Quan niệm về chức năng lưu trữ
Quan niệm về chức năng lưu trữ
Theo truyền thống, các nhà lưu trữ được xem là những người được giao nhiệm vụ “giữ gìn” những tài liệu lưu trữ có giá trị trường tồn, và người ta thường cho rằng chức năng được giao cho tổ chức lưu trữ, đương nhiên, là một tổng thể của các chức năng thích hợp với nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng các chức năng được giao cho các tổ chức lưu trữ khác nhau thường có xu hướng, phụ thuộc vào truyền thống văn hoá, thẩm quyền pháp lý và thậm chí là các quyết định chính trị. Như vậy, chẳng hạn ở tầm quốc gia, một số tổ chức lưu trữ có vai trò là nơi tiếp nhận tài liệu lưu trữ - ở giai đoạn khá muộn trong vòng đời của những tài liệu đó - và các tổ chức đó chỉ tập trung nỗ lực của mình vào việc sắp xếp, chỉnh lý, mô tả, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu. Trong những trường hợp khác, các lưu trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xác định giá trị và lựa chọn các tài liệu để bổ sung hoặc thậm chí là đặt ra các tiêu chuẩn trong việc bảo quản và quản lý tài liệu ở trong giai đoạn hiện hành của chúng.
Khi mà các nhà lưu trữ đã và đang bắt đầu xem xét việc chức năng của các tổ chức lưu trữ có thể và cần phải được thực thi như thế nào trong điều kiện tài liệu điện tử thì người ta đã ý thức được rằng hiện tồn tại một quan niệm rộng hơn về chức năng lưu trữ (chức năng lưu giữ tài liệu lưu trữ), mà chỉ một phần trong đó đã được thực hiện theo truyền thống bởi các nhà lưu trữ hay các tổ chức lưu trữ.
Quan điểm về chức năng lưu trữ đó như sau: Chức năng lưu trữ là tập hợp các hoạt động liên đới góp phần thực hiện thành công những mục tiêu về xác định, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ và bảo đảm cho tài liệu có thể tiếp cận khai thác sử dụng và hiểu được.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3502 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm về chức năng lưu trữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
7
1.3. Quan niệm về chức năng lưu trữ
Theo truyền thống, các nhà lưu trữ được xem là những người
được giao nhiệm vụ “giữ gìn” những tài liệu lưu trữ có giá trị trường
tồn, và người ta thường cho rằng chức năng được giao cho tổ chức lưu
trữ, đương nhiên, là một tổng thể của các chức năng thích hợp với
nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng các chức năng
được giao cho các tổ chức lưu trữ khác nhau thường có xu hướng, phụ
thuộc vào truyền thống văn hoá, thẩm quyền pháp lý và thậm chí là
các quyết định chính trị. Như vậy, chẳng hạn ở tầm quốc gia, một số
tổ chức lưu trữ có vai trò là nơi tiếp nhận tài liệu lưu trữ - ở giai đoạn
khá muộn trong vòng đời của những tài liệu đó - và các tổ chức đó chỉ
tập trung nỗ lực của mình vào việc sắp xếp, chỉnh lý, mô tả, bảo quản
và tổ chức sử dụng tài liệu. Trong những trường hợp khác, các lưu trữ
quốc gia được giao nhiệm vụ xác định giá trị và lựa chọn các tài liệu
để bổ sung hoặc thậm chí là đặt ra các tiêu chuẩn trong việc bảo quản
và quản lý tài liệu ở trong giai đoạn hiện hành của chúng.
Khi mà các nhà lưu trữ đã và đang bắt đầu xem xét việc chức
năng của các tổ chức lưu trữ có thể và cần phải được thực thi như thế
nào trong điều kiện tài liệu điện tử thì người ta đã ý thức được rằng
hiện tồn tại một quan niệm rộng hơn về chức năng lưu trữ (chức năng
lưu giữ tài liệu lưu trữ), mà chỉ một phần trong đó đã được thực hiện
theo truyền thống bởi các nhà lưu trữ hay các tổ chức lưu trữ.
Quan điểm về chức năng lưu trữ đó như sau: Chức năng lưu trữ
là tập hợp các hoạt động liên đới góp phần thực hiện thành công
những mục tiêu về xác định, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ và bảo
đảm cho tài liệu có thể tiếp cận khai thác sử dụng và hiểu được.
Những hoạt động đó bắt đầu từ ngay giai đoạn tạo lập tài liệu
trong vòng đời của tài liệu lưu trữ (và trong môi trường điện tử thì
thậm chí là còn phải trước thời điểm đó), và tiếp tục xuyên suốt các
giai đoạn tiếp theo cho tới khi bảo quản và sử dụng. Trong môi trường
tài liệu giấy truyền thống, chức năng lưu trữ từng là chức năng phân
tán, với trách nhiệm thực thi được giao cho một số các bên tham gia
bao gồm các cơ quan, tổ chức hay cá nhân sản sinh ra tài liệu, cơ quan
- văn khố, nhà quản lý văn thư và nhà lưu trữ. Tập hợp các chức năng
lưu trữ cụ thể giao cho một tổ chức lưu trữ nào đó sẽ quyết định các
chức năng riêng của tổ chức đó được xác định rộng hay hẹp.
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
8
Vấn đề quan trọng ở đây là không lệ thuộc vào sự thay đổi trong
truyền thống hành chính và tổ chức, và độc lập với các chức năng
được giao cho một tổ chức lưu trữ, hiện còn một chức năng lưu trữ đã
được thực thi trong quá khứ bởi các bên khác nhau và nay chức năng
đó phải trở thành đối tượng xem xét kỹ lưỡng một khi các nhà lưu trữ
tính đến việc quản lý tài liệu điện tử.
Chức năng lưu trữ bị ràng buộc bởi mục tiêu bảo đảm cho việc
tạo lập và bảo tồn bằng chứng về các hoạt động hay tác nghiệp của cơ
quan, tổ chức hay cá nhân sản sinh ra tài liệu. Khuynh hướng tự nhiên
coi bằng chứng ngang với quan niệm về trách nhiệm đã dẫn tới những
giả định rằng có thể dựa vào các cơ quan, tổ chức hay cá nhân sản
sinh ra tài liệu tương lai để bảo đảm rằng giai đoạn đầu tiên của chức
năng lưu trữ (tạo lập tài liệu thực tế) được thực hiện. Một khi mà hành
động đó xảy ra, thì nhóm giả định thứ hai có xu hướng chỉ dẫn cho các
hoạt động thực tế.
Như đã được nêu ở trên, để tạo thành bằng chứng thì tài liệu phải
bao gồm nội dung, bối cảnh và cấu trúc. Trong môi trường truyền
thống thì nội dung, bối cảnh và cấu trúc là những phần thiết yếu gắn
liền với phương tiện mang tin (thường là giấy) mà trên đó tài liệu
được lưu trữ. Vì vậy, có thể giả thiết rằng khi người ta quyết định làm
ra một tài liệu thì mục tiêu tạo lập bằng chứng sẽ được thoả mãn. Hơn
nữa, do đôi khi tổ chức hay cá nhân sản sinh ra tài liệu thường có nhu
cầu nào đó trong việc sử dụng lại tài liệu và do các công cụ sẵn có để
quản lý tài liệu hiện hành trong môi trường truyền thống đã được phát
triển đến một mức tương đối tinh xảo (các hệ thống đăng ký, khung
phân loại hồ sơ v.v...) nên có thể giả thiết rằng một phần nhất định của
việc kiểm soát trí tuệ đối với tài liệu lưu trữ đã được ấn định từ những
giai đoạn đầu tiên của vòng đời tài liệu.
Như vậy, cho tới một thời điểm nhất định trong vòng đời tài liệu,
chức năng lưu trữ đã được thực thi theo truyền thống bởi cơ quan, tổ
chức hay cá nhân sản sinh ra tài liệu và/hoặc bởi người quản lý văn
thư, và người làm lưu trữ nhìn chung thoả mãn với quá trình đó.
Một khi tài liệu lưu trữ trên nền giấy đã trải qua giai đoạn hiện
hành, thì đã phải đưa ra quyết định thu thập vào lưu trữ lịch sử. Khía
cạnh này của chức năng lưu trữ được giải quyết rất khác nhau tuỳ theo
những quy định hay thông lệ khác nhau. Nhưng dù sao thì tài liệu còn
được giữ lại bảo quản sau khi xử lý cuối cùng chắc chắn được chuyển
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
9
vào kho bảo quản của một cơ quan lưu trữ vào thời điểm thích hợp. Ở
thời điểm đó, những nhiệm vụ mang tính truyền thống của việc xác
định giá trị và thiết lập sự kiểm soát về vật lý và trí tuệ đối với tài liệu
đã được thực thi.
Trong môi trường điện tử, những hoạt động thực tiễn trong việc
thực thi chức năng lưu trữ được mô tả ở trên rõ ràng là không đủ để
đạt được mục tiêu tạo lập và bảo tồn bằng chứng. Lý do của vấn đề đó
được xem xét theo các chức năng tạo lập tài liệu, xác định giá trị, bảo
quản và khai thác, sử dụng tài liệu.
Tạo lập tài liệu
Trong môi trường điện tử, để thực sự làm ra một tài liệu không
thể chỉ dựa vào cơ quan hay cá nhân sản sinh ra tài liệu. Cho dù có thể
giả thiết là có những động cơ rất xác đáng nhằm bảo đảm tính trách
nhiệm thì chính quan niệm về một tài liệu bao gồm những gì cũng
không phải đã là rõ ràng như với tài liệu giấy. Ngoài ra, các cơ chế,
thủ tục để tạo lập tài liệu cũng không có sẵn đối với cơ quan hay cá
nhân sản sinh ra tài liệu tương lai nếu như chưa có những hành động
đi trước nhất định. Chẳng hạn, nếu như quy định về việc tạo lập tài
liệu không được cài đặt sẵn trong hệ thống điện tử ở ngay giai đoạn
thiết kế hệ thống thì việc tạo lập tài liệu không thể và sẽ không xảy ra.
Vì vậy, trong môi trường điện tử, vòng đời tài liệu phải được nhìn
nhận ở khía cạnh rộng hơn hay bắt đầu sớm hơn, từ giai đoạn trước
giai đoạn tạo lập tài liệu. Giai đoạn trước đó được xem là giai đoạn
“chuẩn bị (nhận thức)”. Hai thay đổi nói trên - những khó khăn liên
quan tới việc dựa hoàn toàn vào cơ quan hay cá nhân sản sinh tài liệu
tương lai để thực sự làm ra tài liệu và sự cần thiết phải mở rộng chức
năng lưu trữ tới một giai đoạn mới trong vòng đời tài liệu mà ở đó đã
có nhiều bên (các nhà quản lý thông tin, thiết kế hệ thống v.v...) tham
gia - trong môi trường điện tử đã đặt ra một yêu cầu mới về khả năng
chuyên môn của những nhà lưu trữ ở một giai đoạn sớm hơn nhiều
trong vòng đời của tài liệu (thậm chí trước khi vòng đời đó bắt đầu
trong môi trường tài liệu giấy truyền thống).
Xác định giá trị tài liệu
Trong môi trường tài liệu giấy truyền thống, thành phần các bên
tham gia được giao thực hiện một phần của chức năng lưu trữ về xác
định giá trị và lựa chọn tài liệu cũng khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
10
hay truyền thống hành chính và truyền thống tổ chức khác nhau. Tuy
nhiên, thường thì những nhiệm vụ đó không được triển khai thực hiện
cho tới những giai đoạn cuối của vòng đời tài liệu. Tuy vậy, trong môi
trường điện tử, cũng như việc tạo lập tài liệu, các công việc liên quan
tới việc xác định giá trị và lựa chọn phải được bắt đầu sớm trong vòng
đời tài liệu, thường là ở giai đoạn “chuẩn bị”. Sở dĩ như vậy là vì các
yêu cầu giữ lại bảo quản dựa trên những tính toán của lưu trữ cần phải
được đưa vào hệ thống điện tử ở ngay thời điểm thiết kế hệ thống.
Nếu không, tài liệu chỉ được giữ lại trong hệ thống đó trong một
khoảng thời gian mà chúng còn cần thiết để phục vụ cho yêu cầu công
việc của người sử dụng, còn sau đó thì bị xoá bỏ. Khả năng tiến hành
xác định giá trị và lựa chọn tài liệu sau giai đoạn sử dụng hiện hành
đối với lưu trữ tài liệu truyền thống lại không thể áp dụng đối với tài
liệu điện tử. Yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ về xác định giá trị và
lựa chọn tài liệu ngay từ điểm xuất phát của vòng đời tài liệu liên quan
tới sự cần thiết phải sử dụng kỹ năng chuyên môn của lưu trữ sớm hơn
trong vòng đời tài liệu so với thực tiễn hiện nay đang làm. Hơn nữa,
yêu cầu phải tiến hành xác định giá trị và lựa chọn tài liệu ngay từ giai
đoạn thiết kế hệ thống - tức là trước khi bất kỳ một tài liệu nào được
sản sinh - đã đặt ra một vấn đề là cần có những phương pháp tiếp cận
mới, phù hợp đối với việc xác định giá trị và lựa chọn. Cụ thể là, cần
phải tập trung chú ý vào những chức năng của cơ quan hay cá nhân là
nguồn sản sinh tài liệu, các quy trình và hoạt động mà qua đó các chức
năng đó được thực hiện hơn là vào chính bản thân tài liệu.
Bảo quản tài liệu
Bảo quản tài liệu điện tử đang đặt ra những thách thức mới và
cấp thiết đối với các nhà lưu trữ. Để tài liệu được sử dụng như là bằng
chứng thì nội dung, bối cảnh và cấu trúc của chúng - những thứ mà
trong môi trường điện tử tồn tại độc lập với phương tiện mang tin -
phải được bảo toàn. Do vậy, nếu chỉ bảo quản riêng phương tiện mang
tin sẽ là không đủ. Trong môi trường tài liệu trên nền giấy truyền
thống, người ta có thể tập trung nỗ lực vào việc bảo quản an toàn
phương tiện mang tin vật lý (thường là giấy) vì nội dung, cấu trúc, và
trong một phạm vi nhất định, bối cảnh của tài liệu gắn liền với phương
tiện mang tin vật lý đó. Bằng cách đó, việc bảo quản tài liệu như là
bằng chứng đã được bảo đảm. Ngược lại, trong môi trường điện tử,
các nhà lưu trữ có thể tập trung các nguồn lực đáng kể cho việc bảo
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
11
quản phương tiện mang tin vật lý (băng từ, diskette, phương tiện
quang học v.v...) mà vẫn có thể thất bại trong việc bảo quản tài liệu
theo đúng nghĩa của nó.
Có thể nói rằng tài liệu lưu trữ ở dạng điện tử có thể được bảo
quản một cách hữu hiệu và tiết kiệm hơn bởi cơ quan, tổ chức hay cá
nhân sản sinh ra chúng trong bối cảnh của chính môi trường máy tính
của họ. Tất nhiên, điều đó cần phải được tiến hành trên cơ sở các tiêu
chuẩn do các nhà lưu trữ đặt ra và dưới sự giám sát một cách hệ thống
của các cơ quan lưu trữ nhằm bảo đảm rằng những tiêu chuẩn đặt ra
phải được tuân thủ. Việc chấp nhận một vai trò không trực tiếp bảo
quản hay bảo quản phân tán như vậy sẽ cho phép các cơ quan lưu trữ
tránh được những vấn đề phức tạp và các chi phí cho việc đầu tư quá
lớn vào những công nghệ liên quan tới việc duy trì và bảo quản tài liệu
điện tử. Ngoài ra cách làm như vậy còn giải phóng đội ngũ nhân viên
của các cơ quan lưu trữ để họ có thể tập trung vào việc thực hiện chức
năng kiểm tra, giám sát và những trách nhiệm mới mà họ phải đảm
nhiệm trong một môi trường mới, môi trường của “một lưu trữ ảo”
phân tán.
Mặt khác, giải pháp loại này đòi hỏi phải có sự nhận thức đầy đủ
về chức năng lưu trữ trong phạm vi các bên tham gia. Việc thực hiện
thành công giải pháp đó phụ thuộc vào thiện chí của Chính phủ hay
các cơ quan của Chính phủ có dành sự ưu tiên cần thiết cho các yêu
cầu về bảo quản tài liệu, đầu tư kinh phí cho việc di trú/chuyển đổi
những tài liệu không còn cần thiết nữa đối với chính các cơ quan đó
sang những dạng thức (formats) thích hợp với các nền công nghệ mới
và điều chỉnh các hệ thống của mình cho phù hợp với các chuẩn mực
mà các nhà lưu trữ đặt ra liên quan tới các nguyên tắc bảo quản cũng
như vấn đề phục vụ người sử dụng. Hiện nay, có khá nhiều quan điểm
khác nhau về phương pháp tiếp cận nào là tốt nhất.
Tiếp cận khai thác sử dụng tài liệu
Môi trường điện tử đem lại cả những cơ hội cũng như thách thức
đối với việc thực hiện chức năng lưu trữ liên quan tới vấn đề tiếp cận
khai thác và sử dụng tài liệu.
Xét về cơ hội, hiện nay, có nhiều loại công cụ khác nhau để xác
định và tiếp cận khai thác tài liệu điện tử từ xa. Vì vậy, cả người làm
lưu trữ cũng như người nghiên cứu đều không nhất thiết phải cùng có
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
12
mặt tại nơi bảo quản tài liệu. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc thu
thập tài liệu lưu trữ vào một kho bảo quản để phục vụ khai thác sử
dụng và quản lý việc sử dụng tài liệu có thể không còn là thực sự cần
thiết nữa (tuy nhiên, cũng có những vấn đề khác cần phải tính tới như
việc bảo đảm an toàn tài liệu vẫn có thể buộc phải làm theo phương
pháp cũ). Điều đó có thể có những tác động nhất định xét về khía cạnh
những tranh luận về vấn đề có trực tiếp bảo quản tài liệu tại kho lưu
trữ hay không đã được trình bày ở trên và chắc chắn sẽ dẫn tới sự phát
triển của những quan điểm phương pháp luận mới và tốt hơn trong
lĩnh vực tiếp cận khai thác và sử dụng của chức năng lưu trữ.
Xét về những thách thức, chúng xuất phát từ những vấn đề phức
tạp liên quan tới việc bảo quản những tài liệu điện tử đã được trình
bày ở trên, cũng như những tác động đối với cả các nhà lưu trữ và các
tổ chức lưu trữ về những tri thức mới mà cả hai cần phải nắm bắt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan niệm về chức năng lưu trữ.pdf