tạo ra các tác động quản lí. Quản lí tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí, chủ thể quản lí tạo ra tác động quản lí, còn khách thể quản lí thực hiện hóa mục tiêu định sẵn và thỏa mãn mục đích của nhà quản lí. Quản lí tác động lên phạm vi khách thể rất rộng, nó được coi là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự phát triển xã hội. Như vậy, quản lí là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí thông qua cơ chế quản lí nhằm đạt hiệu quả cao nhất các nguồn lực để hệ thống vận động ổn định, phát triển đúng hướng và đạt tới những mục tiêu đã định. Theo các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”. Như vậy, có thể hiểu quản lý là tổng hòa các tác động của chủ thể quản lý đến những cá nhân hoặc tổ chức thuộc quyền nhằm nắm và điều hành, phối hợp hoạt động của họ hướng tới những mục tiêu nhất đinh. Vì vậy, để đạt tới chất lượng và hiệu quả cao trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội chúng ta phải quản lý chặt chẽ, thống nhất các hoạt động chủ yếu của những con người ở đó. Trong lĩnh vực giáo dục, việc nắm giữ và điều khiển các quá trình, các lực lượng, các hoạt động giáo dục – đào tạo bằng những tác động có mục đích của các chủ thể quản lý được gọi là quản lý giáo dục. Từ đó ta có thể suy ra rằng: Quản lý giáo dục trong trường đại học là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trường đến những cá nhân và tập thể thuộc quyền, nhằm làm cho hoạt động của những đối tượng đó có định hướng, có tổ chức và được điều khiển, điều chỉnh kịp thời để nhà trường hoàn thành sứ mệnh xã hội, chức năng, nhiệm vụ và người học đạt tới mục tiêu giáo dục – đào tạo đã được. Bản chất của quá trình quản lý giáo dục trong trường đại học là sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm trao đổi thông tin, kiểm soát và điều khiển hoạt động của các cá nhân và tập thể trong hệ thông tổ chức sư phạm của nhà trường. Xuất phát từ quan niệm nêu trên ta có thể phát biểu: Khái niệm quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh là những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với chức năng quản lý giáo dục của các chủ thể quản lý trong trường tới học sinh nhằm kiểm soát và điều khiển các hoạt động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thực tập nghề nghiệp theo chương trình đào nghề làm bánh của trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2. Nội dung quản lý hoạt động thực tập nghề - Quản lý kế hoạch thực tập. - Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập. - Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình thực tập. - Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức thực tập. - Quản lý hoạt động thực tập của học sinh. - Quản lý chất lượng và kết quả hoạt động thực tập của học sinh. 1.2.3. Các yếu tổ tác động đến quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh - Các yếu tổ thuộc về quản lý của nhà trường. - Các yếu tố thuộc về học sinh. - Các yếu tố thuộc về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. - Các yếu tố thuộc về điều kiện của thành phố. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố phố Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Nghiệp vụ nhà hàng cho trẻ em đường phố, được hình thành từ sự gặp gỡ ngoại giao giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Rhône – Alpes (Pháp). Tháng 9 năm 1998, Vùng Rhône-Alpes đã cử hiệp hội Tam giác Thế hệ Nhân đạo – Triangle Generation Humanitaire (gọi tắt là TGH) và Thành phố Hồ Chí Minh đã cử sở Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp xúc tiến nghiên cứu xây dựng dự án và dự án được ký kết vào ngày 22 tháng 10 năm 2001. Ngày 16 tháng 11 năm 2001, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt bản thỏa thuận hợp tác giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với tổ chức TGH về việc thực hiện dự án “Trường nghiệp vụ nhà hàng dành cho trẻ em đường phố” trong thời gian 05 năm. Trường được khởi công sửa chữa và xây dựng ngày 20 tháng 11 năm 2002. Ngày 28 tháng 05 năm 2003, trường được khánh thành và đi vào hoạt động chính thức. Năm 2007, dự án hợp tác kết thúc. Tháng 11 năm 2007, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 5220/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2008 chuyển Trường Nghiệp vụ nhà hàng cho trẻ em đường phố thành Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động do kinh phí nhà nước cấp.  Năm 2009, Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố và Hiệp hội TGH cùng ký kết thực hiện dự án “Củng cố và phát triển Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố”. Dự án được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010. 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ Tạo điều kiện cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thành phố được học tập về nghề nghiệp vụ nhà hàng để giúp các em có việc làm ổn định. Đào tạo không thu phí trình độ sơ cấp nghề nghiệp vụ nhà hàng cho những thiếu niên mồ côi, lang thang hoặc con em các gia đình nghèo, gia đình chính sách đã và đang gặp khó khăn trên địa bàn thành phố. Tổ chức các lớp bồi dưỡng và nâng cao về tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ nhà hàng cho các cá nhân, đơn vị có nhu cầu. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức của trường gồm : Ban giám hiệu. 4 phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Đào tạo và Phòng kế toán Phòng Thực hành – Cung ứng dịch vụ 4 khoa gồm: Khoa Bếp Khoa Bánh Âu Khoa Phục vụ Bàn – Pha chế, Khoa Phục vụ Buồng. Phòng TC-HC Phòng TH-DV Khoa Phục vụ bàn- Pha chế Khoa Bánh Khoa Phục vụ Buồng Ban Giám hiệu Phòng Đào tạo Phòng Kế toán Khoa Bếp Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Nghiệp vụ nhà hàng thành phố Hồ Chí Minh 2.1.3. Nghề và quy mô đào tạo Nghề đào tạo: Làm Bếp, Làm Bánh Âu, Phục vụ bàn – Pha chế, Phục vụ Buồng. Quy mô đào tạo: 250 học viên/năm. 2.1.4. Chương trình đào tạo - Đào tạo theo chương trình modun đối với 3 nghề: Làm Bếp, Làm Bánh, Phục vụ Bàn- Pha chế. - Đào tạo theo chương trình VTOS đối với nghề Phục vụ Buồng 2.1.5. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý Tổng số Cán bộ, giáo viên của nhà trường có 52 người, gồm: 36 giáo viên, 16 cán bộ nhân viên (thạc sỹ: 1, đại học: 41, trình độ khác: 14). Ngoài ra trường còn mời thêm giáo viên thỉnh giảng bồi dưỡng cho các em một số kỹ năng biểu diễn nghề, thường xuyên: 4 giáo viên. 2.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật Trường có diện tích 3268 m2. Hiện nay, trường có: 5 Phòng học lý thuyết. 1 thư viện. Bếp thực hành theo tiêu chuẩn của các nhà hàng, khách sạn. Bếp Bánh thực hành Phòng thực hành Socola thuộc Khoa Bánh Phòng thực hành Phục vụ Buồng được trang bị theo tiêu chuẩn khách sạn 4 sao. Nhà hàng thực hành Sesame. Nhà khách thực hành Sesame tiêu chuẩn 3 sao. 5 Phòng làm việc . 1 hội trường lớn dành cho các em nghỉ trưa tại trường. Sân Thể dục thể thao. 2.1.7. Kết quả hoạt động: Tính đến nay trường đã đào tạo miễn phí được 25 khóa, trong đó đã tốt nghiệp 24 khoá với tổng số học viên 1152 em, hiện trường đang đào tạo học viên khoá 24 và khoá 25 với tổng số học viên là 235 em. Hầu hết các em đều đã tìm được cho mình những công việc ổn định, phù hợp với ngành nghề mà mình đã học, với mức lương đủ để các em trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Trong số đó, có nhiều em được mời về làm việc tại những nhà hàng và khách sạn lớn trong thành phố như khách sạn Equatorial, tàu BonSai, nhà hàng Xu, khách sạn Rex, khách sạn Majestic, khách sạn Omni, khách sạn Novotel, “Học đi đôi với hành” luôn là phương châm giảng dạy mà nhà trường hướng tới. Chính vì lẽ đó,trường đã xây dựng nhà hàng thực hành Sesame có sức chứa từ 100 đến 150 người, với trang thiết bị  hiện đại và một cửa hàng bánh trong khuôn viên của trường. Trước sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ - du lịch, đòi hỏi sự mở rộng các ngành nghề đào tạo, tháng 3 năm 2010, trường chính thức khai trương và đi vào hoạt động phòng chế biến Chocolate nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề làm bánh cho các em học sinh. Song song đó, nhà trường đã xây dựng một nhà khách thực hành gồm 05 phòng  tiêu chuẩn 03 sao và Bar Café tại khu vực mặt tiền của trường trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường17, Quận Bình Thạnh và mở thêm bộ môn Phục vụ phòng bên cạnh 3 ngành nghề hiện có: Phụ bếp, Phục vụ bàn, Làm bánh Âu. 2.2. Thực trạng hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. - Thực trạng (nội dung quản lý 1) đưa 7 nội dung quản lý sang thành 7 thực trạng. 2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên 2.4.1. Nguyên nhân của những ưu điểm 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP NGHỀ LÀM BÁNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 3.1. Yêu cầu quản lý hoạt động thực tập nghề trong tình hình mới 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề làm bánh của học sinh trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh. (đề xuất 6 biện pháp sau). 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Kết luận chương 3 Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_luan_van_hoang_anh_33_2074260.doc