Trên lĩnh vực văn học, Những huyền thoại của Roland Barthes đã gợi mở
một phương pháp sáng tác mới cho văn học Việt Nam, đặc biệt là tiểu
thuyết : phương pháp sáng tác huyền thoại, đây là một phương pháp còn khá
mới mẻ và chưa được vận dụng hiệu quả lắm trong các truyện kể và tiểu
thuyết Việt Nam. Và đây cũng là một phương pháp sáng tác mà các nhà
nghiên cứu tiểu thuyết ở ta đang dành một sự quan tâm lớn. Những huyền
thoại sẽ mở ra một hướng tìm tòi phát triển, đổi mới hình thức thể loại, nhất
là thể loại tiểu thuyết luôn phải đối mặt với nguy cơ mất dần độc giả trước sự
phát triển mạnh mẽ của điện ảnh và truyền hình, trong các nhà văn Việt Nam
ta, góp phần đưa nền văn xuôi đương đại Việt Nam phát triển năng động hơn
và sáng tạo ra nhiều tác phẩm đạt hiệu quả nghệ thuật hơn.
37 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3187 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan niệm của Roland Barthes trong tác phẩm Những huyền thoại (Mythologies), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện chưa
từng bao giờ xảy ra để nói về một điều đã tồn tại từ xa xưa” (Salluste, sử gia
La Mã cổ đại), kể “một sự kiện đã xảy ra trong thời nguyên thuỷ, thời hoang
đường khai thiên lập địa” (Mircea Eliade); huyền thoại là “truyện hoang
đường từ xa xưa, qua đó thể hiện một cách tượng trưng quan niệm về thế
giới” (Từ điển Encarta). Ta cũng nhận thấy rằng các định nghĩa thường chú ý
đến đặc điểm không còn tồn tại hay không thật của những chuyện được kể
trong huyền thoại. Khảo sát Những huyền thoại, chúng tôi thấy rằng,
R.Barthes đã không đi theo quan điểm truyền thống về Huyền thoại, mà ông
xem xét các huyền thoại trong “phạm vi mỗi nền văn hoá như những hệ
thống biểu thị mà ngay những người đề xuất cũng không biết các ý nghĩa thật
của chúng”[1]. Thuật ngữ huyền thoại có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ Hy Lạp,
phiên âm theo ngữ hệ La tinh là mythos (tiếng Anh: myth, tiếng Pháp: mythe.
Mythos có nghĩa là lời nói mơ hồ tối nghĩa và cần một sự giải mã để tìm ra ẩn
ý của nó. Nó bị che lấp bởi những thứ vặt vãnh không liên quan gì đến bản
thân nó và làm cho nội dung của nó trở nên mơ hồ. Từ mythologies mang
nghĩa thần thoại, dùng để chỉ những câu chuyện từ thời xa xưa của các dân
tộc, nơi có những nhân vật thần thánh hoặc những anh hùng được thần thánh
hóa. Tuy nhiên, từ mythologies cũng được dùng theo nghĩa mythe, và Roland
Barthes đã dùng như thế. Ông viết về “những huyền thoại trong đời sống
hằng ngày ở Pháp”, nó là những gì đang diễn ra nơi thế giới chúng ta đang
sống. Nó là “nơi người ta đấu vật”, là lúc “nhà văn đi nghỉ hè”, là “chuyến
du ngoạn trên biển”, là “các loại xà phòng và bột giặt”, “đồ chơi” con trẻ,
là rượu vang, sữa, bít tết, khoai tây rán, là “gương mặt nàng Garbo” – một
diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ, là “chiếc xe Citroën Mới”, v.v…Tất cả tạo
nên những huyền thoại hiện đại, nhằm mục đích “phê phán ngôn ngữ của cái
gọi là văn hóa đại chúng về phương diện tư tưởng”.
Roland Barthes cho rằng Huyền thoại được tạo ra do sự vật bị đánh mất
sử tính, sự vật đã quên lãng nguồn gốc cấu tạo ra chúng:
"Huyền thoại hoá là một vận hành có nhiệm vụ biến những hiện tượng
ngẫu nhiên mang tính lịch sử trong một nền văn hoá thành những câu
chuyện, những điều thiêng liêng, thần thánh, hoặc những chân lý hiển nhiên,
không còn gì thắc mắc hay đáng ngờ.” Huyền thoại hoá tạo nên “doxa”.
Barthes dùng lại thuật ngữ “doxa” của Platon, với nghĩa “giọng nói của
tự nhiên”, để chỉ tất cả những quan điểm chính thống về sự vật, về cuộc
đời… Như vậy công tác giải huyền thoại chính là đi ngược dòng thời gian để
truy nguyên lý lịch ban đầu của sự vật để vạch ra “tính ngẫu nhiên lịch sử
của chúng” và như thế sẽ xoá đi “tính thiêng liêng thần bí giả tạo bao quanh
những sự vật đó”. Tính thiêng liêng này sở dĩ được hình thành là do con
người đã quên lãng sử tính của sự vật. Chúng ta bị thuyết phục tin rằng tất cả
những gì đang xảy ra chung quanh: các định chế xã hội, các nguyên tắc đạo
lý, các quy ước văn học…đều hoàn toàn tự nhiên và không có gì phải bàn cãi
về “tính chất tự nhiên” của chúng. Trong huyền thoại có phần không thực, vì
vậy, huyền thoại làm cho con người lạc lối, lầm đường, mụ mị khi tin vào
những điều “hoang tưởng”. Và giải huyền thoại là xoá bỏ, hoá giải điều lệch
lạc để tìm ra sự thật đích thực. Theo R.Barthes, giải huyền thoại là một kỹ
thuật, một phương pháp tạo ra sự thức tỉnh, một thủ pháp vệ sinh tinh thần để
tẩy rửa những huyền thoại chính trị, văn hoá, xã hội đã được chế tạo ra. Giải
huyền thoại là nỗ lực chống lại sức mạnh khống chế của “doxa” [2].
Trong Những huyền thoại, Roland Barthes đi giải mã 53 huyền thoại hiện
đại của nước Pháp. Và nhìn chung, ta thấy các huyền thoại mà Roland
Barthes đưa ra thuộc rất nhiều lĩnh vực trong xã hội: Những huyền thoại
thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật chiếm một số lượng vượt trội: Diễn viên
của ảnh viện Harcourt, Nhà văn đi nghỉ hè, Lối phê bình câm và mù, Gương
mặt nàng Garbo, Adomov và ngôn ngữ, Hai huyền thoại về sân khấu trẻ, Văn
chương như của Minou Drouet, Lối phê bình “Chẳng-chẳng”… Bên cạnh
đó, những huyền thoại chính trị cũng chiếm vị trí đáng kể: Người nghèo và
người tư sản, Mấy câu hỏi của ông Poujade, Ảnh tranh cử, Chuyến du hành
đường biển của “Batory”, Kẻ sử dụng bãi công…Ngoài ra còn có huyền thoại
tôn giáo (Billy Graham ở trường đua xe đạp mùa đông…), huyền thoại khoa
học (Bộ óc của Enstein, Người-phóng…), huyền thoại thể thao (Nơi người ta
đấu vật, Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp…), huyền thoại về tinh
thần (Binchon ở xứ da đen…) và tất nhiên không thể thiếu những huyền
thoại vật chất thuộc trào lưu sống tư sản hiện đại của người Pháp (Các loại xà
phòng và bột giặt, Rượu vang và sữa, Bít-tết và khoai tây rán, Thoát y vũ,
Chiếc xe Citroën Mới…). Qua danh sách những huyền thoại của Roland
Barthes, ta thấy hiện lên khá đầy đủ những khía cạnh của xã hội Pháp hiện
đại. Xã hội hiện đại Pháp trong thời hậu chiến, những năm 50, những năm
của phi thực dân hóa, trong trào lưu giải tán các thuộc điạ, rùng rùng chuyển
động với nhiều cuộc cọ sát, giữa cái cũ và cái mới, giữa những ngộ nhận về
giá trị cội nguồn và những âu lo cho viễn ảnh tương lai. Trên đấu trường tư
tưởng, cánh Hữu và cánh Tả mâu thuẫn gay gắt và chống đối nhau trong bầu
không khí ngày càng sôi nổi. Và đỉnh điểm cuộc đọ sức sẽ diễn ra vào thập
niên 60 với Cách Mạng Tháng 5 năm 1968. Nhìn từ góc độ này, Những
huyền thoại của Roland Barthes vô cùng thú vị cho độc giả, bởi nó muốn
phanh phui cái bản chất xã hội hiện đại, muốn vạch trần các tín điều được số
đông xem như sự thật hiển nhiên . Nó “đọc” được đằng sau vô số các hiện
tượng xã hội, như cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp, như chiếc xe hơi
Citroën, như rượu vang, thịt bít tết và khoai tây rán, hay trong các câu chuyện
và nhân vật đương thời, sự tụt hậu của những giá trị mang nhãn hiệu tiểu tư
sản. Ngòi bút của Roland Barthes đầy châm biếm mỉa mai, giải mã các hiện
tượng được xã hội tiêu thụ và văn hoá đại chúng mới xuất đầu lộ diện, tung
hô như những bảng hiệu của nền hiện đại [14]. Ở đó, ta nhận ra bản chất của
xã hội tư sản. Nền dân chủ tư sản thực ra là một trong những hình thức chính
trị của nhà nước tư sản. Cơ sở kinh tế của dân chủ tư sản là những điều kiện
tiên quyết của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình phát
triển do bản chất giai cấp, dần dần tính chất tiến bộ của nền dân chủ tư sản đã
bị biến dạng. Từ chỗ quan hệ bình đẳng của công dân trước pháp luật đã thay
bằng quan hệ áp bức và bất công, các phúc lợi tự do cá nhân, phần lớn rơi
vào lớp người khá giả, giới thượng lưu. Còn những người làm thuê, nhân dân
lao động lại ít được hưởng quyền tự do dân chủ thật sự. Ngay cả vấn đề thông
tin đại chúng, nhà nước tư bản vẫn rêu rao là tự do, kỳ thực, nó được sử dụng
chủ yếu vì lợi ích của những tổ chức độc quyền tư bản lớn. Nhiều nhà tư bản
lớn ở phương Tây đã mua các báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình,
hãng phim và những phương tiện tuyên truyền khác để thao túng, uốn nắn dư
luận xã hội theo ý đồ riêng của mình. Đó là thực chất của chế độ dân chủ tư
sản hiện đại. Bởi vậy, Roland Barthes đã đi lật đổ địa vị của linh mục Pierre,
và đặt câu hỏi: Phải chăng đa số dân tộc Pháp, thay vì đi tìm một nền công lý
thực sự, “đã đánh tráo vào đó những biểu hiện của lòng vị tha?”. Với cái
nhìn sắc sảo, khi phân tích phản ứng của công chúng trong một trận đấu vật
(catch), Roland Barthes nhận xét : “Công chúng đòi hỏi chiêm ngưỡng hình
ảnh của sự đam mê, chứ không phải là sự đam mê”, nó thể hiện sự quan tâm
của ông đối với văn hóa đại chúng. Ông không ngại phê phán tính tự mãn của
giới nghệ sĩ, đằng sau cuộc triển lãm nhiếp ảnh mang tên “Đại gia đình con
người”, Roland Barthes lạnh lùng tố cáo cái huyền hoặc trong giá trị nhân
văn chung chung, khi nó bỏ quên các điều kiện sống cụ thể của người da màu
hay người lao động nhập cư. Ông để cho chính trị gia cánh hữu Poujade đánh
lên những cảm xúc phân biệt chủng tộc trong các bài viết “Mấy câu hỏi của
ông Poujade” hay “Poujade và các nhà trí thức”. Và “Bichon ở xứ da đen”
là một văn bản quan trọng về một sự phân biệt chủng tộc. “Ngữ pháp Phi
Châu” là một bài viết về ngôn ngữ, cụ thể hơn, về ngôn ngữ sử dụng trong
một số tờ báo cánh hữu và tạp chí để mô tả, đánh giá và phân tích các cuộc
xung đột đang diễn ra tại Algeria. Ông phơi bày bản chất tư tưởng của thuật
ngữ dùng để mô tả cuộc xung đột lớn của đế quốc Pháp, xác định các tuyên
bố gian dối để che giấu thực tế của cuộc chiến tranh Algeria. Nói về nền sản
xuất tư bản, khi phân tích quảng cáo về “các loại xà phòng và bột giặt”, ông
đã cho thấy rằng sản xuất tư bản đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không quan
tâm đến đạo đức hay xã hội; họ đưa hai loại bột giặt: loại ngấm sâu và loại
nhiều bọt và điều quan trọng là họ đã biết che dấu tác dụng ăn mòn của xà
phòng “dưới hình ảnh thú vị của một chất vừa ngấm sâu vừa bay bổng, có thể
chi phối cấp độ phân tử của sợi vải mà không gây tác hại cho vải”; ông thảo
luận về các phương pháp quảng cáo khác nhau của Omo và Persil, quảng cáo
của họ thúc đẩy hai sản phẩm khác nhau với hai thuộc tính khác nhau nhưng
trong thực tế, hai sản phẩm gần như giống nhau và cả hai đều được sản xuất
bởi Unilever đa quốc gia Anh-Hà Lan. Trong bài viết về “đồ chơi”,
R.Barthes chỉ rõ sự tụt hậu trong giá trị tư tưởng của xã hội tư sản, các loại đồ
chơi tung ra khuyến khích trẻ em trở thành chủ sở hữu hơn là người sáng tạo
và đó là một sự khuyến khích thụ động. Trong thời hậu chiến, ở Pháp nhiều
hàng tiêu dùng giá cả phải chăng hơn và nhiều người tiêu dùng có thể dễ
dàng có được những tài sản như là xe hơi, máy giặt,…lợi dụng điều đó, giai
cấp tư sản đã tạo ra một sự say mê các lợi ích vật chất và cái gọi là tiến bộ
công nghệ để tạo nên sự bùng nổ tiêu dùng, trong bài về chiếc xe hơi DS, ông
cười đùa chế giễu “thời nay, xe hơi là thành tựu tương đương với các thánh
đường gô-tíc thời trước đấy”, v.v…Chỉ cần nhìn vào mục lục những huyền
thoại của Roland Barthes ta đã có thể thấy muôn mặt xã hội Pháp xuất hiện
dưới con mắt của một nhà ký hiệu học.
Bên cạnh việc phơi bày bản chất xã hội tư sản, ông dành một sự quan tâm
đặc biệt cho ngữ pháp. Ông phân tích và chỉ ra những ngụy biện buồn cười
trong thói quen ngôn ngữ của mọi người. Ông chỉ ra rằng, Racine là Racine
là một lập luận trùng ngôn, thứ lập luận giai cấp tư sản đặc biệt ưa thích.
Roland Barthes đã chỉ ra bản chất của trùng ngôn và khiến ta giật mình: “Lợi
thế lớn của phương pháp trùng ngôn chính là chẳng phải nói ra”. Nó là sự
an toàn tuyệt vời của cái rỗng không. Từ đó, ông vạch trần bản chất khôn lỏi,
nhút nhát, lười biếng thậm chí vô trách nhiệm của những người sử dụng trùng
ngôn này. Roland Barthes cũng phê phán lối phê bình Chẳng- chẳng, một lối
phê bình bắt nguồn từ tính đạo đức của các từ ngữ được dùng. Người ta
tưởng rằng lối phê bình đó là mới nhưng ông đã lật ngược quan niệm đó. Ông
quan sát thấy chỉ cần xem những huyền thoại nào khác lộ ra trong những bài
phê bình đó là đủ biết tác giả của nó đứng về phía đảng phái nào. Ngoài ra, ở
lối phê bình Chẳng-chẳng người ta cứ thích xem “phong cách” của nhà văn
như giá trị vĩnh cửu của văn chương, đi theo quan niệm ở Độ không của lối
viết, Roland Barthes cho Văn phong là một giá trị phê bình hoàn toàn cũ. Bài
viết Mấy câu hỏi của ông Poujade cũng là một bài viết có sự hỗ trợ đắc lực từ
ngữ pháp học. Qua những câu trả lời như: “Ngài nhận trách nhiệm về sự
đoạn tuyệt, ngài sẽ phải chịu các hậu quả”, Roland Barthes đã khái quát về
khát vọng mọi hiện tượng diễn ra trọn vẹn trong khuôn khổ nội tại theo cơ
chế có đi có lại đơn giản của giai cấp tư sản. Hình thức ngữ pháp cân bằng,
phép tu từ ăn miếng trả miếng, tất cả theo dạng đẳng thức là thứ ngữ pháp ưa
dùng của giai cấp này.[18]
Với những huyền thoại đưa ra, Roland Barthes đã vạch trần bộ mặt giả dối
của giai cấp tư sản, đó chính là sự “thoát danh” của nó. Và hiện tượng ấy
được Roland Barthes xem xét khá tỉ mỉ. Xã hội Pháp vốn là một xã hội tư
sản, và cho dù lịch sử có đem đến những biến cố gì đi nữa thì bản chất xã hội
ấy vẫn không thay đổi, nó là một môi trường ưu đãi của những biểu đạt
huyền thoại. Như vậy thì giai cấp tư sản “thoát danh” để làm gì? Suy cho
cùng chỉ để thực hiện mục đích điều khiển xã hội của nó. Sự “thoát danh”
chính là rũ bỏ cái tên tư sản trong huyền thoại, qua đó “giai cấp tư sản biến
thực tại của thế giới thành hình ảnh của thế giới, biến Lịch sử thành Bản chất
tự nhiên”. Và từ đó, mọi ý đồ chính trị của giai cấp tư sản được công chúng
chấp thuận một cách hết sức tự nhiên mà không có một sự phản kháng nào.
Roland Barthes đã xem huyền thoại của xã hội tư sản Pháp như một diễn
ngôn và diễn ngôn này có mối liên hệ khăng khít với chính trị. Roland
Barthes đã định nghĩa về huyền thoại ở phương diện ký hiệu học trong xã hội
tư sản như sau: “huyền thoại là một ngôn từ phi chính trị hóa”, chính bởi vì
nó luôn biến cái ý định lịch sử thành bản chất tự nhiên, nó vứt hết tính chất
lịch sử của các sự vật. Chính trị ở đây được hiểu sâu xa là “tổng thể các mối
quan hệ giữa người với người trong cấu trúc hiện thực, xã hội của chúng,
trong quyền lực tạo lập thế giới của chúng”. Và phải hiểu tiền tố phi như một
giá trị năng động: “nó thể hiện ở đây một thao tác, nó không ngừng thực tại
hóa sự rũ bỏ”. Nói cho đúng ra Roland Barthes khẳng định rằng: huyền thoại
luôn tìm mọi cách xóa đi dấu vết chính trị nhưng nếu nhìn thấu đáo nó vẫn
mang dấu vết chính trị, bởi vì “mọi đối tượng tự nhiên nhất vẫn chứa đựng
một dấu vết chính trị, dù mờ nhạt, dù thấp thoáng thế nào đi nữa, đó là sự
hiện diện ít nhiều đáng ghi nhớ của hành vi con người đã làm ra, đã sắp xếp,
đã sử dụng, đã chinh phục hoặc đã quẳng nó đi” (theo Marx). Theo đó,
Roland Barthes đi đến một kết luận rằng: mọi người quan hệ với huyền thoại
không phải ở phương diện chân lý mà là ở phương diện sử dụng, như vậy nếu
chúng ta nhận xét huyền thoại ấy chẳng có sắc thái chính trị thì đơn giản là vì
nó không phải được tạo ra cho chúng ta.
Từ cách chọn huyền thoại để phân tích lộ ra quan niệm về huyền thoại của
Roland Barthes: “huyền thoại là ở phe Hữu”. Bởi vì bản chất của phe Hữu là
hào nhoáng, cởi mở, ba hoa và phe Hữu cũng là phe nắm trong tay mọi thứ:
“các vấn đề tư pháp, luân lý, mỹ học, ngoại giao, các nghệ thuật nội trợ, Văn
chương, sân khấu. Sự bành trướng của nó có cùng quy mô với hiện tượng
thoát-danh tư sản”. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra rằng: ở phe Tả có
huyền thoại hay không? Roland Barthes trả lời rằng: “huyền thoại có ở phe
Tả, nhưng nó không hề có cùng những tính chất của huyền thoại tư sản.
Huyền thoại phe Tả thì không bản chất”. Ta luôn biết rằng, phe Tả được xác
định liên quan đến những người bị áp bức, dân vô sản hoặc dân thuộc địa.
Chính vì vậy, những huyền thoại của họ mang bản chất nghèo nàn, nó gắn
với bản chất của giai cấp. Trước hết, đối tượng để huyền thoại nắm bắt rất
hiếm hoi, nó chỉ là vài khái niệm chính trị. Chính vì vậy, chẳng bao giờ
huyền thoại của phe Tả chạm được tới những lĩnh vực mênh mông của những
mối quan hệ giữa người với người. Nó không xâm nhập được vào cuộc sống
hào nhoáng đời thường, không chiếm được một vị thế ưu trong xã hội. “Nó
chỉ là huyền thoại phụ, việc sử dụng nó chẳng liên quan đến chiến lược như
trong trường hợp huyền thoại tư sản, mà chỉ là chiến thuật, hoặc tệ nhất, là
sự lệch lạc”. Huyền thoại ở phe Tả nếu có thì là do tiện thể sinh ra chớ không
phải là do thiết yếu. Nó khô khan, nó không biết sinh sôi nảy nở và tự sáng
tạo ra mình bởi vì nó thiếu năng lực chủ chốt là năng lực bịa đặt. Và “ta có
thể nói rằng theo một nghĩa nào đấy, huyền thoại phe Tả luôn luôn là huyền
thoại giả tạo, huyền thoại tái tạo: do đó mà nó vụng về”. Theo như những
phân tích trên thì huyền thoại mang tính giai cấp nặng nề và qua đó cũng cho
ta thấy được bản chất bành trướng, độc đoán của giai cấp vô sản.
Những vấn đề mà Roland Barthes đưa ra khi đi giải mã huyền thoại vẫn
có một sự liên quan đến cuộc sống hôm nay, không chỉ riêng nước Pháp mà
trên toàn thế giới. Ngày nay khi đọc Những huyền thoại, độc giả vẫn cảm
nhận được cái đáng yêu trong ngòi bút của Roland Barthes, cho dù cuộc sống
đã khốc liệt gấp vạn lần trước và nước Pháp ngày nay cũng đã sinh sôi nảy nở
thêm gấp vạn lần các huyền thoại mới. Nhưng cái cách giải huyền thoại mà
Roland Barthes đưa ra sẽ trang bị một cái nhìn tỉnh táo cho công chúng đối
với thực tế xã hội.
3.2. CẤU TRÚC CỦA KÝ HIỆU HUYỀN THOẠI VÀ BÀI HỌC VỀ
“TRÔNG NHÌN VÀ THƯỞNG THỨC”[2]
Trong Lời nói đầu của Những huyền thoại, Roland Barthes đã viết:
“Ngay từ đầu [...] tôi cũng đã tin vào một điều mà sau đó tôi tìm cách rút
ra tất cả những hệ quả: huyền thoại là một ngôn ngữ (langage). Vì vậy, tuy
quan tâm đến những sự việc xem ra hết sức xa lạ với mọi loại văn chương
(một trận đấu catch, một món ăn được xào nấu, một cuộc triển lãm đồ nhựa),
tôi không nghĩ là đi ra ngoài lĩnh vực ký hiệu học đại cương của thế giới tư
sản chúng ta, mà tôi đã tiếp cận triền dốc văn chương trong những tiểu luận
trước...”
Đến Lời nói đầu ở lần tái bản năm 1970, tác giả lại viết:
“Bạn đọc sẽ thấy ở đây hai điều xác định: một mặt là việc phê phán về
phương diện tư tưởng đối với ngôn ngữ của cái gọi là văn hóa đại chúng;
mặt khác là việc tháo dỡ về phương diện ký hiệu học đối với ngôn ngữ ấy: tôi
vừa đọc Saussure và tôi sẽ rút ở đấy ra niềm tin chắc là bằng cách xem xét
các “thể hiện tập thể” như những hệ thống ký hiệu, người ta hy vọng có thể
vượt lên khỏi sự bác bỏ có tính chất kính nhi viễn chi và chỉ ra một cách chi
tiết sự lừa phỉnh muốn biến văn hóa tiểu tư sản thành bản chất phổ quát”.
Như vậy thì trước sau Roland Barthes vẫn khẳng định một điều rằng
Huyền thoại thuộc lĩnh vực ký hiệu học, nó mang cấu trúc của hệ thống ký
hiệu, và muốn “tháo dỡ” Huyền thoại thì phải biết được cấu trúc của nó.
Mở đầu phần Huyền thoại, ngày nay, R.Barthes đã quan niệm rất rõ rằng:
Huyền thoại là một ngôn từ, hay nói khác hơn nó là một lời nói. Huyền thoại
là một lời nói, nhưng không phải lời nói nào cũng là huyền thoại, Roland
Barthes khẳng định “cần phải nêu lên mạnh mẽ ngay từ đầu rằng, huyền
thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp”, do đó huyền thoại
không thể là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một hình
thức, một phương thức biểu đạt; “ngôn từ Huyền thoại được tạo nên bởi sự
gia công chất liệu của sự vật nhằm hướng tới một thông báo thích hợp”.
Huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà bằng
cách thức nó phát ra thông điệp và phải miêu tả nó như một hình thức.
Huyền thoại là một ngôn từ, ngôn từ ấy lại là một thông điệp. Đó là một
sự mở rộng trong việc xác định ngôn từ Huyền thoại. Ngôn từ Huyền thoại
không nhất thiết phải được phát ra từ miệng, nó có thể được hình thành bằng
các chữ viết hoặc bằng các thể hiện: diễn ngôn viết ra, ảnh chụp, điện ảnh,
phóng sự, thể thao, quảng cáo, các cuộc biểu diễn…miễn là nó mang trong
mình tính chất biểu đạt, thông báo về một điều gì đó. Như vậy từ R. Barthes,
ta lại được cung cấp một cách hiểu rộng hơn về ngôn ngữ, diễn ngôn, lời
nói… “rằng bất cứ đơn vị hoặc tổng hợp có tính chất biểu đạt nào, dù được
thốt ra lời hay nhìn thấy bằng mắt” đều sẽ được hiểu là ngôn ngữ.
Thuộc về ngôn ngữ, R.Barthes cho rằng “huyền thoại thuộc về một khoa
học tổng quát mở rộng của ngôn ngữ học, và đó là ký hiệu học”. Vì vậy,
nghiên cứu huyền thoại, cũng như nghiên cứu lời nói, chính là nghiên cứu các
ký hiệu mà Saussure đã chủ trương trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương.
Ferdinand de Saussure (1857-1913) là nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sĩ, người
mở đường cho ngôn ngữ học hiện đại và sáng lập ngành ngôn ngữ học cấu
trúc, tuy rằng từ “cấu trúc” chưa một lần nào được ông nói đến. Trong Giáo
trình ngôn ngữ học đại cương (Cours de linguistique générale, 1916) xuất
bản ba năm sau khi ông qua đời, Saussure dùng hai từ phân biệt “langage”
và “langue”, trong khi tiếng Việt và tiếng Anh chỉ có một từ tương đương là
“ngôn ngữ” hoặc “language”. Ngôn ngữ (langage) là hoạt động nói năng,
không chỉ bao gồm ngôn ngữ nói mà rộng hơn (người ta có thể nói với nhau
bằng các động tác...). Ngôn ngữ (langue) là tập hợp các ký hiệu được một
cộng đồng sử dụng để liên lạc, trao đổi với nhau, như tiếng Việt, tiếng Pháp,
tiếng Anh, tiếng Trung... Cùng với các khái niệm langage và langue là khái
niệm “lời nói” (parole); đó là việc sử dụng cụ thể các ký hiệu ngôn ngữ
trong ngữ cảnh nhất định. Ngôn ngữ học chỉ là một nhánh của ký hiệu học
nói chung, nhưng là nhánh quan trọng và được phát triển mạnh mẽ nhất
[19;385].
Trong ngôn ngữ (langue), ông phân biệt hai mặt: cái biểu đạt (le
signifiant) và cái được biểu đạt (le signifié). Cái được biểu đạt là khái niệm
về một sự vật, một đối tượng nào đó được hình thành trong đầu thông qua cái
biểu đạt; còn cái biểu đạt là âm thanh của một từ phát ra để chỉ khái niệm kia.
Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là một mối quan hệ có
tính chất võ đoán và vô cớ hoàn toàn. Chẳng hạn, chúng ta không thể giải
thích lý do vì sao lại dùng từ gấu để chỉ một loài động vật, và cũng chẳng thể
giải thích vì sao tiếng Anh lại dùng từ Bear để chỉ con gấu, còn tiếng Pháp lại
dùng từ ours…
Theo R.Barthes, nếu như trong ngôn ngữ thông thường chỉ có hai vế: cái
biểu đạt biểu thị cái được biểu đạt theo một đường đơn giản, thì trong mọi hệ
thống ký hiệu học, không chỉ có hai mà là ba vế khác nhau; vế thứ nhất
không dẫn thẳng đến vế thứ hai mà thông qua mối tương quan giữa hai vế ấy,
“vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu, nó là tổng kết hợp của
hai cái kia.…mọi ký hiệu học đều đưa ra mối quan hệ giữa hai vế, một cái
biểu đạt và một cái được biểu đạt. Mối quan hệ ấy dựa trên những đối tượng
thuộc loại khác biệt, và vì thế nó không phải là một sự ngang bằng mà là một
sự tương đương”.
Để giải thích cho vấn đề trên, ông đưa ra một số ví dụ, xin được trình bày
một ví dụ của ông, chẳng hạn bó hoa hồng: ông để cho bó hoa hồng biểu thị
tình yêu say đắm; ở đây không chỉ có cái biểu đạt (những bông hồng) và cái
được biểu đạt (tình yêu say đắm); mà nói đúng ra ở đây chỉ có những bông
hoa hồng đã “thấm đượm tình yêu”; nhưng trên bình diện phân tích, rõ ràng
có ba vế, vì những bông hồng thấm đượm tình yêu hoàn toàn có thể phân tích
thành những bông hồng và tình yêu say đắm, hai vế: những bông hồng và
tình yêu say đắm đã tồn tại độc lập trước khi kết hợp với nhau để tạo thành
đối tượng thứ ba là ký hiệu. Và đúng như vậy, ông nói rằng: “trên bình diện
cuộc sống trải nghiệm, tôi không thể tách những bông hồng ra khỏi thông
điệp chúng mang theo, thì cũng vậy, trên bình diện phân tích, tôi lại không
thể lẫn lộn những bông hồng với tư cách cái biểu đạt và những bông hồng
với tư cách ký hiệu: cái biểu đạt thì rỗng, ký hiệu thì đầy, nó là một ý
nghĩa”.
Xem Huyền thoại như một dạng thức ký hiệu học, R.Barthes phân tích
rằng, giống như ký hiệu, Huyền thoại cũng có dạng thức ba chiều: cái biểu
đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu. Nhưng huyền thoại là một hệ thống đặc biệt
ở chỗ đó là một “hệ thống ký hiệu thứ hai”, được xây dựng từ một chuỗi ký
hiệu tồn tại trước nó . Cái là ký hiệu (nghĩa là tổng kết hợp của một khái niệm
và một hình ảnh) trong hệ thống thứ nhất nay chỉ là cái biểu đạt trong
hệ thống thứ hai. Một ví dụ quan trọng trong hai ví dụ mà Roland Barthes đã
dùng để minh họa cho sự chuyển hóa từ ký hiệu thành cái biểu đạt trong hệ
thống huyền thoại đó là: trang bìa tạp chí Paris-Match đăng hình một thanh
niên da đen mặc bộ quân phục Pháp giơ tay chào theo kiểu nhà binh, đôi mắt
ngước nhìn lên. Đó đã là nghĩa của hình ảnh. Nhưng ông cũng nhận ra rằng,
hình ảnh ấy lại đưa đến một sự biểu đạt nữa: “biểu đạt rằng nước Pháp là một
Đế quốc lớn, rằng tất cả con dân của Pháp, không phân biệt màu da, đều
phụng sự trung thành dưới lá cờ của Pháp, rằng chẳng có lời lẽ nào đáp lại
bọn gièm pha cái gọi là chủ nghĩa thực dân tốt hơn là nhiệt tình của anh da
đen kia phục vụ những kẻ bị coi là áp bức mình”. Vậy là ngay lúc này đã hiện
ra một hệ thống ký hiệu gia tăng: có cái biểu đạt được tạo thành bởi hệ thống
ký hiệu trước (một anh lính da đen chào kiểu nhà binh Pháp), có cái được
biểu đạt (sự hỗn hợp có dụng ý giữa tính chất Pháp và tính chất nhà binh), và
cuối cùng là có sự hiện diện của cái được biểu đạt thông qua cái biểu
đạt.[19;302]
Roland Barthes đã hình dung và sơ đồ hóa ký hiệu Huyền thoại.
Sơ đồ hiển thị có hai hệ thống ký hiệu chèn lên nhau. Hàng thứ nhất và
hàng thứ hai của sơ đồ hợp thành hệ thống ngôn ngữ; hàng thứ hai và hàng
thứ ba hợp thành hệ thống huyền thoại. Cái ký hiệu của hệ thống thứ nhất trở
thành cái biểu đạt mà huyền thoại sử dụng để xây dựng hệ thống của riêng
mình: CÁI BIỂU ĐẠT – CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT – KÝ HIỆU. R.Barthes gọi
hệ thống thứ nhất là ngôn-ngữ-đối-tượng (langue-objet), vì nó là ngôn ngữ
mà huyền thoại dùng để xây dựng hệ thống của mình, còn huyền thoại là
siêu-ngôn-ngữ (méta-langage), vì nó là ngôn ngữ thứ hai, trong đó người ta
nói về ngôn-ngữ-đối-tượng.
Sau khi phác thảo ra sơ đồ trên, Roland Barthes bắt đầu định danh cho các
vế trong hệ thống huyền thoại để tiến tới phân tích từng vế. Và sự định danh
các vế của ông được chúng tôi thêm vào ngay trong sơ đồ trên (trong dấu
ngoặc đơn sau mỗi vế). Trước hết về CÁI BIỂU ĐẠT trong huyền thoại có
thể được nhìn từ hai quan điểm: nó vừa là vế kết thúc của hệ thống ngôn ngữ
và vừa là vế khởi đầu của hệ thống huyền thoại, như vậy thì phải có hai cái
tên cho nó: trên bình diện ngôn ngữ, ông gọi cái biểu đạt là nghĩa; trên bình
diện huyền thoại, ông gọi cái biểu đạt là hình thức. Đối với CÁI ĐƯỢC
BIỂU ĐẠT, chẳng có sự mập mờ nào nên ông gọi nó là khái niệm. Vế thứ ba
là mối quan hệ qua lại giữa hai vế đầu, trong hệ thống ngôn ngữ nó là ký
hiệu, nhưng không thể dùng lại từ đó trong hệ thống huyền thoại, vì để tránh
sự mập mờ vốn là nét đặc thù của huyền thoại, nên trong hệ thống huyền
thoại, ông gọi vế thứ ba là sự biểu đạt.
Sau khi sơ đồ hóa và định danh, Roland Barthes chuyển sang phân tích
từng vế của hệ thống huyền thoại.
Trước hết là CÁI BIỂU ĐẠT của huyền thoại, nó xuất hiện một cách mập
mờ: khi nó là nghĩa thì nó đầy ắp, còn khi nó là hình thức thì nó trống rỗng.
Khi cái biểu đạt là nghĩa thì nó là một câu chuyện đầy đủ, nêu “dứt khoát một
tri thức, một quá khứ, một ký ức, một lĩnh vực so sánh các sự kiện, các ý
niệm, các quyết định”. Nghĩa sẽ là trọn vẹn nếu như huyền thoại không nắm
bắt lấy nó và đột nhiên biến nó thành một “hình thức trống rỗng, ký sinh”,
cũng có nghĩa là “gạt bỏ tính ngẫu nhiên” của nó. Tuy nhiên, Roland Barthes
cũng lưu ý rằng: hình thức không hề loại bỏ nghĩa mà nó chỉ làm nghèo nghĩa
đi, đẩy xa nghĩa ra và nắm lấy nghĩa để sử dụng theo cách của mình. Nghĩa
vẫn tồn tại nhưng bị tước đi giá trị và hình thức sẽ nhờ vào đó mà tự nuôi
dưỡng mình. Đối với hình thức, nghĩa giống như một kho dự trữ câu chuyện,
khi cần thì nó sẽ nhanh chóng gọi ra và khi không cần thì nó cũng nhanh
chóng gạt đi: “điều cần thiết là hình thức phải không ngừng có thể bắt rễ lại
trong nghĩa và tìm nguồn sống ở đó: nhất là cần thiết nó có thể ẩn náu trong
nghĩa”. Nó giống như một trò chơi trốn tìm giữa nghĩa và hình thức, và chính
cái trò chơi thú vị ấy xác định huyền thoại.
Tiếp đến là CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT, theo Roland Barthes, nó là một khái
niệm, một câu chuyện diễn ra ở ngoài hình thức và sẽ tiếp thu một cách trọn
vẹn hình thức kia. Bản chất của cái được biểu đạt là vừa có tính lịch sử (vì có
tính lịch sử nên khái niệm huyền thoại không cố định, nó có thể biến đổi và
cũng có thể biến mất, vì lịch sử có thể hủy bỏ chúng đi rất dễ dàng) nhưng lại
vừa mang trong mình cái ý định, và chính nó là động cơ cho huyền thoại phát
ra: theo như ví dụ đã dẫn ở trên thì tính chất đế quốc Pháp chính là xung năng
của huyền thoại. Theo Roland Barthes, khái niệm nó không hề trừu tượng
như hình thức mà nó đầy ắp một tình huống, qua nó có cả một câu chuyện
mới được cấy vào huyền thoại, hay nói khác hơn lồng vào trong khái niệm là
một nhận thức nào đó về thực tại. Đối với ví dụ anh da đen chào cờ: với tư
cách là hình thức thì nghĩa trong đó chẳng đáng kể nhưng với tư cách là khái
niệm thì nó lại được kết nối với toàn bộ thế giới: “với Lịch sử đại cương
nước Pháp, với những cuộc phiêu lưu thuộc địa của nó, với những khó khăn
của nó hiện nay”. Roland Barthes chỉ ra rằng, trong huyền thoại, một cái
được biểu đạt có thể có nhiều cái biểu đạt, như về tính chất của đế quốc Pháp
ông có thể tìm thấy cả ngàn hình ảnh khác để biểu đạt điều đó chứ không chỉ
là hình ảnh của anh da đen chào kiểu nhà binh. Cũng có nghĩa là khái niệm
nghèo hơn cái biểu đạt rất nhiều và khái niệm thường trở đi trở lại, và chính
cái tình trạng lặp đi lặp lại của khái niệm qua nhiều hình thức khác nhau sẽ
giúp các nhà huyền thoại học giải mã huyền thoại, bởi vì khi một hành vi nào
đó được nhấn mạnh nó sẽ làm lộ ra cái ý định của hành vi đó. Như vậy, nếu
muốn giải mã huyền thoại thì cần phải gọi tên các khái niệm. Những từ ngữ
có trong Từ điển không thể dùng để gọi tên khái niệm vì nó là do Từ điển
cung cấp nên nó không có tính lịch sử, không phù hợp với định nghĩa về khái
niệm, như vậy sự xuất hiện của thuật ngữ mới là không tránh khỏi (ví dụ như
: tính chất đế quốc Pháp), và thuật ngữ mới này phải được “xây dựng trên
một quy tắc tương xứng hết sức hợp lẽ”.
Cuối cùng là SỰ BIỂU ĐẠT, nó là sự kết hợp giữa hai vế đầu và cũng là
vế duy nhất thực sự hoàn thành một cách trọn vẹn, đầy đủ. Roland Barthes đã
chỉ ra tính chất của sự biểu đạt (do tính hai mặt: vừa trống rỗng vừa đầy ắp
của cái biểu đạt quyết định). Huyền thoại là ngôn từ căn bản được xác lập bởi
ý định của nó cho nên nó có tính chất đòi hỏi, căn vặn, tức là huyền thoại
luôn xuất phát từ một khái niệm lịch sử cụ thể, nó trực tiếp nổi lên từ chuyện
xảy ra ngẫu nhiên (như huyền thoại anh da đen chào cờ xuất phát từ việc đế
quốc bị đe dọa) và nó thúc người tạo ra nó phải tiếp nhận tính chất nhập
nhằng lan rộng của nó. Và lời nói căn vặn của huyền thoại cũng đồng thời là
lời nói ngưng kết: tức nó “điêu ngoa” ở chỗ sau khi nó tác động buộc người
sáng tạo phải tạo ra huyền thoại thì nó “đờ ra, nó hóa trắng ra” và thành kẻ
vô can. Roland Barthes còn nhấn mạnh đến một yếu tố nữa của sự biểu đạt,
đó chính là lý do khơi gợi ra nó. Ông cho rằng, huyền thoại không bao giờ
hoàn toàn tùy tiện mà nó luôn nảy sinh từ một lý do khơi gợi, và cái lý do
khơi gợi huyền thoại cũng hết sức vụn vặt. Huyền thoại thường được khơi
gợi từ sự không trọn vẹn của cuộc sống: “huyền thoại thích ứng hơn với
những hình ảnh nghèo nàn, không trọn vẹn, ở đó nghĩa đã được gột rửa sạch
dầu mỡ, hoàn toàn sẵn sàng cho sự biểu đạt: các biếm học, các mô phỏng,
các biểu tượng,v.v…”. Roland Barthes chỉ ra rằng: “Huyền thoại là hệ thống
văn tự tượng hình thuần túy, ở đấy các hình thức vẫn có lý do khơi gợi từ
khái niệm chúng muốn thể hiện, song chúng không hề, thậm chí còn xa mới
phủ kín toàn bộ sự thể hiện ấy”. Lý do khơi gợi chỉ là những cái vụn vặt làm
nên huyền thoại chứ không thể hiện được huyền thoại. Roland Barthes cũng
đưa ra một khẳng định chắc chắn rằng: nếu căn cứ vào bản chất của ký hiệu,
vào ý thức huyền thoại hóa của con người thì bất cứ sự vật hay hiện tượng gì
cũng đều có thể trở thành lý do khơi gợi của huyền thoại.
Qua sự phân tích cấu trúc huyền thoại trên, Roland Barthes đã tiến tới
vạch trần bản chất của huyền thoại: “Huyền thoại không che giấu gì cả mà
cũng chẳng công bố gì hết: nó làm biến dạng; huyền thoại chẳng phải là điều
dối trá mà cũng không phải là chuyện thú nhận: đó là sự chuyển hướng”.
Roland Barthes đã đưa chúng ta đến với chính nguyên tắc của huyền thoại:
“nó biến đổi lịch sử thành bản chất tự nhiên”. Từ đó, ông phê phán cách
thức sai lầm của những người tiếp nhận huyền thoại, chính sự sai lầm ấy đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của huyền thoại. Họ đọc huyền thoại không
phải như một động cơ mà như một lẽ phải: “tất cả diễn ra như thể hình ảnh
gợi ra khái niệm một cách tự nhiên, như thể cái biểu đạt tạo lập được cái
biểu đạt: huyền thoại hiện hữu ngay từ lúc tính chất đế quốc Pháp chuyển
sang trạng thái bản chất tự nhiên: huyền thoại là một ngôn từ được minh
chứng hết mức”. Roland Barthes cũng lý giải rằng, sở dĩ đọc giả tiếp nhận
huyền thoại một cách hồn nhiên như vậy bởi vì họ không thấy ở huyền thoại
hệ thống ký hiệu mà chỉ thấy nó là hệ thống quy nạp và huyền thoại được đọc
như một hệ thống sự việc trong khi nó chỉ là hệ thống ký hiệu.
Đi sâu giải mã cấu trúc ký hiệu huyền thoại, Roland Barthes cũng chỉ ra
đặc thù của huyền thoại: “huyền thoại luôn luôn là sự đánh cắp ngôn ngữ
(language)”. Như vậy có thứ ngôn ngữ nào không bị huyền thoại đánh cắp
không? Roland Barthes cho rằng “có lẽ chỉ độ không là có thể cưỡng lại
được với huyền thoại”, ta bắt gặp lại tinh thần trong tác phẩm “Độ không của
lối viết”, “độ không” là tinh thần vượt thoát khỏi những ràng buộc xã hội để
đạt đến tự do của Lối viết, ở đây “độ không” được xem như tinh thần giải
huyền thoại, chống lại sự cuồng tín. Nhưng lại có một điều đau lòng mà
Roland Barthes cũng đã minh chứng rằng:“độ không của lối viết” là điều
không bao giờ đạt được, không thể nào có được, cho nên bất cứ ngôn ngữ nào
cũng trở thành mồi của huyền thoại: từ ngôn ngữ cụ thể (langue, thứ ngôn
ngữ thường xuyên bị huyền thoại đánh cắp hơn cả), đến ngôn ngữ toán học
và ngay cả ngôn ngữ thơ ca, là thứ ngôn ngữ luôn cố hết sức để cưỡng lại
huyền thoại. Nhưng càng cưỡng lại thì nó lại càng trở thành con mồi lý tưởng
của huyền thoại: “sự lộn xộn bề ngoài của các ký hiệu, diện mạo thơ ca của
trật tự bản chất, bị huyền thoại bắt lấy, bị biến thành cái biểu đạt trống rỗng.
Nó sẽ dùng để biểu đạt thơ ca”. Như vậy thì việc trừ khử huyền thoại từ bên
trong là khó có thể, bởi chính cái hành động thực hiện để thoát ra khỏi huyền
thoại đến lượt nó lại trở thành mồi của huyền thoại: “huyền thoại luôn luôn
có thể chung cục biểu đạt sự việc người ta cưỡng lại nó”. Từ đó, Roland
Barthes đã chỉ ra một cách để trừ khử huyền thoại: nếu huyền thoại đánh cắp
ngôn ngữ thì chúng ta đánh cắp lại huyền thoại, lấy nó làm cái biểu đạt để tạo
thành một chuỗi ký hiệu thứ ba, và huyền thoại tái tạo ấy sẽ là một huyền
thoại thật sự: nhằm để biến cái huyền thoại đầu tiên trở thành một thứ ngây
ngô. Ông lấy ví dụ cho việc này từ tác phẩm Bouvarrd và Pécuchet của
Flaubert: ông phân tích rằng sự biểu đạt của tác phẩm chính là “lối khoa
trương của Bouvarrd và Pécuchet”. Và Flaubert đã can thiệp vào huyền thoại
ấy bằng cách: lấy lối khoa trương của Bouvarrd và Pécuchet làm hình thức để
xây dựng hệ thống mới, và Flaubert sẽ tự đề xuất một khái niệm dựa vào cái
huyền thoại mà Bouvarrd và Pécuchet đã xây dựng cho họ đó là: “bản tính
háo hức của họ, là tình trạng không thỏa mãn của họ, là sự chuyển đổi liên
miên thử nghiệm hết lĩnh vực này sang lĩnh vực khác của họ”. Còn sự biểu
đạt cuối cùng đó chính là tác phẩm, là Bouvarrd và Pécuchet đối với chúng
ta.
Roland Barthes đi nghiên cứu cấu trúc và định nghĩa huyền thoại là để đưa
đến cho công chúng một cái nhìn sáng rõ về huyền thoại, cung cấp cho chúng
ta một bài học về việc nhìn nhận và thưởng thức mọi thứ trong cuộc sống xã
hội, giúp chúng ta nhận rõ điều kiện lịch sử của chính mình. Roland Barthes
đã bóc trần một cách tinh vi các thủ đoạn chế tạo huyền thoại, qua đó, ông
cung cấp cho chúng ta một “vũ khí tự vệ” để không bị các chuyên gia sáng
tạo huyền thoại đánh lừa. Roland Barthes chỉ trích huyền thoại vì nó là một
hình thức không có nội dung, nó không sáng tạo ngôn ngữ mà nó chỉ làm
biến dạng ngôn ngữ để phục vụ cho cái lợi riêng của nó, nó bắt sự vật phải
nói chếch đi. Thêm nữa, huyền thoại có tính chất gian dối khi đi che đậy
những dấu vết của sự hình thành nó và tự ban cho nó cái vẻ tự nhiên. Cuộc
sống hiện đại xuất hiện quá nhiều ký hiệu tới mức thừa thãi. Do đó, Roland
Barthes muốn kìm hãm sự lan tràn của nó bằng cách đưa ra những giai đoạn
hình thành của huyền thoại để vạch trần bộ mặt của nó đối với ngôn ngữ. Đó
là tất cả những gì Roland Barthes muốn và đã làm được. Qua đó, ông cho
thấy sự cần thiết của huyền thoại học với những chuyên gia giải mã huyền
thoại. Tuy nhiên, ông cũng đề cập đến những khó khăn nhất đinh mà một nhà
huyền thoại học phải đối mặt. Huyền thoại lan tràn và chiếm được số đông
người sử dụng, như vậy khi nhà huyền thoại học đi giải huyền thoại cũng tức
là tự tách mình ra khỏi tất cả những người sử dụng huyền thoại. Đối với một
bộ phận công chúng đặc biệt nào đấy thì được, nhưng khi huyền thoại liên
quan đến cả một tập thể thì nhà huyền thoại học phải xa lánh cả cộng đồng.
Và có thể đi xa hơn là nhà huyền thoại học bị loại khỏi lịch sử mà ông muốn
nhân danh chính nó để hành động. Thêm một loại trừ nữa đe dọa nhà huyền
thoại học đó là: “ông ta luôn có nguy cơ làm bay biến cái hiện thực mà ông
nghĩ là muốn che chở”. Dù gì đi nữa thì những huyền thoại như chiếc xe DS
là một đối tượng về phương diện công nghệ, nó mang trong nó sự tiến bộ của
công nghệ, và cái hiện thực ấy, nhà huyền thoại học không thể nói về nó
được. Đó là những khó khăn mang tính thời đại, nhưng nhà huyền thoại học,
trong nỗ lực của mình, vẫn luôn tìm kiếm “một sự dung hòa giữa hiện thực
và con người, giữa miêu tả và giải thích, giữa đối tượng và tri thức”. Và
Roland Barthes khẳng định, đấy là điều mà chúng ta phải làm.
3.3. ĐÓNG GÓP CỦA ROLAND BARTHES QUA NHỮNG HUYỀN
THOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VỚI CÔNG CHÚNG VIỆT
NAM
Viết Những huyền thoại là Roland Barthes đã xác định một vị trí cho
mình, vị trí của một nhà huyền thoại học, như ông đã nói, tự xem mình đứng
bên ngoài và là “kẻ thù” của tất cả những quan niệm chính thống về chính trị,
văn hóa, xã hội. Khi mà Huyền thoại tung hoành trong cuộc sống xã hội hiện
đại khiến công chúng quên đi rằng nó chỉ là “doxa”, cũng chỉ là những quan
niệm khả hữu về một vấn đề nào đó, thì trách nhiệm của nhà huyền thoại học
được đặt ra. Với Những huyền thoại, Roland Barthes không thể xóa sổ khả
năng chi phối của “doxa”, nhưng ông đã làm suy yếu đi cái quyền năng của
nó bằng cách xác định vị trí và sử tính của nó.
Ở Những huyền thoại, Roland Barthes đã phê phán ý hệ tư sản theo
hướng marxist. Ông phê phán xã hội của chúng ta, một môi trường ưu đãi
cho những huyền thoại hoành hành, môi trường của một “chế độ tư hữu nhất
định” và một “ý hệ nhất định”, hiện tượng “thoát danh” có chủ ý che giấu đi
tất cả những gì liên quan chặt chẽ sâu xa đến ý hệ, để chỉ bày ra những cái dễ
dàng diễn tiến không gặp phải phản kháng nào. Ngay cả nghệ thuật được
mệnh danh là lĩnh vực tiên phong cũng trở thành một dấu ngoặc đơn cho một
ý hệ tư sản bao trùm; “nghệ thuật tiền phong chỉ đưa thành đối tượng của
mình con người bị bỏ rơi, mà trốn tránh hiện tượng con người tha hóa (một
khái niệm trọng tâm của chủ nghĩa Marx)”[19;13]. Với Những huyền thoại,
Roland Barthes đã sử dụng cách nhìn và phương pháp phê phán marxist,
nhưng ông không phải là một nhà marxist, trong bài báo ngắn “Tôi có phải là
người marxist hay không?” đăng trên Lettres nouvelles tháng 7,8 năm 1955,
ông đã khẳng định rằng: “…chủ nghĩa Marx không phải là một thứ tôn giáo,
mà là một phương pháp giải thích và hành động”. Với Những huyền thoại,
Roland Barthes đã vạch mặt, chỉ tên và phê phán nghiêm khắc cái quá trình
nơi cái võ đoán hoành hành vô lối, cái quá trình trong đó văn hóa chỉ chực
chờ có cơ hội biến mình thành cái “tự nhiên” và được chấp nhận rộng rãi mà
không có một sự phản kháng nào. Những huyền thoại bao gồm rất nhiều tầng
nghĩa, trong đó có cả ý tưởng mọi ký hiệu học đều cần phải trở thành một sự
“phá dỡ ký hiệu” (sémioclastie) [19;14]. Những huyền thoại như là một bộ
sưu tập các văn bản tham luận chiến, cung cấp những chân lý thực cho nền
văn hóa đại chúng, trong đó, Roland Barthes tham gia với tất cả các câu hỏi
chính trị quan trọng. Ông tìm thấy huyền thoại ở khắp mọi nơi, ngay cả ở
những nơi khó nhất, ngay cả những huyền thoại ẩn giúp duy trì các hiện
trạng, và trong Những huyền thoại chúng đều được vạch trần.
Trong Những huyền thoại, Roland Barthes đã tiếp thu lý thuyết ký hiệu
học và mô hình nhị phân của F.Saussure. Tuy nhiên, qua cách Roland
Barthes lựa chọn hệ thống kí hiệu huyền thoại đa dạng lĩnh vực để mô tả và
phân tích, ta nhận thấy rằng ông là một trong những người đầu tiên phát hiện
ra những hạn chế trong lí thuyết của Saussure: lý thuyết của Saussure chủ yếu
chỉ tập trung ở lĩnh vực ngôn ngữ - lĩnh vực ông xem là thuộc kí hiệu cũng là
lĩnh vực trung tâm của hệ thống kí hiệu trong thế giới này; Cách phân tích
của Saussure là phân tích đồng đại, nhìn nhận kí hiệu ngôn ngữ trong trạng
thái tĩnh, tách nó ra khỏi sự phát triển của lịch sử. Roland Barthes đã không
đóng khung kí hiệu học ở vấn đề ngôn ngữ, ông đã đưa kí hiệu học sang
mảnh đất của văn hóa và văn học. Nhờ Roland Barthes mà thế giới ký hiệu
học được mở rộng và được nhìn nhận thấu đáo hơn. Mặt khác, khi đặt hệ
thống huyền thoại phong phú của Roland Barthes trong mối quan hệ với triết
học, chúng ta cũng thấy một cách nhìn rất mới mẻ của ông lúc bấy giờ: thế
giới lúc này không phải là thế giới nhất nguyên, một hệ thống logic phân tầng
nữa mà là mô hình phi trung tâm, không phân cấp, một hệ thống mở mang
tính vô tận, tiềm tàng. Nói như Gilles Deleuze, đó là hệ thống “đa phức” và
“tăng sinh”. Ở điểm này, tư tưởng của Roland Barthes theo xu hướng hậu
hiện đại [22].
Những huyền thoại là một sự ứng dụng lý thuyết ký hiệu vào đời sống
văn học, điều mà trước đây chưa ai từng làm, và đây cũng là một đóng góp
cơ bản của Roland Barthes cho văn học. Ông phân tích cấu trúc ký hiệu
huyền thoại và đưa đến cho công chúng bài học về sự nhìn nhận và thưởng
thức huyền thoại. Roland Barthes đi phân tích huyền thoại nhưng cũng vừa là
sáng tạo huyền thoại. Ông đã phát hiện những huyền thoại ở chỗ không ai
ngờ, nhìn nhận thế giới kí hiệu ở nơi người ta ít thấy.
Roland Barthes đã đặt huyền thoại trong mối liên hệ với kí hiệu học và tư
tưởng marxist, soi chiếu những vấn đề tưởng như đã cũ dưới một thứ ánh
sáng mới, Roland Barthes đã kết nối một khái niệm truyền thống với một
hướng nghiên cứu mới và một hệ tư tưởng tiên tiến lúc bấy giờ [22]. Đây
cũng chính là một đóng góp quan trọng của Roland Barthes cho việc nghiên
cứu huyền thoại.
Những đóng góp trên của Roland Barthes cho thấy tâm huyết của ông đối
với đất nước và thời đại mình sống. Những huyền thoại, ra đời ở Pháp nhưng
công dụng của nó lại phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trên lĩnh vực tư tưởng, Những huyền thoại mở ra một chân trời nhận thức
mới cho công chúng Việt Nam về những vấn đề xã hội hiện đại. Xã hội Việt
Nam đang tiến lên hiện đại hóa, những huyền thoại hiện đại xuất hiện cũng
không ít và chúng ta vẫn đón nhận nó như chính công chúng Pháp của những
năm 50, như vậy thì tác phẩm của Roland Barthes sẽ là một sự đánh động,
thức tỉnh tư tưởng để ta nhìn nhận lại mọi vấn đề đã và đang diễn ra trong xã
hội hôm nay. Có thể dẫn ra một vài huyền thoại trong xã hội Việt Nam hiện
đại như : huyền thoại cụ rùa ở Hồ Gươm, vì cụ có liên quan đến truyền thuyết
của Vua Lê Lợi mà cho đến hôm nay người dân Việt Nam vẫn sùng bái cụ
như một vị thần và tạo nên một sự mê tín đến mức cực đoan : rất nhiều người
cho rằng mỗi lần cụ nổi lên là điềm báo may mắn, nhưng khổ thay dạo gần
đây cụ rất hay nổi lên mà cũng chẳng đem đến một điềm gì, và dân ta cũng
chẳng tìm được số thông điệp ứng với tần suất nổi của cụ. Hay như huyền
thoại xe Honda ở Việt Nam : đây là hãng xe xuất hiện đầu tiên và lâu đời
nhất Việt Nam, có thể nói là nó ăn sâu vào tâm thức tiêu dùng của người Việt
đến nỗi từ xe máy được thay luôn bằng từ xe Honda (có ai hỏi anh đi bằng gì
tới, trả lời : tôi đi Honda tới mà có khi hãng xe anh ta dùng không phải của
Honda), điều đó tạo nên một sự thuận lợi cho nền sản xuất và tiêu thụ của
Honda : xe Honda ở những đại lý khác nhau thì giá cả cũng rất khác nhau, có
đại lý đôn giá lên rất nhiều nhưng dân ta vẫn đổ xô và sẵn sàng bỏ tiền ra để
mua vì một sự tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng. Và sẽ còn rất nhiều huyền
thoại khác nữa... Tất cả là do cái cách ta đọc và tiếp nhận huyền thoại như thế
nào thôi. Chúng ta tiếp nhận mọi vấn đề một cách chủ động chứ đừng nên
mặc nhiên, mù quáng. Và cũng nên lắm, nhìn huyền thoại hiện đại dưới cái
nhìn ký hiệu học như Roland Barthes đã đưa ra.
Trên lĩnh vực văn học, Những huyền thoại của Roland Barthes đã gợi mở
một phương pháp sáng tác mới cho văn học Việt Nam, đặc biệt là tiểu
thuyết : phương pháp sáng tác huyền thoại, đây là một phương pháp còn khá
mới mẻ và chưa được vận dụng hiệu quả lắm trong các truyện kể và tiểu
thuyết Việt Nam. Và đây cũng là một phương pháp sáng tác mà các nhà
nghiên cứu tiểu thuyết ở ta đang dành một sự quan tâm lớn. Những huyền
thoại sẽ mở ra một hướng tìm tòi phát triển, đổi mới hình thức thể loại, nhất
là thể loại tiểu thuyết luôn phải đối mặt với nguy cơ mất dần độc giả trước sự
phát triển mạnh mẽ của điện ảnh và truyền hình, trong các nhà văn Việt Nam
ta, góp phần đưa nền văn xuôi đương đại Việt Nam phát triển năng động hơn
và sáng tạo ra nhiều tác phẩm đạt hiệu quả nghệ thuật hơn.
*Tiểu kết : Với những tư tưởng mới mẻ và đặc sắc, Những huyền thoại
không chỉ cung cấp những quan điểm lý luận mà còn là một món ăn tinh thần
hấp dẫn cho độc giả. Không còn nằm trên bề mặt lý thuyết, Những huyền
thoại đi sâu vào khai phá thực tiễn cuộc sống, có lẽ vì thế mà nó dành được
sự quan tâm của một lượng lớn độc giả. Huyền thoại luôn có mặt trong mọi
thời đại, như vậy giá trị của tác phẩm là muôn thuở. Bất cứ lúc nào ta cũng có
thể mang bài học huyền thoại ra và soi chiếu vào thực tế xã hội, đấy cũng là
điều hữu ích giá trị nhất mà Roland Barthes để lại cho chúng ta qua tác phẩm
này của ông.
MỤC LỤC
Trang
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề
tài.................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu......................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên
cứu........................................................................................ 7
5. Kết cấu khóa
luận................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ROLAND BARTHES VÀ HAI TÁC PHẨM ĐƯỢC
DỊCH Ở VIỆT NAM: ĐỘ KHÔNG CỦA LỐI VIẾT (LE DEGRÉ ZÉRO
DE L’ÉCRITURE) VÀ NHỮNG HUYỀN THOẠI (MYTHOLOGIES)
1.1. Thân thế và sự nghiệp Roland
Barthes............................................................. 10
1.2. Giới thiệu hai tác phẩm: Độ Không Của Lối Viết và Những Huyền
Thoại
............................................................................................................................
................ 14
1.2.1. Bối cảnh ra đời tác
phẩm................................................................................. 14
1.2.2. Về bản
dịch........................................................................................................ 16
1.2.2.1. Độ không của lối viết (Le degré zéro de L'écriture).........................
17
1.2.2.2. Những huyền thoại (Mythologies).......................................................
19
1.2.3. Tóm tắt tác
phẩm............................................................................................... 20
1.2.3.1. Độ không của lối viết (Le degré zéro de L'écriture).........................
20
1.2.3.2. Những huyền thoại (Mythologies).......................................................
22
CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM CỦA ROLAND BARTHES TRONG TÁC PHẨM ĐỘ
KHÔNG CỦA LỐI VIẾT (LE DEGRÉ ZÉRO DE L’ÉCRITURE)
2.1. Roland Barthes và khái niệm Lối viết – một trong ba chiều của Hình
thức nghệ thuật 25
2.2. Ba khu vực lớn của lối
viết.................................................................................. 29
2.2.1. Các Lối viết chính
trị................................................................................... 29
2.2.2. Lối viết của Tiểu
thuyết.............................................................................. 31
2.2.3. Lối viết
Thơ................................................................................................. 36
2.3. Con đường dẫn đến “Độ Không Của Lối Viết” và “Tấn Bi Kịch Của
Lối Viết” 39
2.4. Những đóng góp của Roland Barthes qua cuốn Độ không của lối viết và
ý nghĩa của tác phẩm với công chúng Việt
Nam..................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3
QUAN NIỆM CỦA ROLAND BARTHES TRONG TÁC PHẨM
NHỮNG HUYỀN THOẠI (MYTHOLOGIES)
3.1. Sự giải mã những huyền thoại xã hội tư sản và ý muốn “tóm bắt sự lạm
dụng ý hệ ẩn nấp” 50
3.2. Cấu trúc của ký hiệu huyền thoại và bài học về “Trông Nhìn và
Thưởng Thức” 58
3.3. Đóng góp của Roland Barthes qua Những Huyền Thoại và ý nghĩa của
tác phẩm với công chúng Việt Nam 68
KẾT
LUẬN.................................................................................................................
...... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
[1] Theo GS Phùng Văn Tửu trong bài viết Phương thức huyền thoại trong
sáng tác văn học, trích đăng trong cuốn Những huyền thoại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ngon_ngu_hoc_23__7844.pdf