Quan niệm giữa học và hành của Nguyễn Thiếp
Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép học” (Ngữ Văn 8, tập 2) thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và “Hành” như ông bà ta thường nói:
“Học đi đôi với hành”Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì ?. Học là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn .có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Hay như theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.
La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân, phì gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.
Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Học mà không hành thì như ông bà ta thường ví von: “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ .”. Tức là nếu như học mà không “tiêu hóa”, không “hành” thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói .Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel có nói:
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 23562 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm giữa học và hành của Nguyễn Thiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan niệm giữa học và hành của Nguyễn Thiếp
Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép học” (Ngữ Văn 8, tập 2) thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và “Hành” như ông bà ta thường nói:“Học đi đôi với hành”Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì ?. Học là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn...có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Hay như theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân, phì gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Học mà không hành thì như ông bà ta thường ví von: “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ...”. Tức là nếu như học mà không “tiêu hóa”, không “hành” thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói...Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel có nói: "Đừng sợ máy móc của bên ngòai...hãy sợ máy móc của cõi lòng..."Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi...Lúc âý xã hội cũng chỉ còn những “chúa tầm thường, thần nịnh hót” và thảm cảnh “nước mất, nhà tan” là điều khó tránh khỏi. Một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài có, có hành thì Quốc Gia âý mới mong được vững mạnh, hưng thịnh, triều đại, lúc âý, mới mong được lâu dài. Lối học không hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy đồi triều chính, dân trí. Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, học để hướng đến những nhân cách đồi bại, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân.Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nêú không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc âý, xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. thì Không noí về ngaỳ xưa mà mới chỉ trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô, nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn” ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những người có học chân chính thì không thể hành như vậy được. Học lúc nào cũng đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc để sau này xây dựng đất nuớc, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Vì vậy, những ai đang lơ là học tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì hãy mang ra áp dụng và những người đang thực hành những điều học thì hãy nhớ lâý mục đích học tập của mình. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan niệm giữa học và hành của Nguyễn Thiếp.docx