Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thời gian gần đây, Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bôxit trên địa bàn Đăk Nông. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ bởi lẽ: bôxit là một loại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác bôxit kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (rừng – nguồn tài nguyên lớn của toàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai bị san ủi phục vụ việc khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng ) và ảnh hưởng lớn đến môi trường của vùng. Trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động QLNN về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là yêu cầu cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế. Đối với huyện Đăk Mil, vốn là một huyện thuộc tỉnh Đăk Nông (thành lập từ 01/01/2004), có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhất là nguồn tài nguyên rừng và đất đai. Những đặc điểm đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trường của địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tài nguyên đang bị suy thoái so việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu kém . Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư . đang trở thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết. Thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn Đăk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Một số nghiên cứu có thể kể đến đó là: - “Xây dựng bản đồ nguy cơ, phân vùng lũ quét, lũ ống, ngập lụt, hạn hán và đề xuất các giải pháp phòng tránh” và “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc tỉnh Đắk Nông” của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông; - “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” của Viện Nghiên cứu Địa chính; - Nghiên cứu “Quản lý sử dụng nước ngầm ở Tây Nguyên, Việt Nam” của TS. Nguyễn Tấn Vui cùng với sự tham gia của ThS. Trần Ngọc Kham, ThS. Y Trou Aleo, KS. Lê Thụy Vân Nhi, CN. Phan Thị Lân Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài viết đó cũng chỉ mới dừng lại trên cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định. “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” là một trong những cơ sở cho việc giải quyết đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, “Quản lý sử dụng nước ngầm ở Tây Nguyên, Việt Nam” báo cáo khoa học về hiệu quả sử dụng nước cho cây trồng và đề xuất chính sách quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước ngầm cho cây trồng Bên cạnh đó, dự án điều chỉnh bổ sung phát triển KT-XH huyện đến năm 2020 đã dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lý nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lý để phát triển một cách bền vững. Trước những vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua các vấn đề được trình bày trong khóa luận, người viết đưa ra cái nhìn tổng thể về tài nguyên thiên nhiên, môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường ở địa phương; từ đó người viết đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên môi trường huyện trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đến năm 2020. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:  Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau: - Thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện xuất phát từ những thực trạng đã nghiên cứu.  Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu: - Nghiên cứu thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil. - Từ thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài nguyên môi trường, đề tài đi sâu tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil. - Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil.  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như: - Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp phân tích, đánh giá 4. Kết cấu của luận văn: Khóa luận tốt nghiệp có kết cấu gồm 3 phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề chung về tài nguyên, môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường Chương 2: Thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil

pdf109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 23971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đơn vị hành chính mới Tăng, giảm Cơ cấu (%) Diện tích năm 2010 Thị xã Đức Lập Huyện Đăk Mil Diện tích năm 2020 Diện tích tự nhiên 68.229 100 68.299 20.012 48.287 68.299 1 Đất nông nghiệp 62.787 191 92,21 62.978 17.232 45.869 63.101 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 37.829 70 55,49 37.899 11.664 26.009 37.637 1.2 Đất lâm nghiệp 24.958 121 36,72 25.079 5.568 19.860 25.428 2 Đất phi nông nghiệp 3.777 752 6,63 4.529 2.688 2.131 4.819 2.1 Đất ở 567 124 1,01 691 252 609 861 2.2 Đất chuyên dùng 1.712 438 3,15 2.150 1.967 423 2.390 3 Đất chưa sử dụng 1.735 -943 1,16 792 92 287 379 (Nguồn: Dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đến năm 2020) Tiến hành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lý và phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo, tiến hành www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 83 đưa phần diện tích đất chưa sử dụng để tạo quỹ đất phục vụ các mục đích sử dụng khác. 3.1.3.3. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước Ban hành bổ sung các tiêu chuẩn và các quy định bảo vệ đối với các nguồn nước ngầm, nước mặt, các lưu vực, các đập chắn nước, đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn cho phép. Tổ chức đánh giá và kiểm soát được chất lượng, trữ lượng nước ngầm, có kế hoạch khai thác và ban hành những quy định cụ thể về khai thác nguồn này. Đến năm 2010 đảm bảo chủ động đáp ứng được nước tưới cho 65% diện tích gieo trồng cây hàng năm, kiên cố trên 50% hệ thống kênh mương nội đồng. Sau 2010 tiếp tục tăng diện tích tưới tiêu chủ động thông qua việc hoàn thiện và mở thêm các công trình thủy lợi và đến năm 2020 đáp ứng nước tưới cho 85% diện tích. Hoạt động cấp nước sinh hoạt: Đến 2010 nâng cấp nhà máy nước thị trấn Đăk Mil lên 2.500m3/ngày đêm. Sau đó nâng cấp công suất đạt 5.000m3/ngày đêm, xây dựng mới nhà máy cấp nước ở Cụm công nghiệp TTCN Thuận An với công suất 2.000m3/ngày đêm đồng thời mở rộng mạng lưới cung cấp nước. Tiếp tục thực hiện các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng: Xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô 300 – 400m3/ ngày đêm tại các trung tâm xã, thị tứ; vận động nhân dân xây dựng các công trình cấp nước hợp vệ sinh với hình thức phù hợp, bao gồm giếng đào, bể chứa nước... 3.1.3.4. Giữ gìn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Giữ gìn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là tiền đề để đảm bảo sự phát triển KT-XH một cách bền vững. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 5 mỏ khai thác đá xây dựng. Tuy nhiên tình trạng khai thác trái phép đang diễn ra tại một số nơi gây ảnh hưởng đến hình thái đất, ô nhiễm môi trường, giảm mỹ quan và không đảm bảo an toàn lao động. Trong giai đoạn đến năm 2010 cần tiến hành điều tra, rà soát và quy hoạch chi tiết các www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 84 mỏ đá trên địa bàn và hướng các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu và mở rộng. Giai đoạn đến năm 2020, sau khi thành lập thị xã Đức Lập, công nghiệp khai khoáng cũng là một trong những ưu thế của huyện Đăk Mil mới gắn với vùng mỏ đá xây dựng Đô Ry (xã Đăk R’La hiện nay). Tiếp tục nâng cấp các mỏ đá hiện có, thành lập các mỏ mới theo quy hoạch của tỉnh để nâng công suất khai thác đạt 100.000m3 – 150.000m3/ năm, chú ý việc khai thác với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo an ninh an toàn trong khai thác. Bên cạnh đó, cần ưu tiên công tác khảo sát, thăm dò trữ lượng và sớm đưa vào khai thác mỏ đá bán quý tại xã Đăk Lao. 3.1.3.5. Bảo vệ môi trường nông thôn Bảo vệ môi trường nông thôn không có nghĩa chỉ gìn giữ môi trường trong sạch trong vùng mà còn cần có nhiều biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm có tính chất phòng ngừa. Đó là việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường gắn với an toàn thực phẩm, tiến tới hạn chế về cơ bản và thay thế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Quy hoạch vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, ngoài việc đầu tư hệ thống thu gom và xử lý rác thải ở thị trấn Đăk Mil, cụm CN-TTCN Thuận An và sau này là hệ thống thu gom và xử lý rác thải tại trung tâm huyện Đăk Mil mới (khi thành lập thị xã) và cần quy hoạch mỗi cụm xã (1- 3 xã lân cận) và thị trấn 1 điểm xử lý rác thải, đầu tư công trình vệ sinh công cộng (hệ thống thoát nước thải, hệ thống thu gom và xử lý rác thải...) nhằm cải thiện môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường khu dân cư, cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt nông thôn, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, bón phân vi sinh kết hợp với sử dụng phân khoáng đúng kỹ thuật để vừa thâm canh cây trồng vừa chống ô nhiễm đất và có sản phẩm sạch... Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật công nghệ xây dựng các công trình vệ sinh môi trường nông thôn như: hố xí, nhà tắm, chuồng trại... Phấn www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 85 đấu đến năm 2010 có 50% và năm 2020 là 90% số dân nông thôn có công trình sinh hoạt chăn nuôi hợp vệ sinh, các nhà vệ sinh của các công trình đều có hầm tự hoại và bán tự hoại, được xử lý trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung. Tại những khu đông người như quảng trường, chợ thị trấn... phải xây dựng các khu vệ sinh công cộng, tại các trục đường chính phải đặt các điểm gom rác để thu gom rác theo định kỳ, trồng cây xanh cảnh quan trên các trục đường giao thông nhằm tạo bóng mát, giảm nhiệt và cải tạo vi khí hậu. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 86 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Mil: 3.2.1. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong quản lý tài nguyên, môi trường. - Trong lịch sử, các cộng đồng dân cư đã đúc rút nhiều kinh nghiệm phong phú, đa dạng biểu hiện sự gắn bó, chung sống hòa hợp với những đặc điểm của từng vùng sinh thái tự nhiên. Mô hình quản lý truyền thống (qua hương ước, luật tục...) của các cộng đồng ở mỗi vùng sinh thái không giống nhau. Điều đó hoàn toàn không phải là một sự tuỳ tiện; trái lại, xuất phát từ chính những điều kiện tự nhiên cụ thể, xác định. Đặc điểm này thể hiện khá rõ trong lối sống, canh tác và văn hoá... truyền thống của nhân dân các địa phương, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, ngoài những cái chung, phổ biến còn có cái đặc thù, riêng. ở mỗi vùng địa lý, con người có những ứng xử khác nhau trong quan hệ với tự nhiên, vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường phải tính đến đặc điểm này. - Cần xem xét hoạt động quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện trên cơ sở xuất phát từ vấn đề con người, tức là từ những khía cạnh nhân văn. Một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý tài nguyên môi trường chưa hiệu quả là do công tác quản lý nhà nước còn chủ yếu nghiêng về khía cạnh kinh tế – kỹ thuật, chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng của khía cạnh xã hội – nhân văn. Thực tế cho thấy, nhiều yếu tố xã hội – nhân văn còn chưa được khai thác và phát huy trong quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường. Bên cạnh đó, đã đến lúc cần đặt ra vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái một cách nghiêm túc. Cùng với pháp luật, đạo đức sinh thái sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo hướng tôn trọng và đối xử thân thiện với môi trường, đặc biệt là ở những giới hạn mà pháp luật chưa thể quán xuyến, vươn tới hết được. - Phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống vốn có của địa phương trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường, như các bản luật tục, hương ước của người dân địa phương, của dân tộc bản địa… Theo nhận định của www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 87 một số nhà khoa học, ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, kiểu quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường được áp dụng thường ít chú ý, quan tâm đến cách quản lý truyền thống, cách tổ chức xã hội và cả những giá trị tài nguyên thiên nhiên mà họ đã từng được hưởng thụ. Có thể nói, việc quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường đạt hiệu quả thực tế như thế nào, phụ thuộc đáng kể vào mức độ khai thác, sử dụng văn hoá truyền thống của các địa phương trong lĩnh vực này, vào sự khuyến khích đối với họ cũng như mức độ hỗ trợ của các cộng đồng dân cư. - Trên địa bàn huyện, cần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống trong việc giữ rừng và bảo vệ rừng của bà con dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn, nhất là dân tộc M’Nông. Xây dựng các định hướng chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên rừng gắn với những phong tục văn hóa của dân tộc bản địa. Thực tế người dân tộc thiểu số cũng đã hình thành những quy định trong việc khai thác và bảo vệ rừng. Bản luật tục của dân tộc Êđê, M’nông... có những điều luật rất cụ thể quy định về đất rừng, đất rẫy, tập tục làm rẫy, tục lệ trồng trỉa, các hoạt động săn bắt thú rừng, đánh cá, tín ngưỡng lễ nghi liên quan tới việc làm rẫy... mặc dù hình thành trên cơ sở một nền sản xuất nương rẫy còn ở trình độ lạc hậu trong môi trường tự nhiên là rừng núi hoang sơ. Chính cơ sở kinh tế nương rẫy này đã quy định toàn bộ đời sống xã hội và văn hoá của tộc người mà luật tục đã phản ánh một cách sinh động. Trước thực tế này, huyện cần lồng ghép giữa và phát huy giá trị truyền thống trong các hoạt động giữ và bảo vệ rừng, kết hợp bảo vệ đất rừng. - Trong khoảng thời gian tới, cần chú trọng đi sâu nghiên cứu những vấn đề về dân tộc – dân cư, tri thức của cộng đồng các dân cư bản địa trong khai thác sử dụng tài nguyên, trong ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng và vấn đề tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong khu vực đồng bào các dân tộc; quyền lợi cũng như trách nhiệm của các hộ gia đình, các cá nhân trong việc thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng... Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, luật tục bảo vệ rừng, nguồn sinh vật trong rừng, nguồn nước… là những tri thức về quản lý cộng đồng của www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 88 bon làng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là tri thức về sự kết hợp giữa quản lý và tự quản, kết hợp giữa giáo dục và trừng phạt, kết hợp giữa ý thức cá nhân và dự luận xã hội, kết hợp giữa các nguyên tắc của tập quán pháp - một hình thức của luật pháp sơ khai - với các quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội... Đó là vốn tri thức quý báu của ông cha đã tích luỹ và truyền lại để ngày nay chúng ta có thể học hỏi, vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp bảo vệ rừng và tài nguyên. 3.2.2. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nhất là tình trạng di dân di cư tự do Sự gia tăng về dân số đang là sức ép lên tài nguyên và đẩy nhanh tốc độ suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số cùng sự thiếu kiểm soát chặt chẽ đã làm cho phát triển không bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Chính vì vậy, tập trung giải quyết tốt sự gia tăng dân số cũng như tình trạng di dân di cư tự do là một trong những nội dung đảm bảo sự phát triển ổn định, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. - Việc gia tăng dân số quá nhanh, đặc biệt là di dân tự do làm nảy sinh những vấn đề về KT-XH cần được tập trung giải quyết kịp thời. - Giải quyết những vấn đề liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho người dân di cư tự do. Sự gia tăng nhu cầu về đất cho sản xuất và nhà ở cho dân di cư tự do không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng phá rừng, mua bán chuyển nhượng đất bất hợp pháp cùng với việc nóng vội trong tổ chức sản xuất trước đây khi đưa đồng bào dân tộc vào nông lâm trường cùng với đất đai của họ cũng được quy hoạch trở thành diện tích đất của nông lâm trường, từ đó dẫn tới tình trạng nhiều hộ đồng bào dân tộc tại chỗ thiếu đất sản xuất, buộc phải khai phá rừng lấy đất hoặc đi làm thuê. - Thực hiện tốt các vấn đề về chính sách, sự khác biệt trong văn hóa bởi những cư dân mới đến đa phần thiếu hiểu biết về điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất tại địa bàn lãnh thỗ dẫn đến việc khai thác, sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên. Di dân www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 89 vào địa phương đã kéo theo sự du nhập nhiều phong tục, tập quán, lối sống không phù hợp, làm ảnh hưởng đến phong tục tập quán, nền văn hóa của dân tộc bản địa. - Dân di cư tự do chủ yếu là những người nghèo, dân trí thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo tăng cao và mặt bằng dân trí hạ thấp làm cho gánh nặng này đối với địa phương ngày càng tăng; trách nhiệm mà địa phương giải quyết là lo cứu đói, hỗ trợ ồn định và nâng cao cuốc sống, định canh định cư, xây dựng các công trình giao thông, trường học, y tế... - Giải quyết tốt một số mâu thuẫn xuất hiện giữa cư dân bản địa với dân di cư, thậm chí là giữa các tộc người do xuất phát từ nhu cầu lợi ích, sở hữu đất đai và tài nguyên, sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán... Đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm và rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động về chính trị gây chia rẽ khối đại đoàn kết các cộng đồng dân tộc, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội, cản trở việc thực hiện các chính sách dân tộc và phát triển của Đảng và Nhà nước ta. 3.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, nhất là với tài nguyên thiên nhiên - Hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm các mục tiêu sau: + Giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia khai thác tài nguyên môi trường trong việc chấp hành pháp luật sau khi các chủ thể được cấp phép hoạt động. + Loại bỏ hoạt động khai thác tài nguyên môi trường của các chủ thể tham gia hoạt động tài nguyên không giấy phép, giấy phép hết hạn hoặc giấy phép cấp cho các đơn vị không đủ điều kiện (về nhân, vật lực, khoa học công nghệ…) + Đình chỉ hoạt động khai thác tài nguyên môi trường của các đối tượng thanh, kiểm tra có giấy phép hoạt động nhưng quá trình hoạt động www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 90 không hội đủ những điều kiện khoa học kỹ thuật cần thiết, không đủ năng lực, công nghệ… - Trên địa bàn huyện Đăk Mil nói riêng cũng như Tây Nguyên nói chung, hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường chú trọng nhiều tới việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên đất và rừng. Thực tế đã cho thấy, nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, tài nguyên đất sử dụng vẫn còn chưa hợp lý… đòi hỏi sự cần thiết trong việc tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra; giám sát và bảo vệ các nguồn tài nguyên này. - Cần có sự phối hợp cùng thực hiện trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong bảo vệ tài nguyên môi trường giữa các phòng ban ngành có liên quan. Hoạt động quản lý tốt sẽ đảm bảo nguồn tài nguyên được bảo vệ cũng như được khai thác một cách hợp lý, tránh các trường hợp khai thác trái phép. + Tăng cường lực lượng kiểm lâm bám rừng, nhất là lực lượng kiểm lâm địa bàn xã. Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng các đội cộng tác viên bảo vệ rừng trên địa phương. Đội này có thể xây dựng trên cơ sở sự phối hợp thực hiện công tác bảo vệ rừng giữa kiểm lâm địa bàn xã, thanh niên tình nguyện địa phương và các chủ rừng trên địa bàn. + Tiến hành kiểm tra đột xuất các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng trên địa bàn huyện, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường. + Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoặc loại bỏ các cơ sở khai thác không đạt yêu cầu trong khai thác và bảo vệ môi trường; các cơ sở khai thác tài nguyên tự phát, nhất là khai thác trong các hộ gia đình. Muốn thực hiện tốt việc xử lý, trước hết, huyện cần kiện toàn lại hệ thống các văn bản pháp quy đã quy định, sửa đổi hoặc bổ sung các văn bản đã quá lạc hậu hoặc không phù hợp với tình hình địa phương đồng thời đề nghị www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 91 tỉnh mở rộng phạm vi cũng như quyền hạn trong hoạt động xử lý các vi phạm. - Tăng cường thêm cán bộ phụ trách thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, cụ thể hơn là cán bộ phụ trách kiểm tra và đánh giá hoạt động của các đơn vị khai thác khoáng sản và tài nguyên rừng trên địa bàn huyện. Trên thực tế, lực lượng cán bộ phụ trách còn quá mỏng so với tình hình thực tế. Lực lượng kiểm lâm với số lượng còn thấp, trang thiết bị quản lý còn chưa đầy đủ phải thực hiện quản lý và bảo vệ rừng với diện tích lớn. Bên cạnh đó, kinh phí cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường còn khiêm tốn. Trong khi đó, còn nhiều hoạt động đòi hỏi nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải: + Bổ sung nguồn vốn đầu tư trở lại cho rừng theo các chương trình, mục tiêu của Nhà nước và kế hoạch của địa phương; thực hiện nhiệm vụ phối hợp chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt đối với các xã vùng biên giới. + Bổ sung vốn xây dựng cơ bản cho các công trình cơ sở hạ tầng và mua sắm phương tiện phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của lực lượng Kiểm lâm địa phương. Việc chi đầu tư trở lại cho rừng, chi mua sắm phương tiện trang bị cho lực lượng làm nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, chi xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý chi tiêu ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước. + Hỗ trợ cho các chi phí liên quan đến việc phối hợp trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, như: chi cho giáo dục, tuyên truyền, sơ kết, tổng kết... - Tiến hành tổng kiểm kê hoạt động bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng trên địa bàn huyện. Thời gian để tiến hành các đợt tổng kiểm kê nên từ 1 đến 2 năm. Trong công tác tổng kiểm kê nên có sự hợp tác của các phòng, www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 92 ban, ngành và hoạt động kiểm kê phải có sự toàn diện: từ hoạt động thiết kế mở cửa rừng, cấp chỉ tiêu khai thác rừng, chọn đơn vị khai thác rừng, đóng búa nghiệm thu đến hoạt động làm thủ tục vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác ra khỏi rừng. Hoạt động kiểm kê được thực hiện tốt là một trong những cơ sở để đánh giá hoạt động của các đơn vị tham gia trong công tác bảo vệ nguồn rừng trên địa phương. 3.2.4. Phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn suy giảm môi trường Thực tiễn qua các năm qua cho thấy, thành công của các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn suy giảm môi trường có sự đóng góp rất lớn từ cộng đồng dân cư. Đánh giá tầm quan trọng của cộng đồng, Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu lên quan điếm “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người”. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân". Cộng đồng có thể được hiểu theo nghĩa rộng trên phạm vi toàn xã hội, nhưng thông thường được hiểu là cộng đồng ở cơ sở, tức là nhóm người sống tại cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phương. Các tổ chức bao gồm nhiều loại hình, như các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội. Các tổ chức, cộng đồng, tuy có tính chất và đặc điểm khác nhau, nhưng đều phát huy vai trò trong hoạt động bảo vệ môi trường. - Trước hết, cần nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trên địa bàn huyện trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. Về cơ bản, ý thức bảo tồn tài nguyên, giữ gìn vệ sinh chung và môi trường trên địa bàn đã có www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 93 bước tiến bộ nhất định, một số người dân đã có ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường và bảo vệ tài nguyên tại nơi cư trú. Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm chung của toàn thể cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn, lien quan đến nhiều đối tượng cũng như phải qua nhiều thế hệ. Mặc dù vậy, trong thực tế nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Hoạt động nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường phải được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ tài nguyên môi trường là tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. Sự tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ gìn giữ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: + Phối hợp cùng Đài truyền thanh, truyền hình huyện, các tổ chức xã hội, tổ chức Đoàn – Hội thanh niên, học sinh thường xuyên giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường… + Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của địa phương qua các kênh thông tin từ huyện xuống đến các đơn vị nhỏ hơn. + Phổ biến nhận thức về pháp luật về tài nguyên môi trường thông qua các hoạt động mitting, các cuộc thi tìm hiểu, giáo dục ngoài nhà trường… từng bước đưa các quy định pháp lý về bảo vệ tài nguyên môi trường vào các hương ước địa phương, các bản ký kết xây dựng thôn, bon văn hóa; xây dựng thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đánh giá gia đình, thôn bon văn hóa… - Quản lý tài nguyên và môi trường muốn đạt được hiệu quả đòi hỏi phải xã hội hóa hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. Nội dung của xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là huy động được sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về môi trường, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Cần đề cao vai www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 94 trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong việc phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, phân loại rác tại nguồn, thực hiện các mô hình tự quản về môi trường ở từng cộng đồng dân cư; đồng thời giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở. - Bên cạnh các biện pháp hành chính, tuyên truyền giáo dục về môi trường cần áp dụng các biện pháp về kinh tế. Thực hiện nguyên tắc "người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường". Thực hiện đầy đủ các quy định của Trung ương về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; buộc bồi thường thiệt hại đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. - Vấn đề khoán quản lý bảo vệ rừng cần thực tế và cần có sự hợp tác từ phía đơn vị giao rừng và người nhận khoán. Cần có chính sách cho phép các chủ rừng khai thác, hưởng lợi hợp lý từ lâm sản rừng. Trên lý thuyết, khoán quản lý bảo vệ rừng là một chủ trương đúng đắn, khẳng định và xác lập được tư cách pháp nhân của người nhận khoán trên đất được giao. Tuy vậy, trên thực tế khoán quản lý bảo vệ rừng chưa thực sự được người dân quan tâm xuất phát từ một số hạn chế trong hoạt động: chi phí quản lý 1ha rừng của người nhận khoán quá thấp, quyền lợi được hưởng từ tài nguyên rừng được bảo vệ chưa hấp dẫn và đặc biệt là quyền sở hữu rừng chưa có những quy định rõ ràng và cụ thể. Trong khi đó, nếu họ phá 1ha rừng để trồng cây cà phê hoặc nông sản khác có giá trị kinh tế khá lớn (mặc dù phá rừng là bất hợp pháp) thì họ được toàn quyền hưởng sản phẩm do họ sản xuất và khi cần cũng có thể chuyển nhượng. Chính vì thế người dân không thiết tha với nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, đây là vấn đề cần quan tâm để rừng thực sự có chủ và được người dân quan tâm. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có những quy định cụ thể để khẳng định quyền lợi của người dân tham gia nhận khoán quản lý rừng, gắn quyền lợi của người dân đi kèm với hoạt động bảo vệ. Hoạt động cụ thể có thể là đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tham www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 95 gia nhận khoán bảo vệ rừng. Ưu điểm của hoạt động này là đảm bảo một số quyền lợi nhất định cho người dân, giúp cho họ đầu tư hơn vào nguồn rừng. Hiện nay, chỉ mới có khoảng 25% tổng số đất rừng giao khoán được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc phần diện tích đất rừng còn lại, các chủ rừng nhận khoán chưa được đảm bảo tư cách pháp nhân trên đất rừng được khoán. Mặt khác, cần có những quy định các quyền lợi nhất định mà người nhận khoán được hưởng để vừa đảm bảo quản lý bảo vệ được phần rừng còn lại vừa phát huy những lợi ích mà đất rừng đem lại… Sự tham gia tự giác và có trách nhiệm của cộng đồng nói chung và của nhân dân địa phương trên địa bàn các xã nói riêng trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường có vai trò quyết định trong việc hoàn thành thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Trong việc phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên và môi trường cần phát huy tính dân chủ trong các hoạt động và chú trọng công tác tình nguyện ở địa phương, cụ thể:  Phát huy dân chủ trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường - Phát huy dân chủ thông qua việc cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường; các chương trình, dự án phát triển KT-XH có yếu tố tài nguyên môi trường và xây dựng các văn bản mang tính quy phạm về bảo vệ tài nguyên môi trường tại từng địa phương và cơ sở. Đối với các chương trình và dự án phát triển KT-XH, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về khía cạnh môi trường đã được quy định thành nhiệm vụ bắt buộc. Vì vậy, tùy theo tính chất của từng chương trình và dự án phát triển cũng như tùy từng đối tượng mà hình thức lấy ý kiến có thể khác nhau, đó có thể là cộng đồng dân cư gắn với nơi dự án hình thành hoặc cũng có thể là ý kiến của chuyên gia trong vấn đề, lĩnh vực đó. Việc lấy ý kiến đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ và khoa học. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 96 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cộng đồng trong việc phát huy dân chủ trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường: Các quan hệ 1 và quan hệ 2 thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng trong sơ đồ quan hệ. Khi các quan hệ 1 và 2 chủ động sẽ rút ngắn khoảng cách giữa các đối tượng. Trong công tác hoạch định chính sách về tài nguyên môi trường, các nhà hoạch định chính sách đòi hỏi phải có các mối quan hệ mật thiết với các nhà nghiên cứu cũng như cộng đồng để tạo ra một chính sách hợp lý và hiệu quả. Ngược lại, cộng đồng muốn phát huy một các tốt nhất tác động của mình đến hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu cũng như của các nhà hoạch định. - Cần có các quy định bằng pháp luật trong việc tham gia của công chúng và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ việc góp ý cho các chủ trương, chính sách và biện pháp của các kế hoạch và dự án lớn đến các dự án cụ thể tại địa phương. - Cộng đồng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Quá trình Các nhà hoạch định chính sách Cộng đồng Các nhà nghiên cứu 1 2 1 2 2 1 www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 97 trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột về môi trường, cộng đồng đóng vai trò quan trọng ở chỗ: + Trực tiếp phát hiện sự cố về nguồn tài nguyên môi trường. + Phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường tại từng địa phương và cơ sở. + Phối hợp cùng các cán bộ chức năng thực hiện cơ chế thông tin. - Sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng vào việc quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường qua các hình thức trực tiếp (như học tập, nâng cao nhận thức, tuyên truyền, vận động mọi người điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, lên án và ngăn chặn những biểu hiện vi phạm pháp luật...) hay gián tiếp (thông qua chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội) đều mang ý nghĩa tích cực, góp phần nâng cao chất lượng sống về phương diện môi trường. Hơn bất kỳ sự ràng buộc, tác động nào từ bên ngoài, tính tự giác và hành động tích cực của mỗi nguời cũng như của cộng đồng, của toàn xã hội trong lĩnh vực quản lý, tài nguyên, bảo vệ môi trường là sự bảo đảm lớn nhất trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.  Phong trào tình nguyện - Phát huy phong trào tình nguyện trong đông đảo đội ngũ thanh niên địa phương. Các hoạt động bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh hoạt của cộng đồng đã, đang và sẽ diễn ra ở tất cả mọi nơi bởi nhận thức của người dân về vấn đề bảo tồn tài nguyên và môi trường đang ngày càng được tăng cao. - Phong trào tình nguyện cũng là một hoạt động từ các cộng đồng ở cơ sở. Việc thực hiện các hoạt động tình nguyện cần được sự gắn kết giữa các cấp đoàn từ huyện đến cơ sở. Trong đó, quan trọng nhất là lực lượng đoàn viên, thanh niên tại chỗ với các hoạt động thiết thực tại các chi đoàn cơ sở. Các đội tình nguyện xanh của thanh niên, học sinh với các hoạt động www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 98 tuyên truyền, phổ biến giáo dục môi trường tới các đồng bào vùng sâu vùng xa, giúp họ nhận thức về môi trường, cải thiện môi trường sống, thúc đẩy các hoạt động phát triển KT-XH, xây dựng các làng văn hóa... là những hoạt động cụ thể. - Để huy động sự tham gia của các cộng đồng thì vấn đề giáo dục môi trường là rất cần thiết. Hoạt động giáo dục ở đây bao gồm cả giáo dục trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Giáo dục môi trường trong nhà trường được triển khai dưới nhiều hình thức trong việc lồng ghép với các môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. Giáo dục ngoài xã hội cần được thực hiện đa dạng và gắn với thực tế, bên cạnh đó cần có sự phối hợp với giáo dục từ phía nhà trường. 3.2.5. Kiện toàn, củng cố bộ máy cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường huyện, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cấp các ngành, các địa phương. - Kiện toàn và củng cố bộ máy cơ quan quản lý tài nguyên môi trường từ cấp huyện đến các cấp cơ sở. Tăng cường năng lực quản lý môi trường và tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Huy động tối đa mọi nguồn lực từ các ngành, mọi thành phần kinh tế và của người dân để bảo vệ môi trường. Tăng dần tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm nguồn chi ngân sách cho các nhiệm vụ trọng tâm và hoạt động hàng năm. - Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật (các luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai...). Thực hiện pháp luật nghiêm túc và bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các hệ thống khống chế và giảm thiểu ô nhiễm. - Khuyến khích phát triển tài năng, phát triển nguồn lực con người, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật hiện có, tạo điều www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 99 kiện để thường xuyên bổ sung bồi dưỡng những kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của huyện. - Xây dựng hệ thống thông tin về môi trường giúp cho công tác quản lý giám sát chất lượng môi trường, cũng như tiếp nhận và cung cấp kịp thời chính xác thông tin về môi trường địa phương và các địa bàn khác. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin làm phương tiện thu thập và xử lý thông tin; áp dụng hiệu quả các phần mềm mang tính chuyên ngành để tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý, dịch vụ. - Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cấp các ngành, các địa phương khác ở trong nước cũng như ngoài nước về các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên môi trường nhằm đảm bảo hoạt động quản lý có hiệu quả cũng như học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, thu hút chuyển giao công nghệ mới. - Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền phổ biến chủ trương, luật pháp, chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên và ngăn chặn suy giảm ô nhiễm môi trường, các điển hình tiên tiến và thông tin về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Xây dựng thói quen nếp sống gắn với truyền thống yêu thiên nhiên của cộng đồng các dân tộc, tôn giáo... Tiếp tục đẩy mạnh và kịp thời biểu dương, khen thưởng các phong trào quần chúng về bảo vệ mội trường đã được thực hiện có nề nếp như Ngày môi trường Thế giới (5/6), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường (26/4 – 6/5), Tuần lễ Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác”... Xây dựng nội dung văn hóa, đạo đức môi trường và đưa thành tiêu chí đánh giá cán bộ, Đảng viên, công dân và cộng đồng dân cư hàng năm... 3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường - Tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ mội trường và các Quy định bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh; xây dựng và ban hành các văn bản pháp www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 100 quy về quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương. Tăng cường các biện pháp cưỡng chế thi hành và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về môi trường và tài nguyên. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch kế hoạch về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường; gắn kết nội dung trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; rà soát các dự án trước đó. - Thực hiện tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, hoàn chỉnh quy hoạch các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất phù hợp với những mục tiêu chung mà tỉnh đề ra. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, hạn chế khai thác rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước. - Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý nguồn khoáng sản, hạn chế tổn thất tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo trật tự trị an, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, trong thời gian tới huyện nên tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây: + Ưu tiên đầu tư để thực hiện một số dự án trọng điểm trong việc điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản là nhu cầu thiết yếu phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, nhất là những dự án thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển nhằm tạo công ăn việc làm, thu hút lao động tại chỗ, tạo điều kiện để nâng cao đời sống xã hội, nâng cao dân trí ở các vùng này. Đồng thời có quy hoạch khai thác hợp lý các loại tài nguyên, các vùng khoáng sản để đạt được hiệu quả cao hơn. + Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, nhất là việc thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vấn đề nộp ngân sách, đặc biệt là nộp thuế tài nguyên, www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 101 sử dụng lao động và an toàn trong khai thác. Quán triệt hơn nữa việc thực hiện quyết định của tỉnh về quy chế quản lý, khai thác, vận chuyển các sản phẩm rừng, các mỏ đá xây dựng... trên địa bàn huyện. Kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản và của Ngành quản lý tài nguyên và môi trường. + Bổ sung sửa đổi, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản đã ban hành cho phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước về khoáng sản hiện nay. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan đến mọi đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn; đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết để các tổ chức, cá nhân hoạt động đúng pháp luật. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật khai thác mỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến khoáng sản. - Điều chỉnh lại cơ cấu đất trồng hợp lý, thực hiện các giải pháp cơ chế chính sách về đất đai: + Nhanh chóng xác lập quyền sử dụng để đưa giá trị đất đai tham gia vào vốn sản xuất, đồng thời giúp người sản xuất yên tâm đầu tư ổn định lâu dài. + Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất; phối hợp các đơn vị, tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn như: các lâm trường, doanh nghiệp trồng rừng, nông trường để cân đối khả năng và nhu cầu sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí để thực hiện điều tiết chuyển đổi đối tượng và mục đích sử dụng đất, nhất là trong vấn đề giải quyết thiếu đất sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. + Chủ động quy hoạch bố trí các dự án khai hoang, mở rộng diện tích, kiểm soát dân di cư tự do và dân bản địa thiếu đất vào vùng dự án. Tổ www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 102 chức hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái cho nhân dân. - Nâng cao năng lực quản lý nguồn tài nguyên nước + Tập trung đầu tư cho các hệ thống thủy lợi hiện có, gồm nâng cấp, kiên cố và bê tông hóa các công trình đầu mối, kênh mương. Lắp đặt các thiết bị điều khiển vận hành, mở rộng kênh dẫn nước nội đồng nhằm phát huy năng lực thiết kế ban đầu, thực hiện duy tu bảo dưỡng đảm bảo sử dụng tối đa công suất thiết kế. + Đầu tư hoàn chỉnh từng hệ thống: đối với từng hệ thống thủy lợi mới cần đầu tư dứt điểm, hoàn chỉnh đầu mối đến đường dẫn để sớm phát huy hết năng lực thiết kế, tránh lãng phí. + Ưu tiên vốn xây dựng các công trình thủy lợi Đăk R’la – Đăk Gằn (khả năng tưới 150ha lúa, 450ha cây công nghiệp); hồ Đăk K’lo Ouk – Đăk Lao (khả năng tưới 150ha cà phê); hồ Đăk Toung (tưới 30ha lúa) Yok Lomk – Thuận An (20ha lúa, 25ha cà phê); kiên cố hóa hệ thống kênh N1, kênh E29 Đăk Săk, thực hiện kiên cố hóa kênh mương cấp III từ nguồn vốn huy động người dân trực tiếp hưởng lợi. + Tăng cường công tác quản lý khai thác nước mặt và nước ngầm nhằm tránh việc khai thác quá mức làm cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm nguồn nước sông suối. Khai thác nước ngầm ở những giếng khoan sâu khi hết sức cần thiết. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 103 3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil: - Hiện tại, các cơ chế, chính sách riêng đối với hoạt động quản lý tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên rừng nói riêng còn những hạn chế nhất định; một số chính sách còn bất cập, chưa thu hút được sự tham gia của người dân trong hoạt động bảo vệ tài nguyên. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn thêm để phòng Tài nguyên và Môi trường có cơ sở tham mưu cho UBND ban hành cơ chế, chính sách riêng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. - Kiến nghị UBND tỉnh có những nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống trong quản lý tài nguyên môi trường trong địa bàn, phát huy và áp dụng những truyền thống đó vào hoạt động quản lý ở địa phương. - Kiến nghị UBND huyện tăng cường tiến hành công tác thanh, kiểm tra hoạt động quản lý cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện, nhất là các cơ sở khai thác khoáng sản, các công ty lâm nghiệp, xí nghiệp khai thác và chế tác các sản phẩm từ gỗ rừng... Thực hiện một cách nghiêm túc và tiến hành xử phạt, đình chỉ các đơn vị không đáp ứng đủ yêu cầu khai thác, các đơn vị không tham gia bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. - Liên kết với các địa phương khác trong tỉnh nhằm phối hợp cùng thực hiện hoạt động quản lý tài nguyên môi trường có hiệu quả, nhất là bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và đất đai, tham khảo và từng bước áp dụng đối với địa phương những thành tựu của các địa phương khác nhưng đảm bảo tính phù hợp và khả thi. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 104 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Để tiếp tục bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện tốt hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên trong thời gian tới, vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã được chỉ ra, nhất là việc kiện toàn tổ chức bộ máy, việc gia tăng dân số đặc biệt là dân di cư, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn huyện… để từ đó nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường và hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên môi trường tại địa phương. Từ góc độ QLNN, cần tập trung những giải pháp sau đây: - Quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác khai thác tài nguyên, xây dựng các chương trình sử dụng hợp lý các tài nguyên, nhất là nguồn rừng và đất đai; - Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách về tài nguyên môi trường trên địa bàn; - Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường; - Xây dựng và tiến hành thực hiện hiệu quả các chương trình kiểm soát sự gia tăng dân số, tình trạng dân nhập cư tăng nhanh, tình trạng di dân di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên môi trường nói chung và đặc biệt là hoạt động khai thác tài nguyên nói riêng; - Xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên môi trường, phát huy tính dân chủ trong mỗi hoạt động được thực hiện; - Tổ chức bộ máy QLNN về tài nguyên và môi trường theo hướng đơn giản và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế; từng bước kiện toàn, www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 105 cũng cố bộ máy cơ quan quản lý, tăng cường hợp tác các cấp ngành và địa phương. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 106 KẾT LUẬN Đăk Mil là huyện biên giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình trong khu vực. Trong những năm qua, Đăk Mil đã có nhiều cố gằng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên đáp ứng những yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tuy vậy, việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý đang làm cho nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trường đang dần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguồn tài nguyên rừng đang suy giảm về diện tích và chất lượng rừng. Rừng đóng vai trò quan trong sự phát triển của huyện cũng như cũng có những tác động đến các nguồn tài nguyên khác; đảm bảo an ninh môi trường sinh thái. Sự sụt giảm về diện tích và chất lượng rừng kéo theo những ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học... Tài nguyên đất đang có những thay đổi trong cơ cấu sử dụng. Trữ lượng đất Basalt lớn là thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có những loại cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su... Tuy vậy, việc sử dụng đất bừa bãi và lãng phí; việc bón phân hóa học một cách tự phát, thiếu kế hoạch đang dần suy giảm nguồn tài nguyên quý giá này. Dân số gia tăng nhanh, nhất là tình trạng di dân di cư tự do tạo nên sức ép cho tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên rừng. Các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư phát triển thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ; tình trạng rác thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý hiệu quả làm môi trường ngày càng bị ảnh hưởng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khám chữa bệnh chưa quan tâm đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan còn chưa nghiêm và những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan quản lý về tài nguyên môi trường trên địa bàn là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời. Xác định vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trường là vấn đề cần thực hiện hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển KT-XH ổn định và bền vững. Đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác cùng thực hiện của tất cả các quốc gia. Vấn đề này đối với Đăk Mil còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển về mọi mặt. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 107 Để giải quyết tốt vấn đề tài nguyên môi trường ở địa phương, trước hết Đăk Mil cần sớm kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy đã ban hành, xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm chặt chẽ và có hiệu lực pháp lý cao. Ngoài những nỗ lực trong nội bộ, công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn cần có sự quan tâm giúp đỡ từ phía người dân, từ những địa phương khác trong cả nước. Thông qua việc tiếp nhận, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý trên địa phương. Bản thân tài nguyên môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Vì vậy, để đảm bảo phát triển một cách bền vững, huyện Đăk Mil phải có những kế hoạch và hành động để bảo tồn và phát huy tối đa lợi ích mà tài nguyên đem lại, đồng thời bảo vệ và giảm thiểu sự ô nhiễm, suy giảm về môi trường trong thời gian tới. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005. 2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 3/12/2004. 3. Các Quyết định, Thông tư, Nghị định do Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành có liên quan đến hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường ban hành. 4. Cục bảo vệ môi trường (2005), “Hiện trạng môi trường quốc gia 2005”. 5. Phạm Thành Dung, “Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi người mọi nhà”, Tạp chí Giáo dục Lý luận số 3. 1999. 6. ThS. Trịnh Ngọc Đào, “Bài giảng Môi trường đại cương”. 7. PGS. Hoàng Hưng (2000), “Con người và Môi trường”, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM. 8. GS.TS. Nguyễn Đình Hương – ThS. Nguyễn Hữu Đoàn (2003), “Giáo trình Quản lý đô thị”, Nhà xuất bản Thống kê. 9. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), “Giáo trình Quản lý Nhà nước về Khoa học – Công nghệ và Tài nguyên – Mội trường”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn An Thịnh (2005), “Cơ sở khoa học môi trường”, Khoa Địa lý – Đại học Khoa học Tự nhiên. www.HanhChinhVN.com KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. NGUYỄN HỮU THU SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 109 11. PGS. TS. Nguyễn Hồng Thục, “Sức ép của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam”, Đại học Kiến trúc Hà Nội. 12. Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (2001), “Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 ở Việt Nam). 14. Một số vấn đề về phát triển bền vững miền núi ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc và Miền núi số 23 (11/2002). 15. Trần Đức Viên (2001), “Thành tựu và Thách thức trong Quản lý tài nguyên và cải thiện cuộc sống người dân ở trung du – miền núi Việt Nam (Tài liệu Hội thảo, Tam Đảo, 15-16/9/2000)”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Báo Đăk Nông, số ra ngày 19/1/2009. 17. Chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia 2001 – 2010. 18. Dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 (2008). 19. Nguyễn Huy Côn, Nguồn tin: T/C Sài gòn Đầu tư & Xây dựng, số 1+ 2, năm 2006. 20. “Xanh hóa công nghiệp: Vai trò mới của Cộng đồng, Thị trường và Chính phủ”, Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế Giới. 21. Các website: (website của Bộ Tài nguyên và Môi trường), (website của Tổng cục Môi trường), (website Luật Việt Nam), diễn đàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường- Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông).pdf
Luận văn liên quan