Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội

Nguyên nhân của hiện tượng này, có phần do mức độ tập trung kinh tế tương đối cao trong ngành sữa bột. Hiện nay, thị trường sữa bột Việt Nam hiện diện sự thống trị của một vài hãng sữa lớn. 4 hãng hàng đầu đã chiếm gần 80% thị phần của ngành này. Lớn nhất là Abbott với 37,9% thị phần tại thị trường sữa bột Việt Nam, theo số liệu của năm 2008. Tiếp đến, Friesland Campina (Dutch Lady) chiếm 16,5%; Vinamilk chiếm 14,7%; Dumex chiếm 8,1%. Sự tập trung kinh tế trong ngành sữa bột cũng có xu hướng tăng lên sau các thương vụ mua bán, sáp nhập của một số thương hiệu lớn. Năm 2007, ANCO đã mua lại nhà máy sữa Nestlé tại Ba Vì, hay Dutch Lady đã sáp nhập với Campina để trở thành Friesland Campina (năm 2009) Friesland Campina kỳ vọng đưa doanh số tại Việt Nam lên mức 350 triệu USD ngay trong năm đầu sáp nhập và tăng gấp đôi sau 3 năm, thị phần tăng bình quân 1%/năm Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các rào cản về tài chính, công nghệ, tập quán người tiêu dùng và độc quyền phân phối đã góp phần làm cho nguy cơ xảy ra các vấn đề cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là quảng cáo sai sự thật, gièm pha, nói xấu đối thủ, tiếp cận với bác sỹ, y tá, bà mẹ mang thai để quảng cáo

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội Sữa tăng theo giá USD 16/02/2011 16:41 (GMT +7) Từ đầu năm 2011, nhiều hãng sữa đã tăng giá bán của các sản phẩm thêm từ 5-15%. Nguyên nhân của việc tăng giá sữa được cho là ảnh hưởng điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Trong đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2011, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011. Cụ thể, giá sữa bột Dielac Alpha Step 1 của công ty này từ mức 72.050 đồng/hộp 400g tăng lên 80.740 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha Step 2 từ 70.620 đồng/hộp 400g, giá bán mới là 79.090 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha 123 loại 900g tăng thêm 16.000 đồng/hộp hiện được bán ra là 153.000 đồng/hộp… Ngay sau quyết định này từ 6/1/2011, Vinamilk cũng đã tăng giá thu mua sữa tươi nguyên liệu thêm 500 đồng/kg. Như vậy, giá sữa bò tươi nguyên liệu được Vinamilk thu mua vào khoảng 10.250- 11.520 đồng/kg tuỳ theo từng địa phương. (Ảnh minh họa: DĐDN) Đến ngày 10/1, Mead Johnson là công ty thứ hai điều chỉnh giá bán các sản phẩm sữa Enfagrow, Enfakid với mức tăng khoảng 7-8%. Sau khi điều chỉnh, sản phẩm Enfa Mama A+ Vanilla, Enfa Mama A+ Chocolate có giá bán mới là 139.000 đồng/hộp 400g… Đến đầu tháng 2/2011, công ty sữa FrieslandCampina Việt Nam cũng chính thức nâng giá bán các sản phẩm sữa Friso với mức tăng từ 5-10%. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) mức tăng là từ 13-15%. Nguyên nhân khiến các hãng sữa buộc phải tăng giá bán được cho là ngày 11/2/2011 tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tới 9,3%. Điều này đã gây áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu. Một nguyên nhân nữa khiến giá sữa tăng là ngày 1/1/2011, việc Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu sữa từ các nước không thuộc ASEAN thêm 5% (từ mức 5% lên 10%), cũng đã tác động mạnh đến giá các loại sữa nguyên liệu cũng như sữa thành phẩm nhập khẩu. Gửi bài viết In bài viết   Cỡ chữ Quản lý giá sữa: Công khai để điều chỉnh lợi ích 28/07/2010 14:30 (GMT +7) Chúng tôi đã ghi lại ý kiến của nhà quản lý, chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp về những điều bất hợp lý của thị trường sữa bột ngoại tại Việt Nam. Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Nguyễn Đăng Vang: Cần một cuộc điều tra tổng thể Hiện nay không có công ty sữa nào chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường. Đây là may mắn cho người tiêu dùng. Còn có việc thỏa thuận tăng giá hay không thì tôi không loại trừ. Trách nhiệm của Bộ Công Thương là phải có những cuộc điều tra, nghiên cứu cụ thể. Phải bỏ tiền ra mà làm chứ không thể chỉ đi hỏi doanh nghiệp. Có thực tế là một doanh nghiệp tăng giá là các doanh nghiệp khác tăng theo. Điều này khá phổ biến trên thị trường. Nhưng nếu một công ty có chiến lược lớn họ sẽ không chạy theo kiểu tăng giá như vậy. Nếu cứ làm như vậy thì sẽ mất thị phần. Giá sữa của Việt Nam thuộc loại đắt so với giá thế giới trong khi thu nhập của người dân lại thấp. Do vậy, tỷ trọng giá sữa so với thu nhập quốc dân là đặc biệt cao. Nhưng thực tế chỉ có 10% dân cư có thu nhập cao mà tiêu thụ sữa chủ yếu trong nhóm dân cư này. Do vậy, họ chấp nhận mức giá sữa cao. Thị trường sữa phát triển rất nhanh, trung bình 14%, cao hơn rất nhiều so với GDP dẫn đến lượng sữa nhập khẩu ngày một lớn. Điều đáng quan tâm là lợi nhuận cao bất thường của các doanh nghiệp sữa. Một công ty sữa trong nước tiền vốn chỉ 50- 60 tỷ nhưng lợi nhuận một năm lên tới 100 tỷ đồng. Như vậy là lợi nhuận một năm cao hơn cả tài sản của công ty. Sữa nước còn lãi như vậy thì sữa bột còn lãi hơn rất nhiều. Giá sữa bột nguyên liệu chỉ khoảng 90.000 đồng/kg nhưng hiện các công ty đang bán cao gấp 3- 4 lần khi đưa ra thị trường. Tại sao từ sữa bột nguyên liệu, bỏ vào hộp bán ra thị trường mà giá bị đẩy lên quá cao như vậy. Ở đây chỉ có hai nguyên nhân là các công ty đã trả không đúng giá trị cho người nông dân nuôi bò và mức giá họ bán ra quá đắt. Người tiêu dùng bị thiệt vì không được tiếp cận sữa tươi và phải mua sữa bột với giá quá cao. Ngoài ra, Chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu sữa dưới mức cam kết WTO để cho người tiêu dùng được hưởng giá sữa thấp. Nhưng phần giảm thuế này đã rơi vào doanh nghiệp. Do vậy, phải dùng sức mạnh để điều chỉnh lợi ích. Sức mạnh đó là phải công khai để làm rõ từng vấn đề sau khi có các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường. Tôi nhấn mạnh là các bộ, ngành phải bỏ tiền ra để làm điều này. Nếu có những biện pháp quản lý hữu hiệu thì giá sữa sẽ giảm. Giá sữa ở Việt Nam cao so với thế giới (Ảnh: Hồng Vĩnh) Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân, Giám đốc điều hành Marketing Cty Vinamilk: Chúng tôi từng như chàng Đông Ki Sốt đánh lại cối xay gió Thị trường sữa bột phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng nói là đã định hình thì chưa. Thị trường sữa bột có nhiều phân khúc khác nhau. Trong đó phân khúc sữa bột ngoại cao cấp tăng rất mạnh trong những năm qua. Điều này do tâm lý chuộng hàng ngoại. Ngoài ra, cũng phải kể đến các hãng sữa ngoại quảng cáo rầm rộ. Những người làm truyền thông đều rất ngạc nhiên, tại sao ở Việt Nam việc quảng cáo sữa bột nhiều như vậy. Những hứa hẹn của nhà sản xuất về chất này, chất nọ giúp trẻ thông minh khiến các bậc cha mẹ không thể đánh giá đúng sai thế nào. Đây chính là lý do chính khiến sữa ngoại chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng không có được thông tin về chất lượng sữa. Do vậy, những năm trước chúng tôi như chàng Đông Ki Sốt đánh cối xay gió. Nhưng trong 1- 2 năm trở lại đây, thị trường đã thực sự có biến chuyển. Những điều bất hợp lý dần dần đã được điều chỉnh. Vinamilk đã chủ động làm những nghiên cứu lâm sàng với Viện Dinh dưỡng Quốc gia để thấy rằng, hiệu quả sử dụng của sữa nội cũng không kém sữa ngoại. Trong thời gian qua có nhiều bàn luận của các cơ quan chức năng để kiểm soát giá sữa. Nhưng để hiểu được cơ cấu giá thành của các hãng sữa ngoại là không đơn giản. Phải tìm hiểu xem các doanh nghiệp này đã hoạt động theo đúng quy định hay chưa? Nếu biện pháp quản lý giá chưa hiệu quả thì phải khắc phục để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Đây là vấn đề cần tìm hiểu sâu chứ không phải chỉ xem xét bên ngoài. Tiến sỹ Kinh tế Nguyễn Thu Hiền, Đại học New Mexico (Mỹ): Phải khống chế mức quảng cáo từng nhãn hàng Thị trường sữa Việt Nam có 3 vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất là cơ quan chức năng không phát hiện việc các doanh nghiệp thỏa thuận nâng giá sữa. Thứ hai, sự làm ngơ của các doanh nghiệp nước ngoài trước phản ứng của dư luận về vấn đề giá. Thứ ba là thị hiếu người tiêu dùng. Hai vấn đề đầu là do hệ thống pháp luật có lỗ hổng. Để điều tra việc liên kết nâng giá là rất khó, kể cả tại những quốc gia phát triển như Mỹ. Nhưng luật pháp của họ rất nghiêm, nếu phát hiện được hành vi này thì doanh nghiệp bị phạt rất nặng. Hiện nay doanh nghiệp được dành 10% chi phí để quảng cáo, với những doanh nghiệp lớn thì số tiền này cũng không hề nhỏ. Do vậy, họ có thể dùng quảng cáo, các chiến dịch truyền thông để điều khiển thị trường. Ngoài yêu cầu chi phí quảng cáo, tiếp thị không quá 10% chi phí doanh nghiệp, theo tôi đối với mỗi nhãn hàng còn phải khống chế số tiền quảng cáo nhất định. Thực tế, một công ty có nhiều nhãn hàng nhưng chỉ tập trung quảng cáo một nhãn hàng. Do vậy chi phí quảng cáo của công ty thấp nhưng đối với một nhãn hàng thì mức quảng cáo như vậy là cao hơn rất nhiều. Do vậy, cần có Luật về quảng cáo, trong đó quy định xử phạt nặng những doanh nghiệp quảng cáo quá mức quy định. Chứ không đơn thuần như xử lý vừa qua của Thanh tra Bộ Tài chính, khuyến nghị doanh nghiệp tiết giảm quảng cáo để có thể giảm giá sữa cho người tiêu dùng. Thực tế, khuyến nghị yếu ớt này đã bị doanh nghiệp làm ngơ, mà hệ quả là một đợt tăng giá mới đã bắt đầu. Hạn chế quảng cáo sẽ tạo được một sân chơi bình đẳng. Khi đó, người tiêu dùng sẽ được tiếp nhận thông tin đúng mức, đa chiều. Nếu để như hiện nay, người tiêu dùng mất định hướng, bị tác động mạnh từ các hãng sữa quảng cáo nhiều. Người tiêu dùng xem quảng cáo của một hai hãng sữa và ngộ nhận đó mới là sữa tốt. Trong khi, các hãng sữa khác không có khả năng quảng cáo sẽ bị lãng quên, thậm chí bị cho rằng sản phẩm không tốt bằng những hãng sữa quảng cáo nhiều. Gửi bài viết In bài viết   Cỡ chữ Nhiều mặt hàng sữa nhập khẩu: Đội 4 lần giá vốn 15/05/2010 08:40 (GMT +7) Khảo sát của các Cty nghiên cứu thị trường có uy tín cho thấy, lợi nhuận của các nhà chế biến sữa bột nhập khẩu hiện nay từ 22% đến 86%. Trao đổi với chúng tôi, hầu hết các DN sữa đều từ chối đưa ra con số chính xác về mức lợi nhuận của đơn vị mình và cho rằng lợi nhuận tối đa ở khoảng trên 20%. Đại diện một DN sản xuất sữa ở miền Bắc cho biết, đối với sữa nước, nhà sản xuất chỉ đạt được lợi nhuận ở mức từ 7% đến 10%, còn với sữa bột thì có thể đạt mức trên 20%. Một DN sữa khác cho biết, riêng với sữa nước, nếu DN chỉ làm từ sữa tươi nguyên chất thì lợi nhuận chỉ ở mức khoảng 15%. Còn pha thêm sữa bột thì lợi nhuận còn cao hơn nữa. Đại diện một hãng sữa bột lớn xác nhận lợi nhuận đạt được khoảng trên 20% đối với một số dòng sản phẩm. Mổ xẻ về lợi nhuận của các nhà sản xuất sữa, ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết kết quả cuộc điều tra mới đây của Jaccar về thị trường sữa Việt Nam cho thấy với các loại sữa nước, sữa nguyên liệu chiếm 34%, chi phí đóng gói 15%; chi phí sản xuất, công lao động 10% trong chi phí sản xuất sữa của các DN. Còn lợi nhuận của các nhà phân phối và bán lẻ là 13% và lợi nhuận của nhà chế biến 28%. Chọn sữa nào, mẹ nhường quyền quyết định cho con! (Ảnh: Phạm Yên) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, ngành sữa Việt Nam có nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm là vấn đề vùng nguyên liệu cho sản xuất trong nước, giá sữa bột hiện nay cao quá, sự vênh giá và chi phí khuyến mãi của DN rất lớn. Theo ông, do số lượng đầu mối ít dẫn tới tình trạng khống chế giá trên thị trường, làm cho giá luôn cao. Điều này phản ánh qua việc giá sữa thế giới giảm xuống mà giá của ta vẫn cao trong khi thu nhập của người dân khá thấp. Sữa nhập khẩu đang bị đội giá Báo cáo về thị trường sữa đầu năm 2010 của Trung tâm Thông tin, Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho thấy, giá sữa thành phẩm nhập khẩu có mặt hàng đang bị đội giá tới bốn lần trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay tìm cách quản lý giá. Năm 2009, có khoảng 72% lượng sữa của Việt Nam phải nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 22% là sữa thành phẩm. Các hãng sữa được nhập khẩu nhiều như Mead Johnson; Nesstle; Dumex; Wyeth; XO… mặc dù có giá thành cao gấp hai đến bốn lần sữa nội địa, nhưng vẫn chiếm được thị phần lớn. Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, một số sản phẩm sữa của các hãng như: Mead Jonhson, Friso... bán tại Việt Nam hiện có giá cao hơn 20% - 60% so với giá bán tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Tại một cửa hàng sữa nhập ngoại ở Hà Nội (Ảnh: Phạm Yên) Giá sữa bột nguyên liệu họ nhập về cảng là 65 triệu đồng/tấn (tương đương 65.000 đồng/kg), sau khi cộng tất cả các chi phí như vận chuyển nội địa, quảng cáo..., giá sữa (giá vốn) nằm trong khoảng 100 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên hiện nay giá sữa thường bị đẩy lên mức trên dưới 400 nghìn đồng/kg (tức gấp 4 lần giá nhập). ...Trong khi sữa nội ế ẩm Lý giải việc người tiêu dùng thờ ơ với sữa nội, một chuyên gia cho rằng, đổ lỗ hết cho việc người tiêu dùng sính sữa ngoại là không hẳn đúng. Người tiêu dùng cũng muốn dùng hàng trong nước nhưng thực tế có việc một số DN gian dối đưa ra thị trường sữa các sản phẩm chất lượng thấp. Kết quả điều tra thị trường cũng cho thấy, trong ngành sữa, lợi nhuận cho các phân khúc thị trường khá rõ rệt. Lợi nhuận của nhà sản xuất đối với các loại sữa đặc là 17%, sữa nước 48%. Đối với sữa bột nhập khẩu giá thấp, mức lợi nhuận khoảng 22%; còn đối với sữa bột loại giá trung bình và cao cấp, lợi nhuận có thể tới 86%. Có trường hợp sữa của một số cơ sở sản xuất chỉ đạt 5-6% protein, thậm chí là 1% protein. Đây là những loại hàng giả, làm mất lòng tin người tiêu dùng. Trong khi đó các DN nhập khẩu, các hãng sữa ngoại luôn đẩy mạnh quảng cáo trẻ em ăn sữa có DHA, chất này chất kia sẽ thông minh, cao hơn…, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Truyền thông Đối ngoại Công ty TNHH Nestlé Việt Nam lấy ví dụ về trường hợp sữa hộp Lactogen do Cty sản xuất trong nước và sản phẩm NAN cũng của hãng nhưng là hàng nhập khẩu. Dù có cùng thành phần, chất lượng tương đương và được bán với giá mềm là 52.000 đồng/hộp nhưng Lactogen không được người dân quan tâm. “Thống kê trên doanh số cho thấy, sản phẩm Lactogen của chúng tôi sau một thời gian đưa ra thị trường bị sụt giảm, trong khi lượng bán của loại sữa nhập khẩu NAN tăng khá cao. Nếu vẽ trên trục đồ thị thì sữa ngoại, không phải dòng cao cấp, số lượng vẫn cứ tăng, mặc dù giá bán liên tục tăng, trong khi số lượng dòng phổ thông càng ngày càng giảm”-  Ông Tuấn nói. "Choáng váng" vì giá sữa tăng 18/02/2011 14:18 (GMT +7) Không tăng “nhỏ giọt”, nhiều sản phẩm sữa đã điều chỉnh tăng 12% giá bán, thậm chí đột ngột lên đến 17% - 20%. Một số người sau khi hỏi giá sữa đã ngậm ngùi quay đi, hoặc đổi loại sữa khác, vì “không mang đủ tiền”. Sau khi hỏi giá hộp sữa bột trẻ em Grow 3 (sản phẩm của Abbott) loại 1,8 kg, chị Hằng, khách giao dịch tại cửa hàng Nguyễn Mười (đường Nguyễn Thông, Q.3, TP HCM) phải thốt lên: “Chỉ cách hai tuần mà giá tăng dữ vậy”. Theo cả bên bán và bên mua,  hộp sữa 1,8 kg này đã tăng hơn 50.000 đồng, từ 480.000 đồng/hộp trước Tết, hiện đã “nhảy” lên 530.000 đồng.  Tăng trước đón đầu! Grow 3 không phải là cá biệt, mà 50 sản phẩm khác của nhãn hiệu Abbott đều được Công ty TNHH Dược phẩm 3A ( nhà phân phối chính thức sản phẩm của Abbott tại Việt Nam) tăng giá bán từ 12 % - 20% tùy sản phẩm. Theo đó, từ các loại sữa như Similac Mom 300gr, 700gr cho bà mẹ mang thai, đến các loại sữa cho trẻ em như: Similac IQ, Similac Gain, Gain IQ 3, Pediasure, Ensure Gold… đều tăng mỗi hộp ít nhất 10.000 đồng.  Chẳng hạn, Similac Mom 300gr trước 116.500 đồng/hộp, nay lên 137.000 đồng/hộp; Similac 900gr từ 237.900 đồng/hộp lên 252.000 đồng/hộp.  “Khủng” hơn là Gain Plus IQ 900gr từ 353.000  đồng/hộp đã nhảy lên 397.000 đồng/hộp, tăng đến 44.000 đồng/hộp. Anh Nhân, nhân viên cửa hàng Nguyễn Mười xác nhận, giá các sản phẩm Abbott tăng thấp nhất là 12%, và cao nhất là 20%.  Theo bảng giá của Công ty TNHH Dược phẩm 3A, việc điều chỉnh giá bán các sản phẩm nói trên bắt đầu từ ngày 1/3/2011. Tuy nhiên, một số cửa hàng đã áp dụng giá mới ngay từ đầu và giữa tháng hai, vì hết hàng dự trữ. Tại cửa hàng Đức Thịnh (đường Độc Lập, Q.Tân Phú ), giá Pediasure B/A 900gr tăng đến 61.000 đồng/hộp, từ 427.000 đồng lên 488.000 đồng/hộp.  Khách hàng “choáng váng” với giá sữa tăng dựng đứng (Ảnh: Đất Việt) Hàng loạt các nhãn hiệu sữa khác cũng đã đua nhau đẩy giá lên. Như 18 sản phẩm sữa bột Friso, 19 sản phẩm sữa cô gái Hà Lan, 18 sản phẩm của Nutifood, sản phẩm Anlene Sliver của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ sản xuất Hương Thủy… và nhiều loại sữa khác nhập khẩu từ Australia, Mỹ, Đan Mạch… Các sản phẩm của Nutifood  như sữa nguyên kem Nuti, Sữa Obilac, Sữa Nuti IQ Step1… đều được điều chỉnh giá bán từ cuối năm 2010, tăng thêm khoảng từ 10.000 - 15.000 đồng/hộp tùy loại.  Riêng các sản phẩm của Công ty FrieslandCampina Việt Nam (nhãn hiệu sữa Friso và cô gái Hà Lan) bắt đầu tăng giá từ ngày 8/2/2011, với mức tăng khoảng 8%. Như sữa Friso Gold 1 loại 400gr, giá bán lẻ đến người tiêu dùng trước là 175.000 đồng/hộp thì nay lên 199.500 đồng/hộp; Friso Gold 3, 900gr từ 355.000 đồng/hộp lên 371.500 đồng/hộp.  Ôm hàng hoặc… tìm sản phẩm khác TIN LIÊN QUAN Định hình mặt bằng giá mới Sữa tăng theo giá USD Mỗi năm, sữa bột nhập khẩu tăng giá ít nhất 16% Giá sữa nguyên liệu tăng Giá sữa tiếp tục điều chỉnh tăng Giá sữa Việt Nam rẻ nhất châu Á: So sánh vô nghĩa! Giá sữa sẽ tăng từ đầu năm 2011 Sữa tại Việt Nam “đắt nhất thế giới” hay... rẻ? Dầu ăn, sữa tăng giá chóng mặt Giá sữa lại tăng Trước thực tế tăng giá này, người tiêu dùng có hai xu hướng rõ rệt: người khá giả thì “ôm sữa”, người khó “tìm loại sữa khác để tránh giá cao”. Chị Nga, cửa hàng sữa Thiên Ân (đường Vườn Lài, Q.Tân Phú, TP HCM), cho biết nhiều bà mẹ đã chọn cách mua cả thùng để... chạy giá. “Như Ensure milk loại 400gr từ 1/3/2011 sẽ tăng thêm khoảng 33.000 đồng/hộp, loại 900gr tăng trên 60.000 đồng/hộp; các loại khác cũng… tăng. Biết tin,  một số người đi mua cả thùng để “tránh giá” mới nên một số cửa hàng hết sạch hàng giá cũ, phải bán “sớm” hàng giá mới là thế”, chị Nga giải thích.  Ngày 17/2, anh Đình, khách mua sữa tươi, loại nhập khẩu từ Australia lưỡng lự trước một cửa hàng, khi nhìn bảng giá  từ 330.000 đồng/hộp nay lên 437.000 đồng/hộp rồi ngậm ngùi “bỏ đi”. Vì “phải tập cho con làm quen với loại sữa mới, giá rẻ hơn thôi”.  Chị Đinh Thị Dương (hẻm 83, đường Vườn Lài), cũng cho biết mặc dù con chị đã “quen dùng”  sữa Pediasure (của Abbott) nhưng nay mỗi hộp tăng hơn 60.000 đồng, chị đã mua sữa Milex để con uống “vì không chạy theo nỗi nữa”.   Quan sát tại cửa hàng sữa Nguyễn Mười (đường Nguyễn Thông, Q.3, TP HCM), từ 14 - 15 giờ ngày 17/2, nhiều khách hàng sau thao tác hỏi giá sữa, thì... dong xe chạy thẳng. Anh Vũ, nhân viên của cửa hàng này nói: “Giá sữa nào cũng tăng,  khách hàng cứ hỏi xong không thèm vào mua nữa. Từ sau Tết đến nay, cửa hàng bán ế thấy rõ ”. Mỗi năm, sữa bột nhập khẩu tăng giá ít nhất 16% 26/01/2011 14:56 (GMT +7) Theo phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong ba năm từ 2008 - 2010, sữa bột ở nước ta đã tăng giá tới 16 lần, mỗi lần tăng từ 3 - 10%. Giả sử chỉ tăng giá ở mức thấp nhất là 3% thì mỗi năm giá sữa bột cũng đã tăng ít nhất là 16%/năm. Cơ quan quản lý giá của TP.HCM đã kiểm tra giá nhập khẩu và giá bán lẻ một số sản phẩm sữa bột đóng hộp nhập khẩu, cho biết chênh lệch giữa giá sữa trên thị trường với giá sữa nhập về có khi lên tới gần hai lần. Còn theo hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, giá sữa nước chỉ ở khoảng 0,5 - 0,9 USD/lít ở một số nước Âu - Mỹ và Ấn Độ, tại Trung Quốc là 1,1 USD/lít so với giá sữa ở Việt Nam là 1,4 USD/lít. Đáng chú ý là giá sữa nhập khẩu bán tại Việt Nam tăng liên tục trong khi giá sữa trên thị trường quốc tế đều giảm bình quân từ 35,49 - 38,13%/năm đối với sữa bột béo và từ 28,66 - 38,13%/năm đối với sữa bột gầy. Hơn nữa, thuế nhập khẩu sữa các loại đang giảm 20%, với lộ trình năm năm theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Morinaga - Sữa bột hàng đầu Nhật Bản chính thức có mặt tại Việt Nam. Thứ Sáu, ngày 31/12/2010, 08:26 (Lam me) - Chương trình Giới thiệu sản phẩm sữa bột Morinaga đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 14 tháng 12 năm 2010) và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 12 năm 2010. Hãy truy cập vào chuyên mục Làm mẹ trên Eva.vn để có được những thông tin bổ ích nhất giúp cho con yêu của bạn ngoan ngoãn và thông minh hơn. Chương trình có sự tham gia của đại diện Tập đoàn Morinaga Milk Industry, Nhật Bản và đại diện Công ty TNHH TM DV Lê Mây - nhà phân phối chính thức sản phẩm sữa bột Morinaga tại thị trường Việt Nam. Tham gia chương trình gồm các ông Sekine (Trưởng Ban nghiên cứu dinh dưỡng, Viện khoa học dinh dưỡng), ông Kitamura (chuyên gia dinh dưỡng, Ban nghiên cứu dinh dưỡng, Viện khoa học dinh dưỡng), ông Tamaki (Trưởng Ban quan hệ quốc tế), ông Uetake (phụ trách thị trường Việt Nam) và bà Lê Vân Mây, Giám đốc Công ty TNHH TM DV Lê Mây. Chương trình còn còn có sự tham gia của đại diện người tiêu dùng cũng như đội ngũ giới thiệu sản phẩm Morinaga tại Việt Nam. Tập đoàn Morinaga Milk Industry được thành lập vào năm 1917 với tên gọi ban đầu là Nippon Rennyu Co., Ltd., là công ty chuyên sản xuất sữa và các sản phẩm sữa hàng đầu tại Nhật Bản. Từ tháng 11 năm 2010, Morinaga đã chính thức lựa chọn Công ty TNHH TM DV Lê Mây là nhà phân phối chính thức sản phẩm sữa bột Morinaga tại thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, Morinaga sẽ giới thiệu hai dòng sản phẩm chính tới người tiêu dùng Việt Nam là sữa bột HAGUKUMI cho trẻ  dưới 06 tháng tuổi và sữa bột CHILMIL cho trẻ từ 06 đến 36 tháng tuổi. Đặc điểm nổi bật của sữa bột HAGUKUMI và CHILMIL là có chất lượng cao cấp, được sản xuất và đóng hộp toàn bộ tại Nhật Bản với hàm lượng dinh dưỡng giống sản phẩm đang bán tại Nhật Bản, đảm bảo an toàn cho trẻ em và tuân thủ quy định về dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như quy định của Việt Nam. Các sản phẩm sữa của Morinaga được bổ sung Lactoferrin có tác dụng như chất kháng khuẩn và hạn chế hoạt động của virus, điều hòa miễn dịch, tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi bifidobacteria, chống táo bón phát và tăng khả năng hấp thụ chất sắt cho bé. Bên cạnh đó, Morinaga cũng được bổ sung DHA, Lactulose và raffinose (là  yếu tố bifidus có tác dụng cải thiện hệ vi sinh đường ruột), vi khuẩn Bifidus (Prebiotic) giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Tại Chương trình, Tập đoàn Morinaga đã giới thiệu thông tin tổng quan về các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế đối với sữa bột dành cho trẻ em của WHO, Codex, AAP, v.v, từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện, đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Các chuyên gia dinh dưỡng của Tập đoàn Morinaga cũng giải thích chi tiết tác dụng các thành phần trong sữa bột HAGUKUMI và CHILMIL giúp hai loại sữa này vượt trội hơn các sản phẩm sữa chăm sóc bé khác. Bên cạnh đó các hoạt động thí nghiệm sữa theo từng nhóm đối tượng để giúp người tiêu dùng có cảm nhận cụ thể, đưa ra kết luận khách quan nhất về về sản phẩm. Phát biểu về mục đích, ý nghĩa của Chương trình giới thiệu sản phẩm, ông Uetake – cho biết: “Việt Nam là nước có dân số trẻ, hàng năm có khoảng 1,6 triệu trẻ em được ra đời. Sự có mặt của Morinaga trên thị trường Việt Nam sẽ giúp các mẹ có thêm sự lựa chọn sữa bột cao cấp cho các bé, đặc biệt khi bé cần bổ sung sữa trong giai đoạn bú mẹ. Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ nhưng Morinaga dành cho trẻ sơ sinh có thành phần dinh dưỡng tương đương, bổ sung nhiều khoáng chất và các yếu tố lợi khuẩn, giúp cho bé vừa phát triển thông minh, khoẻ mạnh, vừa có sức đề kháng tốt. Chương trình là bước đầu tiên để Morinaga tiếp cận khách hàng với phương châm “Thấu hiểu sản phẩm trước khi sử dụng”. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về dinh dưỡng cũng như tiêu chuẩn sản xuất một loại sữa đạt tiêu c Hà Nội: Nhiều nhãn sữa bột tăng giá 10% Giá bán sữa bột Friso, Ensure, Similac đã được một số đại lý lớn tại Hà Nội tăng thêm 10% từ ngày 15/2, sau khi nhận thông báo tăng giá của các hãng. Giá sữa tăng, người tiêu dùng thêm gánh nặng.   Giới kinh doanh sữa bột tại Hà Nội cho biết vừa nhận được thông báo kèm báo giá tăng 10% đối với nhãn hiệu Friso (của công ty TNHH Friesland Campina Vietnam) và Ensure, Similac của hãng Abbott (do công ty dược phẩm 3A nhập khẩu và phân phối). Ứng với mức tăng này, giá mỗi lon sữa hiện tại nhích lên trung bình từ 20.000 - 50.000 đồng so với trước. Cụ thể, sữa Ensure loại 900g lên 521.000 đồng (trước là 474.000 đồng/hộp); Similac 2 lên 204.000 đồng/hộp 400g (trước là 183.000 đồng); Friso 3 lên 350.000 đồng/hộp 900g (trước là 337.000 đồng)... Cũng theo giới kinh doanh, cách đây ít ngày nhãn sữa Anlene của công ty Fonterra Brands Việt Nam cũng vừa tăng giá nhẹ, thêm 10.000 đồng/hộp 400g và 15.000 đồng/hộp 800g. Lý do tăng giá chủ yếu xuất phát từ tỷ giá đôla Mỹ, các chi phí đầu vào như nguyên liệu sản xuất, giá nhân công tăng. Xác nhận mức điều chỉnh tăng từ 5-10% các mặt hàng của nhãn sữa Friso từ ngày 8.2, ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, đại diện truyền thông của công ty Friesland Campina Vietnam cho biết, tính đến trước ngày 8.2.2011, tỷ giá ngoại tệ đã tăng khoảng 13%, trong khi nguyên liệu sữa bột chủ yếu phải nhập khẩu; giá lon thiếc và bao bì carton cũng tăng giá từ 10-30%; chi phí nhân công tăng từ 11-18%... “Việc tăng giá này đã được đăng ký, giải trình theo đúng quy định với các cơ quan quản lý”, ông Luân nói. Một nhà nhập khẩu sữa lâu năm cũng tiết lô, tỷ giá đôla liên ngân hàng từ ngày 11.2 được điều chỉnh tăng ở mức 9,3% khiến nhiều đơn vị “không kịp trở tay” và “không chịu nổi”. Do đó, nhiều đơn vị buộc phải xem xét và cân nhắc kế hoạch điều chỉnh giá bán trong thời gian tới. 21/09/2009, 10:40 PM Nhiều công ty đa quốc gia ở VN hăng hái bán sữa bột cho trẻ nhỏ đến mức thường xuyên thổi phồng sản phẩm của mình, đôi khi vi phạm các điều luật được đưa ra để khuyến thích nuôi con bằng sữa mẹ, điều tra của hãng tin AP vừa cho biết. > Cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi Các hướng dẫn quốc tế và luật pháp VN đều thừa nhận rằng sữa mẹ là quan trọng nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hàng chục cuộc phỏng vấn với các bà mẹ, bác sĩ, nhân viên y tế và những người bán hàng đã cho thấy các công ty sữa đã trả tiền để khuyến khích dùng sản phẩm của họ. Họ thúc đẩy việc dùng sữa bột cho trẻ dưới một tuổi, tiếp cận các bà mẹ, các nhân viên chăm sóc y tế tại các cơ sở y tế..., một cách trái luật. Theo UNICEF, số các bà mẹ VN cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu - thời kỳ quan trọng nhất - hiện chỉ là 17%, ít hơn một nửa so với cách đây một thập kỷ. Trong khi đó, sữa công thức (sữa bột) bán ở VN đã tăng vọt 39% trong năm 2008, theo nghiên cứu của Nielsen, một công ty nghiên cứu thị trường. Một khảo sát khác tìm thấy ngành công nghiệp sữa đã chi hơn 10 triệu đôla cho quảng cáo năm ngoái, đưa ngành này vào top 5 lĩnh vực quảng cáo nhiều nhất tại VN. Các nhà sản xuất sữa bột cho biết họ tuân thủ luật pháp VN và lý giải xu thế tiêu thụ sữa bột ngày càng tăng chủ yếu là do các bà mẹ có tiền để mua sữa và ít có thời gian để nuôi con bằng sữa mẹ. Các chuyên gia y tế phần nào đồng ý với ý kiến đó, nhưng cũng chỉ ra một lý do khác: Đó là sự quảng cáo dồn dập của các hãng sữa. Tình trạng quảng cáo sữa công thức tràn lan không chỉ ở VN, mà rất phổ biến trong cả vùng, từ Trung Quốc tới Indonesia, Philippines, theo Trung Tâm dữ liệu Luật pháp Quốc tế (một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Malaysia nhằm tìm cách giảm thiểu việc quảng cáo vô trách nhiệm với thực phẩm trẻ em). "Các nhân viên y tế là một phần trong cánh tay quảng cáo cho những sản phẩm này", Jean-Marc Olive, trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại VN, cho biết. Thực trạng ở VN cho thấy các nước đang phát triển rất khó khăn khi phải "đối đầu" với các công ty đa quốc gia có ngân sách quảng cáo khổng lồ và đội ngũ luật sư cũng như bán hàng thiện chiến. "Các công ty này nắm trong tay hàng triệu đôla và hàng chục luật sư, nhưng Chính phủ VN chỉ có một ngân sách tí hon và với chỉ 2 tổ chức thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ", Annelies Allain từ Trung Tâm dữ liệu Luật pháp Quốc tế, nhận định. Đầu tháng 8 vừa qua, trong Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ, Chính phủ VN đã đặt ra tham vọng: 50% các bà mẹ sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn vào năm 2015. Các quan chức Bộ Y tế cũng thông báo họ đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm quy định về dán nhãn sữa công thức. Tuy nhiên, chỉ có một vụ bị truy thu tiền - chưa đầy 200 đôla. Trong số những vi phạm nghiêm trọng nhất mà AP nắm được là việc các bác sĩ được trả hoa hồng để bán sữa bột. Cựu phó giám đốc một phòng khám sức khỏe cho phụ nữ ở tỉnh Đồng Nai, cho biết, nhân viên ở đây đã có hợp đồng độc quyền với Dutch Lady. Theo đó, các nhân viên của phòng khám không quảng cáo sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng thường khuyên dùng cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi. Họ nhận được một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho mỗi hộp sữa. Tuy nhiên Jan Bles, Giám đốc Dutch Lady tại VN, phủ nhận thông tin này. "Chúng tôi không chi hoa hồng cho các bác sĩ, bệnh viện, phòng khám hoặc nhân viên của họ trong việc bán hoặc giới thiệu sữa của chúng tôi", ông nói. Tuy nhiên, ông thừa nhận đã cung cấp trang thiết bị cho phòng khám này, và ở ngoài phòng chờ của phòng khám có treo một logo lớn của Dutch Lady. Giám đốc phòng khám thì cho biết phòng khám ký hợp đồng để quảng cáo sản phẩm sữa bột của Dutch Lady cho các bà bầu và phụ nữ nuôi con nhỏ, nhưng không bán sản phẩm cho trẻ em hoặc nhận hoa hồng trên mỗi hộp sữa. Mặc dù tại VN, việc bán sữa bột cho trẻ sơ sinh tại các bệnh viện (trừ các nhà thuốc) là bất hợp pháp, nhưng lối đi ngay bên ngoài một bệnh viện phụ sản lớn ở Hà Nội lại đầy rẫy những cửa hàng trưng bày nổi bật các nhãn sữa của Mỹ và châu Âu. "Hầu hết khách hàng của chúng tôi là do bác sĩ gửi tới ngay sau khi sinh", Ngo Thanh, 27 tuổi, người đã làm việc cạnh bệnh viện này trong 5 năm cho biết. Cô và những người bán hàng khác cho biết khách hàng của họ mang nhãn hoặc nắp nhựa từ các vỏ hộp sữa bột trở lại cho bác sĩ. Các bác sĩ lương thấp ở VN là mục tiêu dễ đàng cho những công ty sữa bột, thứ mang lại cho họ "lợi ích kinh khủng", tiến sĩ To Minh Huong, phó giám đốc Bệnh viện phụ sản của Hà Nội, cho biết. Bà kể năm ngoái đại diện các công ty đã đến bệnh viện và đóng vai là những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp để hỏi thông tin về bệnh nhân. "Khi chúng tôi hỏi chứng minh thư, họ đã chạy mất", bà nói. Luật pháp VN cũng cấm các những người bán sữa tiếp cận với nhân viên y tế hoặc các bà mẹ tại các cơ sở y tế. Về vấn đề này, Gail Wood, phát ngôn viên của hãng Mead Johnson, cho biết nhân viên của công ty tôn trọng luật này và các luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Nguyen Thi Minh, 29 tuổi, ở Hà Nội, cho biết mình đã được nhân viên bán hàng của Mead Johnson tiếp xúc tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội không lâu trước khi sinh. "Tôi chọn sữa EnfaGrow của Mead Johnson vì quảng cáo nói rằng nó làm tăng IQ của trẻ và khiến chúng cao hơn", Minh nói. Các bà mẹ khác được tiếp cận qua điện thoại. Hàng chục người cho AP biết họ đã nhận được "bom" điện thoại từ những người bán hàng. Minh cho biết chị nhận được các cú điện thoại từ Abbott và Mead Johnson khi bé nhà chị 3 tháng tuổi. Một bà mẹ khác, Nguyen Lan Huong, nhận 4 cuộc gọi từ Abbott. "Họ hẳn phải biết được tên của các bà mẹ từ bệnh viện", chị nói. "Họ biết tên tôi, tên con tôi và ngày sinh của nó". Sữa mẹ làm giảm đáng kể tình trạng chết yểu ở trẻ sơ sinh, theo các chuyên gia y tế thế giới. WHO đã khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tiếp tục cho bú, kèm ăn bổ sung thực phẩm rắn, cho đến khi trẻ 2 tuổi. Nếu tính theo phần trăm các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thì ở VN tỷ lệ này khá kém cỏi. "Đây là một trong những nơi kém nhất trong vùng, và điều đó xảy ra trong hơn 8 năm qua", Marjatta Tovanen-Ojutkangas, giám đốc bộ phận dinh dưỡng và y tế của UNICEF ở Hà Nội, nhận định. Luật quốc tế về quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ, do WHO và UNICEF tài trợ, không có tính bắt buộc. Các nước sẽ căn cứ vào luật này để xây dựng luật của riêng mình. VN thực hiện điều đó vào năm 1994. Nhưng các kẽ hở trong luật khiến cho nó khó mà quy trách nhiệm được cho các công ty sữa, Yeong Joo Kean, một luật sư của Trung tâm Dữ liệu Luật pháp Quốc tế, cho biết. Không chỉ sữa cho trẻ nhỏ, mà sữa cho trẻ lớn và các bà mẹ cũng đang làm mưa làm gió trên thị trường vài năm gần đây. Những sản phẩm này không bị luật chi phối nghiêm ngặt, nên các công ty có thể quảng cáo tự do và đánh bóng tên tuổi nhãn hàng. Trường mẫu giáo trên khắp Hà Nội và TP HCM treo đầy logo của Mead Johnson và Abbott - những nhà tài trợ đã tặng họ bàn ghế, đồ chơi và những món quà khác. Các công ty đều đặn hứa hẹn rằng trẻ em sẽ thông minh hơn và khỏe mạnh hơn nếu chúng uống sữa công thức, lời khẳng định vốn bị các chuyên gia y tế quốc tế bác bỏ rộng rãi. Một quảng cáo truyền hình cho Milex, nhãn sữa Đan Mạch, cho thấy một cậu bé diện đồng phục của NASA, với khuyến cáo rằng uống sữa này trẻ sẽ thông minh đủ để bay lên mặt trăng. Những nhân viên tiếp thị sữa cũng thường mời các bà mẹ tới "hội thảo dinh dưỡng trẻ em" tổ chức tại các khách sạn 5 sao, nơi các bà mẹ sẽ được nghe bài nói chuyện về việc đánh thức trí thông minh tiềm năng của trẻ. Điều đáng nói là các bác sĩ thường có mặt trong những hội thảo này. Mối quan hệ giữa các công ty và cộng đồng y tế là rất chặt chẽ, ông Oliver, Trưởng đại diện WHO tại VN, nhận định. Không lâu sau khi tới VN, ông đã được mời tới nói chuyện tại một hội thảo của hiệp hội nhi khoa và nhận thấy có một logo sữa bột đã treo ngay sau bục phát biểu. "Tôi đã quay nó đi trước khi phát biểu", ông nói. Những nghịch lý trên thị trường sữa bột Xem tin gốc  NDHMoney.vn - 4 tháng trước 77 lượt xem 2 tin đăng lại (NDHMoney) Hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý trên thị trường sữa bột, cản trở cạnh tranh bình đẳng. Facebook Những nghịch lý trên thị trường sữa bộtTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này “Nhu cầu về sữa còn tiếp tục gia tăng và tiềm năng phát triển thị trường sữa Việt Nam còn lớn”, báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đưa nhận định. Bình quân mức tăng trưởng tiêu thụ sữa toàn thị trường giai đoạn 2001-2008 đạt 9,06%/năm. Theo cơ quan này, đến năm 2015 nhu cầu sữa bột trong nước có thể tăng 60% so với năm 2009, lên mức khoảng 80 nghìn tấn. Trong giai đoạn 2016-2020, bình quân tiêu thụ hàng năm khoảng 120 nghìn tấn… Tuy nhiên, hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý trên thị trường này, cản trở cạnh tranh bình đẳng. Thị trường phát triển nhanh Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. So với các nước trong khu vực, các đánh giá của một số công ty nghiên cứu thị trường cũng cho biết thị trường sữa bột Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước. Giai đoạn 2000 - 2005, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người đã tăng gấp rưỡi. Năm 2008, chỉ tiêu này tiếp tục tăng khoảng 21,2% so với 2005. Quy mô tiêu thụ sữa của toàn thị trường vào năm này đạt 1.257 triệu lít quy đổi. Bình quân mức tăng trưởng tiêu thụ sữa toàn thị trường giai đoạn 2001-2008 đạt 9,06%/năm. Thị trường với tổng giá trị đạt khoảng 10 nghìn tỷ đồng này hiện đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu. Rất nhiều hãng sữa lớn trên thế giới đã hiện diện trên thị trường với chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, giá cả và… chất lượng. Nguồn gốc nhập khẩu chủ yếu từ Tây Ban Nha, New Zealand, Ireland, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Thái Lan, Malaysia,… Ngoài ra, còn một lượng hàng khác được nhập qua đường hàng xách tay; một số doanh nghiệp cũng nhập khẩu một vài tấn đến vài container để phân phối bán lẻ, tuy nhiên những dạng kinh doanh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường. Kim ngạch nhập khẩu sữa bột liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2007 có gần 7,1 triệu hộp sữa bột được nhập khẩu vào Viêt Nam, đến năm 2008 đã tăng thêm 17,3% lên trên 8,3 triệu hộp… Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, với tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức cao, khoảng 20%,… là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường sữa. Với việc trở thành thành viên WTO và AFTA, Việt Nam cũng đã cam kết hạ mức thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sữa. Thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa bột tại Việt Nam hiện cũng ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Đây cũng là điều kiện có lợi cho việc phát triển thị trường sữa bột Việt Nam. Nhưng không dễ gia nhập thị trường Tuy nhiên, có rất nhiều rào cản đối với doanh nghiệp gia nhập thị trường. Để đưa một dây chuyền sản xuất sữa bột vào hoạt động cần thời gian khoảng 2-3 năm với giá trị đầu tư khoảng 50-60 triệu USD. Tuy công nghệ không đòi hỏi phức tạp nhưng yêu cầu tính chính xác cao của đầu vào (sữa nền và vi chất) và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề đối với các doanh nghiệp muốn tự chủ và vươn lên trên thị trường. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu sữa tại Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ đáp ứng được khoảng 20-28% đầu vào sản xuất sữa mà chủ yếu lại tập trung cho sản xuất sữa tươi và sữa đặc. Đây là một trong những rào cản khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là tư nhân, không sẵn sàng chi phí để đầu tư dây chuyền sản xuất sữa bột. Do đó, ngoại trừ Vinamilk, hầu hết doanh nghiệp chọn phương án chỉ đầu tư dây chuyền trộn sữa với hạn mức đầu tư thấp hơn. Thay vào đó, họ nhập khẩu sữa nền từ Mỹ, Úc, New Zealand, Hà Lan… đồng thời nhập vi chất và tiến hành trộn theo công thức do doanh nghiệp nghiên cứu hoặc mua lại từ tổ chức nghiên cứu dinh dưỡng. Nhưng nếu chỉ đầu tư dây chuyền đấu trộn từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vẫn còn một rào cản tự nhiên khác là tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam và khá trung thành với sản phẩm, nhãn hiệu được cho là hợp với trẻ em. Hạn chế về kiến thức dinh dưỡng, về sản phẩm dẫn đến những quan niệm sai lầm như giá cao sẽ gắn với chất lượng tốt. Nhiều bà mẹ, dù thu nhập không cao những vẫn sẵn sàng lựa chọn cho con mình các loại sữa đắt tiền. Chính vì vậy, ngay cả khi sữa nội và ngoài cùng sản xuất từ một nguồn sữa nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm mác ngoại có xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Giai đoạn từ 2007-2009, sản lượng bán nhóm sữa bột của các hãng sữa nước ngoài chiếm xấp xỉ 70% toàn thị trường. Theo danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu sữa do Tổng cục Hải quan thống kê, năm 2008-2009 có tới 230 doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên liệu. Mặc dù vậy, trên thực tế chỉ một lượng nhỏ các doanh nghiệp có thể tồn tại và mở rộng thị phần. Riêng Abbott, Dutch Lady, Vinamilk, Dumex, Mead Johnson, Nestlé đã chiếm gần 90% thị phần sữa bột tại Việt Nam. Trong khi đó, các hãng sữa ngoại thường chỉ có một nhà phân phối độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam nên điều này đã hạn chế các doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi cung ứng của những thương hiệu được ưu chuộng. Nghịch lý tăng giá bán, sản lượng tăng theo Tâm lý sính ngoại, tin tưởng vào sản phẩm giá cao, trung thành với nhãn sữa… trở thành yếu tố thuận lợi để các hãng sữa cân nhắc việc tăng giá thu lợi nhuận. Theo Cục Quản lý cạnh tranh, trong bối cảnh như vậy, nguy cơ mất khách hàng, sụt giảm sản lượng bán từ việc tăng giá dường như cũng giảm thiểu. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể là yếu tố thuận lợi cho doanh số bán. “Theo một số chuyên gia, việc tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng bán. Thậm chí một số doanh nghiệp lợi dụng thực tế trên để kích cầu tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tăng giá bán”, báo cáo cho biết. Điều này có thể thấy trên thực tế. Mặc dù nhập khẩu với tỷ lệ lớn nhưng giá sữa bột tại Việt Nam không theo xu thế của thị trường thế giới, hay giá nguyên liệu nhập khẩu. “Số liệu so sánh giá cho thấy một hiện tượng rất đáng lưu ý là trong khi giá nguyên liệu sữa thế giới có xu hướng giảm mạnh thì giá sữa bột tại Việt Nam không giảm, thậm chí có thời điểm còn tăng cao”, Theo Cục Quản lý cạnh tranh nhìn nhận. Nguyên nhân của hiện tượng này, có phần do mức độ tập trung kinh tế tương đối cao trong ngành sữa bột. Hiện nay, thị trường sữa bột Việt Nam hiện diện sự thống trị của một vài hãng sữa lớn. 4 hãng hàng đầu đã chiếm gần 80% thị phần của ngành này. Lớn nhất là Abbott với 37,9% thị phần tại thị trường sữa bột Việt Nam, theo số liệu của năm 2008. Tiếp đến, Friesland Campina (Dutch Lady) chiếm 16,5%; Vinamilk chiếm 14,7%; Dumex chiếm 8,1%. Sự tập trung kinh tế trong ngành sữa bột cũng có xu hướng tăng lên sau các thương vụ mua bán, sáp nhập của một số thương hiệu lớn. Năm 2007, ANCO đã mua lại nhà máy sữa Nestlé tại Ba Vì, hay Dutch Lady đã sáp nhập với Campina để trở thành Friesland Campina (năm 2009)… Friesland Campina kỳ vọng đưa doanh số tại Việt Nam lên mức 350 triệu USD ngay trong năm đầu sáp nhập và tăng gấp đôi sau 3 năm, thị phần tăng bình quân 1%/năm… Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các rào cản về tài chính, công nghệ, tập quán người tiêu dùng và độc quyền phân phối… đã góp phần làm cho nguy cơ xảy ra các vấn đề cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là quảng cáo sai sự thật, gièm pha, nói xấu đối thủ, tiếp cận với bác sỹ, y tá, bà mẹ mang thai để quảng cáo… Sữa bột ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ em Cập nhật lúc 16/01/2011 10:00:00 AM (GMT+7) Một nghiên cứu mới cho thấy loại sữa bột có tác động rất lớn lên cân nặng của trẻ em, đồng thời có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh khác nữa trong tương lai. Tác giả của công trình nghiên cứu Julie Mennella, một nhà sinh lý học tại Trung tâm các giác quan hoá học tại Philadelphia (Hoa Kỳ) cho biết: "Những biến cố đầu đời có ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của một đứa trẻ khi trưởng thành và là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tốc độ lớn của chúng. Mọi người đều cho rằng sữa bột làm trẻ có cân nặng lớn hơn so với bú sữa mẹ nhưng chúng ta chưa biết liệu có phải tất cả các loại sữa bột đều như vậy không”. Trong bài báo vừa đăng trên Tạp chí Pediatrics (Nhi khoa), các nhà nghiên cứu đã theo dõi 2 nhóm trẻ 2 tuần tuổi, một nhóm 35 em được nuôi dưỡng bằng sữa bột mà thành phần chính là sữa bò, nhóm kia 24 em được nuôi bằng sữa bột trên cơ sở protein thuỷ phân. Loại sữa bột có ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ em. Ảnh minh họa. Những em uống sữa bột từ sữa bò lớn nhanh hơn các em được nuôi bằng sữa mẹ điển hình, nhưng những em uống sữa bột từ protein thuỷ phân không như vậy tuy cả 2 loại sữa bột đều có một lượng calo như nhau. Sữa bột trên cơ sở protein thuỷ phân chứa những protein tiền thuỷ phân và thường được dùng để nuôi trẻ em không dung nạp được các loại sữa bột khác. Mennella còn cho biết thêm: "Một trong những lý do làm các bà mẹ thích dùng sữa bột trên cơ sở protein thuỷ phân cho con mình là vì loại sữa này về thành phần hoá học (theo phân tích in trên hộp sữa) giống như sữa mẹ và đạt các “tiêu chuẩn vàng” về cân nặng theo lứa tuổi và nhiều chỉ số khác của cơ thể. Trong khi đó, nếu ăn bằng sữa bột đi từ sữa bò, trẻ em luôn ăn nhiều hơn so với lượng sữa quy định cho từng bữa. Vấn đề hiện nay là trả lời câu hỏi: “Vì sao sữa bột trên cơ sở sữa bò - với lượng calo tương đương – mà trẻ luôn có khuynh hướng ăn nhiều hơn ?”- tác giả bài báo nói.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_nckh_da_sua_6117.doc
Luận văn liên quan