Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Khi đó, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu. Ngân hàng Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng để tăng cường năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, chuyên để đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, chuyên đề đã khái quát được những vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng và thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Thứ hai, chuyên đề đã phân tích được thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân Thứ ba, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh và đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước cũng như NHCT Thanh Xuân về việc quản lý rủi ro tín dụng.

pdf65 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dư nợ cũng chỉ bằng 99,8% so với năm 2005.Năm 2006 cũng là năm bắt đầu thực hiện các QĐ 070; 071; 072/QĐ-HĐQT này 3/4/2006 của HĐQT – Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng.Một số doanh nghiệp truyền thống sản xuất kinh doanh hiệu quả nhưng hạn mức tín dụng NHCT duyệt giảm: Công ty Dệt may Hà Nội giảm 35 tỷ, Tổng công ty giấy Việt Nam giảm 20 tỷ, một số công ty,doanh nghiệp có phương án khả thi nhưng theo cơ chế tín dụng khi chấm điểm xếp hạng khách hầng là BB thì phải trình Ngân hàng Công thương Việt Nam nên ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh củ khách hàng, do vậy họ đã chuyển vay và thanh toán tại các ngân hàng khác.  Dư nợ cho vay theo thời gian Dư nợ theo thời gian 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm T ỷ đồ ng Cho vay ngắn Cho vay trung Cho vay dài  Dư nợ cho vay theo loại tiền Dư nợ cho vay theo loại tiền 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm T ỷ đ ồn g Dư nợ bằng ngoại tệ(Quy VNĐ) Dư nợ bằng VNĐ  Bảng 3: Chất lượng hoạt động tín dụng:  Phân loại nợ của chi nhánh theo QĐ 493 Đơn vị : Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 740111 668182 684930 Nhóm 1 452957 519241 643521 Nhóm 2 168362 137198 40365 Nhóm 3 37962 196 120 Nhóm 4 41968 11547 391 Nhóm 5 38862 0 0 Năm 2005 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Năm 2006 Năm 2007 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ nhóm 1,2của chi nhánh tăng dần qua các năm và nợ nhóm 3,4,5 giảm dần qua các năm, nợ dưới tiệu chuẩn và nợ khó đòi giảm mạnh đặc biệt là nợ nhóm 5 năm 2005 có hơn 38 tỷ nợ mất vốn thì đến năm 2006 và 2007 đã giải quyết được hết số nợ này. Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro của chi nhánh đã có hiệu quả rõ rệt và chất lượng tín dụng của chi nhánh được nâng cao.  Chỉ tiêu nợ xấu: 161 740 16 668 0.5 684 0 200 400 600 800 1000 Tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dư nợ Tổng dư nợ Nợ xấu Năm 2005 cũng là năm bộc lộ chất lượng tín dụng yếu kém tồn tại của nhiều năm trước để lại, là năm đầu tiên thực hiện phân loại nợ theo QĐ 234/QĐ – NHCT37 vì vậy các chi nhánh phải hạch toán phân loại nợ theo đúng quy định, tiêu chuẩn là minh bạch hoá các khoản nợ, do đó việc trích phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu lên tới 124,4 tỷ đồng gấp 6,9 lần so với năm 2004. Nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 vẫn còn rất lớn lên tới 161.049 triệu đồng, chiếm 21,7% trong tổng dư nợ. Năm 2006 các khoản nợ xấu tiếp tục phát sinh và tăng cao, các khoản nợ cơ cấu lại hết thời hạn phải chuyển quá hạn, do đó việc trích phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu lên tới 52.490 triệu đồng chiếm 2,4%. Năm 2007 chất lượng tín dụng đã được quản lý chặt chẽ hơn, các khoản nợ xấu giảm lớn nên việc hoàn trích DPRR là 48.182 triệu đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,07%, giảm 70,6% so với năm 2006.  Bảng 4: Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và nợ gia hạn Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 740111 668182 684930 Tổng dư nợ có vấn đề 66844 31864 41790 - Nợ quá hạn 48256 12936 41790 - Nợ chờ xử lý 0 0 0 - Nợ khoanh 18588 18928 0 (Nguồn: Ngân hàng Công thương Thanh Xuân) Dư nợ quá hạn năm 2005 là 49,178 triệu đồng chiếm 6,6% tổng dư nợ. Trong năm 2005 doanh số nợ phát sinh là 192,8 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn là : Công ty cơ khí ôtô công trình 40,8 tỷ ,công ty bê tông Vĩnh Tuy là 20,6 tỷ , công ty thương mại Bạch Đằng là 20,2 tỷ, Cảng Hà Nội 18 tỷ...Doanh số thu nợ quá hạn là 217 tỷ. Nợ gia hạn là 56.800 triệu đồng chiếm 7,62% trong tổng dư nợ. Doanh số phát sinh gia hạn nợ 186,5 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn là : Dệt 8/3 55,4 tỷ; Công ty xây lắp thương mại I là 30,3 tỷ; Bê tông Thịnh Liệt là 23,5 tỷ. Doanh số thu nợ gia hạn là 235,4 tỷ. Sang đến năm 2006 thì dư nợ quá hạn là 14.819 triệu chiếm 2,18 % trong tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ quá hạn giảm là do cuối năm chi nhánh thực hiện xử lý nợ nhóm 5 là 52.380 triệu, nếu tính cả nợ đã xử lý thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 9%. Trong năm doanh số nợ quá hạn phát sinh là 275 tỷ, các đơn vị có doanh số phát sinh lớn là Công ty Dệt 8/3 (95 tỷ), công ty Formach là 42 tỷ, tổng công ty cơ khí ôtô xây dựng 24,5 tỷ, đặc biệt cho vay CBCNV là 31 tỷ, doanh số thu nợ quá hạn là 308 tỷ. Nợ gia hạn là 23.400 triệu đồng chiếm 3,4% tổng dư nợ. Doanh số phát sinh dư nợ gia hạn là 104 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn là : Dệt 8/3, công ty xây lắp thương mại I, Bê tông Thịnh Liệt.  Chỉ tiêu nợ quá hạn phân theo thời gian 46665 1728 789 12680 2035 0 196 368 0 0% 20% 40% 60% 80% 100% % Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ quá hạn phân theo thời gian 12tháng 6tháng - 12tháng 6tháng  Về tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo: Năm 2005 tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo bằng 79,8%, vượt 4,8 % so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao nguyên nhân là do tỷ lệ cho vay Doanh nghiệp nhà nước của chi nhánh chiếm tỷ lệ tương đối lớn nên tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo cũng tương đối lớn . Đến năm 2006 thì tỷ lệ này đạt 80,5%; đến năm 2007 thì tỷ lệ này đạt 69,6% giảm so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao là 5,4%. Đề giảm thấp tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo chi nhánh đã phải tập trung tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ tài sản bảo đảm, vận động các đơn vị, cá nhân dùng tài sản đảm bảo để tăng hạn mức tín dụng như của Công ty cổ phần chăn nuôi tăng hạn mức từ 75 tỷ lên 120 tỷ  Tỷ lệ cho vay đối với DNNN Tỷ lệ cho vay DNNN 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % Tỷ lệ cho vay DNNN Tỷ lệ cho vay DNNN năm 2005 là 79% vựơt 9,4% so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao và giảm 14,7 % so với năm 2004, năm 2006 là 43,9% và giảm 34,3% so với năm 2005, năm 2007 là 29,4% giảm 16,2% so với kế hoạch và giảm 15% so với năm 2006. Tỷ lệ này giảm là do một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và các DNNN làm ăn kém hiệu quả hơn nên tỷ lệ cho vay giảm. 2.2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: 2.2.3.1. Mô hình quản lý rủi ro: Do năm 2005 việc trích lập dự phòng rủi ro là quá lớn 148 tỷ, kết quả kinh doanh của chi nhánh bị thua lỗ do vậy để quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, năm 2006 chi nhánh đã thành lập phòng Quản lý rủi ro để quản lý toàn bộ khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn (từ 10% vốn chủ sở hữu) hoặc khách hàng mới quan hệ với ngân hàng. Người thẩm định rủi ro tí dụng phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm về khách hàng thẩm định - Chức năng và nhiệm vụ Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh Thanh Xuân  Chức năng: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN, chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ : cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay đối với khoản nợ xấu theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các Phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được quản lý rủi ro.  Nhiệm vụ: + Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương và khu vực. + Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng. + Thẩm đinh các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khách có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các qui định của NHCTVN trong từng thời kỳ hoạc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HDTD Chi nhánh. - Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HĐTD cơ sở. - Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. - Nghiên cứu các danh muc tài sản bảo đảm tiền vay cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo. - Triển khai thực hiện các chính sách, qui trình, qui định về quản lý rùi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp,rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán,…của NHTVN nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. - Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng liên quan tại Chi nhánh và trụ sở chính NHCTVN khi có yêu cầu. + Theo dõi đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện việc thu các khoản nợ nhóm 3,4,5 và nợ đã xử lý rủi ro. + Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có ván đề phù hợp với qui định của Pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ. + Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCTVN. 2.2.3.2. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh:  Sơ đồ quản lý nợ xấu của chi nhánh: Phòng ngừa Thu nhập thông tin Phát hiện Giải pháp xử lý và kê hoạch hoạt động Xử lý dựa trên thương lượng Thanh lý Thu tài sản bảo đảm Đưa ra toà án kinh tế Xử lý từ nguồn dự phòng rủi ro Trình Chính phủ cấp nguồn xử lý Phân tích tình hình thông tin  Các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng Các ngân hàng thực hiện việc quản lý rủi ro tin dụng bằng cách thiết lập những hạn mức kiểm soát rủi ro được xác định bằng một chỉ số so với vốn chủ sở hữu hoặc các chỉ số tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay và đầu tư của NHCV. Việc thiết lập và tuân thủ các hạn mức này giúp hạn chế và cấp tín dụng cấp tín dụng quá lớn vào một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành hàng...và đảm bảo rằng không có khoản vay hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tổng thể của ngân hàng hay của toàn hệ thống. - Tỷ trọng cấp tín dụng có đảm bảo và không có đảm bảo - Tỷ trọng cấp tín dụng bằng nội tệ và ngoại tệ - Tỷ trọng cấp tín dụng theo các hình thức: cho vay, bảo lãnh... - Tỷ trọng cấp tín dụng theo các kỳ hạn: ngắn han, trung hạn, dài hạn... - Tỷ trọng cấp tín dụng đối với nền kinh tế và cấp tín dụng qua các tổ chức tài chính – tín dụng - Mức tín dụng tối đa cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng - Tỷ trọng cấp tín dụng cho một số ngành hàng lớn  Các chỉ số quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh: Số dư nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Chỉ số này < hoặc = 3% là có thể chấp nhận được Số khách hàng quá hạn - Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Tổng số khách hàng có dư nợ Chỉ số này < hoặc = 3% là có thể chấp nhận được Dự phòng rủi ro được tính -Tình hình rủi ro mất vốn = Dư nợ cho kỳ báo cáo Chỉ số này < hoặc =5% là có thể chấp nhận được Mất vốn đã xoá cho kỳ báo cáo - Tỷ lệ mất vốn = Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo Tỷ lệ mất vốn chỉ được phép < hoặc =2% DPRR được trích lập - Khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = Dư nợ bị thất thoát Chỉ tiêu này dao động trong khoảng từ 2% đến 5% là tốt Dự phòng RRTD được thiết lập 1 < Hệ số khả năng bù đắp RR = < 4 Nợ quá hạn khó đòi  Trích lập dự phòng rủi ro Biểu đồ trích lập dự phòng rủi ro 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm T ri ệu đ ồn g “ Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thật đối với các khoản nợ. Qua biểu đồ trên ta thấy, năm 2005 chi nhánh đã sử dụng dự phòng rủi ro rất lớn, và đến năm 2006, 2007 thì giảm dần, điều này chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro tín dụng  Thang điểm chấm xếp hạng doanh nghiệp Để có thể theo dõi và đánh giá khách hàng vay vốn ngân hàng thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với ngân hàng cho vay về trả nợ gốc và trả lãi khi đến hạn nhẳm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro của khách hàng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá. Ngân hàng xác định điểm tổng hợp của doanh nghiệp và tiến hành xếp hạng doanh nghiệp. Ngân hàng thực hiện việc chấm điểm theo các tiêu chí tài chính và phi tài chính, bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau. Bảng chấm chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý, theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng, theo tiêu chí môi trường kinh doanh, theo tiêu chí các đặc điểm hạot động khác. Cán bộ tín dụng và thẩm định tín dụng sẽ thực hiện cộng tổng số điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để xác định điểm tổng hợp cho doanh nghiệp. Tiến hành xếp hạng doanh nghiệp như sau: Hạng Số điểm đạt được AA+ 92,4 - 100 AA 84,8 - 92,3 AA- 77,2 - 84,7 BB+ 69,6 - 77,1 BB 62 - 69,5 BB- 54,4 - 61,9 CC+ 46,8 - 54,3 CC 39,2 - 46,7 CC- 31,6 - 39,1 C <31,6 Bảng xếp hạng và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp Loại Mức độ rủi ro Cấp tín dụng Giám sát tín dụng khi cấp tín dụng AA+:Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất Thấp nhất Ưu tiên cấp tín dụng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp BĐTV( có thể không cần có tài sản bảo đảm bằng tài sản Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. AA: Loại ưu Thấp nhưng về dài hạn thì cao hơn AA+ Ưu tiên đáp ứng nhu càu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thơig hạn và biện pháp BĐTV Kiểm tra khách hàng thường xuyên định kỳ nhằm cập nhập thông tin và tăng cường mối quan hệ với KH AA-: Loại tốt Thấp Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về TSĐB BB+: Loại khá Trung bình Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin BB: Loại trung bình khá Trung bình nhưng khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn loại BB+ Hạn chế mở rộng tín dụng chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay Chú trọng việc kiểm tra sử dụng vay vốn, tình hình tài sản đảm bảo BB-: Loại trung bình Cao, ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn , về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khác hàng không được cải thiện Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay Các khoản cấp tín dụng mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và phương án BĐTV Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động CC+: Loại dưới trung bình Cao, là mức thấp nhất mà NHTM có thể chấp nhận, Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng, chỉ thực hiện gia hạn nợ nếu có phương án khắc phục khả thi Tăng cường kiểm tra khách hàng, bổ sung TSĐB CC: Loại xa dưới trung bình Rất cao, khả năng trả nợ kém, ngân hàng có Không mở rộng tín dung, tìm mọi cách thu hồi nợ Tăng cường giám sát và tích cực đòi nợ nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC-: Loại yếu kém Rất cao, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian công sức thu hồi vốn cho vay Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả sớm xử lý TSĐB Xem xét phương án phải đưa ra toà án kinh tế C: Loại yếu kém Đặc biệt cao, Ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn ( Nguồn : Ngân hàng Công thương Việt Nam) 2.3. Đánh giá kết quả đạt được của việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. 2.3.1. Những kết quả đạt được: Đối với toàn hệ thống NHCT nói chung năm 2007 là một năm thành công, thắng lợi trên toàn diện. Quy mô tài sản tăng trên 24%, chiếm hơn 10% tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng. Chất lượng đầu tư tín dụng tiếp tục được cải thiện, tình hình tài chính lành mạnh, tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ có 1,02%; trích dự phòng rủi ro cuối năm 2007 của toàn ngành là 1900 tỷ , thu nhập và đời sống cán bộ nhân viên toàn ngành đựợc cải thiện rất nhiều, tiền lương tăng 33% so với năm 2006, công nghệ hiện đại hoá ngân hàng đạt chất lượng tốt hơn. Không nằm ngoài những thành công của toàn hệ thống, trong thời gian qua, chi nhánh đã đặc biệt chú trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng vì vậy công tác này đã đạt được một số thành công nhất định - Cùng với việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng đã và đang ngày càng đựơc nâng cao, nợ quá hạn đã giảm qua các năm và được duy trì ở mức thấp. Tổng nợ xấu đã giảm rõ rệt qua các năm, năm 2005 là 49176 triệu đồng, đến năm 2006 là 16263 triệu đồng và đến năm 2007 thì chỉ còn 507 triệu đồng. - Thực hiện việc chỉ đạo của Tổng giám đốc trong việc thu hồi nợ xấu, Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu như : Thành lập ban thu hồi nợ xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu nợ xấu cho từng phòng trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ quản lý gắn với thi đua khen thưởng nên tỷ trọng nợ xấu đã giảm rõ rệt, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm dần và đến năm 2007 thì giảm hẳn. Tỷ lệ nợ khoanh năm 2006có hơn 19 tỷ nhưng đến năm 2007 thì đã giảm và xử lý được hết khoản nợ khoanh này, các khoản nợ có vấn đề cũng giảm rõ rệt, năm 2005 là 120781 triệu đồng, thì đến năm 2006 là 16263 triệu đồng và đến năm 2007 chỉ còn 508 triệu đồng. + Việc thu nợ trực tiếp khách hàng từ hoạt động bán và khai thác tài sản đảm bảo đạt được nhiều kết quả tốt. Đến ngày 31/12/2007 việc thực hiện thu nợ bằng nhiều biện pháp như trực tiếp đòi nợ khách hàng, tổ chức bán và cho thuê, khai thác tài sản đảm bảo, thanh lý tài sản đảm bảo... toàn chi nhánh đã thu được 70 tỷ nợ được đánh giá là khó thu + Về việc thu hồi nợ sau xử lý rủi ro: Năm 2006 tổng số thu 11.103 triệu đồng, đạt 56% so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao nếu tính mức các phòng dự kiến và cam kết thu thì đều chưa đạt chỉ tiêu thu hồi nợ xử lý rủi ro. Trong tổng số thu chỉ có Công ty nguyên liệu đã thu hét toàn bộ số nợ đã xử lý là 4.980 triệu đồng, còn lại có nhiều đơn vị đạt thấp như: Công ty giầy Thăng Long, công ty cổ phần điện nước 3, Công ty công trình 547,...Nhưng sang đến năm 2007 thì việc thu hồi nợ sau xử lý rủi ro lại đạt nhiều tín hiệu đáng mừng. Tổng số thu nợ đã xử lý rủi ro là 71.389 triệu đồng, đạt 155,4% so với kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao và tăng 538,9% so với năm 2006. - Bảng 5: Kết quả tài chính Đơn vị : Tỷ đồng TT Tên chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng thu nhập 163,8 184,4 244 366 2 Tổng chi phí 145,9 279,9 241,8 209 3 Lợi nhuận + 17,9 - 95,6 + 2,1 +156 (Nguồn : Ngân hàng Công thương Thanh Xuân ) Qua số liệu kết quả tài chính của chi nhánh các năm ta thấy đã có nhiều dấu hiệu tích cực, tổng thu nhập đã tăng dần qua các năm và tổng chi phí đã giảm dần, lợi nhuận cũng đã tăng đáng kể trong năm 2007. Năm 2005 lợi nhuận của chi nhánh là âm do chi phí tăng đáng kể so với năm 2004, tăng 92% so với năm 2004, đặc biệt là do phát sinh thêm trích dự phòng rủi ro theo quyết định 234/ QĐ – NHCT37 lên tới 124,4 tỷ đồng đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Bằng những nỗ lực vượt bậc thì đến năm 2007, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh chỉ còn 9,4 tỷ do đó lợi nhuận sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đạt tới gần 60 tỷ. 2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại: Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua việc hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng bộc lộ 1 số tồn tại như sau: - Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo còn tương đối cao và chủ yếu là cho doanh nghiệp nhà nước vay nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng luật pháp lại chưa tuyên bố giải thể hay phá sản, dovvậy việc trích lập dự phòng chỉ được dùng để bù đắp những khoản nợ xấu khi doanh nghiệp đã phá sản hay giải thể do vậy chính thủ tục phá sản chậm trễ đã gây trở ngại cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu. - Việc cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh tăng nhanh hơn so với mức tăng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, đây cũng là tiềm ẩn rủi ro, chi nhánh cần lưu ý và đề phòng. - Việc xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lý tài sản đảm bảo, ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của ngân hàng, tài sản đảm bảo của các khoản tín dụng chủ yếu là bất động sản hoặc nhà cửa trong khi đó thị trường bất động sản lên xuống thất thường gây ảnh hưởng tới kế hoạch của chi nhánh. Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo, đặc biệt là quyền sử dụng đất còn phức tạp, thiếu tính pháp lý, vừa khó khăn cho khách hàng vừa không đảm bảo theo quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Công nghệ thông tin của ngân hàng còn chế, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận cung cấp thông tin và bộ phận sử dụng thông tin. - Ngân hàng đã có Sổ tay tín dụng. Đây là hướng dẫn hết sức cần thiết để cán bộ tín dụng thực hiện đúng các quy tắc cho vay, tuy nhiên đôi khi các cán bộ tín dụng lại áp dụng quá máy móc và cứng nhắc, không linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, đây là 1 hạn chế cần được khắc phục, hơn nữa Sổ tay tín dụng vẫn còn nhiều điều bất cập cần được bổ sung hoàn chỉnh. - Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, để tăng sức cạnh tranh, ngân hàng đã đẩy mạnh chiến lược mở rộng tín dụng, lãi suất cho vay thấp, giảm các điều kiện cho vay ... do vậy điều này sẽ làm tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng. CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH XUÂN 3.1. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế như ở Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp...Do đó, cần thiết phải xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế.P.Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ đã từng nói rằng: “ Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh của ngân hàng”. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng là năng lực quản trị rủi ro tín dụng nhờ việc xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất Theo quan điểm của Uỷ ban Basel thì sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều đe doạ đến sự ổn định về tài chính. Vì vậy cần phải nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Uỷ ban Basel quan tâm. Nhận thức rõ sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng hệ thống NHCT đã chỉ đạo và áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ cấp Trung ương cũng như 2 Sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc với mô hình sau: - Về bộ máy tổ chức và nhân lực Thực hiện phân tách chức năng tiếp xúc khách hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Trên cơ sở đó, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro, đồng thời giám sát, kiểm tra các quá trình thực hiện cam kết của khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro thữc hiện việc giám sát quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng thực hiện việc giám sát, kiểm tra vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo và các điều kiện vay vốn. - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý ủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng. Mỗi bộ phận cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng về tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng... - Cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, liên tục cập nhật và kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động tín dụng. Những thông tin trọng yếu trong quá trình vay cần phải được bộ phận khách hàng cập nhật định kỳ, thường xuyên. Đồng thời ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan, các báo cáo , phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế cần được xây dựng trong các kho dữ liệu phân tích, cần được kết nối giữa các ngân hàng để chia sẻ thông tin. Sự hợp tác toàn diện giữa các ngân hàng trong việc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin . Tính đến ngày 31/12/2007 Ngân hàng Công thương Việt Nam đã gửi được 208.137 hồ sơ thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng, góp phần làm tăng số lượng thông tin hồ sơ thông tin khách hàng tại kho dữ liệu thông tin tín dụng, tăng hơn 105% so với cùng kỳ năm 2006 - Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng. Đây là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.Hệ thống xếp hàng tín dụng khách hàng đang được các ngân hàng áp dụng nhưng vẫn còn cần sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh 3.2.1. Về bộ máy tổ chức và nhân lực: + Trước yêu cầu cấp thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng và dưới sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, năm 2006 chi nhánh đã thành lập phòng Quản lý rủi ro, phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng: tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh sẽ thực hiện việc thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tác nghiệp thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý các khoản cho vay. + Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để áp dụng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro có kinh nghiệm thực tế đã trải qua công tác tại bộ phận khách hàng, có kiến thức và có khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá và đề xuất tín dụng. - Xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng: Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo,... vì mục tiêu hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả nhưng những yêu cầu về thông tin của ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng, kịp thời + Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các công ty gửi đến chi nhánh vẫn chỉ là các báo cáo chưa qua kiểm toán do vậy độ chính xác chưa cao do vậy việc tìm kiếm thông tin rất khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng cần được khắc phúc sớm. + Phòng thông tin điện toán của chi nhánh là phòng mới được thành lập với chức năng quản lý, duy trì hệ thống thông tin tại chi nhánh, làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCT Việt Nam, quản lý hệ thống giao dịch trên máy... Tuy nhiên thì việc cung cấp thông tin vẫn chưa đựơc cập nhật nhanh chóng và chính xác. + Chi nhánh cần phải nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm Thông tin tín dụng nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy chi nhánh cần khần trương hoàn thiện tổ chức hoạt động thông tin tín dụng và phát triển hoạt động thông tin tín dụng trong hệ thống gắn với việc quản trị rủi ro tín dụng. + Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động thông tin tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 8/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các quyết định, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến hoạt động thông tin tín dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững... - Chi nhánh cần tuân thủ các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cũng như của Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc phân loại và lập dự phòng khoản vay cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay, bảo lãnh... - Bảng 6:biểu thị trọng số rủi ro phân loại theo tài sản: Trọng số rủi ro Phân loại tài sản 0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng và các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính 20% Các khoản nợ của các ngân hàng có quy mô lớn Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước 50% Các khoản vay thế chấp nhà ở... 100% Tất cả các khoản như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế chấp, cổ phiếu, bất động sản... (Nguồn: Tạp chí Ngân hàng Công thương Việt Nam) Bảng 7 về các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau sẽ cho ra những yêu cầu về vốn khác nhau: Loại tài sản Trọng số Tỷ lệ Số tiền Tài sản Yêu cầu RR vốn (USD) điều chình RR vốn tối thiểu Trái phiếu Chính phủ 0% 8% 1.000 0 USD 0 USD Trái phiếu đô thị 20% 8% 1.000 200 USD 16 USD Thế chấp nhà ở 50% 8% 1.000 500 USD 40 USD Vay không có tài sản đảm bảo 100% 8% 1.000 1.000USD 80 USD (Nguồn : Tạp chí Ngân hàng Công thương Việt Nam) - Hạn chế sự phát sinh của các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi. Ngân hàng cần thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn tín dụng khi tài trợ, xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng. + Thu nhập thông tin về khoản vay và khách hàng Trong quá trình khách hàng đang dư nợ tại ngân hàng, ngân hàng cần thu thập thông tin nhanh chóng và chính xác về khách hàng. Thông tin thu thập được sẽ đựơc cập nhật trong hồ sơ lưu về khách hàng vay vốn tại ngân hàng nhằm giúp ngân hàng hiểu rõ, biết trước và dự đoán được tình hình hoạt động hiện tại và kế hoạch trả nợ trong tương lai của khách hàng vay, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề gì đối với khoản vay. + Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo: “ Cho vay có tài sản đảm bảo là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay củ khách hàng vay hoặc bảo lãnh của tài sản bên thứ ba” Đảm bảo tiền vay đem lại nhiều lợi thế cho ngân hàng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng chứ không phải là nguyên tắc câp tín dụng và việc vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay. Vịec vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với cán bộ ngân hàng 3.2.2 Về việc tăng cường và sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro: - Bảo hiểm tài sản: Tài sản bảo đảm là phương án trả nợ thứ hai của người vay vốn cho ngân hàng khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả nhưng bản thân của tài sản cũng chứa đựng nhiều rủi ro, sự biến động giá của tài sản đảm bảo theo thị trưòng và những tác động khác gây hư hại cho tài sản do vậy đề đảm bảo an toàn cho tài sản đảm bảo ngân hàng cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản của mình. Ngân hàng sau khi cấp tín dụng cho khách hàng có thể bán bảo hiểm đối với khoản tín dụng đó cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu một khoản phí bảo hiểm của khách hàng và dùng khoản này để bù đắp rủi ro trong trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng. Khi đó trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thì bảo hiểm ngân hàng sẽ bù đắp một phần hay toàn bộ khoản thiệt hại tuỳ thuộc vào mức đóng phí bảo hiểm. - Tăng tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo: Để đảm bảo cơ hội mở rộng tín dụng đồng thời để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng cần phối hợp nhiều hình thức đảm bảo khác nhau để giải quyết được nhiều nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh các hình thức đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình thì ngân hàng cũng có thể áp dụng và khuyến khích khách hàng dùng các hình thức bảo đảm như : đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, đảm bảo bằng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các hợp đồng có giá trị... - Chủ động xử lý nợ có vấn đề: Việc xử lý đối với những khoản vay có vấn đề là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ trước hạn. Để có thể phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề thì việc quan trọng nhất là ngân hàng phải thường xuyên và tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản vay sau khi giải ngân, áp dụng các biện pháp xử lý nếu phát hiện các khoản nợ có vấn đề. Thêm vào đó, đẻ có thể xử lý nợ quá hạn tốt ngân hàng nên tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương, bộ phận xử lý nợ có vấn đề phải gồm những người có chuyên môn, nghiệp vụ cao vừa am hiểu pháp luật vừa nhạy bén trong kinh doanh để có thể giúp công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt. - Đa dạng hoá rủi ro: Luận điểm của các nhà kinh tế học là “ không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Biện pháp này giúp ngân hàng có thể loại trừ một số rủi ro, tránh được rủi ro dây chuyền. - Chuyển rủi ro: Khi cảm cảm thấy hoạt động tín dụng có khả năng xảy ra rủi ro lớn nhưng họ có thể chuyển bớt một phần rủi ro tiềm ẩn cho các chủ thể có khả năng và sãn sàng chịu rủi ro khác bằng việc trả chi phí cho các chủ thể đó . Ngân hàng thường chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như: + Đồng tài trợ: Đây là hình thức ngân hàng liên kết với một hoặc nhiều ngân hàng khác để cùng cấp tín dụng cho một khách hàng có dự án mà nhu cầu về vốn lớn hoặc nhiều rủi ro + Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro sang cho các chủ thể khác có khả năng chịu rủi ro lớn hơn. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro tiềm ẩn cao ngân hàng có thể không chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản tín dụng này cho một nân hàng hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng phí. - Đa dạng hoá các hình thức cho vay Hiện nay chi nhánh vẫn thực hiện cho vay theo khá ít phương thức. Phần lớn nguồn vốn huy động được đều dùng vào việc điều chuyển vốn và cho vay nội bộ, phần còn lại cho vay theo các hình thức như cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay trả góp( hình thức này chiếm tỷ trọng rất nhỏ). Ngân hàng nên có những biện pháp tích cực hơn theo hướng hấp dẫn khách hàng vào những hình thức cho vay khác như cho vay luân chuyển, cho vay gián tiếp... đồng thời tiếp tục phát triển các dịch vụ bảo lãnh mới như bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh chất lượng sản phẩm - Tránh tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực cho vay Lãnh đạo chi nhánh cũng như cán bộ phòng quản lý rủi ro và cán bộ phòng quan hệ khách hàng cần tập trung nghiên cứu những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mang tính thiết yếu, đang phát triển có hiệu quả, được Nhà nước và địa phương khuyến khích để từ đó đa dạng hoá, lựa chọn ra những dự án có hiệu quả để tiến hành cho vay. Hiện nay cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng của chi nhánh chưa thật đồng đều, tập trung vào một số khách hàng lớn ở lĩnh vực dệt may mà chưa mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vì vậy trong thời gian tới chi nhánh nên mở rộng thị trường cho vay nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn tín dụng - Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Để một khoản tín dụng có chất lượng thì chủ yếu tố đầu tiên thuộc về cán bộ tín dụng. Chi nhánh cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp. Đối với những cán bộ tích cực chủ động tìm kiếm các dự án khả thi để mở rộng đầu tư tín dụng thực hiện các khoản vay có chất lượng đảm bảo làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm thì chi nhánh cần có chính sách khen thưởng động viên kịp thời. Đối với những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém, không trung thực khi đi thẩm định và cho vay thì ngân hàng cần có những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc phù hợp với mức độ vi phạm. 3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Thứ nhất, Chính phủ với chức năng điều tiết nền kinh tế bằng những công cụ như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và những điều chỉnh trong hệ thống pháp luật do vậy để hoạt động ngân hàng có hiệu quả Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Chính phủ cần điều hành chính sách quản lý ngoại hối, nhằm thu hút một lượng lớn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, bổ sung vào dự trữ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán với nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó cần chủ động kiểm soát được tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng, kiểm soát giá cả trên thị trường, tránh để tỷ lệ lạm phát quá cao. Thứ hai, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của các đơn vị kinh tế và hoạt động ngân hàng nói riêng, đặc biệt là luật về vấn đề về tài sản thế chấp, xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mại tài sản khi món vay có vấn đề theo đúng trình tự pháp luật Để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM xử lý nợ tồn đọng thì cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, các ngành có liên quan. Ví dụ như đối với các tài sản thế chấp là bất động sản mà công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản của NHTM cần bán để thu hồi nợ nhưng không đủ giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu và sử dụng đất thì Cục địa chính cần xem xét để hợp thức hoá giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu nợ. Thứ ba, Hệ thống Thuế của nhà nước cần phải được đơn giản hoá nhưng vẫn đủ mọi nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, giảm tình trạng trốn thuế, tránh thuế. Đẩy nhanh Chương trình thực hiện chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2010. Thứ tư, Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cần được kiểm tra chính xác và bắt buộc qua các công ty kiểm toán giúp ngân hàng có được những thông tin tài chính trung thực hỗ trợ việc thẩm định khách hàng chính xác. 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, cần hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro Hiện nay, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng đang được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, theo quyết định này các khoản nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì tỷ lệ trích lập dự phòng là khác nhau nhưng thực tế thì việc quy định tỷ lệ trích lập như vậy là không hợp lý vì những khoản tín dụng thuộc cùng một nhóm thì mức độ tổn thất sẽ là khác nhau Thứ hai, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát trên cơ sở pháp luật hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của ngân hàng. Thực tế thì công tác thanh tra chỉ mới ở giai đoạn khi đã phát sinh rủi ro mà chưa thực hiện công tác giám sát từ xa để phòng tránh rủi ro và ngăn chặn kịp thời. Qua một số hiện tượng như cán bộ ngân hàng lợi dụng khe hở trong ngân hàng để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, quy định của ngân hàng như buôn bán ngoại tệ ra nước ngoài hay lợi dụng uy tín của ngân hàng để tiến hành buôn bán ngoại tệ trái phép...Những hiện tượng trên cho thấy sự quản lý lỏng lẻo trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần có những chương trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên máy tính để có thể thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế cho vay, bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ quy chế cho vay. Thứ ba, cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Hoạt động thông tin tín dụng của ngân hàng Việt Nam mới ở giai đoạn đầu chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng thông tin tín dụng bằng cách trang bị cho trung tâm CIC những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu công việc, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ. 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Thanh Xuân Thứ nhất, Chi nhánh cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho hoạt động rủi ro của mình, cần phải xác định tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro, đây là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng. Thứ hai, Cần đánh giá đúng đắn về những loại rủi ro mà mình phải đối mặt và cần thực hiện theo các nguyên tắc: - Có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của chi nhánh mình theo một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. - Các cán bộ phòng quản lý rủi ro cần rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như các khoản vay mà phòng khách hàng đưa lên để đánh giá thẩm tra lại một cách chính xác, nhanh chóng. - Không nên để mức vốn của ngân hàng giảm dưới mức vốn tối thiểu theo quy định. Thứ ba, cần công khai thông tin một cách hợp lý theo nguyên tắc thị trường, thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn, những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng mình với rủi ro tín dụng Thứ tư, Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả việc khai thác thông tin tín dụng từ trung tâm tín dụng(CIC) giúp việc phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách tốt nhất KẾT LUẬN Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Khi đó, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu. Ngân hàng Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng để tăng cường năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, chuyên để đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, chuyên đề đã khái quát được những vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng và thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Thứ hai, chuyên đề đã phân tích được thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Thanh Xuân Thứ ba, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh và đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước cũng như NHCT Thanh Xuân về việc quản lý rủi ro tín dụng. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .......................................................................................... 2 1.1. Tổng quan về NHTM và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ..... 2 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại: ............................................................. 2 1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTMĐ ................................................................... 2 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng: ..................................................... 3 1.1.4. Phân loại tín dụng NHTM .............................................................................. 4 1.1.4.1. Phân chia theo thời gian .................................................................... ….…. 4 1.1.4.2. Cho vay theo hình thức tài trợ … .................................................................. 5 1.1.4.3. Tín dụng theo hình thức đảm bảo ................................................................. 5 1.1.4.4. Tín dụng phân loại theo rủi ro: ..................................................................... 5 1.1.4.5. Phân loại khác: ....................................................................................... ….6 1.1.5. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ........................ 6 1.1.5.1. Khái niệm rủi ro:........................................................................................... 6 1.1.5.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của NHTM .................. 6 1.1.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ................................ 8 1.1.6.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng..................................................... 8 1.1.6.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ................................................................... 7 1.1.6.3 Các chỉ tiêu phản ánh và đo lường rủi ro tín dụng ........................................ 9 1.1.6.4. Một sô chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ...................................................... 16 1.1.6.5 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: ........................................................ 15 1.1.6.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng: ....................................................................... 18 1.1.6.7. Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM ................................... 19 1.1.7 Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM ............................................................... 25 1.1.7.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng: ..................................................... 25 1.1.7.2 Các nguyên tắc chung trong quản lý rủi ro tín dụng ..................................... 25 1.1.7.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng: .............................................................. 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN .......................... 30 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng công thương Thanh Xuân ...................................... 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 26 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân trong thời gian qua. ................................................................................................ 27 2.2.1.Tình hình kinh tế trong nước. ........................................................................ 28 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh .............................................. 30 2.2.3. Hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: ....................................................... 39 2.3. Đánh giá kết quả đạt được của việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh..... 47 2.3.1. Những kết quả đạt được: ................................................................................ 47 2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại: ............................................................................ 49 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT THANH XUÂN .................................................................................. 51 3.1. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh: ..................................... 51 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh .......................... 53 3.2.1. Về bộ máy tổ chức và nhân lực: ...................................................................... 53 3.2.2 Về việc tăng cường và sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro: ................... 60 3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ...................................................................................................................... 58 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ......................................................... 58 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................... 59 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Thanh Xuân................................... 65 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3015_7078.pdf
Luận văn liên quan