Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững

TÓM TẮT Nước là một dạng tài nguyên môi trường đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống. Từ xưa đến nay, chúng ta cứ nghĩ rằng tài nguyên nước là vô hạn nên không quan tâm nhiều đến việc sử dụng cũng như thải bỏ các chất thải vào trong môi trường nước. Kết quả là tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Ngày nay, xu hướng phát triển dân số, công nghiệp và đô thị hoá, nền nông nghiệp thâm canh đã kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, trong đó có nước sông. Nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn kiệt, bồi lắng, nhiễm mặn dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Cùng với tốc độ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước cũng như các tỉnh lân cận thì tỉnh Thái Bình cũng đang từng bước chuyển dần từ tỉnh canh tác nông nghiệp sang xây dựng hình thành các khu, cụm công nghiệp. Nguồn nước tại Thái Bình cũng có những biến động dưới sự tác động của khí tượng thuỷ văn và các hoạt động của con người. Bên cạnh đó nhu cầu về nước ngày một tăng do tăng dân số và phát triển kinh tế-xã hội. Đã và đang xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ở nơi này, nơi khác tại Thái Bình. Việc khai thác, sử dụng không hợp lý đồng thời chưa quan tâm đến công tác bảo vệ đã và đang dẫn đến những hậu quả xấu khó lường về môi trường, kém bền vững trong phát triển do nguồn nước. Đứng trước tình hình như vậy, đề tài “Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững” với việc dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và mô hình toán hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác quản lý nguồn nước lưu vực này dựa trên quan điểm phát triển bền vững.

pdf88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ™&˜ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC LUU VỰC SÔNG KIẾN GIANG - TỈNH THÁI BÌNH TRÊN CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SVTH : PHẠM THU HƯỜNG MSSV : 710443B LỚP : 07MT1N GVHD: TSKH. BÙI TÁ LONG TP Hồ Chí Minh, 12/2007 b TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ™&˜ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC LUU VỰC SÔNG KIẾN GIANG - TỈNH THÁI BÌNH TRÊN CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SVTH : PHẠM THU HƯỜNG MSSV : 710443B GVHD: TSKH BÙI TÁ LONG Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 01/10/2007 Ngày hoàn thành luận văn:31/12/2007 TPHCM, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giảng Viên hướng dẫn TSKH. Bùi Tá Long c LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình đã dành cho em. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn của mình, Tiến sỹ khoa học Bùi Tá Long, trưởng phòng Geoinformatics, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, người đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến về mặt chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn trong thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động, Trường Đại Học Bán công Tôn Đức Thắng, những người đã cho em kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình em được học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới kỹ sư Cao Duy Trường cùng các anh chị trong phòng Geoinformatics, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian em làm Đồ án tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em gửi lời cảm ơn tới chị Lê Thị Út Trinh đã giúp đỡ em trong quá trình làm dữ liệu cho bản đồ tỉnh Thái Bình. Em xin chân thành cảm ơn tới chú Phí Văn Chín, trưởng phòng cùng với các anh chị trong phòng Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ em trong thời gian em thục tập và thu thập số liệu cho đồ án tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người thân yêu nhất đã hỗ trợ động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đồ án này. d TÓM TẮT Nước là một dạng tài nguyên môi trường đặc biệt, là thành phần thiết yếu của sự sống. Từ xưa đến nay, chúng ta cứ nghĩ rằng tài nguyên nước là vô hạn nên không quan tâm nhiều đến việc sử dụng cũng như thải bỏ các chất thải vào trong môi trường nước. Kết quả là tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Ngày nay, xu hướng phát triển dân số, công nghiệp và đô thị hoá, nền nông nghiệp thâm canh … đã kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, trong đó có nước sông. Nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn kiệt, bồi lắng, nhiễm mặn … dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Cùng với tốc độ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước cũng như các tỉnh lân cận thì tỉnh Thái Bình cũng đang từng bước chuyển dần từ tỉnh canh tác nông nghiệp sang xây dựng hình thành các khu, cụm công nghiệp. Nguồn nước tại Thái Bình cũng có những biến động dưới sự tác động của khí tượng thuỷ văn và các hoạt động của con người. Bên cạnh đó nhu cầu về nước ngày một tăng do tăng dân số và phát triển kinh tế-xã hội. Đã và đang xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ở nơi này, nơi khác tại Thái Bình. Việc khai thác, sử dụng không hợp lý đồng thời chưa quan tâm đến công tác bảo vệ đã và đang dẫn đến những hậu quả xấu khó lường về môi trường, kém bền vững trong phát triển do nguồn nước. Đứng trước tình hình như vậy, đề tài “Quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững” với việc dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và mô hình toán hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác quản lý nguồn nước lưu vực này dựa trên quan điểm phát triển bền vững. e NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... f BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình qua các năm ............................................... 10 Bảng 1.2. Diện tích trồng lúa theo huyện và thành phố.............................................. 11 Bảng 1.3. Ước tính sản lượng một số cây trồng......................................................... 12 Bảng 1.4. Sản lượng trâu bò, lợn (01/04/2007).......................................................... 13 Bảng 1.5. Ước tính sản lượng thủy sản...................................................................... 14 Bảng 1.6. Giá trị sản xuất công nghiệp( giá cố định 1994)......................................... 16 Bảng 1.7. Giá trị sản xuất công nghiệp (gía cố định 1994)- đơn vị: triệu đồng........... 17 Bảng 1.8. Sản phẩm chủ yếu của nghành công nghiệp............................................... 17 Bảng 1.9. Hiện trạng dân số của tỉnh qua các năm..................................................... 20 Bảng 1.10. Dân số trung bình năm 2004 theo giới tính và thành thị, nông thôn(đơn vị tính: nghìn người) ..................................................................................................... 21 Bảng 1.11. Vị trí lấy mẫu nước thải........................................................................... 29 Bảng 1.12. Phương pháp phân tích nước mặt ............................................................ 30 Bảng 1.13. Kết quả phân tích nước số liệu phân tích ngày 4/9/2007.......................... 31 Bảng 1.14. Kết quả phân tích nước............................................................................ 31 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn vấp nước theo vùng................................................................. 48 Bảng 2.2. Lưu lượng nguồn thải khu dân cư năm 2007-2015 .................................... 48 Bảng 2.3. Tải lượng thải theo đầu người và hiệu quả xử lý của bể tự hoại ................. 49 Bảng 2.4. Nồng độ chất thải nguồn nông nghiệp năm 2015....................................... 49 Bảng 2.5. Nguồn thải khu công nghiệp năm 2015 ..................................................... 50 Bảng 2.6. Kết quả tính toán cho nguồn thải nông nghiệp năm 2007 .......................... 51 Bảng 2.7. Thông số về nguồn thải kênh rạch ............................................................. 51 Bảng 3.1. Danh sách điểm nhạy cảm......................................................................... 66 HÌNH Hình 1.1.Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ................................................................ 5 Hình 1.2. Xác định nguồn thải................................................................................... 29 Hình 1.3. Vị trí lấy mẫu nước.................................................................................... 30 Hình 1.4. Biểu diễn nhiệt độ trên sông Kiến Giang.................................................... 32 Hình 1.5. Biểu diễn giá trị pH trên sông Kiến Giang ................................................. 33 Hình 1.6. Biểu diễn chất rắn lơ lửng trên sông Kiến Giang........................................ 33 Hình 1.7. Biểu diễn nồng độ COD trên sông Kiến Giang .......................................... 34 Hình 1.8. Biểu diễn chất BOD trên sông Kiến Giang................................................. 34 Hình 1.9. Biểu diễn DO trên sông Kiến Giang .......................................................... 35 Hình 2.1. Sự phân đoạn của QUAL2K trong hệ thống sông không có nhánh............. 37 Hình 2.2 Cấu trúc bảng Nguồn thải ........................................................................... 52 Hình 2.3 Nhập thông tin cho các nguồn thải – copy dữ liệu từ file Word.................. 53 Hình 2.4 Nhập thông tin cho các nguồn thải - Ẩn đi một cột thông tin trong một bảng của ENVIMQ2K ....................................................................................................... 53 Hình 2.5 Nhập thông tin cho các nguồn thải - Cột thông tin đã được ẩn .................... 53 Hình 2.6 Nhập thông tin cho nguồn thải – dữ liệu sau khi nhập................................. 54 g Hình 2.7 Nhập thông tin cho đối tượng phát sinh nguồn thải – Copy dữ liệu từ file word.......................................................................................................................... 55 Hình 2.8 Nhập thông tin cho đối tượng phát sinh nguồn thải – Nhập thành công....... 56 Hình 2.9 Nhập thông tin cho điểm nhạy cảm – copy dữ liệu từ file word .................. 56 Hình 2.10 Nhập thông tin cho điểm nhạy cảm – nhập thành công ............................. 57 Hình 9.46 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 1 .......................................... 57 Hình 9.47 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 2 .......................................... 57 Hình 9.48 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 3 .......................................... 58 Hình 9.49 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 4 .......................................... 58 Hình 9.50 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 5 .......................................... 59 Hình 9.51 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 6 .......................................... 59 Hình 9.52 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 7 .......................................... 59 Hình 9.53 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 8 .......................................... 59 Hình 9.54 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 9 .......................................... 60 Hình 9.55 Hiệu chỉnh kết quả thể hiện mô hình – Bước 1.......................................... 60 Hình 9.56 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 2 .......................................... 60 Hình 9.57 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 3 .......................................... 61 Hình 9.58 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 4 .......................................... 61 Hình 9.59 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 5 .......................................... 61 Hình 9.60 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – Bước 6 .......................................... 62 Hình 9.61 Lựa chọn thông số để chạy mô hình – kết quả hiệu chỉnh ......................... 62 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ............................................................. 63 Hình 3.2. Nhập số liệu nguồn thải nông nghiệp......................................................... 64 Hình 3.3. Nhập số liệu nguồn thải khu dân cư ........................................................... 64 Hình 3.4. Số liệu nguồn thải khu công nghiệp ........................................................... 64 Hình 3.5. Số liệu nồng độ các chất ô nhỉễm trong nhà máy ....................................... 64 Hình 3.6. Thông tin về nguồn xả thải ........................................................................ 64 Hình 3.7. Thông số kịch bản ..................................................................................... 65 Hình 3.8. Chức năng nhập thông tin liên quan tới kịch bản ....................................... 65 Hình 3.9. Nồng độ DO tại điểm nhạy cảm vào mùa khô theo kịch bản..................... 67 Hình 3.10. Nồng độ BOD tại điểm nhạy cảm vào mùa khô theo kịch bản ................ 67 Hình 3.11. Nồng độ TSS tại điểm nhạy cảm vào mùa khô theo kịch bản .................. 67 Hình 3.12. Nồng độ DO tại điểm nhạy cảm vào mùa mưa theo kịch bản ................... 67 Hình 3.13. Nồng độ BOD tại điểm nhạy cảm vào mùa mưa theo kịch bản ................ 67 Hình 3.14. Nồng độ TSS tại điểm nhạy cảm vào mùa mưa theo kịch bản.................. 67 Hình 3.15.Biểu diễn nồng độ BOD trên sông Kiến Giang vào mùa khô .................... 68 Hình 3.16. Biểu diễn nồng độ BOD trên sông Kiến Giang vào mùa mưa .................. 68 Hình 3.17. Biểu diễn nồng độ BOD vào mùa khô 2015............................................. 69 Hình 3.18.Nồng độ BOD mùa mưa năm 2015........................................................... 69 Hình phụ lục 1. Biểu diễn nồng độ BOD trên sông Kiến Giang mùa khô 2007............. i Hình phụ lục 2. Biểu diễn nồng độ BOD vào mùa khô năm 2007................................. i Hình phụ lục 3. Biểu diễn chất rắn lơ lửng mùa khô 2007 ........................................... ii Hình phụ lục 4.Biểu diễn hàm lượng oxy hoà tan năm 2007........................................ ii Hình phụ lục 5. Nồng độ chất rắn lơ lửng mùa khô năm 2007.................................... iii Hình phụ lục 6. Phân bố nồng độ BOD vào mùa mưa năm 2007 ................................ iii Hình phụ lục 7. Phân bố nồng độ oxy hoà tan vào mùa mưa năm 2007 ...................... iv Hình phụ lục 8. Phân bố nồng độ chất rắn lơ lửng mùa mưa năm 2007 ...................... iv h Hình phụ lục 9. Biểu diễn nồng độ oxy hoà tan mùa khô năm 2010 ............................ v Hình phụ lục 10. Phân bố nồng độ chất rắn lơ lửng vào mùa khô năm 2010................ v Hình phụ lục 11. Phân bố nồng độ BOD trên sông Kiến GIang vào mùa mưa năm 2010 .................................................................................................................................... v Hình phụ lục 12. Phân bố nồng oxy hoà tan trên sông vào mùa mưa năm 2010.......... vi Hình phụ lục 13. Phân bố nồng độ chất rắn lơ lửng trên sông Kiến Giang vào mùa mưa năm 2010 ................................................................................................................... vi Hình phụ lục 14. Nồng độ oxy hoà tan trên sông vào mùa khô năm 2015.................. vii Hình phụ lục 15. Biểu diễn chất ô nhiễm BOD trên sông vào mùa mưa năm 2015 .... vii Hình phụ lục 16. Biểu diễn nồng độ chất rắn lơ lửng trên sông vào mùa khô năm 2015 ................................................................................................................................. viii Hình phụ lục 17. Biểu diễn hàm lượng BOD trên sông vào mùa mưa năm 2015 ...... viii Hình phụ lục 18. Biểu diễn nồng độ oxy hoà tan vào mùa mưa năm 2015.................. ix Hình phụ lục 19. Biẻu diễn nồng độ chất rắn lơ lửng trên sông vào mùa mưa năm 2015 ................................................................................................................................... ix i NỘI DUNG LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................c TÓM TẮT ............................................................................................................... d NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................e BẢNG ...................................................................................................................... f HÌNH ....................................................................................................................... f NỘI DUNG.............................................................................................................. i MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1 Mục tiêu của Luận văn ............................................................................................ 3 Nội dung công việc cần thực hiện............................................................................ 3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ Xà HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.......................................................... 5 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ................................................................... 5 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình ........................................................ 5 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................. 10 1.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Bình đến năm 2020 ............. 27 1.2. Khảo sát hiện trạng môi trường lưu vực sông Kiến Giang........................... 28 1.2.1. Tổng quan sông Kiến Giang ......................................................................... 28 1.2.2. Vị trí lấy mẫu................................................................................................ 29 1.2.3. Phương pháp phân tích mẫu và các chỉ tiêu phân tích, kết quả ...................... 30 1.2.4. Đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường khu vực dự khảo sát .................... 32 1.2.5. Kết luận........................................................................................................ 35 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN........... 36 2.1. Tống quan về mô hình QUAL2K................................................................ 36 2.1.1. Chu trình nitơ ............................................................................................... 39 2.1.2. Sự ức chế của quá trình nitrat hoá (nitrification) ở nồng độ oxy hoà tan thấp 41 2.1.3. Chu trình phốt pho........................................................................................ 41 2.1.4. BOD carbon (carbonaceous BOD ) ............................................................... 42 2.1.5. Các công thức tính hệ số thấm khí ................................................................ 45 2.1.6. Dữ liệu về thuỷ văn....................................................................................... 47 2.2. Tính toán phát thải cho các loại nguồn xả thải khác nhau............................ 47 2.2.1. Nguồn thải dân cư......................................................................................... 47 2.2.2. Nước thải công nghiệp.................................................................................. 50 2.2.3. Nước thải sản xuất nông nghiệp .................................................................... 51 2.2.4. Nước thải kênh rạch...................................................................................... 51 2.3. Phần mềm ENVIMQ2K ứng dụng GIS mô phỏng chất lượng nước kênh sông 51 2.3.1. Nhập thông tin cho các đối tượng tham gia tính toán mô phỏng .................... 52 2.3.2. Cách nhập thông tin cho các điểm nhạy cảm................................................. 56 2.3.3. Cách chạy chương trình ENVIMQ2K và xây dựng báo cáo tự động.............. 57 j CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG KIẾN GIANG - TỈNH THÁI BÌNH.................................................................................................. 63 3.1. Các tài liệu làm cơ sở tính toán ................................................................... 63 3.2. Nhập số liệu được sử dụng cho tính toán vào ENVIMQ2K......................... 64 3.3. Mô tả kịch bản, tính toán cho từng kịch bản................................................ 64 3.4. Dự đoán chất lượng nước sông Kiến Giang................................................. 65 PHỤ LỤC:................................................................................................................ i 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng khoảng môi trường đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới đang là nguy cơ, thách thức cho sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Sự suy thoái hiện nay của nhiều hệ sinh thái đang dẫn tới sự suy thoái bản thân sinh quyển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cho tới thời điểm này, cộng đồng thế giới và các chính phủ hiện giờ vẫn chưa giải quyết được các nhiệm vụ do Hội nghị Rio de Janeiro (Braxin) đề ra vào năm 1992. Để vượt qua cuộc khủng khoảng về môi trường không còn con đường nào khác ngoài con đường xây dựng mối quan hệ mới giữa con người với thiên nhiên trong đó lưu ý đặc biệt tới khả năng phá vỡ sự cần bằng cũng như suy thoái môi trường. Sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta chỉ có thể đạt được bằng con đường bảo tồn các hệ thiên nhiên và bảo vệ chất lượng môi trường. Để thực hiện được mục tiêu này cần thiết phải hình thành và thực thi chính sách bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động của cuộc sống. Tuy nhiên, như đánh giá của Bộ chính trị trong nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt. Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc bảo vệ 2 môi trường; chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc bảo vệ môi trường; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 đã đưa ra 7 nhóm giải pháp chính để thực thi các mục tiêu bảo vệ môi trường trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải «Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ». Trong thời gian qua, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý môi trường đã được triển khai mạnh mẽ tại nhiều Trung tâm khoa học lớn của đất nước. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng trong công tác quản lý môi trường, trong số này có các sản phẩm tin học CAP và ENVIMQ2K /Web site www.envim.com.vn/. Công nghê này có thể tóm tắt như là một sự tích hợp công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS), cơ sở dữ liệu môi trường và các mô hình toán xử lý dữ liệu môi trường thành một công cụ duy nhất cho nguời sử dụng. Đề tài này có mục tiêu ứng dụng các công nghệ đã có ở trên vào công tác quản lý chất lượng nước mặt cho tỉnh Thái Bình. Nhằm thực hiện kế họach Bảo vệ Môi trường cũng như để hạn chế những tác hại do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đã triển khai kế họach quan trắc môi trường thường xuyên. Qua nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường tại tỉnh Thái Bình trong giai đoạn vừa qua có thể nhận thấy : - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường còn rất hạn chế thể hiện ở chỗ hầu hết các công tác lưu trữ, xử lý, làm báo cáo môi trường chưa được thực hiện đồng bộ. Nói cách khác các công việc này vẫn còn thực hiện một cách rời rạc, chưa được tự động hóa. 3 - Chưa đánh giá tổng hợp ảnh hưởng các nguồn thải lên chất lượng nước kênh sông. Từ đó không thể giải quyết được mối quan hệ nguồn thải – nơi tiếp nhận để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các con kênh sông. Từ đó tính cấp thiết của đề tài này là ở chỗ : · Để giải quyết tốt những nhiệm vụ đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về môi trường cũng như những nhu cầu bức xúc của xã hội, cần thiết phải xây dựng các giải pháp từng bước ứng dụng phương pháp mô hình, công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường. · Chất lượng môi trường nước mặt của Thái Bình đang có xu hướng bị ô nhiễm, việc khắc phục tình trạng này cần phải được tiến hành bằng một giải pháp tổng thể. Công nghệ thông tin và mô hình hoá là một chiếc chìa khoá để giải quyết triệt để vấn đề này. Mục tiêu của Luận văn Ứng dụng GIS, mô hình toán và cơ sở dữ liệu môi trường quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững. Nội dung công việc cần thực hiện Để thực hiện những mục tiêu trên, trong Đồ án này đề ra những nội dung cần thực hiện sau đây: Nội dung 1. Khái quát một số đặc trưng tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh Thái Bình. Nội dung 2. Thu thập, đo đạc, phân tích số liệu liên quan tới chất lượng nước sông Kiến Giang trong năm 2007. Làm sáng tỏ các nguồn xả thải từ các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất, dịch vụ vào sông Kiến Giang. Nội dung 3. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng phần mềm tích hợp thông tin môi trường, GIS và mô hình toán. Nội dung 4. Tìm hiểu cơ sở lý luận mô hình chất lượng nước được xây dựng trong và ngoài nước, đặc biệt là phần mềm Qual2. Nội dung 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm ứng dụng ENVIMQ2K quản lý tổng hợp và thống nhất dữ liệu quan trắc môi trường nước cho sông Kiến Giang, Thái Bình. Nội dung 6. Ứng dụng phần mềm ENVIMQ2K mô phỏng chất lượng nước sông Kiến Giang, Thái Bình. Phạm vi nghiên cứu 4 Trong khuôn khổ có giới hạn của một Đồ án tốt nghiệp kỹ sư môi trường cũng như giới hạn của thời gian thực hiện nên Đồ án có một số giới hạn như sau : Về địa lý: Đồ án xem xét khúc sông Kiến Giang đoạn từ xã Tự Tân (Vũ Thư) đến Vũ Quý (Kiến Xương) tỉnh Thái Bình. Về số liệu: Các số liệu kinh tế - xã hội được lấy từ 2005 trở lại đây. Số liệu liên quan tới chất lượng môi trường nước sông Kiến Giang được thu thập trong năm 2007. Trong quá trình thực hiện Đồ án này, tác giả đã được các thầy cô trong nhóm ENVIM hướng dẫn ứng dụng một số công nghệ đã được nhóm nghiên cứu thực hiện trước đây. Trong việc xây dựng phần mềm ENVIMQ2K, tác giả đã xử lý phần dữ liệu GIS từ Mapinfo. Ngoài ra tác giả đã thu thập số liệu môi trường liên quan tới sông Kiến Giang và tiến hành nhập các số liệu thu thập được vào ENVIMQ2K. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và phân tích tài liệu : thu thập các tài liệu đã có để lấy ra những thông tin cần thiết phục vụ cho đồ án. - Phương pháp khảo sát thực địa : Trong tháng 8-9/2007 tác giả đã thực hiện lấy mẫu phân tích phục vụ cho đề tài (có ảnh minh họa trong phần phụ lục). Đặc biệt đi tới một số vị trí có cống thải thải chất ô nhiễm xuống sông Kiến Giang, đo đạc số liệu thủy văn trong 5 ngày. - Phương pháp tin học: sử dụng các phần mềm xử lý số liệu như Excel, Access, Envimq2k. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . Do đề tài mới mẻ, kèm theo sự hạn chế về kinh nghiệm của tác giả nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất cảm ơn sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến để đề tài tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thành với chất lượng cao nhất có thể. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN, KINH TẾ Xà HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình Về địa lý Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là hành lang cận kề với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ giao thương giữa Hải Phòng, Quảng Ninh, nối dài tới các tỉnh duyên hải suốt dọc đất nước. Error! Objects cannot be created from editing field codes. Hình 1.1.Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình được thành lập từ năm 1890, là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trên bờ biển Đông Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, Hưng yên và Thành phố Hải Phòng. Phía tây và tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. 6 Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Tọa độ địa lý: 20 017’- 22 044’ vĩ Bắc và 106006’-106039’ kinh Đông. Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông biển khép kín. Bờ biển Thái Bình chạy dài trên 50 km, là môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế biển và phát triển du lịch. Có 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: phía Bắc và Đông Bắc là sông Hoá, phía Bắc và Tây Bắc là sông Luộc, phía Tây và Nam là hạ lưu của sông Hồng và sông Trà Lý với 5 cửa sông lớn Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Diện tích Tỉnh Thái Bình có diện tích: 1,543km2 Chiều dài bờ biển: 49,25km Diện tích tự nhiên 1.519,9 km2 địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 1-2 mét và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Toàn tỉnh Thái Bình có thành phố Thái Bình và 7 huyện: Đông Hưng, Thái Thụy, Vũ thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà trong đó có 284 xã, phường, thị trấn. Về đường bộ Thái Bình có quốc lộ 10 đi qua, nối Nam Định với Hải Phòng, đường 39 từ Thái Bình đi Hải Hưng, Quảng Ninh, Hà Nội. Địa hình Địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, ba mặt giáp sôngvà một mặt giáp biển. Đất đai phí nhiêu, màu mỡ được hình thành do phù sa bồi đắp. Hệ thống giao thong thuận lợi. Hệ thống giao thông liên tỉnh được trải thảm bêtông atphan. Hệ thống giao thong nội địa được trải nhựa. Thái Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt với diện tích 1.542,24 km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước được bao quanh bởi hệ thống sông biển khép kín, có 4 sông lớn chẩy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc đông Bắc có sông Hóa – sông phân lưu của sông Luộc chảy ở địa phận biên giới tỉnh dài 35km. Phía Bắc và đông bắc có sông Luộc – sông phân lưu của sông Hồng chảy ở địa phận biên giới tỉnh dài 53km. Phía tây và nam có sông Hồng chảy ở địa phận biên giới tỉnh dài 90km. giữa tỉnh có sông Trà Lý chảy qua dài 67km. Bờ biển của Thái Bình dài trên 50km, có cảng biển Diêm Điền đang được xây dựng. 7 Thủy văn Trên địa bàn huyện có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà Lý. Ngoài hai sông lớn còn có sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Trạch và hệ thống, kênh mương dày đặc. Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của tỉnh, có chiều dài 34km bao quanh 15 xã là ranh giới tự nhiên giữa Vũ Thư với tỉnh Nam Định. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng chảy qua huyện ở phía Bắc có chiều dài 23km bao quanh 8 xã. Sông Trà Lý là ranh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với huyện Đông Hưng và huyện Hưng Hà. Khí hậu Thái Bình là một tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn, tạo nên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình từ 23-240C. Cùng với nguồn nhiệt phong phú lại có tới 1600-1800 giờ nắng và 1800mm mưa là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây cối. Gió mùa mang lại cho khí hậu nhiều nét độc đáo với mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều và 2 mùa chuyển tiếp ngắn. Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc tháng 4 năm sau với những đặc điểm chính: Hướng gió thịnh hành: Bắc, Đông Bắc và Đông Nhiệt độ trung bình 23,40C có khi lên tới 42,80C. Nhiệt độ không khí trung bình dưới 200C, tối 4.10C. Trong đó mùa đông tình trạng lạnh không kéo dài liên tục, mà xen lẫn những ngày giá rét còn có những ngày ấm áp. Bên cạnh đó có những ngày rất dịu nhưng nhiệt độ giao động không mạnh như mùa Đông. Lượng mưa Lượng mưa nhỏ chiếm 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa nhỏ hơn lượng nước bốc hơi, trời quang mây. Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào giữa tháng 10 với những đặc điểm chính Lượng mưa cả màu lớn, chiếm 80% clượng mưa cả năm. Mùa hè có cường độ rất lớn từ 200-300mm/lần. Mưa lớn thường gặp trong những ngày có bão hoặc có going. Mưa mùa này rất không ổn định. 8 Độ ẩm Độ ẩm trung bình giữa các tháng trong năm thay đổi ít, dao đônng5 từ 80 đến 85%. Riêng tháng 1 đến tháng 3 độ ẩm cao hơn các tháng khác, độ ẩm trung bình 90- 91%. Tháng 11 đến tháng 12 có độ ẩm nhỏ nhất trung bình từ 65- 68%. Độ ẩm mùa hè rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu nhưng có gió mùa Đông Nam tràn về thì độ ẩm xuống dưới 30%. Hàng năm có trung bình 2-3 cơn bão đổ bộ xuống hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Thái Bình. Bão chủ yếu xảy ra vào tháng 8- 9; giông thường kèm theo mưa rào, gío giật và trong một số trường hợp còn gặp vòi rồng có sưc phá hoại lớn. Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự giao tranh của hệ thống gió mùa: Đông bắc( mùa đông) và Tây Nam ( mùa hè) . Do đó các đặc tính khí tượng thời tiết rất không ổn định. Song hai mùa chuyển tiếp có tính chất gần như mùa hè. Gió Có hai mùa chính trong năm: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió thổi từ ngoài biển vào mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa rào. Gió mùa Đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, khô và gây ra mưa phùn. Bão Thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết thủy văn. Theo thống kê 24 trận mưa điển hình đều do bão gây ra, diễn biến như sau: 56% trận mưa trước bão. 37% trận mưa đổng thời với bão. 7% trận mưa sau bão. Với 63% các trận mưa lớn vào các thời kỳ triều kém 16% vào thời kỳ trung bình 21% vào thời kỳ triều cường Bốc hơi Thông thường bốc hơi có liên quan tới nhiệt độ, nắng mưa, độ ẩm và gió Lượng bốc hơi trung bình năm: 752 mm/năm 9 Lượng bốc hơi lớn nhất (tháng 11): 90-100 mm/tháng Lượng bốc hơi nhỏ nhất tháng ( tháng 2,3): 33-41 mm/ tháng. Địa chất Địa tầng từ trên xuống bao gồm các lớp sau: Lớp đất lấp á sét màu vàng nhạt chiều dày: 0,6-1,0m Lớp cát bụi(lớp I) màu xám tro, bão hòa nứơc, chiều dày 3,9-5,0 m chứa nhoiều tạp chất hữu cơ xen kẹp bùn á cát mỏng. Lớp bùn á sét ( lớp II) màu xám tro, chiều dày 3,3-4,2 m, xen kẹp cát bụi mỏng. Lớp kẹp cát bụi ( lớp III) màu xám tro, chiều dày 0.7m. Địa chất thủy văn công trình Vĩnh Phúc 2 (VP2) phân bố ở độ sâu 50-80 m. Đây là tầng chứa nước khá tốt, có khả năng cung cấp nước lớn, nước áp lực. Tầng chứa nước phong phú trong các trầm tích bởi rời cát, cuội sỏi thuộc hệ tầng Hà Nội, phân bố ở độ sâu 80- 120 m. Đây là tầng chứa nước trữ lượng lớn, song chất lượng nước ở tầng này theo phân đới thủy địa hóa theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang có sự thay đổi khác nhau. Phía Bắc sông Trà Lý tầng chứa nước này ngọt, phái Nam sông Trà Lý nước tầng này rất mặn với tổng độ khoáng hóa( hàm lượng muối) M>8g/l. Tầng chứa nước trong các trầm tích Theo số liệu Liên đoàn địa chất thủy văn và đại chất công trình miền bắc, mặt bằng địa tầng địa chất thủy văn ở Thái Bình được mô tả từ trên xuống như sau: Tầng chứa nước nghèo, hệ tầng Thái Bình, phân bố từ mặt đất đến độ sau 20 m, đất đá chứa nước là cát, cát bột sét lẫn tàn tích thực vật, khả năng chứa nước yếu, chất lượng nước không tốt, hàm lượng Fe2+ cao. Các giếng khoan UNICEF tại Thành phố Thái Bình đang khai thác ở tầng này. Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng 1(HH1) phân bố từ độ sâu 20-30m, đây là lớp sét lẫn bột sét dày từ 6 đến 10 m, khả năgn cách nước tốt. Tầng chứa nước yếu thuộc hệ thống tầng Hải Hưng (HH2) phân bố ở độ sâu 30- 40m, đát đá chứa nước là cát hạt nhỏ, lẫn bột sét, có khả năng cung cấp nước nhỏ, nước áp lực. Tầng tách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc 1(VP1), phân bố từ độ sâu 40-50m, thành phần sét màu xanh, khả năng cách nước tốt. Tầng chứa nước trong các trầm tích bờ rời thuộc hệ tầng gắn kết yếu Neogen (N) phân bố ở độ sâu 150-250m. thành phần cát, sạn, sỏi gắn kết yếu, khả năng chứa nước tốt. 10 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm (2001-2005), tăng 7,21%, so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vượt 0,21%. Thời kỳ 1996 - 2000, tăng trưởng bình quân năm là 4,45%. Riêng năm 2005 dự tính GDP tăng 7,8%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước, (cả nước tăng 8,4%) GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,70 triệu đồng (370 USD), so với năm 2004 tăng 18%; so với năm 2000 tăng 75,4%. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc huy động GDP vào ngân sách của tỉnh. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 dự kiến đạt 13,1%, tăng 5% so với năm 2000. Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình qua các năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chung các ngành 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nhóm ngành NLNTS 53,69 51,59 50,92 45,79 45,56 42,27 - Nhóm ngành CNXD 14,75 16,47 18,00 19,35 21,22 22,86 - Nhóm ngành Dịch vụ 31,56 31,94 31,08 34,86 33,22 34,87 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tháng 7 năm 2007) Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Thái Bình vẫn cao nhất vùng 42,27% (năm 2005). Ngược lại, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng chỉ đạt 22,86% (các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đều đạt trên 30%) Tình hình đầu tư: Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2007, có thêm 12 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép đầu tư vào tỉnh với số vốn đăng ký đầu tư 48,22 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về số dự án và 4,2 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình đạt gần 3,8 triệu USD/dự án, cao hơn nhiều so với vốn đăng ký đầu tư bình quân/dự án cùng kỳ năm trước (2,3 triệu USD/dự án). Nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh đến nay là 32 dự án với tổng vốn đầu tư trên 130 triệu USD, trong đó có 14 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư 66 triệu USD, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động. Các hoạt động nông lâm, thủy sản Giá trị sản xuất Nông, lâm thủy sản năm 2005 dự kiến thực hiện 4821 tỷ đồng (giá cố định 1994), so với năm 2004 tăng 2,49% và tăng 21,59% so với năm 2000, bình quân 5 năm tăng 4,0%, vượt mục tiêu đại hội 0,54%. GDP khu vực nông, lâm 11 nghiệp và thuỷ sản năm 2005 đạt 3138 tỷ đồng tăng 1,26% so với năm 2004 và tăng 17,2% so với năm 2000. Mức tăng bình quân 5 năm là 3,23%. Riêng nông nghiệp giá trị sản xuất năm 2005 đạt 4354 tỷ đồng, so với năm 2004 tăng 1,65%, so với năm 2000 tăng 18,8%, bình quân 5 năm tăng 3,51%. Mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm vừa qua thấp (trong khi nông nghiệp cả nước tăng bình quân khoảng 4,4%). Nguyên nhân khách quan do thiên tai xẩy ra đối với trồng trọt 2 năm 2001 và 2003; đối với chăn nuôi gia cầm năm 2003, 2004. Sản xuất lương thực từ năm 2001 đến 2005 (trừ năm 2003) đều đạt trên 1 triệu tấn, giữ vững mục tiêu 1 triệu tấn lương thực đã đề ra. Lương thực bình quân đầu người từ 595 kg/người năm 2000, tăng lên 611 kg/người năm 2004. Khó khăn và hạn chế của nông nghiệp là: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, khả năng chống đỡ thiên tai còn hạn chế; kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn còn yếu. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và thuỷ sản chưa rõ nét, công nghiệp chế biến nông, hải sản chậm phát triển. Giá cả vật tư nông nghiệp, phân hoá học, thuốc trừ sâu, tăng cao hơn hẳn giá nông sản, nên tỷ lệ lãi của người nông dân thấp. Trồng trọt: Đất đai Thái Bình màu mỡ do được hình thành và bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Thuỷ hải sản phong phú, trong lòng đất có khí đốt, dầu mỏ, nước khoáng, than nâu, ven biển có sa khoáng... Đất dùng vào nông nghiệp gần 102 nghìn ha chiếm 67% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng cây hàng năm gần 94 ngàn ha. Trồng trọt của Thái Bình phát triển theo hướng thâm canh tăng vụ. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm gần 230 ngàn ha. Hệ số quay vòng của đất từ 2,4 -2,5 lần/năm. Nhiều diện tích được gieo trồng từ 2-3 vụ trong năm. Với 196 ngàn ha trồng cây lương thực thì diện tích trồng lúa nước đã chiếm tới 170 ngàn ha (86%). Điều kiện đất đai màu mỡ, cộng với kinh nghiệm quản lý và sản xuất đã tạo cho năng suất lúa của tỉnh đạt trên 120 tạ/ha canh tác. Tổng sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn, sản lượng các loại cây màu lương thực khai thác hàng năm cũng đạt 100 ngàn tấn (quy thóc). Nguồn lương thực đủ cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và còn cung cấp cho tỉnh ngoài và xuất khẩu từ 40 đến 45 vạn tấn. Thái Bình đang hình thành những vùng trồng lúa có chất lượng cao để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Bảng 1.2. Diện tích trồng lúa theo huyện và thành phố Diện tích trồng lúa theo huyện và thành phố 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Số 173141 173338 171808 170597 168555 12 Tp Thái Bình 4081 4089 3960 3752 3551 Quỳnh Phụ 24659 24809 24491 24412 24224 Hưng Hà 21956 21983 21696 21520 21280 Đông Hưng 26866 26886 26676 26509 26297 Thái Thụy 27877 27837 27729 27597 27065 Tiền Hải 22909 22834 22408 22909 22055 Kiến Xương 25952 26069 26017 25851 25697 Vũ Thư 18841 18831 18831 18866 18386 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình -2004 Diện tích trồng cây thực phẩm như rau, đậu, ớt, cà chua, bắp cải, dưa chuột, dưa hấu, hành tỏi trên 15 ngàn ha. Một số sản phẩm xuất khẩu sang các nước Đông Âu trước đây như ớt, tỏi... rất được ưa chuộng. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày cũng được trồng trên 10 ngàn ha. Nhiều loại cây nếu có nhu cầu tiêu thụ như đay, dâu tằm có thể được trồng nhiều hơn. Nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa là nghề cổ truyền ở một số nơi của tỉnh Thái Bình. Các loại cây ăn quả như táo, cam, chanh, na, mít, ổi bo, nhãn, vải thiều cũng rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Thái Bình và ngày càng được trồng nhiều ở vùng nông thôn và các vùng ven sông. Vụ đông xuân năm 2007: diện tích đạt 127.907 ha, tăng 3.349 ha so với vụ đông xuân năm trước. Năng suất và sản lượng các loại cây vụ đông năm nay đều tăng so với năm trước. Sản lượng rau tăng 34,1 nghìn tấn, khoai tây tăng 17,0 nghìn tấn, ngô tăng 5 nghìn tấn, khoai lang tăng 8,41 nghìn tấn, đậu tương tăng 1,1 nghìn tấn . . . Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm (theo giá 1994) ước đạt 1.849 tỷ đồng, bằng 58,38% kế hoạch năm, tăng 0,01% so với 6 tháng đầu năm 2006. Hưng Hà giảm 5,60%; Đông Hưng giảm 5,40%; Thành Phố giảm 5,37% các huyện khác đều tăng từ 2,02 – 3,67%. Dự kiến giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước 6 tháng 2007 đạt 642 tỷ đồng, bằng 43,85% kế hoạch năm và tăng 10,51 % so với cùng kỳ năm trước, các huyện, thành phố đều tăng. Bảng 1.3. Ước tính sản lượng một số cây trồng 6 tháng năm 2006 ( tấn) 6 tháng năm 2007 (tấn) 2007/2006 (%) I. Cây lương thực Lúa 584.056 531.217 90,95 Ngô 38.791 43.812 112,94 II. Các loại cây chất bột Khoai lang 45.513 53.918 118,47 III. Rau, đậu các loại Rau các loại 467.085 501.197 107,30 13 Trong đó: Khoai tây 45.592 62.625 137,36 IV. Cây công nghiệp Đậu tương 7.778 8.881 114,18 Lạc 5.117 5.789 113,31 (Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH 6 tháng đầu năm - Cục thống kê,2007) Chăn nuôi Phát triển và đang trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Các đàn trâu bò, lợn, gà, vịt... phát triển nhanh. Sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 40 nghìn tấn thịt lợn hơi, từ 4 - 5 nghìn tấn gia cầm, trên 70 triệu quả trứng, 26 tấn mật ong, khả năng sản xuất sản phẩm chăn nuôi rất lớn. Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi năm 2005 (theo giá cố định 1994) đạt 1220 tỷ đồng, tăng 17,53% so với năm 2004 và tăng 62,5% so với năm 2000, mức tăng bình quân 5 năm là 10,19%. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi đang có chuyển biến tích cực, trồng trọt giảm từ 75,6% năm 2000 xuống 64,77% năm 2005, chăn nuôi từ 21,3% lên gần 32%. Cơ cấu chăn nuôi đang chuyển dần sang kinh tế hàng hoá, đàn trâu năm 2005 chỉ bằng 59,7% năm 2000. Chăn nuôi bò thịt tăng nhanh, đàn bò năm 2005 tăng 34% so với năm 2001 và 13,9% so với năm 2004. Số đầu lợn năm 2005 so với năm 2004 tăng 11,72%, so với năm 2000 tăng 64,1%, bình quân 5 năm tăng 10,41%, trong đó lợn nái gấp 1,4 lần năm 2000, tăng 7,5% so với năm 2004, bình quân 5 năm tăng 7,0%; thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 10,8% so với năm 2004 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000, bình quân 5 năm tăng 9,45%. Chăn nuôi gia cầm, thuỷ sản và các con đặc sản cũng được khuyến khích phát triển. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 so với năm 2004 tăng 10,6%. Riêng sản lượng tôm tăng 10,8%. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2005 so với năm 2004 tăng 11,8%, gấp 1,7 lần năm 2000 và bình quân 5 năm tăng 10,8% năm. Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/4/2007, tổng đàn bò có 64.656 con tăng 17,53%, tổng đàn lợn có 1.032 nghìn con giảm 6,2% so với 2006. Quy mô chăn nuôi gia trại và trang trại phát triển, tăng quay vòng, nên sản lượng tăng khá. Bảng 1.4. Sản lượng trâu bò, lợn (01/04/2007) 01/4/2006 01/4/2007 2007/2006 (%) I. Tổng số trâu, bò 61.559 70.067 113,75 Trong đó: trâu bò cày kéo 38.884 44.155 113,56 - Tổng số trâu 6.588 5.411 82,13 Trong đó: trâu cày kéo 4.949 4.045 81,73 - Tổng số bò 55.011 64.656 117,53 Trong đó: bò cày kéo 33.935 40.110 118,20 II. Tổng số lợn 1.100.034 1.031.675 93,79 - Lợn lái 235.524 236.734 100,51 14 - Lợn đực giống 753 658 87,38 - Lợn thịt 863.757 794.283 91,96 (Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH 6 tháng đầu năm - Cục thống kê,2007) Thuỷ hải sản: Thuỷ hải sản của Thái Bình phong phú và đa dạng như cá, tôm, cua, lươn, ếch... Nhiều loại có giá trị xuất khẩu: Cá chim, nhụ, hồng, bơ, sao, tôm, cua, vây cá là mặt hàng xuất khẩu quí hiếm. Trữ lượng khai thác hàng năm dự tính có thể tới 50.000 tấn cá, 2000 tấn tôm. Hiện nay sản lượng khai thác mới chỉ được 16 nghìn tấn, trong đó gần 8000 tấn cá, 800 tấn tôm. Nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng phát triển nhanh. Ngoài các sông ngòi, hồ, ao cũng còn khoảng 8000 ha bãi lầy ngập nước ven biển có khả năng đưa vào nuôi trồng hải sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay mới chỉ đạt gần 10 nghìn ha, trong đó có 6.000 ha nuôi cá và 3.000 ha nuôi tôm. Diện tích nuôi tôm đạt 3.665 ha tăng 14 ha so với năm 2006 bao gồm 275 triệu con tôm giống đang phát triển tốt, diện tích nuôi ngao được mở rộng dự kiến tăng thêm khoảng 250 ha. Kết quả sản xuất thuỷ sản 6 tháng đầu năm: nuôi trồng đạt 18,3 nghìn tấn tăng 12,87%, đánh bắt đạt 17,7 nghìn tấn tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 6 tháng đầu năm (theo giá 1994) ước đạt 243 tỷ đồng, đạt 42,86% kế hoạch năm, tăng 10,09% so với 6 tháng 2006. Huyện Tiền Hải tăng cao 13,72% còn các huyện khác đều tăng từ 6 - 11,05%. Quan sát kết quả sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm theo huyện thì 5 huyện tăng ở mức trung bình (từ 4 -5%). Còn 3 huyện: Thành phố, Hưng hà, Đông hưng giảm. Nguyên nhân giảm kết quả lúa xuân và không có lợi thế so sánh kết quả vụ đông Bảng 1.5. Ước tính sản lượng thủy sản 6 tháng năm 2006 (tấn) 6 tháng năm 2007 (tấn) I. Sản lượng nuôi trồng 16.2.2 18.288 Cá 9.745 10.782 Tôm 498 514 Thuỷ sản khác 5.959 6.992 II. Sản lượng khai thác 17.140 17.677 Cá 12.263 12.757 Tôm 437 457 Thuỷ sản khác 4.440 4.464 (Nguồn: Báo cáo tình hình K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững.pdf
Luận văn liên quan