Quan niệm của con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến quá trình xây dựng con người Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trung Hoa cổ đại là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và triết học cổ xưa, phong phú và rực rỡ nhất không chỉ của nền văn minh phương Đông mà của cả nhân loại. Trung Hoa cổ đại có lịch sử lâu đời từ cuối thế kỷ III TCN kéo dài đến thế kỷ II TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền và bạo lực, mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Trong khoảng 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được chia thành 2 thời kỳ lớn: ã Thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) ã Thời Xuân Thu-Chiến Quốc Chính sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học trong các thời kỳ này, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc đã tạo tiền đề cho sự ra đời hàng loạt các hệ thống triết học với những nhà triết gia vĩ đại mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử của nhân loại. Trong thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái triết học khác nhau và Nho giáo có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú văn hóa Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa Hán cùng với sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với các tộc người khác. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, Nho giáo được nhìn nhận hết sức khác nhau: có những giai đoạn lịch sử, người ta đề cao Nho giáo, coi đó như là chuẩn mực để xây dựng đời sống xã hội, lại có thời gian, người ta phê phán, bài bác, thậm chí phủ nhận Nho giáo. Đương nhiên, khi đã coi Nho giáo như là một học thuyết thì việc xem xét, đánh giá trong các giai đoạn lịch sử cũng là việc làm bình thường. Nho giáo có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hằng mấy nghìn năm và phát triển vừa bề sâu, vừa bề rộng. Bề rộng là từ một vùng ra cả Trung Quốc, quê hương của nó, rồi ảnh hưởng đến Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản. Bề sâu là các giai đoạn lịch sử của nó, giai đoạn sau thường phong phú hơn giai đoạn trước hoặc vì phải thích nghi với điều kiện xã hội mới, hoặc vì phải đấu tranh và làm giàu với các luồng tư tưởng tín ngưỡng khác sinh ra từ nội địa hoặc nhập vào từ nước ngoài. Có nhà khoa học chú trọng đến “tính không hoàn chỉnh” của nó; nó không phải nhất thành bất biến; nó chuyển biến luôn và hãy xem đó là một sức sống của Nho giáo. Khả năng chuyển biến mà vẫn giữ bản sắc là một điều, một đặc tính đặc biệt của Nho giáo. Cho nên, có Nho giáo trước Khổng Tử Hạ Thương, đầu Chư, có Nho giáo của Khổng tử và các môn đệ trực tiếp; có Nho giáo thời Hán mà á thánh nổi tiếng là Đổng Trọng Thư; sang Đường, Nho giáo và Phật giáo đấu tranh mà chung sống (chưa kể rằng từ Xuân Thu-Chiến Quốc đến đó có bao nhiêu nhà tranh tiếng với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau). Rồi thời Tống , có Nho giáo của nó với những bậc á thánh lừng danh như Nhị Trình, Chu Tử v.v. Sĩ phu Việt Nam đi học thì tự gọi là đến cửa Khổng sân Trình. Một thuở sĩ phu Việt Nam xem Khổng Mạnh, Hán Nho, Tống Nho “ba vì” của Nho giáo, sau đó không có đỉnh nào cao hơn. Nho giáo đã trở thành tư tưởng, văn hoá, in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử của một nửa châu Á trong suốt hai nghìn năm trăm năm qua, và cho đến tận hôm nay, dù tự giác hay không tự giác, dù đậm hay nhạt, có khoảng một tỷ rưỡi con người đang chịu ảnh hưởng học thuyết Nho gia, học thuyết này đã trở thành cốt lõi của cái mà ta gọi là văn hóa phương Đông. Dĩ nhiên, nó có những hạn chế nhất định, trước hết là những hạn chế của thời đại, nhưng những tích cực, đóng góp của nó cho phép biện chứng duy vật, tuy mộc mạc đơn sơ nhưng thật đáng trân trọng và chuyên đề này không ngoài việc đề cập đến tinh thần cơ bản ấy.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan niệm của con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến quá trình xây dựng con người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nên dùng Pháp luật,hình phạt ép dân làm cho dân sợ mà tự nhà cầm quyền phải thỉ ân bổ đức mà đem đức hạnh mà chỉ bảo cho dân ,tự nhà cầm quyền phải giữ gìn lễ nghĩa đem đến lễ nghi mà giảng giải cho dan. Tự nhiên dân biết hổ thẹn ,biết cảm mến hướng về đường phải. Mạnh Tử kế tục tư tưởng của Khổng Tử và nêu lên “ngũ luân”. Ông cho rằng con người phải có nhân. Người có nhân là người biết ăn ở theo nhân luân(tức ngũ luân). Đólà năm mối quan hệ xã hội cơ bản giữa người với người trong xã hội. Năm mối quan hệ đó là :Vua-tôi,cha-con,vợ chồng,anh-em,bạn bè.Về năm mối quan hệ các nhà nho cho rằng :”Quân thần hữu nghĩa,phụ tử hữu thân ,phu phụ hữu biệt,trưởng ấu hữu tự ,bằng hữu hữu tín”tức là Vua tôi phải sống theo nghĩa ,cha con phải có tình thân ái ruột thịt,vợ chồng phải có sự khác biệt,anh em phải có thứ tự trên dưới,bạn bè phải có tín”. Mối quan hệ trong ngũ luân thời Khổng Mạnh là mối quan hệ có tính chất hai chiều,bề trên có trách nhiệm với bề dưới ,bề dưới có nghĩa vụ với bề trên.Mọi người đều cố trách nhiệm và nghĩa vụ lẫn nhau, đó là mối quan hệ đẹp mà các nhà nho đã dày công xây dựng.Ngoài năm mối quan hệ này các nhà nho còn bàn đến các mối quan hệ khác như quan hệ quân dân, thầy trò ,nam nữ… Trước hết mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ quan trọng nhất,nó gắn với vân mệnh đất nước , được các nhà nho chú ý bàn nhiều nhất.Thời kỳ Khổng Mạnh quan hệ vua-tôi là quan hệ có đi có lạivì sự nghiệp chung trị nước an dân.Khổng Tử đặt ra vấn đề “vua ra vua” ” tôi ra tôi”. Vua là người trụ cột của đất nước phải xứng đáng đạo làm vua.Vua phải lấy nhân nghĩa đối xử với bề tôi.bbề tôi với vua phải trung.”Vua nhân tôi trung” “Vua lấy lễ mà sai khiến tôi,tôi đem lòng trung mà phụng sự vua”.Vua là tấm gương sáng để bề tôi và người dân noi theo.Mạnh Tử cũng cho rằng thánh nhân phải là người mẫu mực để người đời ăn ở theo nhân luân. Về phận bề tôi các nhà nho yêu cầu bề tôi đối với vua phải hết lòng trung thành đem nhân nghĩa hết lòng thờ vua giúp nước.Bề tôi phải làm cho vua tin dùng nếu vua không tin dùng thì lui về ở ẩn để giữ trọn khí tiết và lòng trung của mình.Bề tôi có trách nhiệm khuyên can để nhà vua sửa tính sửa nết ,bề tôi nói phải vua nghe theo.Khổng Tử nói:”Làm quan trung với bậc quốc trưởng ,muốn đem hết lòng giúp nước há không đem ý kiến sáng suốt của mình mà bày tỏ với bậc quốc trưởng ,há không can gián người sao”. Mạnh Tử đặt điều kiện có đi có lại trong mối quan hệ vua tôi.Nếu vua yêu quý bề tôi thì bề tôicũng yêu quý vua nếu vua coi thường bề tôi thì bề tôi cũng không tôn trọng vua . Như vậy quan hệ vua tôi thời Khổng Mạnh thật là khăng khít ,có đi có lại, có nghĩa có tình,mối quan hệ hai chiều làm nền tảng cho các mối quan hệ khác trong xã hội .Sau mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đây là mmối quan hệ máu mủ ruột thịt gần gũi nhất trong gia đình. Về mối quan hệ cha mẹ - con cái: cha,cha(mẹ) sinh ra con cái phải hết lòng yêu thương nuôi dạy con cái,cha mẹ săn sóc cho con cái , cho con cái đi học để khi con cái trưởng thành có thể giúp ích cho đời.Cha mẹ có trách nhiệm dựng vợ gả chồng cho con cái . Còn Mạnh Tử cũng dẫn trong kinh lễ dạy rằng:” Đàn ông khi làm lễ đội mũ thì cha dạy cho;con gái khi làm lễ gả chồng thì mẹ gả cho,mẹ đưa con gái ra cửa răn con gái rằng:”Mày đi về nhà chồng mày phải kính ,phải răn ,chớ trái miệng chồng”. Qua lời mẹ dặn con gái thấy cho thấy bổn phận của cha mẹ với con cái ngay cả dến lúc trưởng thành. Về phía con cái ,các nhà nho cho rằng con cái với cha mẹ phải giũ trò đạo hiếu.Khi bàn về đạo hiếu Khổng Tử mới đề cập đến con cái phải lễ phép với cha mẹ đi theo chí hướng của cha. Mạnh Tử và Tăng Tử đã phất triển tư tưởng của Khổng Tử và bàn về đạo hiếu đầy đủ hơn sâu sắc hơn. Mạnh Tử nói :” Đạo hiếu là suốt đời thờ cha mẹ “ “ cỉ có phung dững cha mẹ là quan trọng nhất.Tăng Tử và một số nhà nho khác quy nội dung của hiếu về 3 điều: _Tôn kính cha mẹ ,vâng lời cha mẹ ,nghe theo lờo cha mẹ ,theo chí hướng của cha mẹ. _Phụng dưỡng cha mẹ suốt đời . _khi cha mẹ qua đời phải chôn cất chu đáo,thờ cúng cha mẹ cho có lễ. Các nhà nho còn nêu lên những diều bất hiếu.Mạnh Tử nói :Bất hiếu có năm tình huống sau;lười biếng chẳng muốn lam điều gì ,không đoái hoài dến cuụoc sống của cha mẹ.Ham thích cờ bạc không đoái hoài đến cha mẹ.Ham muốn tiền hoặc quá yêu quý vợ con ,quên chăm sóc cha mẹ. Ham thích hưởng lạc nhục dục để cha mẹ tủi nhục ,hổ thẹn.Quá ham mê võ lực đánh nhau tàn bạo chém giết người thiện lương khiến cha mẹ nguy khốn. Mạnh Tử nêu lên tội bất hiếu : một là cha mẹ lam điều bất nghĩa mà mình không biết can ngăn, để cha mẹ măc phải tiếng xấu .Hai là nhà nghèo mà mình chẳng chịu ra với đời kiếm chút lộc nuôi cha mẹ.Ba là chẳng chịu lấy vợ đẻ đén nỗi không có conlàm tuyệt mất sự tế tự vói tổ tiên. Các nhà nho giáo rất chú trọng giáo dục về đạo hiếu mong muốn con cái trở thành những người conhiếu thảo trong gia đình làm tất cả những gì để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹlam cho cha mẹ yên vui với tuổi già hãnh diện với bà con hàng xóm với xã hội. Tuy trong nội dung giáo dục lòng hiếu thảo còn những điều thái quá rườm rà nhưngviêc giáo dục lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ và mối quan hệ cha con nói chung của Nho giáo đã khá thành công vì nó dễ đi vào lòng người dễ được xã hội chấp nhận. Nó là mối quan hệ hai chiều có đi có lại,trách nhiệm đi liền với nghĩa vụ phù hợp với tình người đạo lý làm người.Nó có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Về mối quan hệ anh em các nhà nho dều yêu cầu anh em trong một nhà phải cư xử với nhau có trên có dưới trước sau hoà thuận ,tô trọng quyền anh trưởng trong gia đình.Anh em trong nhà phải có thứ tự trên dưới .Anh nói em nghe, anh có quyền thay thế cha điều hành mọi công viêc trong gia đình khi cha mấtcò em phải vâng lời anh nghe theo anh chỉ bảocó như vậy gia dình anh em mới hoà thuận vui vẻ. Trong khi xây dựng các mối quan hệ khác trong ngũ luân các nhà nho cũng chú ý xây dựng mối quan hệ bạn bè(bằng hữu).Mối quan hệ này lấy chữ tín lam trọng:”Bằng hữu hữu tín”.chữ tín làm bạn bèvượt qua khó khăn thơưng yêu giúp đỡ lẫn nhau.chũ tín làm chotìng bạn mãi bền vững .Khi nói về kẻ sĩ Khổng Tử nói:”Phải cư sử với người thiết tha hết tình và giữ niềm hoà duyệt”.Tình bạn với quan niệm của nhà nho được xây dựng không dụa trên tiền tài danh vọng,giàu sang phú quý mà là nghĩa là tình.Họ kết bạn với nhau, động viên nhau giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. Trong mối quan hệ thầy trò: quan hệ giữa thầy và trò trong đạo Nho có chứa đựng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Nó yêu cầu người thầy phải là người có đạo đức, tự giác nêu gương và là tấm sáng cho học trò noi theo. Người thầy không chỉ dạy tốt mà còn phải là một điển hình về việc rèn luyện tu dưỡng và học tập, người thầy phải trở thành một mẫu mực về nhân cách đạo đức, một tâm hồn cao cả, có tình thương và sự khoan dung độ lượng đối với học trò. Người thầy phải là người học không biết chán, dạy không biết mỏi, dạy tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, cao thấp. Bên cạnh đó nó cũng đặt ra cho người học những yêu cầu nhất định, đó là, phải ham học, khiêm tốn và biết tôn trọng người thầy… Bởi khiêm tốn là một trong những phẩm chất đạo đức Nho giáo và là đức tính của người học, muốn thế trong học tập người học phải luôn khiêm tốn. Trong tư tưởng Nho giáo đã khẳng định, học để biết, mà thế nào là biết: biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết như thế là người biết, học phải biết ta biết người, đừng lo người khác không biết gì về mình mà luôn nghĩ mình đã biết gì về người ta. Kho tri thức nhân loại là vô tận, tri thức của người học là cái có hạn trong cái vô tận của tri thức nhân loại. Tôn trọng thầy người học phải kính yêu thầy, coi thầy như cha mẹ mình, tôn trọng tri thức thầy đã tiếp thu của nhân loại để dạy mình… Ngoài quan hệ ngũ luân các nhà nho có đề cập đến quan hệ quân dân .Qua đó cho các bậc vua chúa thấy được tầm quan trọng và vai trò to lớn của dân.Nên vua phải biết chăm lo đến dân ăn ở cho được lòng dân. Trên đây là các mối quan hệ cơ bản giữa người với người mà các nhà nho dày công xây dựng.các mối quan hệ ấy đều liên quan ràng buộc tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.các nhà nho giáo nhằm giáo dục con người có đức nhân, mọi người đều thấm nhuần và làm theo những điều nhân nghĩa .Các mối quan hệ này ở thời Khổng Mạnh là mối quan hệ đầy đặn có tính chất hai chiều, có đi có lại mang tính nhân bản sâu sắc ,có tác dụng tích cực trong viêc giáo dục và dào tạo nhân cách của con người trong xã hội. 2.3. M ột số hạn chế trong nội dung quan điểm về con người của Nho giáo Những nội dung ,kiến thức mà Nho giáo truyền đạt cũng chỉ tập trung vào hai vấn đề chính là chính trị và đạo đức. Còn những kiến thức khác thuộc về các ngành khoa học tự nhiên như Toán học ,Thiên văn, Địa lý …ít được đề cập tới. Từ đó cho ta thấy Nho giáo không khuyến khích con người tập trung phát triển sản xuất, phát triển khoa học. Đây chính là điểm hạn chế trong tư tưởng của Nho giáo trong quan niệm về con người và phát triển con người. Khổng Tử từng nói:”Chỉ có kẻ tiểu nhân mới quan tâm đến việc làm ruộng ,làm vườn”.Tư tưởng là một tư tưởng không tiến bộ, không thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế. Từ tư tưởng đó nên khi xem xét mỗi quan hệ giữa người với người trong xã hội Nho giáo chỉ chú ý đến các mối quan hệ chính trị đạo đức mà không chú ý đến các mối quan hệ khác như quan hệ sản xuất quan hệ nghề nghiệp. Nội dung tư tưởng của Nho giáo chủ yếu đề cập và đề cao giai cấp thống trị trong xã hội “người quân tử”, mà chưa chú ý đề cập tới việc xây dựng, rèn luyện tầng lớp nhân dân. Theo Nho giáo “kẻ tiểu nhân” không đáng được bàn tới, nhắc tới trong các học thuyết tư tưởng của mình. Nguyên nhân của hạn chế này có lẽ bắt nguồn từ việc những người sang tạo ra các học thuyết của Nho giáo đa phần đều xuất thân từ giai cấp thống trị - giai cấp quý tộc, trí thức. Khổng Tử đã mắc phải sai lầm hạn chế do ông xuất thân trong gia đình ở tầng lớp quý tộc. Ông cho rằng người thượng trí ở trong hoàn cảnh xấu nào cũng không thay đổi nhân tính như cùng chung chạ với bọn ác ,bọn người xấu ,còn kẻ hạ ngu thì ở trong môi trường tốt lành cũng khó thay đổi tính cách truỵ lạc dẫu gần người hiền đức cũng chẳng được cải hoá. QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM Quá trình truyền bá, phát triển Nho giáo ở Việt Nam Nho giáo vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc, qua ba thời kỳ như sau: – 111 tcn-39: các đời Tây Hán và Đông Hán. – 43-544: các đời Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc Triều. – 603-939: các đời Tùy, Đường, Ngũ Quý. Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Thành phần trí thức ưu tú bấy giờ là những nhà tu, đặc biệt là các cao tăng. Thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn Nho học. Thế nên, khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939-965), Đinh (968-979), Lê (980-1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình là các đạo sĩ và thiền sư. Một số thiền sư có công dạy các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, như sư Khánh Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là thầy dạy Lý Công Uẩn; sư Trí ở núi Cao Dã là thầy của Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa... Nho học Việt Nam phát triển từ thế kỷ XI, sang đời Nguyễn thì suy. Nho học mở đường xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử;[1] nhờ đó thúc đẩy văn học phát triển, văn hóa được nâng cao. Không ít tiên Nho Việt Nam là tác gia, đi sâu vào triết Nho. Nhưng chiến tranh liên miên, sách vở bị cướp, đốt mất quá nhiều, tư tưởng học thuật của tiên Nho Việt Nam hầu như không còn lưu lại gì cho đời sau nghiên cứu. Nên nói đến Nho giáo Việt Nam, cái nổi bật hình như không phải là tư tưởng triết học, mà lại là văn chương, khoa cử, và vai trò chính trị của sĩ phu trong lịch sử. 1.1. Sự phát triển của Nho giáo qua các triều đại Việt Nam: a. Đời Lý (1010-1225) Nho học mới hưng phát. Vua Lý Thánh tông cho lập Văn miếu, làm tượng thờ Chu công, Khổng tử, bảy mươi hai tiên hiền (1070).[2] Vua Lý Nhân tông mở khoa thi đầu tiên tên là Tam trường (1075), Lê Văn Thịnh đậu thủ khoa; mở Quốc tử giám (1076); lập Hàn lâm viện (1086), tuyển Mạc Hiển Tích làm hàn lâm học sĩ. [3] Danh nho triều Lý có Lý Đạo Thành, Trương Bá Ngọc, Tô Hiến Thành... b. Đời Trần (1225-1400) Vua Trần Thái tông mở khoa thi Thái học sinh (1232); khoa Tam giáo (1247) và mở khoa Tam khôi (1247) tuyển trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Khoa ấy, Lê Văn Hưu đổ bảng nhãn, là sử gia Việt Nam đầu tiên, tác giả Đại Việt sử ký. Vua còn mở Quốc học viện (1253) giảng Tứ thư, Ngũ kinh.[4] Đời Trần Duệ tông khoa thi Thái học sinh được đổi thành Tiến sĩ (1374).[5] Đời Trần Nghệ tông, Lê Quý Ly soạn sách Minh đạo (1302), dịch thiên Vô dật ở kinh Thư (1394) để dạy thái tử (sau lên ngôi là Thuận tông), dịch kinh Thi dạy nội cung (1396). Đời Thuận tông, Lê Quý Ly làm thái sư, nắm quyền phụ chính, cải cách thi cử, ấn định lương bổng của các quan dạy học ở địa phương. Văn học đời Trần rất thịnh, nhờ khoa cử thúc đẩy. Danh nho có Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn (viết Giới Hiên toàn tập), Trương Hán Siêu, Lê Lập, Phạm Sư Mạnh (viết Hiệp Thạch tập), Chu An (viết Tứ thư thuyết ước, Tiều Ẩn thi), Hàn Thuyên... c. Đời Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1413), Minh thuộc (1414-1427) Hồ Quý Ly thay nhà Trần, lập nên nhà Hồ. Nước loạn, quân Minh xâm lăng, cướp sách vở đưa về Kim Lăng; những gì không đem được thì đốt, thiệt hại không kể xiết. Nhà Minh đưa Tống Nho vào Việt Nam. d. Đời Hậu Lê (1428-1788) Nho học rất được chú trọng, được tôn là quốc học. Khoa cử thúc đẩy, hình thành tầng lớp nho sĩ trí thức đông đảo. Kinh đô có Quốc tử giám, Thái học viện. Vua Lê Thánh tông chia nước làm mười ba đạo, hầu hết các đạo ở đồng bằng đều lập trường công, ấn định quy chế thi cử. Năm 1463 có chừng 1400 người thi Hội ở Thăng Long; năm 1475 tăng lên khoảng 3000 thí sinh. Từ triều Lê, người thi đậu rất vẻ vang: có lễ xướng danh, lễ vinh quy, lễ khắc tên tiến sĩ vào bia đá ở Văn miếu. Danh Nho đời Lê có Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đỗ, Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Giáp Hải, Nguyễn Mậu Nghi, Phạm Công Trứ, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Hãng, Phạm Đình Trọng, Lê Quý Đôn, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... e. Đời Tây Sơn (1788-1802) Sau khi đánh bại quân Thanh giữa năm Kỷ dậu (1879), vua Quang Trung lập Sùng chính viện, cử La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp làm viện trưởng, với trọng trách chấn chỉnh lại Nho học Việt Nam. La Sơn Phu tử dịch xong các sách Tiểu học, Tứ thư và Ngũ kinh ra chữ Nôm, chưa kịp cải cách thì vua Quang Trung mất. f. Đời Nguyễn (1802-1945) Nền học thuật gắn liền khoa cử ngày càng suy. Thực dân Pháp xâm chiếm đất nước. Cái học theo phương Tây khởi sự chen vào. Nền Nho học cử nghiệp cổ truyền dần dần mai một, chấm dứt năm 1915 ở miền Bắc, rồi 1918 ở miền Trung. 1.2. Các tấc phẩm triết học của Nho gia Việt Nam: Nhà nho có danh đời nào cũng xuất hiện, tên tuổi còn ghi lại nhiều. Ngoài công lao kinh bang tế thế, tiên nho Việt Nam còn giúp vào việc giáo hóa, trứ tác thơ văn nhiều loại. Riêng về mặt triết học, cũng rất phong phú, không những phô diễn đạo lý cổ truyền Khổng-Mạnh, Trình-Chu mà còn bày tỏ ít nhiều quan điểm riêng của người Việt, thể hiện hoặc tinh thần độc lập hoặc ý thức đối kháng với tư tưởng Trung Hoa. Tiếc thay, sách vở đã bị thất tán, tiêu hủy sau bao thế kỷ binh lửa. Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm của Trần Văn Giáp là hai trong những tài liệu quý hiếm, kể ra được một phần nào sách vở còn giữ lại hay còn ghi nhận được, nhờ đó cũng giúp đời sau có cái nhìn khái lược về tư tưởng triết học của nhà Nho Việt Nam đời trước. Căn cứ hai tài liệu ấy, qua một số tác phẩm mang tính triết học, giáo dục của người Việt, có thể dẫn lại một ít nhan đề tiêu biểu như sau (không nói tới sách khảo cứu lịch sử, địa dư, sáng tác văn chương): Tứ thư thuyết ước, mười quyển, Chu An (?-1370) đời Trần soạn, nay không còn. Chu An tự Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn, thụy Văn Trinh, tôn hiệu Khang Tiết Tiên sinh, người xóm Văn Thôn, làng Quang Liệt, huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội sau này). Đậu thái học sinh, không ra làm quan, ở nhà dạy học, nổi tiếng đạo đức, rất đông học trò. Đời Trần Minh tông được mời ra làm quốc tử giám tư nghiệp. Đời Trần Dụ tông, dâng sớ xin chém bảy nịnh thần, Vua không trả lời, ông từ chức về ẩn ở núi Kiệt Đặc (sau là núi Phụng Hoàng, huyện Chí Linh, thuộc Hải Hưng sau này). Tháng 12-1370, được đưa vào thờ ở Văn Miếu. Chu dịch quốc âm giải nghĩa, hai quyển, cũng gọi Chu dịch quốc âm ca [quyết], Đặng Thái Phương [hay Bàng] (1674-?),đời Hậu Lê soạn xong trước năm Quý hợi (1743). Tác phẩm dùng thơ lục bát giải nghĩa từng hào (diễn ca); như quẻ Càn, hào sơ cửu Tiềm long vật dụng (rồng ẩn náu chớ nên dùng) diễn ca là: Sơ cửu hào nghĩa tiềm long, Bé còn ở dưới mà dùng làm chi. Đặng Thái Phương người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Nghệ Tĩnh sau này). Năm hai mươi hai tuổi thi đậu khoa Hoành từ, làm tri huyện Giáp Sơn (trấn Hải Dương), thăng hiệp trấn, rồi hiến sát sứ Thanh Hóa. Năm 1743 làm tham nghị xứ Sơn Nam. Tứ thư ngũ kinh toản yếu, mười lăm quyển, Nguyễn Huy Oánh (1713-1798) đời Hậu Lê soạn. Ông tự là Thư Hiên, hiệu Thạc Đình, người làng Lai Thạch, huyện La Sơn, Nghệ Tĩnh. Đậu thám hoa (1748), làm quan đông các đại học sĩ (1765), thăng lại bộ tả thị lang (1766) làm chánh sứ sứ bộ sang cống triều Thanh, trở về thăng tước bá, rồi tước thạc lĩnh hầu, nghỉ hưu, lại được mời ra làm quan, thăng đô ngự sử. Tính lý toản yếu, hai quyển, Nguyễn Huy Oánh soạn. Quyển này và quyển trên nhằm tóm tắt các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Tính lý, tiện lợi cho Nho sinh chuẩn bị thi cử.[9] Thánh mô hiền phạm lục, mười hai quyển, Lê Quý Đôn (1726-1784) đời Hậu Lê soạn. Ông tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê làng Duyên Hà (Diên Hà?), huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Làm quan giữ chức thị độc Tòa Hàn lâm, sung tư nghiệp Quốc tử giám, làm phó sứ sang Trung Quốc, tước Dĩnh thành bá, rồi lần lượt giữ rất nhiều chức vụ quan trọng. Khi mất được truy tặng thượng thư Bộ Công, tước Dĩnh thành công. Tác phẩm rất nhiều. Khi soạn Thánh mô hiền phạm ông trích lục nguyên văn những lời nói của thánh hiền, xếp loại, chia thành mười hai đề mục, ghi rõ xuất xứ từng câu đã trích trong Dịch, Thi, Thư, Xuân thu Tả truyện, Lễ ký, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Gia ngữ, Hiếu kinh, Mạnh tử, Chu tử, Quốc sách, Quốc ngữ, Sử truyện, Tiên nho cách ngôn...[10] Thư kinh diễn nghĩa, ba quyển, Lê Quý Đôn soạn. Trong bài Tựa viết năm 1772, ông bày tỏ: “Tôi thường nghe, trị thiên hạ không thể không có chính sự, mà xưa nay người bàn về chính sự thường lấy sách Thượng thư làm gốc. (...) Tôi thật ngu lậu, nghiền ngẫm lâu năm, hiểu qua nghĩa lớn, mỗi khi đọc sách ấy chỉ cảm thấy ý vị dạt dào, lý thú vô cùng, chỗ nào xúc động mà phát minh thì tùy ý chép lại, chứng dẫn các truyện ký, bàn bạc việc xưa nay, đều là muốn làm ấn chứng cho sách của thánh nhân. Hễ chỗ nào cốt yếu thì thường thường nêu ra, ý muốn cho những người làm tôi sau này, trong khi xem sách và xét mình, thấy điều hay điều phải thì hăng hái phấn khởi; thấy điều xấu điều trái thì sợ hãi e dè, để mà chăm lo công việc, giữ gìn chức vụ, họa chăng có ích. Còn như noi gương điều đã thành công, răn dè điều đã thất bại, giữ thịnh phòng suy, sách này cũng có thể dùng làm sách để nhà vua có bên cạnh mình mà xem luôn, dùng làm công cụ lấy đức trị dân. Đến như những lời truyện, lời chú của tiên nho, hoặc có chỗ giống nhau khác nhau và có chỗ đáng ngờ thì đều có biện chính sơ qua...” [11] Dịch kinh phu thuyết, năm quyển, Lê Quý Đôn soạn. Trong bài Tựa, ông viết: “Sáu kinh là dạy về cách trí, thành chính, tu tề, trị bình, nhưng công việc về trời đất, về người, cùng là phép tắc của muôn vật, thì chỉ kinh Dịch là đầy đủ (...). Khổng tử lúc tuổi già mới thích học Dịch. Khi sửa dọn sáu kinh (...) chỉ riêng kinh Dịch thì làm phần Thập dực, tức là mười phần chú giải của kinh Dịch (...), giải thích rộng rãi, không quản nhiều lời. Văn chương của Khổng tử là ở đó mà lời nói về tính và đạo Trời của Khổng tử cũng là ở đó, cốt để chỉ vẽ cho thiên hạ và đời sau, tha thiết biết là nhường nào! Tôi từng trộm bàn, đạo trời đất vốn hữu thường, thế mà khi đầy khi vơi, lúc thịnh lúc suy, sự biến đổi xưa nay không cùng; lòng yêu ghét, lúc hợp tan, tình của người và vật không chỉ một mối mà đều tóm cả ở trong 384 hào của 64 quẻ. Quẻ có tác dụng tùy thời của quẻ, hào có tác dụng tùy thời của hào, thánh nhân không có chỗ nào là không dạy người tu cái đạo khuôn xử: như thế là lành, như thế là dữ, như thế là nên lo ngại, như thế là không tai vạ, dùng hình tượng rất tinh mà không ngoài các đạo thường về nhân luân và nhật dụng. (...) Nay hãy đem lời nói trong Đại tượng các quẻ mà nói, (...) chỉ một câu, nửa lời, mà dùng không thể xiết, đức cao nghiệp rộng, thực là ở đó. Huống chi, thông suốt các quẻ, nghiền ngẫm các hào, trên thì suy đến đạo Trời, dưới thì xét đến tình vật, giữa thì tham khảo sự tích của cổ nhân, lời nói việc làm đều trung chính, khi động khi tĩnh rất kính thành, để cho giữ được tốt lành, khỏi được hung dữ, đó chẳng phải là sơ ý lập giáo của thánh nhân ru? Tôi ngu hèn học kém, kính đọc lời dạy của thánh nhân, nghiên cứu truyện nghĩa của họ Trình, họ Chu, xét thêm những lời chú thích của tiên nho, có khi xúc động mà phát minh ra, nói thêm mấy lời, gồm có năm quyển, chỉ cốt để sửa lấy tâm thân cho ít lầm lỗi. Còn đem thi thố không nói mà tin là cốt ở đức hạnh, các sĩ quân tử học kinh Dịch thì không những là chỉ xem tượng mà học thuộc lấy lời, xem biến mà học thuộc câu bói, còn cần phải cẫn thận đức hạnh để hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài lời sách nói mới được.” Âm chất văn chú, hai quyển, Lê Quý Đôn soạn. Âm chất văn tương truyền là của Văn Xương Đế quân, nói về thiện ác báo ứng, bao gồm tư tưởng Tam giáo. Trong Đề từ, Lê Quý Đôn cho biết ông đã căn cứ theo Đan quế tịch, bốn quyển, của Hoàng Chính Nguyên đời Thanh (1761) và Âm chất văn chú, hai quyển, của Tống Tư Nhân đời Thanh (1776).[13] Lê Quý Đôn viết: “Văn Xương Đế quân có bài huấn gồm 541 chữ. Các bực hiền triết xưa suy diễn ý chỉ để giúp cho người ghi nhớ mà cố sức theo. Lại chép những việc thiện ác báo ứng ngay dưới mỗi tiết, khiến cho người ta ham làm thiện mà không dám làm ác, sách ấy có quan hệ rất lớn đến việc dạy đời. “(...) Tôi không tự xét mình, nhân lấy hai sách ấy [của họ Hoàng, họ Tống] bổ thêm vào một ít, chia làm hai quyển, trong phần diễn bỏ chỗ chú cũ đi, có khi bớt những chữ rườm, thay đổi cước chú, xếp theo từng loại, tất cả là 283 việc, cốt cho lời gọn mà nghĩa sáng, việc rành mạch mà lẽ rõ rệt. Trước là để tự răn lòng xét mình, tu dưỡng tính tình, cố gắng sao cho đến được chỗ ít lầm lỗi, sau là để dạy con cháu, phổ khuyến nhân sĩ, mong cho đều biết sửa mình theo lễ, giữ đức dựa nhân, để thành người quân tử, không đến nỗi làm kẻ tiểu nhân. “(...) Tôi từng trộm nghĩ: Người ta không ai không có nhân tâm, không ai không có đạo tâm, nhân tâm tức là nhân dục, đạo tâm tức là đạo lý. Giữ được một phần thiên lý thì bỏ được một phần nhân dục. Nhân dục thắng thì làm ác, thiên lý thắng thì làm thiện. (...) Nói về một nhà thì nhờ đó mà có thể được lành mạnh và hưởng phước lộc; nói về một nước, cho đến cả thiên hạ, thì nhờ đó mà có thể làm cho phong tục tốt, đưa đến cõi thái bình. Đạo lý ấy rất lớn, độc giả nên kính cẩn giữ lấy mà cố gắng làm theo.” Vân đài loại ngữ, bốn quyển, Lê Quý Đôn soạn. Sách gồm chín đề mục, trong đó đề mục thứ nhất là Lý khí ngữ, gồm 54 điều về vũ trụ, vũ trụ luận; chủ yếu giải bày quan niệm của Tống Nho về vũ trụ luận, đồng thời có nhiều phát triển riêng của soạn giả. Chu huấn toản yếu, năm quyển, do Phạm Nguyễn Du (1739-1787) đời Hậu Lê soạn. Ông tự Hiếu Đức và Dưỡng Hiên, hiệu Thạch Động, người làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An. Làm quan, chức đông các đại học sĩ, rồi đốc đồng Nghệ An. Viết nhiều sách, riêng về đạo Nho còn có tác phẩm Luận ngữ ngu án... Khi soạn Chu huấn toản yếu ông mô phỏng theo sách Cận tư lục của Chu Hy và Lữ Tổ Khiêm đời Tống, lấy toàn văn của Chu Hy chia thành loại, xếp thành tiết mục, hơn sáu trăm điều. Xuân thu quản kiến, mười hai quyển do Ngô Thời Nhiệm (1746-1803) đời Hậu Lê soạn. Ông là con của Ngô Thì Sĩ, tự Hi Doãn, hiệu Đạt Hiên và Hải Lượng Thiền sư, người làng Thanh Oai, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Làm quan, chức hiến sát phó sứ Hải Dương, rồi nhiều chức vụ quan trọng khác. Đời Tây Sơn làm quan thị lang, tước Tình phái hầu, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Viết nhiều sách. Trong Xuân thu quản kiến, dưới mỗi sự việc chép trong kinh Xuân thu của Khổng tử, soạn giả ghi rõ lời chú thích, trích trong các sách Tả truyện, Công Dương, Cốc Lương... rồi ghi thêm ý kiến và lời bàn của ông. Nhân thế tu tri, tám quyển, do Cao Xuân Dục (1842-1923) đời Nguyễn soạn. Ông tự Tử Phát, hiệu Long Cương, quê xã Thịnh Kháng (sau là Thịnh Mỹ), huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An [có sách ghi: phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ Tĩnh]. Làm quan, chức thượng thư Bộ Học, tổng tài Sử quán, tước An xuân tử. Viết nhiều sách. Nhắc đến ngũ luân (khuôn phép giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn) và thập nghĩa (mười lẽ phải gồm cha từ, con hiếu, anh lành, em kính, chồng nghĩa, vợ nghe theo, lớn huệ, bé thuận, vua nhân, tôi trung), trong bài Tựa năm 1901 cho Nhân thế tu tri có đoạn ông viết: “Đời người phải có ngũ luân, có thập nghĩa, thì trước hết làm ra các môn luân thường, môn phẩm hạnh. Đời người phải có mưu sinh, làm ăn, thì làm ra các môn thuật nghiệp, tố lý. Đời người phải có sửa mình, thu xếp việc nhà, thì làm ra các môn trị nhà, sửa xét mình. Đời người phải có tiếp xúc với người khác, thì làm ra các môn thù tiếp và thủ ngự để kết thúc toàn bộ sách. Vì vậy, nay vậy, nay tốt, tìm rộng trong các sách, lựa lọc trích lấy, chia môn, định loại, đem ra xếp đặt chú thích, tuy đến việc làm hung ác, cũng trích lấy một hai việc để mà khuyên răn.” Sách kể ra tám mươi sự việc xảy ra ở Trung Quốc và Việt Nam, nhằm khuyên làm lành tránh dữ.[18] Có thể qua sách này tìm hiểu được triết lý đạo Nho ở Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Nho giáo Việt Nam không phải chỉ là trích cú tầm chương, khoa cử, phú thi xướng họa. Có một luồng tư tưởng của người Việt, nó hòa hợp đạo Nho với Phật, Lão và văn hóa bản địa Việt Nam. Hiện nay, mọi việc nghiên cứu lại Nho giáo Việt Nam đều còn phải khởi sự, mà khó khăn lớn nhất vẫn chính là sự thất lạc tác phẩm của tiên nho qua các triều đại. Đạo Cao Đài xuất hiện ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX với lễ nhạc, y phục, và tiêu ngữ Nho tông chuyển thế (lấy tông chỉ đạo Nho để sửa đời loạn thành trị); phải chăng, trong một chừng mức nào đó có thể coi Cao Đài như một canh tân Nho giáo trong thời đại mới? 2. Ảnh hưởng của triết học Nho giáo tới quá trình xây dựng con người Việt Nam Mặc dù du nhập vào Việt Nam từ khá sớm song Nho giáo chính thức trở thành tư tưởng thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam trong quãng thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, suốt hai triều đại Lê - Nguyễn. Nho giáo Việt Nam về cơ bản là sự tiếp thu Nho giáo Trung Quốc, nhưng không còn giữ nguyên trạng thái nguyên sơ của nó nữa mà có những biến đổi nhất định. Quá trình du nhập và tiến tới xác lập vị trí Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam cũng là quá trình tiếp biến văn hóa hết sức sáng tạo của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, góp phần tạo nên tính đa dạng, nhưng thống nhất và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo tới đạo đức,tư duy suy nghĩ và lối sống của người dân Việt Nam từ xưa tới nay. 2.1 Tới tư tưởng chính trị : Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình khi du nhập vào Việt Nam đã góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương, tập quyền vững mạnh, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia. Các Nho sĩ Việt Nam xưa kia luôn mang trong mình tư tưởng “sôi kinh nấu sử” để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên Hạ, đó là con đường của các nhà Nho tiến thân, cống hiến cho nước nhà, tận trung với vua, hết lòng vì xã tắc. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”,” đưa thuyền cũng là dân , lật thuyền cũng là dân” ( Tuân tử), vì dân lấy đạo nghĩa trên hết, chăm lo cho dân, giáo hóa dân chính là tư tưởng trị quốc được các triều đại vua Việt Nam coi trọng. Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi cũng từng viết : “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Hồ chí Minh, nhà tư tưởng văn hóa của Thế giới, con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện trong tư tưởng và nhiều câu chuyện nho giáo của Người. Nhưng Người đã vượt qua những hạn chế của Nho giáo ra đi tì m đường cứu nước giải phóng dân tộc. Trên con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sáng suốt gạt bỏ đi cái cốt lõi lạc hậu của Nho giáo và giữ gìn, phát huy những nhân tố hợp lý của nó nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà Nho tôn thờ nhất chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận cái chữ Trung của Nho giáo, không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức đối với chính kẻ áp bức mình. Chữ Trung ở Nho giáo là trung thành tuyệt đối với nhà vua và chế độ phong kiến, còn ở Hồ Chí Minh, Trung là trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, lên án chế độ phong kiến và lật đổ nhà vua. Nho giáo vốn coi nhân dân là những người nghèo hèn cần được bề trên chăn dắt và sai khiến, Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải là “đày tớ của dân”, phải học hỏi nhân dân, và yêu quý nhân dân. Với tinh thần ấy, cách mạng đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, biến nhân dân thành sức mạnh vô địch để giành độc lập và xây dựng tổ quốc. Nho giáo đã nuôi dưỡng hàng ngàn năm tinh thần “trọng nam khinh nữ”, từ chổ khinh rẻ phụ nữ đến chổ áp bức họ, trói buộc họ trong bếp núc gia đình. Cách mạng Việt Nam đã sớm xóa bỏ những tử tưởng lạc hậu ấy để cho phụ nữ cùng bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực chiến đấu, sản xuất và quản lý đất đai. Nho giáo luôn quay về với quá khứ, đời này không bằng đời xưa, người ít tuổi không bằng người nhiều tuổi. Cách mạng luôn nhìn về phía trước, đặt niền tin vào thanh niên và tiền đồ dân tộc. Đảo ngược lại học thuyết của Nho giáo, nhằm mục tiêu trái hẳn với mục tiêu của Nho giáo, Hồ Chí Minh không xóa bỏ toàn bộ nội dung của Nho giáo mà giữ lại những nhân tố hợp lý vốn phục vụ cho chế độ cũ thành những công cụ chống lại chế độ cũ và xây dựng chế độ mới. Với tinh thần nói trên mà trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều câu chữ của Nho giáo, nhiều kinh nghiệm giáo dục và tu dưỡng của Nho giáo, nhiều biện pháp động viên tinh thần và ý chí của Nho giáo để cổ vũ nhân dân đứng lên chiến đấu giành lại độc lập tự do với một khí phách kiên cường, tinh thần mưu trí và sáng tạo. Người đã sáng lập và giáo dục Đảng ta với phương châm : “lấy dân làm gốc” làm tôn chỉ lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc dựng nước va giữ nước. Người cũng coi đạo đức la gốc chu trương chọn lựa người tài đe đảm đương việc nước.Qua 2 cuộc kháng chiến người đa nhắc nhơ rất nhiều câu chư của Nho giáo để giáo dục cán bộ nhân dân về phẩm chất tư cách đạo đức, về lòng nhân đạo của con người Việt Nam. Người mượn câu nói của Mạnh Tư để nêu lên khí phách của người cách mạng : “ giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Đây cũng chính la câu nói của Mạnh Tử trong Thiên Đằng Văn Công – Ha : “ Phu quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Tiếp tục kế thừa và phát huy tư tưởng lấy dân làm gốc của Nho giáo, Đảng ta đã đề ra nguyên tắc hoạt động của mình là :” Trung với Đảng, hiếu với dân” 2.2. Tới tư tưởng đạo đức, lối sống Nho giáo đã giúp xây dựng và hình thành lên lối sống trọng tình nghĩa và những giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt Nam. Với tư tưởng “Nhân, nghĩa” người Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống cao đẹp “lá lành đùm lá rách”, tinh thần tương thân tương ái, yêu đồng bào…hình thành nên bên trong mỗi con người Việt Nam. Biểu hiện cụ thể hoá của lối sống đạo đức này được thể hiện qua những câu ca dao thành ngữ được truyền từ đời này qua đời khác :” bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”….; những hoạt động từ thiện, quyên góp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những gia đình bị thiên tai bão lũ, những hoạt động tình nguyện, mùa hè xanh của các bạn học sinh, sinh viên…tất cả đều thể hiện một tinh thần tương thân tương ái cao đẹp của dân tộc ta. Tư tưởng “Lễ” cũng hình thành lên những lối văn hoá hành xử cao đẹp của con người Việt Nam với nhau: “kính lão đắc thọ”, “kính trên nhường dưới”, “kính già già để tuổi cho”, “lời chào cao hơn mâm cố”…. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến sự suy đồi chóng mặt trong lối sống, đạo đức của người Việt Nam. Đặc biệt là trong giới trẻ. Thời gian gần đây dư luân cả nước xôn xao về việc liên tiếp xảy ra những vụ việc đáng "báo động" về tình trạng suy đồi đạo đức ở thanh thiếu niên. Điều đáng nói là càng ngày lứa tuổi phạm pháp càng thấp tỷ lệ nghịch với tính chất nghiêm trọng của sự việc. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. 2.3. Tới các mối quan hệ trong xã hội Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn tri trật tư… vượt quá phạm vi cục bộ là các làng xã, thô, ấp hướng tới tầm mức quốc gia, ngoài ra nó góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt hơn, có tôn ty hơn… nhờ tuân theo Ngũ Luân “Vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè”. 2.3.1. Quan hệ vua tôi : Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ giữa người với người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh thần trung quân, ái quốc nhưng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu. Họ đòi hỏi nhà vua trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân. Ở Việt Nam Nho giáo đặt quan hệ vua tôi ơ vị trí cao nhất trong “ngu luân”. Các nhà nho Việt Nam không “ngu trung”, ho đòi vua trước hết phải trung thành với To quốc va hậu với dân. Ho đã ủng hộ Lê Hoàn, Trần Thủ Độ, khi các ông này gạt bo những vua quan bất lợi của triều đình cũ để lập lên triều đình mới. Đó là ảnh hưởng quan điểm thuyết Chính danh của Khổng Tử khi vua không ra vua. Nhân nghĩa trong Khổng giáo là tình cảm sâu sắc, nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi đối với nhà vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng, nhưng đối với Nguyễn Trãi và các trí thức Việt Nam thì điều cốt yếu của nhân nghĩa là phải đem lại cho nhân dân cuộc sống thanh bình, và đội quân chính nghĩa phải nhằm tiêu diệt những quân tàn bạo. 2.3.2. Quan hệ thầy trò: Những quan điểm của Nho đã hình thành nên những chuẩn mực trong việc xây dựng hình ảnh người thầy. Nó trở thành tiêu chuẩn để những người làm nghề giáo phấn đấu: Người thầy trước hết phải biết yêu thương học trò, thu nhận học trò từ mọi tầng lớp không phân biệt sang hèn, đẳng cấp “hữu giáo vô loại”, nhưng cũng không vì thế mà lẫn lộn tốt, xấu. Xuất phát từ tình yêu thương học trò, người thầy nâng cao nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với trò. “Lễ” đóng vai trò quan trọng trong việc đưa “nhân” “nghĩa” vào cuộc sống hàng ngày, là toàn bộ những quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà đạo đức Nho giáo đòi hỏi mọi người phải nhất nhất tuân theo Vậy người thầy phải là người luôn rèn luyện tác phong nhà giáo, từ ăn mặc đến cử chỉ lời nói phải luôn giữ chuẩn mực của mình. Nho giáo yêu cầu, người thầy muốn học trò nghiêm túc thì trước hết phải tự nghiêm khắc với bản thân mình, muốn truyền thụ những tri thức cho học trò thì trước hết người thầy cũng phải có tri thức uyên thâm, mà muốn được vậy, người thầy cũng phải ham học. Ngày nay chúng ta được nghe đến, biết đến không ít những người thầy,người cô dám chấp nhận gian khổ, tình nguyện đến với những trẻ em nghèo vùng cao, vùng hải đảo xa xôi, hẻo lánh để dạy chữ cho các em và coi đó là niềm hạnh phúc của đời mình. Những giáo viên đã và đang thẳng thắn lên án những tiêu cực trong ngành giáo dục để giữ đúng phẩm chất người thầy… Với người trò, Nho giáo yêu cầu trước hết phải có thái độ “tôn sư trọng đạo”. Quan điểm của Nho giáo là “tiên học lễ, hậu học văn”. Đến mỗi ngôi trường từ mầm non, tiểu học….cho đến Đại học ta đều dễ dàng nhìn thấy câu răn dạy trên được đặt trang trọng trên bảng hiệu, trong mỗi lớp học. Học trò luôn phải có thái độ tôn trọng, kính yêu đối với người thầy . Điều này được cụ thể hoá ở Việt Nam qua ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam 20 -11, đó chính là ngày để học trò thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn của mình đối với những người dạy dỗ mình. Từ xưa đến nay đã có không ít những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình thầy trò cao. Bên cạnh những câu chuyện, những người thầy, người trò vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống cao đẹp đó thì thật đau lòng khi hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến những con người, những sự việc cho thấy sự tha hoá trong đạo đức, lối cư xử của cả người thầy và người trò. Trong những năm gần đây chúng ta được chứng kiến “bội thực” các clip nữ sinh đánh nhau, ghi nhận rất nhiều vụ trẻ mầm non bị bạo hành, gây bức xúc trong xã hội, phát tán những clip giáo viên mắng chửi học sinh, thầy giáo “sàm sỡ” khiến học sinh tự tử…Phải chăng đây chính là những biểu hiện cụ thể nhất cho sự dần mất đi những truyền thống, chuẩn mực đạo đức cao đẹp của Nho giáo. Các mối quan hệ trong gia đình: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo. Nho giáo trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội. Nho giáo dạy con người ta phải biết “Hiếu đễ” Hiếu là cái đạo đối với phụ mẫu. Đễ là cái đạo đối với anh chị em. Đó là kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết cũng như sống, lúc cha mẹ mất mà tưởng như hãy còn, ấy là chí hiếu vậy. Tư tưởng này ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam và được truyền từ đời này sang đời khác qua các bài ca dao, tục ngữ “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Chính ảnh hưởng từ tư tưởng này nên người dân Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chăm lo mồ mả ….Cái Đạo đối với anh chị em là mỗi người phải ăn ở đúng phận mình, anh ra anh, em ra em. Ở Việt Nam ảnh hưởng của mối quan hệ ấy trong từng gia đình ,ngoài xã hộicũng khá sâu sắc nó góp phẫnây dựngtruyền thống đạo đức của con người trong xã hội. Ông cha ta có câu: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Ở mối quan hệ vợ chồng ta thấy các nhà nho cho rằng trong gia đình người chồng giữ vai trò chủ yếu cò người vợ là thứ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Người vợ còn chịu sự ràng buộc bởi tam tòng tứ đức:” Ở nhà theo cha ,lấy chồng theo chồng ,chồng chết theo con”.Tứ đức là “công ,dung,ngôn hạnh” Tức là người phụ nữ phải giỏi việc nội chợ ,phải có nhan sắc ,lời nói dịu dàng lễ phép,biết giữ gìn đức hạnh trinh tiết. Pháp luật nhà Lê đã quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng như: Nghĩa vụ đồng cư, nghĩa vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Nghĩa vụ chung thuỷ chỉ đặt ra đối với người vợ vì người chồng có quyền đa thê. Bộ luật nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức) đã quy định những hình phạt nặng nề đối với tội thông gian của người vợ “ …Vợ cả, vợ lẽ phạm tội đều xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng” (Điều 401). Người vợ có hành vi dâm đãng bị coi là phạm vào “thất xuất” để người chồng ly hôn. Mặt khác, theo tập quán lúc bấy giờ thì những người phụ nữ không đoan chính bị kỳ thị và trừng trị rất tàn ác. Ngày nay trong mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều thay đổi, pháp luật quy định nghĩa vụ chung thủy phải đến từ hai bên, một gia đình hợp pháp là gia đình chỉ có một vợ, một chồng. Người phụ nữ trong gia đình cũng đã được thoải mái tự do hơn không còn bị gò bó trong khuôn phép, lễ giáo nhiều như trước. Tuy nhiên những lễ tắc trong quan hệ vợ chồng do ảnh hưởng bảo thủ của Nho giáo vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong một số gia đình Việt Nam hiện nay. 2.4. Tới nền giáo dục Việt Nam Nho giáo rất coi trọng trí thức, coi trọng học hành. Khổng Tử là người “học nhi bất yếm, hối nhân bất nguyện”. Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Nội dung giáo dục của Nho giáo là dạy đức và dạy tài vẫn còn có ý nghĩa. Nho giáo coi trọng đức là coi trọng cách làm người, coi trọng con người là yếu tố quyết định. Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa con người đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học. Với phương châm “học nhi ưu tắc sĩ”, học để có thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong nhân dân. Hiếu học là đặc điểm của Nho giáo. Hiếu học đã trở thành truyền thống văn hóa Á Đông trong đó có Việt Nam. Đặc biệt ảnh hưởng đến nền giáo dục nước ta “ Tiên học lễ, hậu học văn”, “ Thầy ra thầy, trò ra trò” đó là tư tưởng lễ và chính danh của Khổng Tử. Hệ thống giáo dục từ xưa là các nho sĩ học đi ra làm quan, giúp vua giúp nước. Nho giáo cũng khẳng định sư giáo dục trong gia đình cũng co tác động mạnh mẽ. Suốt mười thế kỷ, triết học Nho giáo đã được các trẻ em mới cắp sách đến trường tiếp cận qua những bài học vỡ lòng lấy từ các sách Ấu học ngũ ngôn, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, v.v… Nhà giáo là các thầy đồ, thuộc tầng lớp sĩ phu, đứng đầu trong năm giai tầng xã hội: sĩ, nông, công, thương và binh Nho giáo hướng quản đạo quần chúng nhân dân vào việc học hành, tu dưỡng đạo đức theo Ngũ Thường “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn. Truyền thống cao đẹp thể hiện long nhân ái “lá lành đùm lá rách” đã được người dân Việt Nam phát huy và tiếp nối từ xưa đến nay qua các thế hệ. Chính từ đó Nho giáo đã góp phần tích cực sản sinh rất nhiều Nho gia Việt Nam xuất sắc trên mọi lãnh vực. Ðứng đầu trong lãnh vực giáo hóa là Chu Văn An. Nội trị như Lý Ðạo Thành, Tô Hiến Thành, Trương Hán Siêu, v.v… Ngoại giao như Mạc Ðĩnh Chi, Ngô Thời Nhiệm, v.v… Quân sư như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiệp, v.v… và bác học như Lê Quí Ðôn, Nguyễn Trung Ngạn, Phan Huy Chú, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, v.v… Sang tới thế kỷ hai mươi, có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can cùng các nhà nho trong Ðông Kinh nghĩa thục, Trần Quí Cáp cùng vô số nho sĩ trong những cuộc vận động chống sưu thuế ở miền Trung, các nho sĩ trong các phong trào Nghĩa sĩ Lục tỉnh Nam kỳ, Cần Vương, Ðông du, Tây du, Duy tân, v.v… Và xuyên suốt lịch sử, không thiếu những danh nho đã dùng cái chết để bảo vệ khí tiết như Nguyễn Biểu, Võ Duy Ninh, Hoàng Diệu, Nguyễn Cao, Phan Thanh Giản, Trần Bích San, Ðặng Thái Thân, Xứ Nhu, v.v… Chư vị sĩ phu ấy là quân tử và thánh nhân của người Việt. Ngày nay tinh thần hiếu học ấy vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, chính truyền thống hiếu học này đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu lớn lao về các lĩnh vực trên thế giới. Giải thưởng Toán học cao quý Fields của tiến sĩ Ngô Bảo Châu, 6 học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế IMO 2010 đều đoạt giải. trong đó 1 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 1 huy chương đồng….là những minh chứng cụ thể cho truyền thống cao đẹp này. 2.5. Một số ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo Bên cạnh mặt tích cực Nho giáo cũng có những mặt tiêu cực là xem nhẹ dân, không phát huy sức sáng tạo của dân, và duy tâm đôi chỗ là không tưởng. Cho đến nay, Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng không nho đến đời sống gia đình, các phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ. Tư tưởng coi thường người phụ nữ, “trọng nam khinh nữ” đan sâu vào đầu óc người Việt Nam từ xưa đến nay. Vẫn có những quan điểm coi thường phụ nữ, lấy tiêu chuẩn tứ đức làm đầu “ công, dung, ngôn, hạnh”. Người phụ nư trở nên bị cương tỏa, dồn nén trong vòng tứ đức không phát huy được hết năng lực của mình. Nho giáo quá bảo thủ không tiếp thu những cái mới ưu việt hơn dẫn đến bị cái mới ưu việt hơn tiêu diệt. Nho giáo luôn quay về với quá khứ, đời này không bằng đời xưa, người ít tuổi không bằng người nhiều tuổi. Nho giáo đưa con người quá hướng nội, chuyên chú suy xét trong tâm mà không hướng dẫn con người hướng ra bên ngoài, thực hành những điều tìm được, chinh phục thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Điều này làm cho nền văn minh, khoa học tư nhiên, kỷ thuật sau một thời gian phát triển đã bị chựng lại so với nền văn minh phương Tây vốn xuất hiện sau. Điều này làm giảm tính năng động, sang tạo và cung cách làm viêc thiếu chuyên nghiệp trong lao động, sản xuất của lao động Việt Nam so với các nước trên thế giới. Trong Nho giáo, bên cạnh thành phần chân chính, có ý nghĩa nhân văn cao cả, vẫn có không ít nguyên lý đạo đức cứng nhắc, đen trắng lẫn lộn như trong đạo tam cương, thậm chí phản nhân văn như trong đạo tam tùng… kể cả một số quan điểm nhân sinh, phản tiến hóa như tinh thần phục cổ (dù rằng cũng đã có ý thức duy tân: "Nhật nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân" - Đại học), quan điểm coi rẻ phụ nữ (dù đã có quan niệm: "đức hiền tại mẫu" (đạo đức hiền lành của con là cốt ở mẹ) "tương kính như tân" (vợ chồng kính trọng nhau như kính trọng khách), "tao khang chi thê bất khả hạ đường" (vợ chồng lấy nhau từ buổi còn ăn tấm ăn cám, khi đã làm quan không được bỏ vợ)… dù trong văn học nho gia không thiếu những gương sáng về phụ nữ được đề cao) ảnh hưởng tiêu cực đến văn học. Nho giáo Việt Nam không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Nó chỉ chú trọng đến những quan hệ chính trị và đạo đức thực tế. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực. Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ con đường phát triển tư duy trừu tượng.Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của nó đặc biệt phát triển mạnh. Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con người và bóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong sáng, những tình cảm tự nhiên và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phản động, cổ hủ và lạc hậu. Vấn đề “trọng nam khinh nữ” hiện nay đã được giảm nhẹ nhiều tuy nhiên nó vẫn còn khá nặng nề trong tư duy của nhiều người. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị văn hoá. Đơn cử như trong các thông tin tuyển dụng trên mạng, chúng ta thường xuyên bắt gặp những dòng chữ “ưu tiên nam giới” hay “chỉ tuyển nam giới” mặc dù đó là những công việc người phụ nữ hoàn toàn có thể làm được. Vấn đề “trọng nam khinh nữ” thích con trai còn đang gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay. Sự mất cân đối giới tính ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh ở Việt Nam có dấu hiệu rất nghiêm trọng, có thể tạo nên sự thiếu hụt nữ thanh niên trong tương lai. Quan điểm coi nhẹ việc giáo dục về tình dục, coi tình dục là “tín điều khắc kỷ, là bản năng thấp kém của con người không đáng để luận bàn”. Chính ảnh hưởng từ tư tưởng này nên người Việt Nam rất e ngại khi bàn luận đến vấn đề tình dục, do đó đã dẫn tới tình trạng thiếu hiểu biết tới vấn đề sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn. Từ đó gây ra những tác hại khôn lường do việc thiếu hiểu biết. Và như một hệ quả tất yếu, thiếu kiến thức về giới tính, cũng như không có kỹ năng, hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn, nhiều bạn trẻ đã phải lén lút đi giải quyết. Điều đó một phần giải thích tại sao Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với 45,1 ca phá thai/100 trẻ sơ sinh sống KẾT LUẬN Ảnh hưởng của nho giáo trong lịch sử phát triển xã hội, truyền thống văn hóa của nưóc ta vẫn tiếp tục. Đây là một sự thật không thể phủ nhận. Vấn đề "gạn đục khơi trong" Nho giáo để phục vụ mục đích tích cực cho đất nước ta hiện nay trong sự nghiệp công ngiệp hóa hiện đại hóa là vấn đề cần là m ngay và làm càng sớm càng tốt. Hiện nay Việt Nam đang bước vào cơ chế thị trường xuất hiện nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội, sinh hoạt gia đình và phẩm chất cá nhân. Thực tế cho thấy mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa phát triển vật chất và suy thoái tinh thần, giữa kinh tế và đạo đức văn hóa xã hội.Để khôi phục lại truyền thống văn hóa tốt đẹp xưa nay của nhân dân ta, đảng ta chủ trương giáo dục con người, chiến lược con ngưới, phát huy sáng tạo, độc lập tư chủ, chu trương giáo dục “ Tiên học lễ, hậu học văn “là những điều cốt yếu của nền giáo dục. Đối với mỗi chúng ta cũng nên rèn luỵện ý thức bản thân bên cạnh việc tiếp thu những tiến bộ nhưng đồng thời cũng phải giữ lại cho bản thân và xã hội những truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Xây dựng lên con người thế hệ mới nhưng vẫn giữ những đạo đức truyền thống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan niệm của con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến quá trình xây dựng con người Việt Nam.doc